Một giả định thực tế:
NẾU VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI QUA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG, CHÍNH
TRƯỜNG VIỆT NAM SẼ RA SAO? (*)
Thiện Ý
Nếu Việt Nam chuyển đổi từ chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, qua chế độ
dân chủ pháp trị, đa đảng, chính trường việt nam sẽ chuyển biến ra sao?
Hiện tại, đây là một giả định, tương lai
sớm muộn sẽ là một hiện thực khách quan. Vì như chúng tôi đã khẳng định một
cách có cơ sở nhiều lần trong các bài viết trước đây, gần nhất là bài “Việt Nam
Đã Và Đang Đi Về Đâu” đã được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này, rằng Việt
Nam sẽ đi đến dân chủ và nhất định phải đi đến dân chủ.Vì đó là chiều hướng phát triển tất yếu của lịch sử và
thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa (dân chủ hóa và thị trường tự do hóa toàn cầu).
Bài viết này lần lượt trình bầy:
-
Chuyển biến sinh
hoạt chính trường trong chế độ dân chủ pháp trị , đa đảng.
-
Vai trò các chính
đảng trong chế độ dân chủ pháp trị , đa đảng.
-
Kết luận.
I/- CHUYỂN BIẾN SINH HOẠT CHÍNH TRƯỜNG
TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ PHÁP TRỊ, ĐA ĐẢNG.
Nếu Việt Nam đã chuyển đổi từ chế độ độc tài
toàn trị, độc đảng, qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, tất nhiên phải có sự
chuyển biến sinh hoạt chính trường một cách phù hợp.
Bởi vì, không cần nói ra thì ai cũng biết
sinh hoạt chính trường trong chế độ độc tài toàn trị, độc đảng có nhiều khác
biệt, nếu không muốn nói là hoàn toàn trái ngược với sinh hoạt chính trường
trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.Trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng,
sinh hoạt chính trường phải theo nguyên tắc sinh hoạt dân chủ, trong khuôn khổ
Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, đa đảng ( Pháp trị khác nghị trị là thế).
Hiến pháp dân chủ đa đảng xác lập quyền
tham gia vào guồng máy công quyền quốc gia cho mọi cá nhân công dân (chính trị gia) và các tổ chức chính trị
(các chính đảng…). Luật pháp dân chủ
đa đảng qui định rõ quyền, nghĩa vụ và cách thức sinh hoạt chính trị cho cá
nhân và các chính đảng (Luật Chính đảng…),
phương cách tham gia công quyền (Luật ứng
cử và bầu cử…) Nghĩa là mọi chính đảng hay cá nhân chính trị gia muốn nắm
quyền lực cai trị quốc gia các cấp, các ngành (lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ trung ương (Quốc Hội, Chính Phủ, Tòa Án Tối Cao) đến các địa phương (Hội Đồng dân cử, chính quyền, Tòa án tỉnh,
thành, quận huyện), đều phải thông qua con đường ứng cử, tranh cử và bầu cử
tự do, không thông qua bất cứ sự trung gian chọn lọc, giới thiệu tiền định nào
khác (như Mặt Trận Tổ Quốc trong chế độ
độc tài, độc đảng CSVN bao lâu nay chẳng hạn…).
Chính lá phiếu bầu, của các cử tri trong
các cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp, kín, sẽ quyết định ai, chính đảng nào
sẽ thay mặt họ cai trị đất nước, theo đúng ý nguyện của nhân dân.Vì trong chế
độ dân chủ pháp trị, nhân dân mới là chủ thực sự đất nước, những người tham gia
guồng máy công quyền chỉ là công bộc của dân, ăn lương bằng tiền đóng thuế của
dân để làm công việc quản lý đất nước.Nghĩa là “một chính quyền của dân, do dân
và vì dân”, khác “một chính quyền
của đảng, do đảng và vì đảng” như bấy lâu nay.Thành ra, bất cứ công bộc lớn,
bé nào làm trái ý dân là những tên quản lý bất trung, bất tín và người chủ là nhân
dân có quyền thay thế họ theo luật pháp, bằng lá phiếu bầu hoặc lật đổ bằng bạo
lực cách mạng của quần chúng nhân dân (đối
với những kẻ ngoan cố bám lấy quyền hành).
II/-VAI TRÒ CÁC CHÍNH ĐẢNG TRONG CHẾ ĐỘ
DÂN CHỦ PHÁP TRỊ, ĐA ĐẢNG.
