Tuesday, August 25, 2020

Chính trị và đạo đức chính trị có khác giữa dân chủ pháp trị và độc tài toàn trị?

Chính trị và đạo đức chính trị có khác giữa dân chủ pháp trị và độc tài toàn trị?

Thiện Ý

Có quan niệm cho rằng chính trị và đạo đức  là hai phạm trù khó có sự dung hợp, “chính trị đi vào thì đạo đức đi ra”. Vì nói đến chính trị là người ta hay nghĩ đến các thủ đoạn, âm mưu, hành động giành chính quyền và hành xử quyền cai trị bằng mọi cách, dù gian manh, tàn ác, vô đạo đức, bất nhân, bất nghĩa để thực hiện những chủ trương chính sách cai trị nhằm thành đạt mục tiêu chủ quan, vị kỷ của cá nhân hay tập đoàn cai trị.

Nói cách khác, người làm chính trị hay đảng cầm quyền có thể vận dụng mọi phương cách dù gian trá, bất chính, vô nhân đạo, phản đạo đức, vô luân để đạt mục tiêu cá nhân hay tập thể.

Để thấy giá trị cao đẹp của chính trị, cần làm rõ mối tương quan nhân quả về ý nghĩa và thực hành chính trị và đạo đức chính trị.

1.-Ý nghĩa từ ngữ Chính trị và đạo đức chính trị.

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố mang tính nhân cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy phạm chuẩn mực của cộng đồng và xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo là con đường, đức là phẩm tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức chính trị là cá nhân hay chính đảng đã kết hợp hài hòa và thể hiện đạo đức trong sinh hoạt chính trị của quốc gia, đem lại lợi ích toàn diện cho đất nước, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân.

2.- Vì sao có quan niệm tiêu cực “chính trị  đi vào thì đạo đức đi ra”?

Quan niệm này có thể phản ánh phần nào sinh hoạt chính trị thực tế, nhưng chỉ đúng về mặt tiêu cực của chính trị, mà không đúng về mặt tích cực. Chính mặt tích cực  của chính trị mới phản ánh trung thực nội dung và ý nghĩa cao đẹp của chính trị, phù hợp với tính nhân đạo, đạo đức con người và xã hội.

Theo đó từ ngữ chính trị bao hàm hai yếu tố căn bản:Chính quyền và cai trị. Chính quyền bao gồm cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành guồng máy công quyền quốc gia, để thực hiện các chính sách cai trị đất nước sao cho có hiệu quả thực tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi tầng lớp nhân dân được sống trong độc lập, tự do, an bình, ấm no và hạnh phúc…

3.- Ý nghĩa tích cực của mối tương quan giữa chính trị và đạo đức chính trị.

Một chính đảng, muốn nắm được chính quyền theo vương đạo, phải chứng tỏ trước nhân dân là một đảng chân chính, đoàn kết, vững mạnh về tổ chức, đưa ra được các chủ trương, chính sách ích quốc, lợi dân có tính thuyết phục và khả thi. Người làm chính trị chuyên nghiệp, muốn nắm được chính quyền, trước hết phải chứng tỏ tài năng, phẩm chất đạo đức cá nhân trước chính đảng của mình để được đề cử (nếu muốn nắm chính quyền thông qua chính đảng), hay trước nhân dân (nếu muốn nắm chính quyền với tư cách cá nhân).

Như vậy, chính trị và đạo đức dù ở hai phạm trù vẫn có sự dung hợp và là một sự kết hợp hữu cơ phải có, theo ý nghĩa chính danh, cao đẹp, vị tha của từ ngữ chính trị. Chẳng qua, quan niệm cho rằng giữa chính trị và đạo đức không thể dung hợp, xuất phát từ những biểu hiện tiêu cực của các hoạt động chính trị thực tiễn của các chính đảng và các chính trị gia bất chính, bất lương. Họ đã làm chính trị theo trường phái bá đạo, chỉ vì trục lợi cá nhân hay chính đảng của mình. Thế nhưng, thực tế với các biểu hiện tích cực của các chính đảng và các chính trị gia chân chính, lương hảo, đã xác tín nội dung và ý nghĩa cao đẹp của từ chính trị. Đồng thời cũng chính thực tế thể hiện mặt tiêu cực của các chính đảng và các chính trị gia bất chính, bất lương, vô đạo đức, chuyên dùng các thủ đoạn chính trị lưu manh, gian trá lừa bịp nhân dân, để tranh danh, đoạt lợi cho cá nhân, gia đình và cho chính đảng của mình. Chính những biểu hiện tiêu cực này, đã làm mất niềm tin của nhân dân, khiến chính trị bị biến tính, biến dạng và bị coi là trái đạo đức, vô nhân đạo.

