Một giả định thực tế:
NẾU VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦPHÁP TRỊ, ĐIỀU GÌ
SẼ XẨY RA?
Thiện Ý.
Thực ra phải đặt vấn
đề như thế này mới đúng: Nếu đảng và nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận
kết thúc quá trình chuyển đổi qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, thì điều
gì sẽ xẩy ra? - Vì sao?
Là vì quá trình này đã
khởi sự từ lâu, chẳng qua đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (Việt cộng) bao lâu nay đã cố
gắng diên trì để có thêm thời gian thủ lợi độc quyền thêm ngày nào tốt ngày ấy.
Thế nhưng, giờ đây đã đến lúc Việt cộng không
thể duy trì thêm nữa, phải bước vào giai đoạn cuối kết thúc quá trình chuyển
đổi để tự cứu.
Trong bài “Việt Nam đã và đang
đi về đâu” chúng tôi đã nhận định và dự
kiến của quá trình chuyển đổi này sẽ thể hiện qua 3 thời kỳ: Thử nghiệm dân chủ
(1995 – 2005). Thực tập dân chủ (2005 – 2015) – và hình thành chế độ Dân Chủ Ða
Nguyên (từ sau năm 2015).
Trong bài “Việt
Nam cần chuyển đổi qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”, chúng tôi đã đưa ra
phương cách chuyển đổi hòa bình, khả thi, từ chế độ độc tài đảng trị nhất
nguyên xã hội chủ nghĩa qua chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, là Việt cộng tự nguyện,
tự giác, đơn phương, chủ động khởi sự thực hiện một tiến trình chuyển đổi, để
hình thành chế độ dân chủ pháp trị ở cuối quá trình, sau một thời gian thích
hợp.(Xin đọc lại cả hai bài trên đã được Đài VOA cho đang tải trên diễn đàn
này)
Nay chúng tôi thử đưa
ra một giả định thực tế, nếu ngay bây giờ Việt cộng chấp nhận chuyển đổi qua
chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, điều gì sẽ xẩy ra?
Bài viết này lần lượt trình bầy:
-
Những
điều sẽ xẩy ra, nếu Việt cộng chấp nhận chuyển đổi chế độ chính trị.
-
Những
điều kiện cần và đủ để giả định thành hiện thực.
-
Chuyển
biến các khuynh hướng chính trị trong đa nguyên đa đảng
I/- NHỮNG ĐIỀU SẼ XẨY RA, NẾU
VIỆT CỘNG CHẤP NHẬN CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐÕ DÂN CHỦ NHẤT NGUYÊN DÂN TỘC.
Xin lưu ý trong bài
này, chúng tôi chỉ dùng cụm từ “chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”, tránh dùng
cụm từ “chế độ dân chủ đa nguyên” vì Việt cộng dị ứng với cụm từ này.
Vậy nếu Việt cộng chấp
nhận chuyển đổi hay chính xác hơn là đã đến lúc tình thế buộc phải bước vào
giai đoạn cuối cùng của một quá trình chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị nhất
nguyên xã hội chủ nghĩa (đã biến chất,chỉ còn cái vỏ) qua chế độ dân chủ pháp
trị nhất nguyên dân tộc(biến thể để hoàn tất quá trình chuyển đổi), điều gì sẽ
xẩy ra?
Nhưng vì sự chuyển đổi
diễn ra trong một giai đoạn cuối của một quá trình chuyển đổi, nên sự chuyển
đổi không có tính đột biến, nhanh gọn mà diễn ra tịnh tiến sau một thời gian thích
hợp (như con ngài cần thời gian lột xác biến thành con bướm). Thời gian này do
Việt cộng chủ động hoạch định và thực hiện (dự kiến là 5 năm nếu khởi sự từ năm
2016 kêt thúc vào năm 2020).
Sau đây là dự kiến
những gì sẻ xẩy ra trong giai đoạn chuyển đổi trên hai bình diện pháp lý và
thực tiễn.
1.- Đối với cơ chế Đảng CSVN: trong nghị trình Đại Hội Toàn đảng lần
thứ 12 họp vào đầu năm tới có thể sẽ bàn thảo và ra nghị quyết cung chung, không
nói rõ sự chuyển đổi, nhưng nội dung mang tính chất và theo chiếu hướng chuyển
đổi về:
- Cơ chế và hoạt động của
đảng CSVN sao cho phù hợp với tiến trình chuyển đổi và thích ứng với chế độ dân
chủ nhất nguyên dân tộc.(sửa đổi Điều Lệ, Nội Quy sinh hoạt đảng bộ các cấp ….)
- Về cơ chế và hoạt động
của bộ máy Nhà nước sao cho phù hợp với tiến trình chuyển đổi và thích ứng với
chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc.
2.- Đối với cơ chế nhà nước Việt Nam gồm Quốc Hội và các cơ quan
dân cử, Chính phủ và cơ quan chính quyền hành chánh, quân sự các cấp, hệ thống tư pháp và Tòa án các cấp…
Tất cả đều căn cứ trên
“Nghị quyết của đảng” để thực hiện tiến trình chuyển đổi về mặt pháp lý cũng
như thực tiễn bình thường, nhưng với tiến độ phù hợp với tiến trình thời gian
để hoàn tất chuyển đổi vào cuối tiến trình (2020).
