Sunday, October 2, 2011

Đi tìm một nề tảng triết lý chính trị cho Dự thảo Hiến pháp Dân chủ Việt Nam tương lai

Tham luận:
ÐI TÌM MỘT NỀN TẢNG TRIẾT LÝ, CHÍNH TRỊ CHO DỰ THẢO HIẾN PHÁP DÂN CHỦ VIỆT NAM TƯƠNG LAI.
                                                                                  
 ThiŒn Ý
                                                                
Nhận thức rằng:
   1/- Sau khi chế độ Cộng Sản Liên Xô sụp đổ và biến thể, kéo theo sự biến thể của các nước Cộng Sản Ðông Âu, cuộc chiến tranh Ý Thức Hệ gay gắt giữa Cộng Sản Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa diễn ra trong nhiều thập niên trước đó, dưới hai hình thái Chiến Tranh Lạnh giữa các nước giàu và Chiến Tranh Nóng nơi các nước nghèo, đến nay coi như chấm dứt. Lịch sử thế giới Çã sang trang, bước vào thời kỳ hợp tác và cạnh tranh trong hoà bình, giữa các nước giàu với nhau, giữa các nước nghèo với nhau và giữa các nước giàu với các nước nghèo, trên căn bản các bên đều có lợi ít nhiều, theo chiều hướng giúp nhau cùng tiến bộ.
         Tất cả các nước giàu và nghèo, tựa hồ như đã và đang có nỗ lực chung thiết lập một nền Trật Tự Thế Giới Mới hay là Một Hệ Thống Kinh Tế Thế Giới Mới mang tính toàn cầu và đa diện Nền trật tự quốc tế mới mang tính toàn cầu và đa diện ấy (Chủ yếu là diện kinh tế và pháp lý, chính trị đang được toàn cầu hoá...) được thiết lập trên một nền tảng chung Nhân Bản, trong đó Tự Do và Nhân Quyền được thừa nhận như là yếu tính của một Hiến Pháp Quốc Tế bất thành văn, mặc nhiên có tính cưỡng hành trên mọi quốc gia và chế tài với bất cứ nhà cầm quyền nào, cá nhân cũng như tập đoàn nào có hành động vi phạm.
  
   2/- Việt Nam, một quốc gia thành viên của cộng đồng quốc tế, với nhũng biến chuyển tình hình trong nước nhiều thập niên qua, nhất là từ sau khi cuộc nội chiến ý thức hệ tại Việt Nam được cho kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã cho thấy Việt Nam dù muốn dù không cũng đã và đang đi vào nền Trật Tự Thế Giới Mới. Hiện nay, một thiểu số những người CSVN đang nắm quyền dù ngoan cố cách mấy cũng không thể cưỡng lại chiều hướng mới của thế giới.
        Vì đó là xu thế thời đại, là chiều hướng phát triển tất yếu của lịch sử và thực tiễn Việt Nam, trong Thiên Niên Kỷ mới.
        
         *Vì vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta:
            -Những người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước, cần làm gì để góp phần kiến tạo một tương lai tươi sáng cho con người và đất nước Việt Nam, trong nền Trật Tự Thế Giới Mới có nhiều thuận lợì?
         Theo thiển ý chúng tôi, mỗi người Việt Nam, tùy khả năng, hoàn cảnh, đều có thể đóng góp ít nhiều vào công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho việc hội nhập vào nền Trật Tự Thế Giới Mới. Một nền trật tự mà chúng tôi tin một cách có cơ sở, rằng có nhiều thuận lợi cho các dân tộc và các quốc gia nghèo yếu như Việt Nam hiện nay.
           
         Trong chiều hướng ấy, trên bình diện chính trị, chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, thể chế dân chủ đa nguyên sớm muộn gì cũng sẽ hình thành tại Việt Nam. Do đó, với tư cách một quốc dân Việt Nam, là công dân của Tổ quốc Việt Nam, và cũng là công dân của chế độ dân chủ đa nguyên Việt Nam tương lai, dù với kiến thức hạn hẹp, chúng tôi cũng mạnh dạn thử đề nghị một nền tảng triết lý, chính trị cho dự thảo Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai, như một sự góp ý với các nhà lập hiến Việt Nam hiện tại cũng như mai hÆu.
       Bài tham luận này lần lượt trình bày:
I/- Vì sao hiến pháp cần có một nền tảng triết lý, chính trị.
II/-Chúng ta chọn nền tảng triết lý, chính trị nào cho ”Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai?”.
III/- Kết luận.

I.- VÌ SAO HIẾN PHÁP CẦN CÓ MỘT NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ, CHÍNH TRỊ.

   1/- Trên bình diện lý luận:
            Hiến pháp cần có một nền tảng triết lý, chính trị, là vì giữa triết lý, chính trị và hiến pháp có mối tương quan nhân quả và tính hệ thống. Nếu triết lý đưa ra một hệ thống tư tưởng bao gồm những quan niệm (Conceptions) và lý luận ( Argument, reasoning)về nguồn gốc, đời sống và cùng đích của con người (Nhân sinh quan), thì chính trị dựa vào những quan niệm và luận lý triết học để viết ra những chủ thuyết chính trị nhằm biện luận, lý giải cho những mô hình tổ chức xã hội loài người. Mục đích giúp con người giải quyết được các vấn đề nhân sinh, thủa mãn nhưng nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống, trong một khung cảnh sống an toàn, thuận lợi cho việc mưu cầu cùng đích hay cứu cánh (Finality, Ultima) của đời người  là hạnh phúc( Happiness) . Một chủ thuyết chính trị “một khi được tín ngưỡng và quyết định để thực hành tức là chủ nghĩa”(1)
         
         Căn cứ trên một chủ thuyết chính trị, soạn thảo ra một Bản Hiến Pháp, là văn kiện pháp lý căn bản, thể hiện tính pháp lý tối thượng của mô hình tổ chức xã hội, nhằm định rõ hình thái (Xã hội kiểu nào…), cơ cấu, kỹ thuật tổ chức (Xã hội tổ chức ra sao…) và nhân sự với nghệ thuật điều hành xã hội như  thế nào (Chính trị gia và thể chế chính trị), trong mối tương quan quyền lợi, nghĩa vụ giữa các thành phần và theo sự phân công nội bộ xã hội (Chính quyền với nhân dân và giữa các giai tầng xã hội) và theo sự phân công quốc tế (Giữa các hình thái xã hội như quốc gia này  với các quốc gia khác…)  
         Tựu chung, giữa triết lý, chính trị, và Hiến pháp có mối tương quan nhân quả, mật thiết và tính hệ thống. Một chủ thuyết chính trị thường hình thành trên một hệ tư tưởng triết lý. Một chủ thuyết chính trị khi được tin tưởng vận dụng vào thực tiễn là hiện thực một chủ nghĩa. Và sau cùng, hiến pháp được soạn thảo như để cụ thể hoá và định chế hoá mô hình xã hội (Thực hành) mà chủ thuyết đề ra (Lý luận).

2/- Trên bình diện thực tiễn:

         Theo tiến trình hình thành và phát triển các mô hình tổ chức xã hội loài người, thì mỗi hình thái xã hội có cách tổ chức và điều hành khác nhau, với nền tảng triết lý, chính trị khác nhau.
        Từ xa xưa khi con người từ bỏ cuộc sống riêng lẻ cá nhân, gia đình, qui tụ thành xã hội Bộ Tộc hay Thị Tộc và Bộ Lạc , con người đã biết tổ chức và điều hành xã hội nhỏ bé bằng những qui phạm xã hội có tính chất như là một Hiến Pháp Bất Thành Văn( Tín điều, tập quán, tục lệ…). Thứ hiến pháp này được hình thành trên nền tảng triết lý Duy Thần (Misticalism). Sau này khi hình thành mô hình tổ chức xã hội Quốc Gia, từ đơn giản bất hoàn đến phức tạp và hoàn thiện như ngày nay, cách thức tổ chức  và điều hành xã hội hay là thể chế chính trị, dù có thay đổi theo không gian và thời gian, song hầu hết thường dựa trên nền tảng tư tưỏng triết lý, chính trị nào đó. Chính sự lựa chọn này đã đưa đến trên thực tế có nhiều chế độ chính trị khác nhau trong cùng một thời đại hay giữa các thời đại khác nhau. Bởi vì, một chế độ chính trị thường hình thành trên cơ sở một chủ thuyết chính trị, thoát thai từ một hệ tư tưởng triết lý được con người ngưỡng mộ và chọn lựa như kim chỉ nam hay ánh sáng chân lý soi đường.
                                                                                                                                  
         Thực vậy, căn cứ vào lịch sử phát triển  các hình thái xã hội loài người qua các thời đại, chúng ta thấy các hệ tư tưởng sau đây đã được chọn làm nền tảng cho các chế đô chính trị.
 
   1/- Hệ Tư Tưởng triết lý Duy Thần (Misticalism) :
         Khởi đầu, chưa có triết gia và triết thuyết, cũng chưa có các chủ thyết chính trị, triết lý sống của con người được thể hiện qua Tín Ngưỡng Ða Thần, sản sinh ra các chế độ Tộc Trưởng Chuyên Chế hay Tù Trưởng Chuyên Chế, nắm quyền thống trị các xã hội Bộ Tộc  hay Bộ Lạc. Theo đó vị Tộc Trưởng một Bộ Tộc hay Tù Trưởng một Bộ Lạc nắm quyền lực tối cao nhân danh các Thần Linh. Thần quyền trong các xã hội này được truyền đạt qua các vị Phù Thủy, Thày Mo, Thày Pháp đến các Tộc Trưởng hay Tù Trưởng, hành xử quyền cai trị trên tộc dân hay lạc dân, với các tín điều, nghi thức tín ngưỡng, phong tục, tập quán được coi như luật tắc xã hội, chi phối toàn bộ đời sống con người.  Mô hình tổ chừc xã hội thời kỳ này chưa có hiến pháp, những người cầm quyền thống trị xã hội dựa trên tín điều (Chủ nghĩa Tín Ðiều) với năng quyền toàn trị nhân danh Thần Linh.
        