Vì vậy, dưới mắt quần chúng và công luận xã hội, đạo đức chính trị đã là chuẩn mực để người dân xét định, tín nhiệm, tuyển chọn, đánh giá các chính đảng và các chính trị gia chuyên nghiệp. Trên thực tế, quần chúng và công luận luôn giữ vững các chuẩn mực này và không bỏ qua những vi phạm chuẩn mực đạo đức đối với các chính đảng hay các chính trị gia tham chính.

4.- Có sự khác biệt giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài về chính trị và đạo đức chính trị.

Trên thực thế cho thấy ý nghĩa tích cực, cao đẹp của chính trị thường thể hiện mức độ cao trong các chế độ chính trị “dân chủ pháp trị”. Trong khi ý nghĩa tiêu cực xấu xa của chính trị thường thể hiện cao trong các “chế độ độc tài” các kiểu (quân chủ chuyên chế, tôn giáo chuyên chế, độc tài quân phiệt, Phát-xít, cộng sản chuyên chính hay độc tài toàn trị…). Thực tế ai cũng có thể thấy rõ sự khác biệt vế ý nghĩa chính trị tốt hay xấu ít, nghiều nơi các nước theo chế độ dân chủ và các nước theo chế độ độc tài các kiểu.

Tại các nước dân chủ, tiêu biểu như Hoa Kỳ, quý độc giả quan tâm đều biết qua các cuộc tranh cử vào các chức vụ dân cử hay công cử, tiêu chuẩn đạo đức cá nhân chính trị gia là một tiêu chuẩn hàng đầu gắn liền với tài năng các ứng viên độc lập cũng như do chính đảng đưa ra. Trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ dân cử các cấp liên bang hay tiểu bang và địa phương nói chung, một số ứng viên đã phải bỏ cuộc sau khi công bố ý định ra tranh cử hay mới bước vào tranh cử một thời gian, do bị cử tri hay truyền thông báo chí đưa ra trước công luận những vi phạm đạo đức cá nhân. Thông thường, các ứng viên biết tự trọng phải bỏ cuộc, vì những vi phạm pháp luật liên quan đến ái tình bất chính (vi phạm luật hôn nhân gia đình) hay thiếu thuế,gian lận thuế…Vì đã thể hiện một phẩm chất thiếu trung thực, bất xứng với nhân cách một người đại diện làm việc cho dân cho nước, hưởng lương bổng bằng tiền thuế của dân.

Vì vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2016-2020, cũng như trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệp kỳ 2020-2024 vào ngày 3-11-2020 tới đây, những người chống ứng cử viên Tổng thống Donald Trump đã cố đưa ra những những yếu điểm về nhân cách đạo đức,quan hệ bừa bãi trong đời thường của ông Trump với phụ nữ và cố buộc ông phải công khai hồ sơ khai thuế. Nhưng rốt cuộc ứng cử viên Trump đã không hề hấn gì, phải chăng đã không có bằng chứng xác thực nào, là ông đã vi phạm luật hôn nhân gia đình một vợ một chồng mà vợ ông bà Melania Knavs Trump cũng đã biết rõ thực chất các vụ tố cáo này là vì động cơ chính trị. Đồng thời ứng viên Tổng thống Donal Trump có lẽ cũng không vi phạm gì Luật thuế vụ, nên mới đã được ứng cử và đã đắc cử nhiệm kỳ vừa qua (2016-2020).Vì việc không công công bố hồ sơ khai thuế của một ứng cử viên Luật ứng cử và bầu cử tại Hoa Kỳ không bắt buộc, là quyền của họ.Vì thế ứng viên Tổng thống Donald Trump có quyền giữ kín hồ sơ khai thuế của mình vì lý do riệng. Nhưng không thề suy đoán chủ quan với ác ý như là có gian lận nên mới không công bố theo đòi hỏi của  phe đối lập. Những cử tri đã bỏ phiếu cho ứng viên Tổng thống Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ vừa qua, cũng như tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm ông tái cử trong nhiệm kỳ  4 năm tới (2020-2024) đều tin như vậy. Họ  cho mọi sự tố cáo của phe đối lập chỉ là thủ đoạn chính trị đen tối chống vị Tổng thống mà họ cho là một trong ba vị Tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.Thủ đoạn này dường như đang tái diễn. Vì tin giới truyền thông cho hay các công tố viên Tòa án Liên bang ở New York mới đây đã ra án lệnh buộc Tổng thống Donal Trump phải giao nạp hồ sơ khai thuế 8 năm trước khi làm Tổng Thống (2008-2016). Có người đặt vấn đề, giả như trước ngày bầu cử chính thức sẽ diễn ra vào ngày Thứ ba 3-11-2020 tới đây, Tòa án phát hiện có vi phạm Luật Thuê  nghiêm trọng, liệu Tổng thống Donal Trump tái tranh cử nhiệm kỳ II có bị ngăn trở gì không?.Tất nhiên là có gặp khó khăn, nhưng điều này khó xẩy ra. Vì Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra  phán quyết cho phép Tòa án được quyền xem xét hồ sơ thuế của Tổng Thống Donald Trump, nhưng dường như chỉ được công bố qua Quốc Hội sau ngày bầu cử Tổng thống vào ngày 3-11-2020 tới đây.Giả như  hồ sơ khai thuế trong 8 năm trước khi làm Tổng thống có vi phạm nghiêm trọng Luật Thuế, mà ứng viên Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ II, (2020-2024) thì việc xử lý chỉ diễn ra sau ngày hết nhiệm kỳ 2 vào năm 2024 do quyền đặc miễn tài phán dành cho một Tổng thống trong thời gian tại chức.

