Một giả định thực tế:
NẾU VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, ĐA ĐẢNG, CHÍNH
TRƯỜNG SẼ CHUYỂN BIẾN RA SAO?
Thiện Ý.
Một giả định thực tế, nếu
Việt Nam chuyển đổi từ chế độ độc tài,
độc đảng, qua chế độ dân chủ, đa đảng, chính trường sẽ chuyển biến ra sao?
Bài viết này nhằm đưa
ra dự kiến về sự chuyển biến các khuynh hướng chính trị một khi Việt Nam đã
hình thành chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
Theo nhận định của
chúng tôi, một khi Việt Nam, cách nào đó, đã hình thành chế độ dân chủ pháp
trị, đa đảng, mọi cá nhân (chính trị gia)
và các phe phái chính trị ( các đảng phái
chính trị, các tổ chức đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam…) đều
phải chấp nhận và tuân thủ các nguyên
tắc sinh hoạt dân chủ và phương thức dân chủ để nắm quyền và cai trị đất nước
theo một bản Hiến Pháp dân chủ và hệ thống pháp luật dân chủ (dân chủ pháp trị). Nghĩa là các khuynh
hướng chính trị sẽ tìm cách nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do. Khuynh
hướng chính trị nào đưa ra được chủ trương, đường lối, chính sách cai trị khả
thi, có hiệu quả và có sức thuyết phục được đa số cử tri tín nhiệm sẽ chiếm đa
số trong các cơ quan dân cử từ trung ương (Quốc hội, chính phủ…) đến các địa
phương (Hội đồng dân cử, chính quyền dân cử…). Nghĩa là chính lá phiếu của cử
tri sẽ quyết định vị trí, vai trò của các khuynh hướng chính trị trong guồng
máy công quyền quốc gia, lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp.
Vậy thì, để thích dụng
với chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, hai khuynh hướng chính trị chủ yếu quốc
gia và cộng sản hiện nay sẽ chuyển biến ra sao?
I/- CHUYỂN BIỀN CỦA CÁC LỰC
LƯỢNG CHÍNH TRỊ VIỆT CỘNG VÀ VIỆT QUỐC.
A.- VIỆT CỘNG VỚI SỰ CHUYỂN
BIẾN NỘI BỘ ĐẢNG CSVN.
Theo nhận định của
chúng tôi thì, sau khi Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu sụp đổ, nội
bộ đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tồn tại 3 khuynh hướng bảo thủ, cấp tiến trung
dung và cấp tiến triệt để. Ba khuynh hướng này đã và sẽ chuyển biến trong chế
độ dân chủ đa đảng như sau:
1.- Khuynh hướng bảo thủ trong đảng CSVN bao lâu nay, bề ngoài tỏ
ra quyết tâm bảo vệ chế độ độc tài, đảng trị, nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa đến
cùng; cũng có nghĩa là bảo vệ quyền thống trị độc tôn, độc quyền cho đảng Cộng
sản Việt Nam trong chế độ độc tài đảng trị, để tiếp tục duy trì, bảo vệ các ưu
quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị là các cán bộ đảng viên cộng sản.
Nay trong giả định Việt Nam đã phải chuyển đổi qua chế độ
dân chủ pháp trị, đa đảng, thì khuynh hướng bảo thủ phải bị tiêu vong. Vì phải
chấp nhận rằng nhất nguyên XHCN không thể và không bao giờ còn cơ hội thực hiện
được nữa. Trong hoàn cảnh mới này, đảng CSVN sẽ phân hóa, khuynh
hướng bảo thủ có thể vẫn tiếp tục bám trụ, duy trì bảng hiệu đảng CSVN (Tương tự như sự tồn tại đảng Cộng sản Liên
Xô và các đảng cộng sản tại các nước Đông Âu hậu cộng sản), nhưng có lẽ khó
có cơ hội được nhân dân tín nhiệm cho trở lại nắm quyền trong chế độ dân chủ,
đa đảng.Tất nhiên, điều lệ, nội quy sinh hoạt của đảng CSVN phải điều chỉnh sao
cho thích dụng với chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Một số đảng viên bảo thủ khác của đảng CSVN có thể tách ra khỏi đảng, bước
qua khuynh hướng cấp tiến trung dung trong một chính đảng mới thành lập.
