Tuesday, October 6, 2015

Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc: VÌ SAO HÒA GIẢI VÀ HÒA HỢP DÂN TỘC CHƯA THÀNH TỰU Ở VIỆT NAM?



Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc:
VÌ SAO HÒA GIẢI VÀ HÒA HỢP DÂN TỘC CHƯA THÀNH TỰU Ở VIỆT NAM?

Thiện Ý

       Vấn đề hòa giải và hợp dân tộc đã được nêu ra từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành tựu ở Việt Nam, dù đó là ước muốn chung của bất cứ người Việt Nam yêu nước nào. Vì sao Việt Nam chưa hòa giải và hòa hợp dân tộc được?
      Để trả lời câu hỏi vừa nêu, nội dung bài tham luận này lần lượt trình bầy:
-        Nguyên nhân ngăn trở hòa giải và hòa hợp dân tộc là gì?
-        Phương cách nào khả thi để thành tựu hòa giải và hòa hợp dân tộc?

I/- NGUYÊN NHÂN NGĂN TRỞ HOÀ GIẢI VÀ HOÀ HỢP DÂN TỘC LÀ GÌ?

      Theo nhận định của chúng tôi nguyên nhân căn bản chủ yếu là sự bất đồng về phương thức thực hiện giữa khối người Việt quốc gia chống cộng (xin gọi tắt là Việt Quốc) với đảng và nhà cầm quyền hiện nay tại Việt Nam (Xin goi tắt là Việt cộng).
     Thật vậy, để thấy được sự bất đồng vừa nêu, trước hết phải hiểu ý nghĩa chung và ý nghĩa riêng của cụm từ “Hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
     Về ý nghĩa chung: hoà giải là giải quyết mâu thuẫn một cách hoà bình để đi đến sự hợp nhất trong hoà bình. Nếu mâu thuẫn ấy là mâu thuẫn trong lòng một dân tộc, thì hoà giải và hoà hợp dân tộc là mâu thuẫn ấy cần được giải quyết một cách hoà bình để đi đến sự hoà hợp dân tộc trong hoà bình.
     Từ ý nghĩa chung, đi vào ý nghĩa riêng của hoà giải và hoà hợp dân tộc tại Việt Nam: Đó là giải quyết một cách hoà bình mâu thuẫn phát sinh từ cuộc nội chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam và tồn tại trong lòng dân tộc việt Nam cho đến hôm nay, để đi đến hoà hợp dân tộc.
       Trong ý nghĩa riêng này cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp của cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc”. Theo nghĩa rộng là giải quyết hoà bình mâu thuẫn trong lòng dân tộc giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản. Theo nghĩa hẹp là giải quyết hoà bình mâu thuẫn trong lòng dân tộc giữa hàng ngũ lãnh đạo trong cuộc chiến tranh quốc - cộng vừa qua (1954-1975) và cho đến hôm nay.
    Theo nhận định của chúng tôi, đã từ lâu chứ không phải đợi đến bây giờ 39 năm sau ngày 30-4-1975 chấm dứt cuộc chiến tranh ý thức hệ quốc – cộng, nghĩa rộng của cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc” không còn giá trị thực tế. Vì thực tế nhân dân hai Miền Bắc Nam đã tự giác “hòa giải và hòa hợp” từ lâu sau khi tự hoá giải mâu thuẫn một cách hoà bình bằng chính thực tiễn sinh động đã giúp tất cả có chung nhận thức về thực chất của cuộc chiến tranh quốc-cộng hôm qua (1954-1975) chỉ là một cuộc chiến do ngoại bang thực hiện thông qua những chính quyền công cụ bản xứ, xô đẩy nhân dân hai miền vào một cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, bằng những chiêu bài lừa mị, đã tàn phá tan hoang đất nước, phân hoá dân tộc, để lại di hại nghiêm trọng, toàn diện và lâu dài cho đất nước.
        Như vậy thực tế nay chỉ còn tồn tại trong lòng dân tộc ý nghĩa hẹp của cụm từ “Hoà giải và hoà hợp dân tộc”. Nghĩa là chỉ còn tồn tại mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo dân tộc thuộc hai phe Quốc-Cộng. Thế nhưng hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn chưa thực hiện được tại Việt Nam vì các nhà lãnh đạo hai phe Việt quốc và Việt cộng vẫn chưa thống nhất được phương cách hòa giải để đi đến hòa hợp dân tộc một cách hòa bình.
   Phe Việt cộng thì đã không chính thức đưa ra chủ trương, chính sách và lịch trình thực hiện “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” cụ thể, mà chỉ dưới hình thức này hay hình thức khác, đơn phương kêu gọi người Việt quốc gia hãy quên quá khứ, quên hận thù, đừng chống cộng nữa, mà hãy hợp tác toàn diện, vô điều kiện với đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay, để xây dựng phát triển đất nước. Nghĩa là không có hòa giải (giải quyết những mâu thẫn căn bản một cách hòa bình) mà chỉ muốn có hòa hợp.
   Trong khi phe Việt quốc thì muốn thực hiện “hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này. Nghĩa là hai bên phải bằng cách nào đó, cùng ngồi lại với nhau để hóa giải mâu thuẫn căn bản về lãnh đạo dân tộc. Đó là mâu thuẫn giữa những người cộng sản lãnh đạo dân tộc theo con đường độc tài toàn trị, độc đảng độc quyền thống trị, với những người quốc gia lãnh đạo dân tộc theo con đường dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng. Đây chính là mâu thuẫn căn bản giữa Việt QuốcViệt cộng và là nguyên nhân cơ bản làm phân hoá dân tộc.  Do đó “hoà giải và hoà hợp dân tộc” chính là giải quyết mâu thuẫn này một cách hoà bình để đi đến hoà hợp dân tộc toàn diện.
    Vậy thì…
II/- PHƯƠNG CÁCH NÀO KHẢ THI ĐỂ THÀNH TỰU HÒA GIẢI VÀ HÒA HỢP DÂN TỘC?
      Thực tế cho thấy có hai phương cách thực hiện “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” là song phương hòa giải và đơn phương hóa giải mâu thuẫn căn bản để đi đến hòa giải dân tộc.
     1.- Song phương hòa giải: là đại diện hai bên Việt cộng và Việt quốc ngồi lại với nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn căn bản.
     Phương cách này  cá nhân chúng tôi đã thử đưa ra “Giải Pháp Toàn Cuộc Cho Vấn Đề Tương Lai Dân Tộc Việt Nam” in trong chương II (Luận bàn về một Giải “Giải Pháp Toàn Cuộc Cho Vấn Đề Tương Lai Dân Tộc Việt Nam), Phần IV (Việt Nam Lạc Quan Tin Tưởng Hướng Về Tương Lai) là phần cuối cùng tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của chúng tôi (Khởi thảo từ trong nước, ấn hành lần đầu vào Tháng 4-1995 và tái bản Tháng 4-2005 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ).
    Theo giải pháp này, chúng tôi đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Cộng và Việt Quốc cùng nhau thực hiện tiến trình hòa giải qua “Ba bước đến nền dân chủ nhất nguyên dân tộc”:
-        Bước mội: Triệu tập “Hội Nghị Hóa Giải Mâu Thuẫn Về Lãnh Đạo Dân Tộc”
-        Bước Hai : Triệu tập “Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc GIa”
-        Bước Ba:  Hình thành “Chế Độ Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc”.
    
