Bạn đọc làm báo
40 năm nhìn lại: Bối cảnh lịch sử đưa tới nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại VN
29.04.2015
Một cách tổng
quát: Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến trường
kỳ của các thế hệ quốc dân Việt Nam yêu nước nhằm đánh đổ chế độ thuộc địa,
giành độc lập, tự chủ cho dân tộc đã là bối cảnh đưa đến cuộc nội chiến ý thức
hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, kéo dài nhiều thập niên (1954-1975) đến nay vẫn chưa
chấm dứt. Ai cũng biết, cuộc nội chiến ý thức hệ này đã làm phân hóa dân tộc,
gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho đất nước và di hại lâu dài cho dân tộc
Việt Nam
như thế nào.
I.- Từ ý
thức hệ quốc gia chủ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vào giữa thế kỷ
18, Châu Âu kỹ nghệ hóa cần nhiều nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu phát triển chính quốc, các đế quốc đã thi nhau tiến hành
các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa. Đế quốc Anh sau khi củng cố
quyền thống trị tại Ấn Độ, đã thôn tính Úc Châu, Tân Tây Lan, chuẩn bị thực
hiện ý đồ xâm lược Trung Quốc qua cuộc Chiến Tranh Nha Phiến. Trong khi đó,
thực dân Pháp đã chiếm Algerie và đang đi tìm căn cứ trên bờ biển Trung Quốc,
làm bàn đạp thôn tính các nước trong khu vực.
Ngày 31-8-1858,
chiến hạm Pháp đã bắn phá cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, để sau đó từng bước thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, bành
trướng qua Lào và Kampuchia. Tất nhiên, không phải là dễ dàng khi thực hiện quá
trình xâm lược này (1858-1884). Trên thực tế, thực dân Pháp đã phải đương đầu
với các cuộc kháng chiến liên tục và đều khắp đất nước của mọi tầng lớp nhân
dân Việt Nam.
Trong những ngày
đầu, lịch sử Việt Nam ghi nhận có các cuộc nổi dậy của nhân dân Nam Bộ dưới sự
lãnh đạo của Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân và nhiều sĩ phu yêu nước Miền
Nam. Tiếp đến là các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành độp dưới
ngọn cờ “Cần Vương, Văn Thân”, nối tiếp nhau trong nhiều thập niên cuối thế kỷ
XIX. Hầu hết các nhà lãnh đạo các phong trào này đều xuất thân trong hàng ngũ
quan lại của chế độ quân chủ Việt Nam như Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng,
Hoàng Hoa Thám, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật…Vì thế ý thức hệ quốc gia chủ đạo
kháng chiến giai đọan này là ý thức hệ thần quyền Thiên mệnh của Khổng giáo. Theo
đó từ người lãnh đạo đến quần chúng tham gia kháng chiến có chung lý tưởng hy
sinh đánh đuổi thực dân Pháp giành lại ngai vàng cho Vua, cho hoàng tộc để tái
lập quyền cai trị độc lập tự chủ của người Việt Nam. Bởi vì hệ tư tưởng quân chủ
chuyên chế Khổng Mạnh, du nhập từ Trung Quốc, dựa trên thuyết thần quyền Thiên
mệnh: Vua là Thiên tử,được Trời trao ban quyền cai trị muôn dân, là chủ đất
nước, là biểu tượng quốc gia. Đạo quân thần đã đưa đến hệ quả là lòng “Trung
quân, ái quốc”, là trung thành, hy sinh sống chết bảo vệ ngai vàng cho Vua tức
là yêu nước vậy…
Bước qua đầu thế
kỷ XX, trào lưu tư tưởng dân chủ Tây phương đã thẩm nhập vào Việt Nam và
trở thành ý thức hệ thứ hai chủ đạo kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân
tộc. Những tác phẩm nổi tiếng như “L’Esprit Des Lois”, “Contrat Social” của
Montesquieu và J.J Rousseau cũng như những tư tưởng tự do, công bình, bác ái,
nhân quyền, và các quyền dân chủ, dân sinh khởi đi từ cuộc Cách Mạng Pháp 1789
đã ảnh hưởng đến chiều hướng đấu tranh của các nhà ái quốc Việt Nam. Thêm vào
đó là trào lưu tư tưởng của các nhà dân chủ Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, cùng với một nước Nhật canh tân tiến đến tự cường và trở thành một
cường quốc Á Châu cũng đã là những tấm gương sáng có sức thu hút mạnh mẽ giới
sĩ phu yêu nước Việt Nam.
