Tuesday, October 6, 2015

Nhận định: 39 NĂM VIỆT CỘNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NHƯ THẾ NÀO, HIỆU QUẢ RA SAO?



Nhận định:
39 NĂM VIỆT CỘNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NHƯ THẾ NÀO, HIỆU QUẢ RA SAO?

Thiện Ý
       
      Bài viết này được gửi đến độc giả trong và ngòai Việt Nam, nhân đọc Thư ngỏ của 61 đảng viên cộng sản từng giữ các chức vị cao cấp trong bộ máy Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam, tiêu biểu là những đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Trung, Huỳnh Kim Báu, Nguyên Ngọc, Hạ Đình Nguyên, Kha Lương Ngãi, Tô Nhuận Vỹ, Lữ Phương, Nguyễn Thị Kim Chi, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Phạm Chi Lan...
     Đây có thể coi như một sự phản tỉnh tập thể muộn màng, song  vẫn chỉ là sự “Phản tỉnh nửa với” vì mới chỉ phản tỉnh về mặt nhận thức (thấy được những cái sai mà ai cũng đã biết của đảng CSVN trong quá khứ về đối nội cũng như đối ngoại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng toàn diện, di hại lâu dài cho Đất nước và dân tộc. Điều mà mọi người Việt Nam trông chờ không chỉ là những lời kêu gọi “đảng CSVN tự nguyện, tự giác thay đổi” (điều mà nhiều cá nhân cũng như tập thể các đảng viên CS đã làm từ lâu song vẫn vô hiệu) mà là hành động tiếp theo cụ thể, quyết liệt và dứt khoát có tác dụng làm chuyển biến tình hính đất nước theo chiếu hướng có lợi cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Tỷ như khởi sự bằng sự từ bỏ tập thể của 61 đảng viên cộng sản ký tên trong Thư Ngỏ, sau đó lôi kéo toàn thể đảng viên cộng sản phản tỉnh hiện còn dấu mặt công khai từ bỏ đảng CSVN để tạo áp lực thừa đủ buộc nhóm lãnh đạo chóp bu của đảng dù ngoan cố đến đâu cũng phải chuyển đổi hay là chết.
*********
****************

     Khoảng một năm sau ngày xâm chiếm được Miền Nam, một cuộc mít-tinh ăn mừng chiến thắng vào dịp Lễ Lao Động Quốc Tế 1-5-1976 (nếu chúng tôi nhớ không lầm).Một lễ đài lộ thiên được dựng lên trước cổng Dinh Độc Lập Sài Gòn(sau 30-4-1975 đổi là Dinh Thống Nhất ), với đầy đủ các lãnh tụ hàng đầu của Cộng Đảng và nhà nước Việt cộng (Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng…) và của cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) vốn là công cụ quân sự và chính trị của Cộng đảng Việt Nam (Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát…). Trong bài phát biểu tại cuộc mít-tinh này, Tổng Bí Thư Cộng Đảng Việt Nam lúc đó là Lê Duẩn đã mạnh miệng nói đại ý rằng: “đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam sau 15 đến 20 năm nữa”.
      Thế nhưng bây giờ đã hơn 39 năm qua kể từ ngày cưỡng chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, Lê Duẩn và hầu hết các lãnh tụ hàng đầu Cộng Đảng Việt Nam đã đi vào lòng đất, còn Việt cộng đã “xây dựng xã hội chủ nghĩa” như thế nào, hiệu quả ra sao?

1.- Từ lý luận Marxism về xã hội xã hội chủ nghĩa (socialism society).
            Karl Marx và F. Angel những triết gia người Đức đã hình thành nền triết học duy vật, trên đó Marx đã xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nên còn gọi là chủ nghĩa Mác-xít (Marxism).
         Theo lý luận Marxism (duy vật lịch sử): Từ khi con người xuất hiện trên hành tinh này đã trải qua 4 hình thái xã hội có tính tổ chức từ thấp đến cao: Xã hội cộng sản nguyên thủy (Primitive communism society: không giai cấp, chưa có tư hữu, chưa có nhà nước), xã hội chiếm hữu nô lệ (The slave-owning Society) bắt đầu có giai cấp, có tư hữu,hình thành giai cấp thống trị), xã hội phong kiến (Feudalism Society)xã hội tư bản (Capitalism Society:có nhà nước tư sản ngày một hoàn chỉnh).
        Tính giai cấp, tính tư hữu và tính nhà nước đã phát triển ngày một cao độ trong hai hình thái xã hội sau cùng này, tạo ra mâu thuẫn đối kháng đã là tiền đề cho một cuộc cách mạng vô sản, thông qua đấu tranh giai cấp để tiêu diệt giai cấp, để  hình thành hình thái xã hội sau cùng của loài người không còn giai cấp: “xã hội cộng sản hiện đại hay tiên tiến”(Modern or advanced communism Society), phát triển qua hai giai đoạn: “Xã hội xã hội chủ nghĩa”(Socialism Society:còn giai cấp, còn nhà nước, nhưng được cải tạo từng bước, dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Cộng đảng, mệnh danh là đội tiên phong của giai cấp cống nhân hay vô sản, thông qua một nhà nước “chuyên chính vô sản”, quyền tư hữu hạn chế và tiêu vong dần, mọi người lao động theo năng lực, hưởng theo sức lao động bỏ ra…) tiến tới “Xã hội cộng sản chủ nghĩa”(Communism Society) viên mãn là “Thiên đường Cộng sản” trong một thế giới đại đồng(không còn biên giới quốc gia,không còn giai cấp, không còn bộ máy nhà nước, mọi quan hệ xã hội vận hành tự động, mọi người lao động tự giác, làm theo hết năng lực và được thỏa mãn mọi nhu cầu. Vì lúc đó tài hóa xã hội dư thừa có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người, của toàn xã hội, mọi người đều sống ấm no, hạnh phúc trong tình hữu ái như thiên đường nơi trần thế: Thiên đường cộng sản!?!)
      Thế nhưng thực tế ra sao, đến nay thì mọi người đã biết: Liên Xô, nước đầu tiên, sau hơn 70 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ (1917-1991), kéo theo sự sụp đổ toàn hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu để cùng chuyển thể qua xây dựng “xã hội tư bản chủ nghĩa”.(Capitalism society). Việt Nam là một trong bốn nước gọi là xã hội chủ nghĩa còn sót lại thì thực tế ra sao? Họ đã đang xây dựng “xã hội xã hội chủ nghĩa” như thế nào, hiệu quả ra sao?

2.- Đến thực tế Việt cộng xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam 39 năm qua như thế nào?
        Như mọi người đã biết, chỉ một năm sau ngày chiếm đoạt được Miền Nam (30-4-1975) bằng vũ lực, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam, Việt cộng đã giải tán các công cụ quân sự và chính trị một thời là MTDTGPMN và CPCMLTCHMNVN, thống nhất đất nước và đưa cả nước “Đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa”. (The socialism society)
         Trên thực tế, theo nhận định của chúng tôi, Việt cộng đã tiến hành công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa theo một tiến trình với các bước thưc hiện giống y như Liên Xô đã làm, kể từ sau khi Cộng đảng Liên Xô lật đổ được chế đô Nga Hoàng quân chủ chuyên chế, giành được chính quyền vào năm 1917.
         Theo đó, một cách tổng quát, Cộng đảng Việt Nam đã họp Đại Hội IV (1976) cũng đưa ra một “Thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa” với chủ trương “ Đi lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, thực hiện  bằng chính sách “Cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của xã hội chủ nghĩa”. Chính sách này thực hiện qua hai kế hoạch ngũ niên (1975-1985) bị thất bại, Cộng Đảng Việt Nam đã họp Đại Hội VI (1986) đưa ra chủ trương “Đổi Mới” tương tự như Liên Xô đưa ra chủ trương và thực hiện “chính sách Kinh tế mới” sau khi kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất bị thất bại(1918-1922). Qua hai kế hoạch ngũ niên (1985-1995) thực hiện chủ trương “đổi mới” bằng chính sách sửa đổi vá víu không hiệu quả, Cộng đảng Việt Nam đã họp Đại Hội VIII (1996) đưa ra chủ trương “đi lên xã hội chủ nghĩa thông qua kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, thực hiện bằng chính sách “Mở cửa” với bên ngoài.Chủ trương chính sách này được thực hiện qua ba kế hoạch ngũ niên (1996-2010) và sau Đại Hội XI (2011) Cộng đảng Việt Nam vẫn đưa ra nghị quyết tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách này.
         Sau đây chúng tôi sẽ trình bầy chi tiết về nhận định tổng quát trên đây qua tiến trình và cách thức  Việt cộng thực hiện những chủ trương, chính sách trong “thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa”.

Thời kỳ quá độ “ Đi lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” (1975-1995)
       
         Liên Xô sau khi đảng Cộng sản Bolsevick Nga, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenine làm Cách Mạng Tháng 10 năm 1917 thành công, lật đổ được chế độ Nga Hoàng,  đã thiết lập “Nền chuyên chính vô sản” cưỡng ép những tiểu quốc lân bang trong vùng thành Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô viết, gọi tắt là Liên Xô. Ngay sau đó, Lenine và Cộng đảng Bolsevick Nga đã dùng “Chuyên chính vô sản” quyết tâm đưa Liên Xô “Đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
 (Đây là chủ trương của V. Lenine và Cộng đảng Liên Xô, khác với lý luận kinh điển của chủ nghĩa Marxism:rằng vào thời điểm chủ nghĩa tư bản phát triển đến tột cùng trên phạm vi toàn cầu, mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản (tức công nhân) không còn điều hòa được nữa, trở thành “mâu thuẫn đối kháng” (một mất một còn) với mọi giai cấp, với toàn xã hội. Đây là “Tình thế cách mạng chín mùi”, cách mạng vô sản nổ ra nhất định thành công (vì giai cấp tư bản độc quyền thống trị Nhà nước bị cô lập hoàn toàn), để sau đó “Đội tiên phong của giai cấp vô sản” tức các đảng Cộng sản ở mỗi nước sẽ lãnh đạo toàn dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công “Xã hội xã hội chủ nghĩa”, tiến tới “Xã hội cộng sảntrên phạm vi toàn thế giới. Nghĩa là tiền đề cho sự xây dựng thành công “xã hội xã hội chủ nghĩa” phải thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa theo K. Mar, khác với luận điểm sau này của Lenine nên  mới có thuật ngữ chính trị Chủ nghĩa Marx-Lenine với ý nghĩa như là sự kết hợp luận lý về phương cách đi lên chủ nghĩa cộng sản tuy có khác, nhưng vẫn thống nhất về mục tiêu hiện thực lý  tưởng cộng sản chủ nghĩa).
         Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam, triệt tiêu chế độ Việt Nam Cộng Hòa (30-4-1975), Cộng đảng Việt Nam đã cho bầu quốc hội chung cho cả nước (25-4-1976), đổi danh xưng chế độ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” thành “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
        Đại Hội IV Cộng đảng Việt Nam (Tháng 12-1976) cho đổi tên “Đảng Lao Động Việt Nam” thành “Đảng Cộng sản Việt Nam” và ra nghị quyết đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc “Đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, bắt chước giống như Liên Xô.( Dù tiền đề hai nước có khác: Liên Xô chủ nghĩa tư bản bước đầu phát triển đã hình thành được đội ngũ giai cấp công nhân – Việt Nam chủ nghĩa tư bản mới manh nha ở Miền Nam, cả nước công nghiệp còn ở thời kỳ lạc hậu,giai cấp công nhân chưa hình thành được đội ngũ và năng lực để đóng vai trò “Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng”, nên cái gọi là “Đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam” Cộng đảng Việt Nam mới bao gồm phần đông nòng cốt là những trí thức tiểu tư sản như Trường Chinh Đặng Xuân Khu(gốc con địa chủ), Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…Và cơ quan lý luận của Đảng mới đẻ ra luận điểm về “Liên minh công nông”, là giai cấp công nhân (chủ lực) liên minh với giai cấp nông dân và nhân dân lao động nghèo là nòng cốt của cách mạng Việt Nam…)
   Vậy trên thực tế Việt cộng đã thực hiện thế nào?
   