Ai cũng biết, chính đảng là các tổ chức chính
trị có mục tiêu đấu tranh giành chính quyền để thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách cai trị đất nước theo mục tiêu lý tưởng của đảng.Có hai phương cách
giành chính quyền, một cách hòa bình, hợp pháp và cách khác bằng bạo lực,bất
hợp pháp để cướp chính quyền. Trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ
dân chủ pháp trị, đa đảng, các chính đảng chỉ có thể giành chính quyền bằng con
đường hòa bình, hợp pháp, thông qua đấu tranh nghị trường để thuyết phục nhân
dân trao quyền điều hành và quản lý đất nước bằng lá phiếu tín nhiệm của đa số
cử tri tham gia các cuộc ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do.
Vậy
thì, các chính đảng hiện có và sẽ có,sẽ đóng vai trò gì trên chính trường trong
chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng Việt Nam tương lai?
Chúng tôi lần lượt thử đưa ra một số dự
kiến về vai trò của một số chính đảng như sau:
1.-Đảng
Cộng Sản Việt Nam
sẽ là một đảng bảo thủ thuộc cánh tả,
đóng vai trò một đảng đối lập quyền uy, có nhiều ảnh hưởng với đảng cầm
quyền.
Trước hết, đối với đảng Cộng
Sản Việt Nam, là đảng cầm quyền quá lâu tại Việt Nam, đến lúc do tình thế bắt
buộc (không do tự nguyện, tự giác)
phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ , đa đảng, nhưng đã chủ động thực hiện một
quá trình chuyển đổi kéo dài 20 năm qua
(1995 – 2015), sau khi “Chính sách đổi mới” để cứu nguy chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa
thất bại hoàn toàn(1985-1995). Đảng
CSVN đã chủ động thực hiện chuyển đổi bằng chính sách “Câu giờ, mềm nắn, rắn buông” để kéo dài tuổi thọ, cho đến lúc bắt
buộc phải kết thúc quá trình này bằng một cuộc “hạ cánh an toàn”.
Như vậy, trên chính trường dân chủ, đa
đảng, đảng CSVN vẫn sẽ tồn tại với hầu hết là các đảng viên cố cựu, già nua về
tuổi tác, vẫn còn nặng tư tưởng bảo thủ khuynh tả,dù không còn cơ hội độc chiếm
chính quyền như trước đây (Tương tự như
vai trò của các đảng cộng sản ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
trong các chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng hậu cộng sản).Vì đảng CSVN đã có
cơ hội nắm quyền quá lâu (1954-2015),nhưng đã thất bại hoàn toàn trong việc
thực hiện mục tiêu lý tưởng của đảng (Xây
dựng xã hội chủ nghĩa), gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu
dài cho đất nước và dân tộc. Vì thế đảng CSVN sẽ không còn cơ hội dành được
chính quyền bằng đa số phiếu tín nhiệm của cử tri trong các cuộc tranh cử và
bầu cử tự do. Trên thực tế,đảng CSVN không nắm chính quyền, chỉ đóng vai trò đối lập xây dựng như các chính đảng
khác. Thế nhưng sẽ là một chính đảng đối lập quyền uy, có ảnh hưởng nhất định trong thời gian đầu, đối với đảng cầm quyền cũ hay
mới thành lập mà thích dụng, được đa số nhân dân tín nhiệm trao quyền.
2.-Một chính ảng thích dụng đó có thể là
một đảng cũ hay mới thức thời hình thành mang tính xã hội dân chủ, cấp tiến
trung dung hay triệt để, thuộc cánh tả (Tỷ như Đảng Xã Hội Dân Chủ hay Dân Chủ
Xã Hội chẳng hạn…) sẽ là một
chính đảng mạnh, có cơ hội nắm quyền kế tục đảng CSVN.