Một cách cụ thể, Quốc Hội Việt Nam đương
nhiệm có thể tu chỉnh một số điêu khoản Hiến Pháp theo hướng dân chủ nhất
nguyên dân tộc, trong đó Điều 4 Hiến Pháp có thể viết lại tạo điều kiện hình
thành một hay hai đảng đối lập được đảng CSVN cho phép thành lập (qui tụ những
đảng viên cộng sản phản tỉnh, ly khai …) hay do đảng CSVN dựng lên (như Đảng
Dân Chủ, Đảng Xã Hội ở Miền Bắc sau năm 1954 bị giải thể sau 1975).
- Làm luật
tu chỉnh những luật lệ hiện hành trái với Hiến pháp dân chủ, đa đảng mới
được hình thành từ Hiến pháp hiện hành được sửa đổi.(Luật Đất Đai, Nhà đất,Luật Hình, Luật Hộ, Luật Báo Chí, Luật Công
Đoàn…)
- Làm
luật mới như “Luật chính đảng” để
cho phép các chính đảng được thành lập và tham gia sinh hoạt chính trị hợp pháp
trong chế độ dân chủ đa đảng đã được khai sinh từ Hiến pháp hiện hành được sửa
đổi. Làm“Luật ứng cử và bầu cử” vào các chức vụ dân cử để thực thị Hiến
pháp dân chủ,đa đảng, cho mọi cá nhân công dân và các tổ chức chính đảng có thể
tham gia hợp pháp trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do vào các chức vụ dân
cử các cấp, các ngành trên cả nước. Làm “Luật
Hòa Giải Dân Tộc”: Luật này sẽ áp dụng nguyên tắc bất hồi tố của luật
pháp nhằm miễn tố chung cho những hành động vi phạm luật pháp quốc nội hay quốc
tế của cá nhân hay tập thể xẩy ra trước ngày ban hành “Luật Hòa Giải Dân Tộc” ở cả hai phía Việt cộng cũng như Việt quốc.
Luật này nhằm hóa giải hận thù quá khứ, ngăn ngừa mọi hành vi phục thù chính
trị trong tương lai do những nguyên nhân từ quá khứ, dưới bất cứ hình thức nào,
tạo sự hòa giải những mâu thuẫn trong lòng dân tộc, duy trì ổn định chính trị,
xã hội để có điều kiện thuận lợi kiện toàn chế độ chính trị dân chủ đa đảng mới
hình thành; tạo tiền đề đoàn kết thống nhất được toàn lực quốc gia để xây dựng,
củng cố, phát triển toàn diện Đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ theo kịp
đà tiến hóa chung của nhân loại, tạo thế và lực chống ngoại xâm hữu hiệu,bảo vệ
Tổ Quốc.
Công, tội của các
cá nhân hay tập thể ở cả hai phía Quốc-Cộng nếu có trong quá khứ, thiết tưởng
cần để cho lịch sử mai nầy xét định. Hiện tại chỉ nên coi đó là những bài học
kinh nghiệm cần rút ra cho hiện tại và tương lai.
và chính phủ có thể điều chỉnh các văn bản pháp lý hành chánh dưới
luật phù hợp tiến trình thời gian theo
hướng chỉ cần sửa đổi những điều khoản căn bản liên quan đến danh hiệu chế độ
chính trị và vai trò các chính đảng trong chế độ chính trị dân chủ, đa đảng.Còn
lại các điều khoản khác vẫn duy trì, chỉ sửa đổi hay bãi bỏ các điều khoản
không còn phù hợp hay trái với chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Mục đích duy trì nguyên trạng những qui định về cơ cấu
tổ chức, nhân sự điều hành chính quyền dân sự cũng như quân sự các cấp, các
ngành (lập pháp,hành pháp và tư pháp)
hiện hành từ trung ương đến địa phương trên cả nước,là để tránh mọi sự xáo trộn
bất lợi cho đất nước. Sau đó sẽ sửa đổi, điều chỉnh dần dần những bất hoàn theo
thời gian thích hợp để hoàn chỉnh vào cuối quá trình khi hình thành chế độ
chính trị dân chủ, đa đảng trên bình diện pháp lý.
2.-
Quốc hội cơ quan lập pháp đương nhiệm sau đó cần:
3.- Chính phủ, cơ quan hành
pháp đương nhiệm chiếu
nhiệm vụ qui định của Hiến pháp sửa đổi, bằng các văn bản lập qui dưới luật,để
điều chỉnh theo các luật lệ đã được Quốc
Hội sửa đổi một cách phù hợp với thời gian, không gian và tiến trình hoạt động bình thường của guồng máy công
quyền quốc gia, để tránh mọi sự xáo trộn, bất ổn chính trị và xã hội, bất lợi
cho đại cuộc.