2.- Khuynh hướng Cấp tiến trung dung trong
đảng CSVN, vốn bao lâu nay ngầm chấp nhận chuyển đổi
qua dân chủ pháp trị, đa đảng và đã chủ động thực hiện một cách chủ động, theo
nhịp độ và tốc độ phù hợp với diễn biến
tình hình quốc nội và quốc tế (mềm nắn,
rắn buông) để kéo dài tuổi thọ thêm ngày nào tôt ngày ấy; bảo đảm được
quyền lợi và an toàn pháp lý, chính trị thực tiễn cho Đảng cầm quyền và cho các
đảng viên cộng sản.Nói đơn giản bình dân là “chuyển đổi câu giờ” và tìm cách “hạ cánh an toàn” vào thời điểm thích hợp chẳng đặng đừng, khi tình
thế bắt buộc không còn níu kéo thêm thời gian được nữa. Khuynh hướng cấp tiến
trung dung này luôn biểu tỏ bằng hành động thực tiễn, cho người ta ngầm hiểu
rằng họ cũng biết “chiều hướng mới không
thể đảo ngược”(thị trường tự do và
dân chủ hóa toàn cầu), phải
chuyển đổi, nhưng cần có thời gian để sự chuyển đổi diễn ra một cách hòa bình,êm
dịu, tránh xáo trộn, xung đột gây bất ổn chính trị, xã hội có hại cho Đất nước (thực ra là có hại cho chính tập đoàn thống
trị độc quyền CSVN).
Nêu trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp
trị, đa đảng, khuynh hướng cấp tiến trung dung có thể sẽ tách ra khỏi đảng
CSVN, thành lập một chính đảng mới nặng tính xã hội,tỷ như “Đảng Xã Hội Việt Nam” hay “Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam” chẳng
hạn. Đảng mới này chủ yếu qui tụ những cựu đảng viên CS có khuynh hướng cấp tiến
trung dung và từ khuynh hướng bảo thủ bước qua, cộng thêm những đảng viên cộng
sản phản tỉnh ly khai khỏi đảng trước đó và một số chính trị gia gốc Việt quốc,
tạo thành một thế lực chính trị mạnh, tạm gọi là trung tầm quyền lực chính trị
thứ nhất, gốc Việt cộng, có nhiều cơ hội được các cử tri tín nhiệm cho nắm quyền
thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do.
3.-Cấp tiến triệt để: Khuynh hướng này từng chủ trương cần hủy
bỏ càng nhanh càng tốt chế độ nhất nguyên xã hội chủ nghĩa chuyển đổi ngay qua
chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng theo gương Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Trước
đây khuynh hướng “Cấp tiến triệt để” đã từng bị hai khuynh hướng kia loại trừ ra
khỏi các cơ quan quyền lực đảng và nhà nước từ lâu, một thời gian ngắn sau khi
Liên Xô sụp đổ, với một Trần Xuân Bách, Ủy Viên Bộ Chính Trị, dự bị Tổng Bí
Thư đảng CSVN thay Nguyễn Văn Linh, song
đã bị triệt hạ vì đã muốn trở thành một Mikhail Gorbachev của Việt Nam, khi đưa
ra quá sớm chủ trương “Đổi mới kinh tế
song song với chuyển đổi chính trị” trái ngược với chủ trương “Chỉ đổi mới kinh tế không đổi mới chính
trị” của hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trung dung trong đảng CSVN.
Tuy không nắm được quyền lực, là thiểu số nhưng khuynh hướng cấp tiến triệt để bao lâu nay vẫn còn tồn tại dấu mặt trong và
ngoài Cộng Đảng Việt Nam
để chờ thời cơ đến.
Nay trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế
độ dân chủ đa đảng, chính là thời cơ cho
khuynh hướng cấp tiến triệt để trong đảng CSVN trước đây sống dậy, để có thể tự
lập hay liên kết với các cựu đảng viên CSVN có khuynh hướng cấp tiến trung dung
trước đây, hay một số những chính trị gia gốc Việt quốc, có chung lập trường,
quan điểm chính trị để cùng thành lập một chính đảng riêng hay chung. Tỷ như “Đảng Xã Hội Việt Nam” hay “ Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam”
chẳng hạn.
B.- VIỆT QUỐC VỚI SỰ CHUYỂN
BIẾN TRONG CÁC LỰC LƯỢNG CHÍNH QUỐC GIA.