Theo
dự đoán của chúng tôi, chính đảng thích dụng đó có thể là một chính đảng mới
thành lập do tự phát (sáng kiến cá nhân
hay tập thể) và tự giác (qui tụ thành
tổ chức chính đảng); hay do chính đảng CSVN ngầm lập ra. Đảng mới tỷ như đảng Dân Chủ Xã Hội mà cố cựu đảng viên CS phản tỉnh muộn màng Lê
Hiếu Đằng đã đề nghị trước khi nhắm mắt lìa đời, sau 45 năm theo ĐảngCSVN; hay
một chính đảng cũ tỷ như đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội do đảng CSVN thành lập ở
Miền Bắc trước năm 1975, để ngụy trang đa đảng cho chế độ độ tài Đảng trị Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 1975 hai đảng này bị khai tử, sau này được cố cựu
đảng viên CS Hoàng Minh Chính phục hoạt ngoài vòng pháp luật chế độ đương thời,
kết hợp với đảng Thăng Tiến mới thành lập, tạo thành một liên minh các chính
đảng ( Liên đảng Lạc Hồng) hay liên minh
các tổ chức đấu tranh chính trị (Khối
8406).
Những chính đảng cũ hay mới này sẽ qui tụ
một số ít thành phần ngoài đảng đã công khai tham gia hay âm thầm yểm trợ trong
các cao trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chủ quyền lãnh thổ trong nước,
còn đa số là các cựu đảng viên cộng sản đã “phản tỉnh”, ly khai và từng công
khai chống lại đảng CSVN (thật hay giả)
hoặc còn dấu mặt trước đây nay tách ra thành lập một đảng mới mang tính dân chủ
xã hội, có khuynh hướng cấp tiến trung dung hay triệt để. Trong số này, ngoài
số ít là những cựu đảng viên kỳ cựu có tên tuổi cầm trịch, giữ vai trò lãnh đạo
thời kỳ chuyển tiếp (vì tuổi tác đã cao
không thể kéo dài), còn lại đa cố là các cựu đảng viên CS thế hệ trẻ có cơ
hội sống, làm việc, học tập từ thực tế trong nước, mở rộng ra thế giới bên
ngoài, đã được cải tạo và giác ngộ, tạo cho họ một ý thức yêu chuộng tư do dân
chủ,không còn muốn tiếp tục chế độ độc tài và bất công xã hội của cha anh họ kéo
dài từ lâu; chẳng qua bao lâu nay, do hoàn cảnh, liên hệ gia đình và lợi ích cá
nhân họ nhất thời phải sinh hoạt trong một đảng độc tôn, trong chế độ độc tài
toàn trị CSVN. Những đảng viên trẻ tuổi của các chính đảng mới này, phần đông
là hậu duệ của các đảng viên cố cựu già nua, bảo thủ, sẽ là lực lượng nòng cốt giữ
vai trò lãnh đạo sau này cho một chính đảng mạnh sẽ nắm quyền, ít nhất là trong
vài nhiệm kỳ đầu của chế độ dân chủ, đa đảng mới hình thành.Chính sự chuyển đổi
thế hệ lãnh đạo mới cách này, vẫn trong tầm tay lèo lái được, nên đảng CSVN mới
an tâm khi tình thế bắt buộc, phải chấp nhận từ bỏ quyền thống trị độc tôn kéo
dài nhiều thập niên qua, chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng, Vì dẫu sao,
với đảng cầm quyền kế tiếp là con em họ, sẽ không xẩy ra hiện tượng phục thù
chính trị, sẽ bảo đảm an toàn mọi mặt (sinh
mạng, quyền lợi kinh tế, chính trị,
tài sản tích lũy được…) cho cán bộ, đảng viên và gia đình của một chính
đảng đã gây qua nhiều hận thù và hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt, di hại lâu dài
cho đất nước và dân tộc.
Có thể nói, một chính đảng mang tính dân
chủ và xã hội có khuynh hướng cấp tiến, tạm gọi là thuộc “Cánh tả”, có thể dễ
dàng được đa số cử tri tin tưởng trao quyền qua lá phiếu tín nhiệm trong các
cuộc tuyển cử. Vì một chính đảng như Đảng Dân Chủ Xã Hội hay Xã Hội Dân Chủ
chẳng hạn, mà đa số đảng viên từng sinh hoạt trong đảng CSVN, thừa
kế tính tổ chức, tinh thần kỷ luật tự giác và đấu tranh cao, có nhiều kinh
nghiệm và thủ đoạn đấu tranh, tuyên truyền lôi kéo quần chúng. Trong số các
đảng viên của chính đảng này, hầu hết lại đã có kinh nghiệm tham gia chính
quyền, sống cùng nhân dân trong nước, lại đưa ra được chủ trương, chính sách
đối nội cũng như đối ngoại khả thi, có tính thuyết phục, đáp ứng được khát vọng tự do dân chủ, độc lập dân tộc của
nhân dân,thì dễ được đa số cử tri bỏ phiếu bầu chọn để trở thành một chính đảng
nắm chính quyền.
