Friday, November 15, 2019

Những sự kiện lịch sử nhắc nhở Cộng Đảng VN những điều phải làm

Những sự kiện lịch sử nhắc nhở Cộng Đảng VN những điều phải làm

15/11/2019

Cắm hoa vào kẻ hở trên Bức tường Berlin để tưởng niệm những người dân Đông Đức đã chết khi tìm cách vượt thoát qua bức tường này tìm tự do.
Cắm hoa vào kẻ hở trên Bức tường Berlin để tưởng niệm những người dân Đông Đức đã chết khi tìm cách vượt thoát qua bức tường này tìm tự do.
Thiện Ý

- Những sự kiện lịch sử nhắc nhớ Cộng đảng Việt Nam.
- Cộng đảng Việt Nam phải làm gì và cần làm gì để đoái công chuộc tội với đất nước.
Đó là nội dung bài viết nhân tưởng niệm 30 năm sụp đổ của bức tường Berlin (1989-2019) hay còn gọi là “Bức tường ô nhục” chia cắt Đông Đức cộng sản toàn trị và Tây Đức dân chủ pháp trị. Từ sự sụp đổ này đã tiếp nối sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sau cùng là Liên bang Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Xô-Viết, gọi tắt là Liên Xô, từng được xưng tụng là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của Cộng sản Việt nam.
I - NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ NHẮC NHỚ CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM
1. Tưởng niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ (1989-2019)
Theo tin truyền thông, nước Đức hôm thứ Bảy ngày 9-11-2019 trong một buổi lễ trang trọng tại Khu tưởng niệm Bức tường Berlin Bernauer Strasse kỉ niệm 30 năm ngày Bức tường chia cắt Đông và Tây Đức này sụp đổ. Bức tường được nhà cầm quyền Đông Đức cộng sản độc tài dựng lên gần 30 năm (1961-1989) để ngăn chặn làn sóng người dân Đông Đức CS trốn chạy qua Tây Đức tự do dân chủ. Vào tháng 8 năm 1989, lính biên phòng Hungary lần đầu tiên cho phép người dân từ Đông Đức tự do băng qua biên giới vào Áo, mở đường cho sự sụp đổ của Bức tường Berlin ba tháng sau đó và đặt dấu chấm hết cho Bức màn Sắt. Một năm sau khi bức tường sụp đổ, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Đức sụp đổ, nước Đức thống nhất vào năm 1990 dưới chế độ dân chủ Cộng Hòa Liên Bang Đức đến nay.
Tham dự lễ tưởng niệm, ngoài Tổng Thống Frank-Walter Steinmeier và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, các quan chức cấp cao và đông đảo quần chúng nhân dân Đức, còn có sư hiện diện của bốn nguyên thủ các quốc gia Đông Âu từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Đó là Tổng thống Janos Ader của Hungary, Andrzej Duda của Ba Lan, Zuzana Caputova của Slovakia và Milos Zeman của Cộng hòa Czech Republic. Tất cả cùng cắm hoa tưởng niệm vào kẻ hở trên Bức tường Berlin để tưởng niệm những người dân Đông Đức đã chết vì tìm cách vượt thoát qua bức tường này tìm tự do.
Tại buổi lễ, Tổng thống Đức Steinmeier nói ‘“Cùng với những người bạn của chúng tôi, chúng tôi nhớ về các sự kiện 30 năm trước với lòng biết ơn sâu sắc,” ; và rằng “Nếu không có sự can đảm và ý chí tự do của người Ba Lan, người Hungary, người Czech và người Slovakia, các cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu và việc thống nhất nước Đức sẽ không thể thực hiện được,”
2 - Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial)
Đài tường niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W, cách Union Station hai dãy phố và trong tầm nhìn của Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, về hướng tây.
Theo tài liệu lưu trữ của Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản thì mục đích của tượng đài là: "để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai", và được ghi nhận là "để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản"
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành vào ngày 12 tháng Sáu, 2007, kỷ niệm 20 năm ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng trước Bức Tường Berlin, rằng "Hãy phá đổ bức tường này."
3. Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản tại Hoa Kỳ (7-11-2017)
Một ngày trước chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.Thông cáo từ Tòa Bạch Ốc lúc đó`nói ngày 7/11 đánh dấu 100 năm (1917-2017) kể từ khi cuộc cách mạng do đảng cộng sản Bolshevik Nga do Vlamir Lenin lãmh đạo nổ ra tại Nga, dẫn tới việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) và những thập niên đen tối của chủ nghĩa cộng sản đàn áp, một triết lý chính trị không thích hợp với tự do, thịnh vượng, và nhân phẩm của đời sống con người.
Thông báo của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh, rằng trong thế kỷ qua, các chế độ cộng sản độc tài trên khắp thế giới đã giết chết hơn 100 triệu người và biến vô số người khác thành nạn nhân của tình trạng bóc lột, bạo động, và những sự hủy diệt chưa kể hết. Rằng, qua các phong trào mạo danh sự giải phóng đã tước đoạt một cách có hệ thống các quyền của người dân vô tội được Thượng đế ban cho như quyền tự do thờ phượng, tự do lập hội, cùng nhiều quyền khác nữa. Và rằng dưới chế độ cộng sản, các công dân khao khát tự do bị nô dịch hóa bởi nhà nước qua việc sử dụng bạo động, gieo rắc sự sợ hãi, và hăm dọa.