Từ đầu thế kỷ XX,
lịch sử Việt Nam
bắt đầu ghi nhận tư tưởng chủ đạo kháng chiến chống Pháp đi từ trung dung “Nửa
quân chủ, nửa dân chủ” đến “dân chủ hoàn toàn”.
Phong trào Đông Du
(1906-1908) của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) của Phan Chu Trinh
và Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu… là những phong trào kháng chiến
theo chiều hướng trung dung. Theo chiều hướng này, cuộc kháng chiến giành độc
lập diễn ra dưới nhiều hình thức, đặt nặng vấn đề giáo dục quần chúng, nâng cao
dân trí, cổ vũ lòng yêu nước, chuẩn bị về lâu về dài cho các cuộc khởi nghĩa vũ
trang sau này khi đủ thế lực và thời cơ thuận lợi.
Chủ trương của
trào lưu kháng chiến này là, sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, sẽ thiết lập
một chế độ quân chủ lập hiến kiểu Nhật Bản và một số quốc gia khác trong vùng
như Thái Lan, Mã Lai… Ước mơ của các nhà lãnh đạo kháng chiến lúc bấy giờ là
giành được độc lập rồi, vẫn giữ lại ngai vàng cho Vua để trọn đạo “quân thần”,
đồng thời cũng muốn bảo vệ quyền dân chủ cho nhân dân bằng một bản hiến pháp
thành văn. Đây là một chủ trương nhằm dung hòa quyền lợi giữa giai cấp thống
trị và nhân dân bị trị, giúp cho các nhà lãnh đạo xuất thân từ “cửa Khổng, sân
Trình” cảm thấy an tâm trọn đạo thánh hiền. Nhưng rồi ước mơ này cũng đã không
thực hiện được. Các phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng trung dung cũng đã
lần lượt bị thất bại, nhường chỗ cho một khuynh hướng tích cực hơn xuất hiện
trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo theo Tây học.
Điển hình cho
khuynh hướng này có Nguyễn Thái Học và các đồng chí của Ông, đã hình thành một
chính đảng kiểu Tây phương đầu tiên: Việt Nam Quốc Dân Đảng (1923-1924).Do
chịu ảnh hưởng trực tiếp về tư tưởng và tổ chức của Quốc Dân Đảng Trung Hoa.
Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương đấu tranh bằng bạo lực quân sự kết hợp với
sức mạnh nổi dậy của quần chúng để giành độc lập dân tộc. Sau đó thiết lập chế
độ dân chủ theo mô hình “Tam dân chủ nghĩa” của Tôn Văn và vận dụng nguyên tắc
phân quyền của hệ dân chủ Tây phương, để dân chủ, dân quyền được tôn trọng, dân
sinh được ấm no, hạnh phúc.
Với lòng yêu nước
nồng nàn, bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, năm 1930 lãnh tụ Nguyễn Thái học và Việt
Nam Quốc Dân Đảng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa võ trang cướp chính quyền ở Yên
Bái. Cuộc khởi nghĩa này đã không thành công, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí
của Ông đã hiên ngang bước lên đoạn đầu đài nhận lãnh cái chết anh hùng cho “Tổ
quốc quyết sinh”. Mục tiêu và ước mơ tối hậu của các nhà ái quốcViệt Nam
tuy chưa thành công, nhưng “đã thành nhân” như lời khẳng định trước đó của lãnh
tụ Nguyễn Thái Học.
