40 năm nhìn lại:
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
KẾT THÚC MANG Ý NGHĨA GÌ?
Thiện Ý
Ai cũng biết là cuộc chiến tranh Việt Nam
kéo dài trên 20 năm (1954-1975) và đã kết thúc tính đến 30 tháng tư năm nay là
đúng 39 năm (1975-2014). Như vậy là thấm thóat thời gian hòa bình trên đất nứơc
ta đã gấp đôi cuộc chiến.
Dân tộc Việt Nam đã được gì, mất gì trong
những thời khỏang chiến tranh và hòa bình ấy, hẳn ai cũng có thể nhẩm tính
được.Ðã có biết bao sự kiện biến đổi thăng trầm trên quê huơng đất nứơc và dân
tộc Việt Nam trong hòa bình. Chiều hướng biến đổi chung là các bên thù địch
tham chiến hôm qua, hôm nay đều như có nỗ lực đẩy lùi quá khứ, muốn mau chóng
quên đi chiến tranh, hận thù để cùng hướng đến một tương lai tươi sáng và tốt
đẹp cho dân tộc.
Các bên cựu thù là người Việt Nam, từng
được ngọai bang xử dụng như những công cụ chiến lược một thời, nay đa số
như đồng ý là cần “hòa giải và hòa hợp dân tộc”theo đúng ý nghĩa của cụm từ này. Vấn đề bất đồng chỉ
còn là phương thức thực hiện “hòa giải và hòa hợp dân tộc” thế nào cho hợp
tình hợp lý, để các bên có thể chấp nhận được, hầu sớm đi đến thống nhất được
tòan lực quốc gia để cùng hướng về tương lai tươi sáng cho dân tộc.
Các
bên cựu thù ngọai bang, thì nay đều tỏ ra có thực tâm muốn tạo điều kiện
thuận lợi cho các bên cựu thù bản xứ xích lại gần nhau và sẵn sàng giúp Việt
Nam xây dựng dân chủ, phát triển đất nứơc đến phú cường. (Vì yêu cầu của một thế chiến lược quốc tế mới và vì quyền lợi thiết
thân của chính họ).
Thành ra, càng ngày người ta có vẻ dễ
dàng đồng ý được với nhau về ý nghĩa lịch sử của chiến tranh Việt Nam và
sự kết thúc của cuộc chiến này. Một ý nghĩa trung thực phù hợp với tính khách
quan của lịch sử.
Chúng ta hãy nhận định về ba “ý nghĩa lịch sử” do bên “Thắng cuộc”
(Việt cộng) đưa ra sau ngày 30-4-1975 kết thúc chiến tranh, để thấy được sự
chuyển biến nhận thức của các bên tham chiến theo thời gian, những người Việt
Nam cộng sản (Việt cộng) cũng như những người Việt Nam không cộng sản (Việt
quốc).
I/- Có phải đó là “Cuộc Chiến
Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo Vệ Tổ Quốc Tiêu Biểu và
Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa” không?
Cần
phân định rạch ròi cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp cho đến năm 1954,
hòan tòan khác với cuộc chiến tranh Quốc–Cộng tại Việt Nam từ năm 1954 đến 1975
về mục tiêu và ý nghĩa.
Mọi người có thể đồng ý với những người
Việt Nam
cộng sản về ý ngghĩa của cuộc chiến tranh trước, đúng thực là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc
và Bảo Vệ Tổ Quốc Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa”. Vì cuộc
chiến này đã kết thúc gần một trăm năm nô lệ thực dân Pháp, sau một
quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Còn cuộc chiến tranh sau, đến lúc này thì ai cũng phải hiểu đó là “Cuộc chiến tranh lợi dụng lòng yêu nước,
khát vọng độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam, xô đẩy dân tộc vào
vòng cương tỏa của ngoại bang”.
Nói cách khác, một cuộc chiến mà các
bên Bắc và Nam Việt Nam đã bị xử dụng như những công cụ thực hiện chiến lược
quốc tế trong vùng của các cường quốc đế quốc cộng sản và tư bản. Nghĩa là một
cuộc chiến tranh ý thức hệ do các cường quốc đế quốc chủ mưu và thủ lợi, đã xử
dụng hai công cụ bản xứ để thực hiện cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, biến
đất nước ta thành bãi chiến trường, nhân dân ta là đối tượng tiêu thụ vũ khí và
thử nghiệm các phương tiện giết người hiện đại.
II/- Có phải đó là “Bản Anh
Hùng Ca Vĩ Ðại Nhất Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước của Dân
Tộc không?
Không.
Phải
khẳng định là không. Vì đây là hệ quả tất nhiên của ý nghĩa thứ nhất. Bởi
một khi người ta đã đồng ý được với nhau rằng cuộc chiến tranh vừa qua không phải là “Cuộc
Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc. . .” thì tất nhiên việc tiến hành và kết thúc cuộc hiến
tranh ấy không thể là “Bản Anh Hùng Ca Vĩ
Ðại Nhất Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước của Dân Tộc”. Vả
chăng chỉ có thể coi cuộc chiến tranh này thực tế đã diễn ra và kết thúc như
thế, chỉ là “Bản anh hùng ca vĩ đại nhất
của các cá nhân và tập đòan làm tay sai cho ngọai bang trong lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”.
III/- Cuộc chiến tranh Việt
Nam kết thúc như thế có phải là “Thắng Lợi Của Phe Xã Hội Chủ Nghĩa “
đối với “Phe Tư Bản Chủ Nghĩa” hay không?
Không.