         Kế đến, sau khi có các triết gia, hình thành những triết thuyết, với các tín ngưỡng Ðộc Thần, sản sinh ra các chủ thuyết chính trị dựa trên Thần Quyền (Devin Right) làm nền tảng tư tưởng cho một số  thể chế chính trị sau đây:
  
    -Giáo Chủ Chuyên Chế: Ðược hình thành trong một đất nước chọn một tôn giáo là quốc giáo,với quyền lực thống trị xã hội tối thượng thuộc về Thần Linh, thông qua Giáo Chủ và giai cấp Tăng Lữ trực tiếp nắm quyền cai trị xã hội hay gián tiếp qua một chính quyền công cụ thực hiện như những kẻ thừa hành mệnh lệnh của Thần Linh truyền đạt qua Giáo Chủ và các Tăng Lữ. Ðó là những chế độ chính trị chưa có hiến pháp, cai trị bằng các tín điều tôn giáo (Chủ Nghĩa Giáo Ðiều) và được coi là luật tắc chi phối toàn xã hội (Xã Hội Tín Ðồ). Trong xã hội và thể chế chính trị này, quyền lợi của Giáo Hội, Giáo Chủ và các Tăng Lữ cao trọng hơn quyền lợi, cuộc sống và hạnh phúc của Thần Dân trong xã hội. Ðiển hình là các chế độ Giáo Chủ Chuyên Chế thời Trung ở Tây cũng như Ðông Phương và một số quốc gia Hồi giáo cực đoan ngày nay.

   -Giáo Chủ Lập Hiến: Theo thời gian cùng với sự giác ngộ của con người, các Giáo Chủ và giai cấp Tăng Lữ đã phải nhượng bộ, chia xẻ một phần quyền lợi xã hội (Social Rights) cho thần dân, song vẫn nắm quyền lực xã hội (Social Power). Những quyền lợi chia xẻ này được minh định trong một hiến pháp dựa trên nền tảng Thần quyền (Giáo lý, Giáo điều,Thánh Kinh…), lúc đầu có ý nghĩa như một ân huệ của giai cấp thống trị trao ban, dần dần được công nhận như những nhân quyền và dân quyền. Sự nhượng bộ này là kết quả của cả một quá trình trưởng thành về mặt ý thức và hành động đấu tranh đầy cam go của các tín đồ tiên tiến, hình thành một hình thái “Xã Hội Tín Ðồ Manh Nha Dân Chủ”. Ðiển hình là các chế độ Giáo Chủ Lập Hiến còn tồn tại ở một số nước vùng Trung Cận Ðông, với tính chất cai trị theo giáo điều nặng nhẹ khác nhau, có chế độ còn rất cực đoan như Afghanistan thời tập đoàn Taliban nắm quyền trước đây hai Iran hiện nay…
  
   -Quân Chủ Chuyên Chế: Ðó là các chế độ chính trị xây dựng trên chủ thuyết Thần Quyền, Thiên Mệnh. Quan niệm nguồn gốc quyền lực xã hội xuất phát từ một vị Thần Tối Cao là Thương Ðế, Ðấng Tối Cao hay là Thiên Chúa đối với Tây Phương, là Thiên hay Trời đối với Ðông Phương. Theo đó quyền lực thống trị xã hội được trao ban cho Vua hay Hoàng Ðế, thuộc một dòng tộc ưu tuy‹n (Hoàng Tộc), được tấn phong bởi người đại diện Thượng Ðế  hay Thần Linh nơi trần thế là  Giáo Chủ ( Như Giáo Hoàng Công Giáo Roma ở Tây Phương thời Trung Cổ chẳng hạn).
         Trong khi đó, ở Đông Phương, được mặc nhiên thừa nhận quyền thống trị xã hội cho các Vua hay Hoàng Ðế như là sự trao ban theoÝ Trời (Tri Thiên Mệnh) cho một  người được coi là Con Trời  (Thiên Tử) thuộc một dòng tộc ưu tuyển (Hoàng Tộc) để cai trị Thần Dân (Dân của Thần). Ở Ðông Phương không có sự tấn phong của Ðại Diện Thiên hay Trời, vì quan niệm Vua hay Hoàng Ðế là Con Trời, chính là người đại diện được ban quyền cai trị muôn dân theo Ý Trời (Tri Thiên Mệnh). Muốn biết Ý Trời thế nào thì coi Ý Dân. Vì Ý Dân là Ý Trời. Ðó là quan niệm của các nhà lập thuyết như Khổng Tử, Mạnh Tử của Trung Hoa  từ nhiều Thiên Niên Kỷ trước đây.
         Nói chung từ Tây sang Ðông, các chế độ quân chủ chuyên chế đều quan niệm nguồn gốc quyền lực xã hội từ Thần Linh, song quyền thống trị xã hội thực sự nằm trong tay một vị Vua hay Hoàng Ðế. Ðó là các thể chế chưa có hiến pháp, cai trị muôn dân bằng  những luật tắc do vương quyền thiết định độc đoán (Chuyên chế), nhằm thực hiện Chủ Nghĩa Phong Kiến, thiết lập một Xã Hội Phong Kiến, trong đó quyền lợi của Vua, Chúa, Hoàng Tộc và Quần Thần được tôn trọng và bảo vệ hơn quyền lợi, cuộc sống và hạnh phúc của Thần Dân. Ðiển hình là các chế độ Quân Chủ Chuyên Chế thời đại phong kiến cực thịnh trước đây và hiện còn tồn tại ở một số nước chậm tiến trên thế giới, với mức độ chuyên chế giảm nhẹ hơn xưa.
 
    -Quân Chủ Lập Hiến: Ðó là các chế độ chính trị mà Vương Quyền đã chịu thừa nhận lúc đầu một số quyền lợi cho  thần dân như một ân huệ, sau đó phải công nhận như những nhân quyền và dân quyền được minh định trong một bản Hiến Pháp thành văn hay bất thành văn.
        Theo đó Vua và quần thần đã phải cai trị không còn chuyên chế như xưa, mà ít nhiều phải tuân thủ sự phân định giữa vương quyền và dân quyền, trong một bản hiến pháp. Ðây cũng là kết quả của sự giác ngộ về nhận thức và sự tranh đấu lâu dài của các tầng lớp thần dân tiên tiến trong các xã hội phong kiến, mới đưa đến sự nhượng bộ của Vương Quyền và sự hình thành mô hình ‘‘Xã Hội Phong Kiến Manh Nha Dân Chủ”. Ðiển hình là các chế độ Quân Chủ Lập Hiến từ Tây sang Ðông còn tồn tại ở một số nước cho đến hôm nay (Vương Quốc Anh, Nhật Bổn, Thái lan…). Các chế độ này, lúc đầu tính chuyên chế còn nặng nề (Quân Chủ Chuyên Chế), dần dần tính chuyên chế ngày càng tiêu vong, vương quyền lùi dần chỉ còn là biểu tượng, để dân quyền lên ngôi và trở thành quyền lực thực sự thống trị xã hội (Dân Chủ Lập Hiến).
 