II.- Đến ý
thức hệ cộng sản chủ đạo kháng chiến chống Pháp
Sau khi cuộc khởi
nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại, thực dân Pháp đã thực hiện
các cuộc ruồng bắt và đàn áp dã man các nhà ái quốc việt Nam. Từ đây khuynh hướng đấu tranh
giành độc lập theo hệ tư tưởng quân chủ Đông phương và hệ tư tưởng dân chủ Tây
phương như tạm thời lắng dịu. Một khuynh hướng đấu tranh chống thực dân Pháp
theo hệ tư tưởng Marxism-Leninnism, tức ý thức hệ cộng sản xuất hiện. Khuynh
hướng này có mục tiêu tối hậu khác với mục tiêu tối hậu của khuynh hướng chống
thực dân Pháp trước đó, gọi chung là ý thức hệ quốc gia. (Quân chủ và dân
chủ).
Nghĩa là, nếu
khuynh hướng theo ý thức hệ quốc gia có mục tiêu tối hậu của cuộc kháng chiến
chống pháp là giành độc lập dân tộc, để sau đó thiết lập một chế độ quân chủ
hay quân chủ lập hiến hoặc một chế độc dân chủ đại nghị, thì khuynh hướng theo ý
thức hệ cộng sản chỉ coi “giành độc lập” là mục tiêu giai đoạn. Mục
tiêu tối hậu của khuynh hướng ý thức hệ cộng sản là đưa đất nước và dân tộc
Việt Nam vào hệ thống cộng sản quốc tế để thực hiện chủ nghĩa cộng sản, tiến
tới một “Thế giới đại đồng”, không còn biên giới quốc gia, vì sự nghiệp của
cộng sản quốc tế (cộng sản hóa toàn cầu).
Lãnh tụ của cuộc
kháng chiến chống Pháp theo hệ tư tưởng cộng sản là Nguyễn Tất Thành, tức
Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh.
Theo tài liệu
tuyên truyền của Việt cộng, thì Hồ Chí Minh khởi đầu là người theo chủ nghĩa
yêu nước mang ý thức hệ quốc gia trước khi trở thành môn đồ của chủ nghĩa cộng
sản. Xuất thân từ một nền giáo dục nửa Nho học, nửa Tây học, biết đọc biết
viết, không học vị. Năm 1911 Hồ Chí Minh đã ra khỏi nước, bôn ba nhiều năm ở
hải ngoại, nơi các nước đế quốc tư bản cũng như thuộc địa để tìm đường cứu
nước… Sau cùng Hồ Chí Minh đã “tìm ra được con đường cứu nước”; rằng
“Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con
đường Cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minhđã vui mừng đến phát khóc và hét to
một mình như thế trong nhà trọ ở Paris Pháp quốc, sau khi đọc được tác phẩm
kinh điển nổi tiếng của Vladimir Lenin Luận Cương Chính Trị Tháng Tư.
Nội dung tác phẩm này viết về vấn đề thuộc địa và các dân tộc bị áp bức. Ông Hồ
như được giác ngộ bởi lý tưởng cộng sản và đã gia nhập đảng Cộng Sản Pháp
(1920), qua Liên Xô, được giáo dục, đào tạo để trở thành môn đồ trung thành và
cuồng tín của chủ nghĩa c ộng sản.Từ đó ông liên lạc, tuyên truyền, huấn luyện,
tuyển chọn, móc nối được một số đồng chí, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Hongkong (3-2-1930).