Sự thể này cho thấy, trong các cuộc bầu cử tranh cử tự do ở Hoa Kỳ, một nước có chế độ dân chủ pháp trị vững vàng, mẫu mực, mọi người dân đều có quyền bóc trần đời tư cá nhân của một ứng viên mà không sợ bị kết tội vi phạm đời tư cá nhân là như vậy.Vì đó là những khuôn mặt của công chúng (Public figuer).

Đối với các chức vụ công cử cũng vậy, ngoài tài năng, phẩm chất đạo đức của các ứng viên cũng được xét đến. Vì vậy những người được Tổng thống Donald Trump (cũng như các vị tiền nhiệm) sau khi đắc cử mời tham gia nội các hay các chức vụ công cử, mà luật buộc phải được sự chuẩn thuận của Quốc hội, để được xem xét nhiều mặt trong đó có phẩm chất đạo đức cá nhân.

Một điển hình dưới thời Tổng thống Barrack Obama nhiệm kỳ đầu (2008-2012), đã có ba nhân vật được ông đề cử vào các chức vụ công quyền.Nhưng hai trong ba vị này đã phải từ chối sự đề cử sau khi bị phanh phui thiếu thuế. Đó là cựu Thượng Nghị sĩ Tom Dashle, từng là lãnh tụ đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, tuyên bố không nhận chức Bộ trưởng Y tế đặc trách chương tình cải tổ y tế đầy tham vọng của Tổng thống Obama lúc đó. Vì ông đã quên trả tiền thuế $130,000. Khi loan báo quyết định rút lui, ông Dashle nói rằng “ông không thể nào thi hành công vụ với niềm tin không trọn vẹn của Quốc hội và người dân Mỹ”. Từ chối của ông Dashle được đưa ra chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bà Nancy Killefer, người được Tổng thống Obama để cử làm người quản trị ngân sách Tòa Bạch Ốc, (một chức vụ mới nhằm theo dõi sự chi tiêu tránh lãng phí của chính phủ), phải từ nhiệm cũng vì vướng mắc với tiền thiếu thuế trong quá khứ. Riêng ông Tim Geithner được đề cử giữ chức Bộ trưởng Tài chánh thì khỏi phải từ nhiệm, vì đã kịp sửa sai sự thiếu thuế. Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC, Tổng thống Obama lúc đó nói ông rất buồn, hối tiếc và có lỗi trong việc giải quyết vụ việc này. Ông nói: “Tôi nhìn nhận mình đã sơ suất, lầm lỗi này quan trọng cho cả nội các, vì chúng ta muốn gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ không có hai bộ luật riêng rẽ, một dành cho người có chức quyền, và một dành cho dân nghèo”.

Trong nhiệm kỳ 4 năm sắp qua của Tổng thống Donald Trump (2016-2020), nhiều viên chức  công cử đối nội (các Bộ trưởng..) hay ngoại giao (các Đại sứ..) mà luật buộc phải có sự thông qua của Quốc Hội, có người trong số họ đã bị bác vì năng lực, phẩm chất đạo đức chính trị không hội đủ.

Trong khi đó, trong các chế độ độc tài các kiểu, tiêu biểu như chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam thì sao?