Tỉ như “luật ứng cử và bầu cử” Quốc hội hay Hội Đồng Nhân Dân các cấp sẽ
được áp dụng trong nhiệm kỳ sắp tới (Trừ
khi Cộng đảng, Quốc hội và chính quyền đương nhiệm đồng thuận về một quyết định
khác hơn, chẳng hạn giải tán các cơ quan dân cử cho ứng cử và bầu cử sớm hơn,
do tình hình đòi hỏi mà không gây xáo trộn chính trị và xã hội).Nhưng các luật hủy bỏ hoặc thay thế những luật lệ
trái với Hiến pháp dân chủ đa nguyên, hay“Luật
chính đảng”, “Luật hòa giải dân tộc” thì cần có hiệu lực tức thời sau khi ban hành
tạo tiền đề chứng tỏ thực tâm và thiện chí của Cộng đảng và nhà cầm quyền đương
thời muốn thực hiện sự chuyển đổi hòa bình và êm dịu từ “Chế độ độc tài, độc đảng” qua “Chế
độ dân chủ, đa đảng”. Đồng thời giúp cho các cá nhân công dân cũng như
chính đảng có thời gian củng cố, phát triển tổ chức và sinh hoạt, chuẩn bị kịp
thời tham gia ứng cử với tư cách cá nhân
hay do Chính đảng đưa người ứng cử vào
các cơ quan dân cử của cả nước (Quốc Hội,
Chủ tịch nước hay Tổng Thống, nếu Hiến pháp tu chính người đứng đầu hành pháp
do dân trực tiếp bầu cử trong các cuộc phổ thông bầu phiếu, thay vì do Quốc Hội
bầu cử như Hiến pháp hiện hành…) và địa phương (như Hội đồng nhân dân các cấp…).
*Chuyển
đổi trên bình diện thực tế:
Mọi cơ cấu tổ chức
và nhân sự điều hành chính quyền các ngành, các cấp từ trung ương đến địa
phương trên cả nước vẫn duy trì nguyên
trạng và hoạt động bình thường.Sự sửa đối Hiến pháp, sửa đổi luật lệ do Quốc
hội đương nhiệm hay các văn bản lập qui dưới luật do Chính phủ đương nhiệm ban
hành để điều chỉnh theo sự sửa đổi Hiến pháp và luật lệ của Quốc hội, cần được
các cấp, các ngành thực thi nghiêm túc, đồng bộ trên cả nước.
Quốc Hội và Chính phủ
đương nhiệm cần thống nhất và chủ động chỉ đạo thực hiện những sửa đổi Hiến
pháp, luật pháp và lập quy theo hướng chuyển đổi hòa bình, êm dịu từ “chế độ độc tài, độc đảng ” hiện nay
qua “Chế độ dân chủ, đa đảng”. Đồng
thời, Quốc hội và Chính phủ đương nhiệm cũng cần ấn định rõ lịch trình cải đổi
về pháp lý, chính trị cũng như thực tế phải hoàn tất chậm nhất là trước ngày
chấm dứt nhiệm kỳ Quốc hội đương nhiệm (2015) chẳng hạn.
Bởi vì, nếu giả định Việt cộng chấp nhận
chủ động thực hiện cách thức chuyển đổi hòa bình êm dịu trên đây, từ sau năm 2015, Việt Nam sẽ có Quốc hội
mới, chính phủ mới hình thành từ và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp hiện
hành sau khi được Quốc hội đương nhiệm sửa đổi theo hướng dân chủ đa đảng.
II/-NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ
ĐỦ ĐỂ GIẢ ĐỊNH THÀNH HIỆN THỰC.
Mặc dầu cách thức
chuyển đổi này là cách tốt nhất, có lợi nhất không chỉ cho đảng Cộng sản Việt
Nam, mà lợi cho cả nhân dân, dân tộc và đất nước, nhưng đây chỉ là một giả
định, muốn trở thành sự thật, cần có những điều kiện cần và đủ sau đây:
1.- Việt cộng chỉ chủ động làm theo cách chuyển đổi hòa bình và êm dịu
này, khi nội bộ Cộng đảng Việt Nam, phe “cấp tiến” (theo chiều hướng
mới) phải mạnh hơn phe “bảo thủ”.
Đồng thời, trong cũng như ngoài nước các cá nhân hay tổ chức chính trị có cùng
khuynh hướng đấu tranh chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, cách nào
đó, phải liên kết được với nhau, tập hợp và lãnh đạo được quần chúng, vận dụng
được hậu thuẫn quốc tế, tập trung được lực lượng trong, ngoài hổ trợ hiệu quả
cho phe cấp tiến trong Cộng đảng Việt Nam
(Như ở Liên Xô đã làm được để hậu thuẫn hiệu quả choTổng bí thư Gorbachev và
phe cấp tiến trong Cộng đảng Nga 1985-1991).
Theo nhận định của
chúng tôi, căn cứ trên các sự kiện và diễn biến tình hình hiện nay thì dường
như so sánh lực lượng giữa khuynh hướng cấp
tiến (theo Mỹ)và bảo thủ (theo Tầu) là nghiêng ngửa trong nội bộ Cộng đảng Việt Nam.
Các lực lượng quần chúng trong nước qua các cuộc dấu tranh cá nhân cũng như tập
thể đòi các quyền dân sinh, dân chủ, thì đã có dấu hiệu phát triển theo chiếu
hướng liên kết, tập trung lực lượng, dù còn lỏng lẻo.
2.- Mặt khác, áp lực
quốc tế, nhất là Hoa Kỳ phải làm sao tạo áp lực đủ mạnh buộc được Việt cộng
chuyển đổi càng sớm càng tốt qua dân chủ đa nguyên đa đảng theo cách hòa bình
và êm dịu này.Trên nguyên tắc cũng như thực tế Hoa Kỳ và các nước dân chủ trên
thế giới từ lâu đã có chủ trương này, và đã có nhiều việc làm có tính tạo áp
lực, thúc đẩy Việt cộng đi về hướng dân chủ.