Theo chính cương
và sách lược đấu tranh của Cộng đảng Việt Nam được thông qua trong đại hội
thành lập đảng thì có hai mục tiêu đấu tranh trường kỳ: Đánh đuổi thực dân Pháp
để giải quyết mâu thuẫn dân tộc (với thực dân Pháp) và cộng sản hóa
Việt Nam để giải quyết mâu thuẫn giai cấp ( giữa giai cấp công nhân với tư
bản, nông dân với địa chủ, giai cấp thống trị với bị trị…).Để đánh đuổi
thực dân Pháp, đảng CS Việt Nam sẽ tiến hành cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ
Nhân dân. Để cộng sản hóa Việt Nam,
đảng CS Việt Nam
sẽ tiến hành “cách mạng Xã hội chủ nghĩa”. Lực lượng chủ yếu để tiến hành các
cuộc cách mạng trước sau này, theo lý luận là giai cấp công nhân liên minh với
giai cấp nông dân và nhân dân lao động nghèo, dưới sự lãnh đạo độc tôn của Cộng
đảng Việt Nam.
Phương thức đấu tranh chủ yếu là “bạo lực cách mạng” (bao gồm bạo lực quân
sự kết hợp với bạo lực chính trị), được thực hiện dưới nhiều hình thức: bí
mật, công khai, hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp, bằng mọi thủ đoạn cần
thiết, dù tàn bạo, để thành đạt mục tiêu theo phương châm “Cứu cánh biện minh
cho hành động”.
Trên thực tế, từ
ngày thành lập đảg CS Việt Nam, dù có lúc thay tên đổi họ (Đảng Cộng Sản
Đông Dương, Đảng Lao Động Việt Nam), thậm chí có lúc do tình hình thực tế
đòi hỏi phải tuyên bố tự giải tán, nhưng qua cuộc kháng chiến chống Pháp
(1930-1954),cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) và qua 40 năm thống trị trên
cả nước, Việt cộng đã thực hiện khá sát chính cương và sách lược trên đây của
họ. Thực hiện như thế nào, thành công hay thất bại, thì chính thực tế đã có câu
trả lời chân xác cho mọi người, Việt quốc cũng như Việt cộng.
Các bài viết
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tags: Hà
Nội,Việt Nam,mỹ,chiến
tranh,miền nam,việt nam cộng hòa,ý thức hệ,quốc cộng,cuộc chiến tranh việt nam
Thiện Ý
Thiện
Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa
Việt Nam ở Houston.
Ý kiến
bởi:
Viêt Cuốc từ: Saigon
29.04.2015
23:01
Ý
Thức Hệ ?! Cho đến giờ này mà còn mơ ngủ chăng?! Có cái thực sự gọi là chiến
tranh ý thức hệ chăng ?! Cứ hỏi Người Đức, Người Ba Lan, Người Nga thì biết !!!
Cứ nhìn kỹ bản thân của Mao, của Hồ thì biết!! Có cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội
chăng? Cứ nhìn kỹ những kẻ nằm trên vĩa hè, những người nằm thoi thóp nơi hành
lang bệnh viện thì biết!! Hoặc đơn giãn hơn nữa, cứ nhìn mặt đương kim Thủ
Tướng thì biết ngay!!!
bởi:
Không ghi tên
29.04.2015
22:43
Đây
mới chính là nhận định trung thực và khách quan lịch sử vn hiện đại. Không hẳn
các phong trào trước có đường lối sai lầm nên thất bại, nhưng chính là súng đạn
đã làm nên tất cả.
Hồ được thời và thế. Được thời là vì phong trào của ông nổ ra khi cs Trung quốc thắng thế ở lục địa, là hậu phương to lớn và vững chắc. Được thế là nhờ các phong trào trước đó ươm mầm và nuôi dưỡng y chí độc lập, bác nhà ta chỉ cần giờ cao cn yêu nước là được nhập cỗ ngay.
Nhưng công cuộc giành độc lập của vn không được may mắn như cách mạng Tân hợi của Trung quốc vì mất thế và thời. Không được thế là vì nước ta nhỏ hơn Tàu, lại bị thực dân đô hộ 80 năm đã xây dựng được guồng máy thân Pháp mạnh mẽ; trong khi Tây phương chỉ khống chế Tàu chứ chưa trực tiếp đô hộ họ, nước lớn dĩ nhiên là khó bị uy hiếp hơn. Không được thời vì Tân hợi nổ ra vào 1911, Âu châu đang trong khủng hoảng với Đức và các đồng minh, Anh Pháp không thể phiêu lưu nơi Á châu xa xôi cho các mục đích quân sự to lớn và tốn kém, chỉ vài năm sau là nổ ra thế chiến; cách mạng tháng 8 1945 xảy ra khi Pháp và đồng minh đã thắng trận, mẫu quốc điêu tàn cần tài nguyên và thị trường của thuộc địa.