Thông cáo Tòa Bạch Ốc cũng nói, ngày hôm nay, chúng ta tưởng nhớ những người đã thiệt mạng và tất cả những người tiếp tục phải chịu đựng dưới chế độ cộng sản. Trong sự tưởng nhớ và vinh danh tinh thần của những ai đã tranh đấu dũng cảm giúp làm lan tỏa tự do và cơ hội trên khắp thế giới, nước Mỹ tái khẳng định quyết tâm không lay chuyển mang ánh sáng tự do tới với tất cả những ai khao khát một tương lai tươi sáng, tự do hơn.
Giờ đây nhớ lại, hơn 100 năm trước, từ ngày 6 đến 9/11/1917, Hồng quân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin chiếm Cung điện Mùa đông ở Nga và thành lập chế độ cộng sản, khởi đầu một thế kỷ mà trong đó có hơn 100 triệu người bị sát hại bởi lý tưởng này. Ngày nay, nhiều người vẫn còn là nạn nhân của cộng sản trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, Campuchea và Lào… Đàn áp xảy ra tại các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản dưới các hình thức từ diệt chủng như thời Khơ Me Đỏ ở Campuchea hay dưới thời cai trị của Joseph Stalin ở Liên Xô, tiêu diệt văn hóa-trí thức như dưới thời Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và nhiều nơi khác nữa kể cả Việt Nam, cho tới bắt bớ tù đày những người bất đồng chính kiến như tại Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc hay Việt Nam.
Trong một sự kiện hôm 6/10/ 2017 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ‘Lý tưởng cộng sản thất bại đã mang lại sự đàn áp đối với người dân Cuba, chẳng mang lại gì ngoài sự thống khổ chịu đựng ở tất cả mọi nơi khác mà nó hiện diện, tất cả mọi nơi.’Tổng thống Mỹ nhấn mạnh ‘Chủ nghĩa cộng sản là quá khứ. Tự do là tương lai.
3 - Tác hại của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam
Mọi người Việt Nam không thể nào quên những tội ác chồng chất do chủ nghĩa cộng sản gây ra kể từ sau khi chủ nghĩa không tưởng này được ông Hồ Chí Minh và những đồng chí của ông du nhập tụ đảng tại Việt Nam (1930).
Tội ác xẩy ra cao độ là trong thời kỳ Cộng đảng Việt Nam đã “ngụy dân tộc” phát động, tiến hành cuộc “Chiến tranh giải phóng Miền Nam” để cộng sản hóa cả nước (1954-1975), với sự hậu thuẫn của các nước cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và các nước phe XHCN. Chính cuộc chiến tranh “nồi da sáo thịt này” đã sát hại hàng triệu sinh linh người dân Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam của đất nước. Đất nước bị tàn phá tan hoang, dân tộc bị phân hóa, hận thù và đói nghèo tràn lan. Đỉnh cao tội ác của chủ nghĩa cộng sản trong chiến tranh là vụ sát hại, chôn sống trong các ngôi mộ tập thể lên đến khoảng bốn năm ngàn người. Sau chiến tranh, đỉnh cao tội ác của chủ nghĩa cộng sản là giam cầm, đầy ải, sỉ nhục hàng trăm ngàn quân dân,cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam trong các trại tù gọi là “Tập trung cải tạo”; Tội ác đàn áp, bắn giết, tù đầy, khủng bố hàng ngàn người chống đối chế độ đòi dân chủ, tự do, nhân quyền hơn 44 năm qua (1975-2019)… Tất cả tội ác này, từ quá khứ đến hiện tại ở Việt Nam đều là từ, do và vì chủ nghĩa cộng sản đã được các thế hệ đảng viên Cộng đảng Việt Nam vận dụng vào thực tiễn.
Vậy thì…
III - CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM PHẢI VÀ CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐOÁI CÔNG CHUỘC TỘI VỚI ĐẤT NƯỚC?
Thật đơn giản và trong tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam nay đã biến chất, biến thể không còn là cộng sản nữa.Vì là một đảng đã và đang độc quyền thống trị hơn 64 năm qua nắm quyền sinh sát trong tay (20 năm nửa nước Miền Bắc và 44 năm thống trị cả nước). Nay Cộng đảng chỉ cần thực tâm “sám hối(chẳng cần thú nhận công khai) về quá khứ sai lầm đã chọn con đường cộng sản chủ nghĩa, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho đất nước. Đồng thời, tự nguyện, tự giác, quyết tâm, chủ động thực hiện các bước sau đây:
1 - Chấm dứt bắc bớ, đàn áp, khủng bố và thả hết những người bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hòa cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước đang bị cầm tù.
2 - Đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước về mặt pháp lý (sửa đổi Hiến pháp và Luật pháp quốc gia theo hướng dân chủ…) và dân chủ hóa về mặt thực tiễn (điều chỉnh cơ chế tổ chức công quyền, đào tạo nhân sự quản lý, điều hành hệ thống công quyền quốc gia các cấp hành chánh quân sự để có được một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân…). Tất cả được tiến hành đồng bộ, theo một tốc độ phù hợp để giữ vững ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, tránh xáo trộn bất lợi cho đất nước.
3 - Chủ động kết thúc êm dịu tiến trình chuyển hóa từ chế độ độc tài toàn trị qua chế độ dân chủ pháp trị sau một thời gian thích hợp, mà vẫn giữ được ổn định và các cựu đảng viên CS vẩn có cơ hội nắm quyền theo Hiến pháp và luật pháp dân chủ mới hình thành, nếu có tài đức, được nhân dân tuyển chọn qua lá phiếu bầu trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do thật sự.