Bây giờ nhận định về
các khuynh hướng bảo thủ, cấp tiến trung dung và cấp tiến triệt để của các lực
lượng chính trị Việt quốc, tương tự với các khuynh hướng trong đảng CSVN,để xem
3 khuynh hướng này sẽ chuyển biến ra sao,trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi
qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
1.- Khuynh hướng bảo thủ Việt
quốc, vốn chủ
trương bảo vệ chính nghĩa quốc gia đến cùng, không nhân nhượng, không đối
thoại, không hòa giải hòa hợp hay liên hiệp với Việt cộng, đấu tranh một mất, một
còn cho đến ngày toàn thắng, là tiêu diệt hoàn toàn đảng CSVN và chế độ độc
tài, toàn trị cộng sản, để sau đó thiết lập chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng
cho Việt Nam.
Thế nhưng, trong giả
định Việt Nam đã có chế độ dân chủ đa đảng, khuynh hướng bảo thủ Việt Quốc nay
không có thể chuyển biến theo hai cách,một là tẩy chay không tham gia vào chính
trường (vì không chấp nhận ngồi chung nghị trường với đảng CSVN), hai là chấp
nhận luật chơi dân chủ, tham gia chính trường bằng việc thành lập một chính
đảng dân chủ mang tính bảo thủ, tỷ như Đảng
Cộng Hòa Việt Nam chẳng hạn, để đấu tranh trên nghị trường với đảng CSVN
và với các chính đảng đối lập khác, tham
gia các cuộc tranh cử và bầu cử tự do để nắm chính quyền, thực hiện chủ trương,
chính sách cai trị của đảng mình.
2.- Khuynh hướng cấp tiến
trung dung trước đây từng chủ trương vừa đấu tranh chống cộng, đòi tự do dân
chủ, vừa kêu gọi Việt cộng hợp tác với mọi khuynh hướng chính trị thực hiện mục
tiêu dân chủ hóa và xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến giầu mạnh. Do
đó, chỉ cần người cộng sản Việt Nam “phản tỉnh”, có hành động thiện chí, khả
tín, thì sẵn sàng, đối thoại để hóa giải mọi mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc từ
qua khứ đến hiện tại, tiến tới hòa giải dân tộc thực sự.Khuynh hướng Việt Quốc
trung dung, coi đây là nỗ lực chung từ hai phía để thực hiện “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng
ý nghĩa chân chính của cụm từ này,vì lợi ích tối thượng của dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam.
Bây giờ trong giả định nếu Việt Nam
chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì đây là cơ hội thuận lợi để khuynh
hướng quốc gia dân tộc dân chủ cấp tiến trung dung thực hiện cương lĩnh chính
trị của mình. Nếu khuynh hướng này có sức thu hút không những hai khuynh hướng
bảo thủ và cấp tiến triệt để gốc Việt Quốc và trong chừng mực nào đó lôi kéo
được những người cộng sản “phản tỉnh” đã ly khai đảng CSVN,thì sẽ trở thành một
trung tâm quyền lực chính trị thứ hai (quốc gia, dân tộc, dân chủ gốc Việt quốc)
trên chính trường dân chủ, đa đảng tại Việt Nam, không mạnh hơn thì ít ra cũng
nghiêng ngửa với trung tâm quyền lực chính trị thứ nhất (xã hội dân chủ gốc Việt cộng).
Với thế lực này , trung tâm quyền lực thứ hai), sẽ có cơ hội đánh bại trung tâm quyền lực chính trị thứ nhất trên
chính trường; hay ít ra cũng tạo được
thế đối lập mạnh, có thể quân bình được cán cân quyền lực trong nền chính trị
dân chủ, đa đảng, hậu cộng sản tại Việt
Nam. Trung tâm quyền lực chính trị thứ hai này có thể hình thành một chính đảng
mới mang tính cấp tiến trung dung, chẳng hạn đảng Dân Chủ Việt Nam hay đảng
Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam hay đảng
Dân Chủ Tự Do Việt Nam, để đưa người ra tranh cử trong các cuộc bầu cử tự
do để nắm quyền.
3.-Khuynh
hướng cấp tiến triệt để trong quá khứ cho rằng thực tế tương quan lực lượng Quốc-Cộng
không có cách nào loại trừ được sự thống
trị độc quyền của đảng CSVN và chế độ độc tài toàn trị CS, ngoài con đường đối
thoại, hòa giải và hòa hợp dân tộc với đối phương Việt cộng bằng mọi cách và
mọi giá. Vì vậy khuynh hướng này luôn tỏ ra sẵn sàng đáp ứng chủ trương “Hòa giải và Hòa hợp dân tộc một chiều” của
Việt cộng. Trên thực tế, khuynh hướng cấp tiến triệt để này đôi khi đã có những
hành động nóng vội đáp ứng những lời kêu gọi mơ hồ của Việt cộng, rằng “hãy
xóa bỏ hận thù, quên quá khứ, hòa giải và hòa hợp dân tộc, cùng nhau hướng về
tương lai xây dựng và phát triển đất
nước” dù vẫn trong khung cảnh chế độc độc tài, độc đảng tại Việt Nam.Nghĩa
là Việt cộng không muốn hòa giải (giải quyết một cách hòa bình những mâu thuẫn
về lãnh đạo dân tộc với Việt quốc) mà chỉ muốn hòa hợp (vô điều kiện với Việt
cộng) để xây dựng và phát triển đất nước vẫn trong chế độ độc tài toàn trị CS.