Tuy nhiên, cường độ
còn yếu nên tốc độ chuyển đổi theo chiều hướng này còn chậm, dù có đạt được một
số thành quả nhất định sau mỗi áp lực. Có lẽ vì áp lực của Hoa Kỳ nói riêng và
các nước dân chủ khác nói chung còn tùy thuộc vào sự tính toán lợi ích song
phương hay đa phương với Việt cộng. Nhất nữa là dường như Hoa Kỳ cũng chỉ muốn “cải tạo Việt cộng thành công cụ chiến lược
mới trong vùng” theo một tiến trình thời gian với tốc độ vừa phải. Phải
chăng vì thế mà Hoa Kỳ thực hiện “chính sách cầm chừng”,thả nổi cho một
tiến trình chuyển đổi từ từ, để chế độ độc tài toàn trị Việt cộng tồn tại thêm
thời gian, để thuận lợi và dễ xử dụng
công cụ cho mục tiêu chiến lược hơn là trong khung cảnh một chế độ dân chủ đa
nguyên đa đảng, nếu hình thành sớm còn phôi thai, bất ổn và nhiều bất trắc ? Có
lẽ biết vậy, nên Việt cộng (phe bảo thủ
theo Tầu) đã tiếp tục ngoan cố cho đến lúc này vẫn không chịu chuyển đổi,
tiếp tục thực hiện chiến thuật “Mềm nắn,
rắn buông”, tìm cách diên trì tiến trình dân chủ hóa để kéo dài thêm thời
gian độc quyền chính trị, ngụy biện bằng lý do cần sự ổn định chính trị để phát
triển đất nước, để chỉ “Đổi mới kinh tế,
không đổi mới chính trị” là vậy.
(Đến đây xin mở dấu ngoặc nói thêm về hệ quả chính sách can thiệp nửa
vời của các cường quốc tư bản chủ nghĩa vào tiến trình dân chủ hóa các chế độ
độc tài tại các nước Trung cận đông và Bắc phi .Hệ quả trực tiếp đối với các
nhà độc tài đang còn nắm quyền thống trị từ nhiều thập niên tại vùng này, là sự
ngoan cố tiếp tục bám giữ quyền thống trị, chống lại cao trào đòi dân chủ hóa
đất nước của nhân dân. Một điển hình là tập đoàn độc tài của Tổng Thống Al- Bassad
ở Syria đã ngoan cố không chịu từ bỏ quyền hành, đàn áp đẫm máu các cuộc nổi
dậy của nhân dân với cường độ mức độ tàn bạo gia tăng theo thời gian hơn một
năm qua. Tổng thống chế độ độc tài Al- Bassad sở dĩ ngoan cố dám chống lại nhân
dân, là vì biết rằng vẫn chiếm ưu thế trong tương quan lực lượng với phe quần
chúng nổi dậy, lại được sự hổ trợ của hai cựu cường quốc cộng sản hàng đầu là
Nga và Tầu cộng. Trong khi Al- Bassad cũng biết rằng sẽ không có sự can thiệp
trực tiếp bằng quân sự từ bên ngoài theo kiểu
Hoa Kỳ và khối NATO dưới ngọn cơ Liên Hiệp Quốc đã làm tại Lybia khoảng
nửa năm trước, nên lực lượng quần chúng nổi dậy ở Syria khó thành công đượcbằng
sức mạnh quân sự như lực lượng quần chúng nổi dậy ở Lybia là đã lật đổ được chế
độ của nhà độc tài Mumamar Ghaddafi. Sự thể này cũng đã có ảnh
hưởng gián tiếp ít nhiều đến sự toán tính của Việt cộng trong việc đối phó với các lực lượng chính
trị cũng như quần chúng đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh và
nhân quyền trong nước. Việt cộng toan tình rằng, cũng như tại các nước độc tài
Trung cân đông và Bắc Phi, nếu không có sự hổ trợ bằng sự can thiệp trực tiếp,
triệt để của bên ngoài, Cộng đảng Việt Nam vẫn dựa vào ưu thế nắm vững được nền
“Độc tài chuyên chính tư sản Đỏ” (Đỏ
vỏ xanh lòng)”, nên chưa vội gì mà chấp nhận nền “Dân chủ,đa nguyên đa đảng”
(tư bản chủ nghĩa).
Tuy nhiên, Việt cộng cũng có ít nhiều nao núng và dường như
trên nguyên tắc đã có sự thống nhất về “chiều hướng mới không thể đảo ngược” (theo chiến lược toàn cầu mới:chế độ độc
tài các kiểu sớm muộn cũng phải tiêu vong, để hình thành các chế độ dân chủ,đa
nguyên đa đảng tại các nước toàn cầu). Thực
tại chỉ còn sự bất đồng giữa phe “bảo
thủ” (theo Tầu cộng) và phe “Cấp
tiến” (Theo Mỹ quốc) về thời điểm
nào được coi là thích hợp để kết thúc quá trình chuyển đổi đã tịnh tiến tự
nhiều năm qua.