* Thực hiện chính sách “Cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật  ban đầu của chủ nghĩa xã hội ” (1975-1985)
         Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenine, để tiến hành công cuộc  “Đi lên chủ nghĩa xã hội ” tại Việt Nam, nghị quyết Đại Hội IV của Cộng đảng Việt Nam đã đưa “Đường lối chung của Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước”(1) như một định thức chỉ đạo: “Nắm vững chuyên chính vô sản,phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tương và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật  là then chốt…”(2).
    Việt cộng đã thực hiện định thức này ra sao? hiệu quả thế sao?
              
* Thực hiện “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.
    -Lý luận.
      *Theo gương Liên Xô, Việt cộng lý luận rằng, muốn xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, điều tiên quyết là phải “nắm vững chuyên chính vô sản”(hay độc tài vô sản), để củng cố vai trò thống trị độc tôn, độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một chính quyền mệnh danh “Chính quyền chuyên chính hay độc tài vô sản”(Proletarian dictatorship). Nghĩa là một “Chính quyền độc tài của giai cấp vô sản hay giai cấp công nhân”(the dictatorship goverment of the proletariat) mà theo lý luận của chủ nghĩa Marx-Lênin là giai cấp nòng cốt thực hiện cuộc “Cách mạng xã hội chủ nghĩa” để xây dựng “Xã hội xã hội chủ nghĩa”, vì lợi ích của giai cấp công nhân (vô sản), dưới sự lãnh đạo của “đảng Cộng sản”, được coi là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân”, qui tụ một thành phần ưu tú của giai cấp công nhân (vô sản) có đạo đức xã hội chủ nghĩa (?),tính hy sinh và lòng vị tha, phục vụ nhân dân và xã hội quên mình, có năng lực lãnh đạo, ý thức giác ngộ giai cấp cao và tinh thần đấu tranh cách mạng vô sản triệt để…..(thực tế phần đông là ngụy giai cấp vô sản, hầu hết lãnh tụ hàng đầu Cộng đảng không xuất thân từ giai cấp công nhân, nhưng đã ngụy biện là đã “giác ngộ tính vô sản và đã đầu hàng về mặt giai cấp”để có tư cách lãnh đạo đảng của giai cấp công nhân, tức Cộng đảng!!!).
         Nhân danh và vì quyền lợi giai cấp vô sản,Việt cộng xử dụng “Chính quyền chuyên chính vô sảnlàm công cụ trấn áp mọi sức phản kháng, chống đối của mọi tầng lợp nhân dân, bảo vệ vị thế độc tôn, độc quyền, đặc lợi của một tập đoàn thống trị là các cán bộ, đảng viên Cộng đảng Việt Nam.Ngụy biện rằng, trong “Thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa” chỉ dân chủ với nhân dân (giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và nhân dân lao động nghèo), cần “chuyên chính” với mọi kẻ thù của giai cấp vô sản (tư sản, trí, phú, địa, hào…và những người dân nào không tuân phục,chống lại đảng và nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa). Vì vậy, trong định thức mới ghi sau “Nắm vững chuyên chính vô sản” là phải “Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. (Lưu ý về ý nghĩa từ ngữ: “Quyền làm chủ tập thể”của Việt cộng khác với “quyền sở hữu cá nhân” cũng như “dân chủ tập trung” của Việt cộng khác với “dân chủ tự do”của Việt quốc)
      Do đó, Cộng đảng Việt Nam cần Nắm vững chuyên chính vô sản như thế mới trấn áp được mọi phản kháng từ phía nhân dân. Đồng thời “Đảng và nhà nước ta” mới lãnh đạo, thúc ép, khuyến dụ, tuyên truyền,lừa mị được nhân dân thực hiện cùng lúc ba cuộc cách mạng để hoàn thành công cuộc xây dựng “xã hội xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

- Tiến hành ra sao?
          Đ  “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”, sau khi chiếm được Miền Nam, thống nhất đất nước, Việt cộng đã thực hiện chính sách hai mặt: củng cố và phát triển bộ máy Đảng và bộ máy nhà nước ngày một vững mạnh,song song với tiến hành truy quét,trấn áp, tiêu diệt mọi sức đề kháng chống “Đảng và nhà nước” của mọi tầng lớp nhân dân.(Việt cộng gọi là truy quét phản động)
         Để củng cố và phát triển bộ máy đảng và nhà nước, như những công cụ và phương tiện thống trị, kềm kẹp, đàn áp nhân dân,Việt cộng đã học tập kinh nghiệm thống trị bằng bạo lực kềm kẹp, trấn áp nhân dân của Tầu cộng, lấy mô hình tổ chức đảng, chính quyền và kinh nghiệm cai trị 21 năm ở Miền Bắc (1954-1975) vận dụng vào Miền Nam mới “Giải phóng”(!) . Bộ máy đảng luôn tồn tại song hành với bộ máy chính quyền (đã là gánh nặng ngân sách quốc gia) từ trung ương đến địa phương, trong mọi cơ quan, ban ngành, đoàn thể; thực hiện triệt để định thức cai trị kềm kẹp “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
         Để truy quét, trấn áp, tiêu diệt mọi sức đề kháng chống “Đảng và nhà nước”, Việt cộng đã dùng nhà tù, súng đạn, hệ thống tòa án công lý một chiều, pháp trường, khủng bố , kết hợp với các thủ đoạn tuyên truyền lừa mị đối với mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện khẩu hiệu “nghe thì sống, chống thì chết”.
         Thực tế là sau ngày 30-4-1975 :
-        Việt cộng đã bắt giữ tù đầy trong các trại tù khổ sai trá hình gọi là “Trại cải tạo”, hầu hết các sĩ quan quân lực và các viên chức lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các ngành chính quyền, hành chánh Việt Nam Cộng Hòa  và các chính đảng quốc gia. Việt cộng làm việc này để cô lập, tiêu diệt một thành phần đông đảo những người ưu tú của Việt quốc mà họ cho là mầm mống có khả năng gây nguy hiểm cho chế độ.
-        Việt cộng đã  dùng hệ thống nhà tù được thiết lập thêm rất nhiều trên khắp nước để giam giữ những người đã có thái độ, lời nói hay hành động chống chế độ tự phát cá nhân hay tham gia những tổ chức chống cộng thật cũng như giả do công an Việt cộng dựng lên để gài bẫy. Và cả những tù nhân bị Việt cộng ghép vào “diện cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh” hay thuộc diện “Cải tạo nông nghiệp” phải vào tù chỉ vì có của cải giầu có (Tư sản mại bản, tư sản dân tộc, địa chủ, phú nông…..). Một số chức sắc hàng giáo phẩm thuộc các giáo hội  do hoạt động tôn giáo hay do vị thế cai quản các cơ sở tài sản lớn của giáo hội cũng đã phải vào tù, vì ý đồ Việt cộng muốn chiếm dụng, đã gài thế, gán ghép “tội phản động” để tịch thu như những tang vật.
-        Nhiều người chống chế độ bị coi là mất tích, không ai biết vì sao, kể cả thân nhân(tương tự như chế độ mật chỉ thời tiền cách mạng nhân quyền 1789 ở Pháp)  vì đã bị Việt cộng âm thầm bắt, giam giữ, rồi thủ tiêu bằng mọi cách không cần xét xử. Nhiều người khác bị xử bắn công khai nơi pháp trường, trong những vụ án “phản động” mà Việt cộng  muốn răn đe, khủng bố, nên đưa ra trước “Tòa án nhân dân” vốn là công cụ pháp lý trấn áp nhân dân, để có một bản án nặng nề điển hình làm gương.
-        Để đề phòng bạo loạn từ phía quần chúng nhân dân, Việt cộng đã triệt để thực hiện chế độ hộ khẩu và công an trị để nắm từng người dân, dập tắt nội loạn từ trong trứng nước. Với chế độ hộ khẩu, Việt cộng kiểm soát được nơi ăn chốn ở, với thủ tục “Đăng ký tạm trú, tạm vắng” Việt cộng kiểm soát được mọi sự di chuyển, đi lại và hoạt động của người dân. Với hệ thống “Công an khu vực”, Việt cộng giữ vững được an ninh chính trị đến từng người dân ở từng địa phương, khu vực.
    - Hiệu quả thế nào?
          Nhìn chung, với việc thực hiện triệt để chính sách hai mặt trên, Việt cộng đã “Nắm vững chuyên chính vô sản” theo nghĩa là đã dùng bạo  lực qua các công cụ của nền chuyên chính vô sản là công an, quân đội và các lực lượng vũ trang đã trấn áp (chứ không tiêu diệt) được sức phản kháng của mọi tầng lớp nhân dân khá thành công.
        Thật vậy, trong 5 năm đầu sau khi chiếm được Miền Nam (1975-1980), Việt cộng đã thực hiện triệt để những chủ trương, chính sách và các biện pháp căn bản trên đây và đã có hiệu quả là ổn định được tình hình an ninh chính trị.Sau 5 năm kế tiếp (1980-1985), đã củng cố và phát triển bộ máy đảng và bộ máy nhà nước ngày một vững mạnh. Vì thực tế các hoạt động chống cộng của các cá nhân hay tổ chức ngày một lắng xuống .
       Trong thời khoảng này, các tổ chức và cá nhân chống cộng trong nước, nếu tồn tại được đều rút vào bí mật, không còn có những hoạt động chống cộng ồn ào, đầy khí thế như thời khoảng 5 năm đầu. Ngay cả những chính đảng quốc gia có truyền thống cách mạng đấu tranh chống ngoại xâm và chống cộng quyết liệt như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng, Nhân Xã Đảng… cũng phải thúc thủ, mai phục chờ thời cơ.
            Tựu chung  trong khoảng 20 năm của thời kỳ quá độ “ Đi lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” (1975-1995):  Việt cộng đã thành công trong việc “truy quét phản động”, ổn định và giữ vững được tình hình an ninh chính trị, từng bước củng cố cơ cấu đảng và chính quyền các cấp, các ngành, làm công cụ tiến hành mạnh bạo các chủ trương, chính sách và biện pháp “Đi lên Xã hội xã hội chủ nghĩa” trên cả nước, dưới bảng hiệu chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam”.

*Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng như thế nào, hiệu quả ra sao?
    - Một là cách mạng quan hệ sản xuất.
    - Mục tiêu phải thành đạt là gì?
      Là thực hiện các chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm phá nát, tiêu diệt triệt để quan hệ sản xuất cũ mang tính áp bức, bóc lột (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính tư hữu), để thiết lập từng bước, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng quan hệ sản xuất mới không mang tính áp bức bóc lột (quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mang tính công hữu).
   - Tiến hành thế nào?
         Để phá đổ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cả nước, Việt cộng đã thực hiện chủ trương, chính sách cải tạo tài chánh tiền tệ, công thương nghiệp, lưu thông phân phối và dịch vụ tư bản tư doanh nơi các thành thị và cải tạo nông nghiệp ở nông thôn với hai kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1976-1980 (là tiếp mối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Miền Bắc  XHCH trước 30-4-1975) và lần thứ ba 1981-1985.
         Thực vậy, sau khi chiếm được Miền Nam, Việt cộng đã nghĩ ngay đến việc làm sao cào bằng  cho hai miền Bắc-Nam mau chóng  đồng nhất trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và mức sống, lối sống nhân dân hai miền lệ thuộc nhà nước và khó khăn,nghèo đói như nhau. Điều đó có nghĩa là đẩy nhanh “Công cuộc cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật  ban đầu của xã hội chủ nghĩa” ở Miền Nam, xóa sạch các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư doanh để hình thành hệ thống kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa giống như Miền Bắc. Vì theo Việt cộng lý giải lúc đó thì Miền Bắc XHCN đã hoàn tất “Giai đoạn cải tạo”, tiếp tục tiến hành công cuộc “xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của xã hội chủ nghĩa” (XHCN),với chủ trương đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN về công, thương nghiệp cũng như nông nghiệp.
- Trước hết là “Cải tạo tài chánh, tiền tệ”.
    - Tiến hành thế nào?
         Để thực hiện cuộc “Cách mạng quan hệ sản xuất”, điều trước tiên là chế độ phải làm sao “Nắm được hầu bao” của tất cả nhân dân Miền Nam và “Cào bằng” về mức sống quá chênh lệch giữa nhân dân Miền Bắc XHCH nghèo nàn lạc hậu so với nhân dân Miền Nam tư bản chủ nghĩa (TBCN) sung túc tân tiến dù mới manh nha. Có như thế Việt cộng mới dễ dàng thúc ép “dân ngụy” thực hiện các chủ trương, chính sách “Đi lên xã hội chủ nghĩa” của Đảng và nhà nước.
         Để thành đạt những mục tiêu trên Việt cộng đã thực hiệc chính sách “Cải tạo tài chánh, tiền tệ”  qua ba đợt “Đổi tiền”:
   -Đợt I (khoảng cuối 1975 đầu 1976) đổi tiền Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa lấy tiền của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam(CHMNVN), công cụ chính trị của Cộng sản Bắc việt, theo tỷ giá 500 đồng VNCH lấy 1 đồng CHMNVN, với định mức bình quân mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới. Số tiền còn lại ký gởi cho “Ngân hàng Nhà Nước” để trên nguyên tắc nói là sẽ được cứu xét từng trường hợp cụ thể, giải quyết cho đổi thêm sau này, mà thực tế không ai biết rõ nguyên tắc này  đã được thực hiện ra sao.
   - Qua Đợt II(Đầu tháng 5-1978) đổi tiền CHMNVN ra tiền “Ngân Hàng Nhà Nước CHXHCNVN” để thống nhất đơn vị tiền tệ trên cả nước (không nhớ tỷ giá và định mức).
   - Đợt III (Từ 14-9-1985 kéo dài từ 3 đến 5 ngày) phát hành tiền “Ngân hàng Nhà nước” mới, nói là đồng tiền mất giá, để chống lạm phát, đổi theo tỷ giá một đồng tiền ngân hàng mới bằng 10 đồng tiền ngân hàng cũ và dường như không có định mức. Tuy không còn định mức, nhưng phần đông người dân Miền Nam, sau hai đợt đổi tiền trước theo kiểu “cướp ngày” của Việt cộng, hầu hết  đã không có nhiều tiền mà đổi vì giầu nghèo đã bị gần như trắng tay.
   - Hiệu quả ra sao?
         Việt cộng đã đạt được hiệu quả theo đúng ý đồ. Vì sau hai đợt đổi tiền những người dân  Miền Nam nhìn chung gần như trắng tay, trên nguyên tắc giầu nghèo gần như nhau về mặt tài chánh. Thực tế phần đông dân Miền Nam sau đổi tiền, đời sống đi xuống gần giống như nhân dân Miền Bắc về lối sống, tuy mức sống vẫn còn khá hơn nhờ tích lũy được đôi chút tài sản đem bán dần để sống qua ngày. Người ta gọi đùa là những nhà “Tư sản mại sản”.
         Một số những người giầu có nhiều tiền mặt, nếu có đường giây “Móc ngoặc” đổi được nhiều tiền trên định mức trong đợt I và II hay còn vàng bạc, quý kim, của chìm bán dần để duy trì cuộc sống, thì cuộc sống tương đối cũng còn sung túc, ít nữa là cho đến trước ngày “Đánh tư sản” (nếu thuộc diện “Cải tạo”).Người ta gọi đùa là những “Tư bản mại sản”.Sau hai đợt đánh tư sản hầu hết các nhà tư bản dân Miền Nam đều trở thành những nhà “Tư bản bại sản” hay “Tư bản phá sản” và trở thành tội nhân nếu thuộc “diện cải tạo” bị  kết án tù tội.
         Mặt khác, sau “Đổi tiền” một số khá đông những người thuộc “giai cấp mới” (Giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản) và những kẻ ăn theo nhờ làm trung gian “móc ngoặc” trong các “Phi vụ Đổi tiền” gian dối, vượt định mức để ăn chia, thì phất lên trông thấy. Dân chúng gọi họ là những “tư sản đỏ”, “Tư sản xám” hay “tư sản đen” (của cải có được bằng con đường làm ăn bất chính, mờ ám, đen tối)
        - Thứ đến là “Cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh” ở Miền Nam.
        - Tiến hành thế nào?
          Trong thời gian đầu, khi chế độ mới chưa đụng chạm gì đến thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh, thì các nhà tư bản, tư sản Miền Nam đã phải sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ không biết số phậm mình sẽ được nhà cầm quyền Việt cộng định đoạt ra sao.
         Người ta có nghe kể về công cuộc cải tạo công, thương, nông nghiệp tư bản tư doanh ở Miền Bắc sau Hiệp Định Genève năm 1954 chia đôi đất nước, dưới chế độ Việt cộng.Thế nhưng không ai có thể hình dung được mức độ tàn hại của chính sách cải tạo đối với mỗi con người, từng gia đình và toàn xã hội ở Miền Nam như thế nào.
         Vào giữa năm 1976, một loạt chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế tư bản tư doanh và cá thể đã được chế độ Việt cộng ban hành và đi vào thực hiện có tính thăm dò thử nghiệm.Mặc dầu chỉ thực hiện trên qui mô nhỏ, song cũng đã gây chấn động lớn về kinh tế, xã hội và là nỗi kinh hoàng cho các đối tượng bị kiểm kê tài sản, nhất là những gia đình bị qui kết thành phần tư sản mại bản (vì trong quá khứ có liên hệ làm ăn với tư bản nước ngoài) hay tư sản dân tộc. Họ không những bị kiểm kê tịch thu hết tài sản, có khi còn bị tù đầy hay cưỡng bức rời thành phố đi lập nghiệp vùng kinh tế mới.Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư sản Đợi I.
       Phải đợi cho đến sau Đại Hội IV (1976) của Cộng Đảng Việt Nam, chủ trương “Cải tạo” trên mới được chế độ thực hiện triệt để trên quy mô rộng lớn với cường độ mạnh mẽ thể hiện quyết tâm thực hiện khẩu hiệu tuyên truyền “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”. Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư sản Đợi II. Lúc này, đích thân Đỗ Mười, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã lãnh đạo “đánh tư sản” ở Miền Nam trong chức vụ “Trưởng Ban Cải Tạo Trung Ương”.
      Nhiều người dân Miền Nam hẳn còn nhớ cái đêm kinh hoàng vào đầu tháng 5-1978, một cuộc tấn công rộng lớn, bất ngờ vào các gia đình bị liệt vào thành phần tư sản mại bản và tư sản thương nghiệp ở các thành thị Miền Nam, nhất là Sài gòn. Cuộc tấn công này đã được bí mật triển khai rất nhanh, sau một thời gian “chuẩn bị khẩn trương” của các cấp chính quyền và một lực lượng đánh tư sản hùng hậu đã được huấn luyện cấp tốc ngắn ngày. Cũng trong thời gian này, các thành phần công, thương nghiệp không bị qui kết vào thành phần, tiểu thủ công nghiệp đều được cải tạo đưa vào con đường làm ăn tập thể.Các tiểu thương, tiểu chủ cũng được chế độ “chiếu cố” cho chuyển sang các ngành hoạt động sản xuất…
       Chung quy, đánh tư sản hay cải tạo tư sản là chế độ Việt cộng muốn nắm độc quyền kinh tế (khống chế lực lượng lao động,định đoạt phương thức sản xuất và chiếm dụng độc quyền nguyên vật liệu phương tiện sản xuất). Nghĩa là một kiểu nhà nước tư bản độc quyền,biến lực lượng sản xuất (mọi tầng lớp nhân dân) thành công cụ lạo động thực hiện các hoạt động kinh tế (sản xuất công,nông, thương nghiệp, kinh doanh, phân phối, tiêu thụ, dịch vụ…) dưới sự chỉ huy của chính quyền theo chính sách kinh tế hoạch định cứng rắn của nhà nước.
   - Hiệu quả ra sao?
         Thế nhưng công cuộc cải tạo này đã thất bại hoàn toàn vì nó đã đụng chạm vào một trong những yếu tình thuộc về bản chất và cũng là quyền cơ bản của con người: Quyền tư hữu. Vì nó đã tước đoạt trắng trợn  thành quả lao động , công lao mồ hôi nước mắt của cả một đời người hay bao đời truyền lại. Những nạn nhân đã uất ức vì bị cưỡng đoạt trắng tay, mất hết tài sản, gia đình ly tán, lại phải vào tù. Nhiều người quá uất ức đã nhẩy lầu tự vẫn, dùng độc dược quyên sinh hay tìm cái chết oan nghiệt qua sợi giây thong lọng tự treo cổ mình.
         Tựu chung, sau khi thực hiên các biện pháp “Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, Việt cộng đã không gặt hái được hiệu quả mà chỉ tạo ra một hậu quả tai hại về mặt kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.Bởi vì nó đã phá nát quan hệ sản xuất cũ là cùng lúc tiêu hủy các nhà sản xuất  kinh doanh có tài và kinh nghiệm (vốn quý mà mãi sau này Việt cộng mới nhận ra muộn màng trong thời kỳ đổi mới, mở cửa…),là phá nát các cơ cấu, cơ sở sản xuất kinh doanh vốn có hiệu quả kinh tế.
         Hậu quả thực tế  là, các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, xáo trộn, ách tắc, năng xuất thấp, phẩm chất xấu, sản lượng giảm, hạch toán lỗ lã triền miên, cung cầu mất cân đối, dẫn đến khó khăn trong lưu thông phân phối hàng hóa, rối loạn thị trường.Từ đó, sự độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh, phân phối tiêu thụ dẫn đến tệ nạn chợ đen, móc ngoặc, tham ô làm giầu bất chính cho một thiểu số những kẻ có chức, có quyền trong guồng máy kinh tế độc quyền (cán bộ đảng viên cộng sản và những kẻ ăn theo), trong khi đa số nhân dân (lực lượng sản xuất chủ yếu) thì đời sống ngày một khó khăn thiếu thôn, đã nghèo ngày càng nghèo thêm, dù đã lao động cật lực vẫn không đủ sống, vì đồng lương chết đói, không tương xứng với sức lao động bỏ ra.
         Trong khi chế độ nỗ lực “cải tạo tư sản mại bản, tư sản dân tộc và các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa khác” để biến tất cả thành “vô sản”, thì thực tế đã tạo tiền đề đẻ ra các nhà tư sản mới (tư bản đỏ vỏ xanh lòng) ngày một đông đảo, sau mỗi đợt cải tạo và trong khi thực hiện chủ trương chính sách xây dựng quan hệ sản xuất mới Xã Hội Chủ Nghĩa (công, thương nghiệp nhà nước, tổ hợp quốc doanh…). Người dân gọi những nhà tư sản mới phát lên này (thường là cán bộ đảng viên có chức có quyền…) nhờ công cuộc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, là các nhà “Tư sản hay tư bản Đỏ” hay “Vô sản mại bản”! (Còn hầu hết nhân dân được gọi mỉa mai là “Tư sản mại sản” vì phải bán dần của cải, đồ đạc trong nhà để duy trì sự sống …)
      - Thực hiện chủ trương chính sách cải tạo nông nghiệp.
       * Tiến hành thế nào?
         Cải tạo nông nghiệp là phá đổ quan hệ sản xuất cũ (tư hữu đất đai, phương thức canh tác và tư liệu sản xuất), thiết lập quan hệ sản xuất mới (công hữu đất đai, tư liệu và  tập thể hóa nộng nghiệp) bằng chủ trương, chính sách “tập thể hóa nông nghiệp”.     
       Với chủ trương đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân (công hữu), từ địa chủ ngồi thu đia tô, đến nông dân trực canh, là chủ đất ít nhiều hay tá điền đều không có quyền sở hữu đất đai. Chính sách cải tạo căn cứ vào số ruộng đất sở hữu mà quy kết thành phần địa chủ, phú nông, nông dân trực canh hay tá điền mướn ruộng canh tác để có những biện pháp cải tạo khác nhau.
      Trên thực tế, có lẽ Việt cộng đã rút được bài học kinh nghiệm cải tạo nông nghiệp tàn bạo ở Miền Bắc sau năm 1954 qua các cuộc đấu tố giã man thành phần bị quy kết địa chủ, phú nông cường hào ác bá ở nông thôn, nên những thành phần bị quy kết là địa chủ hay cường hào ác bá ở Miền Nam chỉ bị tịch thu hết đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất, một số bị tù đầy, hay  trở thành  nông dân trực canh như mọi nông dân khác có hay không có ruộng đất canh tác trước đây, đều phải đi vào con đường làm ăn tập thể, được tổ chức từ thấp đến cao: Tổ sản xuất, hợp tác xã, nông trường quốc doanh…Tất cả đều lao động tập thể và thành quả lao động được hưởng theo sự chấm công của tổ chức.
      Thật vậy, về mặt nông nghiệp, để kéo xuống cho bằng mức độ chậm tiến về nông nghiệp ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), Việt cộng đã nỗ lực làm cho quan hệ sản xuất ở nông thôn Miền Nam giống như Miền Bắc đã được cải tạo sau 1954.Thông qua cuộc “Cải tạo nông nghiệp”, các địa chủ bị tịch thu ruộng đất đã đành,các nông dân dù là trung nông cấp dưới hay cấp trên, bần nông hay tá điền …Tất cả đều phải vào con đường làm ăn tập thể. Mọi người đều phải lao động trong các tổ, đội, hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, bậc cao, nói là do nông dân tự quản, song thực tế bị quản chế bởi một thành phần cốt cán hầu hết là cán bộ đảng viên cộng sản ở nông thôn.Một số tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô hơn như các công trường, nông trường, có Ban Giám Đốc được nhà nước bổ nhiệm và người nông dân làm việc ăn lương như những công nhân viên chức nhà nước.
   - Hiệu quả ra sao?
     Trong thời khoảng này (1975-1985) công cuộc cải tạo nông nghiệp ở nông thôn cũng đi đến thất bại như công cuộc cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh ở các thành thị Miền Nam.Các hình thức lao động sản xuất tập thể, dù do các tập thể tự quản hay do nhà nước quản lý đều không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
      Bởi vì phương thức sản xuất mới gọi là “Xã Hội Chủ nghĩa” đã đi ngược với qui luật tự nhiên và quan hệ sản xuất mới là quan hệ bóc lột còn tàn tệ, bất công hơn nhiều so với quan hệ sản xuất cũ muốn hủy bỏ (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa).
      Phương thức sản xuất mới trái với qui luật tự nhiên là vì con người ai cũng có đầu óc tư hữu, tư lợi. Chính đầu óc này đã là động lực thúc đẩy người ta hăng say lao động sản xuất, làm việc quên mình và quên thời gian. Vì ai cũng nghĩ thành quả lao động họ sẽ gặt hái cho mình để toàn quyền xử dụng cho các nhu cầu cuộc sống cá nhân, gia đình; phần còn lại tích lũy, đầu tư làm giầu và sau khi chết của cải để lại cho con cái…
     Nay Việt cộng ép buộc mọi người vào con đường làm ăn tập thể, bằng chế độ chấm công, dù có dùng các hình thức kích thích cách nào, như “thi đua lao động” để đạt danh hiệu “cá nhân tiên tiến” hay  “Anh hùng lao động”… vẫn không lôi kéo được nông dân làm việc hết sức như cho chính mình. Thái độ lao động chung là làm việc cầm chừng, làm hết giờ chứ không làm hết việc. Với tinh thần “Cha chung không ai khóc”, người ta sẵn sàng làm ngơ trước những việc phải làm để cứu lúa, cứu mùa khi có thiên tai, dịch họa; không muốn phát huy sáng kiến canh tác, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất…nên sản lượng nông nghiệp sau cải tạo không tăng mà ngày một giảm nghiêm trọng.
        Hậu quả là cả nước lâm vào tình trạng thiếu lương thực nặng nề. Vào những năm cuối thấp niên 70 và đầu thập niên 80, nhân dân cả nước đã phải ăn bo-bo là thực phẩm dành cho gia súc nhập cảng từ Liên-Xô vì thiếu gạo. Không ai có thể tưởng tượng được là một nước vốn có tiềm năng mạnh về nông nghiệp, trong quá khứ từng là nước hàng năm xuất cảng gạo hàng đầu trong vùng Đông Nam Á, mà nay nhân dân thiếu đói phải ăn độn đủ loại thực phẩm trong đó có thực phẩm vốn chỉ dành cho gia súc.Đời sống nhân dân cả nước đói khổ hơn cả thời kỳ sống dưới chế độ thực dân Pháp!
     Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trên lãnh vực nông nghiệp cũng như công, thương nghiệp, chỉ mới manh nha song đã thể hiện đầy đủ tính áp bức, bóc lột còn tàn tệ hơn quan hệ sản xuất cũ tư bản chủ nghĩa mà Việt cộng muốn xóa bỏ. Một sự bóc lột độc quyền nhà nước trên nguyên tắc, trên thực tế một cách cụ thể là sự bóc lột độc quyền của một giai cấp mới, “Giai cấp cán bộ, đảng viên cộng sản” có chức, có quyền trong cơ cấu đảng, chính quyền và cơ cấu kinh tế.
      Tại các công trường hay nông trường quốc doanh, người nông dân bị Ban Giám Đốc bóc lột độc quyền. Tại các hợp tác xã bậc thấp hay bậc cao, các đội, tổ sản xuất, nông dân bị bóc lột độc quyền bởi các Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp, Ban Điều hành đội, tổ sản xuất…Với sự bóc lột này người nông dân không kêu ca gì được, kẻ nào dám kêu ca, tố cáo phải có thế dựa, ô dù mạnh hơn cá nhân hay tập đòan nắm quyền, nếu không dễ chết vì bị chụp cho cái mũ “phản động”, “phá hoại chính sách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước” dẫn đến những hậu quả khó lường.
        Hậu quả tất nhiên là sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, luôn luôn là không đạt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất thời vụ hàng năm.Điều nghịch lý nhưng là một thực tế là, ở nông thôn,dù kế hoạch sản xuất thời vụ không đạt chỉ tiêu,đời sống nông dân xã viên Hợp tác xã, thành viên đội hay tổ sản xuất đều đói ăn thiếu mặc, song đời sống của thành phần lãnh đạo các Hợp tác xã, Đội, Tổ sản xuất đều phất lên trông thấy. Người nào cũng xây dựng được nhà ngói, cây mít, mua được “Đài” (radio) hiện đại, sắm được xe gắn máy hay tối thiểu là xe đạp,máy may…là những biểu hiệu đời sống sung túc của những gia đình có tiền dư của để, nếu không muốn nói là giầu có ở nông thôn dưới chế độ XHCNVN thời bấy giờ.
        Chính vì sự nghịch lý này mà người nông dân đã phải trút sự uất ức bằng những câu ca dao tục ngữ phản ánh tâm trạng, rằng “ Thi đua tranh thủ, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” để được ăn bánh vẽ bằng những danh hiệu “Anh hùng lao động”, “cá nhân tiên tiến, xuất sắc” kèm theo chút ít phần thưởng vật chất bằng dăm ba ký gạo, ngô khoai để “cải thiện” đời sống. Và rằng “Nhân dân thi đua lao động bằng hai, để cho cán bộ mua đài xắm xe”!!!.
    -Như vậy hiệu quả của công cuộc cải tạo nông nghiệp ở nông thôn để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa là gì:- thất bại và hoàn toàn thất bại.
         Chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp bằng con đường làm ăn tập thể qua các tổ chức Hợp tác xã nông nghiệp,đội, tổ sản xuất…đã thất bại.Chính sách đưa dân đi lập vùng kinh tế mới bằng con đường làm ăn tập thể cũng thất bại luôn vì nó đưa đến hậu quả như đã phân tích ở trên.
         Về kinh tế, chính sách kinh tế mới của chế độ Việt cộng đã tiêu phí nhiều tài sản quốc gia, đầy ải nhân dân trong các vùng kinh tế mới thiếu thôn mọi mặt, môi sinh thiếu an toàn, mà không đạt hiệu quả kinh tế.
        Một lý do căn bản trong nhiều lý do dẫn đến thất bại là Việt cộng đã thực hiện chính sách kinh tế mới dựa trên sự cưỡng bách trái với tâm lý con người và quy luật phát triển xã hội loài người. Việc cưỡng bách người dân đi lập nghiệp vùng kinh tế mới là trái với ý muốn, nguyện vọng, năng lực chuyên môn và khung cảng sống phù hợp cho mỗi loại người.Việt cộng đã hành động trái với cả lời dậy của Lenin, giáo chủ của họ, rằng “hãy để người nông dân tự giác suy nghĩ trên luống cầy của họ”.
       Thực tế họ đã dùng mọi cách, từ tuyên truyền lừa mị, đến dụ dỗ, đe dọa cưỡng ép chỉ cốt đạt chỉ tiêu qui hoạch cho mỗi nơi, từng vùng kinh tế mới, lập thành tích báo cáo theo cơ chế. Nhiều người “dân ngụy”  ở Miền Nam có thân nhân đang bị tù “tập trung cải tạo” nghe theo tuyên truyền hứa hẹn, đã tưởng rằng đưa gia đình đi vùng kinh tế mới, thì chồng con, cha anh họ sẽ sớm được tha về.Thực tế không phải như vậy. Hầu hết những người dân đi lập nghiệp vùng kinh tế mới, sau một thời gian sống thiếu thốn, khổ cực, nhiều người không quen cảnh sống đã chết vì những căn bệnh hiểm nghèo do thiếu thuốc và cứu chữa không kịp thời.Những người dân sống sót thì phải bỏ về lại thành phố. Lúc đầu các chính quyền địa phương còn làm khó dễ, sách nhiễu đủ điều. Sau thấy dân kinh tế mới đói khổ kéo về thành phố mỗi lúc một đông, chế độ mới phải mặc nhiên chấp nhận sự thất bại của chính sách kinh tế mới.
         Tuy không công khai thừa nhận sự thất bại, nhưng việc chấp nhận xét cho những người gốc thành phố đi kinh tế mới trở về  được nhập lại hộ khẩu, là mặc nhiên thừa nhận sự thất bại. Vả lại, với thực tế là hàng ngàn người từ kinh tế kéo về thành phố sống chen chúc, rải rác khắp nơi trong các thành phố, nhất là Sài gòn, chế độ Việt cộng dù có muốn cũng không thể che đậy được thực trạng.
        Thất bại thảm hại trong các chính sách thực hiện chủ trương  cải tạo tài chánh, công, thương, nông nghiệp, lưu thông phân phối hàng hóa và dịch vụ tư bản tư doanh, Việt cộng đã phải tìm cách cứu nguy bằng chính sách “Đổi mới”.

