Thursday, July 30, 2020

Vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.



Vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thiện Ý

Tin giới truyền thông trên mạng mới đây cho hay ngày 13-7-2020, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố lần đầu tiên bác bỏ mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. Đồng thời công khai bênh vực các nước nhỏ yếu trong vùng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Trong đó có Việt Nam được quan tâm hàng đầu, với những động thái mang ý nghĩa như ngầm cam kết, rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng can thiệp nếu Trung Quốc có hành động quân sự bắt nạt Việt Nam và các nước khác trong vùng.

Trước biến cố này, nhiều người cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần chấm dứt đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hòa Kỳ. Nhưng nhiều người khác, trong đó có chúng tôi, thì nghĩ rằng  Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vì sao?

Vì các động thái mới nhất của Hoa Kỳ (1)lợi bất cập hại đối với Việt Nam.
(2)không thay đổi bối cảnh chung đã buộc Việt Nam phải ‘đi dây’,
(3) tiếp tục‘đi dây’ là sự lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam.

Đó là các đề mục chính cho bài viết này.Nhưng trước hết cần đề cập đến:

I/- Những động thái mới đây nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là gì.

Hành động đầu tiên là ngày 13-7- 2020  Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. Tiếp theo sau là tiếng nói của các viên chức lãnh đạo cấp cao ngành ngoại giao, quốc phòng của Hoa Kỳ. Tất cả đều có chung một mục tiêu là:

1.- Căn cứ trên luật pháp quốc tế, cụ thể là vi phạm Công ước quốc tế 1982 về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các án lệ quốc tế mà gần nhất là án lệ của Tòa án quốc tế năm 2016 xử vụ Philippine kiện Trung Quốc…Hoa Kỳ đã công khai phủ định dứt khoát, mạnh mẽ mọi tuyên bố chủ quyền biển đảo ở biển Đông, cụ thể là ‘đường lưỡi bò 9 khúc’ hay ‘chủ quyền biển lịch sử’, một sự phân định mơ hồ vẽ ra trên các bản đồ có từ những năm 1940; hay ‘quyền và lợi ích hàng hải’ mà Trung Quốc đơn phương xác lập chủ quyền chiếm đến 90% diện tích biển đảo ở Biển Đông.Hoa Kỳ coi sự đơn phương xác lập chủ quyền này của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn luật pháp và án lệ quốc tế về chủ quyền biển đảo của các quốc gia nằm sát hay giữa biển Đông.

2.- Căn cứ trên hành động thực tế, Trung Quốc bao lâu này không ngừng ỷ mạnh hiếp yếu, dùng bạo lực lấn chiếm, bồi đắp các đảo nhân tạo, quân sự hóa vùng biển đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền của một số nước trong vùng với Trung Quốc (Như Đài Loan, Indosia, Mã Lai, Philippine, Brunei và  Việt Nam…). Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án các hành động này của Trung Quốc và kiên quyết sẽ có hành động thích đáng để chấm dứt thực tế này, tái lập ổn định trật tự pháp lý và thực tế trong vùng biển đang có tranh chấp theo luật pháp và án lệ quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo qua tuyên bố ngày13/7 được xem là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước đến nay,  đã nhắc lại “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”.
Ông Stilwell, trợ lý ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 14/7 nhấn mạnh lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về việc Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng lãnh hải bên ngoài phạm vi 12 hải lý của nước này. Vì Bắc Kinh đã ‘không đưa ra một tuyên bố hàng hải hợp pháp, mạch lạch’ ở Biển Đông. Và rằng ‘Điều này có nghĩa là Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia), hay vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Brunei,’. Ông Stilwell nói những điều này tại cuộc hội thảo hàng năm về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS được tổ chức trực tuyến từ Washington DC hôm 14/7.
Trong khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink trong một bài viết đăng trên báo Thanh Niên điện tử hôm 20/7 thì đã bày tỏ quan điểm rằng, những tuyên bố về chính sách của Washington vừa qua thể hiện rõ hơn cam kết của Mỹ về duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, và Washington sát cánh với Hà Nội để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam nhất quán với luật pháp quốc tế, cũng như để bác bỏ tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’ tại Biển Đông.
Tựu chung có sự khác biệt trong động thái mới nhất này, là lâu nay Hoa Kỳ vẫn phản đối yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thường xuyên điều tàu chiến qua lại trên tuyến đường thủy chiến lược trị giá khoảng 3 nghìn tỷ đôla thương mại mỗi năm, với lý do là để thể hiện quyền tự do hàng hải. Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 13/7, lần đầu tiên Mỹ nói rõ các yêu sách của Trung Quốc là ‘bất hợp pháp’ và thể hiện sẽ hành động thực tế quyết đoán hơn có ý nghĩa như lời cam kết sẵn sàng có hành động bảo vệ các quốc gia nhỏ yếu trong vùng trước các hành động  ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc.
II/- Vì sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ?
Việt nam vẫn phải tiếp tục đối sách ‘di dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là vì các động thái mới nhất của Hoa Kỳ:

1.- Lợi bất cập hại đối với Việt Nam.
    Vì những động thái mới nhất của Hoa Kỳ căn bản là vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Hoa Kỳ trong quan hệ ngoại giao lúc lên lúc xuống giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Đó là điều tất nhiên, vì lợi ích quốc gia luôn là nền tảng, cốt lõi và là mục tiêu tối hậu chính sách ngoại giao của bất cứ quốc gia nào. Lúc này quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể căng thẳng vì lợi ích nhất thời tranh cử; nhưng sau đó vì lợi ích lâu dài giữa hai nước Mỹ-Hoa, có thể chuyển biến theo một chiều hướng khác. Thành ra trước các động thái mạnh mẽ mới nhất của chính quyền Washington, phản ứng của Bắc Kinh có vẻ chừng mực, đấu dịu thể hiện qua các tuyên bố của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc.

Theo Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ngày 15/7. thì Trung Quốc ‘không sợ bất kỳ lệnh trừng phạt nào’ mà Hoa Kỳ có thể áp đặt vì tình hình ở Biển Đông. Và rằng:
Hoa Kỳ nên suy nghĩ cẩn thận về chính sách của mình. Còn nói về biện pháp trừng phạt, Trung Quốc không sợ. Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Nếu Mỹ muốn khuấy động rắc rối thì hãy để bão tố nổi lên mạnh hơn nữa’
Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì lên án nhẹ nhàng động thái của Hoa Kỳ, coi đây là một hành động vô trách nhiệm, có thể phá hoại hòa bình và tình trạng ổn định khu vực.
Trong khi trước sự kiện này, cái lợi của Việt Nam chỉ là tăng thêm thế lực giúp có những động thái mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ( như đưa vụ tranh chấp chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc, dọa kiện Trung Quốc trước Tòa án quốc tế, ngày càng đáp trả mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam…).
Đúng như một số chuyên gia nhận định với VOA rằng Hà Nội khó có thể ở trong thế đối đầu với Bắc Kinh, dù rằng có vẻ như đang ‘ngả’ về phía Mỹ với tiếng nói mạnh mẽ hơn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ.
Với vai trò là chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam vừa cho biết đã dẫn đầu các nước ASEAN lên tiếng “cảm ơn và đánh gía cao” sự ủng hộ của Mỹ sau khi Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Một động thái mà theo TS. Tạ Văn Tài, giáo sư Luật của Đại học Harvard, là thúc đẩy bày tỏ mạnh hơn quan điểm của khối các quốc gia    Đông Nam Á sau hàng loạt các tuyên bố chính thức của Mỹ.
Thế nhưng cái ‘bất cập hại’ cho Việt Nam, là nếu vì những động thái mới nhất này của Hoa Kỳ mà từ bỏ đối sách ‘đi dây’, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhiều mặt, nặng nhất là mặt chính trị và kinh tế, trước mắt cũng như lâu dài, do những ràng buộc với Trung Quốc,từ quá khứ đến hiện tại. Chẳng cần nói ra thì những ai quan tâm đều biết rõ.
Chẳng thế mà mới đây, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc, trong bài viết phân tích về mối quan hệ Mỹ - Trung sau khi Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố gọi yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là ‘phi pháp’, đã tiếp tục đưa ra ‘cảnh báo’ Hà Nội về việc ‘chọn phe’ nhằm chống lại Bắc Kinh, rằng:
“Nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ cân bằng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích nhận được’.
Thế nhưng đồng thời, trong cuộc hội đàm mới đây ở Bắc Kinh giữa hai Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đã đưa đến một kết quả hữu nghị về kinh tế là một ngân hàng của Trung Quốc đã cho một ngân hàng Việt Nam vay một trăm triệu dollar để phát triển hoạt động.Sự thể này phải chăng cho thấy Trung Quốc cũng cần Việt Nam, vẫn muốn giữ chặt Việt Nam không ngả theo Hoa Kỳ, nên ‘vừa đấm, vừa vuốt’ chăng?. Thành ra dường như Việt Nam đang ở thế thuận lợi khi “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”?