Vì vậy ngoài yếu tố
kết hợp trong và ngoài nước, áp lực Hoa Kỳ và quốc tế cũng là nhân tố quan trọng có tính quyết định, hậu thuẫn
phe cấp tiến, đẩy chế độ độc tài độc đảng Việt cộng phải kết thúc tiến trình
chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng nhanh chóng hơn.
3.- Một
yếu tố có tính quyết định khác cho sự kết thúc tiến trình chuyển đổi của chế độ
Việt cộng qua dân chủ đa đảng, là tốc độ chuyển biến của Tầu cộng theo hướng
dân chủ đa nguyên đa đảng trong “Môi
trường mật ngọt kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”.
Nếu Tầu cộng tăng tốc,
thì phe bảo thủ Việt cộng cũng tăng tốc. Tầu cộng kết thúc quả trình chuyển đổi
sớm thì Việt cộng cũng sẽ kết thúc quá trình chuyển đổi sớm. Vì ai cũng thấy
Việt cộng đã học và làm theo sách “chuyển
đổi câu giờ” của Tầu cộng, cố bám giữ quyền lực độc quyền, độc tôn để kéo
dài thêm thời gian thụ hưởng các ưu quyền đặc lợi có được và chỉ có được cho
tập đoàn thống trị độc quyền (Cộng đảng
VN) trong khung cảnh một chế độ độc tài đảng trị hay độc tài toàn trị kiểu cộng sản mà thôi.
Chính vì vậy đã có
nhiều người khi thấy gần đây có một vài dấu hiệu Tầu cộng tăng tốc về phía dân chủ, thì vội lạc quan Việt cộng cũng sẽ tăng tốc theo và sớm đi đến
kết thúc quá trình chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng tại Việt Nam một cách
hòa bình, êm dịu.Chúng tôi cũng cảm thấy lạc quan một cách dè dặt. Chúng ta
tiếp tục chờ xem diễn biến tiếp theo tình hình thực tế, với ước mong niềm lạc
quan của chúng ta sớm biến thành sự thật trên đất nước chúng ta. Vì đó là ước
vọng chung của trên 90 triệu nhân dân trong nước và khoảng 4 triệu con dân Nước
Việt ở hải ngoại luôn hướng lòng về Tổ Quốc. Vì đó là mục tiêu tối hậu mà nhân
dân trong nước và người Việt hải ngoại đã kiên trì hy sinh đấu tranh trong
nhiều thập niên qua.
4.-Nếu Việt cộng chủ động làm thì phải có
những dấu hiệu chứng tỏ thực tâm bằng các hành động cụ thể thực tế tương tự như
chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện đã và đang làm.
Tỷ như Việt cộng
song song với việc sửa đổi Hiến pháp, luật pháp theo hướng dân chủ, đa đảng,
Việt cộng sẽ phải có hành động cụ thể thực tế như: Thả hết các thù nhân chính
trị đang bị cầm tù, chấm dứt mọi hành động theo dõi, trấn áp các nhà bất đồng
chính kiến, tìm cách đối thoại với họ và để cho mọi cá nhân công dân cũng như
các chính đảng bao lâu nay bị coi là hoạt động bất hợp pháp, thì cần tiến tới
hợp pháp hóa tạo điều kiện cho các cá nhân và chính đảng này hoạt động công
khai, hợp pháp, có thời gian chuẩn bị đưa người ra tranh cử vào các cơ quan dân
cử các cấp trong tương lai…
Chúng ta cần chờ
thêm thời gian để hội đủ các điều kiện cần và đủ, về chủ quan (Việt cộng) và khách quan (Các lực lượng và quần chúng chống cộng
trong nước cũng như hải ngoại và quốc tế)
để cách chuyển đổi giả định “chế độ độc
tài,độc đảng” Việt cộng qua “Dân chủ
đa đảng” sớm trở thành sự thật tại Việt Nam.
III/-CHUYỂN BIẾN CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH
TRỊ TRONG ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG.
Trong giả định chế độ
dân chủ đa nguyên hình thành, các khuynh hướng chính trị sẽ tìm cách nắm quyền
thông qua các cuộc bầu cử tự do. Khuynh hương chính trị nào được đa số cử tri
tín nhiệm sẽ chiếm đa số trong các cơ quan dân cử. Nghĩa là chính lá phiếu của
cử tri sẽ quyết định vị trí, vai trò của các khuynh hướng chính trị trong guồng
máy công quyền quốc gia. Để thích dụng, hai khuynh hướng chính trị quốc gia và
cộng sản sẽ chuyển biến ra sao?
Như chúng tôi đã trình
bầy trong cuốn tài liệu nghiên cứu lý luận
“Việt Nam
Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” (ấn
hành lần đầu năm 1995 và tái bản năm 2005) thì nội bộ Việt cộng cũng như
Việt quốc sẽ biến chuyển như sau:
1.- Về phía Việt cộng.
Theo nhận định của chúng
tôi thì sau khi Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu sụp đổ, nội bộ
Cộng đảng Việt Nam tồn tại 3 khuynh hướng:
- Bảo thủ: bảo vệ chế độ nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa
đến cùng, cũng có nghĩa là bảo vệ quyền thống trị độc tôn, độc tài cho đảng
Cộng sản Việt Nam để tiếp tực duy trì các ưu quyền đặc lợi cho giai cấp thồng
trị là các cán bộ đảng viên cộng sản.