* Thực hiện chính sách “Đổi Mới” (1985-1995).
   - Nguyên nhân và mục tiêu của “Đổi mới”.
        Trước  những thất bại thực tế khi thực hiện định thức xây dựng xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong thời khoảng 1975-1985, mà Đại Hội V của Cộng Đảng Việt Nam (1981) vẫn không nhìn ra những nguyên nhân chủ yếu, tiếp tục kế hoạch kinh tế 5 năm (1981-1985). Đứng trước hậu quả nghiêm trọng mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nghị quyết Đại Hội VI của Cộng Đảng Việt Nam năm 1986, đã đưa ra chủ trương, chính sách “Đổi Mới” về kinh tế, không đổi mới chính trị, để sửa sai.
      (Nhưng dù có sửa sai thì tài sản, ruộng đất của các nạn nhân của “cải tạo” công,thương nghiệp tư bản tư doanh ở các thành thị và cải tạo nông nghiệp ở nông thôn cũng đã tiêu ma, những năm tù tội, bị đầy ải lấy gì bù đắp và những kẻ đã bị chết oan vì “Cải tạo” làm sao giải oan?).
      Đây cũng lại là sự bắt chước Liên Xô, sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng (1917), cũng quyết tâm đưa cả nước “Đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa phát triển”, bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thất bại(1917-1922), Lenin và Cộng đảng Bolsevick Nga đã đưa ra “Chính sách Kinh tế Mới” để sửa sai. Chính sách này đã giúp Liên Xô vượt qua khó khăn ban đầu và tồn tại thêm nhiều thập niên sau đó, cho đến năm 1985 khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô đã cùng các đồng chí cấp tiến trong Cộng đảng Liên Xô phải thực hiện cải cách để cứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô sau 68 năm xây dựng (1917-1985). Thế nhưng, họ đã không thành công trong ý đồ cải cách để vẫn duy trì được chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.Vì chỉ sau một năm đưa ra được những nhận định thức thời (Trong Hội Nghị Toàn Liên Bang Xô-Viết lần Thứ 19 ngày 28-6-1988) và chưa đầy bốn năm (1988-1991) thực hiện chương trình “Cải tổ” (Glasnost) và “Cởi mở” (Perestroika), Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô-Viết đã sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991. Nay một lần nữa Việt cộng lại bắt chước Liên-Xô, từng được xưng tụng là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của mình, thực hiện chủ trương, chính sách “Đổi Mới” cũng để để cứu nguy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thất bại sau hai kế hoạch ngũ niên (1976-1985).Thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao?