2.- Không thay đổi bối cảnh chung đã buộc Việt Nam phải ‘đi dây’.
Bối cảnh chung đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bao lâu nay không có gì thay đổi; sau những động thái mới nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Đó là bối cảnh bắt nguồn từ sự ràng buộc Việt Nam trong quá khứ chiến tranh xa gần đối với Trung Quốc khác với Hoa Kỳ.
     (1)- Đối với Trung Quốc từng là “đồng chí anh em”, Việt-Trung có cùng quá khứ và chung vận mệnh tương lai, như lãnh tụ Cộng đảng đương thời Trung quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác, nhiều lần nhắc nhở với cộng đảng Việt Nam mỗi khi có dịp.
Do đó, trên thực tế, đối xử với cựu thù Hoa Kỳ trong chiến tranh phải có khác, để không phật ý và bị nghi ngờ về lòng trung thành cố hữu của Việt Nam với Trung Quốc. Chẳng thế mà, trước khi làm điều gì liên quan đến Hoa Kỳ, Hà Nội luôn tham khảo trước với Bắc kinh cách này cách khác. Tỷ dụ, trong các chuyến công du Hoa Kỳ của các lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước CSVN trước đây, thường là họ phải ghé qua Bắc Kinh trước khi đến Washington.
Vì thế, trong quan hệ song phương với Trung Quốc, Việt Nam vẫn phải nêu cao và cố gắng thực hiện khẩu hiệu “4 Tốt và 16 Chữ vàng” có từ thời chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam (1954-1975) do các lãnh tụ hàng đầu của hai đảng, hai nhà nước Việt (Hồ Chí Minh) và Trung (Mao Trạch Đông) xác lập như một định ước có giá trị cưỡng hành mặc nhiên không thể tranh cãi.
   (2)- Đối với Hoa Kỳ, có khác với   Trung Quôc,quá khứ từng là là cựu thù trong chiến tranh, đối tác làm ăn trong hiện tại, Việt- Mỹ không có cùng quá khứ, nhưng vận mệnh tương lai có thể gắn bó đôi bên cùng có lợi.
Vận mệnh tương lai đó là , sau khi Trung Quốc “mở cửa” làm ăn với thế giới bên ngoài, “phe xã hội chủ nghĩa đã rãy chết”, Việt Nam mới dám nối bước đàn anh tìm cơ hội “mở cửa” làm ăn với các nước “tư bản chủ nghĩa không rãy chết” như lý luận tuyên truyền về sự tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lenin thời Chiến Tranh Lạnh. Cơ hội đó là vào năm 1995 khi được Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ đó, sau đó và nhờ đó Việt Nam đã từng bước phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế, để có bộ mặt “Phồn vinh” như hôm nay. Mặc dầu người dân và cả nhà cầm quyền thâm tâm ai cũng biết “bộ mặt phồn vinh” hôm nay là kết quả của con đường làm ăn “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”. Thành quả này trong năm nay đã được đôi bên đánh giá tích cực nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt (1995-2020). Nhưng vì sĩ diện, Cộng đảng Việt Nam vẫn phải chơi trò gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”, rằng đó là nhờ con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, như chúng tôi đã vạch rõ trong nhiều bài viết trước đây trên diễn đàn này.
2.- Việt Nam vẫn tiếp tục đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Vì những động thái mới nhất của Hoa Kỳ với Trung Quốc dường như càng củng cố thêm tin tưởng của nhà cầm quyền Việt Nam, cần tiếp tục đối sách ‘đi dây’ là sự chọn lựa tốt hơn, so với từ bỏ đối sách này, ngả hẳn theo và trở thành đồng minh Hoa Kỳ trong liên minh các nước chống Trung Quốc.
Thật vậy, vì những động thái mới này vốn Hoa Kỳ đã từng làm trong quá khứ, chỉ khác mức độ và cường độ mạnh hơn với hệ quả cao hơn trong quan hệ Mỹ-Hoa. Cụ thể gần nhất là trong năm 2019 vừa qua, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Hoa Kỳ từng là nước đầu tiên đã mau mắn lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động ỷ thế mạnh bắt nạt Việt Nam của Trung Quốc; tiếp theo sau là sự lên tiếng của các cường quốc như Anh, Pháp, Đức, Liên Hiệp Châu Âu, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản….Trong khi những động thái lần này của Hoa Kỳ đã đẩy từ quan hệ ‘đối tác’ qua quan hệ ‘đối đầu’ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Hoa Kỳ. Nhưng chỉ có lợi nhất thời là đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầng cao mới. Một cái lợi như nghĩa bóng của câu tục ngữ Việt Nam ‘ trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi’ . Một trong những cái Việt Nam đắc lợi là có thêm thuận lợi tiếp tục thực hiện ‘đối sách hai mặt’ chống lại “đối sách lá mặt, lá trái’ của Trung Quốc. 
-‘Đối sách hai mặt’ của Việt Nam là một mặt trên nguyên tắc, thực hiện chính sách ngoại giao đa phương với chủ trương từ ‘Ba không’ đến ‘Bốn không’ sau khi Việt Nam công bố ‘Sách trắng Quốc phòng Việt Nam’ vào năm 2019 (“Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”,).
Nhưng mặt khác trên thực tế trong quan hệ song phương Việt Nam, bên ngoài vẫn chẳng đặng đừng phải thực hiện “chính sách đi dây giữa Trung quốc và Hoa Kỳ”.Nhưng bên trong đã không ngừng củng cố mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ,nỗ lực từng bước theo hướng “thoát Trung xoay trục về phía Mỹ”. Vì nói gì thì nói, cả nhà cầm quyền cũng như nhân dân Việt Nam trong thâm tâm đều hiểu ngầm rằng thành quả phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế hôm nay, Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ yếu và tương lai đối tác Hoa Kỳ tốt hơn nhiều đối tác“đồng chí Trung Quốc”; sẽ là chỗ dựa đối trọng vững chắc cho Việt Nam, vừa phát triển đến tự cường, vừa ngăn chặn được tham vọng lấn chiếm đất liền,biển đảo và áp chế nô dịch Việt Nam của Trung Quốc. Những động thái mạnh mẽ mới nhất của Hoa Kỳ với Trung Quốc, cùng lúc với sự gia tăng mức độ và cường độ ngày một mạnh mẽ các động thái của Việt Nam chống lại các hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.Tất cả cho thấy hiệu quả thực tế ‘đối sách hai mặt’ của Việt nam với ‘đối sách lá mặt lá trái’ của Trung Quốc.
- Đối sách ‘lá mặt lá trái’ của Trung Quốc đã luôn thực hiện với Việt Nam là, miệng thì nói “hữu hảo”, hành động thì “bất hảo”, luôn ỷ thế mạnh lấn áp Việt Nam đủ điều. Nghiêm trọng nhất là Trung Quốc trong nhiều năm qua đã ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ trên đất liền và các hải đảo của Việt Nam chẳng cần nói ra thì quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như công luận quốc tế đều biết. Chính nhờ vậy mà các động thái mạnh mẽ, quyết đoán mới nhất của Hoa Kỳ đối với các hành động xâm lấn biển đông, bắt nạt các nước nhỏ yếu trong vùng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, đã nhanh chóng được sự lên tiếng tán đồng của các cường quốc trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Nhất là Việt Nam và các nước nạn nhân của tham vọng bá quyền xâm lấn đất đai, biển đảo của Trung Quốc.
III/- Thay lời kết.
Chúng tôi dẫn lời nhận xét của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với VOA:về các quan điểm do các nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đưa ra gần đây, rằng:
"Tuyên bố của ngài Ngoại trưởng Mike Pompeo và ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội là lập trường có thể nói là rất rõ ràng, rất cương quyết, rất mạnh mẽ so với trước đây. Những nội dung đấy hoàn toàn phù hợp với những quan điểm của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Một lần nữa, chứ không phải là lần đầu tiên, phía Hoa Kỳ lại ủng hộ, đứng về các nước trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam để mà đấu tranh chống lại các hành động sai trái để mà nhằm thượng tôn pháp luật”.
Thiện Ý
Houston, ngày 27-7-2020
*Xin mời Bạn đọc lên YouTube hay facebook, vào ‘Diễn đàn Thiện ý’ để nghe nhìn tác giả trình bày.

Thursday, July 23, 2020

Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam



Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam

14/07/2020

Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nhận khẩu trang từ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, ngày 16/04/2020. Hình minh họa. Photo US Embassy Vietnam.
Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nhận khẩu trang từ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, ngày 16/04/2020. Hình minh họa. Photo US Embassy Vietnam.