NHẬN ĐỊNH VỀ BÀI VIẾT CỦA LUẬT SƯ HOÀNG DUY HÙNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ.



NHẬN ĐỊNH VỀ BÀI VIẾT CỦA LUẬT SƯ HOÀNG DUY HÙNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ.

Thiện Ý

     Báo Nhân Dân điện tử và phát hành trên giấy, là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và nước cộng sản Việt Nam, số ra ngày 29-10-2019, vừa cho đăng tải một bài viết của Ls Hoàng Duy Hùng nhan đề “Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại”.Công luận dường như đang chờ đợi phản ứng của những người Việt quốc gia chống cộng. Cho đến khi viết bài nhân định này, chúng tôi không rõ đã có ai viết bài hay lên tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng chống hay tán đồng việc làm này của Ls Hoàng Duy Hùng.

     Bài viết của chúng tôi không có chủ đích chống hay ủng hộ Ls Hoàng Duy Hùng, mà chỉ muốn đưa ra một số nhận định khách quan về tác giả  và bài viết, tương tự như việc của một thày giáo dạy Việt Văn hướng dẫn học sinh nhận xét phê bình một bài giảng  văn thờiTrung học trong nền giáo dục dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam(1954-1975). Dựa theo trình tự cách làm này, bài viết của chúng tôi lần lược trình bày:

I/- ĐỌC ĐỂ BIẾT TOÀN VĂN BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ HOÀNG DUY HÙNG.

    Để nghị bạn đọc xem toàn văn bài viết “Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại”. của Ls Hoàng Duy Hùng ở cuối bài viết (*)

II/- GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ.

      Trong phần giới thiệu bài viết, báo Nhân Dân viết: “Luật sư Hoàng Duy Hùng là người Mỹ gốc Việt ở Houston (Hiu-xtơn, Mỹ) và là cựu Ủy viên Hội đồng của thành phố này. Như đã đôi lần công khai tâm sự, ông cho biết mấy chục năm trước từng hoạt động chống đối Việt Nam, song từ khi nhận ra lòng yêu nước của mình đặt không đúng chỗ, ông đã tự điều chỉnh và thay đổi.”.
     Mở đầu bài viết Ls Hoàng Duy Hùng cũng tự giới thiệu về mình như sau: “Năm 1975, khi đang là cậu bé 13 tuổi, tôi cùng gia đình sang Mỹ. Là hậu duệ của “Việt Nam cộng hòa” (VNCH) nên lúc đó tôi suy tư theo cách suy tư của người VNCH chống lại cộng sản. Năm 1983 vào đại học, tôi tiếp xúc với nhiều đảng phái, tổ chức của người Việt ở hải ngoại. Tổ chức đảng phái nào cũng mong muốn có những người “trẻ” như tôi lúc đó tham gia để phát triển tổ chức. Cuối cùng tôi tham gia “Mặt trận Việt Nam tự do” của các ông Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kim. Đến năm 1996, tôi gia nhập “Đại Việt cách mạng đảng” của ông Hà Thúc Ký. Cuối năm 1999, tôi chính thức rời khỏi đảng này vì thấy lãnh đạo của tổ chức “tranh giành quyền lực” hơn là “lo cho nước, cho dân” như họ vẫn tuyên truyền.”

     Như vậy là tác giả Hoàng Duy Hùng năm nay khoảng 57 tuổi, kém người viết khoảng gần 20 tuổi, cũng không còn trẻ gì, không xa lạ với nhiều người.Đối với người viết, Ls Hùng ở chung một thành phố và có mối giao tình tốt hơn 20 năm qua.Tôi nhận xét Ls Hùng là một người có tài hùng biện, kiến thức rộng, có kinh nghiệm hoạt động trong đấu tranh chống cộng cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam; có bản lãnh, dám nói giám làm những gì mình cho là hay, là có lợi cho đất nước, sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh, chấp nhận mọi áp lực bất cứ từ đâu tới. Mặc dầu có nhiều bất đồng chính kiến với chúng tôi và những hành động chủ quan của Ls Hùng có thể đúng, có thể  sai. Nhưng chúng tôi tôn trọng. Vì đó là quyền tự do tư tưởng và hành động của mỗi người sống trong một đất nước dân chủ bậc nhất như Hoa Kỳ này. Và vì chúng ta đang cùng đấu tranh cho một nền dân chủ sớm hình thành tại Việt Nam, nên càng cần phải tôn trọng bất đồng chính kiến, quyền tự do  biểu đạt của người khác.

     Đầu năm nay (2019) tác giả Hoàng Duy Hùng có mời chúng tôi tham gia “đối luận” trong các chương trình do ông phụ trách trên vài đài truyền hình ở địa phương, tổng cộng khoản 5 giờ đồng hồ. Trong các chương trình đối luận này, với chủ đề liên quan đến một số vấn đề căn bản của Việt Nam,  như (1) vấn đề chống cộng,(2) chế độ độc tài toàn trị độc đảng hay chế độ dân chủ pháp trị đa đảng thích dụng cho Việt Nam… Ls Hùng đề nghị chúng tôi trình bày nhận thức quan điểm đứng trên lập trường của người Việt quốc gia chống cộng. Ls Hùng sẽ “phản biện” theo lập trường, quan điểm của đảng và nhà nước CSVN. (Các cuộc “đối luận này đã được phát tán rộng rãi trên mạng internet và còn lưu trên youtub. Đọc giả có thể tìm coi).

III/- ĐẠI Ý VÀ CHỦ ĐÍCH.

      1.- Đại ý và chủ đích bài viết:

     Đã được tác giả Hoàng Duy Hùng viết rõ như sau: “Những gì tôi viết trong bài này là trải nghiệm của bản thân tôi trong hơn 30 năm để chia sẻ với các bạn trẻ, ngõ hầu giúp các bạn tránh đi vào vết xe mà tôi đã đi, tốn biết bao nhiêu công sức, thời giờ, tâm huyết, tưởng là mình đóng góp xây dựng đất nước mà trên thực tế lại làm công cụ cho những mưu đồ tham vọng của nhóm này, người nọ…”

     Đồng thời cũng được báo Nhân Dân giới thiệu chủ đích bài viết được cho đăng tải như sau:

    Trong bài viết gửi Báo Nhân Dân mới đây, ông phác họa bức tranh về các tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại, hy vọng qua đó mong giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm, đồng thời có thể rút ra một số bài học, tránh đi vào vết xe mà ông đã trải qua. Báo Nhân Dân coi đó là thái độ chân thành và có trách nhiệm, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo…”

IV/- NHẬN ĐỊNH.

     Sau khi đọc bài“Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại” của tác giả Hoàng Duy Hùng, chúng tôi có một số nhận định như sau:

     1.- Nội dung bài viết về những kinh nghiệm bản thân một thời hoạt động chống cộng đã đưa đến nhận xét về thực trạng phân hóa, của các đảng phái và tổ chức chống cộng ở hải ngoại là đúng với thực tế dã được nhiều người Việt quốc gia chống cộng nói đến hay viết ra, trong đó có cá nhân người viết.

