Tuesday, May 24, 2016

Mục đích và ý nghĩa chuyến thăm VN của Tổng thống Obama (VOA)



Mục đích và ý nghĩa chuyến thăm VN của Tổng thống Obama

Dường như sau một lần hoãn vào đầu tháng 11-2015 vừa qua, lần này chắc chắn Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam. Vì trong cuộc họp báo sáng 10/5, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc đã công bố chính thức, từ ngày 21 đến 28/5-2016 Tổng thống Obama sẽ đi thăm Việt Nam trước, sau đó ông sẽ đến Nhật Bản tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima. Nhân dịp này Ông cũng ghé thăm Thành phố Hiroshima, một trong hai nơi đã bị Mỹ ném bom nguyên tử trong Đệ nhị Thế chiến.
Vậy chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama có mục đích và ý nghĩa gì?
Nhiều người cho rằng chuyến đi thăm Việt Nam chỉ ít tháng trước khi hết nhiệm kỳ cuối cùng của một vị Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ như là người “cưỡi ngựa xem hoa”, thường mang ý nghĩa ngoại giao hơn là giá trị thực tiễn. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người thì chuyến đi Việt Nam lần này của Ông Obama có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị thực tiễn, dựa trên hai yếu tính sau đây:
Một là tính thống nhất trong mục tiêu và chính sách đối ngoại của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thay nhau nắm quyền tại Hoa Kỳ. Theo truyền thống và kinh nghiệm thực tế, thường hai đảng này khác biệt nhiều trong chính sách đối nội, nhưng nhất quán trong chính sách đối ngoại trên nền tảng quyền lợi quốc gia; có khác chăng là phương cách, biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi đảng để mang lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia.
Hai là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa đủ thời gian để đạt mục tiêu, vẫn phải tiếp tục dù chính đảng nào nắm quyền. Đó là chính sách xoay trục chiến lược về Châu Á của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang đe dọa quyền lợi và an ninh của các nước nhỏ hơn trong khu vực cũng như của Hoa kỳ.
Vì vậy, khi tham dự Hội Nghị G.7 sau chuyến đi thăm Việt Nam, có phần chắc Tổng thống Obama sẽ nêu bật cam kết của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác về ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng với các nước và nhân dân trong khu vực này, vì an ninh và quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ.
Chẳng thế mà, khi đến Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Obama, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương , trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua đã cho rằng,tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn không chỉ đối với Hoa Kỳ mà của tất cả các nước; không chỉ đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Philippines hay Malaysia mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Về quan hệ song phương, trong chuyến đi này, ngưới ta thấy cò hai vấn đề trọng yếu có phần chắc sẽ được Tổng thống Obama và giới lãnh đạo Việt Nam đưa ra thảo luận, đó là việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho với Việt nam.
Về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương như là một liên minh kinh tế phát triển khu vực, nếu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, văn kiện này sẽ giúp Việt Nam có cơ may thoát được ảnh hưởng chính trị và sự lệ thuộc kinh tế nặng nề đối với Trung Quốc.
Về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng  Russel cũng trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua, nhấn mạnh, rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm là quyết định giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí vẫn được xem xét dựa trên các tiến bộ Việt Nam đạt được trên các vấn đề căn bản về quyền con người. Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ nói: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm, là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.
Thực ra việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu xẩy ra chỉ có giá trị như một thông điệp gửi đến Trung Quốc, là Việt Nam đã đến gấn Mỹ hơn, để cảnh cáo rằng đứng lấn áp Việt Nam thêm nữa, đứng đẩy chúng tôi đến phải chọn lựa dứt khoát là đồng minh của Mỹ để được bảo vệ. Vì rằng, không có chỗ dựa đồng minh, dù Việt Nam có trang bị vũ khí đủ loại tối tân đến đâu, cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc.
Vậy thì, mục đích chuyến đi Việt Nam của Tổng thống Obama, chỉ là dịp để Hoa Kỳ và Việt Nam duyệt lại và tái cam kết tiếp tục thực hiện những gì đã  được thỏa thuận công khai hay bí mật đạt được trong chuyến đi Mỹ của phái đoàn do Tổng Bí Thư đảng CSVN dẫn đầu vào đầu tháng 7 năm 2015.
Qua thực tế, dường như Hoa Kỳ đã nhìn thấy vị thế khó khăn của một Việt Nam nhỏ yếu bên cạnh một Trung quốc to mạnh và đầy tham vọng đất đai, biển đảo và bá quyền. Do đó đã luôn mềm dẻo trong đối sách với đảng và nhà cầm quyền CSVN và tỏ ra cảm thông với đối sách “Đi giây” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc  của Việt Nam. Mặc dầu Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong vòng đai bao vây, gián chỉ tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhưng không thúc ép mà chỉ tạo áp lực nhẹ nhàng khi cần, để Việt Nam chủ động trong đối sách hai mặt với Trung Quốc nhằm thoát hiểm. Mặc dù Hoa Kỳ cũng mong muốn Việt Nam sớm có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng và nền kinh tế thị trường tự do, như tiền đề để phát triển toàn diện đất nước theo định hướng của chiến lược toàn cầu, nhưng từ lâu  đã không yểm trợ cho một cuộc lật đổ bằng bạo lực để thay thế, mà đã kiên trì thực hiện chính sách “Cải tạo chế độc độc tài toàn trị, độc đảng” thành chế độ “Dân chủ pháp trị, đa đảng” để chuyển đổi một cách hòa bình trong môi trường “Mật ngọt kinh tế thị trường”. Quá trình chuyển đổi này đã được khởi sự từ hơn 20 năm qua, kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với  Việt Nam (1995) và Việt Nam cũng đã khởi sự chính sách “Mở Cửa”.
Đến đây có thể kết luận rằng, chuyến thăm Việt Nam năm 2016 lần này của Tổng Thống Barack Obama sẽ có ý nghĩa như là sự hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình “chuyển đổi chế độ độc tài qua dân chủ”. Vì quá trình “chuyển đổi” tịnh tiến sau 20 năm (1995-2015) đã hội đủ “các điều kiện cần”, đó là Việt Nam nay đã có nền kinh tế thị trường mà  chính phủ Việt Nam rất mong muốn nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, sẽ được Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam hội đủ các yếu tính của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mong muốn được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Bây giờ chỉ cần “Đảng và Nhà nước ta” thực hiện “điều kiện đủ” là chủ động kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển đổi trong vòng 5 năm tới (2016-2021) là Việt Nam hoàn tất tiến trình chuyển đổi toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị; để Việt Nam có cơ hội trở thành một nước dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do, hội nhập hoàn toàn với thế giới văn minh, đưa Việt Nam phát triển toàn diện đến phú cường, tạo thế lực để bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biền đảo của Tổ Quốc.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị “Đỏ vỏ xanh lòng” hiện nay tại Việt Nam nghĩ sao? Nhân dân đang chờ hành động thực tiễn như  câu trả lời của Quý vị.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
Ý kiến
     
bởi: HỒ THỰC TÂM từ: Vn
23.05.2016 15:40
Đảng, Chính phủ VN thừa biết mình cần phải làm gì để đất nước phát triển, nhưng họ vẫn chưa thể thực tâm với nhau để tỏ rõ quan điểm của mình cùng đồng chí của họ! Họ sợ lẫn nhau nên luôn giữ mình và không mạnh dạn nói lên chính kiến của mình khi đang còn công tác.
Do bóng ma cờ vàng ba sọc đỏ đã gây cho họ sự hoang mang. Họ muốn nói lên chính kiến của mình nhưng lại sợ hiểu nhầm là phục vụ cho cờ vàng ba sọc đỏ. Sự thất bại của những người thực tâm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cũng từ lá cờ này, họ dễ bị quy chụp là thế lực thù địch, phản động.
Khách quan mà nói! Khi nào còn cờ vàng ba sọc đỏ trên thế giới thì nhất định phe đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền sẽ rất khó thành công! Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ còn muốn phục hận thì nhân dân VN sẽ còn phải vạ lây từ chế độ CS. Trách những người CS không thực hiện dân chủ, đa Đảng nhưng cũng trách những người còn hoài tưởng lá cờ cờ vàng ba sọc đỏ của cq VNCH đã không hiểu rõ người dân VN đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cần có những điều kiện gì?...

bởi: Khang
23.05.2016 11:59
Chỉ là protocal Ngoại giao thôi..Nhận lời mời của mấy ông cán bự VNCS từ Sang..Trọng..Dũng..T.T Obama sang thăm Việt Nam trước khi mãn nhiệm kỳ..mà thôi..Tôi không tin chuyến thăm có mục đích gì cả..Ông Obsma không chắc dở bỏ cấm vận vũ khí sát thương hay hiệp,uớc T.P.P gì đâu. Nhìn cách tiếp đón ngài T.T Mỹ đủ thấy không có gì mà ầm ỉ ..cũng như lúc ông Obama đón các ông cán búa VN lúc truộc mà thôi..Chì có dân Việt Nam là Hoan hỉ chờ đón ngài mà thôi..còn cán bộ thì dân Việt Nam coi như Đồ sắp phế thải..không ông bà cán nào được dân Quý trọng bằng Tổng thống Huê Kỳ..

bởi: Dân Cà Mau
23.05.2016 10:12
".., sẽ được Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, ..." như vậy cái đuôi "theo định hướng XHCN" giấu đâu rồi, sao không nói đến ? Cái đuôi quái thai này không biết có phù hợp khi vào TPP không ? Riêng việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương, việc này chỉ là kinh doanh thuận mua vừa bán, giữa một bên có hàng (Mỹ thừa súng đạn cũ) một bên có tiền (VN lại không có nhiều), nhưng thế nào Mỹ cũng ràng buộc vào vấn đề nhân quyền cho người dân, mà muốn đạt được CSVN bắt buộc phải thay đổi cho dân hưởng Tự do, Dân chủ nhiều hơn, bớt khe khắt (điều này làm chế độ CS khó bền vững).

bởi: Palawan
23.05.2016 06:12
Ngai Obama phai can than dung nghe Nhung gi dang cuop csvn noi ma hay nhin ky Nhung gi dang cuop cong San vn dang lam va Dan ap dong bao cua toi

bởi: Listener
23.05.2016 01:07
Hai nhận xét khẩn cấp nhân chuyến viếng thăm VN của Tổng Thống Mỹ Barack Obama

Nhận xét 1:

TT Mỹ thăm chùa mà không thăm nhà thờ? Đây có phải chăng là một thành công của VC, một cái tát vào mặt các Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam?