  •  


  •  

Thiện Ý

Ngày 12-7- 2020 là đúng 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam (1995-2020). Bài viết này lần lượt trình bày:
(1) Bối cảnh lịch sử tiền thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam.
(2) Thành quả 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam.
(3) Nhận định về ý nghĩa của thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
I - Bối cảnh lịch sử tiền thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
1 - Thời chiến tranh Quốc-Cộng trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu (1954-1975)
Như mọi người đã biết, sau Thế chiến II (1939-1945) cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng trước đó, giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc) và ngời Việt Nam mang ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt Cộng) đã rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu, giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, Miền Bắc cộng sản trở thành tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô cũ. Miền Nam quốc gia là tiền đồn phe tư bản chủ nghĩa (TBCN) đứng đầu là Hoa Kỳ. Miền Bắc cộng sản làm nhiệm vụ xung kích, nhận chi viện vũ khí, hậu cần của Liên Xô, Trung Quốc và phe Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), phát động chiến tranh “ngụy dân tộc” dưới ngọn cờ “chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam” để cộng sản hóa cả nước, thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế Nga-Tàu. Trong khi Miền Nam quốc gia nhận viện trợ vũ khí, hậu cần của Hoa Kỳ và đồng minh “thế giới tự do”, làm nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh do Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) phát động tiến hành.
Cuộc chiến tranh hai phe (XHCN và TBCN) bốn bên (CSBV và công cụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN); Hoa Kỳ và QGNV) này kéo dài trên 20 năm đã đi đến kết thúc về mặt pháp lý bằng Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam. Nhưng hai năm sau, CSBV đã vi phạm trắng trợn Hiệp định này khi dùng bạo lực quân sự xâm chiếm Miền Nam vào ngày 30-4-1975, thống nhất đất nước dưới chế độ cộng sản Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam (CHXHCNVN).(*)
Đúng ra, sự vi phạm trắng trợn này của CSBV Hoa Kỳ và đồng minh cũng như những cam kết quốc tế có trách nhiệm ngăn chặn, chế tài,bảo đảm cho việc thực thi các điều khoản của Hiệp Định Paris 1973. Thế nhưng thực tế tất cả đã làm ngơ. Riêng Hoa Kỳ có trách nhiệm chính thì chỉ áp dụng biện pháp trừng phạt duy nhất là tăng cường cấm vận toàn diện, triệt để đối với kẻ vi phạm là CSBV. Cuộc cấm vận này cũng chỉ kéo dài 20 năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã bãi bỏ cấm vận, quay lại Việt Nam, thiết lập quan hệ ngoại giao với cựu thù năm xưa là CSBV, nay là CHXHCNVN. Từ đối phương trên chiến trường trở thành đối tác làm ăn trên thị trường.
2 - Thời kỳ xây dựng triệt để mô hình xã hội chủ nghĩa thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn (1975-1995)
Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, một cuộc mít tinh tập trung đông đảo quần chúng nhân dân Miền Nam ở Saigon, trước Dinh Độc lập cũ (nay đổi thành Dinh Thống nhất). Trên khán đài lộ thiên có mặt hầu hết các lãnh tụ hàng đầu đảng và nhà nước CSBV “Việt Nam dân chủ cộng hòa” (như Lê Duẩn,Trường Chinh, Lê Đức Thọ,Phạm Hùng, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp Tôn Đức Thắng …) và các lãnh đạo hàng đầu “Mặt Trận Dân tộc giải phóng Miền Nam” và “chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, vốn là công cụ quân sự và chính trị trá hình của CSBV (như Ls.Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Định, Ks.Huỳnh Tấn Phát…). Tổng Bí thư đảng CS lúc đó là Lê Duẩn, trong lời phát biểu đã mạnh miệng khẳng định đại ý rằng “Đảng ta, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đã đánh thắng phát-xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tên đê quốc sừng sỏ và hung hãn nhất của thời đại; thì đảng ta nhất định sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong vòng từ 15 đến 20 năm nữa…”. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tiên liệu đúng về thời gian 15 đến 20 năm xây dựng XHCN (1975-1995) nhưng đoán sai về kết quả là đã không xây dựng thành công XHCN, mà đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn vào đúng thời khoảng Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ tư bản chủ nghĩa (1989-1991).
Trước thực tế trên, năm 1990 Việt Cộng phải vội làm hòa với Trung Cộng, qua mật nghị Thành Đô, nối lại quan hệ sau hơn 10 năm cắt đứt quan hệ ngoai giao (1979-1990). Từ đó Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn Trung Quốc về đối nội cũng như đối ngoại. Do đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách “Mở cửa” theo gương Trung Quốc, mở rộng quan hệ ngoại giao đa phương, đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị theo phương châm lãnh tụ CSTQ Đặng Tiểu Bình, rằng“mèo trắng (TB) hay mèo đen (CS) không quan trọng, miễn là mèo đó bặt được chuột .Và thực tế Trung cộng và Việt cộng đã làm đúng như vậy.
Việt Nam đã tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sau khi đáp ứng 3 điều kiện của Hoa Kỳ: (1) Trao trả hài cốt và tin tức về người Mỹ mất tích gọi tắt là POW/MIA (2) rút quân khỏi Kampuchia. (3) Cải thiện nhân quyền.Đáp lại Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó và nhờ đó tạo cơ hội thuận lợi cho chính sách “Mở cửa” của Việt Nam thành công bằng con đường “Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” theo gương Trung Quốc. Có điều thực tế tại Việt Nam cũng như Trung Quốc con đường làm ăn “Kinh tế thị trường” đã và đang từng bước “định hương tư bản chủ nghĩa”, chứ không chiều theo ý muốn chủ quan, duy ý chí của đảng và nhà đương quyền Việt Nam.
Như vậy là công cuộc xây dựng XHCN tại Việt Nam đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn. Thực tế chẳng cần nói ra nguyên nhân thất bại, thì những ai từng sống trong thời kỳ xây dựng XHCN (1975-1995) nay còn sống đã là nhân chứng. Các thế hệ Việt Nam sinh sau có thể biết sự thật, qua xem, đọc các tài liệu khách quan, khác với tài liệu tuyên truyền, chủ quan, một chiều, tô hồng, che dấu sự thật của đảng và nhà cầm quyền CSVN. (**)
II - Thành quả 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam
1 - Thành quả tổng quát trong quan hệ chính trị, ngoại giao
Theo đáng giá từ phía Việt Nam, từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, đến nay, quan hệ giữa hai nước đã chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại, trở thành đối tác toàn diện của nhau trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng… với động lực hợp tác ngày càng được củng cố mạnh mẽ hơn. Các lãnh vực hợp tác ngày càng đa dạng, sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Trong 25 năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc, với các cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Cả hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đều ủng hộ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Đặc biệt, tháng 7/2013, trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ, hai bên xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện.
Đây là một dấu mốc quan trọng, khẳng định xu thế phát triển tất yếu của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của quan hệ hai nước trong tương lai.
Tiếp đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2015) đánh dấu một mốc quan trọng mới trong quan hệ giữa hai nước với Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Một năm sau đó, tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, xóa bỏ rào cản cuối cùng trong quan hệ song phương, đánh dấu sự bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước. Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam được đánh giá là đã “thể hiện một bước tiến dài trong tư duy của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Việt Nam”.
Đến nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Trump nhậm chức. Ông Donald Trump cũng là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam hai lần trong một nhiệm kỳ.
Ngược dòng thời gian, tại một buổi lễ đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt năm 2010 (1995-2010), bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhắc lại sự kiện phu quân của bà là cựu Tổng thống Bill Clinton 15 năm trước đã bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Việt Nam; và đánh giá rằng, những họat động đầu tư của Hoa Kỳ đã góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Bà cũng tán dương sự mong muốn của đôi bên để vượt qua những xung đột trong quá khứ. Bà Clinton nói:
35 năm trước, chúng ta đã chấm dứt một cuộc chiến tranh từng gây ra những nỗi thống khổ kinh hoàng cho cả hai nước và nó vẫn còn tồn tại trong ký ức của nhiều người của hai dân tộc. Bất kể nỗi đau đó chúng ta đã dốc toàn lực để xây dựng hòa bình…” và rằngHoa Kỳ và Việt Nam giờ đây không ngừng tiến tới, thông qua việc chủ động giao tiếp, hợp tác và đối thoại, ngay cả đối với những vấn đề mà đôi bên còn có những quan điểm khác biệt…
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry từng đánh giá không có hai nước nào như Hoa Kỳ và Việt Nam “nỗ lực hơn, làm được nhiều điều hơn, tốt hơn để đưa họ xích lại gần nhau và thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai” (Theo TTXVN).
2 - Thành quả quan hệ trên lãnh vực kinh tế