- Cấp tiến trung dung: chấp nhận chuyển đổi qua dân chủ đa nguyên
một cách chủ động theo nhịp độ và tốc độ
phù hợp với diễn biến tình hình quốc nội và quốc tế (mềm nắn, rằn buông) để kéo dài tuổi thọ thêm ngày nào tôt ngày ấy,
bảo đảm được quyền lợi và an toàn pháp lý, chính trị và thực tiễn cho Đảng cầm
quyền và cho các đảng viên cộng sản.Nói đơn giản bình dân là “chuyển đổi câu giờ” và tìm cách “hạ cánh an toàn” vào thời điểm thích
hợp chẳng đặng đừng không còn níu kéo được nữa. Khuynh hướng cấp tiến trung
dung này luôn biểu tỏ cho người ta ngầm hiểu rằng họ cũng biết “chiều hướng mới không thể đảo ngược”(thị trường tự do và dân chủ hóa toàn cầu), phải chuyển đổi, nhưng cần có thời
gian đễ sự chuyển đổi diễn ra một cách hòa bình, tránh xáo trộn, xung đột gây
bất ổn chính trị, xã hội có hại cho Đất nước (thực ra là có hại cho tập đoàn thống trị Cộng đảng Việt Nam…)
- Cấp tiến triệt để: Cần hủy bỏ ngay chế độ nhất nguyên xã hội
chủ nghĩa chuyển đổi ngay qua chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng theo gương Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Trong ba khuynh hướng chính trị trên đây, vào thời
điểm này, khuynh hướng bảo thủ đã tiêu vong, vì biết rằng nhất nguyên XHCN
không thể và không bao giờ còn thực hiện được; và chiều hướng mới không thể đảo
ngược nên đành chấp nhận sát nhập vào khynh hướng cấp tiến trung dung, mặc dầu
bề ngoài vẫn “nhất trí” treo bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” (theo kiểu gian thương treo đầu dê bán thịt
chó),vẫn thể hiện quyết tâm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa bằng con đường
làm ăn “Kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” (dù biết rằng
con đường này thực tế tất yếu dẫn đến tư
bản chủ nghĩa với chê độ dân chủ đa nguyên là tất nhiên). Còn khuynh
hướng “Cấp tiến triệt để” thì đã bị hai khuynh hướng kia loại ra khỏi
quyền lực từ lâu, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, với một Trần Xuân Bách, Ủy Viên
Bộ Chính Trị, dự bị Tổng Bí Thư Cộng
Đảng Việt Nam thay Nguyễn Văn Linh, song đã bị triệt hạ vì đã muốn trở thành
một Mikhail Gorbachev của Việt Nam, khi đưa ra quá sớm chủ trương “Đổi mới kinh tế song song với đổi mới
chính trị” trái ngược với chủ trương “Chỉ
đổi mới kinh tế không đổi mới chính trị” của hai khuynh hướng bảo thủ và
cấp tiến trung dung trong Cộng Đảng Việt Nam. Tuy không nắm được quyền lực, là
thiểu số nhưng khuynh hướng cấp tiến triệt để hiện nay vẫn còn tồn tại dấu mặt
trong Cộng Đảng Việt Nam
để chờ thời cơ đến.
Nêu trong giả định ngay
bây giờ Việt cộng chấp nhận đa nguyên đa đảng, khuynh hướng cấp tiến trung dung
sẽ đóng vai trò trung tâm có thể thu hút trở lại khuynh hướng cấp tiến triệt
để, tạo thành một khuynh hướng mạnh. Để phù hớp với khung cảnh chính trị đa
nguyên, đa đảng, khuynh hướng này bề ngoài có thể vẫn giữ nguyên tên “Đảng Cộng Sản Việt Nam” hay đổi thành “Tân Đảng Cộng Sản Việt Nam” hay phù
hợp thực tế (khung cảnh chế độ dân chủ đa
nguyên) và thực chất một đảng nặng tính xã hội, song biết tôn trọng dân chủ
(không còn độc tài, độc tôn như trong chế
độ nhất nguyên XHCN trước đây) thì có thể đổi tên “Đảng Cộng Sản Việt Nam” thành “Đảng
Xã Hội Dân Chủ Việt Nam” hay một tên nào khác thích hợp hơn, để đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử
các cấp từ trung ương đến địa phương.
2.- Về phía Việt Quốc.
Bây giờ nhận định về
các khuynh hướng chính trị của các lực lượng Việt quốc trong cũng như ngoài
nước bao lâu nay chống chế độ độc tài dộc đảng “nhất nguyên xã hội chủ nghĩa”, để xem trong giả định cộng sản chấp
nhận đa nguyên, đa đảng, các khuynh hướng này sẽ chuyển biến ra sao?
Nếu so sánh với các
khuynh hướng trong đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền, người ta cũng thấy
dường như cũng có sự tương đồng tính chất với ba khuynh hướng: Bảo thủ, cấp
tiến trung dung và cấp tiến triệt để.
- Bảo
thủ: Bảo vệ chính nghĩa
quốc gia đến cùng, không nhân nhượng, không hòa giải hòa hợp hay liên hiệp với
Việt cộng, đấu tranh một mất, một còn cho đến ngày toàn thắng.
