Wednesday, October 7, 2015

VIỆT NAM CẦN CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC.



VIỆT NAM CẦN CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ  NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC.

Thiện Ý

     Trong bài viết nhan đề “Việt Nam đã và đang đi về đâu” được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này trước đây, chúng tôi đã khẳng định một cách có căn cứ rằng“Việt Nam đã và đang đi đến dân chủ” và nhất định phải đi đến dân chủ. Bài viết này chúng tôi đề nghị Việt Nam cần chuyển đổi “chế độ độc tài nhất nguyên xã hội chủ nghĩa hiện nay qua “chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”.
     Nội dung bài viết lần lượt trình bầy:
-       Thế nào là một chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc.
-       Vì sao Việt Nam cần chuyển đổi qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc.
-       Những phương cách chuyển đổi hòa bình từ chế độ độc tài nhất nguyên XHCN qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc.
-       Kết luận.

I/- THẾ NÀO LÀ MỘT CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC.
   
     Theo quan niệm của chúng tôi rất đơn giản, chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc là chế độ dân chủ cai trị bằng luật pháp (pháp trị),khác với chế độ  độc tài toàn trị nhất nguyên XHCN cai trị bằng nghị quyết của đảng CS (nghị trị hay đảng trị), xây dựng trên nền tảng một cái nguyên chung, nguồn gốc chung là nguồn gốc dân tộc Việt, không dựa trên một chủ nghĩa độc tôn nào, mà vận dụng có chọn lọc mọi ưu điểm của bất cứ chủ nghĩa cổ kim nào (đa chủ nghĩa)  thích dụng với thực trạng đất nước, vào chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam tương lai. Điển hình cụ thể, chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, nếu có những luận điểm, nguyên tắc cai trị hữu dụng, thích hợp, khả thi, có hiệu quả thực tiễn, đem lại lợi ích cho dân cho nước và dân tộc trước mắt cũng như lâu dài cho mai sau, đều có thể vận dụng vào chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc tại Việt Nam.
     Trong khung cảnh chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc này, mọi người dân Việt Nam, thuộc mọi giai tầng xã hội, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đều được tôn trọng, bảo vệ và hành xử  các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền; đều được sống bình đẳng, tự do, âm no, hạnh phúc, trong một đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại. Đồng thời, cũng trong khung cảnh chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, chúng ta mới có điều kiện  thuận lợi đoàn kết, thống nhất được toàn lực quốc gia, để xây dựng, phát triển toàn diện đất nước và bảo vệ được đất nước trước họa ngoại xâm, và những nguy cơ bất cứ từ đâu tới.

II/- VÌ SAO VIỆT NAM CẦN CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC?
     Sở dĩ chúng tôi đề nghị cho tương lai một chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, là vì trong quá khứ, cũng chỉ vì muốn thực hiện cái gọi là chế độ độc tài (hay chuyên chính)nhất nguyên xã hội chủ nghĩa (Việt cộng) hay chế độ dân chủ đa nguyên tư bản chủ nghĩa (Việt quốc),bất kể tình tự dân tộc và bất lợi cho đất nước,chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân và tập đoàn thống trị, nên đã bị ngoại bang đẩy đưa Việt Nam vào một cuộc nội chiến ý thức hệ, đất nước tan hoang,lòng người ly tán, nhân dân hai miền Bắc-Nam khốn khổ, cơ cực lầm than, phải hy sinh nhiều xương máu trong một cuộc chiến “cốt nhục tương tàn”,tình tự dân tộc trở thành xa lạ, gây hận thù, làm phân hóa dân tộc (1954-1975).
    Vì sao Việt Nam ra nông nỗi này?
     Là vì lãnh tụ Hồ Chí Minh của đảng CSVN  đã nói một câu rất đúng, nhưng Ông và cả cái đảng CSVN của Ông đã không thực hiện theo ý nghĩa câu nói này: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân  lý ấy không bao giờ thay đổi.Trái lại, trên thực tế trong quá khứ, Ông Hồ và đảng CSVN đã chỉ dùng câu nói nay làm khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị, dùng tình tự dân tộc để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm để lôi kéo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành độc lập (1945-1954).Thế nhưng độc lập dân tộc chỉ là bánh vẽ, là mục tiêu giai đoạn che dấu mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa Việt Nam sau này;và sau khi thống trị một nửa đất nước Miền Bắc, tiếp tục làm chiến tranh giải phóng Miền Nam (1954-1975), thống nhất đất nước dưới chế độ độc tài toàn trị nhất nguyên XHCN (1975-2015), hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cộng sản (mục tiêu tối hậu).Như vậy, trước sau gì, Việt cộng đã coi dân tộc chỉ là phương tiện,là công cụ để thành đạt mục tiêu tối hậu đưa cả dân tộc vào vòng cương tỏa của cộng sản quốc tế, phản hóa dân tộc, với chủ trương tam vô: vô tổ quốc (cùng nghĩa với phi dân tộc), vô gia đình và vô tôn giáo.
     Chính vì vậy mà trong quá khứ xa gần, chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi những người Việt Nam cộng sản (Việt cộng) cũng như những người Việt Nam không cộng sản (Việt quốc) hãy cùng đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa yêu nước để giải quyết những mâu thuẫn phát xuất từ những vấn nạn của đất nước, để tránh những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân cho nước.
-       Khi còn là một sinh viên, trong “Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo hai Miền Bắc-Nam vào thời điểm Hội Nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại Hòa bình Việt Nam khởi sự ít lâu, đăng tải trên Nội san Sinh Viên Tiến Bộ Luật Khoa, dưới bút hiệu Mai Hương, chúng tôi đã tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo hai Miền Bắc-Nam “Nhân cơ may lịch sử này, cùng nhau tìm ra một giải pháp phù hợp với thực trạng Đất nước và nương theo ý đồ quốc tế có lợi nhất cho dân tộc Việt Nam, để chấm dứt sự đổ máu vô ích cho thế hệ thanh niên chúng tôi trên cả hai Miền Bắc-Nam…”. (1)
            Tiếc răng lời kêu gọi và những đề nghị chân thành thể hiện ước muốn chung của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam thời bấy giờ đã không được các nhà lãnh đạo hai miền Bắc-Nam quan tâm, chỉ là tiếng kêu lạc lõng trong sa mạc, bị nhận chìm trong tiếng bom gào đạn thét. Vì giải pháp khác đã được ngoại bang sắp xếp và áp đặt. Vì sự vâng phục, lòng háo thắng, đam mê quyền lực và quyền lợi cá nhân và tập đoàn thống trị đã che lấp sự khôn ngoan, hủy diệt lòng yêu nước và tình tự dân tộc của quý vị. Vì quý vị đã đặt quyền lợi cá nhân và tập đoàn trên quyền lợi dân tộc, đất nước và nhân dân…
     Sau khi cuộc nội chiến Quốc- Cộng chấm dứt vào ngày 30-4-1975, trong tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Chiến Lược Toàn Cầu Mới Của Các Cường Quốc Cực” khởi thảo vào năm 1977,chúng tôi đã viết: “ Tôi tha thiết kêu gọi những người đang theo con đường chống cộng một chiều cần suy nghĩ lại, bởi vì không có ai thương người Việt Nam bằng chính người Việt Nam; và Tôi cũng khẩn thiết kêu gọi những người đang miệt mài xây dựng một “Thiên đường Cộng sản” trên đất nước này cần xét lại. Bởi vì biên giới quốc gia muôn đời vẫn là cái giới hạn, trong đó quyền lợi của các dân tộc sống chung phải được bảo vệ trên hết và trước hết.
      “Chỉ có đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng chủ nghĩa yêu nước, chúng ta mới có thể tìm ra được con đường đúng nhất,có lợi nhất cho dân tộc Việt Nam, phù hợp với ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, chứ không phải tham vọng của những người cầm quyền…” (2)
        Năm 1992, đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình (vì không có diện cho người tù phản động), tài liệu cô đọng khoảng 30 trang đánh máy trên đã được khai triển thành cuốn sách dầy  khoảng 500 trang nhan đề “Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới”, ấn hành lần đầu năm 1995 và tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ. Trong phần IV: “Việt Nam Lạc Quan Tin Tưởng Hướng Vế Tương Lai”, chúng tôi đã thử đề nghị một “giải pháp ba bước đến nền dân chủ nhất nguyên dân tộc” (Hội nghị hóa giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc – Hội nghị thống nhất toàn lực quốc gia- Hình thành chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc) (3).
     Trả lời cuộc phỏng vấn khoảng 30 phút của đài VOA trong lần ra mắt đầu tiên ở Houston,được phát về Việt Nam trong hai chương trình liên tiếp tối Thứ Bẩy trung tuần tháng 5 năm 1995, chúng tôi đã kêu gọi Những người cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ con đường nhất nguyên xã hội chủ nghĩa và tôi cũng kêu gọi những người Việt Nam không cộng sản, đừng đòi hỏi phải xây dựng chế độ đa nguyên theo kiểu tư bản chủ nghĩa, mà hãy trở về cái nguyên chung, nguồn gốc chung là nguôn gốc dân tộc, để xây dựng một nền dân chủ nhất nguyên dân tộc…”.(4)
   
III/- NHỮNG PHƯƠNG CÁCH CHUYỂN ĐỔI HÒA BÌNH CHẾ ĐỘ NHẤT NGUYÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA QUA  DÂN CHỦ NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC.

    Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam và thế giới trong bối cảnh chiến lược toàn cầu của các cường quốc, thì có hai phương cách chuyển đổi hòa bình, theo một tiến trình thời gian phù hợp (5 năm chẳng hạn) để tránh bất ổn gây bất lợi cho đất nước.
·      Một là Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam (Việt cộng) ngay từ đầu hợp tác với các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ gồm các chính đảng và các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước (Việt quốc) để cùng thực hiện một tiến trình chuyển đổi thích hợp, khả thi,  để dân chủ hóa Việt Nam.
     Phương cách này về nguyên tắc là tối ưu, là thượng sách, là lý tưởng song thực tế khó thực hiện. Vì cho đến thời điểm này về phía Việt cộng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy  họ sẵn sàng muốn có sự hợp tác với Việt quốc để cùng thực hiện một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, vẫn muốn độc quyền cai trị và độc tôn làm tất cả theo ý muốn chủ quan của mình.
     Trong khi đó, về phía Việt quốc cho đến lúc này nội bộ vẫn ở tình trạng phân hóa đa đầu, chưa thống nhất được về mặt tổ chức cũng như việc hợp tác với Việt cộng để cùng làm bất cứ điều gì cho dân tộc và đất nước. Nội bộ Việt quốc vẫn còn mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chống cộng về  vấn đề đối thoại với Việt cộng để đi đến hòa giải và hòa hợp dân tộc theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này. Đó là chưa kể những khó khăn không thể vượt qua trước vấn đề ai có đủ tư cách đại diện Việt quốc tham gia hợp tác với Việt cộng để cùng làm công việc dân chủ hóa đất nước.
     Đây là phương cách chúng tôi đã đề nghị nằm 1995 qua “Giải pháp ba bước đến nền dân chủ nhất nguyên dân tôc” (Hội nghị hóa giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc – Hội Nghị thống nhất toàn lực quốc gia – Hình thành chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc) (5)
·      Hai là Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam (Việt cộng) tự nguyên, tự giác, chủ động tự chuyển đổi qua chế độ dân chủ theo một tiến trình thời gian thích hợp.
     Phương cách này  phù hợp với luận lý và khả thi trên thực tế, có lợi cho đất nước và có lợi cho chính đảng CSVN.Theo đó đảng CSVN có thể thực hiện tiến trình chuyển đổi một cách tổng quát như sau:
   1.- Đảng CSVN cần biến Đại Hội Toàn Đảng thứ 12 vào năm 2016 thành “Đại Hội Chuyển Đổi”. Nghị trình Đại Hội tập trung bàn thảo một vấn đề hàng đầu là  nhu cầu cấp thiết phải “chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa qua chế độ dân chủ pháp trị nhất nguyên dân tộc,đa chủ nghĩa” (Nếu chấp nhận đề nghị của chúng tôi) ;chuyển đổi sao cho an toàn, ổn định, vì lợi ích tối thượng của Đất Nước,dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam, và lợi ích cho chính đảng CSVN.
    2.- Kết thúc Đại Hội là một “Nghị Quyết chuyển đổi” nội dung nêu rõ:
-       Lý do, lợi ích và nhu cầu cấp thiết cần “Chuyển Đổi”.
-       Nội dung “Chuyển Đổi”
-       Tiến trình thực hiện “Chuyển Đổi”
-       Vai trò, nhiệm vụ của đảng CSVN và Nhà nước (Quốc Hội, cơ cấu chính quyền đương nhiệm các cấp, các ngành..) trong “Sự nghiệp chuyển đổi”.
     Căn cứ vào “Nghị  Quyết Chuyển Đổi” của Đại Hội Toàn Đảng CSVN Lần Thứ 12, Đảng CSVN chiếu nhiệm vụ thực hiện “Chuyển đổi cơ chế và  hoạt động Đảng” sao cho phù hợp với khung cảnh chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Nhà nước bao gồm Quốc Hội và các cơ quan dân cử các cấp; chính phủ với chính quyền các cấp từ trung ương đến các địa phương chiếu nhiệm vụ “chuyển đổi” về mặt pháp lý (Hiến pháp, luật pháp, lập quy…) cũng như thực tế (cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành và các hoạt động…) sao cho phù hợp với khung cảnh chế độ dân chủ pháp trị nhất nguyên dân tộc, đa đảng…

IV/- KẾT LUẬN:
    Tương lai sớm muộn Việt Nam nhất định sẽ đi đến dân chủ, đó là một tất yếu phù hợp với xu thế thời đại và chiều hướng phát triển không thể đảo ngược của lịch sử và thực tiễn Việt Nam. Vấn đề chỉ còn là thời gian, mà nếu những người lãnh đạo đảng và chế độ đương quyền tại Việt Nam biết khôn ngoan hơn thì sẽ rút ngắn thời gian đi đến tương lai đó.
    Một cách cụ thể là các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay hãy biến Đại Hội Lần Thứ 12 của Đảng CSVN sắp tới đây thành “Đại Hội Chuyển Đổi”  với một nghị quyết đưa ra một tiến trình chuyển đổi cụ thể về pháp lý cũng như thực tiễn, sao cho kết thúc tiến trình chuyển đổi hòa bình  này Việt Nam có được “một chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”. Vì chỉ trên cơ sở  dân tộc và dưới ánh sáng chủ nghĩa yêu nước, trong khung cảnh chế độ dân chủ này, chúng ta mới đoàn kết, thống nhất được toàn lực quốc gia để xây dựng và phát triển toàn diện đất nước đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại. Từ đó, chúng ta mới có thế và lực vững chắc bảo vệ độc lập dân tộc và đập tan mọi cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới.
     Giờ lịch sử đã điểm, thời cơ đã đến, Việt Nam đang hội đủ các điều kiện “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để lật qua một trang sử đen tối, mở ra một trang sử tưới sáng, tốt đẹp cho dân tộc và đất nước.Tất cả chỉ còn tùy thuộc vào nhận thức, thái độ và hành động chọn lựa thức thời, khôn ngoan của những người lãnh đạo có trách  nhiệm của đảng và nhà nước đương quyền tại Việt Nam./.