2/-Hệ tư tưởng triết lý Duy Tâm (Idealism):
          Quan niệm vũ trụ vạn vật được cấu tạo bởi hai yếu tố Tinh Thần và Vật Chất, tinh thần hay Thần Linh có trước đã sáng tạo ra vật chất. Nghĩa là vũ trụ vạn vật trong đó có con người đều là thụ tạo của một Thần Linh Tối Cao, “vô thủy vô chung, phép tắc vô cùng” có tên gọi là Thượng Ðế, Ðấng Tối Cao (Tây Phương) hay Thiên, Trời (Ðông Phương).
         Triết lý Duy Tâm đươc hình thành do các triết gia Tây Phương đầu tiên như Socrat, Platon, Descarte… và trở thành hệ thống triết học cho con người mà trước đó chưa có.  Sự ra đời của hệ tư tưởng triết lý Duy Tâm đánh dấu sự giác ngộ về nhân vị, các giá trị nhân bản, khả năng tự chủ và làm chủ xã hội của con người.  Chính từ hệ tư tưởng triết lý Duy Tâm đã hình thành các chủ thuyết chính trị, làm nền tảng cho nhiều chế độ chính trị và các mô hình xã hội được thiết lập vì con người và cho con người. Trong đó quyền lực Thần Linh (Thần Quyền) không bị phủ nhận, nhưng được thừa nhận đứng trên và đứng ngoài quyền lực xã hội (Thế Quyền).
         Quan niệm rằng, nếu con người là vật thụ tạo của Thần Linh (Thượng Ðế) như là một sinh vật thượng đẳng, thì Thần Linh cũng cần ban cho con người quyền tự do hành động, như vũ trụ, vạn vật vận hành tự do theo qui luật riêng của mỗi loài cũng như qui luật chung của  muôn loài. Vì có được hành động tư do con người mới chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, và Thần Linh hay Thượng Ðế mới có điều kiện phán xét công tội mà thưởng hay phạt con người, mới có Thánh Phật nơi Thiên Ðường hay cõi Niết Bàn cực lạc hay quỷ ma bị trừng phạt trong Hoả Ngục, kẻ ác bị đầy ải trong bể trầm luân, hay quanh quÄn trong kiếp Luân Hồi.
         Như vậy, quyền tự do của con người mang tính tuyệt đối đến độ con người có thể phủ nhận cả Thần Linh (Vô Thần) trong ý thức (Không tin) cũng như hành động( Chống phá tôn giáo). Hậu quả thế nào Thần Linh hay Thượng Ðế chỉ có quyền luận thưởng phạt sau cái chết của con người. Do đó việc tổ chức xã hội loài người theo cách thế nào là hoàn toàn thuộc quyền tự do lựa chọn của con người, chính Thần Linh hay Thượng Ðế cũng phải tôn trọng.
      Từ ý niệm này nhiều nhà lập thuyết chính trị đã hình thành chủ thuyết trên nền tảng Tự Do, Dân Chû và Nhân Quyền.  Chính các nhà lập thuyết tiêu biểu ở Thế Kỷ 16, 17 và 18 như John Lock người Anh, Voltaire, Jean Jacque Rousseau và  Montesquieu là những người Pháp, đã hình thành hệ tư tưởng Dân Chủ Phương Tây trên ý niệm Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Dân Quyền. Sau đó hệ tư tưởng này đã lan truyền khắp nơi trên trái đất và được nhiều nước chọn làm nền tảng tư tưởng  thiết lập mô hình xã hội và thể chế chính trị cho mình.
       Theo đó, quyền lực xã hội thuộc về con người hay toàn dân (Dân xã). Biện luận rằng, khi con người từ bỏ cuộc sống riêng lẻ qui tụ thành xã hội có tổ chức từ thấp đến cao, là muốn tạo dựng một môi trường sống an toàn thuận lợi, để mưu cầu hạnh phúc cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nền tảng của sự qui tụ này là sự đồng  thuận mặc nhiên của một tập thể muốn sống chung và do đó có tính chất của một Khế Ước Xã Hội (Contrat Sociale hay Social Contract) bất thành văn, nhưng được mọi thành viên xã hội ấy tuân thủ và chấp nhận mọi chế tài vi phạm bởi các luật tắc xã hội  (Quyền lực xã hội). Sau đó, theo sự phát triển của một xã hội có tổ chức, Khế Ước Xã Hội ấy được định chế hoá bằng các văn kiện chính trị, pháp lý, hành chánh (Chủ thuyết, tuyên ngôn, hiến pháp, luật pháp, pháp lý, hành chánh…) để lý giải nguồn gốc quyền lực, định rõ cách thức tổ chức và kỹ thuật điều hành guồng máy xã hội (Chế độ chính trị, nguyên tắc phân quyền…) và quyền lợi, nghĩa vụ các thành thành phần trong xã hội (Nhà cầm quyền, công dân, các giai tầng xã hội…).
         Từ hệ tư tưởng Tự Do, Dân Chû và Nhân Quyền này, ngược dòng thời gian, trước hết đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức người dân đưa đến cuộc Cách Mạng Nhân Quyền năm 1789 ở Pháp, chế độ Quân Chủ Chuyên Chế cûa vÜÖng triŠu Louis 16 cáo chung, chế độ Cộng Hoà Pháp QuÓc đầu tiên hình thành ở Pháp và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền ra đời, mở đầu một thời đại mới không riêng gì cho người dân Pháp quốc, mà cho cả nhân loại
      .Sau đó, bản tuyên ngôn này, cùng với sự ra đời của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Tháng 12 Năm 1948, cho đến ngày nay đã như là một thứ Hiến Pháp Quốc Tế, với hiệu lực cưỡng hành trên mọi quốc gia, là ánh sáng soi đường  cho các chế độ Tự Do Dân Chủ trên toàn thế giới. Mặc dầu mang nhiều danh hiệu khác nhau, song tất cả các thể chế đặt trên nền tảng ý niệm Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền và Dân Quyền, đều được gọi chung là các chế độ Dân Chủ Lập Hiến. Ðây cũng lại là kết quả của một quá trình phát triển nhận thức và các trào lưu tranh đấu của con người, đã đẩy lùi từng bước Vương Quyền ( Từ quân Chủ Chuyên Chế đến Quân Chủ Lập Hiến) giành quyền làm chủ xã hội hoàn toàn cho con người( Dân Chủ Lâp Hiến).
          Theo đó, trong các bản hiến pháp chế độ Dân Chủ Lập Hiến, đều khẳng định quyền lực xã hội thuộc về toàn dân, Thần Linh không bị phủ nhận, mà được thừa nhận như một trong các nhu cầu tinh thần trọng yếu và là một trong những nhân quyền cơ bản. Nghĩa là Thần Quyền tách khỏi Thế Quyền. Tuy nhiên trên thực tế Thần Quyền  đôi khi vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều đến các chế độ Tư Do Dân Chủ, với mức độ tùy theo yếu tố đặc thù của mỗi nước về tôn giáo ảnh hưởng thế nào trên  dân tộc và các lãnh vực chính trị, văn hóa , xã hội…
         Tuy nhiên, mặc dù ngay nay đa số các quốc gia có hiến pháp dựa trên nền tảng triết lý duy tâm, chủ thuyết chính trị tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền, song có thể mang bản chất khác nhau: Dân chủ thực chất( Hiến pháp dân chủ, thực thi dân chủ), dân chủ giả hiệu (Hiến pháp dân chủ, thực thi phản dân chủ). Do đó, trên thế giới ngày nay, đã phát sinh nhiều chế độ nhân danh Tự Do, Dân Chủ hay Cộng Hoà, nhưng  thực chất là các chế độ độc tài hay chuyên chế (Tôn giáo chuyên chế, Ðộc tài Phát-Xít, Ðộc tài đảng tri, quân phiệt hay độc tài cá nhân …). Dẫu sao mô hình xã hội mà đa số các quốc gia có nền tảng tư tưởng triết lý, chính trị chung này muốn xây dựng là một Xã Hội Tư Bản (Capital Society), nhằm hiện thực Chủ Nghĩa Tư Bản (Capitalism) trong đó quyền Tự Do và Tư Hữu của con người được tôn trọng, bảo vệ tối đa, có khi được coi trọng hơn quyền và lợi ích xã hội (Từ khuynh hữu đến cực hữu).Tất nhiên do hoàn cảnh và trình độ phát triển khác nhau, nên mô hình Xã Hội Tư Bản đã và đang được nhiều nước vận dụng với một số”Cải tiến” gọi là để thích dụng với thực trạng ở mỗi nước.