Theo Việt Nam đánh giá, xuyên suốt 25 năm qua, hai nước đã cùng nhau nỗ lực tăng cường hợp tác trong hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, mà kinh tế đóng vai trò là một trong những trụ cột then chốt. Thành công của hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư trong 25 năm qua được xem là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lên tầm mức như hiện nay. Nỗ lực của hai bên nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại cân bằng và bền vững được kỳ vọng sẽ tiếp thêm xung lực và tạo nền tảng vững chắc để quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả, tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước trong tương lai
Năm 2019, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Năm 2019, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong ảnh: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TNG (Thái Nguyên) chuyên sản xuất sản phẩm bao bì, nhựa làm túi nilon, nguyên phụ liệu sản phẩm may mặc, xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Theo TTXVN)
2 - Thành quả về quan hệ quân sự, an ninh quốc phòng
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đánh giá “Các bạn biết đấy, trong quá khứ, chúng ta từng là đối thủ trên chiến trường. Nhưng ngày nay, hợp tác là nền tảng trong mối quan hệ an ninh giữa hai nước… Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác của chúng ta vào năm 2020, chúng tôi tái khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.”
Phía Việt Nam ghi nhận, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua đã duy trì và tiến triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác về an ninh và quốc phòng.
Việc hợp tác dựa trên cơ sở những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được, trong đó có bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố và Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015 và kế hoạch hợp tác quốc phòng 2018 - 2020. Hai bên đã và đang tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có hợp tác an ninh hàng hải và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và quốc tế
Hai nước cũng đạt những bước tiến ấn tượng trong hợp tác quốc phòng-an ninh 25 năm qua, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực chấp pháp trên biển…
Việt Nam tiếp tục phối hợp tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Hiện hai bên tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, duy trì các cơ chế đối thoại song phương và tiếp xúc tại các diễn đàn khu vực.
Hai bên đã thông qua Kế hoạch hành động 3 năm về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2018-2021.
Trên bình diện đa phương, hai nước chia sẻ lợi ích chiến lược trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực châu Á-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong đó có các vấn đề Biển Đông, Mekong, bán đảo Triều Tiên, hay phối hợp tại các diễn đàn ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hai nước còn phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tăng cường hợp tác đối phó hữu hiệu với các nguy cơ về an ninh khu vực và quốc tế.
Đánh giá về quan hệ hai nước trong hơn hai thập niên qua, ông Michael Miclausis, Giám đốc Nghiên cứu-Thông tin-Ấn phẩm của Đại học Quốc phòng quốc gia và là thành viên cấp cao Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Hoa Kỳ, nhận định mối quan hệ ngày càng phát triển và nồng ấm.
Theo ông, trong các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, có thể nói quan trọng nhất là khía cạnh chiến lược.
Mặc dù hai nước khác nhau về hệ thống chính trị, nhưng cùng chia sẻ nhận thức chung về cân bằng chiến lược trong khu vực cũng như ý thức được rằng hợp tác cùng nhau, hai bên sẽ mạnh mẽ hơn khi phải đối mặt với những thách thức chiến lược chung.
Trong khi đó, ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, đã nhận định, rằng trong hơn hai thập niên qua, hai nước đã cố gắng xây dựng một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ từ điểm khởi đầu hầu như không có gì, đồng thời đạt được những bước tiến lớn trong việc giải quyết các di sản chiến tranh và gỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Đặc biệt, trong mối quan hệ tổng thể đó, hợp tác quốc phòng và an ninh, một trong những lãnh vực nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa hai nước, gần đây đã được thúc đẩy mạnh mẽ và là động lực chính của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào thời điểm hiện tại.
Bất chấp vẫn còn bất đồng về một số lĩnh vực khác, Hoa Kỳ và Việt Nam có nhận thức và chia sẻ tầm nhìn chiến lược tương đồng ở khu vực.
Đây là lực đẩy hai nước xích lại gần nhau và hy vọng điều này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai gần. (Theo TTXVN)
III - Nhận định về ý nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
Theo một đảng viên cao cấp của đảng CSVN đã về hưu, nói với tôi ít năm trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã sớm hơn nếu đảng CSVN có cái nhìn khác hơn về sự kết thúc chiến tranh không bình thường, bị động cho cả hai bên Quốc-Cộng, không phải là thắng lợi của phe này (XHCN và Việt cộng) với phe kia (TBCN và Việt quốc), mà chỉ là vì yêu cầu thay đổi thế chiến lược toàn cầu hậu Chiến tranh lạnh của các cường quốc cực mà thôi.
Vì rằng, chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ đã có ba lần bí mật tiếp xúc với Việt cộng tại Pháp vào năm 1977. (Dường như để sớm đi vào quá trình đưa Việt Nam đi vào thế chiến lược toàn cầu mới). Do đó, Việt cộng đã nhất định đòi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh như điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngọai giao. Cuộc tiếp xúc thứ tư vào năm 1978, trước nguy cơ đe dọa của Trung Quốc, Việt cộng xuống thang bỏ yêu sách đòi bồi thường chiến tranh thì đã trễ. Vì khi đó, Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra luật không cho phép hành pháp làm gì thêm nữa với Việt Nam cộng sản, mà thực hiện chính sách cấm vận Việt Nam, để rồi cho đến 20 năm sau mới bãi bỏ và thiết lập quan hệ ngọai giao (1975-1995).
Vì thế, theo nhận định của chúng tôi việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau 20 năm kết thúc chiến tranh đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và vì lợi ích riêng cũng như chung của cả hai nước, phù hợp với yêu cầu của thế chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc cực.
1. Đối với Việt Nam do thực tế là sự thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn công cuộc xây dựng thử nghiệm mô hình XHCN cùng lúc với sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Xô và hệ thống XHCN quốc tế. Vì thế để thoát hiểm tồn tại, nên có nhu cầu “Mở cửa” làm ăn với thế giới bên ngoài theo con đường “kinh tế thị trường, định hướng tư bản chủ nghĩa” (dù thực tế vẫn phải che đậy thất bại bằng định thức tuyên truyền lừa mị “Kinh tế thị trường, định hướng XHCN”).
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cường quốc tư bản hàng đầu sẽ giúp cho chính sách mở cửa có cơ hội thuận lợi dẫn đến thành công. Thực tế quả là đúng như vậy.Vì sau khi nối lại bang giao, Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ đạo mở đường và là nhân tố có tính quyết định cho sự thành công của “Mở cửa” để Việt Nam phát triển toàn diện có bộ mặt phồn vinh như hôm nay.
2 - Đối với Hoa Kỳ, bên ngoài là vì lợi ích hổ tương của hai nước, bên trong là những ý đồ chiến lược riêng của Hoa Kỳ trong đối sách hậu chiến với các nước nghèo có chế độ độc tài nói chung, độc tài cộng sản Việt Nam nói riêng.
Theo đó, Hoa Kỳ dường như muốn “cải tạo chế độ CSVN” thành công cụ chiến lược mới trong vùng, nhằm bao vây, gián chỉ tham vọng bành trướng bá quyền Trung Quốc. Cải tạo chế độ độc tài CSVN bằng diễn biến hòa bình tịnh tiến, thay vì đối sách “lật đổ, thay thế” mà Hoa Kỳ từng sử dụng trong chiến lược toàn cầu cũ, nơi các nước Hoa Kỳ có ảnh hưởng và lợi ích chiến lược.
Đối sách hậu chiến của Hoa Kỳ với Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thế chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến tranh Lạnh, nhằm đưa các nước nghèo độc tài đi vào “hòa bình,ổn định” để phát triển và dân chủ hóa. Trên thực tế, đây đã và đang là nỗ lực chung của các nước giầu cũng như nghèo nhằm thiết lập điều đươc gọi là “một nền trật tự kinh tế quốc tế mới” hay là “Một hệ thống kinh tế thế giới mới”.
Trên thực tế, sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đối sách hậu Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ với Việt Nam đã có hiệu quả trông thấy, ai cũng có thể kiểm chứng được. Việt Nam đã và đang phát triển mọi mặt theo một tốc độ thích hợp. Chế độ độc tài CS cũng đã từng bước bị tiêu vong, được dân chủ hóa một cách hòa bình tịnh tiến “tự diễn biến, tự chuyển hóa để tự chuyển thể” ở cuối quá trình chuyển đổi, theo quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi, chất đổi” như chúng tôi đã lý luận, chứng minh nhiều lần bằng thực tiễn khách quan, qua các bài trình bày trước đây trên diễn đàn này.
Thiện Ý
Houston, ngày 12-7-2020.
(*) (Vì Hiệp Định Paris nơi khoản (b) điều 9 Chương IV quy định “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam” như sau: “ b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của Miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.”
Khoản (a) điều 11 thì ghiNgay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau...”.
Điều 15 của chương V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ ràng: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào... Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thoả thuận...”.
(**) Xin đọc thêm trên diễn đàn này của VOA hay nghe trên You Tube, Facebook “diễn đàn Thiện Ý” - 45 năm Việt cộng xây dựng xã hội chủ nghĩa thành hay bại?- Và Triển vọng tương lai “Định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam có hay không?