3.- Các chính đảng Quốc gia mang tính
bảo thủ, thuộc cánh hữu, vẫn chưa có cơ hội nắm quyền trong chế độ dân chủ, đa
đảng. Nếu mỗi đảng hoạt động độc lập và biệt lập thì chỉ đóng vai trò đối lập
yếu. Nếu hoạt động trong thế liên kếtcác chính đảng sẽ tạo thành một liên minh
đối lập mạnh, có nhiều ảnh hưởng với đảng cầm quyền.
Chính đảng quốc gia bao gồm
một số đảng phái hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giành độc lập
dân tộc (Trước năm 1954) như Việt Nam
Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt các phái, Nhân Xã Đảng…;Một số chính đảng hình
thành trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam
(1954-1975) như đảng Tân Đại Việt, đảng Dân Chủ, đảng Cấp Tiến…. Và một số chính
đảng hình thành sau năm 1975 như đảng Việt Tân, đảng Vì Dân, đảng Nhân Dân Hành
Động, đảng Thăng Tiến, Liên Đảng Lạc Hồng…Hầu hết các chính đảng quốc gia không
cộng sản (tạm gọi thuộc cánh hữu)
hình thành trước sau đều có mục tiêu chung sau này là chống cộng để dân chủ hóa
đất nước.
Vậy
thì, các Chính Đảng Quốc Gia sẽ đóng vai trò gì trên chính trường chế độ dân
chủ, đa đảng?
Theo nhận định của chúng tôi, thời kỳ đầu có
thể chỉ có một số Chính Đảng Quốc Gia tham gia chính trường vì tin tưởng có sự
chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng là thật, do tình thế buộc đảng CSVN không
thể làm khác hơn.Nhưng một số chính đảng khác có thể vẫn tẩy chay không tham
gia chính trường, vì hoài nghị sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng do
đảng CSVN chủ động, đơn phương thực hiện vẫn chỉ là một thủ đoạn quen thuộc bao
lâu nay của đảng CSVN để thoát hiểm, để đánh lừa nhân dân và thế giới, nên tạo
ra một chế độ dân chủ, đa đảng giả, với “
một chính quyền cộng sản không có đảng cộng sản” mà thôi.
Vậy đối với các Chính Đảng Quốc Gia, không
cộng sản chấp nhận tham gia chính trường dân chủ, đa đảng sẽ đóng vai trò gì?
Theo nhận định của chúng tôi:
Trong chính trường dân chủ, đa đảng, các
chính đảng quốc gia có thể đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử hay
công cử trong tư thế độc lập của một chính đảng (Quốc Dân Đảng, đảng Đại Việt …) hay tư thế liên minh giữa các
chính đảng (chẳng hạn như Liên Minh Quốc
Gia Dân Tộc Dân Chủ…).Thế nhưng thực tế khó giành được chính quyền trong tư
thế độc lập một chính đảng đã đành, mà trong tư thế Liên Minh các chính đảng
cũng khó. Vì về chủ quan, đa số các chính đảng quốc gia đều đã “lão hóa”, bị
phân hóa về tổ chức với nhiều phe phái. Hầu hết các đảng viên lãnh đạo cũng như
các đảng viên còn hoạt động tích cực đều ở tuổi khá cao. Các đảng viên trẻ hậu
duệ kế tục sự nghiệp của đảng không phát triển nhiều, thiếu rèn luyện và kinh
nghiệm đấu tranh, tinh thần kỷ luật tự giác, tích cực không đều, sự đoàn kết
gắn bó trong các hoạt động đấu tranh cho mục lý tưởng của đảng không triệt để,
không tích cực bền bỉ, còn mang tính tùy tiện, bán thời gian.Cơ sở đầu não các
đảng phái quốc gia đều ở hải ngoại; cơ sở hoạt động trong nước thì không nhiều, không có nhiều
kinh nghiệm cầm quyền, vì thất thế sau ngày 30-4-1975. Về khách quan, các chính
đảng quốc gia ít được nhân dân trong nước biết đến tên tuổi và các hoạt động.