Thưa không! Tại sao? Sự kiện này lại cho thấy một thất bại cay đắng nữa của VC khi cố dụ TT Mỹ đến thăm một chùa Phật Giáo "yêu nước" mà không được! Tại sao VC lại muốn TT Mỹ đến thăm một chùa Phật giáo đến như thế? Vì chúng đang hết sức xuyển dương một thứ Phật Giáo mà chúng hoàn toàn vo tròn bóp méo gì cũng được, một thứ PG mà chúng có thể đem tượng Hồ ly tinh vào thờ để lập lờ đánh lận con đen hòng lợi dụng lòng mê tín ngu muội của đám đông. Nhưng Mỹ đâu có ngu ngơ về văn hoá: Mỹ đã chọn một di tích văn hoá mang tính dân tộc nhất của văn hoá Việt Nam: đền Ngọc Hoàng. Nên nhớ đây là một ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và một vài vị thần địa phương của Việt Nam (như Ông tơ Bà Nguyệt) là chủ yếu chứ không phải là một chùa Phật Giáo quốc doanh. Mỹ chọn di tích văn hoá này tuy nó có hơi lai Tàu nhưng lại tỏ rõ được thái độ trung lập của Mỹ: không ủng hộ TCG hay PG gì Cả mà chỉ tôn trọng một nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam mà thôi. Âm mưu lợi dụng chuyến viếng thăm của TT Obama để gây chia rẽ TGC/PG của VC đã bị bẻ gãy!

Nhận xét 2:

Một chuyến thăm viếng hoàn toàn vô nghĩa! Cả hai bên đều nghĩ rằng mình sẽ đạt được những mục tiêu mong đợi, nhưng sẽ rất giới hạn vì các lý do sau đây:

1. Bán vũ khí sát thương và cao cấp:
Không bán được vì không thể có sự tin tưởng giữa VC và Mỹ! Không thể trao nỏ thần cho Thục An Dương Vương khi biết rằng con gái của y là Mỵ Châu có thể trao nỏ thần cho Trọng Thuỷ bất cứ lúc nào, tệ hơn nữa là lần này không phải vì tình mà hoàn toàn vì tiền hay vì những mưu toan mờ ám! Còn những món dưới mức của nỏ thần thì VC nhận để làm gì!

2. Nhân Quyền: Cũng chỉ là nước đổ đầu vịt, đàn khẩy tai trâu mà thôi.

3. TPP: ngay Cả Mỹ cũng chưa biết có quyết tâm thực hiện hay không thì VC vào để làm gì!

4. Ngay Cả phu nhân và các con của TT cũng không thèm tháp tùng ông đến Việt Nam trong chuyến thăm này cũng đủ thấy họ rất tế nhị, không muốn tạo sự bất bình trung dân chúng Việt Nam đang đau khổ khi đi thăm và giao tiếp vui vẻ với các giới "thượng lưu" thân nhân của bọn lãnh tụ VC.

5. Có thể đây chỉ là một thông điệp cuối cùng mà Hoa Kỳ dành cho VC: chọn Mỹ hay Tàu Cộng trước khi cuộc chiến bắt đầu. Nếu chọn Mỹ sẽ có tất Cả, trong đó có mọi thứ vũ khí mà một VN không cộng sản muốn.

6. Tạo nguồn cảm hứng cho giới trẻ và bất đồng chính kiến, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi sinh tại VN đang nóng hổi hiện nay với các chứng cớ rành rành như cá chết đầy sông biển và những đám dân oan đang chờ chực khắp nơi. Obama đã có chương trình gặp giới trẻ trong tổ chức Sáng kiến lãnh tụ trẻ Đông nam Á (YSEALI) và các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.

bởi: tungphung từ: Hanoi
23.05.2016 00:46
Mr.Obama sang hay không sang thì chẳng thay đổi gì tình hình VN hiện nay. Lãnh đạo công sản dùng kế khỉ mượn oai hổ để trước là mặc cả với Trung cộng vì tương quan lực lượng giữa hai bên bây giờ chênh lệch quá. Khi anh đàm phán thương lượng bất cứ cái gì thì đầu tiên anh giá bao nhiêu thì anh sẽ được bấy nhiêu (cuộc mặc cả này không phải cho dân tộc mà cho uy thế của chính họ tức là quyền lợi kinh tế). Sau là thêm tính chính danh để củng cố địa vị lãnh đạo độc tài độc đảng kéo dài vô tận.
Hoa kỳ đâu có tin cộng sản mà họ rất thực dụng vì họ để mặc VN thì cũng chẳng ảnh hưởng tới bàn cờ toàn cục của họ nhưng vài động tác ngoại giao, dăm ba triệu viện trợ này nọ mà họ mua được sự "trung lập tương đối" thì quá lãi.
Trung quốc họ coi VN ra cái gì đâu. Họ thích gì thì họ làm được cái đấy vì thực lực của VN rất có hạn. Khi anh ốm yếu, nghèo đói, hèn nhát, chí đoản thì có uy thế gì mà đòi này nọ.
Thế giới này giống như giang hồ mà thôi. Nếu không có thực lực thì anh chỉ là con tép riu mặc cho người khác quyết định số phận của mình.
Đừng lo Hán hóa vì Trung quốc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện này đâu vì ta có gì mà họ sinh lòng tham. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, dân 90 triệu mà toàn là trẻ con còi cọc. Họ dùng chính Cộng sản VN để cai trị VN mới là cao minh, vậy họ chỉ cần nuôi dưỡng, vỗ về, cại trị đám chóp bu cộng sản VN là được rồi cần chi phải động binh xâm lược mà các bạn lo.
Hãy lo giải quyết mấy vấn đề sau:
1. Môi trường quá tồi tệ:
+Vụ Fomosa chỉ là phần nổi của tảng băng ô nhiễm biển. Sẽ còn nhiều Fomosa nữa và ngày càng kinh khủng hơn. Hơn nữa biển nhiễm độc thì ngành cá 6-7 tỷ dollar coi như xóa sổ - Dân dọc 3000 km bờ biển thành người loại nào đây?
+Nước biển dâng cao lấy mất đất canh tác. Mặt khác nó làm mặn hóa đất trồng trọt. Sông Mê-kong bị tất cả các quốc gia lấy hết nước tích vào các đập. Việt nam ở cuối nguồn không có nước là một chuyện mà sông không có phù sa thì đồng ruộng không còn mầu mỡ như trước kia nữa. Đồng bằng sông Cửu long có lợi thế về thiên nhiên nay không còn nữa. Vậy hàng triệu người dân ở đây sẽ thành loại người nào trong tương lại gần.
+Thực phẩm bẩn sẽ đầu độc toàn bộ 97% dân số (3% Đảng viên do có thu nhập cao nên tránh được đại họa). Dự kiến 7 -10 năm tới đại dịch ung thư sẽ tác động toàn diện lên đất nước này.
+Rác thải có thành phần không tự phân hủy ngập biển, ngập ruộng đồng, ngập thành phố. Phải nhanh chóng luật hóa việc sử dụng và sản xuất bao bì và các sản phẩm liên quan tới vấn để trên.
+Không khí ô nhiễm trong các thành phố lớn là nguyên nhân gây bệnh ung thư và đường hộ hấp. Nhiều nơi gấp 20 lần cho phép.
2. Sẽ thiếu nhân lực lao động chuyên môn hóa cao
+Hầu hết tinh hoa trẻ tuổi của đất nước ta tìm cách ra khỏi đất nước này để học và rồi không về nước nữa. Những người khác có điều kiện đều tìm cách định cư ở đâu đó chứ không về VN. Nếu tầng lớp trí thức trên 50 hiện nay về hưu hoặc mất sức lao động thì chuyện gì sẽ xẩy ra?
+Thợ lành nghề cũng rất thiếu và so với yêu cầu của khu vực thì thợ lành nghề của ta hiện nay kém xa về nhiều mặt: sức khỏe, hình thể, kiến thức tổng quát, ngoại ngữ....
Chúng ta có thể phát triển đất nước mà không có trí thức trẻ khỏe được đào tạo bài bản và đội ngũ thợ lành nghề vừa yếu lại vừa thiếu được không?
Tôi xin mượn bốn câu thơ
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
22.05.2016 21:45
Cải tạo 1 cái chính quyền độc đoán như chính quyền CS ở VN bằng kinh tế là đúng đắn. Bác Hồ nói "có thực mới vực được đạo", nói hay nói giỏi kiểu gì mà không làm người dân giàu lên thì ai tin. Nếu vì nhân quyền mà dân VN khá lên, quốc gia VN khá lên thì Mỹ sẽ có thể "cải tạo" được các quốc gia độc tài (dưới các hình thức khác nhau của nó) mà không cần dùng bạo lực. Khủng bố cực đoan Hồi giáo cũng thế thôi, chỉ khác là không mang cái mác "cộng sản".

