Nhân định:
ĐỐI SÁCH
CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC THỂ HIỆN QUA HỘI NGHỊ SHANGRI-LA Ở SINGAPORE.
Thiện Ý
Hội nghị đối thoại Shangri-la – hàng năm
lần thứ 13, quy tụ các quan chức và chuyên gia an ninh hàng đầu ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, khai mạc hôm 30-5-2014 tại Singapore và đã kết thúc sau ba
ngày.Phái đoàn Việt Nam do tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng
quốc phòng Việt Nam dẫn đầu.
Diễn văn của bộ trưởng
Phùng Quang Thanh đọc trong hội nghị, đã so sánh tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm
biển đảo của Việt Nam như là “sự bất hòa trong gia đình”,
vẫn xem Trung Quốc là “bạn”
với mong
muốn giải quyết tranh chấp qua đường lối thương lượng hữu nghị.
Qua diễn văn này đã thể hiện đối sách của Việt Nam với Trung Quốc trong việc
tranh chấp chủ quyền biển đảo, cụ thể là
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm
vào các năm 1974 và 1988.Bởi vì diễn văn này chắc chắn không thể hiện quan điểm
cá nhân, mà là quan điểm chung của tập thể đảng và chính quyền cộng sản Việt
Nam đã được hệ thống đảng quyền thông qua cho phép Tướng Phùng Quang Thanh phát
biểu như thế. Vậy đối sách đó là gì? Tại sao Việt Nam không có một đối sách
cứng rắn hơn để Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam có được những lời phát biểu mạnh
mẽ ở Hội Nghị Samgri-La như Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
Chuck Hagel ,để không bị quốc dân Việt Nam trong và
ngoài nước kết tội “Hèn với giặc, ác với dân”?
Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người, đối
sách của Việt Nam
bây giờ vẫn là kiên trì theo đuổi đường lối thương lượng mềm dẻo song phương(đúng
theo đòi hỏi bao lâu nay của Trung Quốc), trên thế yếu để giải quyết việc tranh
chấp chủ quyền biển đảo. Đối sách này nhằm thành đạt mục tiêu trước mắt là tránh
né đe dọa một cuộc tấn công quân sự như Trung Quốc đã làm năm 1979 gọi là “ dậy cho Việt Nam một bài học”; đồng
thời ngăn chặn Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa các vùng biển đảo của Việt Nam
được chừng nào tốt chừng nấy, sau khi Trung Quốc đã chiếm hai quần đảo Hoàng Sa
(1974 mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (1988 mà Trung Quốc gọi là Nam
Sa). Ngăn chặn không phải bằng đối đầu quân sự
mà bằng sự thương lượng để Trung Quốc thương tình nghĩ đến tình “Đồng
chí cộng sản” đã bao năm gắn bó trong “chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải
phóng” trước đây, mà các lãnh tụ hàng đầu hai đảng, hai nhà nước cộng sản Việt-
Trung đã dầy công xây đắp để có được thành quả cô đọng trong “4 Tốt, 16 chữ
vàng”. Có lẽ vì vậy mà Tướng Phùng Quang Thanh mới phát biểu tại Hội nghị đối
thoại Shangri-la coi việc xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung
quốc và Việt Nam như là “sự bất hòa trong gia đình”,
hay
“mâu thuẩn nội bộ” chứ không phải là “Mâu thuẫn đối kháng”(một mất, một còn) theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê.