        Đại Hội VI của Cộng đảng Việt Nam năm 1986 đã nhận định lạnh lùng có tính “huề cả làng” về cái gọi là “những sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” là do “những biểu hiện nóng vội, muốn xóa bỏ ngay những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, do cái gọi là “bệnh chủ quan duy ý chí”. Rồi thừa nhận “cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại một thời gian tương đối dài” trong suốt “Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
       Chấp nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cho cùng tồn những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bên cạnh các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa (còn gọi là phi xã hội chủ nghĩa).Nhưng coi các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ đóng vai chủ đạo, chủ động từng bước mạnh lên, triệt tiêu các thành phần kinh tế tư nhân  tư bản chủ nghĩa, sau cùng thành đạt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để tiến lên xã hội chủ nghĩa.
         Theo tài liệu hướng dẫn học tập, triển khai chính sách “Đổi mới” nhan đề “Sử dụng cơ cấu 5 thành phần kinh tế” do nhà xuất bản Thành phố HCM ấn hành nằm 1987  thì trong thời kỳ “Đổi mới” , Việt cộng chấp nhận sự tồn tại của năm (5) thành phần kinh tế sau đây:
-  Một làthành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm những xí nghiệp, đơn vị quốc doanh (công nghiệp cũng như nông nghiệp)được hình thành trên cơ sở công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và trình độ xã hội hóa của sản xuất…” .Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa này phải là “thành phần kinh tế chủ yếu và là lực lượng chủ đạo của nền kinh tế…”
-  Hai làThành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa bao gồm những xí nghiệp, những đơn vị kinh tế tiến hành sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Thành phần kinh tế này bao gồm những xí nghiệp tư bản vừa và nhỏ mà nhà nước chuyên chính vô sản chưa cải tạo xong. Ở nông thôn thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là kinh tế phú nông….Trong quá trình phát triển ở thời kỳ quá độ  thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa hoạt động dưới sự kiểm tra và kiểm sát của Nhà nước chuyên chính vô sản và dần dần được cải tạo và xóa bỏ. Con người tư sản được cải tạo và dần dần trở thành con người lao động”.
-  Ba làThành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ bao gồm kinh tế nông dân và thợ thủ công dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động cá thể.Bản chất của thành phần kinh tế này mang tính chất hai mặt(tư hữu và lao động). Do dựa trên sở hữu tư nhân, thành phần này thuộc cùng loại hình với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều khác biệt cơ bản là thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên bóc lột lao động làm thuê, còn thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ chỉ dựa trên lao động cá nhân của chính người sản xuất hàng hóa…”
-  Bốn làThành phần kinh tế gia trưởng biểu hiện cho một nền kinh tế nhỏ, tự nhiên, tự cấp, tự túc ít liên hệ với thị trường
    - Năm làThành phần kinh tế tư bản Nhà nước (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản nhà nước) có một vai trò nhất định trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ….. Trong điều kiện chuyên chính vô sản , chủ nghĩa tư bản nhà nước là các chủ tư bản có  quan hệ hợp đồng, hợp tác với nhà nước xã hội chủ nghĩa sản xuất kinh doanh trong trong một ngành hoặc một sản phẩm nhất định theo điều kiện và thời hạn do hợp đồng qui định. Sự hoạt động của thành phần kinh tế tư bản Nhà nước đặt dưới quyền giám sát trực tiếp của Nhà nước chuyên chính vô sản…Người ta xử dụng những hình thức khác nhau của tư bản nhà nước mà công tư hợp doanh là một dạng”.
      
- Tiến hành “Đổi mới” thế nào?
      Trong thời khoảng trước qua hai kế hoạch 5 năm (1976-1985)Việt cộng đã thất bại trong mục tiêu triệt tiêu mọi thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thay vào các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bằng chủ trương, chính sách và các biện pháp cải tạo triệt để tài chánh tiền tệ,công, thương, nông nghiệp…Thất bại nên phải “Đổi mới” về phương cách nhưng vẫn giữ vững mục tiêu “Đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
        Thực hiện “Đổi mới” qua hai kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986-1990) và thứ năm(1991-1995), trên lãnh vực công, thương nghiệp, Việt cộng cho các hình thức sản xuất kinh doanh, phân phối, dịch vụ tư nhân cá thể hay tập thể (công ty, tổ hợp, cá nhân..), bên cạnh hệ thống công tư hợp doanh và quốc doanh đóng vai trò chủ đạo.
        Trên lãnh vực nông nghiệp cũng thế, Việt cộng chấp nhận giao lại một phần ruộng đất cho nông dân canh tác trực canh cá thể hay tập thể, khoán sản phẩm hay nộp thuế nông nghiệp, tồn tại song song với các công, nông trường quốc doanh. Tuy nhiên Việt cộng chỉ cấp quyền xử dụng đất cho người nông dân, quyền sở hữu đất đai thì vẫn giữ thuộc “quyền sở hữu toàn dân” (tức thuộc nhà nước,tức thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, vì “Đảng ta”cũng là “nhà nước ta”, “ nhà nước ta  và Đảng ta”tuy hai là một, trong chế độ độc tài đảng trị Việt cộng).  
        Chiến thuật của “Đổi mới” là tạm thời Việt cộng “lùi một bước” (chấp nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế tư nhân cá thể phi xã hội chủ nghĩa trên lãnh công, nông, thương nghiệp và dịch vụ…) để sửa chữa sai lầm, rồi tiến hai bước theo hướng “ đi lên kinh tế xã hội chủ nghĩa” (với ý định dùng thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai chủ đạo ngày một lớn mạnh sẽ tiêu diệt, thay thế dần dần các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể, để sau cùng thiết lập được quan hệ sản xuất công, nông, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa…như tài liệu của Việt cộng dẫn chứng ở trên).
    - Hiệu quả ra sao?
      Trên thực tế, sau hai kế hoạch 5 năm “Đổi mới”(1986- 1995), mục tiêu sau cùng trên đã không đạt được vì các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể phi xã hội chủ nghĩa ngày một phát triển lớn mạnh, trong khi hệ thống kinh tế quốc doanh đóng vai chủ đạo thì ngày càng suy yếu, không chỉ là nguy cơ mà là một thực tế:các thành phần kinh tế tư nhân cá thể tư bản chủ nghĩa đã từng bước tiêu diệt các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể xã hội chủ nghĩa. Nhiều đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh công thương, nông nghiệp quốc doanh làm ăn hạch toán lỗ lã đã phải giải thể.
         Thật vậy, trên lãnh vực công thương nghiệp, dịch vụ cá thể tư nhân đã phát triển mạnh ở hầu hết các thành thị, thị trấn. Nhiều cơ sở tổ hợp, hợp tác xã công nghiệp và tiểu công nghiệp làm ăn tập thể, các cửa hàng thương nghiệp, dịch vụ quốc doanh bị giải thể, trong khi các cơ sở sản xuất kinh doanh do tư nhân làm ăn cá thể hay dưới hình thức công ty cổ phần, ngày một phát đạt. Những hoạt động công thương nghiệp dưới hình thức công tư hợp doanh như một nỗ lực trung chuyển lên hình thức quốc doanh đóng vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì èo ót đi đến tan vỡ.
       Trên lãnh vực nông nghiệp, Việt cộng dù đã bãi bỏ một số hình thức làm ăn tập thể như các tổ, đội sản xuất, giải thể một số hợp tác xã nông nghiệp, một số nông trường quốc doanh không có hiệu quả kinh tế;chỉ giữ lại các hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, bậc cao, các nông trường quốc doanh nào còn làm ăn có hiệu quả kinh tế , sẽ đóng vai chủ đạo phát triển nông nghiệp, với hy vọng sau một thời gian sẽ thay thế dần các hình thức canh tác cá thể để sau cùng sẽ thiết lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về nộng nghiệp.
        Thế nhưng, thực tế các hình thức canh tác nông nghiệp cá thể đã có hiệu quả kinh tế cao và ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi các hình thức canh tác tập thể, quốc doanh có hiệu quả còn được giữ lại không đủ sức cạnh tranh, ngày một suy thoái, rơi rụng dần và mất hẳn vai trò chủ đạo.
         Như vậy là chính sách “Đổi mới” kinh tế sau 10 nằm đã không sửa sai, không cải tạo được các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Hệ quả tất nhiên là đã không  thiết lập được quan hệ sản xuất, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Và như thế “Đổi mới” đã thất bại hoàn toàn vì các mục tiêu của  cuộc cách mạng quan hệ sản xuất là một trong 3 cuộc cách mạng của định thức đưa cả nước “Tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đã không thành đạt.
         Thất bại hoàn toàn, nhưng Việt cộng vẫn không chịu thừa nhận, tiếp tục thực hiện “Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” bằng chính sách “Mở cửa” giao tiếp với bên ngoài.

* Thực hiện chính sách “Mở cửa” (Từ 1996 đến nay)
   - Nguyên nhân và mục tiêu “Mở cửa”
     Thất bại trong  chủ trương, chính sách“Cải tạo và xây dựng cơ sở ban đầu của xã hội chủ nghĩa”“Đổi mới” cũng không cứu vãn được, Đại Hội VIII Cộng Đảng Việt Nam (1996) đã đưa ra nghị quyết thực hiện chính sách “Mở cửa” vẫn trong chủ trương, chính sách “Đổi mới kinh tế”, “không đổi mới chính trị”. Có khác chăng là việc thực hiện chủ trương, chính sách “đổi mới” trước đây diễn ra trong khung cảnh quốc nội, giao tiếp hạn hẹp với một số nước cùng chủng loại xã hội chủ nghĩa hay độc tài các kiểu; còn chủ trương ,chính sách “mở cửa” sau này cho đến nay, đã diễn ra trong khung cảnh mở rộng ra thế giới bên ngoài, giao tiếp với mọi nước dù khác chế độ chính trị, trong đó đa phần là các nước dân chủ tư bản chủ nghĩa.
- Thực hiện thế nào?
          Sở dĩ Việt cộng thực hiện được chủ trương, chính sách “Mở cửa” này là nhờ nước cựu thù “Đế Quốc Mỹ” thay đổi chính sách, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt cộng vào cuối năm 1995,không còn coi Việt cộng là “Đối phương” mà là một “Đối tác” làm ăn trên cơ sở “hai bên cùng có lợi”. Từ đó, mở ra cơ hội cho mỗi ngày một nhiều các nước tư bản chủ nghĩa trở thành đối tác làm ăn kinh tế với Việt cộng.
- Hiệu quả thế nào?
       Chính nhờ “Đế quốc Mỹ” cựu thù quay lại, từ “Đối phương” trong quá khứ thành “Đối tác” làm ăn trong hiện tại và tương lai, trên căn bản hai bên cùng có lợi,  đã giúp vực dậy công cuộc“Đổi mới” của Việt Cộng để có những bước phát triển “nhẩy vọt”, không phải “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa” bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”mà đã và đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa tư bản” ,vì con đường “Kinh tế thị trường” tất yếu phải “định hướng tư bản chủ nghĩa”. Và chính “kinh tế thị trường” đã tạo được những bước phát triển “nhẩy vọt” để Việt Nam có được bộ mặt phồn vinh như hôm nay (chứ không phải do con đường kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như Việt cộng ngụy biện).
        Trên thực tế, sau 10 năm “Đổi Mới” thất bại hoàn toàn, kể từ năm 1995, Việt cộng trong thâm tâm đã thực sự  từ bỏ mục tiêu “Xây dựng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.
        Tuy nhiên, bước vào thời kỳ “Mở cửa”, Việt cộng vẫn bám lấy mục tiêu này một cách giả tạo trên bình diện lý luận, ngụy biện bằng định thức  “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong khi thực tế “kinh tế thị trường đã và đang định hướng tư bản chủ nghĩa”.
         Tương tự như bề ngoài Việt cộng vẫn bám lấy bảng hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam”,dù thực chất đã là một “Đảng Tư Bản Đỏ” (đỏ vỏ xanh lòng) và danh xưng chế độ “Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” cũng chỉ là kiểu gian thươngTreo đầu dê bán thịt chó”. Thế nhưng Việt cộng vẫn tuyên truyền cho mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa; dù các đảng viên lớn bé đã thoái hóa biến chất hoàn toàn, không còn đảng viên nào còn có phẩm chất của một đảng viên CS chân chính (theo nghĩa rèn luyện nhân cách, có tinh thần hy sinh quên mình đấu tranh cho mục tiêu hiện thực lý tưởng cộng sản..), và không một đảng viên cộng sản nào còn niềm tin vào sự hiện thực lý tưởng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Thế nhưng, sở dĩ Việt cộng vẫn cố bám lấy những Cái vỏ “đảng Cộng sản” và “nhà nước XHCH” này như một chiêu bài là để che đậy một thực chất muốn dùng mô hình tổ chức,kinh nghiệm và kỹ thuật trấn áp của một đảng độc tôn, độc quyền thống trị (Cộng đảng Việt Nam) trong một chế độ độc tài toàn trị (Xã hội chủ nghĩa với nền chuyên chính vô sản).
        Thực tế ai cũng thấy Việt Nam đã chuyển hóa thành một “xã hội thực dụng tư bản chủ nghĩa”, với các quan hệ sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa chi phối mọi hoạt động kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Thành phần kinh tế quốc doanh đang thoi thóp, giải tư từng bước và đang chờ ngày được giải tư hoàn toàn để bị cáo chung.
         Đến đây một câu hỏi được nhiều người đặt ra:    
-Vì sao Việt cộng không theo gương Liên Xô, sau “Đổi mới” thất bại  chuyển đổi ngay qua dân chủ đa nguyên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mà tiếp tục “Đi lên xã hội chủ nghĩa” bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?