Hơn 100 năm qua, TG chứng kiến đủ loại học thuyết ở mọi lĩnh vực của phương Tây (Tây Âu), trong đó có cả học thuyết cộng sản. Hiện tại, Tây Âu co cụm lại vì khó khăn nội tại. LX sụp, nước Nga kế thừa LX nhưng không có ý tưởng gì mới. Nước Pháp, quốc gia duy nhất ở phương Tây rất cố gắng trên chính trường quốc tế nhưng đường lối của họ không rõ ràng. Và Mỹ, nhân hoàn cảnh này, muốn nổi lên làm bá chủ TG về mặt tư tưởng. Họ đã thành công khi truyền bá các định chế tài chính Mỹ ra TG. Hầu hết các quốc gia đều chấp nhận "luật chơi" này không phải vì Mỹ giàu nhất mạnh nhất mà vì luật chơi này công bằng nhất. Tiến thêm 1 bước, người Mỹ muốn truyền bá nền dân chủ Mỹ. Việc này hơi bị khó, nhất là với các quốc gia không phải là đồng minh của Mỹ. Chấp nhận tư tưởng dân chủ Mỹ thì phải xem Mỹ là lãnh đạo tương tự như khối XHCN ngày xưa xem LX là lãnh đạo.

Qua sự sụp đổ của LX, người Mỹ nhận thức được rằng, cho dù họ giàu nhất TG, họ cũng không thể "bao cấp" những quốc gia "chưa dân chủ". Nếu họ bao cấp những quốc gia này như bao cấp VNCH ngày xưa, Mỹ sẽ sớm sụp đổ, ít nhất là về kinh tế. Mỹ sẽ không cho tiền nhưng sẽ tạo điều kiện để các quốc gia này kiếm tiền. Kinh tế càng phát triển thì mâu thuẫn xã hội càng tăng lên vì chênh lệch thu nhập. Đó cũng là điều kiện để truyền bá nền dân chủ Mỹ mà điểm đột phá chính là nhân quyền.

Tóm lại, người Mỹ muốn thay đổi câu tục ngữ phương Tây, "mọi con đường đều đến Roma" thành "mọi con đường đều đến Washington". Mỹ cố gắng kéo VN vào TPP vì mục tiêu này. 1 khi Mỹ trở thành lãnh đạo thì lợi ích của Mỹ là không thể cân đong đo đếm được. Tự nhiên là người ta sẽ "thân Mỹ" 1 cách vô thức mà không cần ai thúc ép.

Với "ý đồ" của Mỹ, các quốc gia lớn khác đã sớm nhận thức với các thái độ khác nhau. Anh luôn nhất trí với Mỹ. Pháp thì lúc này lúc khác. Nga và TQ muốn cạnh tranh giành ảnh hưởng. Rõ ràng nhất là Nga can thiệp vào Syria và TQ gây hấn ở Biển Đông. 2 quốc gia này có điểm bất lợi so với Mỹ. Nga có nền khoa học hùng mạnh nhưng vì bao cấp quá lâu, chậm áp dụng những thành tựu khoa học vào kinh tế và xã hội dân sự. TQ thì cái gì cũng kém vì khoa học của họ còn cách Mỹ và Nga 1 đoạn xa. Nga can thiệp vào Syria để quảng cáo cho sức mạnh quân sự của họ từ đó đưa ra thông điệp "ai không ưa Mỹ có thể chọn Nga làm đồng minh". Mục đích gây hấn ở Biển Đông của TQ cũng tương tự như Nga nhưng nặng về âm mưu thủ đoạn hơn là phô diễn sức mạnh quân sự.

Như vậy, hiện tại, Mỹ đang chiếm ưu thế nhờ có nhiều đồng minh. Tuy nhiên, ưu thế này không lớn vì lợi ích kinh tế hiện nay là mục tiêu mà mọi quốc gia đều đặt lên hàng đầu. Mỹ có chiếm được lòng tin của các quốc gia "chưa dân chủ" hay không còn phải xem Mỹ có thái độ như thế nào đối với luật pháp quốc tế cũng như khả năng phát triển kinh tế mà Mỹ đóng vai trò chủ đạo.

Mỹ vẫn còn "pháo kích" miệng với TQ thì VN vẫn còn phải "đu dây" giữa 2 ông lớn bởi vì VN thừa biết bất kỳ ai trong 2 ông này cũng có thể bán đứng VN cho đối phương bất cứ lúc nào. Đã nói rồi, lợi ích giữa Mỹ và TQ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích giữa Mỹ và VN. 2 ông lớn này còn chưa thỏa thuận được với nhau thì VN vẫn còn là cái để họ mặc cả. Thỏa thuận xong thì VN sẽ trở thành món hàng mà họ buôn bán đổi chác với nhau. Nói như thế không có nghĩa là VN không có chọn lựa. Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 ông lớn, VN hoàn toàn có thể kiếm được lợi ích lớn nhất. Vấn đề là, chính quyền VN quá kém về mặt đối nội, rất dễ để tuột mất cơ hội. Đối nội chưa xong, làm sao đối ngoại ?

Monday, May 23, 2016

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA .



MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHUYẾN  THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA .

Thiện Ý

    Dường như sau một lần hoãn vào đầu tháng 11-2015 vừa qua, lần này hầu như chắc chắn Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obam sẽ đến thăm Việt Nam. Vì trong cuộc họp báo sáng 10/5 , phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc đã công bố chính thức, từ ngày 21 đến 28/5-2016 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đi thăm Việt Nam trước, sau đó ông sẽ đến Nhật Bản tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima. Nhân dịp này Ông cũng ghé thăm Thành phố Heroshima, một trong hai nơi đã bị hai trái bom nguyên tử của Mỹ ném xuống dẫn đến cuộc đầu hàng vô điều kiện của chính quyền quân phiệt Nhật, đưa Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc; nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều xương máu binh sĩ của cả hai phe tham chiến (Đồng Minh và Phe Trục) cũng như nhiều thường dân vô tội phải chết oan.
    Như vậy là trong suốt hai nhiệm kỳ 8 năm sẽ kết thúc vào cuối năm nay, đây là lần thứ 10 Tổng Thống Obama đã công du vùng Châu Á Thái Bình Dương và lần đầu tiên đến Việt Nam. Trước Ông, trong vòng 20 năm sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam(1995-2015) và sau 20 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975-1995) cũng đã có hai vị Tổng Thống  tiền nhiệm là Bill Clinton (đảng Dân Chủ) và George W. Bush (đảng Cộng Hòa) từng đến thăm Việt Nam lần lượt trong các năm 2000 và 2006.
      Vậy chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama có mục đích và ý nghĩa gì?
     Nhiều người cho rằng chuyến đi thăm Việt Nam chỉ ít tháng trước khi hết nhiệm kỳ cuối cùng của một vị Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ như là người “cưỡi ngựa xem hoa”, thường mang ý nghĩa  ngoại giao hơn là giá trị thực tiễn. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người thì chuyến đi Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và phải có giá trị thực tiễn, dựa trên hai yếu tính sau đây:
    Một là tính thống nhất trong mục tiêu và chính sách đối ngoại của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thay nhau nắm quyền tại Hoa Kỳ. Theo truyền thống và kinh nghiệm thực tế, thường hai đảng này chỉ khác biệt nhiều trong chính sách đối nội, nhất quán trong chính sách đối ngoại trên nền tảng quyền lợi quốc gia; có khác chăng là phương cách, biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi đảng sao cho thành đạt được lợi ích quốc gia cao nhất.
   Hai là Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vùng Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa đủ thời gian thành đạt mục tiêu, vẫn phải tiếp tục dù chính đảng nào nắm quyền. Đó là chính sách xoay trục chiến lược  về Châu Á của Hoa Kỳ, nhằm gián chỉ tham vọng bành trướng, lấn áp các nước nhỏ yếu trong vùng của đại cường Trung Quốc, đe dọa quyền lợi và an ninh của quốc gia Hoa kỳ.
     Vì vậy chuyến đến Nhật tham dự Hội Nghị G.7 của Tổng Thống Obama sau khi thăm Việt Nam sắp tới, chắc chắn sẽ nêu bật cam kết không ngừng của Hoa Kỳ với chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và Thái Bình Dương. Đây là chiến lược nhằm tăng cường can dự của Hoa Kỳ về ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng với các nước và nhân dân trong khu vực này, vì an ninh và quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ.
     Chẳng thế mà, khi đến Việt Nam làm nhiệm vụ chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương sự vụ, trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua đã cho rằng,tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn không chỉ đối với Hoa Kỳ mà của tất cả các nước; không chỉ đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Philippines hay Malaysia mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Ông Russel nhấn mạnh, rằng nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các đảo, xây dựng cơ sở vật chất quy mô lớn và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.Đồng thời, Ông nhắc lại lập trường Mỹ không đứng về phía nước nào trong số các nước tuyên bố chủ quyền,  Mỹ chỉ đứng về phía luật pháp quốc tế. Ông khẳng định các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Mỹ được thực hiện theo luật pháp quốc tế, coi đây là quyền không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà còn là của tất cả các nước khác. Ông nóiMỹ không có tuyên bố chủ quyền, cũng như không có ý định chiếm đảo của ai cả, mà chỉ muốn làm 2 điều: đó là đảm bảo quyền tự do đi lại cho tất cả các bên liên quan, và đảm bảo quyền và luật pháp quốc tế không bị xâm phạm”.
     Theo chiều hướng chung này, mục đích tổng quát của chuyền thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama, được cho biết sẽ là dịp gặp giới lãnh đạo Việt Nam  bàn thảo các vấn đề hai bên cùng quan tâm và cùng có lợi, như Quan hệ Đối tác Toàn diện, nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực.
    Chính vì mục đích và ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Mỹ Barack Obama mà cả hai phía chính quyềnViệt Mỹ đã có nhiều nỗ lực chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho chuyến đi. Đồng thời đã được sự quan tâm đặc biệt của chính giới lập pháp, hành pháp đương nhiệm hay đã nghỉ hưu tại Hoa Kỳ và công luận quốc tế; cũng như được giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đặt nhiều kỳ vọng  vào chuyến đi này, trong thời điểm mà áp lực lấn áp của Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng, nhất là vấn đề Biển Đông.
      Trong chuyến đi này,ngưới ta thấy cò hai vấn đề trọng yếu chắc sẽ được đề cập giữa Tổng Thống Obama với giới lãnh đạo Việt Nam, là việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và xem xét dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt nam.
     Về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương như là một liên minh kinh tế phát triển vùng, dường như cũng có ý cạnh tranh, bao vây kinh tế đối với Trung quốc, thì Hoa Kỳ đã để cho Việt Nam gia nhập, nay chỉ còn chờ Quốc Hội phê chuẩn để có giá trị thực thi. Nếu Việt Nam được tham dự vào Hiệp Ước kinh tế này, sẽ có cơ may vượt thoát được ảnh hưởng chính trị, lệ thuộc kinh tế nặng nề của Trung Quốc.
     Về dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt nam, là  ước muốn bao lâu nay của chính quyền Việt Nam nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trước áp lực quân sự ngày càng gia tăng của nước láng giềng Phương Bắc. Trong một cuộc hội thảo về Chiến tranh Việt Nam tại Austin, Texas vào cuối tháng 4-2016 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã phát biểu: “Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, và tin rằng rào cản của quá khứ này nên được dỡ bỏ nhằm chứng tỏ sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước bắt đầu hai thập kỷ trước, và mối quan hệ đối tác toàn diện diện nay”.
     Về vấn đề này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cũng trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua đã nhắc lại, lệnh cấm vốn đã được áp đặt trong nhiều thập niên qua vẫn được xem xét định kỳ. Ông Russel nói đến việc Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm này đối với Việt Nam trong năm 2014 để Việt Nam mua một số mặt hàng quốc phòng giúp bảo vệ vùng ven biển và mặt biển. Ông nhận xét rằng, việc dỡ bỏ một phần thể hiện quan hệ an ninh-quốc phòng chiến lược đang tăng lên giữa hai nước. Nhưng Ông nhấn mạnh, rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm là quyết định giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí vẫn được xem xét dựa trên các tiến bộ Việt Nam đạt được trên các vấn đề căn bản về quyền con người. Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ nói: Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm, là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.
     Thực ra việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu xẩy ra chỉ có giá trị như một thông điệp gửi đến Trung Quốc, là Việt Nam đã đến gấn Mỹ hơn, để cảnh cáo rằng đứng lấn áp Việt Nam thêm nữa, đứng đẩy chúng tôi đến phải chọn lựa dứt khoát là đồng minh của Mỹ để được bảo vệ. Vì rằng, không có chỗ dựa đồng minh, dù Việt Nam có trang bị vũ khí đủ loại tối tân đến đâu, cũng không thể một mình đương đầu, dù chỉ là tự vệ với Trung Quốc, trừ khi Hoa Kỳ bán cho Việt Nam vũ khí nguyên tử để tự vệ..
     Vậy thì, mục đích chuyến đi Việt Nam dự trù từ 21 đến 25 tháng 5 tới đây của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, chỉ là dịp để Hoa Kỳ và Việt Nam duyệt lại và tái cam kết tiếp tục thực hiện những gì đã thủa thuận công khai hay bí mật đạt được trong chuyến đi Mỹ của phái đoàn do Tổng Bí Thư đảng CSVN dẫn đầu vào đầu tháng 7 năm 2015, về chính trị, ngoại giao kinh tế, an ninh quốc phòng…nằm trong quan hệ song phương, đối tác toàn diện đã đạt được; cho dù nay mai sau cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11 tới đây, người đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ hay  Cộng Hòa.
    Qua thực tế, dường như Hoa Kỳ đã nhìn thấy vị thế khó khăn của một Việt Nam nhỏ yếu bên cạnh một Trung quốc to  mạnh và đầy tham vọng đất đai, biển đảo và bá quyền. Do đó đã  luôn mềm dẻo trong đối sách với đảng và nhà cầm quyền CSVN và tỏ ra cảm thông với đối sách “Đi giây” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc  của Việt Nam. Mặc dầu Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong vòng đai bao vây, gián chỉ tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhưng không thúc ép mà chỉ tạo áp lực nhẹ nhàng khi cần, để Việt Nam chủ động trong đối sách hai mặt với Trung Quốc để thoát hiểm. Mặc dầu Hoa Kỳ cũng mong muốn về đối nội, Việt Nam sớm có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng và nền kinh tế thị trường tự do, như tiền đề để phát triển toàn diện đất nước theo định hướng của chiến lược toàn cầu, nhưng từ lâu  đã không yểm trợ cho một cuộc lật đổ bằng bạo lực để thay thế, mà đã kiên trì thực hiện chính sách “Cải tạo chế độc độc tài toàn trị, độc đảng” thành chế độ “Dân chủ pháp trị, đa đảng” để chuyển đổi một cách hòa bình trong môi trường “Mật ngọt kinh tế thị trường”. Quá trình chuyển đổi này đã được khởi sự từ hơn 20 năm qua, kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với  Việt Nam (1995) và Việt Nam cũng đã khởi sự chính sách “Mở Cửa”.
     Đến đây có thể kết luận rằng, nếu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton của đảng Dân Chủ là người khởi động đối sách với Việt Nam hậu chiến tranh Việt Nam, đã đến thăm Việt Nam năm 2000, sau 5 năm Việt Nam “Mở cửa” có ý nghĩa như là sự khuyến khích Việt Nam hãy mạnh dạn trên con đường “chuyển đổi”; thì chuyến thăm Việt Nam năm 2016 lần này của Tổng Thống Barack Obama cũng thuộc đảng Dân Chủ, sẽ có ý nghĩa như là sự hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam, đã đến lúc đảng CSVN cần thực hiện quyết tâm “chuyển đổi chế độ độc tài qua dân chủ”. Vì quá trình “chuyển đổi” tịnh tiến sau 20 năm (1995-2015) đã hội đủ “Các điều kiện cần”. Đó là Việt Nam nay đã có nền kinh tế thị trường mà  chính phủ Việt Nam rất mong muốn nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, sẽ được Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam hội đủ các yếu tính của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mong muốn được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong môi trường “Mật ngọt kinh tế thị trường” này, cán bộ, đảng viên cộng sản gốc “vô sản” nay đã được tư sản hóa và tư bản hóa (tư bản Đỏ); nhà nước “chuyên chính vô sản” nay đã được “Tư bản hóa” qua việc cải tổ bộ máy và chính sách cai trị theo hướng dân chủ và giải tư hầu hết các công ty nhà máy, nông trường quốc doanh thành tư doanh trên lãnh vực kinh tế; nhất là nhân dân ngày nay đã được dân chủ hóa đến mức được thực thi nhiều quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền…so với hơn 20 năm trước đây. Bây giờ chỉ cần Đảng và Nhà nước tathực hiện Điều kiện đủ là chủ động kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển đổi trong vòng 5 năm tới (2016-2021)là Việt Nam hoàn tất tiến trình chuyển đổi toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị; để Việt Nam có cơ hội trở thành một nước dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do, hội nhập hoàn toàn với thế giới văn minh, đưa Việt Nam phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, tạo thế lực thừa đủ bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biền đảo của Tổ Quốc.
      Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị “Đỏ vỏ xanh lònghiện nay tại Việt Nam nghĩ sao? Nhân dân đang chờ hành động thực tiễn như  câu trả lời của Quý vị.
Thiện Ý
Houston, 18  tháng 3 năm 2016

*Ghi chú: Bài này chúng tôi đã gửi cho Đài VOA đăng tải sau khi cắt bỏ một số chi tiết cho phù hợp với quy định.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN vô cảm đến thế đã cùng chưa?



Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN vô cảm đến thế đã cùng chưa?


Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng xẩy ra cả tháng nay, đã gây xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng “vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân trong vùng và thực phẩm cá cho các bữa ăn của nhân dân hầu như cả nước.
Thế mà cho đến nay, cả tháng trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự và xác nhận thủ phạm đã làm cho cá chết hàng loạt dọc theo khoảng 200 km bờ biển Trung phần Việt Nam, với sô lượng cá chết đủ loại ước đoán lên đến hàng triệu con. Một số quan chức hữu trách thì vẫn giải thích quanh co, phi lý, coi thường sự hiểu biết của nhân dân và các giới khoa học trong nước và quốc tế; thậm chí có viên chức có trách nhiệm thuộc cơ quan trung ương dám giải thích hiện tượng cá chết hàng loạt là từ độc chất trong nước tiểu do có quá  nhiều người tắm biển thải ra. Báo chí truyền thông nhà nước thì hoàn toàn im lặng, không dám đưa tin liên quan đến vụ cá chết và phản ứng “bức xúc” của nhân dân đưa đến các cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác trong nước cũng như nhiều nơi có đông người Việt sinh sống tại hải ngoại.
Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh dạo khác của đảng và nhà nước thì vẫn tỏ ra dửng dưng, vô cảm trước thảm trạng gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt và khổ lụy đến đời sống hàng ngàn gia đình ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cả trên biển từ bao đời nay. Thay vì đến thăm người dân bị nạn, Nguyễn Phú Trọng còn làm cái gọi là “thị sát kiểm tra tiến độ công trình Formosa” của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh), vốn là nghi phạm chính vì có nhiều bằng chứng đã xả một số lượng lớn chất độc cực mạnh ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải. Sự thể này khiến nhân dân cả nước và người Việt ở hải ngoại phẫn nộ và nghi ngờ rằng đảng và nhà cầm quyền VN đang cố tình bao che, tìm cách “hoãn binh chi kế” cho thủ phạm có thời gian xóa sạch dấu vết một tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho đất nước và cho đời sống nhiều người dân.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra cho ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của đảng và nhà nước VN là sự vô cảm của họ đến thế đã là cùng chưa?
Nếu vẫn chưa là cùng, thì rồi đây không chỉ hàng ngàn mà sẽ là hàng vạn, hàng triệu người dân phẫn nộ xuống đường cùng lúc, liệu lúc đó các công cụ bảo vệ “Nền chyên chính tư sản Đỏ” như quân đội, công an, cảnh sát của chế đố có dám theo lệnh của lãnh đạo đàn áp, bắn giết tàn sát hàng loạt nhân dân theo kiểu “Thiên An Môn” vào năm 1989 của quan thầy Trung Quốc hay không?
Ông Trọng và những người lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN chắc không quên những luận điểm đấu tranh cách mạng có tính quy luật của  Lenin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”.  Khi sự nghiệp đấu tranh của nhân dân phát triển đến độ “tức nước vỡ bờ”, tức là khi “tình thế cách mạng đã chín muồi”, thì cuộc cách mạng của nhân dân nổ ra vào thời điểm này “nhất định sẽ thắng lợi”, vì thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị đã đến cực diểm và các công cụ bảo vệ “chuyên chính vô sản” sẽ quay về với nhân dân, không còn dám bắn giết, tàn sát nhân dân để bảo vệ chế độ nữa. Đó cũng là thực tế ở Liên Xô năm 1991, khi chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Liên Xô áp đặt sau hơn 70 năm (1917-1991) đã tan rã trước sức mạnh vùng lên, không cần vũ khí của nhân dân, phải chuyển đổi qua chế dân chủ pháp trị theo ý nguyện của nhân dân Nga.
Ông Tổng Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước CSVN hiện nay nghĩ sao? Chúng tôi ước mong họ sớm giác ngộ để chấm dứt sự vô cảm, phản tỉnh kịp thời, biết phải làm gì để thoát hiểm,có lợi nhất cho dân cho nước, tránh đưa đến “Tình thế cách mạng chín muồi”, dẫn đến hậu quả tai hại cho dân cho nước và cho chính số phận tương lai của những người lãnh đạo chế độ  hiện nay.
Chúng tôi tự hỏi không biết những nhà lãnh đạo các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ, với mục tiêu đấu tranh giành chính quyền với đảng CSVN, để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, liệu đã chuẩn bị xong mọi mặt dể tiếp quản chính quyền khi thời cơ đến, tạo thế ổn định chính trị, tránh tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ kéo dài, từng xẩy ra ở một số nước khi có sự chuyển đổi chế độ chính trị?
Câu trả lời xin dành cho các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ đã và đang hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
Trình bày ý kiến

Ý kiến
bởi: hoài thương
10.05.2016 20:06
Theo tôi các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ nếu có thì họ phải tranh đấu cho dân những người đó các chính đảng quốc gia-dân tộc-dân chủ đó phải ở trong nước họ mới hiểu rõ, còn những người Việt yêu nước ở nước ngoài nên có những đường lối chính nghĩa soạn thảo hiến pháp để thực hiện mục tiêu lý tưởng của dân .....một điều nên nhớ khi tiếp cận chính nghĩa không làm xáo trộn cuộc sống không manh động gây thêm hận thù với người có mác cộng sản ,phải trưng cầu ý dân về đường lối chính thể Quốc gia.Cũng theo tôi nên tập họp các nhà Chính Trị Gia,Khoa Học Gia Luật Gia Sử Gia ,để vẽ lên một bức tranh tương lai hoàn hảo cuộc sống của người Việt chúng ta cũng nên chọn một lá Quốc Kỳ mới tượng trưng rõ nét của ba miền BẮC-TRUNG-NAM

bởi: Tuấn
10.05.2016 12:34
Chỉ biết ăn hiếp đồng loại..chỉ có thể là "thú vật" mà thôi.

bởi: dân từ: hà nội
10.05.2016 10:37
cái gì đến sẽ đến, lê nin đã chỉ ra rồi nhưng bọn ngu thì cứ cố đám ăn xôi.

bởi: Truclua từ: Viet Nam
10.05.2016 09:11
Thực tế tình hình xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Do đảng cộng sản việt nam đã có nhiều việc làm tiếp tay cho cộng sản trung quốc đã, đang và sẽ để lại di hại khôn lường về môi trường và cuộc sống, về nợ nần ngày càng tăng cho nhân dân các thế hệ của cả nước... nên lòng Dân hiện không còn tin đảng và ngày càng xa rời không ủng hộ đảng csvn, thậm trí còn oán hận csvn; mặt khác thì tiếng nói hay cương lĩnh cũng như hành động hành xử phát ngôn của các tổ chức xã hội dân chủ hiện nay đúng là "chưa đủ sức thu hút và thuyết phục" người Dân (điều này các tổ chức xã hội dân chủ nên tiếp thu và nghiêm túc xem xét rà soát lại) do vậy csvn vẫn còn thời gian tồn tại mà không chịu thay đổi!
Nhưng dù sao thì một thực tế tồn tại rất khách quan đó là "Lòng Dân đã ngày càng đối nghịch không tín nhiệm sự lãnh đạo và tồn tại của đảng csvn" cũng song hành với "bản chất anh dũng quật cường bền trí nuôi dưỡng sức mạnh kiên cường bất khuất không họng súng nào có thể khuất phục của nhân dân việt nam vẫn còn nguyên vẹn" đó là sự thật, các tổ chức xã hội dân chủ cần sửa mình để tận dụng sức mạnh đó cho tương lai đất nước, cho giống nòi !!!

bởi: Dân Ba Đình nổi loạn
10.05.2016 08:48
Cái từ " phản động " mà bọn thái thú chóp bu csVN thường dùng để úp chụp xuyên tạc những người bất đồng với bọn chúng . Đó là cách nghĩ của bọn chúng . Còn riêng với nhân dân ta thì cái từ đó phải dùng chỉ cho bọn csVN mới đúng , mới thật chính xác .
- Đối với nhân dân thì bọn csVN là bọn độc ác , độc tài đảng trị . Là bọn chỉ chuyên lo vơ vét , móc túi , cướp bóc của dân , bần cùng hóa nhân dân . Chuyên bức hiếp , đàn áp dã man dân lành như bọn côn đồ .

bởi: tâm tâm ttkh từ: Saigon
10.05.2016 07:46
Không những đcsVN cố nhấn cho chìm xuống vụ nguyên nhân cá chết mà còn ra lệnh cho báo đài chính thống thực hiện những phóng sự lái dư luận ND sang hướng che lấp tội phạm . Báo đài NN đăng những bài của các PV đi tìm sự thực tại vùng biển có cá chết .. Rồi đài truyền hình chiếu những thước phim Ngư Dân tiếp tục ra khơi bám biển và ND vẫn tiêu thụ cá biển như bình thường . Những kiểu tuyên truyền này Cs VN vẫn sử dụng từ lâu lắm và bây giờ vẫn cứ lối mòn tuyên truyền đó . CsVN cố tình bịt những ống kính hiện đại mà không phải chỉ NN mới có . Để xem NN csVN có bịt mãi được sự thực không và có thành công cố đánh chìm xuồng vụ cá chết này không ? Từ 30/4/16 tới nay hình ảnh VN trên thế giới là cá biển chết, là cảnh người bt ôn hòa bị đánh chảy máu, là bà mẹ và đứa con nhỏ đi bt bị bắt vào đồn CA ! Xem ra LĐ csVN càng lúc càng vô cảm , vô cảm đến lạnh lùng trước những bức xúc của ND . Đó cũng là cái vô cảm của vợ chồng nhà LĐcs Rumani trước khi bị lôi khỏi quyền hành và đem đi xử bắn ! ĐcsVN còn 2 lá chắn và thanh gươm rất bén là QĐ và CA !

bởi: Dân đen Hà Nội - VN
10.05.2016 06:56
Bọn cầm quyền csVN hoàn toàn không phải là chính quyền của nhân dân . Đây là bọn thái thú cầm quyền bưng bô cho giặc Tàu . Bọn này chỉ giỏi tàn ác bức hiếp với dân còn đối với bọn giặc Tàu nghênh ngang xem thường pháp luật VN xem thường bọn cầm quyền thì bọn chúng lại hèn nhát rụt cổ câm miệng . Bọn côn an csVN là lực lượng lưu manh côn đồ với dân .

bởi: Không ghi tên
10.05.2016 06:15
đảng & nhà nước đang dùng quyền im lặng trong luật hình sự về tội phản quốc

bởi: Mabia từ: Ytalia
10.05.2016 06:04
Mẹ nó, từ đầu khi thành lập cái băng đãng của chúng nó đã là một băng cướp rồi mà.
Tới giờ này thì chỉ còn những thằng ngu tin chúng nó mà thôi.

bởi: Nguyễn Hùng từ: San Jose, Mỹ.
10.05.2016 02:58
Sao chính quyền đánh dân, cả phụ nữ và trẻ em, tàn bạo còn hơn đánh quân thù.
Người biểu tình muốn biết vì sao cá chết hàng loạt, ai phải chịu trách nhiệm, và tương lai chính phủ sẽ phòng ngừa sự việc tương tự như thế nào. Tất cả đòi hỏi đều hợp lý và chính phủ Việt Nam có thể trả lời được.
Tôi thấy người câm quyền không được và không nên đánh đập, đàn áp, bắt bớ mỗi khi dân chúng muốn biết những việc liên quan đến cơm áo gạo tiền cuộc sống hàng ngày của người dân.
Không nên hèn với giặc mà ác với dân.
Hùng

bởi: Lu Khach từ: USA
10.05.2016 00:44
Trong "lu" , NX Phuc , cung nhu Tran dai Quang da duoc Formosa
"dam mom" hoi ky nen da bi "a khau" khong the noi gi duoc. Mot su kien rat quan trong nhu vay, mot van de song con cua dan toc, da bi bon chop bu CS bo ngoai tai, "ngam mieng an tien" la cach giai quyet hay nhat ,con "song chet mac bay, tien thay bo tui" la an chac. Thu hoi voi mot dam CUOP o hop nhu vay thi lam sao co the lanh dao , lam sao co the tao duoc hanh phuc cho nguoi dan . Noi tom lai, " o dau co ap buc thi o do co dau tranh". Du cho bon chop bu CS co mot luc luong an ninh hung du den dau , ve chung cuoc chien thang se ve phia nhan dan VN !