Chẳng cần nói ra thì nhân dân Việt Nam ai cũng biết đạo đức chính trị là thứ yếu,có thể bỏ qua, nhân sự chỉ cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng CSVN sẽ được tuyển chọn vào các chức vụ dân cử hay công cử.

Theo Quyết định 1808/QĐ-BHXH năm 2017 thì 04 tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý nhà nước CHXHCNVN . Tiêu chuẩn hàng đầu làTrung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng…"; 3 tiêu chuẩn còn lại nói về nhân cách, phẩm chất đạo đức có vẻ tốt đẹp, nhưng chỉ là bình phong che đậy thực trạng.

Thực trạng là, khác với chế độc dân chủ pháp trị, các chức vụ dân cử hay công cử đều do sự chọn lựa duy nhất của đảng CSVN. Tiêu chuẩn hàng đầu để được lựa chọn không phải là nhân cách, tác phong và đời sống đạo đức mà là lòng trung thành được thể hiện trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước. Tiêu chuẩn tài năng cũng cần, nhưng chỉ là để làm tốt nhiệm vụ đảng giao phó, vì lợi ích trước hết của đảng sau mới đến lợi của quốc gia và nhân dân. Vì thế, trong các cuộc bầu cử, đảng CSVN chọn ứng cử viên để dân bầu. Các cử tri cũng được quyền phê phán có mức độ, nhưng nghiêm cấm bới móc đời tư cá nhân dù đó là sự thật, ảnh hưởng không tốt cho đảng. Truyền thông, báo chí thì nhà nước nắm độc quyền nên lý lịch các ứng cử viên đảng cho biết đến đâu thì dân biết đến đó. Tội trốn thuế chỉ áp dụng cho nhân dân, cũng như quan hệ bất chính dù vi phạm luật hôn nhân gia đình là không có hay có cũng không được áp dụng với các ứng cử viên được đảng chọn và các quan chức nhà nước cao cấp.

Lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh đã từng nói với cán bộ đảng viên CS, rằng mọi tội lỗi đều có thể tha được, trừ tội phản đảng. Thực tế sự áp dụng luật pháp cũng có mức độ khác nhau giữa lãnh đạo và cán bộ đảng viên cộng sản các cấp, với quần chúng nhân dân. Chẳng hạn để tạo ra hình tượng lãnh tụ CS Hồ Chí Minh như “Cha già dân tộc”, đã không lập gia đình, dồn hết tâm lực lo cho dân, cho nước. Nhưng nhiều tài liệu sau này cho thấy Ông Hồ đã giải quyết sinh lý với nhiều đàn bà con gái Tây, Tàu, Việt trong thời bôn ba ra nước ngoài “Tìm đường cứu nước” (1911-1930) thời kháng chiến chống Pháp (1930-1954) cũng như sau khi cướp được chính quyền nửa nước Miền Bắc (1954-1969).Vì muốn che dấu sự thật, những đứa con rơi của Ông Hồ đã mất nhiều quyền lợi chính trị kế thừa đảng truyền như Nguyễn Tất Trung. Nghe đâu sau khi sinh “con tư sinh” không được nhìn nhận này cho “Cụ Hồ” người mẹ xấu số thuộc dân tộc ít người Nông Thị Xuân, đã bị bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn làm nhục trước khi thủ tiêu bằng ngụy tạo một tai nạn xe tông chết tức tưởi. Một người con tư sinh khác của “Bác Hồ” là Nông Đức Mạnh, không rõ mẹ là ai, may mắn hơn đã được đảng ngầm chiếu cố “hạt giống cách mạng đỏ của Bác”, cho lên ngôi Tổng bí thư vài nhiệm kỳ và giờ đây đang sống vinh thân phì gia như một ông vua không khai; mà hình ảnh hoành tráng ở tư gia đã được phô diễn trên mạng truyền thông gây “phản cảm” trong công luận.