Sở dĩ đảng và nhà cầm quyền Việt Nam hiện
nay không thể có một đối sách cứng rắn để Bộ Trưởng
Quốc Phòng Việt Nam có được những lời phát biểu nẩy lửa ở Hội Nghị Samgri-La
như Thủ tướng Nhật và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ , là vì Việt Nam không có
tư thế cường quốc như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đành, mà còn là vì tương quan lực
lượng mọi mặt giữa Việt Nam và Trung Quốc đều quá cách biệt. Riêng về mặt quân
sự, tương quan lực lượng không cân sức đã không cho phép Việt Nam có hành động
xa hơn như hiện nay (như cho tầu hải giám
tới vùng giàn khoan quan sát, đấu khẩu, tố cáo trước công luận, đâm húc tầu vào
nhau…để tuyên truyền tìm sự hậu thuẫn quốc tế…) trong việc đối phó với giàn khoan HD-981
của Trung Quốc ngang nhiên đặt trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa
của Việt Nam từ 1-5-2014 tới nay. Gần đây và cho đến lúc này sau khi sự kiện
dàn khoan HD-981 xẩy ra, Việt Nam dù có nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự cách
mấy cũng không có thể quân bình được cán cân lực lượng quân sự với Trung Quốc
trong đoản kỳ để đối phó với tình hình bị Trung Quốc lấn lướt áp đảo ngày một
gia tăng, trừ khi Việt Nam trở thành một nước có vũ khí hạt nhân như Ấn Độ và
Pakistan, mới có thể gián chỉ được chính
sách bành trướng bằng sức mạnh của Trung Quốc.Nhưng điều này khó thực hiện đối
với Việt Nam một sớm một chiều, lại bị chủ trương quốc tế (Liên Hiệp Quốc) cấm chỉ
thử nghiệm, chế tạo và tàng trử vũ khí hạt nhân. Điều này đúng ra lãnh đạo của
các chính quyền Việt Nam trong quá khứ phải biết tiên liệu để cách nào đó thực
hiện từ lâu.Vì hơn ai hết họ phải biết rằng ở bên cảnh một nước lớn có tham
vọng bành trướng nô dịch lân bang trong lịch sử (1000 năm nô lệ giặc Tầu) thì
phải tìm cách vô hiệu hóa tham vọng này bằng sức mạnh theo kiểu “Dĩ độc trị
độc”. Nghĩa là Việt Nam
chỉ có vũ khí nguyên tử mới chặn đứng được cuồng vọng xâm lăng bằng sức mạnh của
Trung Quốc. Vì chỉ có vũ khí nguyên tử mới
cho Trung Quốc hiểu rằng không thể “Lấy thịt đè người”, do sức hủy diệt không
giới hạn ở số đông 1 tỷ 300 triệu người (Trung Quốc) hay 90 triệu người (Việt
Nam).Thực tế hiệu quả này thấy được sau khi Ấn Độ có vũ khí hạt nhân, người ta
không còn thấy tái diễn chiến tranh ở vùng biên giới Trung-Ấn do Trung Quốc gây
ra nữa.
Như vậy, không thể có vũ khí hạt nhân để
quân bình được cán cân lực lượng về mặt quân sự là một thực, Việt Nam lại chưa
tạo được thế dựa chiến lược đối trọng để dám đương đầu mạnh bạo hơn với Trung
Quốc như Philippine (dựa vào hiệp ước an ninh hổ tương Mỹ-Phi chẳng hạn), nên dù
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sau khi gặp Tổng Thống Philippines Arquino đã
mạnh miệng tuyên bố có thể đưa vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc
ra trước cơ quan tài phán quốc tế như Phi đã làm, nhưng cho đến nay vẫn chưa
thấy khởi động. Sự diên trì này (có thể sẽ không xẩy ra nữa ) đã được Thứ Trưởng
Quốc Phòng Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh giải thích trong trả lời phỏng vấn của
báo chí hôm 1-6-2014 khi tham dự Hội Nghị Shangri-La, rằng Việt Nam vẫn chưa quyết định bao giờ sẽ yêu cầu tòa án trọng
tài quốc tế phân xử cuộc tranh chấp, nhưng ông nói quyết định đó còn tùy thuộc
vào những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là Việt Nam vẫn không dám đi vào thế đương đầu, không giám
làm phật lòng Trung Quốc (vì luôn chống lại việc đưa tranh chấp ra cơ quan tài
phán quốc tế) để trông chờ một sự tương nhượng trong tranh chấp biển đảo; tỉ
như thương lượng để chỉ xin được Trung Quốc dừng lại đừng lấn chiếm thêm nữa,
còn chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm thì để đó, không dám đụng
đến, hạ hồi phân giải, miễn sao tình hữu hảo Việt Trung vẫn “Đời đời bền chặt”
và Trung Quốc vẫn là chỗ dựa cho đảng CSVN tiếp tục nắm vững quyền lực chính
trị độc tôn trong một chế độ độc tài toàn trị kiều Trung Quốc ở Việt Nam.
Đó là mục tiêu trước mắt của đối sách để thành đạt lợi ích trước mắt là bảo vệ quyền lực chính trị độc tôn cho đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và duy trì chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.Còn mục tiêu lâu dài là đòi lại các vùng biển đảo của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm, đảng và nhà cầm quyền Việt Nam chưa có đối sách,bất lực hoàn toàn, ở ngoài tầm tay. Bởi vì chính đảng và nhà cầm quyền này trong quá khứ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc thực hiện cưỡng chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nên giờ đây khó ăn khó nói, “mở miệng mắc quai”. Hệ quả này chỉ còn trông chờ vào quốc dân Việt Nam hóa giải, qua các nhà lãnh đạo chính quyền các chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam tương lai mới có được cơ hội, điều kiện thuận lợi, đủ thế lực pháp lý cũng như thực tiễn, với một đối sách hữu hiệu để thu hồi các phần biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm mà thôi.
Thiện Ý
Houston, ngày 6 Tháng 6 năm 2014
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.