     Do đó, chẳng cần Ls Hùng viết ra thì ai cũng đã biết thực trạng tiêu cực này của phe quốc gia chống cộng, nhất là qua hệ thống tình báo “nằm vùng”, Việt cộng còn biết rõ hơn ai hết, biết nhiều hơn thế nữa tình hình nội bộ của những người quốc gia chống cộng ở hải ngoại.

     2.- Tuy nhiên, có sự khác biệt về cách thể hiện và chủ đích của Ls Hùng so với phần đông những người quốc gia chống cộng bao lâu nay.

    -  Phần đông những người Việt quốc gia chống cộng phơi bày thực trạng phân hóa trong các chính đảng và tổ chức chống cộng ở hải ngoại như một yếu điểm thực tế khó tránh cần được sửa chữa, chấn chỉnh để tạo thế lực đoàn kết thống nhất chống cộng có hiệu quả.Nhưng không hối tiếc về những hoạt động chống cộng bấy lâu nay như Ls Hùng. Sự phơi bày này được truyền đạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng tự do.

     - Trong khi bài viết của Ls Hùng phơi bày thực trạng phân hóa nội bộ của phe chống cộng trên diễn đàn báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luật chính thức của đảng CSVN, mà người Việt quốc gia chống cộng vẫn đang coi  là “đối phương” nên mới có vấn đề dị nghị. Dường như tác giả có chủ đích  dùng thực trạng tiêu cực này để cho mọi người thấy công cuộc chống cộng của người Việt quốc gia bao lậu nay không có hiệu quả, mà chỉ đưa đến hậu quả là sự phá hoại đất nước, gây khó khăn cản trở cho nhà đương quyền thực hiện các chủ trương làm lợi cho đất nước; mà nếu như không có các hoạt động chống cộng Việt Nam sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn…Vì thế, khiến ông “phản tỉnh, hối tiếc” quá khứ đã tham gia các hoạt động chống cộng trong các đảng phái quốc gia và lên tiếng kêu gọi thế hệ trẻ,  rằngNhững gì tôi viết trong bài này là trải nghiệm của bản thân tôi trong hơn 30 năm để chia sẻ với các bạn trẻ, ngõ hầu giúp các bạn tránh đi vào vết xe mà tôi đã đi, tốn biết bao nhiêu công sức, thời giờ, tâm huyết, tưởng là mình đóng góp xây dựng đất nước mà trên thực tế lại làm công cụ cho những mưu đồ tham vọng của nhóm này, người nọ.”

      Nhận thức và quan điểm trái chiều trên của Ls Hoàng Duy Hùng chúng tôi đã có dịp “phản bác” trong cuộc đối luận trên truyền hình với ông. Rằng không phải các hoạt động chống cộng của các tổ chức hay cá nhân trong khối người Việt quốc gia đã ngăn cản nhà cầm quyền CSVN làm những điều tốt đẹp cho đất nước, mà chính những hoạt động chống cộng này đã thúc đẩy buộc được nhà cầm quyền CSVN đã phải làm những điều tốt đẹp cho đất nước.

     Thật vậy, nếu không, làm gì có được một thực tế Việt Nam tiến bộ nhiều mặt như hôm nay. Về kinh tế đã phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện.Về chính trị làm gì có chuyện Việt cộng tự nguyện tự giác từng bước trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền cho người dân, so với thời kỳ “xây dựng chủ nghĩa xã hội” thất bại thảm hại (1975-1995), với toàn quyền sinh sát người dân. Đồng thời, bản thân đảng CS và chế độ XHCN tại Việt Nam liệu có biến chất, biến thể trở thành “đảng và chế độ Đỏ vỏ (CS độc tài) Xanh lòng (tư bản thị trường tự do)’ như hiện nay… Nhất là nếu không có các hoạt động chống cộng liên tục hơn 44 năm qua, dù có nhiều khiếm khuyết tiêu cực khó tránh, nhưng đã là một trong những lực đẩy, lực xoay cùng chiều đẩy đưa CS về hướng dân chủ, trong môi trường “mật ngọt kinh tế thị trường”. Cộng sản Việt Nam coi đây là nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và luôn nhắc nhở các đảng viên cảnh giác. Thế nhưng thực tế vẫn không ngăn cản được hiện tượng có thật “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng và cả chế độ. Thành ra, miệng thì “chống điễn biến hòa bình”, nhưng chân vẫn bị “diễn biến hòa bình” lôi đi không cưỡng lại được. Vì sao?

     Vì đó là quy luật “lượng đổi, chất đổi” theo “duy vật biện chứng” của chủ nghĩa cộng sản mà họ đã du nhập Việt Nam làm tan hoang đất nước, như chúng tôi đã trình bày, chứng minh trong nhiều bài viết. Đó là thực tế Việt Nam đã và đang được dân chủ hóa từng bước, cũng có nghĩa là thắng lợi từng bước của Việt Quốc đối với Việt cộng, tiến đến dân chủ hoàn toàn ở cuối quá trình chuyển đổi tịnh tiến theo quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi chất đổi”, như nước đun sôi đến 100 độ thì bốc hơi. Nghĩa là “lượng dân chủ” tăng tiến dần do các lực đẩy, lực xoay cùng chiều về phía dân chủ, trong đó có “lực đấu tranh chống cộng” dưới nhiều phương thức của người Việt Quốc gia  ở hải ngoại và nhân dân trong nước hơn 44 năm qua; đã đẩy đưa “chất độc tài CS” tiêu vong dần, đánh dấu bằng những bước lùi về phía dân chủ của nhà cầm quyền độc tài CS. Tiến trình này ai cũng có thể kiểm chứng qua thực tế hiện nay. Nhà đương quyền Việt Nam đã ngày càng phải trả lại nhiều quyền dân chủ, dân sinh cho nhân dân trong nước so với 10 năm hay 20 năm trước đây; và cuối cùng sẽ phải trả lại hoàn toàn các quyền dân chủ, dân sinh nhân quyền cho nhân dân ở cuối quá trình chuyển đổi “chế độ độc tài toàn trị CS(đã xanh lòng chỉ còn đỏ vỏ sẽ tiêu vong) qua chế độ “Dân chủ pháp trị” (Xanh vỏ, xanh lòng hoàn toàn sẽ hình thành).