Do tham lam và những thay đổi bất ngờ của lịch sử(Tàu cs hóa năm 1949), người Pháp đã tổn thất nặng nề, nhưng trên hết nước việt mới chịu cảnh lầm than đến tận hôm nay. Gia tài ông cha ta để lại nào phải vậy.
Hồ được thời và thế. Được thời là vì phong trào của ông nổ ra khi cs Trung quốc thắng thế ở lục địa, là hậu phương to lớn và vững chắc. Được thế là nhờ các phong trào trước đó ươm mầm và nuôi dưỡng y chí độc lập, bác nhà ta chỉ cần giờ cao cn yêu nước là được nhập cỗ ngay.
Nhưng công cuộc giành độc lập của vn không được may mắn như cách mạng Tân hợi của Trung quốc vì mất thế và thời. Không được thế là vì nước ta nhỏ hơn Tàu, lại bị thực dân đô hộ 80 năm đã xây dựng được guồng máy thân Pháp mạnh mẽ; trong khi Tây phương chỉ khống chế Tàu chứ chưa trực tiếp đô hộ họ, nước lớn dĩ nhiên là khó bị uy hiếp hơn. Không được thời vì Tân hợi nổ ra vào 1911, Âu châu đang trong khủng hoảng với Đức và các đồng minh, Anh Pháp không thể phiêu lưu nơi Á châu xa xôi cho các mục đích quân sự to lớn và tốn kém, chỉ vài năm sau là nổ ra thế chiến; cách mạng tháng 8 1945 xảy ra khi Pháp và đồng minh đã thắng trận, mẫu quốc điêu tàn cần tài nguyên và thị trường của thuộc địa.
Do tham lam và những thay đổi bất ngờ của lịch sử(Tàu cs hóa năm 1949), người Pháp đã tổn thất nặng nề, nhưng trên hết nước việt mới chịu cảnh lầm than đến tận hôm nay. Gia tài ông cha ta để lại nào phải vậy.
bởi:
Chu Mot
29.04.2015
20:38
Tác
giả quên hay "cố tình bỏ qua" Phong-Trào-Đông-Du của Phan Bội
Châu và Phong-Trào-Duy-Tân của Phan Chu Trinh khởi xướng? Hai phong trào
này rất quan trọng trong ý thức đấu tranh của dân ta trước khi nói
tới 'ý thức hệ cs' .
Chính tên tội đồ HCM mù quáng mang nó về VN mà đất nước ta phải chịu cảnh nội chiến,"cốt nhục tương tàn", đưa đến hệ quả bi đát hôm nay ! Nếu hắn có tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ và chủ quyền của đất nước ắt nước ta đã bước sang trang sử mới hủng mạnh, tiến bộ hơn hôm nay gấp vạn lần Tội ác của HCM là vô cùng tận,vì hắn tiêu diệt hết những ai có tư tưởng quốc gia, hủy hoại tiềm năng dân tộc để dễ bề "bị Hán hoá" như ngày nay !
Chính tên tội đồ HCM mù quáng mang nó về VN mà đất nước ta phải chịu cảnh nội chiến,"cốt nhục tương tàn", đưa đến hệ quả bi đát hôm nay ! Nếu hắn có tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ và chủ quyền của đất nước ắt nước ta đã bước sang trang sử mới hủng mạnh, tiến bộ hơn hôm nay gấp vạn lần Tội ác của HCM là vô cùng tận,vì hắn tiêu diệt hết những ai có tư tưởng quốc gia, hủy hoại tiềm năng dân tộc để dễ bề "bị Hán hoá" như ngày nay !