         Thật ra, Cộng Đảng Việt Nam thực hiện chính sách “Đổi mới” để “Sửa sai” chỉ là sự bắt chước theo gương Cộng đảng Liên Xô trước đó trong thời khoảng này cũng đang đi vào còn đường cải cách để cứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa sau gần 70 năm xây dựng (1917-1985).
       Người đứng đầu nhóm khởi xướng chương trình “cải tổ” (Glasnost)“Cởi mở”(Perestroika) là Tổng Bí Thư Cộng Đảng Liên Xô  Mikhail Gorbachev, lúc đó mới 56 tuổi đời, là một Tổng Bí Thư trẻ tuổi nhất, ít được nhân dân Liên Xô và thế giới bên ngoài biết đến nhất trong lịch sử lên ngôi của các Tổng Bí Thư Cộng Đảng Liên Xô. Thế nhưng, có lẽ nhờ tuổi đời ấy, Gorbarchev đã sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, nên đã dễ dàng nhìn thấy những khuyết tật của chặng đường đã qua của đất nước Liên Xô trên con đường  “Xây dựng xã hội chủ nghĩa”.Từ đó và nhờ đó, phải chăng Ông và các đồng chí cấp tiến trong đảng Cộng Sản Liên Xô mới mạnh dạn thực hiện quyết tâm đi theo con đường cải cách, với kết cuộc chính sách “cải tổ”“cởi mở” đều đã thất bại, vẫn không tạo ra được bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội, không cứu được Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (gọi tặt là Liên Xô) như ý định thực sự của ông Gorbachev và các đồng chí cấp tiến trong đảng CSLX, buộc lòng phải chuyển đổi một cách hòa bình qua chế độ Cộng Hòa Liên Bang Nga ngay nay. Một sự chuyển đổi có lợi cho các dân tộc từng bị cưỡng ép phải sống chung dưới mái nhà  “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô Viết” sau hơn 70 năm.
       (Trong báo cáo trước Hội Nghị Toàn Liên Bang Xô-Viết lần thứ 19 của đảng CSLX ngày 28-6-1988, nghĩa là sau gần 4 năm tiến hành công cuộc cải tổ(1988-1991), Ông Gorbachev đã khẳng định việc cải cách hệ thống chính trị là bảo đảm quan trọng nhất làm cho công cuộc cải tổ không thể đảo ngược. Và rằng thông qua cuộc cải tổ cách mạng sẽ tạo ra bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội. Ông nói: “…Vâng, chúng ta đang từ bỏ tất cả những gì đã làm biến dạng chủ nghĩa xã hội trong những năm 30 và những gì đã đưa đến trì trệ trong những năm 70. Nhưng chúng ta muốn có một chủ nghĩa xã hội đã được tẩy sạch khỏi những sai lạc của những thời kỳ trong quá khứ và đồng thời kế thừa tất cả những gì tốt đẹp nhất đã được tạo ra bằng tư duy sáng tạo của những nhà sáng lập ra học thuyết của chúng ta…”)
       Như vậy, có thể nói  Liên Xô đi vào con đường “Cải tổ” sau gần 70 năm nói là đã cải tạo xong và hoàn tất công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa về cơ cấu, nhưng chưa hoàn chỉnh, còn nhiều khuyết tật cần cải sửa. Nhưng sau gần 6 năm cải cách thất bại (1985-1991), Liên Xô đã nhanh chóng chuyển đổi toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế qua chế độ dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (từ 1991).
        Trong khi Việt cộng theo gương Liên Xô (từng xưng tụng là Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa của mình) làm “Đổi mới” sau 10 năm (1986-1996), đã thất bại hoàn toàn trong mục tiêu “cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa”, song vẫn không chuyển đổi như liên Xô. - Vì sao Việt cộng có sự lựa chọn khác Liên Xô,? Không lẽ “Trò Việt cộng” lại tài giỏi hơn “Thầy Liên Xô”?
         Theo nhận định của chúng tôi, Việt cộng dám làm khác Liên Xô, là vì có được những điều kiện chủ quan và khách quan khác Liên Xô để thoát  hiểm và tiếp tục tồn tại thêm thời gian, dù cũng biết rằng sự tử vong đã là một tất yếu, song cố bám víu được ngày nào tốt ngày ấy cho việc duy trì những ưu quyền đặc lợi cho một tập đoàn thống trị độc tôn và độc quyền là Cộng đảng Việt Nam.
        Học trò Việt cộng đã làm được việc này, chẳng phải tài giỏi gì hơn Thầy Liên Xô, mà nhờ có những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi khác Liên Xô sau đây:
-   Một là vì người cầm đầu phe “Cải tổ” ở Liên Xô là Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô Mikhail Gorbachev trẻ tuổi (56 tuổi đời) và có tinh thần cấp tiến mạnh bạo hơn nhiều so với người cầm đầu phe “Đổi mới” Việt cộng là Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh già nua (ngoài 70), đổi mới cầm chừng, nửa vời.
-   Hai là vì khi “Cải tổ” ở Liên Xô thất bại, phe cấp tiến trong đảng Cộng sản Liên Xô đã hình thành một lực lượng đối trọng mạnh hơn phe bảo thủ và được sự hậu thuẫn của các kuynh hướng chính trị ngoài đảng cộng sản đã liên kết được, nhất là được sự hậu thuẫn tán đồng của tuyệt đại đa số nhân dân Liên Xô thuộc nhiều dân tộc có chung số phận bị áp chế dưới chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài toàn trị Liên Xô trong hơn 70 năm(Đã đến biên độ tức nước vỡ bờ)
                 Tất cả đã tạo ra điều mà chính Vladimir Lenine người sáng lập Đảng Cộng sản Bolsevick Nga và chế độ Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết gọi là “Tình thế cách mạng chín mùi”. Tình thế mà giai cấp thống trị độc quyền là Cộng Đảng Liên Xô đã tạo ra mâu thuẫn đối kháng (một mất, một còn) với mọi giai cấp, với toàn xã hội, bị cô lập hoàn toàn và chính các lực lượng bảo vệ “Chuyên chính vô sản” (Công an, quân đội) cũng đứng về phía nhân dân, không còn ai dám bắn giết nhân dân để bảo vệ chế độ.(Hình ảnh nhân dân Liên Xô bao vây việt DUMA quốc hội Liên Xô, quân đội, xe tăng câm họng, chế độ Xô- Viết cáo chung năm 1991).
   - Ba là vì trong khi Việt Nam, vào thời điểm “Đổi mới” thất bại, về đối nội phe cấp tiến trong nội bộ Cộng đảng Việt Nam quá yếu ớt, một ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách cấp tiến tiêu biểu, muốn theo gương Liên Xô “Đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị” là bị triệt hạ ngay, dù trước đó đã có dấu hiệu sẽ thay thế Nguyễn Văn Linh trong chức vụ Tổng Bí Thứ Cộng Đảng Việt Nam. Các khuynh hướng chính trị ngoài đảng nhất là các tổ chức, đảng phái quốc gia chống cộng vẫn phân tán, không tập trung được lực lượng trong cũng như ngoài nước khả dĩ tạo được lực lượng đối trọng với Cộng đảng Việt Nam, để hậu thuẫn được gì cho phe cấp tiến. Quần chúng nhân dân thì bị liệt kháng do bị chế độ kềm kẹp, trấn áp nhiều năm, quá lắm cũng chỉ dám bầy tỏ quan điểm chính trị trong chốn riêng tư. Nghĩa là Việt cộng vẫn “Nắm vững được chuyên chính vô sản” dựa vào các công cụ bảo vệ chế độ là quân đội, công an cảnh sát.
   - Bốn là về đối ngoại, vào đúng thời điểm Việt cộng làm “Đổi Mới” thất bại, thì lại được cựu thù “Đế quốc Mỹ” đưa tay cứu vớt (Với ý đồ cải tạo Việt cộng thành công cụ chiến lược mới trong vùng), bằng hành động bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hê ngoại giao, giúp Việt cộng đi vào thời kỳ “Mở cửa” với thế giới bên ngoài.
        Vì sau đó, theo chân “đế quốc Mỹ”, các nước tư bản và các nhà tư bản nước ngoài, mở rộng và phát triển đầu tư trong các quan hệ làm ăn song phương cũng như đa phương với Việt cộng. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp Việt cộng chơi trò “Lá mặt lá trái”tiếp tục “Đổi mới kinh tế” bằng chính sách “Mở cửa” đón cựu thù “Đế quốc Mỹ” và các nước tư bản vào đầu tư, phát triển theo cái gọi là “Kinh tế thị trường (lá mặt), theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lá trái)”.
         Như vậy là mọi chủ trương, chính sách để thực hiện cuộc “Cách mạng quan hệ sản xuất” nhằm phá hủy “quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”, thiết lập “quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”, Việt cộng đã thất bại hoàn toàn. Vậy còn cuộc “Cách mạng khoa học kỹ thuật” Việt cộng đã thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao?