Liệu Trung Quốc có thể là tác giả kịch bản đại dịch Copid-19?



Liệu Trung Quốc có thể là tác giả kịch bản đại dịch Copid-19?

Thiện Ý.

Đã có sự nghi ngờ rằng, liệu Trung Quốc có thể là tác giả kịch bản đại dịch Copid-19  xuất phát từ Vũ Hán, một thành phố công nghiệp có khoảng 11 triệu dân của Tỉnh Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc. Từ ngữ ‘nghi ngờ’ có ý nghĩa khác xác định đích danh thủ phạm kịch bản đại dịch Coronavirus toàn cầu.Nghi ngờ vì chưa tìm được bằng chứng khả tín, nên chỉ dựa trên các sự kiện hay hiện tượng thực tế biết được mà suy đoán theo luận lý nhân quả thông thường.
- Tại sao có sự nghi ngờ?
- Tại sao Trung Quốc tạo ra kịch bản đại dịch Coronavirus toàn cầu và thực hiện thế nào?
    
Đó là nội dung bài viết này.

I/- TẠI SAO CÓ SỰ NGHI NGỜ?
    
Công luận tỏ ra nghi ngờ khi nhìn lại tiến trình khởi phát và lây lan dịch bệnh Coronavirus diễn ra như một kịch bản do Trung Quốc chủ động thực hiện nhằm thành đạt một ý đồ đen tối mang động cơ chính trị.
   
Sau đây là diễn tiến lịch trình dẫn đến sự nghi ngờ Trung Quốc là tác giả kiêm đạo diễn thực hiện kịch bản đại dịch Copid-19.
1.- Tại sao ca nhiễm virus đầu tiên vào ngày 8/12/2019,  được chính quyền Vũ Hán thông báo xác nhận, 23 ngày sau Ủy ban Y tế Quốc gia chi nhánh Vũ Hán mới nói nhưng mập mờ về hiểm họa lây lan của Coronavirus, rằng ‘Việc điều tra cho tới nay không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu lây truyền từ người sang người rõ ràng nào trong các nhân viên y tế’. Các quan chức Trung Quốc nói: ‘đây là loại bệnh có thể phòng chống và kiểm soát được’?
2.- Theo tờ báo Times ở London đưa tin rằng cho đến cuối tháng 12, các phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã phát hiện ra một chủng virus chưa biết có tính lây truyền cực cao, nhưng tại sao “bị ra lệnh ngừng thử nghiệm, hủy bỏ mẫu xét nghiệm và cấm loan tin ra ngoài”?
3.-Trong ngày đầu tiên năm 2020, nhằm bịt miệng nhân chứng và ngăn chặn thông tin lọt ra ngoài, 8 “người thổi còi”, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, đã bị triệu tập lên Cục Công an Vũ Hán và bị thẩm vấn về hành động đăng thông tin virus lên WeChat. Việc bắt giữ các bác sĩ này đã được đưa tin rộng khắp giới truyền thông thì tại sao các chuyên gia y tế Trung Quốc lại nhận được chỉ thị của nhà cầm quyền là phải giữ im lặng về bệnh dịch mới xuất hiện?
4.- Vào ngày 2/1/2020, Viện Virus học Vũ Hán đã xác định và vẽ được bản đồ bộ gen của virus corona mới, nhưng tại sao phải giữ bí mật?
5.-Đến ngày 6/1, tin đồn về bệnh dịch đã đủ lớn khiến Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar và Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh Robert Redfield quyết định gửi một nhóm chuyên gia tới Trung Quốc để tìm hiểu. Nhưng tại sao Bắc Kinh đã từ chối đề nghị này, mặc dầu Tập Cận Bình đã biết về virus trước ngày 7/1, ngày mà Tổng Thống Donald Trump qua điện đàm đưa ra đề nghị hỗ trợ ?
  
 6.- Tới ngày 9/1, chính phủ Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của virus và thông báo họ đã lập được bản đồ gen. Nhưng tại sao lại không công bố nó cho đến ngày 12/1? Họ đã không tiết lộ các thông tin quan trọng về những người nhiễm bệnh là ai, khi nào họ bị ốm và các thông tin nhân khẩu học quan trọng về những người bị nhiễm virus. Hậu quả là việc đánh giá dịch bệnh lúc đó mang nhiều thiếu sót.

7.- Ngày 15/1, người Mỹ mắc bệnh đầu tiên rời Vũ Hán trong khi Li Qun (người đứng đầu trung tâm khẩn cấp CDC Trung Quốc) tại sao lại nói trên truyền hình quốc gia rằng: “Sau khi rà soát kỹ càng và đánh giá thận trọng, hiểu biết mới nhất của chúng tôi về virus này là rủi ro lây nhiễm từ người sang người rất thấp”.

8.- Cuối cùng vào ngày 20/1, tại sao Trung Quốc mới xác nhận việc truyền nhiễm từ người sang người đầu tiên, và Hàn Quốc thông báo ca mắc bệnh đầu tiên?

Lịch trình trên cho thấy, nỗ lực che dấu và phủ nhận sự tồn tại của virus corona mới của nhà cầm quyền Trung Quốc khộng phải tự nhiên, mà có ý đồ đen tối,  đã khiến nhân dân Trung Quốc và toàn bộ thế giới phải trả cái giá quá lớn về nhân mạng và nhiều hệ quả nghiêm trọng nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu.
Chính từ những hậu quả thực tế của đại dịch Copid-19 đã đưa thêm các dữ kiện củng cố thêm sự nghi ngờ ý đồ không trong sáng của Trung Quốc.
1.- Tại sao dịch Coronavirus phát xuất từ Vũ Hán, số người nhiễm và bị chết tỉ lệ không cao so với một số  nước ở Châu Á cận kề và ở nhiều nước khác trên thế giới bị lây lan sau đó.

2.- Tại sao dịch Coronavirus tại Vũ Hán không truyền nhiễm lan rộng nhanh đến nhiều thành phố khác ở Trung Quốc, đất rộng người đông đến hơn 1.3 tỷ người;  như hiện tượng ngày một lan rộng trên cả nước xẩy ra ở hầu hết các nước khác đã và đang bị cơn đại dịch hoành hành?
3.- Tại sao việc ngăn chặn và điều trị dịch Coronavirus ở Trung Quốc có hiệu quả cao, số nhiễm bệnh và tử vong giảm dần, nên nhà cầm Trung Quốc đã dỡ bỏ dần các biện pháp cách ly chỉ sau hơn 2 tháng dịch khởi phát ở Vũ Hán ổ dịch đẩu tiên và có động thái cho thấy triển vọng tái lập sản xuất kinh doanh,sớm ổn định sinh hoạt xã hội trở lại bình thường trong một tương lai không xa.
Bằng chứng thực tế theo tin VOA ngày 29-3-2020 thì ‘Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi dịch virus corona bùng phát đầu tiên, bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng vào ngày thứ Bảy bằng cách khởi động lại một số dịch vụ tàu điện ngầm và mở lại các đường ranh giới…’.
Vẫn theo bản tin VOA thì ‘Sau khi bị cô lập khỏi phần còn lại của đất nước trong hai tháng, việc mở cửa lại Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên vào cuối tháng 12, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống virus của Trung Quốc, dù dịch bệnh đã lan sang hơn 200 quốc gia…’.
Thực tế đúng là đại dịch Coronavirus ở các nước khác tiếp tục gia tăng số lượng nhiễm bệnh và tử vong ngày một cao theo hướng tiếp tục phát triển ngày một lan rộng về không gian tại mỗi nước bị lan nhiễm, để đi đến đến đỉnh cao của đại dịch, chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Những hiện tượng này đã và đang xẩy ra tại các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Ý, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha…; hay ở các cường quốc cận kề với Trung Quốc ở Châu Á như Án Độ,Nhật Bổn, Nam Hàn, singapore…hay các nước đang phát triển không là “đồng chí” của Trung Quốc như Indonesia, Philippine…Thế mà vào lúc này (29-3) Trung Quốc đại lục  chỉ có 81.394 trường hợp bị nhiễm, với số người chết tăng thêm ba người lên đến 3.295(!?!).Trong khi Mỹ, Ý và Tây Ban Nha và các quốc gia khác hiện đang chật vật với số ca nhiễm virus tăng vọt, cao hơn nhiều.
    