Trong ba khuynh hướng
trên,từ lâu hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trung dung tuy bất đồng, nhưng
vẫn ở thế liên kết đấu tranh. Trong khi khuynh hướng cấp tiến triệt để thì bị chống
đối, cô lập, loại trừ, nền đành thúc thủ chờ cơ hội thực hiện chủ trương của
mình.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, cả ba khuynh hướng trên
đếu có chung lập trường quốc gia, dân tộc, dân chủ và mục tiêu đấu tranh chung:
dân chủ hóa và phát triển toàn diện đất nước, có khác chăng là phương cách
thành đạt mục tiêu chung này. Nhưng cũng chính sự khác biệt phương cách, đã
dẫn đến sự phân hóa nội bộ các lực lược quốc gia, dân tộc dân chủ, dẫn đến những xung đột triền miên, làm suy yếu nội lực
Việt quốc.
Bây giờ trong giả định,
nếu Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì đây là cơ hội
tốt nhất cho khuynh hướng cấp tiến triệt để Việt quốc thực hiện chính cương của
mình. Khuynh hướng chính trị này có thể tự lập hay liên kết với các khuynh
hướng chính trị khác thành lập một chính đảng (Đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ Việt Nam chẳng hạn), đưa
người tham gia các cuộc tranh cử và bầu cử tự do trong chế độ dân chủ đa đảng
hậu cộng sản.
II/- CHÍNH ĐẢNG NÀO CÓ CƠ HỘI
NẮM QUYỀN ĐẦU TIÊN TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, ĐA ĐẢNG TẠI VIỆT NAM?
Tuy nhiên, thế liên kết
trên đây, trên thực tế vẫn chỉ là một ước muốn của các lực lượng quốc gia, dân tộc dân chủ.
Vì thực tế trước
30-4-1975, mặc dầu các khuynh hướng chính trị trong chế độ dân chủ pháp trị
Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, đều đứng chung trên lập trường quốc gia,
dân tộc, dân chủ, cùng có mục tiêu chung là chống cộng vì lý tưởng tự do dân
chủ, cùng chiến đấu bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng,song thực tế đã
không liên kết được với nhau để cuối cùng mất Miền Nam vào tay Cộng sản Bắc
Việt. Sau đó, cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Đất nước kéo dài 40 năm
qua, liên kết các lực lược Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong một tổ chức thống
nhất từ trong nước ra hải ngoại để cùng đấu tranh theo một sách lược chung hữu
hiệu vẫn còn là một ước muốn của các chính đảng, các tổ chức đấu tranh và quần
chúng chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam.
Vậy thì, nếu ngay
lúc này, Việt cộng chấp nhận chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thực tế chắc chắn vẫn không chiều theo
ước muốn chung.Các khuynh hướng chính trị quốc gia dân tộc dân chủ có thể
vẫn sẽ không liên kết được hay nếu
liên kết được vẫn còn lỏng lẻo, chưa đủ thực lực để chiếm được đa số áp đảo
trong các cơ quan dân cử từ đia phương đến trung ương, so với đối thủ Việt cộng
(Đảng Cộng sản Việt Nam biến chất, biền thể).
Bởi vì, mặc dầu có
chung lập trường, mục tiêu và lý tưởng đấu tranh, song vì những khác biệt, bất đồng về quan điểm và
phương thức đấu tranh; nhất là vì lợi ích cá nhân, cục bộ, bè phái, các chính
đảng, doàn thể quần chúng đấu tranh phía Việt Quốc có thể vẫn sẽ giữ thế độc
lập và biệt lập khi đưa người ra tranh cử. Hệ quả ai cũng thấy được là phía các
lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ sẽ rơi vào tình trạng “lạm phát ứng cử viên”, phiếu cử tri ủng hộ bị phân tán mỏng. Trong
khi phía lực lượng xã hội dân chủ (Đảng
Cộng sản biến chất hay đảng xã hội dân chủ mới thành lập) vốn có ưu thế đã có
kinh nghiệm cầm quyền trong một thời gian lâu dài, lại là một đảng có tính kỷ
luật cao, có kinh nghiệm đấu tranh, tuyên truyền lôi kéo quần chúng, nhất là vì
lợi ích sống còn của một tập thể đảng viên đông đảo, họ sẽ có chiến lược và
chiến thuật tranh cử thích hợp, hữu
hiệu, với số ứng cử viên tương xứng trong các đơn vị bầu cử để có đa số phiếu
bầu thắng cử vào các cơ quan dân cử các cấp, các ngành lập pháp cũng như hành
pháp.