3/- Hệ tư tưởng triết lý Duy Vật (Materialism):
          Quan niệm vũ trụ, vạn vật được hình thành từ vật chất và chỉ có vật chất. Con người cũng là vật chất và tinh thần cũng chỉ là phản ánh sự vận động của thế giới vật chất qua bộ não con người. Và vì vậy vật chất có trước, tinh thần có sau hay vật chất đẻ ra tinh thần, không có lực lượng Thần Linh nào sáng tạo ra vũ trụ vạn vật, điều khiển vận hành, mà tự hữu xuất hiện, vận hành, phát triển và tiêu vong theo qui luật riêng cũng như chung.
         Con người được coi là một sinh vật thượng đẳng xuất hiện (Sinh ra), vận hành (Sinh sống) phát triển (Từ trẻ đến già) rồi tiêu vong( Mệnh chung) theo qui luật chung (Của các sinh vật) và theo qui luật riêng(Của loài người). Con người chết là hết, không có linh hồn nào tồn tại sau cái chết, có chăng chỉ để lại những vết tích hay sự nghiệp tốt xấu như một thứ di sản kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Và do đó tín ngưỡng tôn giáo chỉ là ảo ảnh, là sản phẩm của trí tưởng con người, xuất phát từ một tâm lý hoang mang, sợ hãi khi không nắm được qui luật sự sống, bí  mật của vũ  trụ ,vạn vật (Con người từ đâu tới, sống để làm gì, chết đi về đâu, nguồn gốc, vận hành vũ trụ…).
         Triết lý Duy Vật khởi đi từ các triết gia người Ðức như Hegel… Sau này vào tiền bán Thế Kỷ 19, hình thành một hệ thống triết lý Duy Vật bởi hai triết gia cũng người Ðức là Karl Marx và Frederic Engel, với hai tác phẩm triết lý Duy Vật Lịch Sử và Duy Vật Biện Chứng. Với hai tác phẩm kinh điển này, cộng với tác phẩm phê phán Chủ Nghĩa Tư Bản của Marx, cuốn Tư Bản Luận (The Capitalism) đã hình thành chủ thuyết chính trị “Chủ Thuyết Cộng Sản”, mang tính dối kháng với các chủ thuyết chính trị có nền tảng triết lý Duy ThÀn hay Duy Tâm trước đó. Sở dĩ có sự đối kháng này, là vì sự khác biệt sâu sắc về quan niệm lịch sử phát triển xã hội, kinh tế chính trị và nhân sinh giữa hai nền triết lý, đã hình thành hai loại chủ thuyết chính trị có mâu thuẫn đối kháng (Một mất, một còn).
         Về lịch sử phát triển xã hội, chủ thuyết Cộng Sản cho rằng, kể từ khi con người xuất hiện trên hành tinh này, đã và sẽ chỉ trải qua bốn hình thái xã hội: Cộng Sản Nguyên Thủy, Phong kiến, Tư Bản và cộng sản th©i Çåi, với đỉnh cao là Thiên Ðường Cộng Sản. Vào lúc chủ thuyết Cộng Sản ra đời (Khoảng giữa Thế Kỷ 19 với Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản), loài người đang ở thời kỳ Xã Hội Phong Kiến suy tàn, Xã Hội Tư Bản hình thành, bước đầu phát triển.
         Trong ba hình thái xã hội đã và đang có này, chỉ có xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy là không có giai cấp, chưa có tư hữu vì của cải lương thực trong thiên nhiên còn dư thừa là của chung, đủ thuả mãn mọi nhu cầu của cuộc sống giản đơn của con người lúc bấy giờ. Phương thức sản xuất trong xã hội này là săn bắn và hái lượm, lực lương sản xuất là mọi con người khi đủ năng lưc lao động. Và do đó xã hội chưa có tư hữu, chưa có giai cấp( Giầu, nghèo) và chưa có Nhà Nước(Ðể tổ chức, điều hành xã hội).
         Kế đó, nguồn sống thiên nhiên khô cạn, sự lao động để thuả mãn nhu cầu, tích lũy của cải phòng thân đưa đến tư hữu, xã hội xuất hiện giai cấp( Giầu , nghèo…) và sự ra đời của bộ máy nhà nước như công cụ của giai cấp thống trị trên toàn xã hội, con người bị vong thân. Tình cảnh này tiếp nối trong hai hình thái  xã hội tiếp theo, đều  là những xã hội có tư hữu, có giai cấp, có bộ máy nhà nước như công cụ áp bức bóc lột giai cấp  (Thống trị đối với bị trị). Tất cả sự thể này, chủ thuyết cộng sản đều cho là do phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi xã hội mà ra.
         Trong xã hội phong kiến, phương thức sản xuất nông nghiệp, đưa đến mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân do sự bóc lột địa tô. Trong xã hội tư bản, phương thức sản xuất công nghệ, đưa đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và công nhân (Hay vô sản) do sự bóc lột giá trị thặng dư trên các sản phẩm của công nhân. Muốn tiêu diŒt mâu thuẫn giai cấp nguồn gốc của áp bức bất công xã hội, tạo lập một xã hội công bình, không còn áp bức bóc lột, không còn cảnh người áp bức bóc lột người, không có con đường nào khác là phải thông qua đấu tranh giai cấp, phá hủy quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới. Xã hội công bình mà chủ thuyết Cộng Sản muốn tạo lập là Xã Hội Cộng Sản, thông qua cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng để hình thành xã hội còn giai cấp của nền “Chuyên chính vô sản” (Xã hội chủ nghĩa) tiến tới xã hội không giai cấp, không Nhà Nước (Xã hội cộng sản với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản).
          Ðể đạt được mục tiêu tối hậu (Thiên Ðường Cộng Sản) chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương tiến hành Cách Mạng Vô Sản, với lực lưọng nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp được coi là tiên tiến nhất trong xã hội tư bản, là thành phần vô sản mà K. Marx cho là có tinh thần cách mạng triệt để, nhờ được trang bị lòng căm thù giai cấp sâu sắc (Do bị giai cấp tư bản áp bức, bóc lột) và là thành phần vô sản (Chỉ sống bằng công lao động do chủ trả). Ðây là loại mâu thuẫn mà chủ nghĩa Cộng Sản gọi là “Mâu thuẫn đối kháng”, nghĩa là giải quyết mâu thuẫn này chỉ có thể là một mất, một còn thông qua đấu tranh giai cấp. Và vì vậy Marx đã lạc quan khẳng định giai cấp công nhân sẽ là người “Ðào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.(!?!)
          Thế nhưng, để đưa cuộc Cách Mạng Vô Sản đến thành công, giai cấp công nhân cần được sự lãnh đạo của một ‘‘ Ðội Tiên Phong” mang danh “Ðảng Cộng Sản”, qui tụ những thành phÀn Üu tú của giai cấp công nhân và những người “Giác Ngộ Cách Mạng” từ các giai cấp khác, là những đàng viên CS không xuất thân từ giai cấp công nhân, nhưng đã ‘‘ Ðầu hàng về mặt giai cấp”. Cuộc Cách Mạng Vô Sản này sẽ tiến hành qua hai giai đoạn: Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa để xây dựng mô hình ‘‘Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa” (Socialism Sosiety), một xã hội chỉ còn một giai cấp vô sản( Công nhân), sau khi đã tiêu diệt mọi giai cấp khác. Trong xã hội này còn tư hữu, với vai trò của một  ‘‘Nhà Nước Chuyên Chính Vô Sản” làm nhiệm vụ quản lý, ÇiŠu hành sinh hoạt xã hội, với Ðảng Cộng Sản lãnh đạo, nhân dân vô sản làm chủ, sống và làm việc theo năng lực và hưởng theo lao động.
        Sau khi hoàn thành  Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, bước vào giai đoạn Cách Mạng Cộng Sản Chủ Nghĩa, để xây dựng mô hình xã hôi sau cùng của loài người là Xã Hội Cộng Sản, với đỉnh cao là  Thiên Ðường Cộng Sản. Một xã hội theo viễn tưởng của các nhà lập thuyết sẽ là một xã hội viên mãn, không giai cấp, không còn áp bức bóc lột, không có nhà nước vì xã hôi “Vận hành tự động và lao Ƕng tự giác”. Nghĩa là ai nấy tự giác làm việc, tự giác  đem hết năng lực cống hiến cho xã hội, sản phẩm sẽ dư thừa tủa mãn được mội nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của con người, của toàn xã hội. Nghĩa là con người sẽ “Làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu”. Trong viễn cảnh ấy, nhân loại hết thảy sống trong một “Thế Giới Ðại Ðồng” và như sống trong cảnh thiên đàng cực lạc nơi trần thế (Thiên Ðường Cộng Sản).
       Lý luận tổng quát trên về Chủ Nghĩa Cộng Sản đã được ông Vladimir Lenine lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Nga vận dụng lần đầu tiên một cách cưỡng ép vào nước Nga, khởi động bằng cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga năm 1917, lật đổ chế độ Nga Hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
         Nói là cưỡng ép, vì cuộc cách mạng vô sản này đã nổ ra trong “một tình thế cách mạng (chưa) chín mùi”, theo quan điểm lý luận của Marx, mà chỉ là sáng kiến của Lenine. Vì vậy sau này người Cộng Sản đã coi chủ nghĩa thực hiện ở  Nga và các nước khác là “Chủ Nghĩa Mác-Lênin”( Marxism- Leninism), không phải là Chủ Nghĩa Cộng Sản nguyên thủy của Marx ( Comminism). Là vì theo lý luận của Marx, cuộc Cách Mạng Vô Sản chỉ nổ ra và chắc chắn thành công trong điều kiện Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển đến tột cùng. Giai cập công nhân cũng bị bóc lột đến tột cùng. Lúc ấy mâu thuẫn giữa giai cấp Tư Bản và giai cấp Công Nhân về quyền lợi không còn thoả hiệp, điều hoà đựợc nữa sẽ trở thành “Mâu thuẫn đối kháng” ( Một mất, một còn). Nghĩa là vào thời điểm mà  mọi vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân như là các cuộc lãng công, đình công đòi tăng lương và các quyền lợi lao động khác không còn hiệu quả, các chủ tư bản không đáp ứng yêu sách và công nhân đến mức tận cùng không thề lùi bước. Mâu thuẫn xã hội lúc này không chỉ là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân mà đã trở thành mâu thuẫn của toàn xã hội với giai cấp tư bản. Ðây chính là thời cơ thuận lợi mà Marx gọi là “Tình thế cách mạng chín mùi” cho cuộc cách mạng nổ ra và chắc chắn thành công. Vì cuộc cách mạng vào thời điểm này sẽ được mọi giai cấp khác trong xã hội ủng hộ, là đồng minh cùng bao vây cô lập giai cấp tư bản. Các lực lượng bảo vệ chính quyền “của tư bản, do tư bản và vì tư bản” như quân đội, cảnh sát công an cũng không còn giám đàn áp để bảo vệ giai cấp  tư bản nữa.                                      
        Tất nhiên cuộc cách mạng nổ ra trong điều kiện này chỉ thành công, nếu và bắt buộc,phải có sự lãnh đạo của “Ðội Tiên Phong Của Giai Cấp Công Nhân” tức là các “Ðảng Cộng Sản” ở mỗi nước. Và như thế, ‘‘Tình thế cách mạng chín mùi” cũng phải xẩy ra cùng lúc ở mọi nước trên toàn thế giới. Nghĩa là Chủ Nghĩa Tư Bản cũng phải ở giai đoạn phát triển tột cùng trên phạm vi toàn thế giới. Do đó trong “ Tuyên Ngôn Cộng Sản” Marx mới hiệu triệu ‘‘ Vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại”. Và chỉ có như vậy, Chủ Nghĩa Cộng Sản mới tiến tới được “Một Thế Giới Ðại Ðồng” và mới đạt được cùng đích là “Thiên Ðường Cộng Sản” trong viÍn tܪng.
         Trong khi đó, V. Lenine quan niệm khác K. Marx về ‘‘Tình thế cách mạng chín mùi” để nổ ra cuộc cách mạng vô sản chắc chắn đem lại thành công. Theo đó không cần chờ cho đến khi Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển đến tột cùng, cách mạng vô sản mới nổ ra, mà có thể nổ ra ở những khâu yếu nhất của Chủ Nghhĩa Tư Bản. Ðó là  thực tế ở các nước mà Chủ Nghĩa Tư Bản bước đầu phát triển, với sự bóc lột tàn tệ sức lao động của giai cấp tư bản (Làm việc nhiều giờ trong điều kiện lao động tồi tệ, thiếu an toàn, với đồng lương chết đói…)chỉ cần khai thác triệt để một cách có hiệu quả mâu thuẫn này thì cũng đủ tạo ra được mâu thuẫn đối kháng và một “ Tình thế cách mạng chín mùi”, bảo đảm cho một cuộc cách mạng vô sản nổ ra chắc chắn thành công.
          Ðồng thời, vẫn theo Lenine, cũng không cần đợi Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển đến tột cùng trên phạm vi toàn thế giới, khi mà mâu thuẫn quyền lợi giữa giai cấp  tư bản và giai cấp công nhân không thể điều hoà được nữa, mà có thể nổ ra ở mỗi nước Tư Bản Chủ Nghĩa bước đầu phát triển như nước Nga chẳng hạn. Chính vì vậy mà Ðảng Cộng Sản Bolsevic Nga đã làm  Cuộc Cách Mạng Tháng Muời Nga năm 1917, giành được thắng lợi bước đầu (Nắm chính quyền, thiết lập Nhà Nước Chuyên Chính Vô Sản) nhưng chung cuộc đã thất bại sau hơn 70  năm thực hiện Chủ Nghĩa Xã Hội (Giai đoạn đầu của Cách Mạng Vô Sản).
         Mặt khác, theo Lenine, một khâu yếu nhất khác của Chủ Nghĩa Tư Bản bước đầu phát triển là các nước thuộc địa, nơi mà “Chủ Nghĩa Ðế Quốc”, con đẻ của Chủ Nghĩa Tư Bản, khai thác tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ hàng hoá và thị trường cung ứng sức lao động rẻ mạt phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc (Phương thức sản xuất đặc trưng của xã hội tư bản). Chính sự khai thác, bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị nơi các thuộc địa đã tạo ra mâu thuẫn  đối kháng và “M¶t tình thế cách mạng chín mùi” nơi các nước thuộc địa; Và do đó, trong ÇiŠu kiŒn này Cách mạng vô sản nổ ra  có cơ hội thành công. Quan điểm này đã được Lenine  luận giải trong một tác phẩm kinh điển ‘‘Luận Cương Chính Trị Tháng Tư”. Trên cơ sở lý luận này, Lenine và đảng Cộng Sản Nga đã xuất cảng cách mạng vô sản sang nhiều nước thuộc địa, dù ở đó đội ngũ công nhân (tức giai cấp vô sản) còn yếu ớt. Có lẽ vì vậy mà sau này sau này những người cộng sản đã phải thêm vào luận điểm về lực lượng nòng cốt của “Cách mạng vô sản” không chỉ có giai cấp công nhân mà là liên minh công-nông,và nhân dân lao động cùng khổ…là lực lượng nòng cÓt làm Cách Mạng Vô Sản ở các nước nông nghiệp còn là chủ yếu ( Như Việt Nam ta).
         Chính lý luận về cách mạng vô sản và mô hình chính trị được Lenine và đảng Cộng Sản Nga vận dụng vào nước Nga, sau đó xuất cảng sang nhiều nước khác, hầu hết là các quốc gia bị ngoại xâm, nghèo đói và chậm tiến (Việt Nam, Trung Quốc…) hay bị suy kiệt sau chiến tranh (Một số nước Ðông Âu). Tất cả lúc đầu, chủ nghĩa Mác- Lênin và mô hình xã hội chủ nghĩa đã có hấp lực mạnh mẽ đối với tầng lớp lãnh đạo kháng chiến ở các dân tộc bị ngoại xâm và họ đã không ngần ngại chọn làm thử nghiệm trên đất nước và dân tôc mình. Việt Nam với ông Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN là một điển hình bi thảm cho dân tộc do sự lựa chọn lầm lỡ này. Hệ quả trên thực tế, lý luận trên đây của Chủ Nghĩa Cộng Sản đã được vận dụng ra sao và đưa đến hÆu quä tai håi toàn diŒn thế nào, đến nay mọi người đều biết. Tiếc rằng, đã đến giờ thứ 25 của chủ nghĩa Cộng sản, mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố bám lấy cái vỏ “Cộng sản Chủ Nghĩa” để duy trì một chế độ độc tài toàn trị, chỉ vì những ưu quyền đặc lợi cho một giai cấp thống trị là khoảng ba triệu cán bộ đảng viên cộng sản, đã và đang tiếp tục độc quyền áp bức bóc lột trên hơn 80 triều nhân dân Việt Nam.
        