       Trong giải pháp này có đề nghị cụ thể  về thời gian, không gian, thành phân tham dự, nghị trình, trách nhiệm tổ chức và chi phi…
      Về thành phần tham dự  về phía Việt Quốc gồm các nhà lãnh đạo trong ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Về phía Việt Cộng gồm các nhà lãnh đạo có thẩm quyền trong cơ chế Đảng và các cơ quan Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
     Về trách nhiệm tổ chức giao cho Thủ Tướng chính phủ CHXHCNVN với chi phí do ngân sách quốc gia đài thọ…Tiếc rằng giải pháp đề nghị này đã không được các nhà lãnh đạo Việt cộng cũng như Việt quốc quan tâm. Mặc dầu thời điểm năm 1995 hầu hết các nhà lãnh đạo Việt cộng cũng như Việt quốc trong hai chính quyền Bắc-Nam có liện hệ với cuộc chiến tranh Quốc –Cộng (1954-1975) vẫn còn sống.
     Vì vậy, nay nếu có dùng phương cách “Song phương hòa giải” cách nào đó cũng khó khả thi. Vì phía Việt quốc không thể vượt qua khó khăn tiên quyết này: Tư cách đại diện tham dự các cuộc hội nghị song phương,khi bao lâu nay toàn khối Việt quốc ở thế đa đầu về tổ chức và phân hóa về nhận thức, quan điểm và phương cách chống cộng. Riêng vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” vẫn chưa có sự đồng thuận, còn nhiều chống đối trong nội bộ Việt quốc.
   
2.- Đơn phương hóa giải.
     Nếu thực tế phương cách “song phương hòa giải” bất khả thi, thì chỉ còn phương cách “Đơn phương hóa giải” mâu thẫn căn bản giữa Việt cộng và Việt quốc. Đây là phương cách khả thi nếu đảng và nhà cầm quyền Việt cộng hiện nay thực tâm, có thiện chí muốn thành tựu “hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
     Theo phương cách này, đảng và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay chỉ cần đơn phương

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.