Một số không nhỏ cử tri có tâm lý dị ứng với các ứng cử viên của các chính đảng
quốc gia từ ngoài về tham chính. Vì vậy cử tri sẽ không dễ dàng bầu cho ứng cử
viên các chính đảng quốc gia mà có khuynh hướng chọn các ứng cử viên có tên
tuổi quen thuộc và uy tín của các đảng mới thành lập và hoạt động trong nước,
mà đa số đảng viên là những cựu cán bộ, đảng viên CS “phản tỉnh”,hay cán bộ,
viên chức nhà nước chế độ cũ đã có thành
tích ít nhiều về đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân oan trong
quá khứ.
Vậy thì, trên chính trường chế độ dân chủ,
đa đảng, các chính đảng quốc gia cũ, (tạm
gọi là thuộc cánh hữu, khuynh hướng bảo thủ đối trọng với đảng CSVN thuộc cánh
tả, có khuynh hướng bảo thủ), nếu đứng độc lập thì chỉ đóng vai trò một
đảng đối lập yếu. Nếu liên kết chặt chẽ có tính cơ cấu để cùng đấu tranh trên
chính trường theo một sách lược chung, thích dụng và có hiệu quả, thì có thể
đóng vai trò của một lực lượng chính trị đối lập mạnh mang tính bảo thủ cánh
hữu, đối trọng với đảng CSVN mang tính bảo thủ cánh tả. Nhưng cơ hội nắm quyền
của các chính đảng quốc gia này thì rất khó.
4.-
Một chính đảng hay liên minh chính đảng thức thời mới hình thành mang tính dân
chủ,cấp tiến, thuộc cánh hữu (Tỷ như Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa hay Liên
Minh Dân Chủ Cộng Hòa…), sẽ là một chính đảng hay liên minh mạnh, có thế lực nắm
quyền, ở thế đối trọng có sức cạnh tranh nghiêng ngửa với các chính đảng mạnh,
cấp tiến, thuộc cánh tả (Đảng Xã Hội hay đảng Dân Chủ Xã Hội).
Thật vậy, đối với các chính đảng hay liên
minh mới thành lập theo khuynh hướng quốc gia, dân tộc, dân chủ, nếu chính đảng
nào mạnh về tổ chức, có chân đứng trong nước, thu hút được nhiều đảng viên từ
nhiều nguồn (gốc cựu cộng sản, gốc quốc
gia, quần chúng vô đảng…), đưa ra được những nhân sự lãnh đạo có uy tín và
thành tích đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, với một chính cương và sách lược
kiến quốc và giữ nước khả thi, có tính thuyết phục, lối kéo được đa số cử tri
trao quyền qua lá phiếu trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do, thì đảng hay
liên minh ấy sẽ có cơ hội nắm quyến, nếu không thì cũng là một đảng hay liên
minh đối lập mạnh, sẽ có nhiều ảnh ảnh hưởng đối với đảng cầm quyền.
II/- KẾT LUẬN.
Việt Nam nhất định sẽ đi đến dân chủ để
hình một chính trường dân chủ ở tương lai là một khẳng định chắc chắn. Nhưng
vai trò của các chính đảng trên chính trường này chỉ là những dự kiến chính trị
thể hiện một ước muốn riêng cũng như chung.
Ước
muốn rằng, đảng CSVN thức thời tiếp tục chủ động thực hiện giai đoạn cuối cùng
kết thúc quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài độc đảng qua chế độ dân chủ, đa
đảng, khởi sự từ Đại Hội 12 của đảng CSVN và hoàn tất trong vòng 5 năm (2015-2020) để tạo ra một chính
trường dân chủ đa đảng. Ước muốn rằng, trên chính trường đa đảng này sẽ hình
thành một hệ thống lưỡng đảng (Đảng Xã Hội và Đảng Dân Chủ) hay tam đảng (thêm
đảng Xã Hội Dân Chủ hay Dân Chủ Cộng
Hòa) để tạo ra một chính trường ổn định, lành mạnh và hữu hiệu.
Bởi vì kinh nghiệp thực tế trong các chế
độ dân chủ, đa đảng còn phôi thai, như Việt Nam Cộng Hòa trước đây ở Miền Nam
Việt Nam (1954-1975), sự lạm phát chính đảng và có quá nhiều ứng cử viên trong các cuộc tuyển cử vào các chức vụ dân cử đã đưa đến những hậu
quả không tốt nhiều mặt như thế nào, chẳng cần nói ra thì ai cũng có thể biết
hay suy đoán được./.
Thiện Ý
Houston, ngày 18
tháng 9 năm 2015
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.