      * Nói tóm lại:
        Cuộc Cách Mạng Vô Sản khởi sự ở Liên Xô năm 1917, coi như sự vận dụng đầu tiên Chủ Nghĩa Cộng Sản vào thực tiễn, đã hoàn toàn thất bại sau hơn 70 năm tiến hành (1917-1990), với cái giá sông máu, núi xương, và sự hủy diệt của cải, vật chất cũng như tinh thần của đất nước và nhiều thế hệ con người, thuộc nhiều sắc tộc bị cưỡng bức trong một chế độ thử nghiệm Liên Bang Cộng Hoà Xã Hộ Chủ Nghĩa Xô Viết. Sự thất bại và tàn hại toàn diện này cũng đã xẩy ra ở các quốc gia Ðông Âu và một số quốc gia đi theo con đường Liên Xô, từng được xưng tụng là ‘‘Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” của mình. Một số ít các nước đi theo chế độ thử nghiệm này còn đang thoi thóp, trong đó có Việt Nam. Ðiều làm con người nói chung, các dân tộc từng là nạn nhân của các chế độ xây dựng trên nền tảng Chủ Nghĩa Cộng Sản nói riêng, phäi phẫn nộ, là tuyệt đại đa số con người trong các nước bị thử nghiệm chủ nghĩa xã hội, đã phải chịu quá nhiŠu hy sinh  cho những tập đoàn thống trị chỉ là thiệu số (Các Ðảng Cộng Sản), cấu kết thành hệ thống áp bức bóc lột dân tộc và quốc tế trong một thời gian khá dài như thế, nay để lại di hại toàn diện và lâu dài trên nhiều đất nước và nhiều thế hệ.
          Riêng Việt Nam, chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, con đẻ của Chủ Nghĩa Cộng Sản Marx- Lenine, với đảng Cộng Sản Viêt Nam, sau nhiều năm đem đất nước và dân tộc làm thử nghiệm, hiện cũng đang hấp hối. Sự tử vong của chế độ tàn hại này, hiện chỉ còn là vấn đề thời gian tính bằng năm tháng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, việc chuẩn bị, đóng góp ý kiến cho dự thào Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai là điều cần thiết, hữu ích và là trách nhiệm chung của mọi con dân nước Việt.

II.- CHÚNG TA CHỌN NỀN TẢNG TRIẾT LÝ, CHÍNH TRỊ NÀO CHO  DỰ  THẢO HIẾN PHÁP DÂN CHỦ VIỆT NAM TƯƠNG LAI ?
          Qua các phần trình bày trên, đại cương tiến trình hình thành các hệ tư tưởng triết lý (Duy Thần, Duy Tâm và Duy Vật), cùng các chủ thuyết chính trị dựa trên những quan niệm triết lý của con người (Thần Quyền Thiên Mệnh, Tự Do Nhân Quyền và Dân Quyền, Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản Chủ Nghĩa…).Trong phần này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày:.
  
1/- Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, chúng ta rút được bài học kinh nghiệm gì?
            Nước Việt Nam kể từ ngày các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, đã trải qua nhiều triều đại Quân Chủ Chuyên Chế, trong khung cảnh xã hội phong kiến, lúc thì độc lập tự chủ, lúc thì bị đô hộ bởi ngoại xâm Phương Bắc (Tổng cộng khoảng 1000 năm nô lệ Trung Hoa) và thực dân Phương Tây (Gần 100 Pháp thuộc). Trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của tiền nhân  trên 4000 năm lÎch sº , chế độ chính trị chủ yếu đều là Quân Chủ Chuyên Chế. Việt Nam cũng như Trung Hoa và nhiều nước quân chủ khác cùng thời Çåi, đã chọn chủ thuyết Thần Quyền Thiên Mệnh làm nền tảng tư tưởng cho chế độ quân chủ chuyên chế của mình. Ðến khi người Pháp xâm thực nước ta vào hậu bán Thế Kỷ 19, thiết lập chế độ thuộc địa gần 100 năm (1862-1954), thì song song với việc khai thác lợi ích kinh tế, chính trị, những trào lưu tư tưởng triết lý, chính trị Phương Tây cũng lần lượt du nhập Việt Nam.
          Trước hết là hệ tư tưởng triết lý Duy Tâm, với chủ thuyết chính trị Tư Do, Dân Chû, Nhân Quyền và Dân Quyền. Sau đó là hệ tư tưởng triết lý Duy Vật, với Chủ Nghĩa Cộng Sản. Hệ quả là  đã hình thành lần lượt các chính đảng Quốc Gia trên nền tảng hệ tư tưởng Dân Chủ Phương Tây (Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng…) và Cộng Sản, trên nền tảng triết lý Duy Vật và Chủ Nghĩa Cộng Sản(Ðảng Cộng Sản Việt Nam). Hai hệ thống chính đảng này, ngay từ trong giai đoạn cùng chung mục tiêu chống ngoại xâm đã có mâu thuẫn đối kháng do chí hướng khác nhau.
         Các chính đảng Quốc Gia thì chủ trương sau khi giành được độc lập sẽ thiết lập chế độ Dân Chủ Lập Hiến như các quốc gia dân chủ Phương Tây. Trong khi đảng Cộng Sản thì coi việc chống thực dân Pháp chỉ là giai đoạn đầu của cuộc Cách Mạng Vô Sản. Nghĩa là đánh đuổi được thực dân chỉ là mục tiêu giai đoạn (Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân), tiếp đó đảng CSVN sẽ tiến hành giai đoạn hai là làm Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa theo gương Liên Xô, tạo tiền đề cho việc hiện thực Chủ Nghĩa Cộng Sản ở giai đoạn cuối cùng của cuộc Cách Mạng Vô Sản.
        Nói cách khác, các chính đảng Quốc Gia thì làm nhiệm vụ cho đất nước và dân tộc, còn đảng CSVN thì làm nhiệm vụ cho Cộng Sản Quốc Tế và quÓc t‰ vô sản (Ðược khẳng định trong chính cương và sách lược đấu tranh của đảng CSVN khi thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930). Chính sự khác biệt căn bản này, đã đưa đến sự xung đột khốc liệt và đẫm máu qua các giai đọc lịch sử (kháng chiến chống Pháp, Chiến tranh Ý Thức Hệ và chống cộng để dân chủ hoa 1Việt Nam hiện nay) trong nhiều thập niên qua, lúc thì âm thầm, lúc công khai, trước hết là giữa các chính đảng Quốc Gia với đảng CSVN, sau đó trở thành mâu thuẫn đối kháng (Một mất một còn) giữa đảng CSVN với toàn dân tộc Viêt Nam.
  