Thiện Ý
Houston, ngày 18 tháng 8 năm 2015

(1).- Trong thư ngỏ, chúng tôi đã dùng biểu tượng hai con tầu Bắc – Nam cùng đi về một bến, trong một giả định rằng tất cả quý vị lãnh đạo hai miền đang lèo lái hai con tầu ấy đều có chung lòng yêu nước, đều có thiện chí muốn đưa dân tộc đến bến vinh quang. Lập luận rằng: Vì hai con tầu mang hai nhãn hiệu đối nghịch URSS (Bắc) và USA (Nam), đi theo chiều ngược nhau, tạo phản lực, gây thương tích hoặc tử vong cho những hành khách bất đắc dĩ trên hai con tầu ấy là chúng tôi (thanh niên Việt Nam) và nhân dân hai miền nói chung. Lúc ấy, chúng tôi đã mạo muội đề nghị, nếu quý vị không thể cùng nhau tìm ra được con đường chung tốt hơn cho dân tộc, thì xin tạm thời đường ai nấy đi, để chờ cơ may thống nhât Đất nước một cách hòa bình. Trong khi chờ đợi cơ may ấy, quý vị cố găng khai thác triệt để mâu thuẫn quốc tế (Chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản) để làm lợi cho dân tộc. Đồng thời, vận dụng mọi thuận lợi  hai bên cùng thể nghiệm hai mô hình chế độ chính trị (Xã Hội Chủ Nghĩa chuyên chính và Cộng hòa dân chủ tự do) để trong tương lai khi có điều kiện nhân dân hai miền sẽ lựa chọn bằng phương thức dân chủ (lá phiếu ) mô hình chế độ chính trị nào thích dụng.
(2).- Tài liệu “Việt Nam trong Chiến Lược Toàn Cầu Mới Của Các Cường Quốc Cực” này, chúng tôi có ý định gửi đến những người lãnh đạo hàng đầu và các cấp của đảng CSVN. Người đầu tiên chúng tôi đã gửi là Tổng Bí Thứ Lê Duẩn, vào khoảng cuối năm 1977 đầu năm 1978, qua một người nói  là bạn thuở thiếu thời đồng hương Quảng Trị với Lê Hãn, Trưởng nam của Ông Lê Duẩn, có thể nhờ Lê Hãn đưa tận tay Ông Lê Duẩn. Lê Hãn tốt nghiệp kỹ sư hàng không ở Liên Xô và thời gian này là Trung Tá không quân QĐNDVN. Tài liệu này cũng được chúng tôi viết lại theo yêu cầu của chấp pháp khi bị bắt cầm tù tại Sở Cong An và nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu thành phố HCM (1978-1981).Người cuối cùng chúng tôi gửi đến là Ông Lê Công Phụng khi làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ (khoảng năm 2006-2007), sau khi viết thành sách nhan đề “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”.
(3), (4) và (5): Xin vào Web Site CLBLKVN: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn Đàn”, Tiểu mục “Tác giả- Tác phẩm” để đọc toàn tập Tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”. Mục “ Thuyết trình-Hội luận” để nghe đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý  về tác phẩm và một số vấn đề khác liên quan đến đất nước.

Nhận định: VIỆT NAM ÐÃ VÀ ÐANG ÐI VỀ ÐÂU?



Nhận định:
VIỆT NAM ÐÃ VÀ ÐANG ÐI VỀ ÐÂU?

Thiện ý


           “Việt Nam đã và đang đi về đâu?” cho đến lúc này, câu trả lời tổng quát là “Việt Nam đã và đang đi đến dân chủ” hay là con đường tranh đấu cho mục tiêu, hiện thực lý tưởng mà người Việt Nam không cộng sản theo đuổi trong nhiều thập niên qua đã và đang đi dần đến chiến thắng sau cùng.

          Nhưng  cái khó là không phải chỉ lý luận, lý giải, mà còn phải chứng minh bằng các sự kiện lịch sử  và thực tiễn có tính thuyết phục, để  cả những người Việt nam không cộng sản, cũng như những người Việt Nam cộng sản, đều phải nhìn nhận đó là sự thật sẽ hiện thực trong tương lai.
         Thực ra, vấn đề “Việt Nam đã và đang đi về đâu” là một vấn nạn đã được nhiều người, trong nhiều thế hệ nằm trong dòng sinh mạng dân tộc đặt ra từ lâu, trong bối cảnh cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam mà cho đến nay đang ở giai đoạn cuối cùng. Ðã có nhiều lời giải đáp, mà lời giải đáp của cá nhân chúng tôi qua tập tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” (1)cũng chỉ là một trong nhiều lời giải đáp.
      Chúng tôi xin được lần lượt trình bầy một cách khái quát:

I/-LỜI GIẢI ÐÁP ẤY ÐƯỢC ÐƯA RA TỪ KHI NÀO VÀ LÝ GIẢI RA SAO?
        Có thể nói, lời giải đáp của cá nhân chúng tôi đã được manh nha từ khi còn là một sinh viên rất trẻ, qua bức “Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo hai miền Nam Bắc Việt Nam” đăng trên nội san Sinh Viên Tiến Bộ Luật Khoa năm 1969 ; được trả lời rõ nét và  khẳng định mạnh mẽ hơn qua tập tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”, được khởi thảo từ đầu năm 1977, viết lại làm tài liệu học tập cho Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam năm 1978; rồi viết lại theo yêu cầu hỏi cung làm bằng chứng kết tội “Phản động” của chấp pháp công an cộng sản Việt Nam năm 1979;  ra hải ngọai in thành sách ấn hành lần đầu năm 1995 và  tái bản vào năm 2005. 
         Lời giải đáp này có được, xuất phát từ  thực tế  do sự kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam không bình thường, đã đưa đến suy tư để tự  tìm ra lời giải đáp cho  những băn khoăn thắc mắc cá nhân:
   1/- Rằng vì sao cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt kéo dài như thế (1954 – 1975) mà lại kết thúc nhanh gọn như vậy?
   2/-Rằng sự  kết thúc chiến tranh không bình thườnng như vậy, phải chăng là do nhu cầu cần thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của Hoa Kỳ nói riêng, các cường quốc cực nói chung?
   3/- Rằng nếu đã là do nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới, thì cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế không thể coi là thắng lợi của phe này (cộng sản) đối với phe kia (Quốc gia). Vì thực tế, Quốc chưa đánh đã “di tản chiến thuật”, với tốc độ rút quân nhanh hơn tốc độ tiến công của Cộng. . . Có đánh đâu mà thắng với thua?
   4/- Rằng nếu có sự thay đổi thế chiến lược quốc tế mới, thì lý do tại sao và nội dung thế chiến lược quốc tế mới đó như thế nào. Những dấu hiệu nào cho thấy thế giới đã và đang đi vào thế chiến lược quốc tế mới đó?
   5/- Và rằng  như thế thì Việt Nam đã và đang đi vào thế chiến lược quốc tế mới đó như thế nào?

         Bằng những kiến thức hữu hạn, tài liệu tham khảo hạn chế, kinh nghiệm sống và sự quan sát suy luận trên các dữ kiện, biến chuyển lịch sử và thực tiễn thế giới và Việt Nam, chúng tôi đã lần lượt lý giải các vấn nạn trên để đi đến một xác tín sau cùng bằng niềm lạc quan tin tưởng hướng về tương lai Việt  Nam. Tương lai ấy là gì?
       “ Ðó là một tương lai tươi sáng, đầy triển vọng tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam, sau một quá khứ đen tối dứơi sự kềm kẹp của ngọai bang, với chiến tranh, độc tài, hận thù, đói nghèo và tủi nhục. Một tương lại trong đó sẽ hiện thực được lý tưởng, ước mơ, hòai bão của nhiếu thế hệ dân Việt đã và đang nỗ lực hướng tới. Nghĩa là một tương lai sẽ hình thành được một chế độ dân chủ đích thực, một đất nước phát triển tòan diện đến giầu mạnh, văn minh, tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân lọai. Một tương lai trong đó mọi người dân Việt được sống tronghòa bình, ổn định, đòan kết yêu thương, tự do, công bình và ấm no hạnh phúc. . .” ( VNTTCLQTM, trang 387).
       