Với tất cả những tại sao trên, câu trả lời không phải vì Trung Quốc tài giỏi (mà chỉ thâm độc) hơn các nước, đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan kịp thời và trị liệu hiệu quả như nhà cầm quyền Trung Quốc tự hào hay nhiều người cũng nghĩ thế. Nhưng chúng tôi nghĩ khác, không hẳn như vậy, vì các nước khác cũng tích cực làm như Trung Quốc, sao hiệu quả không cao. Chúng tôi nghi ngờ dường như Trung Quốc đã chủ động tạo ra đại dịch như một “khổ nhục kế” nhằm thành đạt ý đồ riêng (ý đồ gì sẽ trình bày sau) bằng cách điều chế Coronavirus từ phòng thí nghiệm (nhưng lại công bố xuất phát từ loài dơi để che đậy).

Vì chủ động thực hiện tiên trình, nên Trung Quốc đã chuẩn bị thuốc giải và các biện pháp cần thiết để nhanh chóng ngăn chặn tác hại tài lực và nhân mạng do đại dịch Coronavirus ở mức thấp nhất cho mình. Vả lại mức độ tác hại cao thấp, đến đâu để thực hiện ý đồ đen tối, đều tùy thuộc ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền chế độ độc tài toàn trị CS Trung Quốc.Trong khi tác hại cao nhất đã và đang xẩy ra, lan rộng ở nhiều quốc gia và tiếp tục lan rộng trở thành đại dịch Copid-19 toàn cầu. Nhất là tình trạng đại dịch phát triển nhanh tại các nước đối thủ cạnh tranh mà Trung Quốc có ý đồ nhắm tới (Như Hoa Kỳ, các cường quốc châu, Ý, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Á Châu như Nhật Bản…).

II/- TẠI SAO TRUNG QUỐC TẠO RA KỊCH BẢN VÀ ĐẠO DIỄN THỰC HIỆN THẾ NÀO?

1.- Tại sao Trung Quốc tạo ra kịch bản?
   
Theo nhận định của chúng tôi, Trung Quốc tạo ra kịch bản với các ý đồ sau đây:
  
   (1).Để thoát khỏi những tác hại của cuộc chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi động, đang từng bước đẩy Trung Quốc vào thế bí có thể phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng và toàn diện cho Trung Quốc, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ Cộng sản Trung Quốc, trong đó có cá nhân lãnh tụ Tập Cận Bình.

   (2) Để thoát thế bao vây cô lập của liên minh các cường quốc, đứng đầu là Hoa Kỳ, tạo thế thuận lợi tiếp tục thực hiện ý đồ xâm lấn biển đảo, quân sự hóa Biển Đông và tham vọng bá chủ thế giới hay ít ra cũng tạo được thế thượng phong, buộc được thế giới lệ thuộc Trung Quốc nhiều mặt.
    
Biết đâu có thể đúng như Bộ trưởng Giáo dục Brasil Abraham Weintraub tố cáo Covid-19 là một phần của ‘kế hoạch thống trị thế giới’ của Bắc Kinh. Bộ trưởng này đã ám chỉ Trung Quốc đứng đằng sau cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu. Trong những dòng tweet của mình ông đã tự hỏi ‘Về mặt địa lý, ai sẽ trở nên mạnh mẽ hơn từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu này? Ai ở Brazil là đồng minh với kế hoạch thống trị thế giới này?’.
    
Brasil là quốc gia bị ảnh hưởng virus Corona nặng nhất so với các quốc gia khác trong vùng châu Mỹ La Tinh, với hơn 11 ngàn người bị nhiễm và gần 500 người bị chết vì vi khuẩn Vũ Hán.

2.- Trung Quốc thực hiện kịch bản thế nào?
Theo suy luận của chúng tôi, đảng và nhà cầm quyền CSTQ đã thực hiện một ‘Khổ nhục kế’ để tấn công Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh lớn bé trên toàn cầu đã và đang gây nhiều khó khăn và tìm cách bao vây cô lập Trung Quốc để chặn đứng hành động xâm lấn Biển Đông và tham vọng bá quyền của họ Tập và giới cầm quyền Trung Quốc.

Theo đó, vì Trung Quốc không thể dùng biện pháp quân sự là chiến tranh vũ trang để đương đầu (vì tương quan lực lượng không cân sức với Hoa Kỳ và đồng minh trong cả hai hình thái chiến tranh quy ước lẫn chiến tranh hạt nhân) nên phải sử dụng hình thái chiến tranh sinh học.
    
Thế nhưng chiến tranh sinh học hay chiến tranh vi trùng là hình thái chiến tranh bị luật quốc tế nghiêm cấm. Vì thế Trung Quốc đã phải tạo ra một dịch bệnh có vẻ tự nhiên, khởi phát từ Trung Quốc như một ‘khổ nhục kế’ chấp nhận là nước đầu tiên bị nạn dịch Coronavirus (thay vì cho khởi phát trong lòng các nước thù địch)  để thực hiện ý đồ đen tối.Nhưng để che dấu ý đồ đen tối này, Trung Quốc đã làm bộ dấu kín sau cả tháng và chủ động một lịch trình công bố, làm như cố che giấu không được đành phải công bố sự thật Trung Quốc như là một nạn nhân của dịch bệnh Coronavirus ở Vũ Hán.Đồng thời cố tình kéo dài thời gian công bố dịch bệnh, trái với quy định của cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc (WHO). Phải chăng là để có thời gian che dấu cần thiết đủ để xuất khẩu virus Vũ Hán ra các nước ngoài Trung Quốc?Vì sự che dấu này làm các nước mất cảnh giác, không đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời qua những người bị nhiễm. Phải chăng vì thế Hoa Kỳ và các nước G.7 đang có nỗ lực kiện Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại do hậu quả vi phạm những quy định của WHO?

Thực tế là, ca nhiễm virus xác nhận lần đầu tiên được thông báo vào ngày 8/12/2019, theo chính quyền Vũ Hán.Sau nhiều nỗ lực che dấu như động tác giả, cuối cùng vào ngày 20/1, Trung Quốc xác nhận việc truyền nhiễm từ người sang người đầu tiên, và Hàn Quốc thông báo ca mắc bệnh đầu tiên
  
Sau đó, nhà cầm quyền Trung Quốc giải thích nguyên nhân như là do một loại virus mang tên Corona ở loài dơi nơi chợ buôn bán động vật sống ở Vũ Hán, do con người tiếp cận, ăn thịt đã lây lan. Lúc đầu, thế giới quan tâm không đúng mức, cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc (WHO) dè dặt (người đứng đầu WHO bị nghi ngờ có thông đồng với Trung Quôc). Trong khi nhiều nước, đứng đầu là Hoa Kỳ đã lưu ý và sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc để ngăn chặn tránh sự lây lan trong nước Tầu và đến các nước. Thế nhưng, Trung Quốc từ chối sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế Hoa Kỳ.

Vì thế sau đó dịch bệnh này đã lan rộng không chỉ ở Vũ Hán mà đến nhiều nước khác. Các nước Ý, Iran, Tây Ban Nha là những nước đầu tiên bị nhiễm nặng dịch bệnh Coronavirus, với số người nhiễm và tử vong ngày một cao. Sau đó Coronavirus lan nhanh nhiều nước khác và trở thành đại dịch Copid-19 toàn cầu. Hiện đã có trên 200 nước, với nhiều nước dịch bệnh trầm trọng, trong đó ngoài Ý, Tây ban Nha, Iran lúc đầu, nay có thêm nniều nước khác như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh và nhiều nước trên toàn thế giới…cũng ngày một nghiêm trọng. Tổng số người bị niễm trên toàn thế giới lên đến hàng triệu, số tử vong toàn cầu ngày một cao lên đến gần một triệu.

Hệ quả là cả nhân loại đang sống trong bầu không khí lo âu, hoang mang. Vì bệnh dịch tiếp tục lây lan, trong khi thuốc chủng và thuốc trị liệu mới có dấu hiệu tìm ra, song vẫn còn phải chờ hiệu quả các thí nghiệm trên loài vật. Nhiều biện pháp y tế và hành chánh, pháp lý, cách ly được các quốc gia ban hành nghiêm ngặt để ngăn chặn lây lan. Hệ quả nghiêm trọng khác là đại dịch Copid -19 đã làm tê liệt các sinh hoạt bình thường trên mọi  lãnh vực đời sống, xã hội, có thể dẫn đến đình trệ, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại mỗi quốc gia và toàn thế giới…

Trong khi toàn thế giới đang rơi vào thảm cảnh  trên, thì tại sao tình trạng dịch bệnh này lại có dấu hiệu thuyên giảm đến mức có thể chấm dứt sớm nhất, ngay cả khi nhiều nước vẫn còn đang bị đại dịch Covid- 19 hoành hành. Phải chăng sự thể này tạo cho Trung Quốc ưu thế mạnh, để cho nhiều nước phải cầu cứu trợ giúp, lệ thuộc?