         Thật vậy, ngược dòng thời gian, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, trao trả độc lập cho chính phủ Nam Triều Trần Trọng Kim (Thân Nhật) thay thế nội các Phạm Quỳnh (Thân Pháp). Quốc kỳ màu vàng quẻ ly đỏ ở giữa thay cờ Long Tinh là biểu tượng của vương quyền thời nô lệ. Bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” của sinh viên trường Ðại Học Hà Nội được dùng làm Quốc Ca thay bài Ðăng Ðàn Cung ủy mị và hủ bại. Trước biến chuyển của tình hình này, các đảng phái Quốc Gia thì có thái độ dè dặt với người Nhật và chủ nghĩa ‘‘Ðại Ðông Á” của họ, với khẩu hiệu ‘‘Châu Á của người Á Châu”. Trong khi đó Mặt Trận Việt Minh (Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội), một tổ chức nói là để đoàn kết mọi chính đảng và mọi tầng lớp nhân dân chống thực dân Pháp giành độc lập, song thực tế đã bị đảng CSVN lũng đoạn và nắm quyền chủ đạo hoàn toàn.
         Trong thời điềm này, Việt Minh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền lôi kéo quần chúng bằng khẩu hiệu ‘‘ Ðánh Nhật, đuổi Pháp”.  Ngày 13-8-1945 Nhật đầu hàng Ðồng Minh. Lợi dụng tình hình này, hai lực lượng chính đảng Quốc Gia (Ðại Việt Quốc Gia Liên Minh liên kết Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Ðại Việt Quốc Xã) và Cộng Sản (Ðảng CSVN với Mặt Trận Việt Minh) tranh nhau cướp chính quyền.
         Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì Mặt trận Việt Minh nhờ “Có kỹ thuật Cách mạng và thủ đoạn sâu sắc, đã đi bước trước sau khi tổ chức được nhiều cuộc biểu tình cổ động quần chúng từ ngày 15 tháng 8 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, nắm được hậu thuẫn của các tầng lớp dân chúng”, nên đã chủ động cướp được chính quyền. Ngày 25-8-1945 Vua Bảo Ðại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán và một chính phủ lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch ra mắt quốc dân ngày 2-9-1945.
        Trong thời điểm này, đảng CSVN do ông Hồ Chí Minh cầm đầu còn yếu kém hơn các chính đảng Quốc Gia, chủ thuyết Cộng Sản còn xa lạ với dân chúng Việt Nam, thậm chí người ta còn sợ hãi khi biết đó là một chủ thuyết ngoại lai vô thần (Chủ nghĩa tam vô: Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo), nên ông Hồ đã phải bất đắc dĩ chia xẻ quyền hành với các chính đảng quốc gia và các nhân sĩ ái quốc. Một chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng đầu tiên được thành lập và ngày 2-9-1945, Ông Hồ Chí Minh trong cương vị Chủ Tịch Chính Phủ liên hiệp Quốc-Cộng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đã đọc Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập tại vườn hoa Ba Ðình Hà Nội. Bản tuyên ngôn này được ông Hồ ngụy trang bằng những tư tưởng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và  Bình Ðẳng, lấy ý tưởng từ  Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ, rằng ‘‘Tạo Hoá sinh ra con người có quyền tự do và bình đẳng, không ai có quyền cướp đi quyền tự do và bình đẳng ấy…”, để lừa mị nhân dân và che mắt thế giới. Ðể rồi sau đó, một Quốc Hội Lập Hiến kiêm lập pháp liên hiệp Quốc-Cộng được hình thành, soạn ra bản Hiến Pháp Việt Nam đầu tiên ngày 9 tháng 11 năm 1946, khai sinh ra chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Tất nhiên, cũng để ngụy trang, hiến pháp này đã được dựa trên hệ tư tưởng tự do, dân chủ Phương Tây, với tam quyền phân lập. Hệ tư tưởng CS và tính chuyên chính vô sản chưa có chỗ đứng trong bản hiến pháp này.
   
         Nhưng rồi, giành được độc lập không được bao lâu, quân Pháp trở lại, sau nhiều thương lượng không thành, ngày 19-12-1946 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà  rút vào bí mật, phát động toàn dân kháng chiến trường kỳ. Măt Trận Việt Minh đóng vai trò chủ đạo, kêu gọi đoàn kết toàn dân chống Pháp, tiếp tục bị đảng CSVN khống chế, giành quyền chủ đạo kháng chiến, sau khi loại trừ các chính đảng Quốc Gia. Trên thực tế, chính phủ , quốc hội liên hiệp Quốc-Cộng hoàn toàn bị đảng Cộng Sản Việt Nam chiếm dụng.
          Cuộc kháng chiến gian khổ và bằng xương máu của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước Việt Nam sau 9 năm đã đánh đuổi được thực dân Pháp, nhưng đất nước lại rơi vào th‰ gọng kìm của một thế chiến lược quốc tế mới, hình thành sau Thế Chiến II (Chiến tranh Ý Thức Hệ: Cộng Sản Chủ NghĩaTư Bản Chủ Nghĩa). Hiệp định Geneve 1954 do các cường quốc hoạch định, đã đưa đến tình trạng chia cắt Việt Nam làm đội (Ðiều 1). Nửa nước Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở lên thuộc quyền thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nửa nước Miến Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống chủ quyền được trao hoàn toàn lại cho Nam Triều mà một phần chủ quyền trước đó Pháp đã chẳng đặng đừng xử dụng lá bài Bảo Ðại, trao trả từng bước cho các chính phủ Quốc Gia (Chính phủ Nguyễn Văn Xuân thành lập cuối tháng 5-1948, rồi Trần văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm…). Vua Bảo Ðại trong vai trò Quốc Trưởng của chế độ Quân Chủ Chuyên Chế Việt Nam đã tiếp nhận chủ quyền sau cùng này cho một Chính Phủ Quốc Gia.
  
         Sau khi giành được một nửa đất nước, Ðảng CSVN tiếp tục giữ cái vỏ chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập từ năm 1946, để che đậy cái ruột  Xã Hội Chủ Nghĩa với bàn hiến pháp 1959. Nội dung bản hiến pháp này về cơ bản chỉ là sự rặp khuôn hiến pháp Liên Sô, thêm thắt đội điều cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ thực tiễn Việt Nam, trong tương quan với cộng sản quốc tế. Cụ thể là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, hoàn thành Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ ở Miền Nam (Thực chất là tiến hành chiến tranh thôn tính Miền Nam), để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vô sản. Ngoài việc giữ cái vỏ chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Hiến Pháp Việt Nam năm 1946, cờ và quốc ca cũng được giữ lại (Cờ đỏ sao vàng, bài Tiến Quân Ca). Sở dĩ đảng CSVN giữ lại những gì vừa kể của năm 1946, là nhằm những lợi ích chính trị sau đây:
  
   -Một là CSVN muốn chứng tỏ chế độ và chính phủ Miền Bắc lúc bấy giờ là chính danh, còn chế độ Quân Chủ Chuyên Chế lúc ÇÀu  và sau Çó Chính Phủ Quốc Gia ở Miền Nam là ngụy danh, là ‘‘ Tay sai Ðế Quốc Mỹ”. Ý đồ của CSVN là muốn nhân dân trong nước và dư luận quốc tế lầm tưởng rằng, chế độ, chính quyền Miền Bắc hiện tại là kế thừa chính danh chế độ chính quyền  đầu tiên sau khi giành được độc lập năm 1945. R¢ng Quốc hội và chính phủ ấy đã vào bưng biền kháng chiến, nay chiến thắng thực dân Pháp, trở về thủ đô Hà Nôi tiếp tục lãnh đạo một nửa đất nước, với hai nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, tiếp tục kháng chiến ”Chống Mỹ cứu nước”, để giải phóng Miền Nam, tiến đến thống nhất đất nước.
   