- Hai là Cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Mục tiêu là gì?
         Là thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển khoa học, kỹ thuật để theo kịp “Tầm cao thời đại”, để có được nhiều phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến vận dụng vào mục tiêu phục vụ cho mọi nhu cầu cuộc sống con người, phát triển toàn diện xã hội và đất nước; Nhất là thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ phục vụ cho cuộc “cách mạng quan hệ sản xuất”để không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động, để chứng tỏ “Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn, nên có năng xuất lao động cao hơn “Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
        Nhiệm vụ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã được Lê Duẩn Tổng bí thư của Cộng đảng Việt Nam trình bầy trong kỳ họp thứ nhất của quốc hội chung của cả nước (Tháng 6-1976):
   Biến nền sản xuất nhỏ dựa phần lớn trên lao động thủ công, phân tán,phân công lao động chưa phát triển,năng xuất, hiệu quả và chất lượng thấp thành một nền sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa,điện khí hóa, hóa học hóa, một nền sản xuất tập trung hóa, chuyên môn hóa,liên hiệp hóa và hợp tác hóa cao, tổ chức lại lao động theo qui mô lớn, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát huy và xử dụng hợp lý lao động và tài nguyên của đất nước…”.
        Như vậy rõ ràng là cách mạng khoa học kỹ thuật đã có một nhiệm vụ vô cùng to lớn. Đó là làm thay đổi tận gốc toàn bộ lực lượng sản xuất của xã hội, xây dựng cơ sở vật chất,kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.Chính vì vậy mà cuộc “Cách Mang Khoa Học Kỹ Thuật” mới được Cộng đảng Việt Nam coi là “Then chốt” trong định thức “Đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đọan phát triển tư bản chủ nghĩa”.Thế nhưng thực tế cuộc cách mạng này đã tiến hành ra sao, hiệu quả thế nào?
- Tiến hành ra sao?
         Mặc dầu “Cách mạng khoa học kỹ thuật” được coi là “Then chốt” song chỉ nặng về lý luận tuyên truyền có tính nguyên tắc,trên thực tế không được “Đảng” “Nhà nước chuyên chính vô sản” Việt cộng đầu tư tương xứng và thực hiện mạnh mẽ, qui mô, các chủ trương, chính sách và các biện pháp tiến hành không được tuyên truyền rộng rãi như cuộc “cách mạng quan hệ sản xuất”.
    Trên thực tế, về mặt tổ chức, Việt cộng cũng có thiết lập các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật các ngành (Viện Toán học, các Viện Khoa tự nhiên, khoa học xã hội…),định kỳ mở các cuộc hội thảo chuyên đề về khoa học kỹ thuật, cũng tỏ ra quan tâm phát hiện, bồi dưỡng,đào tạo các nhân tài có những phát kiến khoa học kỹ thuật trên mọi lãnh vực của đời sống xã hội…Thế nhưng….
-       Hiệu quả thế nào?
         Trong suốt 20 năm đầu của thời kỳ quá độ “Đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”(1975-1995) thực hiện chính sách “Cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội” (1975-1985) và chính sách “Đổi mới” (1985-1995) để sửa sai tiếp tục đưa đất nước “Đi lên chủ nghĩa xã hội”, người ta không thấy được thành quả đáng kể nào của cuộc “cách mạng khoa học kỹ thuật” giúp ích cho “Cách mạng quan hệ sản xuất” nói riêng, cho sự cải thiện,thăng tiến đời sống con người, xã hội và đất nước nói chung. Sự thất bại của “Cách mạng quan hệ sản xuất” và sự suy thoái tụt hậu toàn diện con người, xã hội và đất nướcViệt Nam đã cho thấy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đã thất bại hoàn toàn.
      Thất bại vì nhiều lý do, trong đó có yếu tố đối nội là khung cảnh chế độ chính trị  xã hội độc tài toàn trị, bị bao vây cô lập với thế giới văn minh, với nền giáo dục khép kín, nhồi nhét ý thức hệ cộng sản,một chiều, trái tự nhiên, phản khoa học, nên đã không phát huy được óc sáng tạo, sản sinh được các nhà khoa học với nhiều phát minh đột phá. Vì khép kín, nên với thế giới bên ngoài, do chính sách “Đóng cửa” và bị cô lập với thế giới các nước tư bản phát triển, có nhiều phát kiến khoa học kỹ thuật tân tiến và chỉ “mở cửa” với thế giới các nước “xã hội chủ nghĩa nghĩa” hầu hết chậm tiến, đóng khung, nên đã  “tụt hậu” về mặt khoa học kỹ thuật và đã không theo kịp “tầm cao thời đại của khoa học kỹ thuật tân tiến” là hệ quả tất nhiên.
      Tuy nhiên, công bằng mà nói, trong thời khoảng này, qua bộ máy tuyên truyền khoa trương của “Đảng và Nhà ” Việt cộng, người dân trong nước được biết một số sự kiện sau đây không biết có phải là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong định thức đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt cộng hay không?
    - Trên lãnh vực nghiên cứu không gian, Việt Nam đã được Liên Xô huấn luyện và đào tạo được một phi hành gia là phi công Nguyễn Tuân cho đi chung với các phi hành gia Liên Xô vào vũ trụ. Chuyến đi thành công. Thế nhưng Phi hành gia Nguyễn Tuân đi vào vũ trụ được có thể không phải là thành quả của “Cách mạng khoa học kỹ thuật” của Việt cộng mà là công huấn luyện đào tạo của Liên Xô, và thành tích cá nhân về khoa học trong chuyến đi vào không gian của phi hành gia Nguyễn Tuân ít ai được biết (dường như chỉ để nghiên cứu bèo hoa dâucủa sinh thái Việt Nam trong môi trường không gian ? nếu chúng tôi nhớ không lầm). Vì vậy thành quả này chỉ có giá trị nặng về tuyên tuyền truyền chính trị hơn là giá trị thành quả khoa học kỹ thuật nên đã được Viêt cộng khoa trương, học tập.
    - Trên lãnh vực toán học, hàng năm Việt Nam đều gửi học sinh giỏi toán đi thi toán quốc tế và đã có nhiều học sinh giật giải, đã được bộ máy tuyên truyền độc quyền nhà nước thổi phồng như môt thành tích của “Cách mạng khoa học kỹ thuật”?
    - Trên lãnh vực y khoa, một số bác sĩ có sáng kiến và đã thành trong phương pháp mỗ tim, ghép thận, gan và chỉnh hình, điển hình có Bác sĩ Tôn Thất Tùng với các trường hợp mổ tim thành công trong thời khoản này được đề cao.
    - Trên lãnh vực sản xuất công, nông nghiệp: Một số những phát kiến kỹ thuật  được tuyên truyền là đã giải quyết được những “sự cố kỹ thuật” hay “cải tiến được kỹ thuật”, nâng cao năng xuất trong các nhà máy, công, nông trường, được nhà nước phong danh hiệu “Anh hùng lao động”, cấp bằng sáng chế để góp thêm thành quả cho cuộc “Cách mạng khoa học kỹ thuật”? Thế nhưng thực tế đã có câu trả lời: năng xuất lao động không tăng, chất lượng sản phẩm kém, phương pháp canh tác nông nghiệp vẫn lạc hậu, vẫn con trâu đi trước, người cầy đi sau…(có khác đôi chút là nhiều nơi “Người” đã đươc “Trâu” kéo cầy thay người…và người nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, đã “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”mà năng xuất vẫn không tăng, cuộc sống vẫn khó khăn thiếu thốn),vẫn không cơ giới hóa được sản xuất nông nghiệp, không đưa được nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN,vẫn khôngáp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát huy và xử dụng hợp lý lao động và tài nguyên của đất nước…”như Tổng Bí thư Lê Duẩn của Cộng Đảng Việt Nam đã “báo cáo” có tính chỉ đạo trong kỳ họp thư nhất của quốc hội chung của cả nước như đã trích đoạn ở trên (1976).
        Tất cả những thành tích điển hình qua các lãnh vực trên liệu có thể coi là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật  hay chỉ là do tài năng, nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo cá nhân được guồng máy tuyên truyền Việt cộng thổi phồng, đánh bóng ?
        Thực tế phải đợi cho đến sau 16 năm thực hiện chính sách “Mở cửa” (1996-2012) những thành quả khoa học kỹ thuật của thế giới văn minh, chủ yếu là từ các nước tư bản (mà Việt cộng tuyên truyền là đang rẫy chết) chứ không phải từ Liên Xô và các nước XHCN anh em (mà thực tế đã chết gần hết) mới du nhập vào Việt Nam (chứ không phải do cuộc “Cách mạng khoa học kỹ thuật” của Việt cộng đem lại) đã làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội Việt Nam….như mọi người đã biết qua phim ảnh, báo chí hay thực tế có dịp về lại Việt Nam. Một thực tế “Phồn vinh” bên ngoài đã khiến một số “Việt kiều” sau khi từ Việt nam trở về đã thay đổi lập trường, ca ngợi thán phục như là kết quả của tài “kinh bang tế thế” của Việt cộng trong khung cảnh chế độ độc tài toàn trị kiểu Việt cộng, qua con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