- Cấp
tiến trung dung: Vừa đấu
tranh vừa kêu gọi Việt cộng phản tỉnh quay về với cội nguồn dân tộc để cùng
nhau thiết lập một chế độ tự do dân chủ, một đất nước phát triển toàn diện đến
giầu mạnh. Do đó, chỉ cần người cộng sản Việt Nam “phản tỉnh”, có hành động thiện
chí, khả tín, thì sẵn sàng, đối thoại để hóa giải mọi mâu thuẫn về lãnh đạo dân
tộc từ qua khứ đến hiện tại, tiến tới hòa giải dân tộc thực sự.
Đây là nỗ lực
chung từ hai phía để thực hiện “Hòa giải
và hòa hợp dân tộc chủ động hai chiều”; Nó hoàn toàn khác với chủ trương “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” bao lâu
nay của Việt cộng “Hòa giải và hòa hợp
dân tộc một chiều”. Nghĩa là “Không
có sự hòa giải” (là giải quyết những
mâu thuẫn một cách hòa bình) mà chỉ có hòa hợp với Việt cộng (là hợp
tác với Việt cộng vô điều kiện) để cùng thực hiện mục tiêu riêng của Việt
cộng là xây dựng, củng cố chế độ độc tài đảng trị “Nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa” tại Việt Nam mà thôi.
3.- Cấp tiến triệt để: Vì nóng lòng muốn có một chế độ dân chủ đa
nguyên cho đất nước, lại mặc cảm trước ưu thế của nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam đương quyền, nên đã, đang và lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng chủ trương “Hòa giải và Hòa hợp dân tộc một chiều” của
Việt cộng. Trên thực tế, khuynh hướng cấp tiến triệt để này đôi khi đã có những
hành động nóng vội đáp ứng những lời kêu gọi mơ hồ của Việt cộng, rằng “hãy
xóa bỏ hận thù, quên quá khứ, hòa giải và hòa hợp dân tộc, cùng nhau hướng về
tương lai xây dựng và phát triển đất
nước” dù vẫn trong khung cảnh chế độc độc tài, độc đảng tại Việt Nam.
Trong ba khuynh
hướng trên,từ lâu hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trung dung tuy bất đồng
nhưng vẫn ở thế liên kết đấu tranh. Trong khi khuynh hướng cấp tiến triệt để
thì bị cô lập, thúc thủ chờ cơ hội Việt cộng đưa ra những lời mời chào mới để
đáp ứng vô điều kiện, có tính chụp giật thời cơ cầu may. Tuy nhiên, khách quan mà nói, cả ba khuynh hướng trên
đếu có chung lập trường quốc gia, dân tộc, dân chủ và mục tiêu đấu tranh chung:
dân chủ hóa và phát triển toàn diện đất nước, có khác chăng là phương cách
thành đạt mục tiêu chung này. Nhưng cũng chính sự khác biệt phương cách, đã
dẫn đến sự phân hóa nội bộ các lực lược quốc gia, dân tộc dân chủ, dẫn đến với
những xung đột triền miên, làm suy yếu nội lực Việt quốc.
Bây
giờ trong giả định nếu Cộng sản Việt Nam chấp nhận đa nguyên đa đảng, các
khuynh hướng Quốc gia Dân tộc Dân chủ sẽ chuyển biến ra sao?
Vẫn theo nhận định của
chúng tôi, khuynh hướng quốc gia dân tộc dân chủ cấp tiên trung dung sẽ là
khuynh hướng trung tâm, có sức thu hút không những hai khuynh hướng bảo thủ và
cấp tiến triệt để, mà trong chừng mực nào đó còn lôi kéo được những người cộng
sản “phản tỉnh” quay về với khuynh
hướng dân tộc. Vì thành phần này sau khi “phản
tỉnh” đều có chung lợi ích dân tộc với Việt quốc và đều có động lực chung
là lòng ái quốc. Nếu các khuynh hướng này kết hợp chặt chẽ được với nhau thì sẽ
trở thành một trung tâm quyền lực thứ hai (quốc
gia, dân tộc, dân chủ, xã hội) trên chính trường dân chủ đa nguyên Việt
Nam, không mạnh hơn thì ít ra cũng nghiêng ngửa với trung tâm quyền lực chính
trị thứ nất (Việt cộng biến chất thành xã
hội dân chủ). Với thế lực này , trung tâm quyền lực “quốc gia, dân tộc, dân chủ, xã
hội” sẽ có cơ hội đánh bại trung
tâm quyền lực “Việt cộng xã hội dân
chủ”. Hay ít ra cũng tạo được thế
đối lập mạnh, có thể quân bình được cán cân quyền lực trong nền chính trị dân
chủ đa nguyên hậu cộng sản.
Tuy nhiên, thế liên kết
trên đây, trên thực tế vẫn chỉ là một ước muốn của các lực lượng quốc gia, dân tộc dân chủ.
Vì thực tế trước
30-4-1975, mặc dầu các khuynh hướng chính trị trong chế độ dân chủ pháp trị
Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, đều đứng chung trên lập trường quốc gia,
dân tốc, dân chủ, cùng có mục tiêu chung là chống cộng vì lý tưởng tự do dân
chủ, cùng chiến đấu bào vệ chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng,song thực sự
đã không liên kết được với nhau để cuối cùng mất Miền Nam vào tay Cộng sản Bắc
Việt. Sau đó, cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Đất nước kéo dài 37 năm
qua, liên kết các lực lược Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong một tổ chức thống
nhất từ trong nước ra hải ngoại để cùng đấu tranh theo một sách lược chung hữu
hiệu vẫn còn là một ước muốn của các chính đảng, các tổ chức đấu tranh và quần
chúng chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam.