TỔNG TRỌNG VÀ NHỮNG LÃNH ĐẠO CHÓP BU ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM VÔ CẢM ĐẾN THẾ ĐÃ CÙNG CHƯA?



TỔNG TRỌNG VÀ NHỮNG LÃNH ĐẠO CHÓP BU ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM VÔ CẢM ĐẾN THẾ ĐÃ CÙNG CHƯA?

Thiện Ý

     Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Trị xẩy ra cả tháng nay, đã gây  xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng  “Vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên  trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân trong vùng và thực phẩm cá cho các bữa ăn của nhân dân hầu như cả nước.
    Thế mà cho đến nay, cả tháng trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự và xác nhận thủ phạm đã đưa đến cá chết hàng loạt phơi xác dọc theo khoảng 200 km bờ biển Trung phần Việt Nam, với sô lượng cá chết đủ loại ước đoán lên đến hàng triệu con. Một số quan chức hữu trách thì vẫn giải thích quanh co, phi lý, coi thường sự hiểu biết của nhân dân và các giới khoa học trong nước và quốc tế; thậm chí có viên chức có trách nhiệm thuộc cơ quan trung ương giám giải tích hiện tượng cá chết hàng loạt là từ độc chất trong nước tiểu do có quá  nhiều người tắm biển thải ra. Trong khi báo chí truyền thông nhà nước thì hoàn toàn im lặng, không giám đưa tin liên quan đến vụ việc cá chết và phản ứng “bức súc” của nhân ân đưa đến các cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác trong nước cũng như nhiều nơi có đông người Việt sinh sống tại hải ngoại. Điều này cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã tìm cách bưng bít sự thật theo kiểu “lấy thúng úp voi” trong thời đại phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rộng khắp toàn cầu, nên đã phản tác dụng, gây thêm sự hoài nghi, phẫn nộ của công luận trong và ngoài nước, có tác dụng như đổ thêm dầu vào lửa mà thôi. Phải chăng một số nhà lãnh đạo chóp bu Đảng và Nhà nước Việt cộng bị ngọng vì trước đây đã lỡ nhận những khoản huê hống béo bở để thông qua mọi việc cho thủ phạm gây ra ô nhiễm biển làm cá chết hàng loạt như hiện nay?
     Chẳng thế mà, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và những lãnh dạo chóp bu của đảng và nhà nước CSVN thì vẫn cố tỏ ra bình thản như vô cảm trước thảm trạng gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt và khổ lụy đến đời sống hàng ngàn gia đình ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cả trên biển từ bao đời nay. Sự bình thản đến vô cảm tiêu biểu cho tập đoàn thống trị độc quyền, trong chế độ độc tài toàn trị này được thể hiện qua việc người đứng đầu đảng cầm quyền Nguyễn Phú Trọng đã cùng đoàn tùy tùng làm cái gọi là “thị sát kiểm tra tiến độ công trình Formosa” của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) vốn là nghi phạm chính vì có nhiều bằng chứng đã xả số lượng lớn chất độc cực mạnh  ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải.Chuyến đi này lại diễn ra vào đúng thời điểm công luận đang phẫn nộ cao độ, nghi ngờ tập trung vào nghi can ấy. Thế mà  Ông Tổng Trọng đã không đả động gì đến thảm họa cá chết hàng loạt và không  có lời thăm hỏi hay trực tiếp đến thăm người dân bị nạn trong vùng mà phái đoàn của Ông đang có mặt. Sự thể này khiến nhân dân cả nước và người Việt ở hải ngoại phẫn nộ và nghi ngờ rằng đảng và nhà cầm quyền CSVN đang cố tình bao che, tìm cách “hoãn binh chi kế” cho thủ phạm có thời gian xóa sạch dấu vết một tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho đất nước và cho đời sống nhiều người dân. Đúng như bản tuyên bố về “Tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam” của hàng trăm trí thức Việt Nam đã tố cáo, rằng:
 “Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội”.
“Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản - tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia - đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy”.

     Đến đây, một câu hỏi được đặt ra cho Ông Tổng Trọng và những lãnh đạo chóp bu của đảng và nhà nước CSVN là sự vô cảm đến thế đã là cùng chưa?
   Nhân dân tại nhiều nơi trong nước và người Việt ở hải ngoại, hàng ngàn người đã và đang tiếp tục xuống đường biểu tình đòi hỏi các Ông các Bà lãnh đạo phải trả lời dứt khoát câu hỏi trên, để “dân biết,dân bàn, dân định liệusố phận tương lai của đảng và Nhà nước của các Ông các Bà hiện nay. Nếu sự vô cảm của các Ông, các Bà lãnh đạo đến thế vẫn chưa là cùng, thì rồi đây không chỉ hàng ngàn nhân dân xuống đường biểu tình ở một số thành phố hay  hàng ngàn người Việt một số nơi ở hải ngoại xuống đường như hiện nay, mà sẽ phát triển thành cao trào khắp nơi trong nước, với hàng hàng vạn, hàng triệu nhân dân phẫn nộ xuống đường cùng lúc, liệu lúc đó các công cụ bảo vệ Nền chyên chính tư sản Đỏ như quân đội, công an, cảnh sát của chế đố có giám theo lệnh của các Ông Bà lãnh đạo đàn áp,bắn giết tàn sát hàng loạt nhân dân theo kiểu “Thiên An Môn” vào năm 1989 của quan thầy Trung Quốc hay không?
     Ông Tổng Trọng và những người lãnh đạo chóp bu đảng và nhà nước CSVN chắc không quên những luận điểm đấu tranh cách mạng có tính quy luật mà ông tổ thực hiện chủ nghĩa cộng sản đầu tiên ở nước Nga năm 1917 là Vladimir Lenin đã phán, rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”; và rằng khi sự nghiệp đấu tranh của nhân dân một khi phát triển đến biên độ tức nước vỡ bờ”, tức là “Tình thế cách mạng đã chín muồi”. Cuộc cách mạng của nhân dân nổ ra vào thời điểm này “nhất định thắng lợi”. Vì mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị đã đến cực diểm không thể điều hòa được nữa; mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với các giai cấp bị trị đã phát triển thành mâu thuẫn đối kháng (một mất một còn) với toàn xã hội; lúc đó các công cụ bảo vệ “Chuyên chính vô sản” (ở Việt Nam nay chế độ “chuyên chính tư sản Đỏ”) sẽ quay về với nhân dân, không còn giám bắn giết, tàn sát nhân dân để bảo vệ chế độ nữa. Đó cũng là thực tế ở Liên Xô năm 1991, khi nhân dân trong đó có nhiều đảng viên CS “phản tỉnh” thuộc hàng lãnh đạo cấp cao đảng và nhà nước Liên Xô, đã bao vây  Viện DUMA (trụ sở Quốc hội chế độ CSLX) . Khi ấy, xe tăng và đủ loại vũ khí của quân đội, công an bảo vệ Quốc hội của chế độ VSLX đã phải câm họng, không còn giám bắn giết, đàn áp nhân dân để bảo vệ chế độ nữa. Chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Liên Xô áp đặt sau hơn 70 năm (1917-1991)đã tan rã trước sức mạnh vùng lên, không  cần vũ khí của nhân dân, phải chuyển đổi qua chế dân chủ pháp trị theo ý nguyện của nhân dân Nga, đã tồn tại 25 năm qua (1991-2016)và đang tiếp tục được cải thiện để hoàn chỉnh.
    Ông Tổng Trọng và các Ông, các Bà lãnh đạo “Đảng và Nhà nước ta” hiện nay nghĩ sao? Hiển nhiên các Ông các Bà, nhất là Ông Tổng Trọng, Tiến sĩ chính trị học Mác-Lê phải hiểu biết giá trị, kinh nghiệm  và tác dụng thực tế của các luận điểm về đấu tranh cách mạng trên hơn chúng tôi nhiều, phải không ạ?
    Chúng tôi ước mong Ông Tổng Trọng và vác Ông, các Bà lãnh đạo đảng cầm quyền sớm giác ngộ để chấm dứt sự vô cảm, phản tỉnh kịp thời, biết phải làm gì để thoát hiểm,có lợi nhất cho dân cho nước, tránh đưa đến Tình thế cách mạng chín muồi”, dẫn đến hậu quả tai hại cho dân cho nước và cho chính số phận tương lai của những người lãnh đạo có trách niệm của “Đảng và nhà nước ta” hiện nay. Một chế độ độc tài toàn trị do đảng của các Ông Bà áp đặt trái với ý muốn của nhân dân, đã bác đoạt các quyền tự do, dân chủ, nhân sinh trong nhiều thập niên qua, làm khổ lụy mọi tầng lớp nhân dân, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho đất nước.
     Viết đến đây, chúng tôi không khỏi liên tưởng đến các lực lượng Quốc Gia- Dân Tộc-Dân Chủ của người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong và ngoài nước, bao lâu nay đấu tranh chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước. Chúng tôi tự hỏi không biết những nhà lãnh đạo hàng đầu các chính đảng hay tổ chức chính trị này , với mục tiêu đấu tranh giành chính quyền với đảng CSVN, để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, liệu đã chuẩn bị xong mọi mặt dể tiếp quản chính quyền khi thời cơ đến, tạo thế ổn định chính trị, tránh tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ kéo dài, từng xẩy ra ở một số nước khi có sự chuyển đổi chế độ chính trị?
     Câu trả lời xin dành cho các chính đảng Quốc gia-Dân tộc- Dân chủ đã và đang hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam. Bởi vì thực tế thời cơ chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị qua dân chủ pháp trị sớm muốn cũng sẻ đến nay mai tại Việt Nam, dù thời cơ ấy do đảng CSVN thức thời chủ động tạo ra hay do cuộc cách mạng của quần chúng nhân nổ ra khi “tình thế cách mạng chín muồi”, tất cả đều cần được chuẩn bị chu đáo để tránh những hệ quả tai hại nhiều mặt cho đất nước, một khi có sự chuyển đổi chế độ chính trị.  
    