      Chúng tôi thiết nghĩ, một người học cao hiểu rộng, có bản lãnh và lòng yêu nước Việt Nam như ông nói, từng tham gia các hoạt động tích cực đi từ chống cộng cực đoan đến chống cộng cấp tiến vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, chắc Ls Hùng phải hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đang ở giờ Thứ 25, biết được diễn biến tình hình thực tế trên ở Việt Nam. Thành ra, việc ông gửi một bài và được báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước CSVN cho đăng tải, chúng tôi đánh giá không có nghĩa là ông ta theo CS, là để “dứt khoát” vượt làn ranh Quốc-Cộng qua phía bên kia, mà dường như ông chỉ muốn xóa đi làn ranh này cho phù hợp với  thực tế không còn nữa? Vì sao?

     Là vì như chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài viết, rằng thực tế cũng như thực chất đảng CS và chế độ XHCN đã thực sự tiêu vong về mặt bản thể từ lâu rồi. Nói cách khác Việt Nam không còn cộng sản theo đúng lý luận Marxism –Leninnism nữa. Chẳng qua vì sĩ diện và muốn độc quyền thống trị, đảng và nhà cầm quyền hiện nay không dám thú nhận đã sai lầm, nên phải chơi trò gian thương “treo đầu dê, bán thịt chó”.  Vì làm gì có cái kiểu “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà chỉ có “Kinh tế thị trường tất yếu theo định hướng tư bản chủ nghĩa” và tất yếu thể hiện thuộc tính chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng.

     Vì vậy, phải chăng việc làm này, tiếp theo nhiều việc làm “cấp tiến” khác trong thời gian trước đây, đều là nằm trong tiến trình tạo thuận lợi cho Ls Hoàng Duy Hùng thực hiện điều ông gọi là “cuộc cách mạng Trắng” ? Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế cho thấy, đảng và những người cầm quyền hiện nay, dù “thực chất không còn là cộng sản” (Vì là Đảng và chế độ “Đỏ vỏ, xanh lòng rồi). Thế nhưng thực tế “chất đa nghi cộng sản( thà giết lầm hơn tha lầm kẻ địch) vẫn còn trong não trạng của các cựu đảng viên CS. Liệu họ có  tin vào thực tâm, thiện chí muốn cộng tác với nhà cầm quyền trong nước và tin vào sự tuyên xưng lòng yêu nước chân thành của Ls Hùng để tạo cơ hội cho Ls Hùng đem tài năng, nhiệt huyết phục vụ đất nước như chủ trương “Cách mạng Trắng” của mình? Điều này cũng có nghĩa là Ls Hùng dường như muốn đi theo chủ trương chính sách “chống cộng hậu chiến tranh lạnh” của Hoa Kỳ đối với Việt Nam được thực hiện gần 25 năm qua (1995-1019). Theo đó Hoa Kỳ đã đổi từ “đối phương Việt cộng(mâu thuẫn đối kháng một mất, một còn) trong chiến tranh quaĐối tác với Việt cộng” (đối lập xây dựng, đôi bên cùng có lợi) ?

     3.- Tuy nhiên, chúng tôi e ngại rằng bài viết “phản tỉnh ngược chiều” (thường là người CS phản tỉnh vì quá khứ sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho d8a61t nước) của Ls Hùng được báo Nhân dân  cho đăng tải vì họ thấy có ích lợi nhất thời cho “Đảng và nhà nước ta” về mặt tuyên truyền, chưa chắc đã tin sự chân thành của Ls Hùng mà mở đường thuận lợi cho ông phục vụ lợi ích cho đất nước như ông nói.

     Trong khi đối với khối người Việt quốc gia chống cộng vì mục tiêu dân chủ cho Việt Nam, không phải ai cũng nhìn thấy thiện chí và cảm thông với sự “Phản tỉnh ngược chiều” về phương thức chống cộng cấp tiến (khác phản tỉnh về mục tiêu  lý tưởng của chính nghĩa quốc gia). Do đó vẫn có nhiều người bất bình đến phẫn nộ coi ông là “kẻ phản bội” nên trong quá khứ xa gần đã có những hành động chống đối quyết liệt, bằng nhiều hình thức như nhục mạ thậm từ, chụp mũ tay sai CS, đe dọa tính mạng để khủng bố tinh thần, ngay từ khi ông khởi động tiến trình thay đổi phương thức đấu tranh như ông đã nêu trong bài viết. Nếu giờ đây không có ai hay ít người lên tiếng chống đối quyết liệt việc bài viết của ông đăng trên báo Nhân Dân như trước đây, theo nhận định của chúng tôi có thể là vì:

   (1) Những người chống cộng bảo thủ cực đoan nay đã quá vãng hay cao tuổi không còn sức hay không có khả năng “chính biện” để “phản bác” được tài “ngụy biện” của Ls Hùng; hoặc làm ngơ vì thấy có làm gì thêm nữa, đến mức cao độ như trước đây cũng không có hiệu quả ngăn cản được các hành động “phản bội lại chính nghĩa quốc gia”, công khai bênh vực chođối phương Việt Cộng” và đôi khi miệt thị chê bai nhân cách, lời nói hay hành động chống cộng lỗi thời của các cá nhân thế hệ cha chú và các tổ chức chống cộng ở hải ngoại vốn có bề dầy kinh nghiệm chống cộng một thời…

   (2) Đối với những người chống cộng cấp tiến trung dung, có thể không đồng tình với các hành động “cấp tiến cực đoan” thể hiện bao lâu nay cũng như mới nhất là gửi đăng một bài “vạch áo cho” Việt cộng” xem lưng” Việt Quốc của Ls Hùng trên báo Nhân Dân. Nhưng họ đã giữ im lặng với thái độ  chờ xem”. Vì có lẽ họ cũng cảm thấy sự thay đổi phương thức đấu tranh chống cộng là hữu lý, đôi khi cần thiết để có thể có hiệu quả; vì dường như phù hợp với biến chuyển tình hình thực tiễn Việt Nam và quốc tế chăng?. Nhất là phù hợp với sự thay đổi chính sách đối với Việt Cộng của Hoa Kỳ đã khởi động từ lâu (1995) có hiệu quả thực tế, kiểm chứng được?  