Vậy thì, nếu ngay
lúc này, Việt cộng chấp nhận dân chủ đa nguyên đa đảng, thực tế chắc chắn vẫn
còn khác với ý muốn chung.Các khuynh hướng chính trị quốc gia dân tộc dân chủ
sẽ không liên kết kịp hay nếu liên kết
được vẫn còn còn lỏng lẻo, chưa đủ thực lực để chiếm được đa số áp đảo trong
các cơ quan dân cử từ đia phương đến trung ương, so với đối thủ Việt cộng (Đảng Cộng sản Việt Nam biến chất).
Bởi vì, mặc dầu có
chung lập trường, mục tiêu và lý tưởng đấu tranh, song vì những khác biệt, bất đồng về quan điểm và
phương thức đấu tranh; nhất là vì lợi ích cá nhân, cục bộ, bè phái, các chính
đảng, doàn thể quần chúng đấu tranh có thể sẽ giữ thế độc lập và biệt lập khi
đưa người ra tranh cử. Hệ quả ai cũng thấy được là phía các lực lượng quốc gia
dân tộc dân chủ sẽ rơi vào tình trạng “lạm
phát ứng cử viên”, phiếu cử tri ủng hộ bị phân tán mỏng. Trong khi phía lực
lượng xã hội dân chủ (Đảng Cộng sản biến
chất hay đảng xã hội dân chủ) vốn có ưu thế đã cầm quyền trong một thời
gian lâu dài, lại là một đảng có tính kỷ luật cao, có kinh nghiệm đấu tranh,
tuyên truyền lôi kéo quần chúng, nhất là vị lợi ích sống còn của một tập thể
đảng viên đông đảo, họ sẽ có chiến lược và chiến thuật tranh cử thích hợp, hữu hiệu, với số ứng cử viên tương
xứng trong các đơn vị bầu cử để có đa số phiếu bầu thắng cử vào các cơ quan dân
cử các cấp.
Như vậy, vì không liên
kết hay liên kết lỏng lẻo, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các ứng viên thuộc các
lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ dễ bị đánh bại trong các đơn vị bầu cử các
cấp. Liên kết chiều rộng là qui tụ được hầu hết các lực lượng Quốc gia Dân tộc
Dân chủ trong một chiến lược tranh cử chung, vẫn giữ độc lập về tổ chức song
không biệt lập trong các hoạt động tranh cử. Liên kết chiều sâu là thống nhất
trong một bộ tham mưu chỉ đạo thực hiện chiến thuật tranh cử, phân công, phân
nhiệm thực hiện mục tiêu và lý tưởng chung (Đấu
tranh chính trị, tranh thủ nhân tâm, đấu tranh nghị trường để bảo vệ quan điểm
chính trị, thuyết phục được quần chúng cử tri…).
Vì thiếu liên kết
chiều rộng, nên mạnh đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo nào cũng đưa người
ra tranh cử và cá nhân mạnh ai nấy ra ứng cử, phiếu bầu bị phân tán và ứng viên
sẽ thất cử. Nếu thiếu liên kết chiều sâu, sẽ không tạo được sự tin tưởng lẫn
nhau,không tranh thủ và tập hợp được quần chúng ủng hộ khuynh hướng chính trị
của mình. Các lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ sẽ mất cơ hội nắm quyền thông
qua lá phiếu cử tri bằng phương thức dân chủ.
IV/- KẾT LUẬN:
Dầu muốn dầu không nền dân chủ đa nguyên đa đảng sớm muộn cũng sẽ
phải hình thành tại Việt Nam.
Bây giờ là một giả định, tương lai sẽ là một thực tại.
Với hiện trạng các
lực lượng Quốc gia Dân tộc Dân chủ trong và ngoài nước hiện nay, nếu giả định
ngay bây giờ Việt cộng chấp nhận đa nguyên đa đảng, khuynh hướng xã hội dân chủ
(cộng sản phản tỉnh) vẫn có nhiều cơ
hội chiếm đa số trong các cơ quan dân cử từ trung ương đến các địa phương. Và
vẫn sẽ là lực lượng lãnh đạo guồng máy công quyền quốc gia trong chế độ dân chủ
đa nguyên.
Hơn ai hết, thiết
tưởng những người lãnh đạo các chính đảng, các tổ chức chính trị cũng như cá
nhân có khuynh hướng Quốc gia Dân tộc Dân chủ, là những người từ lâu đã nhìn
thấy vấn đề: Liên kết là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho mọi thắng lợi
trong sự nghiệp đấu tranh chung. Hiển nhiên Quý vị đã biết phải làm gì và cần
làm gì để giành thắng lợi trên chính trường và nghị trường, một khi giả định “Nếu Việt cộng chấp nhận dân chủ đa nguyên
đa đảng” trở thành sự thật. Một sự thật sớm muộn sẽ xẩy ra, chỉ còn là vấn
đề thời gian. Vì đó đã là một tất yếu, một chiều hướng mới không thể đảo ngược
“kinh tế thị trường tự do và chính trị dân chủ hóa toàn cầu”.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.