Trả
lời
bởi:
Đình Lâm từ: USA
30.04.2015
01:23
Tác
giả có thể quên hay nhớ thì điều đó không là mối quan tâm, vì lịch sử khi viết
lên là nnó đã ghi rỏ và đã lưu truyền qua các thế hệ nến có thể thiếu đi khi
mình nói qua để dẫn chứng cho bài viết hôm nay ..Do đâu và từ đâu để đưa đến
chiến tranh hay phong trào Ý thức hệ mà thôi ..
Người mang chủ trương Cọng sản vào Việt Nam cũng chưa hẳn có thể bành trướng nổi khi người dân Miền Nam cực lực chống đối, các cuộc di cư từ Miền Bắc để chạy trốn chế độ hà khắc và kềm kẹp của Cong sản đã mỡ tầm nhìn to lớn đến chế độ này vào năm 1954 .,
Các cuộc đấu tranh bài trừ chế độ cọng sản của toàn dân Việt Nam coi như gần đủ để triệt hạ chế độ này không có cơ hội để bành trướng dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hoà, nhưng không ngờ cái cơ may của cọng sản Việt Nam có lại được cái cơ hội khác vùng lên như con hổ khi kiệt sức gần chết được năng lưc. sống lại đó là ngày Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hoà bị lật đổ ..Không có ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì thử hỏi sự cô lập của Cọng Sản ở miền Bắc có bành trướng nổi không ?và cũng đâu có những phong trào nổi dậy gọi là nhân dân vùng lên hay Mặt trận Giải phóng Miền Nam để nối ta cho Cong sản Miền Bắc, cái nhìn thấy mà chúng ta không cần dẫn giãi hay tìm đọc lịch sử để thấy là nhìn vào Việt Nam ngày nay có cái gì lưu lại của Mặt trân giải phóng Miền Nam sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 không ?
Người mang chủ trương Cọng sản vào Việt Nam cũng chưa hẳn có thể bành trướng nổi khi người dân Miền Nam cực lực chống đối, các cuộc di cư từ Miền Bắc để chạy trốn chế độ hà khắc và kềm kẹp của Cong sản đã mỡ tầm nhìn to lớn đến chế độ này vào năm 1954 .,
Các cuộc đấu tranh bài trừ chế độ cọng sản của toàn dân Việt Nam coi như gần đủ để triệt hạ chế độ này không có cơ hội để bành trướng dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hoà, nhưng không ngờ cái cơ may của cọng sản Việt Nam có lại được cái cơ hội khác vùng lên như con hổ khi kiệt sức gần chết được năng lưc. sống lại đó là ngày Đệ Nhất Việt Nam Cọng Hoà bị lật đổ ..Không có ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì thử hỏi sự cô lập của Cọng Sản ở miền Bắc có bành trướng nổi không ?và cũng đâu có những phong trào nổi dậy gọi là nhân dân vùng lên hay Mặt trận Giải phóng Miền Nam để nối ta cho Cong sản Miền Bắc, cái nhìn thấy mà chúng ta không cần dẫn giãi hay tìm đọc lịch sử để thấy là nhìn vào Việt Nam ngày nay có cái gì lưu lại của Mặt trân giải phóng Miền Nam sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 không ?
bởi:
Không ghi tên
29.04.2015
19:09
Cuộc
nội chiến giữa Việt Nam Cọng Hòa và Việt Cọng...đã giúp cho một số lãnh đạo
Đảng phái thân cận hơn với các thế lực bên ngoài. Một bên là hổ trợ của Hoa kỳ,
một bên thân Nga và TQ . Chiến thắng mùa Xuân 1975 - 30/4 Đảng cộng sản VN có
thế lực mạnh mẽ hơn . TQ quyết tâm đưa csvn vào thế trói buột. Là một nước chư
hầu triều cống. Hoàng Sa và Trường Sa vào tay TQ . Hành động lấn chiếm này
khiến cho dân tộc VN bị tổn thương...nhưng Đảng csvn chợt tỉnh và cay đắng
" thua bên ngoài đó chính là chủ nghĩa Mao trạch Đông TQ . Đảng cọng sản
Việt nam tuy thắng được nội chiến bên trong nhưng không thắng được chủ nghĩa
cộng sản bên ngoài....đó là TQ !