   -Hai là CSVN muốn chứng tỏ ‘‘Cuộc kháng chiến chống Mỹ” mang ý nghĩa một cuộc chiến chống ngoại xâm, để  người dân hai miền và dư luận quốc tế lầm tưởng Mỹ cũng như Pháp trước đây, đều là thực dân, đế quốc thay nhau khai thác Việt Nam, khác chăng là Pháp ‘‘Thực Dân Kiểu Cũ”, còn Mỹ là ‘‘Thực Dân Kiểu Mới” khai thác “Thuộc Ðịa Kiểu Mới”. R¢ng Chế độ và chính quyền ở Miền Nam  không có chính danh, vì Vua Bảo Ðại đã thoái vị cùng với chế độ Quân Chủ Chuyên Chế Việt Nam đã cáo chung năm 1945, khai sinh ra chế độ Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mà CSVN đang kế thừa…
  
           Thực tế cho thấy, cả hai ý đồ trên, CSVN đã đạt được phÀn nào, vì đã lừa mị được nhiều người Việt Nam và dư luận quốc tế ít am hiểu tình hình và  không bi‰t ÇÜ®c những thủ đoạn tuyên truyền tinh vi của CSVN. Ðặc biệt là sau khi quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam đã giúp cho thủ đoạn tuyên truyền này có hiệu quả thực tiễn. Ðây cũng chính là một trong những yếu tố căn bản, giúp cho CSVN được chọn là kẻ chiến thắng trong cu¶c chi‰n ViŒt nam, dù chỉ là chiến thắmg biểu kiến và có tính cách giai đoạn, khi có nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
    
          Trong khi đó, nửa nước Miền Nam Việt Nam chủ quyền độc lập được trao trả cho Nam Triều, với tư cách thừa kế chính danh chû quyŠn ÇÃt nܧc, thì đã gặp nhiều nỗi oan khiên.
          Chính danh vì trước sau Vua Bảo Ðại vẫn là biểu tượng Quốc Gia, tiếp nối chủ quyền quốc gia theo truyền thống lịch sử dân tộc. Việc trao trả độc lập cho Việt Nam trong điều kiện tranh tối tranh sáng năm 1945, chỉ là gượng ép, giả tạo do sự đạo diễn của Phát Xít Nhật. Vua Bảo đại thoái vị cũng chỉ là sự cưỡng ép của CSVN. Thời gian độc lập ngắn ngủi trên nguyên tắc pháp lý thì có, song thực tế thì ViŒt Nam vÅn chưa có chủ quyền. Tất cả chỉ là sự vá víu trong vội vã. Sau đó Pháp trở lại tiếp tục đô hộ, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục trị vì với một phần chủ quyền được Pháp trao trả; Ðể rồi, trước áp lực của xu thế thời đại (Phải trao trả quyền Ðộc lập tự chủ cho các dân tộc), và tình hình thực tế ngày càng bất lợi, Pháp đã phải trao trả chủ quyền từng bước cho chính phủ Nam Triều (Chính phủ Quốc Gia năm 1948, Quân Ðội Quốc Gia năm 1950…) và sau cùng trao trả độc lập hoàn toàn cho Chính Phủ Quốc Gia  theo Hiệp Ðịnh Geneve năm 1954 mà Hoàng Ðế Bảo Ðại vẫn là người đại diện chính danh, hợp pháp và có thẩm quyền tiếp nhận.Do đó, Miền Nam Việt Nam lúc đầu vẫn là chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, với cờ và quốc ca được chọn trước đó tiếp tục lưu dụng (Cờ vàng ba sọc đỏ, bài Thanh Niên Hành Khúc sửa lời để làm Quốc Ca…).
  
         Thế rồi, trong vòng một năm sau ngày độc lập, với sự hậu thuẫn và dàn dựng của Hoa Kỳ (Với tư cách lãnh đạo Thế Giới Tự Do trong thế chiến lược quốc tế mới sau Thế Chiến Hai) ông Ngô Ðình Diệm, một nhà ái quốc Việt Nam đang sống lưu vong ở Mỹ, sau khi được Quốc Trưởng Bảo Ðại bổ nhiệm chức vụ Thủ Tưởng Chính Phủ Quốc Gia, đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23-10-1955 trên toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam. Kết quả là người dân đã bãi bỏ chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, thiết lập hàng ngàn năm ở nước ta, Vua Bảo Ðại bị truất phế, chế độ Dân Chủ Lập Hiến với Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà ban hành ngày 26-10-1956. Thủ tướng Ngô Ðình Diệm được ‘‘suy tôn’’ ngôi vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
          Ðây có thể coi là bản Hiến Pháp thứ hai của Viêt Nam, sau Hiến Pháp năm 1946, đều dựa trên hệ tư tưởng triết lý Duy Tâm, chû thuy‰t chính trị Tự Do, Nhân Quyền,Dân Quyền Tây Phương (Chû thuy‰t CÀn Lao Nhân VÎ)., nhằm xây dựng một thể chế Tự Do Dân Chủ, hình thành một ‘‘Xã hội nhân bản hữu thần’’, đối kháng với chế độ Chuyên Chính Vô Sản Miền Bắc, xây dựng trên nền tảng triết lý Duy Vật, chû thuy‰t chính trị Cộng Sản chuyên chế(Ðộc tài), nhằm hiện thực một ‘‘Xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần”.
  
         Chín năm sau, ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đã hổ trợ cho một nhóm Tướng Tá trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà làm cuộc đảo chánh, Tổng Thống Diệm bị thảm sát, người Mỹ trực tiếp tham chiến, làm mất chủ quyền và chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và nhân dân của một chế độ dân chủ non trẻ mới hình thành ở Miền Nam Việt Nam.
          Nền Ðệ I Việt Nam Cộng Hoà cáo chung. Bản Hiến Pháp Ðệ Nhị Viêt Nam Cộng Hoà ra đời năm1967,vẫn trên nền tảng tư tưởng triết lý Duy Tâm, chû thuy‰t chính trị là hệ tư tưởng dân chủ Phương Tây hữu thần. Trong khi nền tảng triết lý, chính trị hiến pháp và chế độ của những người CSVN ở Miền Bắc, dù vẫn giữ cái vỏ chế độ Việt Nam Dân Chủ Công Hoà của hiến pháp năm 1946, nhưng thực chất và thực tế đã là chế độ xã hội chủ nghĩa vô thần.
         Chính sự khác biệt này và do chủ trương dùng bạo lực để áp đặt môt thể chế độc tài toàn trị trên toàn cõi Viêt Nam, CSVN đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhằm thôn tính Miền Nam Viêt Nam. Cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn do CSVN phát động kéo dài trên 20 năm (1954-1975), đã chỉ được các thế lực khuynh đảo quốc tế cho chấm dứt vào ngày 30-4-1975, khi có nhu cầu thay đồi thế chiến lược quốc tế, với vai trò thắng trận được dành cho kẻ chủ mưu phát Ƕng chi‰n tranh là CSVN. Sau “ Chiến thắng biểu kiến” này, CSVN đã thống nhất đất nước về mặt pháp lý bằng một bản hiến pháp với danh xưng đúng thực chất chế độ, mà đã đến lúc họ không  còn cần phải dấu diếm: Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ban hành năm 1980 và được tu chính các điều khoản không căn bản vào năm 1992. Bản hiến pháp này  chỉ là sự sao chép về căn bản của Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô Viết gọi tắt là Liên Xô. Ðó là bản hiến pháp đã xác định đặt trên nền tảng triết lý Duy Vật (Mác-Lê) và chủ thuyết Cộng Sản vô thần, với vai trò độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam, thự chiện chế độ độ cta2i toàn trị cộng sản.
   
        Ðến nay, sau 36 năm thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa theo gương Liên Xô cả vŠ pháp lý (Hiến Pháp, pháp luật, hành chánh công quyền…) lẫn thực tiễn (Ch‰ Ƕ chuyên chính vô sän), đảng CSVN đã tàn phá làm bæng hoåi toàn diện đất nước. Liên Xô vốn được  đảng CSVN xưng tụng là “ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” nay đã sụp đổ  hai thập niên qua. Sự tiêu vong chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam đã như một tất yếu, chỉ còn là vấn đề thời gian tính theo năm tháng. Nhiều cán bộ đảng viên CSVN cao cấp đã phản tỉnh, sám hối và công khai đòi hủy bỏ hiến pháp lỗi thời, chuyển đổi sang chế độ Tự Do Dân Chủ Ða Nguyên. Những khuynh hướng giữa người Việt Nam từng là mâu thuẫn đối kháng một thời, nay có cơ hội gặp nhau ở nỗ lực chung: Ðấu tranh cho một nền Dân Chủ Ða Nguyên tại Việt Nam, vì lợi ích tối thượng của đất nước, dân tộc và con nguời Việt Nam thế hệ hiện tại cũng như tương lai.
         Mặc dầu thiểu số đảng viên CSVN cầm quyền còn ngoan cố,  song ai cũng tin một cách có cơ sở rằng, chẳng bao lâu nữa, chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam sẽ mệnh chung như Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đàn anh ở Ðông Âu. Vả lại, thực tế chế độ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” hiện nay chỉ còn là cái vỏ bọc của một chế độ dựa trên nền tảng chủ nghĩa thực dụng; Cái gọi là “Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngụy biện trái với thực tiễn. Thực tiễn “Nền kinh tế thị trường đã và đang theo đinh hướng tư bản chủ nghĩa” là một tất yếu.
 
2/- Việt Nam hướng tới tương lai: Chúng ta chọn nền tảng triết lý, chính trị nào cho bän Hi‰n Pháp ViŒt Nam tÜÖng lai?
     
         Một khi đã nhìn từ quá khứ đến hiện tại để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết về pháp lý cũng như thực tiễn, để hướng tới tương lai, chúng ta tự hỏi, rồi đây, giả định trong vòng vài thập niên đầu Thế Kỷ 21 này, chế độ hiện hũu tại Việt Nam hủy thể cách này cách khác, cùng lúc bản hiến pháp hiện hành bị tiêu hủy, các nhà lập hiến Việt Nam tương lai khi soạn thảo hiến pháp mới sẽ chọn nền tảng tư tưởng triết lý, chính trị nào: Duy Thần, Duy Tâm, Duy Vật hay duy …gì?
   Ðể trả lời câu hỏi này, theo thiển ý xin đề nghị với các nhà lập hiến Việt Nam tương lai, rằng chúng ta không nên chọn một hệ tư tưởng triết lý, chính trị độc tôn nào để làm nền tảng tư tưởng cho Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai. Vì sao?
  