          Thật vậy, qua tập tài liệu nghiên cứu lý luận này, chúng tôi đã đưa ra lời giải đáp rất sớm vào thời khỏang thế lực  cộng sản  quốc tế còn mạnh(1975 – 1980), cộng sản Việt Nam đang còn  say men chiến thắng, dù chỉ là chiến thắng biểu kiến( giả tạo), song đã tỏ ra tự mãn  dám khẳng định rằng “Tình thế không thể đảo ngược”, nghĩa là Việt Nam sẽ vĩnh viễn là một nước cộng sản, sẽ thừa thắng xông lên làm nhiệm vụ quốc tế vô sản để nhuộm đỏ các quốc gia trong vùng Ðông Nam A, tiến tới cộng sản hóa tòan thế giới! (Tư bản đang buớc vào thời kỳ rẫy chết mà!)
          Nhưng lời giải đáp được lý giải, chứng minh của chúng tôi ngay  trong thời khỏang này là “Việt Nam nhất định sẽ  đi đến dân chủ” sau một quá trình thời gian phù hợp với nội dung, các bước tiến theo  chiều hướng của một thế chiến lược quốc tế mới. Ðó là quá trình 3 bước:
   - Bước 1: Triệt tiêu các chế độ cực hữu tòan cầu nói chung, tại Việt Nam và Ðông Dương nói riêng (vốn là Công cụ chiến lược cũ không còn thích dụng). Bước này đã hòan tất nhanh gọn tại Việt Nam vào ngày 30-4-1975 với sự cáo chung chế độ cực hữu Việt Nam Cộng Hòa (VNCH); tại Kampuchia với sự  sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Kapuchia  ngày 17-4-1975, và tại Lào với sự tiêu vong của chế độ Phouma trung lập thân Mỹ vào ngày 2-12-1975.
   - Bước 2: Triệt tiêu các chế độ cực tả tòan cầu nói chung, tại Việt Nam và Ðông Dương nói riêng (cũng là nhân tố chiến lược cũ không còn thích dụng). Bước này đã và đang diễn biến trên phạm vi tòan cầu. Đó là sự  đã tiêu vong của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu; đã và đang tiêu vong về mặt bản thể  ở mức độ khác nhau tại Việt Nam, Kapuchia và Lào, cũng như các nước CS khác còn sót lại như Trung quốc, Cu ba, Bắc Hàn. Tất cả chỉ còn cái vỏ cộng sản đang từ từ biến chất và biến thể hoàn toàn ở cuối quá trình tiêu vong.
   - Bước 3: Hình thành các chế độ dân chủ trung lập, phi liên kết, theo nghĩa đối ngọai đa phương trên nền tảng lợi ích các mặt và hai bên cùng có lợi (ít  nhiều), phi ý thức hệ, thiên về chủ nghĩa thực dụng, phù hợp với nhân tố chiến lược mới: hòa bình, ổn định và trung lập (Ðã hình thành chế độ dân chủ có mức độ khác nhau tại Liên Xô và các nước cộng sản cũ ở Ðông Âu;  lượng dân chủ đã và đang hình thành và thay thế dần lượng độc tài cộng sản, đã và đang đưa chế độ độc tài toàn trị CS trên đà tiêu vong tại Việt Nam – xin đọc thêm chi tiết trong tài liệu VNTTCLQTM (2).
        
         Từ lý luận đến thực tiễn, Việt Nam đã và đang đi vào thế chiến lược quốc tế mới như thế nào, qua quá trình 3 buớc trên đây, ai cũng có thể kiểm chứng  được qua các sự kiện thực tế xầy ra từ  sau ngày 30-4-1975 đến nay.
        Trên bình diện lý luận, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ từ chế độ độc tài tòan trị cộng sản giả hiệu (đã tiêu vong về mặt bản thể chỉ còn cái vỏ XHCN) tiến đến chế độ dân chủ pháp trị (đã hình thành theo đà tiêu vong của độc tài tòan trị). Chế độ dân chủ pháp trị sẽ hòan tất ở cuối quá trình chuyển đổi này khi “Lượng dân chủ” tích lũy thừa đủ thay thế “Lượng độc tài” (theo duy vật biện chứng: lượng đổi, chất đổi mà). Ðây là sự chuyển đổi trong hòa bình mà người CSVN dù biết vẫn không thể cưỡng lại được, nên ngòai miệng thì vẫn tố cáo và cảnh giác cán bộ đảng viên chống lại cái gọi là “Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù nghịch”, song chân vẫn phải chậy theo diễn biến này. Vì sao? Vì họ biết rằng “Diễn biến hòa bình” đã là xu thế tất yếu của thời đại (dân chủ hóa tòan cầu về chính trị, thị trường tự do hóa tòan cầu về kinh tế), có muốn cũng không thể cưỡng lại được nên chỉ còn cách “câu giờ” kéo dài thêm thời gian độc quyền thống trị và thụ hưởng các ưu quyền đặc lợi cho gia cấp cán bộ đảng viên CS..

          Vậy thì Việt cộng chỉ còn cách thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt bên ngòai vẫn phải tỏ ra chống “Diễn biến Hòa bình” bằng miệng cho phù hợp với lý luận của “Chủ nghĩa Marx – Lenine” vẫn đang được giai cấp thống trị dùng làm nền tảng tư tưởng ảo (thêm tư tưởng Hồ Chí Minh) cho chế độ (vì không thể xoay ngay 180 độ ); Đồng thời  cũng cố kéo dài thêm thời gian chuyển đổi theo chiều hướng mới để có  thêm thời gian thống trị độc quyền; để có điều kiện thủ lợi được nhiều và dễ dàng hơn thời gian tương lai sau khi chuyển đổi qua chế độ dân chủ cai trị bằng pháp luật. Vì vậy trên thực tế, giai cấp thống trị CSVN vẫn tỏ ra sẵn sàng đi theo chiều hướng mới bằng con đường “đổi mới”, theo một tốc độ phù hợp là để giữ được an tòan quyền và lợi cho đến cuối quá trình chuyển đổi chế độ thành chế độ dân chủ pháp trị.
        Trên thực tế, sự chuyển đổi chế độ chính trị kính tế tại Việt Nam bằng “diễn biến hòa bình” (theo cách gọi của người cộng sản) hay bằng “ Cuộc cách mạnh nhung” (theo thuật ngữ  các nước dân chủ Phương Tây) đã và đang diễn biến như sau:
       Trong môi trường “Mật ngọt kinh tế thị trường”( lấy ý tục ngữ “mật ngọt chết ruồi” là thuật ngữ chúng tôi dùng) ba tiến trình này đã và đang xẩy ra (ai cũng kiểm chứng được qua thực tế):
-         Một là các cán bộ đảng viên cộng sản đã và đang được “tư sản hóa” (làm giầu bằng mọi cách: kinh doanh hợp pháp, móc ngoặc, tham nhũng, đục khóet của công. . . để trở thành các nhà “Tư sản Ðỏ”)   dân thường  cũng được tư sản hóa (với các nhà “tư bản trắng”), hình thành giai cấp tư bản (Ðỏ & Trắng) trong nước phù hợp với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.(Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là luận diểm láo khóet, lừa bịp dân và lừa bịp lẫn nhau)
-         Hai là nhà nước CS Việt Nam hiện nay đã và đang được “Tư bản hóa” từng bước (Giải tư các công ty quốc doanh, phát triển các công ty tư bản ngọai quốc và tư nhân trong nước. . . thị trường tự do hóa)
-         Ba là chế đô CSVN đã và đang dược dân chủ hóa từng bước (thực tế nay đã có  dân chủ hơn so với 10 hay 20 năm trước đây, đã có tiếng nói đối lập, phê phán công khai chế độ, biểu tình  có mức độ  và cường độ  gia tăng theo thời gian. . .). Theo nhận định và dự kiến của chúng tội tiến trình này sẽ thể hiện qua 3 thời kỳ: Thử nghiệm dân chủ (1995 – 2005)- Thực tập dân chủ (2005 – 2015) – và hình thành chế độ Dân Chủ Ða Nguyên (từ sau năm 2015) * .Tất nhiên, đây chỉ là một dự kiến chính trị sẽ không hoàn toàn chính xác về thời gian như dự báo khoa học (VNTTCLQTM – trang 342 đến 345)

          Ðể  góp phần thiết lập và thúc đẩy quá trình chuyển đổi hòa bình cơ cấu chính trị và kinh tế tại việt Nam, các cường quốc dân chủ nói chung, các cường quốc cực (G.8) nói riêng đã thực hiện chính sách hai mặt theo kiểu “Bàn tay nhung và bàn tay sắt” hay là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mỹ.(Đầu tư, viện trợ – Dân chủ, nhân quyền)
         Một mặt hổ trợ tài chánh cho nhà cầm quyền tồn tại và phát triển theo hướng thiết lập cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Hổ trợ song phương (với một quốc gia giúp Việt nam)  hay đa phương (với nhiều quốc gia), trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức phát triển vùng (ASIAN)). Hay qua các cơ quan tài chánh quốc tế (như  Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). . .,). Mặt khác, tấn công chế độ bằng vũ khí “dân chủ, nhân quyền” như một áp lực thúc đẩy chế độ phải đi đúng theo chiều hướng mới (dân chủ hóa, thị trường tự do hóa) nếu muốn nhận sự trợ giúp tài chánh để phát triển và có cơ hội làm giầu cho giai cấp thống trị.