bởi:
Người Việt từ: VN
29.04.2015
14:34
Đồng
ý với bài viết của Thiện Ý, với nhãn quan, góc nhìn của một Luật sư thì cách
viết của ông là logic, phản ánh đúng vấn đề, đúng vai trò của ông Hồ Chí Minh
và phe Bắc Việt đã làm nên lịch sử VN hôm nay. Nó trái ngược với một bộ phận
người Việt bỏ nước ra đi, họ phủ nhận sạch trơn, bôi nhọ Hồ Chí Minh ( một
người VN được cả thế giới tôn vinh là Anh hùng Giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới).
Dù sao, Hồ Chí Minh - Nguyễn Tất Thành vẫn là con người nếu có sai lầm cũng là điều dễ hiểu nhưng những cống hiến của ông cho dân tộc Việt Nam phải được ghi nhận. Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp 5 châu chỉ để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, trong giai đoạn đó thì không có con đường nào khả dĩ cả ( bài học của các tiền nhân đã rõ nhứ Thiện Ý đã viết), cái mà HCM - Nguyễn Tất Thành làm được là đã biết đoàn kết các phe phái để thống nhất thành một mặt trận chung với mục tiêu độc lập cho VN. HCM đã biết dùng sức mạnh nhân dân và sự trợ giúp của Cộng sản quốc tế để giải quyết bài toán khó của nước VN khi đó ( cho dù HCM theo đuổi chủ thuyết dân tộc chứ không phải chủ thuyết cộng sản).
Sau thắng lợi của VN mà tất thẩy các nước thuộc địa đã cùng nhau vùng lên giành độc lập ( cũng chính vì có một VN đã làm lên chiến tích đó mà các Đế quốc thế giới mới có sự thay đổi căn bản và phải xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ để xây dựng một thực dân kiểu mới).
Tôi cho rằng, các chính sách của VC sau năm 1975 cũng có phần sai lầm đã không phát huy được hết mạnh của cả dân tộc, họ đã quá say sưa với chiến thắng, họ nghĩ chỉ cần có thống nhất là có thể làm được tất cả... Dù sao, hiện nay họ đã đang sửa chữa từng phần, từng ngày.
Hiện nay, cái khó là hai bên bỏ qua cho nhau, rất khó với những quan điểm trái ngược hay sự chống đối đến cùng... suy cho cùng thì người thiệt thòi vẫn là bên thua cuộc, họ phải tha hương (cho dù có thành đạt), cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn và nếu không có hòa giải nào thì nó vẫn trôi qua để lại quá khứ phía sau.
Nhớ lại lịch sử Nhà Lý của VN khi bị nhà Trần tiêu diệt, một bộ phận tướng lĩnh nhà lý đã chạy sang Triều tiên (bây giờ là Hàn quốc) họ đã cùng với Triều Tiên chiến đấu bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng của người TQ và được nước sở tại ghi công... Bây giờ, sau nhiều thế kỷ gia tộc họ Lý vẫn về quê hương ( Bắc Ninh) để thăm cố quốc, không biết các thế hệ họ Lý ở Hàn Quốc có còn hận chút nào không?