Như vậy, vì không liên
kết hay liên kết lỏng lẻo, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các ứng viên thuộc các
lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ dễ bị đánh bại trong các đơn vị bầu cử các
cấp. Liên kết chiều rộng là qui tụ được hầu hết các lực lượng Quốc gia Dân tộc
Dân chủ trong một chiến lược tranh cử chung, vẫn giữ độc lập về tổ chức song
không biệt lập trong các hoạt động tranh cử. Liên kết chiều sâu là thống nhất trong
một bộ tham mưu chỉ đạo thực hiện chiến thuật tranh cử, phân công, phân nhiệm
thực hiện mục tiêu và lý tưởng chung (Đấu
tranh chính trị, tranh thủ nhân tâm, đấu tranh nghị trường để bảo vệ quan điểm
chính trị, thuyết phục được quần chúng cử tri…).
Vì thiếu liên kết chiều rộng, nên mạnh đảng
phái, tổ chức chính trị, tôn giáo nào cũng đưa người ra tranh cử và cá nhân
mạnh ai nấy ra ứng cử, phiếu bầu bị phân tán và ứng viên sẽ thất cử. Nếu thiếu
liên kết chiều sâu, sẽ không tạo được sự tin tưởng lẫn nhau,không tranh thủ và
tập hợp được quần chúng ủng hộ khuynh hướng chính trị của mình. Các lực lượng
Quốc gia Dân tộc Dân chủ sẽ mất cơ hội nắm quyền thông qua lá phiếu cử tri bằng
phương thức dân chủ.
Theo nhận định của
chúng tôi, trong khung cảnh chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng tại Việt Nam trong
tương lại, cách tốt nhất, hiệu quả nhất và có lợi nhất cho đất nước là các
khuynh hướng chính trị trong quá khứ, xuất thân từ Việt quốc cũng như Việt
cộng, cần nỗ lực kết hợp thành hai đảng (Lưỡng đảng) như Dân Chủ và Cộng Hòa
của Hoa Kỳ chẳng hạn; hay ba chính đảng lớn(Tam đảng) tỷ như: Đảng Xã Hội (mang tính bảo thủ khuynh tả, qui tụ các đảng viên CS và các chính trị
gia có khuynh hướng xã hội) – Đảng
Dân Chủ Xã Hội (mang tính trung dung,
qui tụ các cựu đảng viên CS phản tỉnh, ly khai và các chính trị gia có khuynh
hướng dân chủ, xã hội) – Đảng Cộng Hòa ( mang tính bảo thủ khuynh hữu, qui tụ các chính trị gia có khuynh hướng
dân chủ, cộng hòa…).
III/- KẾT LUẬN.
Nói tóm lại, nền dân chủ pháp trị,đa đảng sớm muộn cũng sẽ phải
hình thành tại Việt Nam.
Bây giờ là một giả định, tương lai sẽ là một hiện thực.
Với hiện trạng các
lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong và ngoài nước hiện nay, nếu giả định
ngay bây giờ Việt Nam chuyển đổi qua chế
độ dân chủ đa đảng khuynh hướng xã hội dân chủ (cộng sản phản tỉnh) vẫn có nhiều cơ hội chiếm đa số trong các cơ
quan dân cử lập pháp cũng như hành pháp,
từ trung ương đến các địa phương và vẫn sẽ là lực lượng lãnh đạo guồng máy công
quyền quốc gia trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Tất nhiên, dù đảng nào
muốn nắm quyền lãnh đạo đất nước đều phải thông qua nguyên tắc dân chủ (ứng cử
và bầu cử tự do) và phải cai trị đất nước trong khuôn khổ bản Hiến Pháp và hệ
thống pháp luật của chế độ dân chủ pháp
trị, đa đảng tại Việt Nam
Thiện Ý
Houston,
ngày 18 Tháng 9 Năm 2015
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.