        Theo nhận định của chúng tôi, sở dĩ  tập đòan thống trị CSVN hiện nay chịu chấp nhận con đường đổi mới theo chiều hướng mới của chiến lược quốc tế mới, vì biết rằng các thế lực khuynh đảo quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, dường như “Không muốn lật đổ họ bằng bạo lực để thay thế” mà chỉ muốn “cải tạo họ một cách hòa bình” thành một “Công cụ chiến lược quốc tế mới trong vùng”.(như công cụ cận kề gián chỉ tham vọng bành trướng của TC chẳng hạn…). Và vì vậy, trên thực tế CSVN đã chịu “Uốn mình” theo chiều hướng mới, để quyền và lợi của giai cấp thống trị (đảng CSVN) vẫn được bảo đảm thụ hưởng.
         Thực tế là, thế hệ CS già nua thường  được cho nắm quyền và hưởng bổng lợi cho đến tuổi về hưu an hưởng tuổi già cho đến chết, với tài sản bòn rút được lúc nắm quyền; thế hệ đảng viên tại chức đương quyền (chính trị, kinh tế, quân sự. . .) thì được cho đi tham quan, tu nghiệp ngắn hạn dài hạn ở các nước dân chủ tư bản, nhiều nhất là được tham quan, tu nghiệp ở Mỹ. Con cái cán bộ đảng viên CS và cả con cái giai cấp dân giả giầu có được du học đông đảo ở các nước dân chủ tư bản, nhiều nhất  vẫn là tại Hoa Kỳ. Ðây là nỗ lực cải tạo nhân sự  lãnh đạo tại chức tại quyền, đào tạo giai cấp lãnh đạo mới cho một cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội mới (chế độ dân chủ-kinh tế thị trường tự do). Nghĩa là chiều hướng mới đã và đang tạo điều kiện và nhân tố mới để đưa Việt Nam vào quỹ đạo của chiến lược quốc tế mới một cách hòa bình.
         Nói cách khác, các cường quốc nói chung, Hoa Kỳ nói riêng đang thực hiện chủ trương, chính sách cải tạo cơ cấu và nhân sự của chính quyền chế độ hiện tại thành công cụ chiến lược mới, không ủng hộ chủ trương dùng bạo lực lật đổ, thay thế (Vì không muốn gây đổ vỡ, xáo trộn; và vì dù có muốn cũng không thể thực hiện được do không có một lực lượng đối trọng với đảng CSVN khả dĩ đủ mạnh để làm công việc lật đổ).

II/-KẾT THÚC  QUÁ TRÌNH:VIỆT NAM SẼ ÐI ÐẾN DÂN CHỦ NHƯ THẾ NÀO?
     Theo dự kiến của chúng tôi, được trình bầy chi tiết qua nhiều trang tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam TrongThế Chiến Lược Quốc Tế Mới”, thì Việt Nam đang ở giai đọan cuối quá trình đi vào quỹ đạo của thế chiến lược quốc tế mới. Nghĩa là quá trình hình thành một  chế độ chính trị “Dân chủ pháp trị đa đảng” và  cơ cấu kinh tế thị trường tự do. Quá trình này sẽ  kết thúc bằng hai cách:
   1.- Một là nếu đảng CSVN tỏ ra khôn ngoan hơn, biết dừng lại đúng lúc, họ vẫn có thể bảo vệ được  quyền và lợi cho một tập đòan thống trị trong quá trình chuyển đổi và sau khi chuyển đổi chế độ từ độc tài tòan trị độc đảng qua dân chủ pháp trị đa đảng, đảng CSVN vẫn có chỗ đứng và tiếng nói trên chính trường (tương tự như ở Nga và các nước cựu cộng sản Ðông Âu). Nghĩa là, ở cuối quá trình chuyển đổi, nếu đảng CSVN chủ động kết thúc quá trình bằng sự  tự giác từ bỏ độc quyền thống trị, một mình đi bước trước hay cùng với các lực lượng chính trị quốc gia, dân tộc, dân chủ thiết lập một thể chế chính trị dân chủ pháp trị đa đảng.
         Hành động cụ thể khả tín là chủ động tự mình tuyên bố tu chỉnh hay hủy bỏ tòan bộ bản hiến pháp hiện hành, làm bản hiến pháp mới hay sửa đổi biến cải bản Hiến pháp hiện hành thành bản Hiến Pháp Dân Chủ đa đảng, song song với việc trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị đang bị giam cầm và chấm dứt mọi hành vi bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến hay vì lý do tôn giáo. Ðồng thời, điều chỉnh các văn kiện lập pháp và lập quy cho phù hợp với thể chế dân chủ đa đảng, song song với việc thực thi, tôn trọng, bảo vệ các quyền tự do dân chủ và các nhân quyền cơ bản. . .
         Tất cả nhằm thình thành khung cảnh dân chủ đa nguyên, tiền đề chế độ dân chủ pháp trị và tạo niềm tin cho các lực lượng chính trị quốc gia, dân tộc dân chủ (về sự thực tâm của người CS) để bước vào sân khấu chính trị tranh cử với đảng Cộng Sản (nếu còn giữ nguyên tên đảng) hay đảng của những cựu đảng viên cộng sản (nếu biến thể thay tên khác). Trong điều kiện này, các chính đảng  thuộc mọi khuynh hướng có thể  nắm quyền bằng phương thức dân cử thông qua các cuộc ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do. Nếu đảng cộng sản  vẫn là một chính đảng mạnh, được nhân dân tín nhiệm, họ vẫn có thể tiếp tục nắm quyền. Tât nhiên, dù đảng cộng sản nắm quyền hay bất cứ chính đảng nào khác cũng phải cai tri  theo Hiến Pháp và luật pháp chế đô dân chủ pháp trị, đa đảng đã được ban hành.
   2.- Hai là, nếu những người CSVN ngoan cố bám lấy quyền hành, trong điều kiện lượng dân chủ đã tích lũy thừa đủ, thì họ sẽ bị lật đổ bằng chính sức mạnh của quần chúng nhân dân. Nghĩa là, vào thời điểm đó, mâu thuẫn giữa  nhà cầm quyền CSVN đã không còn là mâu thuẫn với một  vài giai cấp trong xã hội, mà trở thành mâu thuẫn đối kháng với mọi giai cấp, với tòan xã hội, giai cấp cầm quyền (là đảng CSVN) sẽ bị cô lập, sẽ tạo ra tiền đề sụp đổ cho chế độ mà chính V. Lenine lãnh tụ Cộng Đảng Liên Xô đã chỉ ra rằng: khi “Tình thế cách mạng chín mùi”cách mạng quần chúng nhằm lật đổ chính quyền sẽ nổ ra và chắc chắn thành công. Vì trong tình thế này thì  chính sức mạnh vùng lên của nhân dân sẽ quật ngã họ, lúc đó các công cụ bảo vệ chế độ(quân đội, công an…) sẽ đứng về phía nhân dân, sẽ quay họng súng, lưỡi lê bắn vào đầu những kẻ cầm quyền độc tài ngoan cố hay sẽ bỏ chậy để mặc làn sóng biểu tình của nhân dân ào lên đè bẹp giai cấp cầm quyền bằng sức nặng của số đông chứ không cần sức mạnh của bạo lực quân sự.
         Ðây không chỉ là lý luận Mác-Lê về đấu tranh cách mạng mà là một thực tế đã xẩy ra tại Liên Xô Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa của những người CSVN vào cuối thấp niên 1989, khi nhân dân Liên Xô bao vây viện DUMA (Quốc Hội Liên Xô). Lúc ấy, dân chúng ào lên, quân đội, công an, mật vụ vốn là công cụ bảo vệ nền chuyên chính vô sản Xô Viết thiết lập hơn 70 năm ở đất nước này(1917-1991), đã bỏ chậy, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ tan tành, kéo theo sau đó sự tiêu vong của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu, để  cùng hình thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng,với cơ cấu kinh tế thị trường tự do như hiện nay,
      Việt Nam rồi cũng sẽ có một ngày như thế, nếu… Bởi vì, cây cổ thụ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô” và các cành cỡ bự  như  các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa Ðông Âu” còn bị “Chiều hướng mới không thể đảo ngược” bứng trốc rễ, thì cành nhỏ èo uột  như “Cộng Hòa Xã Hội Chủ  Nghĩa Việt Nam” phỏng còn tồn tại được bao lâu nữa?
III/- KẾT LUẬN:
         Tựu chung, để trả lời cho câu hỏi“Việt Nam đã và đang đi về đâu?”,  được lấy làm đề tài thuyết trình trong cuộc hội luận chủ đề “Việt Nam Con Đường Chúng Ta Đi” (2), chúng tôi có thể khẳng định một cách có căn cứ rằng,  “Việt Nam  đã và đang đi đến dân chủ và nhất định phải đi đến dân chủ, trên sự  tiêu vong từng bước về mặt bản thể chế độ độc tài tòan trị CS (giả danh và giả hiệu)” hiện nay tại Việt nam
     ( Xin được mở dấu ngoặc để giải thích: Vì sao trong bài thuyết trình chúng tôi thường đi kèm tính từ “giả danh”  sau cụm từ “Đảng viên CS” hay “giả hiệu” sau đảng CS, hay chế độ cộng sản, vì thực tế Việt Nam không hề có đảng viên cộng sản, của một đảng cộng sản, cũng không có chế độ cộng sản theo đúng lý luận lừa mị của chủ nghĩa cộng sản. Tất cả tập đòan thống trị hiên nay chỉ là những kẻ giả danh, giả hiệu theo kiểu gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”…) .
     Vật thì, do đâu chúng tôi dám khẳng định mà không sợ sai lầm rằng,“Việt Nam  đã và đang đi đến dân chủ và nhất định phải đi đến dân chủ, trên sự  tiêu vong từng bước về mặt bản thể chế độ độc tài tòan trị CShiện nay.- Vì đó đã như là một tất yếu lịch sử. Chiếu hướng mới không thể đảo ngược (dân chủ tất thắng độc tài,môi trường “mật ngọt kinh tế thị trường” sẽ tiêu vong cộng sản). Vấn đề chỉ còn là thời gian và thời gian ấy đến mau hay chậm là tùy thuộc vào cường độ tác dụng của các lực đẩy lực xoay trên đây. Chính những lực đẩy lực xoay cùng chiều này sẽ làm cho trái sung cộng sản rơi rụng sớm hơn dù chưa chín mùi; hay những Con ruồi cộng sản” sẽ phải rẫy chết trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”.
  