                          Thiện Ý
   Houston ngày 2 tháng 5 năm 2016
    

41 năm nhìn lại: 30-4-1975 CHIẾN TRANH VIỆT NAM KẾT THÚC MANG Ý NGHĨA GÌ?



41 năm nhìn lại:
30-4-1975 CHIẾN TRANH VIỆT NAM KẾT THÚC MANG Ý NGHĨA GÌ?

Thiện Ý

     Ai cũng biết là cuộc  nội chiến Quốc- Cộng tại Việt Nam kéo dài trên 20 năm (1954-1975) và đã kết thúc tính đến 30 tháng tư năm nay là đúng 41 năm (1975-2016). Như vậy là thấm thóat thời gian hòa bình trên đất nứơc ta  đã gấp đôi cuộc chiến.
      Dân tộc Việt Nam đã được gì, mất gì trong những thời khỏang chiến tranh và hòa bình ấy, hẳn ai cũng có thể nhẩm tính được.Ðã có biết bao sự kiện biến đổi thăng trầm trên đất nứơc và dân tộc Việt Nam trong hòa bình. Chiều hướng biến đổi chung là các bên thù địch tham chiến hôm qua, hôm nay đều như có nỗ lực đẩy lùi quá khứ, muốn mau chóng quên đi chiến tranh, gác lại hận thù (vì hận thù không thể nào quên) để cùng hướng đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp cho dân tộc.
      Các bên cựu thù là người Việt Nam, từng được ngọai bang sử dụng như những công cụ chiến lược một thời, nay đa số như  đồng ý là cần “hòa giải và hòa hợp dân tộc”theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này(giải quyết các mâu thuẫn thông qua tương lượng một cách hòa bình, tiến đến hòa hợp), khác với hòa giải hòa hợp dân tộc kiểu Việt cộng (không giải quyết các mâu thuẫn mà chỉ muốn hòa hợp vô điều kiện với Việt cộng). Vì vậy, vấn đề bất đồng chỉ còn là phương thức thực hiện “hòa giải và hòa hợp dân tộc” thế nào cho hợp tình hợp lý, để các bên có thể chấp nhận được, hầu sớm đi đến thống nhất được tòan lực quốc gia để cùng kiến tạo một tương lai tươi sáng cho dân tộc, tạo thế lực vững chắc bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải trước tham vọng xâm lăng của ngoại bang Phương Bắc.
     Các bên cựu thù ngọai bang, thì nay dường như  tỏ ra có thực tâm muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cựu thù bản xứ xích lại gần nhau và sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng dân chủ, phát triển đất nứơc đến phú cường, theo yêu cầu của một thế chiến lược quốc tế mới và vì quyền lợi thiết thân của chính họ.
     Thành ra, càng ngày người ta có vẻ dễ dàng đồng ý được với nhau về ý nghĩa lịch sử của chiến tranh Việt Nam và sự kết thúc của cuộc chiến này. mang một ý nghĩa trung thực phù hợp với tính khách quan của lịch sử.
     Thật vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, chế độ công cụ cộng sản quốc tế Hà Nội được đóng vai trò thắng trận đã đưa ra ba “ý nghĩa lịch sử” của cuộc chiến tranh Việt Nam và sự kết thúc của nó. Chúng ta hãy nhận định về ba “ý nghĩa lịch sử” này, để thấy được sự chuyển biến nhận thức của các bên tham chiến theo thời gian, những người Việt Nam cộng sản (Việt cộng) cũng như những người Việt Nam không cộng sản (Việt quốc)