         Là vì ai cũng biết, Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, trong quá khứ đã từng là nạn nhân của sự lựa chọn độc tôn một hệ tư tưởng triết lý, chính trị, trên đó hình thành một thể chế chính trị và một mô hình xã hội. Trong lịch sử phát triển nhân loại, nhiều cuộc chiến tranh chủng tộc, tôn giáo và gần nhất là cuộc Chiến Tranh Ý Thức Hệ vừa qua giữa Cộng Sản Chủ NghĩaTư Bản Chủ Nghĩa (Mà Việt Nam là một nån nhân điển hình bi thảm) đều là hậu quả của sự chọn lựa hệ tư tưởng triết lý, chính trị độc tôn.
         Vì vậy, hướng tới tương lai, chúng tôi đề nghị, chúng ta sẽ không chọn một hệ tư tưởng triết lý, chính trị độc tôn, duy nhất nào, mà  nên chọn một nền tảng tư tưởng triết lý tổng hợp cho dự thảo Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai (đa nguyên). Nghĩa là, chúng ta sẽ chọn lựa trong tất cả các hệ tư tưởng triết lý, chính trị của nhân loại, những  giá trị nhân bản hữu ích và thích dụng cho con người và đất nước Việt Nam, để hình thành một chủ thuyết chính trị  thích hợp cho một thể chế và mô hình xã hội Việt Nam tương lai, có tính khả thi, tính thuyết phục, thể hiện được ý nguyện của tuyệt đại đa số người Việt Nam.
  
      Vì suy cho cùng, hệ tư tưởng triết lý, chính trị nào thì cũng xuất phát từ con người (nguồn gốc) do con người (Chủ thể tư duy) vì con người (lš do tÜ duy) và cho con người (Ðối tượng tÜ duy phøc vø). Ðó là những sản phẩm tri thức chung của nhân loại, hình thành từ những tư duy và nhận thức cá nhân, song ít nhiều được ngưỡng mộ của các tập thể con người khác nhau, nên vừa có giá trị tuyệt đối của một chân lý tuyệt đối về mặt chủ quan (Ðối với triết gia, các nhà lập thuyết và nhóm người ngưỡng mộ), vừa có giá trị tương đối của một chân lý tương đối về mặt khách quan (Ðối với những người khác quan điểm). Thành ra, trong bối cảnh xã hội loài người, gồm nhiều cá nhân bất đồng về nhiều phương diện nhưng có nhu cầu phải sống chung để mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung, con người phải chấp nhận và thừa nhận những bất đồng trong đó có bất đồng tư tưởng.
        Do đó vấn đề cần yếu chỉ còn là phải biết lựa chọn trong các hệ thống triết lý
(Duy Thần, Duy Tâm, Duy Vật, …) những quan niệm có giá trị nhân bản, phù hợp với thực tiễn, kết hợp tư duy sáng tạo, kinh nghiệm sống, đúc kết, tổng hợp và hệ thống hoá thành một chủ thuyết chính trị thích dụng cho ÇÃt nܧc và con người Việt Nam, trong một hình thái tổ chức xã hội nhất định.
  
        Một nền tảng tư tưởng có tính tổng hợp như vậy, chúng tôi tạm gọi là ‘‘Triết Lý Duy Nhân”(Personnism), trên đó chúng ta hình thành một  Chủ Thuyết Dân Bản (Peopleism), để xây dựng một mô hình “Xã Hội Công Dân” (Citizen Society) hay “Xã Hội Dân bän” (Peopleist Society), lấy dân làm gốc. Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam Tương Lai được soạn thảo trên căn bản Chủ Thuyết Dân Bản sẽ định tính, định hình, định vị và định hướng cho thể chế chính trị và mô hình xã hội Việt Nam tương lai phù hợp với ý nguyện chung của quốc dân  Việt Nam.
  
        Sở dĩ chúng tôi đề nghị một nền tảng tư tưởng triết lý tổng hợp Duy Nhân (Coi con ngÜ©i là trung tâm), là vì nó phù hơp với thực trạng con người và xã hội Viêt Nam nói riêng, cộng dồng nhân loại nói chung. Ðối với Việt Nam, thực trạng là, con người Việt Nam có nhiều trình độ hiểu biết và nhận thức khác nhau, xã hội Việt Nam có nhiều thành phần dân t¶c (ña s¡c t¶c), khác biệt về tư tưởng triết lý (Duy Thần, Duy Tâm, Duy Vật cùng hiện hữu), về chính kiến (Cộng hoà, dân chủ, xã hội…), về tín ngưỡng(Ða tôn giáo, tín ngưỡng…). Nhưng tất cả con người khác biệt ấy, đều có nhu cầu phải sống chung trên đất nước Việt Nam, để mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung. Muốn vậy mọi người phải tương nhượng chấp nhận lẫn nhau và thừa nhận những bất đồng của nhau.
  
      Riêng lãnh vực tư tưởng,một nền tảng triết lý tổng hợp (Duy Nhân) , sẽ giúp giải quyết được mọi bất đồng, cá biệt, hoá giải được những xung đột ý thức hệ từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai nữa. Ðiều này cũng phù hợp Lý Tưởng Tự Do, Nhân Quyền( Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng một hệ tư tưởng, hay tôn giáo…), phù hợp với chế độ Dân Chủ Ða Nguyên mà mọi người đang muốn thiết lập (Mọi khuynh hướng chính trị đều được thừa nhận và tôn trọng, dù chỉ là của một cá nhân hay thiểu số), phù hợp với Nguyên Tắc Sinh Hoạt Dân Chủ (Ða số thắng thiểu số, thiểu số phải phục tùng quyết nghi của đa số, nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến mà đa số cũng phải tôn trọng…).
 
         Ðối với cộng đồng nhân loại cũng thế, con người trong một quốc gia và giữa các quốc gia cũng có nhiều khác nhau về kiến thức và khả năng nhận thức, sáng tạo, khuynh huớng chính trị, tín ngưỡng và tôn giáo, sắc tộc…
        Một nền tảng triết lý tổng hợp (Duy Nhân) sẽ giúp cho mọi con người sống trên hành tinh này có cái nhìn chung ‘‘Nhân Bản”, biết thừa nhận những giá trị nhân bản của mọi sản phẩm tri thức của con người và luôn luôn cư xử với nhau trên nền tảng chung ‘‘Con Người với con Người”. Và như thế có thể loại trừ được những  nguy cơ chiến tranh Ý Thức Hệ (Do chọn ý thức hệ độc tôn), chiến tranh Tôn Giáo (Do chủ nghĩa Tôn Giáo Cực Ðoan), Chiến tranh Chủng Tộc (Do chú nghĩa Dân Tộc cực đoan), chiến tranh xâm lược (Do chủ nghĩa ñ‰ QuÓc, bá quyền Quốc Gia cực đoan).
         Ðồng thời chỉ có như thế mới có một căn bản Pháp Lý Quốc Tế vững chắc để hành xử Quyền Tài Phán Quốc Tế, v§i một hŒ thÓngToà Án Quốc Tế có thẩm quyền trên mọi quốc gia, Ç‹ có th‹ chế tài mọi cá nhân, tập đoàn nắm quyền bính hay không, mà vi phạm tội ác với con người.
         Vì một khi lấy con người làm gốc (Nhân Bản), các luật pháp quốc tế bảo vệ con người gọi chung là  “Nhân Luật” mới có hiệu lực bao trùm lên mọi chủ quyền  và luật pháp quốc gia. Ðiều này cũng phù hợp với chiều hướng phát triển hiện nay của thế giới : Toàn cầu hoá nhiều lãnh vực, nhÜ kinh tế, pháp lý, chính trÎ quÓc t‰. Theo đó, nhân danh con người, vì con người, các nước Giầu-Nghèo đang có nỗ lực hợp tác để cùng nhau thiết lập một nền ‘‘Trật Tự Thế Giới Mới” hay là “Một Hệ Thống Kinh Tế Quốc tế Mới”, trong đó mọi con người, thuộc mọi sắc tộc, quốc gia, có điều kiện thuÆn l®i Ç‹ mÜu cÀu hånh phúc và sống xứng đáng với nhân phẩm và cương vị của một con người, giảm thiểu đói nghèo, khổ đau cho toàn nhân loại trên hành tinh này trong hiện tại cũnh như cùng hướng về tương lai ngày càng tốt đẹp.

III.- KẾT LUẬN:
          Ðể kết luận bài tham luận này, chúng tôi xin dùng biểu đồ ba cái tháp tượng trưng cho ba loại thể chế chính trị dựa trêm ba nền tảng triết lý khác nhau: Tháp Duy Tâm, nghiêng về phía hữu. Tháp Duy Vật, nghiêng phía Tả. Tháp Duy Nhân, đứng thẳng, luôn luôn cân bằng vì xây trên nền tảng Con Người (Chủ thể của mọi tư duy và là đối tương phục vụ của mọi sản phẩm tri thức, của mọi chủ thuyết chính trị, chủ thể xã hội và là đối tượng phục vụ của mọi hình thái tổ chức xã hội loài người)
         Chính trên nền tảng triết lý tổng hợp này, chúng ta có thể hình thành một chủ thuyết chính trị thích dụng, trên đó các nhà lập hiến Việt Nam có thể soạn thảo ra một Hiến Pháp Dân Chủ Ða Nguyên, đáp ứng đúng nguyện vọng của  Quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước và phù hợp với xu thế thời đại, với chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.
    .                                           
                  Thiện Ý
Houston, ngày 12 tháng 8 næm 2002
   Hiệu đính lại, ngày 12-8-2010.
  Hiệu định lại ngày 2 tháng 10 năm 2011