                      Thiện Ý
Thuyết trình tại cuộc Hội Luận chủ đề
“Việt Nam Con Ðường ChúngTa Ði”
     Tại Orange County Tháng 5-2006

Chú thích:
 - (1), (2) và (3):Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới ấn hành lần đầu vào Tháng 4-1995. Trong lần tái bản lần thứ hai vào năm 2005, được lần lượt giới thiệu tại Houston, Texas (Tháng 4-2005)do Báo Luật pháp & Đời sống tổ chức và ở Orange County, California (Tháng 5-2006) do một số luật sư, văn nghệ sĩ tổ chức,trong một buổi sinh hoạt chủ đề “Việt Nam Con Đường Chúng Ta Đi”.Tại Houston tài liệu đã được Gs. Tạ Văn Tài,nguyên Giáo sư các Trường Luật Việt Nam trước 30-4-1975,hiện là luật sư hành nghề tại Hoa Kỳ và Nhà truyền thông Lê Văn, nguyên Trưởng Ban Việt Ngữ Đài VOA giới thiệu. Tại Orange County tài liệu đã được lần lượt giới thiệu của các Luật sư Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Phương Minh (Đỗ Thái Nhiên), Trần Sơn Hà, học giả Trần Phong Vũ và giáo sư Thi sĩ Thái Anh Duy.
-  xin vào Web Site của Câu Lạc Bộ Luật Khoa: luatkhoavietnam.com, mục “Diễn đàn”, tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm”, để đọc toàn tác phẩm; và vào Tiểu mục “ Hội luận-Phỏng vấn”để nghe Đai VOA phỏng vấn tác giả đã phát thanh về Việt Nam vào tháng 5 năm 1995 nhân dịp ra mắt VNTTCLQTM lần đầu tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.(Tháng 4-1995).
   

Một giả định thực tế: NẾU VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, ĐA ĐẢNG, CHÍNH TRƯỜNG SẼ CHUYỂN BIẾN RA SAO?



Một giả định thực tế:
NẾU VIỆT NAM  CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, ĐA ĐẢNG, CHÍNH TRƯỜNG SẼ CHUYỂN BIẾN RA SAO?

Thiện Ý.

     Một giả định thực tế, nếu  Việt Nam chuyển đổi từ chế độ độc tài, độc đảng, qua chế độ dân chủ, đa đảng, chính trường sẽ chuyển biến ra sao?
     Bài viết này nhằm đưa ra dự kiến về sự chuyển biến các khuynh hướng chính trị một khi Việt Nam đã hình thành chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
     Theo nhận định của chúng tôi, một khi Việt Nam, cách nào đó, đã hình thành chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, mọi cá nhân (chính trị gia) và các phe phái chính trị ( các đảng phái chính trị, các tổ chức đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam…) đều phải chấp nhận  và tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt dân chủ và phương thức dân chủ để nắm quyền và cai trị đất nước theo một bản Hiến Pháp dân chủ và hệ thống pháp luật dân chủ (dân chủ pháp trị). Nghĩa là các khuynh hướng chính trị sẽ tìm cách nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do. Khuynh hướng chính trị nào đưa ra được chủ trương, đường lối, chính sách cai trị khả thi, có hiệu quả và có sức thuyết phục được đa số cử tri tín nhiệm sẽ chiếm đa số trong các cơ quan dân cử từ trung ương (Quốc hội, chính phủ…) đến các địa phương (Hội đồng dân cử, chính quyền dân cử…). Nghĩa là chính lá phiếu của cử tri sẽ quyết định vị trí, vai trò của các khuynh hướng chính trị trong guồng máy công quyền quốc gia, lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.
     Vậy thì, để thích dụng với chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, hai khuynh hướng chính trị chủ yếu quốc gia và cộng sản hiện nay sẽ chuyển biến ra sao?
    
I/- CHUYỂN BIỀN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ VIỆT CỘNG VÀ VIỆT QUỐC.
      A.- VIỆT CỘNG VỚI SỰ CHUYỂN BIẾN NỘI BỘ ĐẢNG CSVN.
     Theo nhận định của chúng tôi thì, sau khi Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu sụp đổ, nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tồn tại 3 khuynh hướng bảo thủ, cấp tiến trung dung và cấp tiến triệt để. Ba khuynh hướng này đã và sẽ chuyển biến trong chế độ dân chủ đa đảng như sau:
     1.- Khuynh hướng bảo thủ trong đảng CSVN bao lâu nay, bề ngoài tỏ ra quyết tâm bảo vệ chế độ độc tài, đảng trị, nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa đến cùng; cũng có nghĩa là bảo vệ quyền thống trị độc tôn, độc quyền cho đảng Cộng sản Việt Nam trong chế độ độc tài đảng trị, để tiếp tục duy trì, bảo vệ các ưu quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị là các cán bộ đảng viên cộng sản.
     Nay trong giả định Việt Nam đã phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì khuynh hướng bảo thủ phải bị tiêu vong. Vì phải chấp nhận rằng nhất nguyên XHCN không thể và không bao giờ còn cơ hội thực hiện được nữa. Trong hoàn cảnh mới này, đảng CSVN sẽ phân hóa,   khuynh hướng bảo thủ có thể vẫn tiếp tục bám trụ, duy trì bảng hiệu đảng CSVN (Tương tự như sự tồn tại đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng cộng sản tại các nước Đông Âu hậu cộng sản), nhưng có lẽ khó có cơ hội được nhân dân tín nhiệm cho trở lại nắm quyền trong chế độ dân chủ, đa đảng.Tất nhiên, điều lệ, nội quy sinh hoạt của đảng CSVN phải điều chỉnh sao cho thích dụng với chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Một số đảng viên bảo thủ  khác của đảng CSVN có thể tách ra khỏi đảng, bước qua khuynh hướng cấp tiến trung dung trong một chính đảng mới thành lập.