I/- Có phải đó là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo Vệ Tổ Quốc Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa” không?
     Cần phân định rạch ròi cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp cho đến năm 1954, hòan tòan khác với cuộc chiến tranh Quốc–Cộng do chế độ công cụ của cộng sản quốc tế ở Miền Bắc phát động, tiến hành tại Miền Nam từ năm 1954 đến 1975 về mục tiêu và ý nghĩa.
     Mọi người có thể đồng ý với những người Việt Nam cộng sản về ý nghĩa của cuộc chiến tranh trước, đúng thực là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo Vệ Tổ Quốc Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa”. Vì cuộc chiến này  đã kết thúc  gần một trăm năm nô lệ thực dân Pháp, sau một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Còn cuộc chiến tranh sau, đến lúc này thì ai cũng phải hiểu đó là “Cuộc chiến tranh lợi dụng lòng yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam, xô đẩy dân tộc vào vòng cương tỏa của chủ nghĩa thực dân mới”.
     Nói cách khác, một cuộc chiến mà các bên Bắc và Nam Việt Nam đã bị ngoại bang sử dụng như những công cụ một thời,thực hiện chiến lược quốc tế trong vùng của các cường quốc đế quốc cộng sản và tư bản. Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ do các cường quốc đế quốc chủ mưu và thủ lợi, đã xử dụng hai công cụ bản xứ để thực hiện cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, biến đất nước ta thành bãi chiến trường, nhân dân ta là đối tượng tiêu thụ vũ khí tốn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm thêm các phương tiện giết người hiện đại.
II/- Có phải đó là “Bản Anh Hùng Ca Vĩ Ðại Nhất Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước của Dân Tộc” không?
     Không.
     Phải khẳng định là không. Vì đây là hệ quả tất nhiên của ý nghĩa thứ nhất. Bởi một khi người ta đã đồng ý được với nhau rằng cuộc chiến tranh vừa qua không phải là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc. . .” thì tất nhiên việc tiến hành và kết thúc cuộc hiến tranh ấy không thể là Bản Anh Hùng Ca Vĩ Ðại Nhất Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước của Dân Tộc”. Vả chăng chỉ có thể coi cuộc chiến tranh này, do công cụ cộng sản Hà nội khởi động, tiến hành và kết thúc “thắng lợi” như thế, là Bản anh hùng ca vĩ đại nhất của các cá nhân và tập đòan làm tay sai cho ngọai bang trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”.
     Vì rằng quả thực cá nhân Ông Hồ và tập đòan cộng sản Việt Nam đã thực hiện xuất sắc các ý đồ chiến lược của cộng sản quốc tế, vì lợi ích cho lịch sử bành trướng của các tân Ðế Quốc Ðỏ Liên-Xô, Trung quốc, hòan tòan xa lạ và đi ngược lại với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vĩ đại nhất vì trong lịch sử làm công cụ thực hiện ý đồ cho ngọai bang, không có cá nhân và tập đòan nào thực hiện “Nghĩa vụ quốc tế cao cả” (!) xuất sắc hơn Ông Hồ và các lãnh tụ kế tục đảng Cộng sản Việt Nam.
III/- Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế có phải là “Thắng Lợi Của Phe Xã Hội Chủ Nghĩa”đối với “Phe Tư Bản Chủ Nghĩa” hay không?
     Không.
     Lại vẫn phải khẳng định là không. Trước đây có thể là hầu hết những người Việt Nam cộng sản không đồng ý  với sự khẳng định này. Nhưng chẳng bao lâu sau ngày 30-4-1975 và cho đến lúc này, dù muốn dù không, đa số người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản đã phải thừa nhận sự thật này: Vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế,các cường quốc đế quốc mới chủ động đưa cuộc hiến tranh Việt Nam đi đến kết thúc vào ngày 30-4-1975; và do đó, chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế không thể coi là thắng lợi của phe này (phe XHCH:Việt cộng) đối với phe kia (Phe TBCN:Việt quốc).
     Nhớ lại, sau ngày 30-4-1975, những người Việt Nam cộng sản đã tỏ ra kiêu hãnh và tự hào rằng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã là một “đại thắng mùa xuân” cho họ, vì đã làm được công việc đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa cho chủ nghĩa xã hội, đảo lộn được chiến lược tòan cầu của đế quốc Mỹ…”.Thế nhưng  đến nay, dù không nói ra, thực tế và các tài liệu giải mật sau này của các phe tham chiến, đã “giác ngộ và phản tỉnh” những người Việt Nam Cộng sản, giúp họ hiểu rằng, chính “đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế” đã tiêu diệt được trận địa chủ nghĩa xã hội, chủ động dập tắt cuộc chiến tranh Việt Nam nói riêng, chiến tranh Ðông Dương và các cuộc chiến tranh cục bộ  khác trên thế giới nói chung, là do yêu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới, là nỗ lực chung của các cường quốc cực nhằm thiết lập “một nền trật tự kinh tế quốc tế mới” hay là “Một hệ thống kinh tế thế giới mới”.
    Vì sao những người Việt Nam Cộng sản “Giác ngộ và phản tỉnh” được như vậy?- Chính là do các sự kiện thực tế diễn ra sau ngày cuộc chiến chấm dứt.
     Thật vậy, khởi đầu quá trình thời gian, ngay khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã có một số người Việt nam cộng sản có trình độ nhận thức và viễn kiến, lưu ý đến sự kết thúc chiến tranh không bình thường. Trong thâm tâm những người Việt Nam Cộng sản này đã có những suy nghĩ cùng chiều với một số đông người Việt Nam không cộng sản có tâm hồn lạc quan và tầm nhìn chiến lược. Suy nghĩ rằng: Nếu việc kết thúc chiến tranh Việt Nam quả là một thắng lợi của “phe xã hội chủ nghĩa” thì tình hình Việt Nam phải biến chuyển theo chiều hướng khác với thực tế kể từ sau ngày 30-4-1975.
     Thực tế hợp luận lý (logic) phải là phe xã hội chủ nghĩa , cụ thể là các cường quốc cộng sản hàng đầu như Liên Xô, Trung Quốc, phải tìm mọi cách và dồn mọi nỗ lực chi viện tối đa cho chế độ cộng sản Việt Nam vượt qua những khó khăn hậu chiến, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển đến cường thịnh. Ðể làm gì? – Ðể phát huy thắng lợi Việt Nam nhằm lôi kéo, mời chào các nước nghèo đói, chậm tiến trong vùng, rằng hãy noi gương Việt Nam, lao vào “một cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc. . .”để đạt mục tiêu lật đổ các chính quyền tư sản, xóa bỏ “các chế độ người bóc lột người” để thay thế bằng các chế độ “Xã hội chủ nghĩa”; Rằng hãy theo gương Việt Nam, để trong “Chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng”sẽ  được trợ giúp tối đa vũ khí, lương thực để đánh thắng các chính quyền “phản động”; và sau chiến tranh cũng sẽ được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác viện trợ ồ ạt, vô điều kiện trong “tinh thần quốc  tế vô sản”, để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng vô sản trên tòan thế giới, xây dựng “một xã hội xã hội chủ nghĩa” tại mỗi nước, tiến tới xã hội viên mãn tòan cầu “Xã hội cộng sản” như một “Thiên đường Cộng sản” trong viễn tưởng!
     Thế nhưng thực tế trên đã không xẩy ra mà chỉ thấy các hiện tượng trái chiều. Người ta thấy Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, dường như chờ đợi một cái gì đó khác hơn. Tất cả như chỉ đứng nhìn và để mặc cho Cộng sản Việt Nam loay hoay tự giải quyết các khó khăn mọi mặt, khó khăn cũ cũng như khó khăn hậu chiến mới đẻ ra.
    Trong những năm đầu, vào thời điểm mà mâu thẫn Nga-Hoa đã đến thời kỳ quyết liệt, đẩy Việt Nam vào thế phải chọn lựa dứt khóat: Theo Liên Xô hay theo Trung cộng. Trong khi chờ đợi sự lựa chọn dứt khóat này, cả hai đế quốc Ðỏ Liên Xô-Trung cộng đều không có hành động chi viện tích cực nào như đã từng hào hiệp đưa vũ khí, lương thực và các phương tiện giết người hiện đại cho cộng sản Bắc Việt làm “Chiến tranh cách mạng, chiến tranh Giải phóng Miền Nam”. Ðến khi chẳng đặng đừng cộng sản Việt Nam bó buộc phải chọn lựa “Matxcơva là tổ quốc xã hội chủ nghĩa” duy nhất của mình, lập tức Trung cộng khởi động gây khó khăn thêm nữa cho Cộng sản Việt Nam.
      Hành động cụ thể đầu tiên là Trung cộng đòi nợ khẩn cấp, rút hết chuyên gia về nước, bỏ dở các công trình đang xây dựng. . . Ðể trả món nợ trong chiến tranh này, cộng sản Việt Nam đã vơ vét luá gạo, vàng bạc quý kim, tài nguyên đất nước, cùng với “chiến lợi phẩm” lấy được ở Miền Nam của “Mỹ-Ngụy”, đem trả nợ cho Trung Cộng.
     Hậu quả thấy được là nhân dân cả nước trong thời gian này đã phải ăn bo bo, bột mì, độn ngô khoai sắn. . . Ðã vậy, như chưa hả giận và như để trừng phạt kẻ phản bội “tham phú phụ bần”, Trung cộng đã xử dụng công cụ mới của mình ở Kampuchia (chế độ Pol Pot) tiến hành các họat động quấy phá quân sự (như đánh chiếm vài đảo nhỏ gần bờ biển phía cực Nam của Việt Nam, tấn công Tây Ninh và một số tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam). Các họat động quân sự này của công cụ Pol Pot, sau đó người ta hiểu được ý đồ thực sự của Trung Cộng chỉ là gài thế  cho cộng sản Việt Nam ngã sấp mặt và sa lầy lâu dài tại Kampuchia, là muốn gián tiếp kéo Liên Xô vào cuộc và gây thêm gánh nặng khó khăn cho Liên Xô… Bằng sự quấy phá, khiêu khích quân sự của công cụ Pot Pot , rõ ràng là Trung Quốc đã đẩy cộng sản Việt Nam vào thế phải kéo quân vào đất Chùa Tháp tháng 1 năm 1979.Nhưng khi hùng hổ kéo đại binh vào đất Chùa Tháp, quân đội CSVN chỉ gặp sức kháng cự lẻ tẻ, yếu ớt, tiến quân như vào chỗ không người. Ðến khi vào đến Pnom Penh thì quân Khmer Ðỏ đã rút hết tự bao giờ. Chiếm được Kampuchia một cách dễ dàng như thế không phải là chuyện bình thường. Chiếm được Kampuchia mà không rút quân về được là hậu quả tất nhiên của hiện tượng không bình thường này,tức là Việt cộng đã rơi vào thế sa lầy theo trận đồ đối phương chủ động bầy ra. Người ta tự hỏi, tại sao Trung Cộng không nhẩy vào cứu nguy cho Pol Pot, điều mà Trung Cộng có thể làm được và thừa sức làm như đã từng làm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây (1950 - 1953). Ðó chính là điều bất thường để tạo ra trận đồ buộc Cộng sản Hà Nội phải sa vào vậy. Ðã vậy, Trung cộng còn bồi thêm những đòn trừng phạt quân sự, tiến quân vượt biên giới vào các tỉnh phía Bắc, tàn phá nặng nề những cơ sở quân sự, kinh tế (1979). . .gọi là để “dạy cho Việt Nam một bài học”(Tuyên bố của Ðặng Tiểu Bình).
         Ai cũng thấy, đây là một hành động ngạo mạn, có tính bá quyền của Trung Cộng. Thế mà lúc đó,Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thống thuộc Liên Xô chỉ phản ứng yếu ớt, lên án chiếu lệ, để mặc cho CSVN rơi vào thế phải tự đương đầu. Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ nghĩa anh em đã có thái độ như thế, thì không trách được thái độ thờ ơ lúc bấy giờ của các quốc gia không cộng sản và quốc tế nói chung, Liên Hiệp Quốc cũng chỉ lên án, đòi hỏi chiếu lệ, không đưa ra nghị quyết nào,trước hành động ngang ngược xâm lăng của một nước lớn, vi phạm chủ quyền của nước láng giềng nhỏ, chà đạp lên công pháp quốc tế..
     Tựu chung cung cách xử sự của Trung quốc đối với một chính quyền, một chế độ  mà trong quá khứ từng được coi là “đồng chí, anh em”, được ví von như “răng với môi, môi hở thì răng lạnh”, và “tình hữu nghị Việt – Trung” từng được tuyên xưng “đời đời bền chặt”. . . đã khởi động từ lâu một  quá trình “giác ngô” hay “phản tỉnh” trong hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam. Ðồng thời, cuộc chiến tranh Việt Nam nói riêng và chiến tranh Ðông Dương nói chung, đã đi đến kết thúc với một tốc độ chóng mặt , khác thường , Đó là sự sụp đổ nhanh chóng của các chế độ cực hữu, sau khi quân đội tháo chậy mà không kịp chiến đấu, theo nhịp độ rút quân nhanh hơn tôc độ tiên quân của đối phương, điều mà cố Ðại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng cho là quân đội của ông ta đã tiến quân như “chẻ tre”. Và tình hình chính trị mập mờ, tranh tối tranh sáng ở Miền Nam vào những tháng cuối năm 1974, đầu năm 1975. . . đã cho thêm dữ kiện để người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản, không  thể tin vào ý nghĩa “thắng lợi lịch sử” của cuộc nội chiến  mà chế độ Cộng sản Việt nam đưa ra để khoa trương, tuyên truyền lừa bịp.
     Nay thì thực tế ngày càng cho thêm dữ kiện đầy đủ để mọi người Việt Nam có thể đi đến thống nhất nhận định, rằng cuộc chiến tranh Việt Nam thực chất chỉ là cuộc nội chiến ý thức hệ (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa) do các cường quốc đế quốc phát động và tiến hành trên đất nước Việt Nam, thông qua các cá nhân, tập đòan bản xứ làm công cụ tri tình (Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và đảng, chính quyền  Cộng sản Việt Nam ở Miền Bắc Việt Nam) hay ngay tình bị sử dụng như công cụ (Ngô Ðình Diệm,Nguyễn Văn Thiệu, chính quyền và các đảng phái quốc gia ở Miền Nam), xô đẩy nhân dân Việt nam vào một cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn; Rằng hậu quả bi thảm của cuộc chiến tranh này đât nước và dân tộc Việt Nam phải gánh chịu, sau khi ý đồ chiến lược trong vùng của các cường quốc đế quốc đã đạt được thông qua cuộc chiến.
      Và vì vậy, cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc như thế, không phải là thắng lợi của phe này  (Việt cộng) đối với phe kia (Việt quốc), mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược  quốc tế mới của các cường quốc cực mà thôi. Thiết tưởng đã 41 năm qua rồi, thời gian quá đủ cho cả Việt Quốc và Việt Cộng suy gẫm lại, chẳng nên tiếp tục tự hào về cuộc chiến ấy nữa, khi trong cuộc nội chiến “Nồi da sáo thịt” này, các bên đều bị ngoại bang sử dụng như những công cụ chiến lược một thời. Có khác chăng một bên tình nguyện làm công cụ cho ngoại bang (Việt cộng), bên kia bị ngoại bang sử dụng như công cụ trái với ý muốn chung (Việt quốc). Thực tế bây giờ là, cả Việt quốc và Việt cộng cần có nỗ lực riêng cũng như chung để đẩy lùi quá khứ đen tối của dân tộc, hướng đến tương lai, để biết phải làm gì và cần làm gì hữu ích, có lợi nhất cho nhân dân và đất nước.
     Thiện Ý
Tháng 4 năm 2016