Lại vẫn phải khẳng định là không. Trước
đây có thể là hầu hết những người Việt Nam cộng sản không đồng ý với sự khẳng định này. Nhưng ngày nay, dù
muốn dù không, đa số người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản phải thừa
nhận sự thật này: Vì nhu cầu thay đổi
thế chiến lược quốc tế mới,các cường quốc đế quốc mới chủ động đưa cuộc hiến
tranh Việt Nam đi đến kết thúc vào ngày 30-4-1975; và do đó, chiến tranh Việt
Nam kết thúc như thế không thể coi là thắng lợi của phe này (Việt cộng) đối với phe kia (Việt
quốc).
Thật vậy, ngay khi cuộc chiến tranh Việt Nam
kết thúc, đã có một số không ít người Việt nam cộng sản có trình độ nhận thức
lưu ý đến sự kết thúc chiến tranh không
được bình thường. Trong thâm tâm những người Việt Nam Cộng sản này đã có
những suy nghĩ cùng chiều với một số đông những người Việt Nam quốc gia có tâm hồn lạc quan và
tầm nhìn chiến lược. Suy nghĩ rằng: Nếu
việc kết thúc chiến tranh Việt Nam quả là một thắng lợi của “phe xã hội chủ nghĩa” thì tình hình Việt Nam phải
biến chuyển khác hơn thực tế kể từ sau ngày 30-4-1975.
Thực tế hợp luận lý (logic) phải là phe
xã hội chủ nghĩa , cụ thể là các cường quốc cộng sản hàng đầu như Liên Xô,
Trung Quốc, phải tìm mọi cách và dồn mọi nỗ lực chi viện tối đa cho chế độ cộng
sản Việt Nam vượt qua những khó khăn hậu chiến, tạo điều kiện cho Việt Nam phát
triển đến cường thịnh. Ðể làm gì? – Ðể phát huy thắng lợi Việt Nam nhằm lôi
kéo, mời chào các nước nghèo đói, chậm tiến trong vùng, rằng hãy noi gương Việt
Nam, lao vào
“một cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc. . .”để
đạt mục tiêu lật đổ các chính quyền tư sản, xóa bỏ “các chế độ người bóc lột người” để thay thế bằng các chế độ “Xã hội chủ nghĩa”;
Rằng hãy theo gương Việt Nam, để trong “Chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng” sẽ
được trợ giúp tối đa vũ khí, lương thực để đánh thắng các chính quyền “phản
động”; và sau chiến tranh cũng sẽ được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội
chủ nghĩa anh em khác viện trợ ồ ạt, vô điều kiện trong “tinh thần quốc tế vô sản”, để cùng nhau thực hiện
cuộc cách mạng vô sản trên tòan thế giới, xây dựng “một xã hội xã hội chủ nghĩa” tại
mỗi nước, tiến tới xã hội viên mãn tòan cầu “Thiên đường Cộng sản” trong viễn
tưởng!
Thế
nhưng thực tế trên đã không xẩy ra mà chỉ thấy các hiện tượng trái chiều.
Người ta thấy Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác,
dường như chờ đợi một cái gì đó khác hơn. Tất cả như chỉ đứng nhìn và để mặc
cho Cộng sản Việt Nam
loay hoay tự giải quyết các khó khăn mọi mặt, khó khăn cũ cũng như khó khăn hậu
chiến mới đẻ ra. Riêng Trung Quốc không chỉ đứng nhìn mà còn tạo thêm khó khăn
cho chế độ Hà Nội bằng hành động cụ thể: Đòi nợ khẩn cấp, hậu thuẫn Khmer Đỏ
khiêu chiến để CSVN kéo quân đánh chiếm và sa lầy ở Kampuchia, lấy cớ đánh phá
các tỉnh Phía Bắc Việt Nam giáp ranh Trung Quốc gọi là để “Dậy cho Việt Nam một
bài học”…
Nay thì thực tế ngày càng cho thêm dữ
kiện đầy đủ để mọi người Việt Nam, Việt cộng cũng như Việt quốc có thể đi đến thống nhất nhận định, rằng cuộc
chiến tranh Việt Nam thực chất chỉ là cuộc
chiến tranh ý thức hệ (cộng sản chủ nghĩa và
tư bản chủ nghĩa) do các cường quốc đế quốc
phát động và tiến hành trên đất nước Việt Nam, thông qua các cá nhân, tập đòan
bản xứ làm công cụ tri tình (Việt
cộng) hay ngay
tình bị xử dụng như công cụ (Việt quốc), xô đẩy nhân dân Việt nam vào một cuộc
chiến tranh cốt nhục tương tàn; Rằng hậu quả bi thảm của cuộc chiến tranh này
đât nước và dân tộc Việt Nam phải gánh chịu, sau khi ý đồ chiến lược trong vùng
của các cường quốc đế quốc đã đạt được thông qua cuộc chiến.
Và vì vậy, cuộc chiến tranh Việt nam kết
thúc như thế, không phải là thắng lợi của phe này (Việt cộng) đối với phe kia
(Việt quốc), mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực mà thôi.
Việt quốc cũng như Việt cộng đều chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến do ngoại
bang và vì quyền lợi của ngoại bang mà thôi./.
Thiện Ý
(Viết theo Tài liệu nghiên
cứu lý luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới ,ấn bản lần đầu 1995,
tái bản năm 2005, Phần III, Chương II,
Từ trang 137-147)
Xin vào:
luatkhoavietnam.com, mục “Diễn Đàn”, tiểu mục “Tác giả & Tác phẩm” để đọc “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”
của Thiện Ý, khởi thảo từ trong nước (1976-1977), ấn hành lần đầu 1995 và tái
bản năm 2005 tại Hoa Kỳ. Vào tiểu mục
“Phỏng vấn & Hội luận” để nghe
Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý về tác phẩm này.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.