     2.- Khuynh hướng Cấp tiến trung dung trong đảng CSVN, vốn bao lâu nay ngầm chấp nhận chuyển đổi qua dân chủ pháp trị, đa đảng và đã chủ động thực hiện một cách chủ động, theo nhịp độ  và tốc độ phù hợp với diễn biến tình hình quốc nội và quốc tế (mềm nắn, rắn buông) để kéo dài tuổi thọ thêm ngày nào tôt ngày ấy; bảo đảm được quyền lợi và an toàn pháp lý, chính trị thực tiễn cho Đảng cầm quyền và cho các đảng viên cộng sản.Nói đơn giản bình dân là “chuyển đổi câu giờ” và tìm cách “hạ cánh an toàn” vào thời điểm thích hợp chẳng đặng đừng, khi tình thế bắt buộc không còn níu kéo thêm thời gian được nữa. Khuynh hướng cấp tiến trung dung này luôn biểu tỏ bằng hành động thực tiễn, cho người ta ngầm hiểu rằng họ cũng biết “chiều hướng mới không thể đảo ngược”(thị trường tự do và dân chủ hóa toàn cầu), phải chuyển đổi, nhưng cần có thời gian để sự chuyển đổi diễn ra một cách hòa bình,êm dịu, tránh xáo trộn, xung đột gây bất ổn chính trị, xã hội có hại cho Đất nước (thực ra là có hại cho chính tập đoàn thống trị độc quyền CSVN).
     Nêu trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, khuynh hướng cấp tiến trung dung có thể sẽ tách ra khỏi đảng CSVN, thành lập một chính đảng mới nặng tính xã hội,tỷ như “Đảng Xã Hội Việt Nam” hay  “Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam” chẳng hạn. Đảng mới này chủ yếu qui tụ những cựu đảng viên CS có khuynh hướng cấp tiến trung dung và từ khuynh hướng bảo thủ bước qua, cộng thêm những đảng viên cộng sản phản tỉnh ly khai khỏi đảng trước đó và một số chính trị gia gốc Việt quốc, tạo thành một thế lực chính trị mạnh, tạm gọi là trung tầm quyền lực chính trị thứ nhất, gốc Việt cộng, có nhiều cơ hội được các cử tri tín nhiệm cho nắm quyền thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do.
     3.-Cấp tiến triệt để: Khuynh hướng này từng chủ trương cần hủy bỏ càng nhanh càng tốt chế độ nhất nguyên xã hội chủ nghĩa chuyển đổi ngay qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng theo gương Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Trước đây khuynh hướng  “Cấp tiến triệt để” đã từng bị hai khuynh hướng kia loại trừ ra khỏi các cơ quan quyền lực đảng và nhà nước từ lâu, một thời gian ngắn sau khi Liên Xô sụp đổ, với một Trần Xuân Bách, Ủy Viên Bộ Chính Trị, dự bị Tổng Bí Thư  đảng CSVN thay Nguyễn Văn Linh, song đã bị triệt hạ vì đã muốn trở thành một Mikhail Gorbachev của Việt Nam, khi đưa ra quá sớm chủ trương “Đổi mới kinh tế song song với chuyển đổi chính trị” trái ngược với chủ trương “Chỉ đổi mới kinh tế không đổi mới chính trị” của hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trung dung trong đảng CSVN. Tuy không nắm được quyền lực, là thiểu số nhưng khuynh hướng cấp tiến triệt để  bao lâu nay vẫn còn tồn tại dấu mặt trong và ngoài Cộng Đảng Việt Nam để chờ thời cơ đến.
     Nay  trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng, chính là thời cơ  cho khuynh hướng cấp tiến triệt để trong đảng CSVN trước đây sống dậy, để có thể tự lập hay liên kết với các cựu đảng viên CSVN có khuynh hướng cấp tiến trung dung trước đây, hay một số những chính trị gia gốc Việt quốc, có chung lập trường, quan điểm chính trị để cùng thành lập một chính đảng  riêng hay chung. Tỷ như “Đảng Xã Hội Việt Nam” hay “ Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam” chẳng hạn.