Phải chăng đây chính là thời cơ (thế giới đại loạn theo binh pháp Tôn Tử) giúp Trung Quốc ở thế thượng phong thực hiện các ý đồ đen tối (đã nêu ở phần trên) của mình? Phải chăng thời cơ này có được là do Trung Quốc đã là tác giả kiêm đạo diễn kịch bản gây ra đại dịch Copid-19 toàn cầu?

Tuy nhiên đó chỉ là ước muốn của Trung Quốc. Tương lai những ý đồ đen tối của trung Quốc có đạt được hay không là chuyện khác; kẻ chủ mưu độc ác có thể thất bại thảm hại, mất ‘cả chì lẫn chài’. Vì “Thiên bất dung gian”.

Vậy chúng ta hãy chờ xem điều mà Bộ trưởng Giáo dục Brasil Brasil Abraham Weintraub tố cáo Covid-19 là một phần của ‘kế hoạch thống trị thế giới’ của Bắc Kinh; và rằngVề mặt địa lý, ai sẽ trở nên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này?’ thực tế  sẽ có câu trả lời?

Thiện Ý
Houston, ngày 12-4-2020


Khi nào cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam chấm dứt và chấm dứt thế nào?



Khi nào cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam chấm dứt và chấm dứt thế nào?

Thiện Ý

Trong chương trình số 65 trên “Diễn đàn Thiện Ý”, chúng tôi đã chứng minh chế độ CS “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay, đã thực sự tiêu vong về mặt bản thể, chỉ còn là chế độ “Đỏ vỏ (CS), xanh lòng (TB)”. Chương trình số 66, chúng tôi đã đưa ra các lý do chủ quan cũng như khách quan từ hai bên Việt Cộng và bên Việt Quốc chưa thể chấm dút cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam. Vậy thì “Khi nào cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam chấm dứt và chấm dứt thế nào?”

Đó là chủ đề chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình phát hình số 68 hôm nay, Thứ Hai Mùng 6-7-2020.Chúng tôi lần lượt trình bày hai phần:
-       Khi nào cuộc nội chiến Quốc-Cộng chấm dứt.
-       Cuộc nội chiến Quốc-Cộng chấm dứt thế nào?
I/- KHI NÀO CUỘC NỘI CHIẾN QUỐC-CỘNG CHẤM DỨT?

Câu trả lời tổng quát là cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam sẽ chấm dứt khi Việt Nam hội đủ các yếu tính quốc tế về nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa và hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng theo đúng yêu cầu của thế chiến lược toàn cầu mới là “Thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế và dân chủ hóa toàn cầu các chế độ độc tài về chính trị”.
     Sau đây  là những luận cứ:

1.- Luận cứ 1:Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng sẽ chấm dứt khi kết thúc lộ trình đi vào thế chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc cực.Vì sự kết thúc này không chỉ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của cả hai bên Việt Cộng và Việt Quốc .
     Thật vậy, như chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài viết và trong các chương trình trước đây trên diễn đàn này, triển khai từ tập tài liệu nghiên cứu lý luận nhan đề “Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới” (1). Theo đó, chúng tôi đã nhận định rất sớm (1976), chỉ sau một năm kết thúc cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam (1954-1975). Theo đó,sự kết thúc chiến tranh VN không bình thường và bị động với cả hai bên nội chiến Việt cộng cũng như Việt quốc, chúng tôi cho rằng: (1) cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế không phải là thắng lợi của phe này (XHCN và Việt cộng) đối với phe kia (TBCN và Việt quốc), mà chỉ là do nhu cầu thay đổi thế chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến tranh lạnh của các cường quốc cực mà thôi.(2) Để đi vào chiến lược toàn cầu mới, yêu cầu là cần triệt tiêu các nhân tố của chiến lược cũ (bất ổn, nội loạn, chiến tranh là hình thái “Chiến tranh Nóng”nơi các nước nghèo của chiến tranh ý thức hệ CSCN và TBCN toàn cầu) để hình thành nhân tố chiến lược mới (hòa bình, ổn định, để phát triển).(3) Vì thế Việt nam đã và đang đi vào thế chiến lược toàn cầu mới qua tiến trình 3 bước: (1) Triệt tiêu chế độ cực hữu VNCH (đã hoàn tất vào ngày 30-4-1975), (2) Tiếp đến làm tiêu vong chế độ cực tả CHXHCNVN (kể từ sau 30-4-1975,đã đang và sắp kết thúc). Vì cả haichế độ cực hữu VNCH và cực tả CHXHCNVN đều là công cụ một thời của chiến lược toàn cầu cũ là chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế chiến II;nên cần phải triệt tiêu tất cả. Chế độ cực hữu VNCH thì đã bị triệt tiêu trong “môi trường mật đắng” là bạo lực quân sự (của CSBV) vào ngày 30-4-1975,để sau đó chế độ cực tả CHXHCNVN bắt đầu rơi vào quá trình “tự hủy” khi xây dựng mô hình XHCN triệt để thất bại hoàn toàn (1975-1995) và “bị tiêu vong” trong “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” từ khi “Mở cửa”, Hoa Kỳ quay lại Việt Nam (1995-2020). Thực tế, sau 25 “Mở cửa” trong “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”,diễn biến hòa bình (tự diễn biến, tự chuyển hóa) để giờ đây đã trở thành “chế độ đỏ vỏ CS, xanh lòng TB”, để không còn bao lâu nữa sẽ phải chuyển thể để hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng một cách hòa bình, tịnh tiến.Một tiến trình không thể đảo ngược, bên Việt Cộng dù biết, miệng chống đối nhưng thự tế vẫn phải chạy theo diễn biến hòa bình này.

2.- Luận cứ 2:Một khi“chế độ đỏ vỏ CS, xanh lòng TB” tự chuyển thể hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng một cách hòa bình, tịnh tiến; thì cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam coi như chấm dứt theo đúng lộ trình đi vào thế chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến tranh Lạnh của các cường quốc cực như vừa nêu trên.

     - Nghĩa là bên Việt Cộng sẽ tiêu vong hoàn toàn cả nội dung (hay bản thể CS) lẫn hình thức (tức bảng hiệu chế độ CS) trong “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường tự do TBCN”, để hình thành chế độ dân chủ đa đảng như hệ quả tất nhiên. Vì chế độ dân chủ đa đảng là một trong những yếu tính của kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa và là một trong hai nội dung chủ yếu của chiến lược toàn cầu mới (Kinh tế thị trường tự do hóa toàn cầu- dân chủ hóa các chế độ độc tài toàn cầu, trong đó có chế độ độc tài CS tại Việt Nam.).
     Những nhân tố đưa đến sự tiêu vong hoàn toàn chế độ độc tài CS đã “Đỏ vỏ, xanh lòng” hiện nay, là trong tương lai khi đó:
-       Về kinh tế Việt Nam đã phát triển hội đủ các yếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế của nền kinh tế thị trường tự do. Nghĩa là “độ ngọt của kinh tế thị trường đã đạt tới nồng độ cao” thừa đủ tiêu diệt tàn dư kinh tế xã hội chủ nghĩa còn sót lại.
-       Về chính trị: vào thời điểm mà “ môi trường độ ngọt của kinh tế thị trường đã đạt tới nồng độ cao”, cũng là lúc kết thúc tiến trình “Diễn biến hòa bình” (Tự diễn biến, tự chuyển hóa…), để kết thúc bằng “tự chuyển thể” qua chế độ dân chủ đa đảng theo đúng quy luật duy vật biện chứng “lượng đổi, chất đổi”. Nghĩa là khi lượng sinh trùng dân chủ thừa đủ triệt tiêu vi trùng độc tài CS, chất CS sẽ đổi qua chất dân chủ,hình thành chế độ dân chủ đa đảng, như nước sôi đến 100 dộ C thì bốc hơi hay con ngài biến thành con bướm theo thuyết tiến hóa vậy thôi.

3.- Luận cứ 3: Đối với bên Việt Quốc thì hiện tại, không kể thành phần đã thôi chống cộng, âm thầm hay công khai về hợp tác với chế độ “đỏ vỏ CS, xanh lòng TB” hiện nay, hai thành phần còn lại tuy khác nhau về về mục tiêu giai đoạn (tiếp tục chống cộng hay chống độc tài không CS), nhưng đều có chung mục tiêu tối hậu dân chủ hóa đất nước.
     Vậy thì trong tương lai vào thời điểm kết thúc quá trình tiêu vong hoàn toàn chế độ CS tại Việt Nam, hình thành chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng như đã trình bày trong 3 luận cứ trên, bên Việt Quốc coi như đã thành đạt mục tiêu tối hậu, sẽ không còn lý do tiếp tục chống cộng. Nghĩa là cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam đương nhiên chấm dứt.