Dù sao, Hồ Chí Minh - Nguyễn Tất Thành vẫn là con người nếu có sai lầm cũng là điều dễ hiểu nhưng những cống hiến của ông cho dân tộc Việt Nam phải được ghi nhận. Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp 5 châu chỉ để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, trong giai đoạn đó thì không có con đường nào khả dĩ cả ( bài học của các tiền nhân đã rõ nhứ Thiện Ý đã viết), cái mà HCM - Nguyễn Tất Thành làm được là đã biết đoàn kết các phe phái để thống nhất thành một mặt trận chung với mục tiêu độc lập cho VN. HCM đã biết dùng sức mạnh nhân dân và sự trợ giúp của Cộng sản quốc tế để giải quyết bài toán khó của nước VN khi đó ( cho dù HCM theo đuổi chủ thuyết dân tộc chứ không phải chủ thuyết cộng sản).
Sau thắng lợi của VN mà tất thẩy các nước thuộc địa đã cùng nhau vùng lên giành độc lập ( cũng chính vì có một VN đã làm lên chiến tích đó mà các Đế quốc thế giới mới có sự thay đổi căn bản và phải xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ để xây dựng một thực dân kiểu mới).
Tôi cho rằng, các chính sách của VC sau năm 1975 cũng có phần sai lầm đã không phát huy được hết mạnh của cả dân tộc, họ đã quá say sưa với chiến thắng, họ nghĩ chỉ cần có thống nhất là có thể làm được tất cả... Dù sao, hiện nay họ đã đang sửa chữa từng phần, từng ngày.
Hiện nay, cái khó là hai bên bỏ qua cho nhau, rất khó với những quan điểm trái ngược hay sự chống đối đến cùng... suy cho cùng thì người thiệt thòi vẫn là bên thua cuộc, họ phải tha hương (cho dù có thành đạt), cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn và nếu không có hòa giải nào thì nó vẫn trôi qua để lại quá khứ phía sau.
Nhớ lại lịch sử Nhà Lý của VN khi bị nhà Trần tiêu diệt, một bộ phận tướng lĩnh nhà lý đã chạy sang Triều tiên (bây giờ là Hàn quốc) họ đã cùng với Triều Tiên chiến đấu bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng của người TQ và được nước sở tại ghi công... Bây giờ, sau nhiều thế kỷ gia tộc họ Lý vẫn về quê hương ( Bắc Ninh) để thăm cố quốc, không biết các thế hệ họ Lý ở Hàn Quốc có còn hận chút nào không?
bởi:
Không ghi tên
29.04.2015
08:36
Hồ
Chí Minh và bè lũ CSVN quyết tâm thôn tính quê hương mình làm thuộc địa cho
Cộng Sản Quốc Tế của Liên Xô. Ấy thế mà chúng giảo hoạt bảo là giải phóng dân
tộc, giải phóng miền Nam.
bởi:
nguyendinhthuy từ: VN
29.04.2015
08:33
đây
là bài tóm tắt lịch sừ Việt Nam
chính xác mà các học sinh từ lớp NĂM-đệ TỨ ( một-chín ) đều được học rất CHÍNH
XÁC >>>
Trả
lời
bởi:
Lê văn Tám từ: cháu
"bác" hồ
30.04.2015
02:28
và
môn "lịch sử" ở VN năm rồi chỉ có duy nhất một thí sinh, mọt giám thị
coi thi! Tại sao?
Sài Gòn mắc kẹt trong lễ Độc lập
Không
khí Sài Gòn nhộn nhịp và gấp gáp hơn. Ngoài đường cờ xanh cờ đỏ tung bay trong
tiếng còi cảnh sát, an ninh trật tự hú hét
Nhân ngày 30/4: Những món nợ không sao trả nổi
Nếu
nói đến những món nợ của Đảng CSVN với nhân dân Việt Nam trong 70 năm qua thì thật sự
không sao kể hết
Chiến tranh Việt Nam có thực sự cần thiết?
Liên
quan đến biến cố 30/4, có một câu nói của một quan sát viên quốc tế mà tôi rất
tâm đắc: 'Không ai chiến thắng cả. Tất cả đều là nạn nhân'
Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa
Trống
kèn ầm ỹ, pháo hoa khắp nơi, duyệt binh hoành tráng chỉ còn là màn khói mỏng
che đậy những sai lầm
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.