Ngoài lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh, hai lãnh tụ kế tục sự nghiệp cũng sống ngoài vòng pháp luật, được quyền vi phạm “đạo đức cách mạng” vì sự nghiệp đấu tranh của đảng, cũng cần giải tỏa “khí tồn tại não” như “Bác” để đầu óc sáng suốt “lãnh đạo nhân dân ta chống Mỹ cứu nước”. Đó là cố Tổng bí thư cộng đảng Việt Nam Lê Duẩn và cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Cả hai ông Tổng thời chiến tranh Quốc –Cộng, nằm gai nếm mật ở Miền Nam, dù đã có vợ con ở Miền Bắc, nhưng vẫn có con ngoại hôn ở Miền Nam. Nghe đâu các con của ông Tổng Lê Duẩn với bà Ba Vân, nguyên Tổng biên tâp báo Saigon giai phóng sau ngày 30-4-1975, bây giờ tất cả đã thành danh trong hay ngoài cơ chế đảng và nhà nước, có người trở thành các nhà “Tư bản Đỏ”.Còn ông Tổng Linh nghe nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân đương kim Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, là giọt máu cách mạng ông đã gieo trồng nơi một phụ nữ Miền Nam?.…

Đó là thực trạng phổ biến dưới chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trước và sau chiến tranh, trước thời “Mở cửa”.Đó là cái thời xây dựng triệt để thử nghiệm mô hình XHCN đã bị thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn (1975-1995) phải “Mở cửa” để cứu nguy và kéo dài tuổi thọ.

Sau thời “mở cửa”, tiêu chuẩn chọn người vào guồng máy công quyền quốc gia, lập pháp cũng như hành pháp, tư pháp có tiến bộ hơn, song vẫn do độc quyền chọn lựa của đảng CSVN, với tiêu chuẩn hàng đầu vẫn là trung thành tuyệt đối với “Đảng ta” và kiên định chủ nghĩa Mác-Lê. Sự tiến bộ này cùng với tiến bộ các mặt khác sau 25 mở cửa (1995-2020),đã giúp Việt Nam phát triển nhiều mặt và văn minh hơn như hôm nay, chính là nhờ “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường,định hướng tư bản chủ nghĩa”, như chúng tôi đã trình bày trong các chương trình trước đây trên diễn đàn này.Riêng về chế độ chính trị thì cũng chính trong môi trường này đã được dân chủ hóa từng bước,theo một diễn biến hòa bình “tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể” để giờ đây độc tài CS XHCNVN và độc đảng CSVN, đã chỉ còn là “đảng và chế độ đỏ vỏ CS, Xanh lòng TB”; đang chờ ngày kết thúc quá trình chuyển thể hoàn toàn qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng trong một tương lai không xa. Đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sự Việt Nam; phù hợp với chiều hướng mới không thể đảo ngược “Dân chủ tất thắng độc tài”; theo đúng quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi, chất đổi”, như chúng tôi đã lý luận, chứng minh trong các bài thuyết trình trước trên diễn đàn này.

Như vậy có thể nói, chính trị phải có đạo đức, sự vi phạm đạo đức chính trị là do các hành vi của các chính đảng và những người làm chính trị. Có khác chăng là cách xử lý các vi phạm đạo đức chính trị trong chế độ dân chủ có khác chế độ độc tài. Sự khác biệt này như chúng tôi vừa đưa ra điển hình được thể hiện qua cách xử lý của Tổng thống Obama và sự tự giác, tự xử những vi phạm đạo đức chính trị của những người được đề cử vào các chức vụ công quyền ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, những ứng cử viên được đảng chọn không tự giác từ chối sự đề cử của đảng khi tự xét thấy mình bất xứng về đạo đức đã đành, mà chính đảng CSVN còn coi nhẹ tiêu chuẩn đạo đức và tìm cách bao che những vi phạm pháp luật của các viên chức cầm quyền vì lợi ích cao nhất của đảng.

Tựu trung, trong chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam hiện nay,dù có nhiều tiến bộ về tiêu chẩn đạo đức và năng lực tuyển chọn nhân sự. Nhưng vẫn tồn tại hai thứ luật pháp, một cho nhân dân và một cho những kẻ cầm quyền với mức độ tùy theo chức quyền. Như thế, nó tiêu biểu cao cho mặt tiêu cực của chính trị, làm mất ý nghĩa cao đẹp của chính trị, khiến nhiều người lầm tưởng hai phạm trù chính trị và đạo đức không thể dung hợp. Trong khi thực chất và thực tế chính trị và đạo đức có tính chất song hợp, góp phần chủ yếu vào sự ổn định, phát triển và thăng hoa xã hội lòai người. Vì chính trị mà không có đạo đức, không chỉ phá hủy niềm tin con người mà còn phá hủy cả sự tiến bộ và nền đạo đức xã hội do những kẻ bất xứng bất tài nắm quyền cai trị đất nước.

Thiện Ý

Houston, ngày 24-8-2020

** Xin mời Bạn đọc lên YouTub, search: “Diễn đàn Thien Ý” hay lên Facebook search “Thiện Ý Nguyễn” để nghe  nhìn tác giả trình bày.

 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.