II/- CUỘC NỘI CHIẾN Ý THỨC HỆ QUỐC-CỘNG TẠI VIỆT NAM SẼ CHẤM DỨT THẾ NÀO?
1.- Những kịch bản nào để kết thúc nội chiến Quốc-Cộng.
     Theo dự kiến của chúng tôi, một cách tổng quát, vào thời điểm kết thúc tiến trình chuyển thể của chế độ CS “Đỏ vỏ, xanh lòng” hiện nay, cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam  kết thúc bằng 3 kịch bản sau đây.
    (1) - Một là Đảng và nhà đương quyền  Việt Cộng tìm cách âm thầm hay công khai hợp tác với các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ gồm các chính đảng và các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước (Việt quốc) để cùng thực hiện một tiến trình chuyển đổi thích hợp, khả thi,  để dân chủ hóa Việt Nam.
     Phương cách này về nguyên tắc là tối ưu, là thượng sách, là lý tưởng song thực tế có thể khó thực hiện. Vì cho đến thời điểm này về phía Việt cộng, chế độ chỉ còn là “Đỏ vỏ CS, xanh lòng tư bản”, song vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy  họ sẵn sàng muốn có sự hợp tác với Việt quốc để cùng thực hiện một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, vẫn muốn độc quyền cai trị và một mình chủ động thực hiện tiến trình đi vào quỹ đạo chiến lược toàn cầu mới.
     Trong khi đó, bên Việt quốc cho đến lúc này nội bộ vẫn ở tình trạng phân hóa đa đầu, chưa thống nhất được về mặt tổ chức cũng như việc hợp tác với Việt cộng để cùng làm bất cứ điều gì dù có lợi cho dân tộc và đất nước. Nội bộ Việt quốc vẫn còn mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chống cộng về  vấn đề đối thoại với Việt cộng để đi đến hòa giải và hòa hợp dân tộc theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này( khác chủ trương không hòa giải mà chỉ hòa hợp với VC nên bị VQ cự tuyệt). Đó là chưa kể những khó khăn không thể vượt qua trước vấn đề ai có đủ tư cách đại diện Việt quốc tham gia hợp tác với Việt cộng để cùng làm công việc dân chủ hóa đất nước trong tương lai không xa?
    
     Đây là phương cách chúng tôi đã đề nghị nằm 1995 khi phát hành lần đầu “Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới”, với  “Giải pháp ba bước đến nền dân chủ nhất nguyên dân tôc” (Hội nghị hóa giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc – Hội Nghị thống nhất toàn lực quốc gia – Hình thành chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc) (5)

   (2)-Kịch bản thứ hai là Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam (Việt cộng) tự nguyện, tự giác, chủ động tự chuyển đổi qua chế độ dân chủ theo một tiến trình thời gian thích hợp, ổn định, an toàn.
    
      Phương cách này  phù hợp với luận lý và khả thi trên thực tế, có lợi cho đất nước và có lợi cho chính đảng CSVN.Nhưng với điều kiện là vào thời điểm chuyển thể, thành phần bảo thủ hôm nay đã không còn nắm quyền lực (do mệnh chung hay về hưu) hay chỉ còn là thiểu số so với phe đa số cấp tiến trong đảng (tương tự như nội bộ các đảng CSLX (1991) và các nước XHCN Đông âu vào thời khoảng chuyển thể (1989) phe cấp tiến chiếm ưu thế tuyệt đối).Khi đó toàn đảng “Đỏ vỏ Cs, xanh lòng TB’ hiện hay, có thể chủ động kết thúc  tiến trình chuyển thể qua dân chủ pháp trị đa đảng.

   (3)- Kịch bản 3: Nếu phe cấp tiến không thể áp đảo được phe bảo thủ, có thể dẫn đến một cuộc đảo chánh cung đình,nhanh gọn ít đổ máu, với sự hậu thuẫn của đa số các đảng viên cấp tiến các cấp bộ địa phương trên cả nước,được sự đồng tình của nhân dân khắp nơi xuống đường biểu tình đòi chuyển thể chế độ qua chế độ dân chủ đa đảng. Kịch bản này tương tự như sự chuyển thể ở chế độ XHCN Romania vào cuối thập niên 80, với cái chết xử bắn vợ chồng lãnh tụ độc tài bảo thủ, sùng bái cá nhân Ceaușescu và vợ Elena Causescu, điều mà quốc dân Việt Nam không ai muốn xẩy ra tại Việt Nam.Vì đây là hạ sách, bất đắc dĩ nếu phải xẩy ra.

2.- Nhận định:
     (1)- Trong 3 kịch bản chuyển thể chế độ “Đỏ vỏ CS, xanh lòng TB” hiện nay tại Việt Nam qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng, quốc dân Việt Nam yêu nước ai cũng mong muốn xẩy ra kịch bản thượng sách(1) và trung sách (2), không ai muốn kịch bản hạ sách (3). Vì  sự chuyển thể diễn ra hòa bình, êm dịu, tranh tổn thất, bất ổn di hại nhiều mặt cho nhân dân, đất nước nếu kịch bản (3) diễn ra.
   (2)- Nếu kịch bản (1) và (2) diễn ra, thì cần có những dấu hiệu tiền chuyển thể chứng tỏ thực tâm và thiện chí của đảng cầm quyền quả thực muốn dân chủ hóa đất nước.
     Chặng hạn, về mặt pháp lý chủ động sửa đổi Hiếp pháp và hệ thống pháp luật theo hướng dân chủ pháp trị đa đảng, chấm dứt từng bước chế độ độc tài toàn trị, độc đảng. Về mặt thực tế trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, chính trị, tôn giáo đang bị giam cầm; chấm dứt bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến, chấp nhận tiếng nói đối lập xây dựng, tạo điều kiện hình thành các tổ chức xã hội dân sự và cho phép hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật… Tất cả để tạo ra một khung cảnh sinh hoạt dân chủ như môi trường thực tập dân chủ, qua đó chứng tỏ được thực tâm muốn dân chủ hóa hoàn toàn đất nước của đảng cầm và nhà đương quyền Việt Nam.

III/- KẾT LUẬN:
Để kết thúc chủ đề trình bày hôm nay, chúng tôi ước mong rằng, đảng CSVN cần thức thời, tiếp tục chủ động thực hiện giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài độc đảng qua chế độ dân chủ, đa đảng, khởi sự từ Đại hội 13 của đảng CSVN vào năm tới và hoàn tất sự chuyển thể hoàn toàn trong vòng 5 năm tới(2020-2025). Sự kết thúc này cũng là sự chấm dứt được cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng kéo dài gần một thế kỷ qua, chính xác là 90 năm (1930-2020) đã làm phân hóa dân tộc, gây hậu quả nghiên trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho đất nước.Đồng thời, sự chấm dứt cuộc nội chiến ý thức hệ “nồi da, xáo thịt này”để tạo tiền đề thống nhất được toàn lực quốc gia, xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của thời đại, tạo thế lực vững chắc đập tan mọi cuồng vọng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc Việt Nam bất cứ từ đâu tới.
 Nhìn đến tương lai, chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, sớm muộn Việt Nam nhất định sẽ đi đến dân chủ, đó là một tất yếu phù hợp với xu thế thời đại và chiều hướng phát triển không thể đảo ngược của lịch sử và thực tiễn Việt Nam. Vấn đề chỉ còn là thời gian, mà nếu những người lãnh đạo đảng và chế độ đương quyền tại Việt Nam biết khôn ngoan hơn thì sẽ rút ngắn thời gian đi đến tương lai đó.
    
Thiện Ý
Houston, ngày 6-7-2020.

* Xin mời Bạn đọc lên you-tube, vào “Diễn đàn Thiện Ý” để nghe nhì tác giả trình bày.

(1)-“Việt Nam Trong Thế Chiến lược Quốc Tế Mới” ấn hành lần đầu năm 1995, tái bản năm 2005 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Là tài liệu nghiên cứu lý luận của Thiện Ý, khởi thảo từ trong nước cô đọng trên dưới 30 tranh đánh máy dưới nhan đề “Thế chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc cực”.
Xin mờ Bạn đọc vào trang Web của Câu lạc bộ Luật khoa: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn đàn”, tiểu mục “tác gia tác phẩm” để đọc toàn tác phẩm- Vào tiều mục “Thuyết trình, phỏng vấn, hội luận” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả trong lần phát hành lần đầu (4-1995).