-       Ba là cách mạng tư tưởng và văn hóa.
-       Mục tiêu là gì?
         Là thực hiện triệt để, mạnh mẽ những chủ trương, chính sách tuyên truyền, giáo dục, học tập nhằm “cải tạo tư tưởng và văn hóa” để chuyển hóa những con người Việt Nam trong xã hội cũ ( với lý luận là mang tính chất người áp bức bóc lột người,cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, độc ác, bất công…),và xây dựng những con người mới sinh ra trong chế độ mới, để tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa (không mang tính người áp bức bóc lột người, có phẩm chất và đạo đức xã hội chủ nghĩa (?), có tinh thần “mình vì mọi người” và “ mọi người vì mỗi người”, mọi người sống chung trong tình hữu ái…).
      Việt cộng lý luận rằng “Muốn có xã hội chủ nghĩa, phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa” với phẩm chất đại để là như thế…
    - Tiến hành thế nào?
         Để thành đạt mục tiêu của “Cách mạng tư tưởng và văn hóa” theo thời gian năm tháng sau ngày 30-4-1975, trong những vùng “mới giải phóng” ở Miền Nam , Việt cộng đã:
-       Mở nhiều chiến dịch quét sạch cái gọi là “tàn dư nọc độc của nền văn hóa đồi trụy Mỹ -Ngụy”. Các nơi, trong những ngày tháng năm đầu mới “Giải phóng”, Việt cộng chỉ đạo cho những đoàn thanh thiếu niên “Cờ Đỏ” (Tiền thân của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) đến từng nhà tịch thu “Những sách báo phản động, đồi trụy, sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mới” , chẳng cần biết sách đó là sách gì, nội dung ra sao. Nói là tịch thu đem thiêu hủy, song thực tế phần nhiều được cân ký bán ve chai làm bao bì đóng gói trên thi trường bát nháo lúc bấy giờ.
-       Thay thế “nền giáo dục Ngụy”: bằng nền “Giáo dục xã hội chủ nghĩa” ngay từ niên học đầu tiên sau “Giải phóng”(1975-1976), với chương trình giảng dậy và sách giáo khoa từng được giảng dậy ở Miền Bắc XHCN, có cải sửa đôi chút cho phù hợp với “Tình hình và nhiệm vụ mới” ở Miền Nam. Ban giám hiệu và các giáo viên cốt cán gốc Miền Bắc hay đi tập kết được điều vào làm công tác giáo dục bên cạnh số đông là các giáo viên (Trung học), giáo sư (Đại học) tại chỗ gốc “Dân ngụy” ở Miền Nam được học tập, bồi dưỡng qua các khóa học tập chính trị dài ngày thường tổ chức vào các kỳ nghỉ hè.
-       Mọi tầng lớp nhân dân ở mọi độ tuổi, vị trí, ngành nghề làm việc trong môi trường xã hội,các đoàn thể, các tổ dân phố… đều được tuyên truyền học tập về chủ nghĩa xã hội, về tư tưởng, đạo đức và nếp sống văn hóa mới trong nỗ lực hình thành một xã hội tốt đẹp: Xã hội xã hội chủ nghĩa!?!
-       Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, phim ảnh “Cách mạng” được Việt cộng phổ biến rộng rãi. Bút ký “15 năm ấy” (1975-1990) của Bs Nguyễn Khắc Viện, một “Việt kiều yêu nước” đã về giúp Việt cộng sau ngày 30-4-1975,sau này đã “Phản tỉnh” muộn màng. Bút ký này phát hành nhân kỷ niệm 15 năm “Giải phóng Miền Nam” đã viết:
         Đời sống văn hóa-tư tưởng ở các vùng mới giải phóng tất nhiên cũng trải qua những biến đổi căn bản…Những chương trình biểu diễn sân khấu và chiếu bóng hoàn toàn đổi khác: Những vở kịch sân khấu và những bộ phim cách mạng thay thế cho tất cả những gì đã tồn tại trước đó. Phải nhận rằng, trong thời gian đầu, công chúng ở các vùng giải phóng háo hức với những tác phẩm cách mạng và xã hội chủ nghĩa, qua đó họ tiếp cận với những thay đổi  xã hội và chính trị một cách dễ dàng hơn. đặc biệt trong giới trẻ.Nhưng rõ ràng những tác phẩm văn hóa-tư tưởng của chế độ mới dần dần không đáp ứng được công chúng cả về hình thức lẫn nội dung. Người ta đòi hỏi những tác phẩm phải giải đáp trúng những vấn đề phức tạp của cuộc sống đất nước và trên thế giới…”
-       Hiệu quả ra sao?
         Chẳng cần nói nhiều, nhìn vào thực tế thì ai cũng biết cuộc “cách mạng tư tưởng và văn hóa” cũng không có hiệu quả, đã thất bại. Vì sau hai thập niên tiến hành và cho đến nay vẫn không thành đạt được cái gọi là nền văn hóa mới với những “Con người mới xã hội chủ nghĩa” có phẩm chất đạo đức và nếp sống văn hóa mới theo lý luận của Việt cộng.
         Vì sau 20 năm thực hiện triệt để cách mạng tư tưởng và văn hóa của thời kỳ quá độ, đã không sản sinh được những con người mới xã hội, chuyển hóa từ lớp người cũ cũng như xây dựng từ những con người sinh ra trong lòng chế độ Việt cộng, thông qua tuyên truyền, giáo dục, đào tạo.
         Ngay cả những con người tự nhận là thành phần tiên tiến nhất của giai cấp vô sản (những đảng viên cộng sản), quy tụ thành “đội tiên phong của giai cấp vô sản(tức Cộng đảng Việt Nam) đóng vai trò lãnh đạo “cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa” để xây dựng “xã hội xã hội chủ nghĩa” trong đó có công việc xây dựng, đào tạo ra những “Con người mới xã hội chủ nghĩa”, thực tế hầu hết những con người tiên tiến nhất, giác ngộ nhất về chủ nghĩa xã hội này, là những cán bộ, đảng viên cộng sản, (ngay cả những hậu duệ là những đoàn viên thanh thiếu niên cộng sản), chính bản thân họ chưa phấn đấu đủ “Phẩm chất con người xã hội chủ nghĩa thì đã “biến chất” và bị xã hội thực tiễn lưu manh hóa ở mức độ “tiên tiến” hơn hẳn những người dân bình thường cùng bị chế độ lưu manh hóa.
       Thực tế là, ngày càng sản sinh nhiều, thật nhiều những con người không có căn bản đạo đức,tư tưởng và nếp sống văn hóa tốt đẹp. Bởi vì nền tảng là đạo đức,tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa cũ tốt đẹp đã bị cách mạng tư tưởng và văn hóa Việt cộng phá hủy, lại không được thay thế bằng một nền tảng đạo đức, nếp sống văn hóa nào tốt đẹp hơn.
       Sự thể này đã tạo ra một thực trạng nghịch lý là, sau nhiều năm tiến hành“Cách mạng tư tưởng và văn hóa”,Việt cộng đã không những không “cải tạo” được những “con người cũ ở xã hội tư bản” Miền Nam, thành những “con người mới XHCN”. Trái lại,nhưng con người cũ này và con cháu do họ giáo dục trên căn bản đạo đức và nếp sống văn hóa cũ tốt đẹp, vẫn tồn tại trong xã hội, đã là kim chỉ nam định hướng phục hồi tư tưởng đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc tốt đẹp, làm nền tảng bảo tồn trong hiện tại và thăng tiến xã hội Việt Nam trong tương lai hậu cộng sản.
       Thực tế chính Việt cộng dường như cũng đã thấy được điều này,tuy không giám công khai thừa nhận, nhưng đã có những biểu hiện điển hình qua những khẩu hiệu được dán trong các lớp học, có tính đề cao nền đạo đức cổ truyền (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, Tiên học lễ, hậu học văn, ơn cha, nghĩa mẹ công thầy…)  thay vì những khẩu hiệu tuyên truyền chính trị ( về chủ nghĩa cộng sản, về “ 5 Điều Bác Hồ dậy”, công ơn “Bác và Đảng”, về tinh thần quốc tế vô sản với “Tình yêu giai cấp” bên cạnh “Lòng căm thù giai cấp” …)như nhiều năm trước đây. 
        Thế nhưng dù có nhìn thấy vấn đề, Việt cộng  vẫn không dám công khai nhìn nhận sự thất bại của cuộc “Cách mạng tư tưởng và văn hóa” đã gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho dân tộc và đất nước, di hại lâu dài về mặt đạo đức cá nhân con người và nếp sống văn hóa trong xã hội.  Do đó, chắc chắn sự cải sửa để phục hồi và thăng tiến đời sống con người trong xã hội Việt nam cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiều thế hệ tương lai và phải là tương lai hậu cộng sản. Vì quá khứ sau nhiều thập niên Việt cộng thống trị đất nước, đã phá nát, phá đổ toàn diện đất nước, trong đó có diện tư tưởng và đạo đức chân chính của con người Việt Nam vốn có từ ngàn xưa. Và do đó, không thể cải sửa, phục hồi và thăng tiến con người và xã hội Việt Nam, ngày nào Việt cộng còn độc chiếm quyền thống trị nhân dân và đất nước.
         Vì làm mất nền tảng tư tưởng và đạo đức chân chính bao đời của dân tộc Việt, lại thất bại hoàn toàn trong việc thay thế cái gọi là  “tư tưởng và đạo đức, văn hóa xã hội chủ nghĩa”, nên sau 36 năm thống trị, Việt cộng đã tạo ra những con người Việt Nam mất căn bản đạo đức cá nhân, lai căng trong nếp sống đa văn hóa, tốt xấu hổ lốn, du nhập thiếu chọn lọc, hết từ  Nga, Tầu và các nước xã hội chủ nghĩa (1954-1975 trên nửa nước Miền Bắc,và từ 1975-1995 trên cả nước)  đến du nhập thêm từ các nước tư bản chủ nghĩa từ 1996 với chính sách “Mở cửa” cho đến nay.
        Nếu ai từng về thăm, sống một thời gian tại Việt Nam, hay chỉ cần xem các phim ảnh Việt Nam sau “Mở cửa” sẽ thấy rõ con người và xã hội Việt Nam ngày nay chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa đa chủng hổ lốn như thế nào, được thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, quan niệm sống, lối sống, khung cảnh sống.Qua đó, ai cũng có thể nhận ra ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ nét nhất hiện nay đối với con người và xã hội Việt Nam có lẽ là nền văn hóa Mỹ và các nước tư bản Phương Tây. Một cách cụ thể và đơn giản, chỉ cần nhìn vào các kiến trúc và trang trí nội thất của nhiều căn nhà tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn trên ba miền, người ta thấy không khác gì lối kiến trúc và trang trí tại Mỹ. Về cách ăn mặc kiểu Mỹ, ngôn từ quen thuộc “ dé,dé, dé…” (yeah! Yeah!Yeah) bẩy tỏ vui mừng kiểu Mỹ, hay O.K được nhiều người tại Việt Nam, nhất là giới trẻ dùng thay cho từ ngữ Việt Nam “Được chứ?” để kết thúc một câu hỏi.…
        Hệ quả tốt thì ít thấy, nhưng một trong những hậu quả xấu có thể thấy được trong xã hội Việt nam ngày càng sản sinh nhiều số lượng những con người bị chế độ lưu manh hóa, Thực tế, Việt cộng đã tạo ra những con người  phẩm chất  bị lưu mamh hóalối sống hai mặt: bộ mặt người và bộ mặt máy  (bộ mặt người lộ ra khi sống thực trong chốn riêng tư với chính mình, quá lắm mở rộng với gia đình, vợ con, những người thân tín…Và bộ mặt máy sống giả tạo với người khác, trong quan hệ giao tế ngoài xã hội, tất cả nói , lập luận giống nhau như người máy, sao cho phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng, luật pháp nhà nước…). Hệ quả là một lối sống phổ biến trong con người và xã hội Việt Nam ngày nay: sống vô đạo đức, lừa lọc nhau kiếm tiền để sống hay làm giầu bằng mọi cách, mọi giá dù bất nhân tàn ác, tùy theo vị thế xã hội, là quan quyền (cán bộ đảng viên CS…) hay dân giả, thuộc mọi giai tầng xã hội và ngành nghề kiếm sống, để có thủ đoạn tranh danh, đoạt lợi một cách phù hợp, hiệu quả…Đây chính là một nguồn gốc căn bản làm băng hoại toàn diện con người và xã hội Việt Nam và là một trong nhiều nguyên nhân gia tăng tội ác cả về số lượng lẫn tính chất tàn bạo của tội phạm hiện nay tại Việt Nam.

    Nói tóm lại: sau 39 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong cái gọi là “Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không thông qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa”, mặc dù Việt cộng luôn “Nắm vững được chuyên chính vô sản” những đã thất bại hoàn toàn cả ba cuộc cách mạng (Cách mạng quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học kỹ thuật, Cách mạng tư tưởng và văn hóa).
        - về “chuyên chính vô sản”, thực tế Việt cộng chỉ nắm vững được  trong 20 năm đầu (1975-1995) thực hiện triệt để chủ trương, chính sách “cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của xã hội chủ nghĩa”, và chủ trương chính sáchĐổi mới”,để cứu nguy chế độ; bước vào thời kỳ “Mở cửa” (từ sau 1995 đến nay), “chuyên chính vô sản” bị suy yếu dần, sức đề kháng của nhân dân được phục hồi, ngày càng có nhiều người dân đã dám có lời nói, hành động cá nhân cũng như tập thể,  chống lại chế độ, mạnh bạo đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, dân sinh và nhân quyền qua các cao trào dân oan khiếu kiện và các cuộc xuống đường đòi quyền lợi kinh tế, chống bất công xã hội và chống giặc Tầu xâm lược, bất chấp sự đàn áp, bỏ tù của nhà cầm quyền Việt cộng như mọi người đều biết.
      - Về “Cách mạng quan hệ sản xuất” Việt cộng đã thất bại vì sau 20 năm tiến hành (1975-1995) các chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm phá đổ quan hệ sản xuất cũ mà họ gọi là “quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa(Có tính áp bức, bóc lột) đã hình thành sau hơn 20 năm chiến tranh ở Miền Nam (1954-1975), nhưng đã không thiết lập được quan hệ sản xuất mới mà họ gọi là “quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”.(không có tính áp bức, bóc tột) .Quan hệ sản xuất hiên nay là “Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa” hình thành sau 16 năm “Mở cửa” dù Việt cộng vẫn khẳng định tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa bằng ngụy biện “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
      - Về “Cách mạng khoa học kỹ thuật” Việt cộng đã thất bại vì các mục tiêu của cuộc cách mạng được coi là “Then chốt” này cũng không đạt được. Nghĩa là sau 20 năm thực hiện, không có phát minh khoa học kỹ thuật nào đáng kể của cuộc “cách mạng khoa học kỹ thuật” giúp ích cho “Cách mạng quan hệ sản xuất” nói riêng (về cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động…), cho sự cải thiện,thăng tiến phục vụ đời sống con người, xã hội và đất nước nói chung. Sự “phồn vinh” bề ngoài về kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng mọi mặt đời sống con người và xã hội Việt Nam ngày nay phải hiểu là kết quả sau 16 năm thực hiện chính sách “Mở cửa” (1996-2012) do đã vận dụng những thành quả khoa học kỹ thuật của thế giới văn minh, chủ yếu là từ các nước tư bản, chứ không phải từ Liên Xô và các nước XHCN anh em và càng không phải do cuộc “Cách mạng khoa học kỹ thuật” của Việt cộng đem lại.
      - Về “Cách mạng tư tưởng và văn hóa” Việt cộng cũng đã thất bại vì không những không tạo được những “con người mới và nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa” mà còn phá nát “nền tảng đạo đức và văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc”, để lại những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, lâu dài trên con người và xã hội Việt Nam. Sự cải sửa để phục hồi và thăng tiến đời sống con người  và xã hội Việt nam mai hậu, chắc chắn cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiều thế hệ tương lai và phải là tương lai hậu cộng sản.

Thiện Ý
(Trích đoạn Tài liệu nghiên cứu lý luận “39 năm Việt cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội vì sự nghiệp cộng sản quốc tế, thành quả và triển vọng”)

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.