     B.- VIỆT QUỐC VỚI SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG CÁC LỰC LƯỢNG CHÍNH QUỐC GIA.
      Bây giờ nhận định về các khuynh hướng bảo thủ, cấp tiến trung dung và cấp tiến triệt để của các lực lượng chính trị Việt quốc, tương tự với các khuynh hướng trong đảng CSVN,để xem 3 khuynh hướng này sẽ chuyển biến ra sao,trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
     1.- Khuynh hướng bảo thủ Việt quốc, vốn chủ trương bảo vệ chính nghĩa quốc gia đến cùng, không nhân nhượng, không đối thoại, không hòa giải hòa hợp hay liên hiệp với Việt cộng, đấu tranh một mất, một còn cho đến ngày toàn thắng, là tiêu diệt hoàn toàn đảng CSVN và chế độ độc tài, toàn trị cộng sản, để sau đó thiết lập chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng cho Việt Nam.
     Thế nhưng, trong giả định Việt Nam đã có chế độ dân chủ đa đảng, khuynh hướng bảo thủ Việt Quốc nay không có thể chuyển biến theo hai cách,một là tẩy chay không tham gia vào chính trường (vì không chấp nhận ngồi chung nghị trường với đảng CSVN), hai là chấp nhận luật chơi dân chủ, tham gia chính trường bằng việc thành lập một chính đảng dân chủ mang tính bảo thủ, tỷ như  Đảng Cộng Hòa Việt Nam chẳng hạn, để đấu tranh trên nghị trường với đảng CSVN và  với các chính đảng đối lập khác, tham gia các cuộc tranh cử và bầu cử tự do để nắm chính quyền, thực hiện chủ trương, chính sách cai trị của đảng mình.
     2.- Khuynh hướng cấp tiến trung dung trước đây từng chủ trương vừa đấu tranh chống cộng, đòi tự do dân chủ, vừa kêu gọi Việt cộng hợp tác với mọi khuynh hướng chính trị thực hiện mục tiêu dân chủ hóa và xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến giầu mạnh. Do đó, chỉ cần người cộng sản Việt Nam “phản tỉnh”, có hành động thiện chí, khả tín, thì sẵn sàng, đối thoại để hóa giải mọi mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc từ qua khứ đến hiện tại, tiến tới hòa giải dân tộc thực sự.Khuynh hướng Việt Quốc trung dung, coi đây là nỗ lực chung từ hai phía để thực hiện “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này,vì lợi ích tối thượng của dân tộc và  Tổ Quốc Việt Nam.
      Bây giờ trong giả định nếu Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì đây là cơ hội thuận lợi để khuynh hướng quốc gia dân tộc dân chủ cấp tiến trung dung thực hiện cương lĩnh chính trị của mình. Nếu khuynh hướng này có sức thu hút không những hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến triệt để gốc Việt Quốc và trong chừng mực nào đó lôi kéo được những người cộng sản “phản tỉnh” đã ly khai đảng CSVN,thì sẽ trở thành một trung tâm quyền lực chính trị thứ hai (quốc gia, dân tộc, dân chủ gốc Việt quốc) trên chính trường dân chủ, đa đảng tại Việt Nam, không mạnh hơn thì ít ra cũng nghiêng ngửa với trung tâm quyền lực chính trị thứ nhất (xã hội dân chủ gốc Việt cộng). Với thế lực này , trung tâm quyền lực thứ hai), sẽ có cơ hội đánh bại trung tâm quyền lực chính trị thứ nhất trên chính trường; hay ít ra cũng tạo được thế đối lập mạnh, có thể quân bình được cán cân quyền lực trong nền chính trị dân chủ, đa  đảng, hậu cộng sản tại Việt Nam. Trung tâm quyền lực chính trị thứ hai này có thể hình thành một chính đảng mới mang tính cấp tiến trung dung, chẳng hạn đảng Dân Chủ Việt Nam hay đảng Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam hay đảng Dân Chủ Tự Do Việt Nam, để đưa người ra tranh cử trong các cuộc bầu cử tự do để nắm quyền.
     3.-Khuynh hướng cấp tiến triệt để trong quá khứ cho rằng thực tế tương quan lực lượng Quốc-Cộng không có cách nào loại trừ được sự  thống trị độc quyền của đảng CSVN và chế độ độc tài toàn trị CS, ngoài con đường đối thoại, hòa giải và hòa hợp dân tộc với đối phương Việt cộng bằng mọi cách và mọi giá. Vì vậy khuynh hướng này luôn tỏ ra sẵn sàng đáp ứng chủ trương “Hòa giải và Hòa hợp dân tộc một chiều” của Việt cộng. Trên thực tế, khuynh hướng cấp tiến triệt để này đôi khi đã có những hành động nóng vội đáp ứng những lời kêu gọi mơ hồ của Việt cộng, rằng “hãy xóa bỏ hận thù, quên quá khứ, hòa giải và hòa hợp dân tộc, cùng nhau hướng về tương lai xây dựng  và phát triển đất nước” dù vẫn trong khung cảnh chế độc độc tài, độc đảng tại Việt Nam.Nghĩa là Việt cộng không muốn hòa giải (giải quyết một cách hòa bình những mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc với Việt quốc) mà chỉ muốn hòa hợp (vô điều kiện với Việt cộng) để xây dựng và phát triển đất nước vẫn trong chế độ độc tài toàn trị CS.
     Trong ba khuynh hướng trên,từ lâu hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trung dung tuy bất đồng, nhưng vẫn ở thế liên kết đấu tranh. Trong khi khuynh hướng cấp tiến triệt để thì bị chống đối, cô lập, loại trừ, nền đành thúc thủ chờ cơ hội thực hiện chủ trương của mình.
     Tuy nhiên, khách quan mà nói, cả ba khuynh hướng trên đếu có chung lập trường quốc gia, dân tộc, dân chủ và mục tiêu đấu tranh chung: dân chủ hóa và phát triển toàn diện đất nước, có khác chăng là phương cách thành đạt mục tiêu chung này. Nhưng cũng chính sự khác biệt phương cách, đã dẫn đến sự phân hóa nội bộ các lực lược quốc gia, dân tộc dân chủ, dẫn đến  những xung đột triền miên, làm suy yếu nội lực Việt quốc.
      Bây giờ trong giả định, nếu Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì đây là cơ hội tốt nhất cho khuynh hướng cấp tiến triệt để Việt quốc thực hiện chính cương của mình. Khuynh hướng chính trị này có thể tự lập hay liên kết với các khuynh hướng chính trị khác thành lập một chính đảng (Đảng Cộng Hòa  hay đảng Dân Chủ Việt Nam chẳng hạn), đưa người tham gia các cuộc tranh cử và bầu cử tự do trong chế độ dân chủ đa đảng hậu cộng sản.
II/- CHÍNH ĐẢNG NÀO CÓ CƠ HỘI NẮM QUYỀN ĐẦU TIÊN TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, ĐA ĐẢNG TẠI VIỆT NAM?     
     Tuy nhiên, thế liên kết trên đây, trên thực tế vẫn chỉ là một ước muốn của các  lực lượng quốc gia, dân tộc dân chủ.
     Vì thực tế trước 30-4-1975, mặc dầu các khuynh hướng chính trị trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, đều đứng chung trên lập trường quốc gia, dân tộc, dân chủ, cùng có mục tiêu chung là chống cộng vì lý tưởng tự do dân chủ, cùng chiến đấu bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng,song thực tế đã không liên kết được với nhau để cuối cùng mất Miền Nam vào tay Cộng sản Bắc Việt. Sau đó, cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Đất nước kéo dài 40 năm qua, liên kết các lực lược Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong một tổ chức thống nhất từ trong nước ra hải ngoại để cùng đấu tranh theo một sách lược chung hữu hiệu vẫn còn là một ước muốn của các chính đảng, các tổ chức đấu tranh và quần chúng chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam.
         Vậy thì, nếu ngay lúc này, Việt cộng chấp nhận chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa  đảng, thực tế chắc chắn vẫn không chiều theo ước muốn chung.Các khuynh hướng chính trị quốc gia dân tộc dân chủ có thể vẫn  sẽ không liên kết được  hay  nếu liên kết được vẫn còn lỏng lẻo, chưa đủ thực lực để chiếm được đa số áp đảo trong các cơ quan dân cử từ đia phương đến trung ương, so với đối thủ Việt cộng (Đảng Cộng sản Việt Nam biến chất, biền thể).
        Bởi vì, mặc dầu có chung lập trường, mục tiêu và lý tưởng đấu tranh, song  vì những khác biệt, bất đồng về quan điểm và phương thức đấu tranh; nhất là vì lợi ích cá nhân, cục bộ, bè phái, các chính đảng, doàn thể quần chúng đấu tranh phía Việt Quốc có thể vẫn sẽ giữ thế độc lập và biệt lập khi đưa người ra tranh cử. Hệ quả ai cũng thấy được là phía các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ sẽ rơi vào tình trạng “lạm phát ứng cử viên”, phiếu cử tri ủng hộ bị phân tán mỏng. Trong khi phía lực lượng xã hội dân chủ (Đảng Cộng sản biến chất hay đảng xã hội dân chủ mới thành lập) vốn có ưu thế đã có kinh nghiệm cầm quyền trong một thời gian lâu dài, lại là một đảng có tính kỷ luật cao, có kinh nghiệm đấu tranh, tuyên truyền lôi kéo quần chúng, nhất là vì lợi ích sống còn của một tập thể đảng viên đông đảo, họ sẽ có chiến lược và chiến thuật tranh cử  thích hợp, hữu hiệu, với số ứng cử viên tương xứng trong các đơn vị bầu cử để có đa số phiếu bầu thắng cử vào các cơ quan dân cử các cấp, các ngành lập pháp cũng như hành pháp.
      Như vậy, vì không liên kết hay liên kết lỏng lẻo, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các ứng viên thuộc các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ dễ bị đánh bại trong các đơn vị bầu cử các cấp. Liên kết chiều rộng là qui tụ được hầu hết các lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong một chiến lược tranh cử chung, vẫn giữ độc lập về tổ chức song không biệt lập trong các hoạt động tranh cử. Liên kết chiều sâu là thống nhất trong một bộ tham mưu chỉ đạo thực hiện chiến thuật tranh cử, phân công, phân nhiệm thực hiện mục tiêu và lý tưởng chung (Đấu tranh chính trị, tranh thủ nhân tâm, đấu tranh nghị trường để bảo vệ quan điểm chính trị, thuyết phục được quần chúng cử tri…).
      Vì thiếu liên kết chiều rộng, nên mạnh đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo nào cũng đưa người ra tranh cử và cá nhân mạnh ai nấy ra ứng cử, phiếu bầu bị phân tán và ứng viên sẽ thất cử. Nếu thiếu liên kết chiều sâu, sẽ không tạo được sự tin tưởng lẫn nhau,không tranh thủ và tập hợp được quần chúng ủng hộ khuynh hướng chính trị của mình. Các lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ sẽ mất cơ hội nắm quyền thông qua lá phiếu cử tri bằng phương thức dân chủ.
     Theo nhận định của chúng tôi, trong khung cảnh chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng tại Việt Nam trong tương lại, cách tốt nhất, hiệu quả nhất và có lợi nhất cho đất nước là các khuynh hướng chính trị trong quá khứ, xuất thân từ Việt quốc cũng như Việt cộng, cần nỗ lực kết hợp thành hai đảng (Lưỡng đảng) như Dân Chủ và Cộng Hòa của Hoa Kỳ chẳng hạn; hay ba chính đảng lớn(Tam đảng) tỷ như: Đảng Xã Hội (mang tính bảo thủ khuynh tả, qui tụ các đảng viên CS và các chính trị gia có khuynh hướng xã hội) – Đảng Dân Chủ Xã Hội (mang tính trung dung, qui tụ các cựu đảng viên CS phản tỉnh, ly khai và các chính trị gia có khuynh hướng dân chủ, xã hội) – Đảng Cộng Hòa ( mang tính bảo thủ khuynh hữu, qui tụ các chính trị gia có khuynh hướng dân chủ, cộng hòa…).

III/- KẾT LUẬN.
        Nói tóm lại, nền dân chủ pháp trị,đa đảng sớm muộn cũng sẽ phải hình thành tại Việt Nam. Bây giờ là một giả định, tương lai sẽ là một hiện thực.
       Với hiện trạng các lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong và ngoài nước hiện nay, nếu giả định ngay bây giờ  Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng khuynh hướng xã hội dân chủ (cộng sản phản tỉnh) vẫn có nhiều cơ hội chiếm đa số trong các cơ quan dân cử  lập pháp cũng như hành pháp, từ trung ương đến các địa phương và vẫn sẽ là lực lượng lãnh đạo guồng máy công quyền quốc gia trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Tất nhiên, dù đảng nào muốn nắm quyền lãnh đạo đất nước đều phải thông qua nguyên tắc dân chủ (ứng cử và bầu cử tự do) và phải cai trị đất nước trong khuôn khổ bản Hiến Pháp và hệ thống  pháp luật của chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng tại Việt Nam
Thiện Ý
Houston, ngày 18 Tháng 9 Năm 2015