     (3)Trong khi,những tiêu cực của các đảng phái, tổ chức chống cộng như Ls Hùng nêu ra, người ta thấy dù có là sự thật, vẫn đã và sẽ không làm mất chính nghĩa và hiệu quả của công cuộc “chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam” và cũng không phủ nhận được động lực chống cộng chủ yếu của những người Việt Quốc gia trước sau gì đều là do lòng yêu nước thật sự. Tuy nhiên có nhuồm chút “động lực căm thù” do Việt cộng gây ra trên thực tế trong chiến tranh và sau chiến tranh.

     (4) Sau cùng, sở dĩ không có ai hay ít người lên tiếng chống đối Ls Hùng ồn ào như trước đây, là vì những tiêu cực được Ls Hùng nêu ra trong bài viết trên báo Nhân Dân, cũng như nhiều tiêu cực khác trong nội bộ “phe Việt Quốc” dù có là thực tế, song vẫn không làm thay đổi “Chiều hướng mới không thể đảo ngược”. Đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, rằng cuối cùngDân chủ tất thắng độc tài(Tất yếu sớm muộn Việt Nam phải dân chủ hóa…).Đây là tất yếu phù hợp với xu thế thời đại và đáp ứng đúng những yêu cầu của thế chiến chiến lược toàn cầu mới: Thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế và dân chủ hóa các chế độ độc tài các kiểu, trong đó có kiểu chế độ  độc tài toàn trị cộng sản (Đỏ vỏ Xanh lòng) tại Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tin có căn cứ, mà là một thực tế đã đang, sớm muốn sẽ trở thành hiện thực trên Quê Mẹ Việt Nam.

Thiện Ý

Houston, ngày 9-11-2019

(*)

Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại

Thứ Ba, 29/10/2019, 03:20:15
Luật sư Hoàng Duy Hùng là người Mỹ gốc Việt ở Houston (Hiu-xtơn, Mỹ) và là cựu Ủy viên Hội đồng của thành phố này. Như đã đôi lần công khai tâm sự, ông cho biết mấy chục năm trước từng hoạt động chống đối Việt Nam, song từ khi nhận ra lòng yêu nước của mình đặt không đúng chỗ, ông đã tự điều chỉnh và thay đổi.
Trong bài viết gửi Báo Nhân Dân mới đây, ông phác họa bức tranh về các tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại, hy vọng qua đó mong giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm, đồng thời có thể rút ra một số bài học, tránh đi vào vết xe mà ông đã trải qua. Báo Nhân Dân coi đó là thái độ chân thành và có trách nhiệm, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Năm 1975, khi đang là cậu bé 13 tuổi, tôi cùng gia đình sang Mỹ. Là hậu duệ của “Việt Nam cộng hòa” (VNCH) nên lúc đó tôi suy tư theo cách suy tư của người VNCH chống lại cộng sản. Năm 1983 vào đại học, tôi tiếp xúc với nhiều đảng phái, tổ chức của người Việt ở hải ngoại. Tổ chức đảng phái nào cũng mong muốn có những người “trẻ” như tôi lúc đó tham gia để phát triển tổ chức. Cuối cùng tôi tham gia “Mặt trận Việt Nam tự do” của các ông Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kim. Đến năm 1996, tôi gia nhập “Đại Việt cách mạng đảng” của ông Hà Thúc Ký. Cuối năm 1999, tôi chính thức rời khỏi đảng này vì thấy lãnh đạo của tổ chức “tranh giành quyền lực” hơn là “lo cho nước, cho dân” như họ vẫn tuyên truyền. Những gì tôi viết trong bài này là trải nghiệm của bản thân tôi trong hơn 30 năm để chia sẻ với các bạn trẻ, ngõ hầu giúp các bạn tránh đi vào vết xe mà tôi đã đi, tốn biết bao nhiêu công sức, thời giờ, tâm huyết, tưởng là mình đóng góp xây dựng đất nước mà trên thực tế lại làm công cụ cho những mưu đồ tham vọng của nhóm này, người nọ.
1 Về các đảng phái trước năm 1975: Các đảng phái thành lập trong thời chống Pháp dù chưa đi đúng hướng như “Việt Nam Quốc dân đảng” với người sáng lập như Nguyễn Thái Học đều là những người yêu nước, nhưng khi ra hải ngoại, những người kế thừa lại phân hóa trầm trọng. Họ sử dụng tổ chức và đảng phái làm công cụ cho mưu đồ tranh giành quyền lực cá nhân, phe nhóm. “Đại Việt” có chủ trương “lãnh tụ chế” với lý do cộng sản là tổ chức chặt chẽ thì đấu tranh chống cộng cần có một lãnh tụ để bảo vệ bí mật. Điều này là nghịch lý và gây phân hóa trầm trọng để rồi ngày càng tách thành nhiều hệ phái, nhiều lãnh tụ, ai cũng cho rằng chỉ có họ mới giỏi nhất, mới làm đúng đường lối nhất, những người khác là sai, hoặc là theo “đơn đặt hàng của cộng sản”, dẫn tới mâu thuẫn và hệ lụy như:
- Họ kêu gọi đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhưng lại coi cá nhân lãnh tụ là quyền lực tối thượng như thần thánh, bất khả xâm phạm, hầu như kế sách vạch ra chỉ để chiều theo ý muốn của lãnh tụ. Tôi từng góp ý với ông Hà Thúc Ký để phê phán tiêu cực, hoặc góp ý xây dựng ý tưởng tích cực mà không theo bè phái thì lập tức bị trù dập, bị chụp “cái nón cối”, vì thế tôi quyết định lập tức rời khỏi tổ chức này. Trước khi ra khỏi tổ chức, tôi viết thư gửi ông Hà Thúc Ký, đóng dấu văn phòng của tôi để chứng nhận điều tôi viết, đề nghị trong lúc ông Hà Thúc Ký còn sống thì công khai trực diện với tôi, còn không thì sau khi ông mất, những gì tôi viết về ông là từ lương tâm của tôi chứ không phải từ động lực nào khác. Và tôi không có chút áy náy.
- Vì xây dựng trên quan niệm “lãnh tụ chế” nên lãnh đạo các đảng phái của người Việt ở hải ngoại sống trong ảo tưởng, họ nghĩ rằng một ngày nào đó mình nắm quyền điều hành đất nước, quyền sinh sát trong tay, nên, dù chưa nắm quyền hành gì, cách hành xử của các vị này rất trịch thượng, kiêu căng, vì sống trong ảo mộng. Ai không làm theo ý thì tìm cách triệt hạ, dù người bất đồng là thành viên đóng góp tâm huyết một cách không vụ lợi; do vậy, nạn quăng “nón cối” lên đầu thành viên lại từ lãnh đạo, và đảng phái bị tách ra làm 2, rồi làm 4, rồi làm 8.
Hiện nay, mỗi đảng phái như vậy chí ít cũng có 5 hệ phái, có hệ phái chỉ vài người, hệ phái khá nhất cũng chỉ khoảng trăm người. Năm 1990, trong cuộc họp ở San Francisco (San Phran-xít-cô), lãnh đạo “Đại Việt cách mạng” và “Đại Việt quốc dân” quyết định hợp nhất, nhưng vì quan niệm “lãnh tụ chế” nên không ai chịu nhường ai, để rồi cả hai trở thành “đồng chủ tịch” trong thời gian ngắn, sau đó thì lại tách ra, làm trò cười cho thiên hạ. Điều này làm cho tôi hiểu tại sao trước năm 1975, “Việt quốc” chủ trì vùng Quảng Nam, “Đại Việt” chủ trì ở Thừa Thiên, thành viên nào bước qua vùng bên kia thì bị trù dập không nương tay. Nên tôi tự hỏi, họ lo cho dân cho nước hay lo cho quyền lợi và quyền lực cá nhân, phe nhóm?
- Đa phần thành viên các đảng phái này lúc đầu muốn cống hiến tâm huyết cho việc chung, nhưng qua thời gian, bị lãnh đạo lạm dụng và qua bao biến thiên, họ thấy không đi về đâu nên nản chí, quay về sống thụ động, không dám nói gì hết, vì nói ra thì bị kết án là phản đảng, bị cộng sản mua chuộc; ai không khuất phục, quyết tìm con đường hợp với suy tư của mình thì trở thành kẻ thù, và bị thù còn hơn thù cộng sản. Tôi là một trong các nạn nhân của bối cảnh và mâu thuẫn này trong 20 năm qua.
2 Về các tổ chức, đảng phái sau năm 1975: Sau chiến thắng của những người cộng sản vào ngày 30-4, nhiều quân nhân của “quân lực VNCH” di tản sang nước ngoài, họ quây quần lại với nhau, lúc đầu thành lập nhóm sau dần thành “mặt trận”, có nhóm thành lập tổ chức, trong đó phải kể đến “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (“mặt trận”) của Hoàng Cơ Minh. Với thành viên lúc đầu là cựu quân nhân của “quân lực VNCH”, tổ chức của Hoàng Cơ Minh chủ trương bạo lực, và khi Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt tại Lào năm 1987, thì “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” đã biến hình, để tới năm 2001 thành “đảng Việt tân” (chính quyền Việt Nam coi “Việt tân” là tổ chức khủng bố).
“Việt tân” có nguồn lực tài chính vì trước đó “mặt trận” đã quyên góp được chút tiền bạc rồi kinh doanh có lời, nên tài chính là huyết mạch giúp “Việt tân” có thể sống tới ngày hôm nay, cho dù bị chính người hải ngoại đã có nhiều đợt và nhiều cao trào tẩy chay. Khi tẩy chay “Việt tân”, họ cho rằng tổ chức này có quá nhiều thủ đoạn, không thành thật trong vụ quyên tiền, không thành thật về cái chết của Hoàng Cơ Minh, gian dối tuyên truyền thổi phồng lực lượng, thủ đoạn với chính các thành viên... thậm chí nhiều người còn khẳng định rằng, nếu “Việt tân” may mắn được nắm quyền chắc chắn sẽ đưa đất nước vào nội loạn, nồi da xáo thịt. “Việt tân” chủ trương “đa đảng” nhưng kiểu dân chủ đa đảng vô trật tự, tiêu biểu nhất là tại Hội đồng TP Westminster (Oét-min-tơ) hiện nay lục đục, nát như tương.

3 Về các thứ “chính phủ”: Một số người Việt ở hải ngoại hám danh sống trong ảo tưởng, tự lập “chính phủ” và tự phong mình làm “thủ tướng”, có “chính phủ” chỉ có một người nhưng dành cả thời giờ lên mạng tung đủ tin giả ồn ào chỉ đánh bóng cái danh hão của bản thân. Có “chính phủ” quy tụ vài trăm người. Như “chính phủ” của ông Nguyễn Hữu Chánh, được dư luận gọi là “chú phỉnh”, vì ông Nguyễn Hữu Chánh lập “chính phủ” chỉ để ai nhẹ dạ nghe theo thì mất tiền. Hết năm 2001, đến năm 2002, đến năm 2008,... Nguyễn Hữu Chánh tuyên bố về tiếp thu “chính quyền”, rồi không có gì, nay lại nói là đã thành lập “đảng dân tộc” có khoảng hơn vài chục người với những ông già trên 80 tuổi, tuyên bố sẽ dẫn phái đoàn đi Hoàng Sa, Trường Sa. Nói mãi ai nghe cũng sượng sùng, vì bịp quá trắng trợn.
Gần đây ồn ào nhất là “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phường chèo của Đào Minh Quân (chính quyền Việt Nam cũng coi “chính phủ” này là một tổ chức khủng bố). Đào Minh Quân không có thực lực như Nguyễn Hữu Chánh, nhưng có khả năng phịa chuyện trên mạng, một số người dân trong nước không biết lại tưởng là thật, liền bị sập bẫy giống như gia đình ông Vương Văn Thả ở miền tây. Đào Minh Quân bỏ ra ít tiền thuê mấy em trẻ đặt bom khủng bố ở phi trường Tân Sơn Nhất, các em trẻ bị bắt, bị kết án ở tù, Đào Minh Quân phủi tay. Bà Angel Phan ở San Diego (San Đi-ê-gô), nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của Đào Minh Quân, lò mò về Việt Nam theo chỉ đạo từ Đào Minh Quân. Angel Phan bị bắt và phải nhận án tù, Đào Minh Quân lập tức tránh xa gia đình bà, tảng lờ như không biết. Ở Nam California (Ca-li-pho-ni-a), Đào Minh Quân tới đâu đều bị coi như “ghẻ”, các tổ chức và hội đoàn biết Đào Minh Quân chuyên môn chơi trò “chôm credit (tín dụng)” nên tẩy chay, và đuổi Đào Minh Quân như đuổi tà.
Vì một số người muốn được làm “thủ tướng, tổng thống” mà bây giờ tại hải ngoại “chính phủ” mọc ra như nấm, tựu trung chỉ vì muốn làm “lãnh tụ” để khoe trên mạng, không cần biết hệ lụy tới đâu, như “nhà tiên tri vũ trụ”, “chính phủ pháp định”,... rồi nay “chính phủ” này ra thông báo đánh nhau với “chính phủ” kia, mai “chính phủ” kia ra tuyên bố kết án “chính phủ” nọ làm tay sai cho nước này nước khác. Họ tính truyền bệnh tâm thần vào người dân Việt Nam ở trong nước, nên mong bà con hãy tỉnh táo. Mấy cái thứ “chính phủ” này về Việt Nam thì không biết đâu mà lần, và sẽ loạn ngay.
Lời kết: Chuyện đất nước là chuyện hệ trọng, phải cân nhắc kỹ lưỡng, và không phải là chuyện đùa, hoặc vô tổ chức. Người Việt ở nước ngoài có quá nhiều đảng phái, tổ chức, hội đoàn, chính phủ, nhóm, không ai phục ai, ai cũng muốn làm “lãnh chúa trong giang san CÁI TÔI” đầy kịch tính của họ, mà họ còn muốn mang cái quan niệm này về áp dụng cho đất nước, thì đó là mầm họa loạn lạc của dân tộc đưa đến mất nước. Sự loạn lạc đó đã và đang được chứng minh qua hoạt động chính trị của một số người trong các cộng đồng Việt Nam trên thế giới, không có quyền, không có tài chính, chỗ nào cũng phân hóa chia năm xẻ bảy, phe này “choảng” phe kia hằng ngày. Chỗ nào có chút thực quyền và lợi ích như hội đồng thành phố thì nạn chụp mũ, phân hóa như đang xảy ra ở Westminster, làm ô nhục cộng đồng gốc người Việt. Đa đảng dân chủ kiểu này mang về áp dụng cho Việt Nam thì đất nước sẽ loạn, nước ngoài sẽ lợi dụng phân hóa, nguy cơ mất nước không còn là giả thuyết. Vì thế tôi kêu gọi các bạn trẻ hãy cảnh tỉnh cao độ trước cảnh đa đảng, dân chủ loạn cào cào này, vì đó sẽ là sự tiêu vong của dân tộc Việt.

HOÀNG DUY HÙNG
(Houston, ngày 21-10-2019)

 

 




Friday, November 1, 2019







Không đồng minh vĩnh viễn; cũng chẳng kẻ thù vĩnh cửu

02/11/2019

Thiện Ý

Thực tế là Trung Quốc ngày càng có thêm những hành động xâm phạm thô bạo chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mà gần nhất là vụ Bãi Tư Chính đã gây căng thẳng cao độ quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc; cũng như trong quan hệ quốc tế đã và đang đe dọa sự ổn định trong khu vực và hòa bình thế giới.
Đứng trước thực tế trên, cho đến lúc này, trong công luận có hai khuynh hướng trái ngược về đối sách của nhà đương quyền Việt Nam với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông:
  • Cần thay đổi đối sách với Trung Quốc
  • Cần tiếp tục đối sách bao lâu nay với Trung Quốc
I - CẦN THAY ĐỔI ĐỐI SÁCH VỚI TRUNG QUỐC
Những người theo khuynh hướng này, trong đó có chúng tôi đã thể hiện khuynh hướng của mình trên diễn đàn này qua bài viết “Đã đến lúc Việt Nam chấm dứt đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”. Vì sao?
Theo lập luận của chúng tôi được trình bày chi tiết trong bài viết nêu trên, thì có hai căn cứ để cần thay đổi đối sách “Đi dây” trong quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Hoa Kỳ và từ bỏ chủ trương “Ba không” trong quan hệ đa phương với cộng đồng các quốc gia trên thế giới (Không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không về phe nước nào chống lại một nước khác).
1 - Vì chính sách đi dây này không có hiệu quả trên thực tế, đang tiến dần đến nhiều nguy cơ, dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng theo đuổi hàng thập niên qua. (1)
2 - Vì đến lúc này, Việt Nam đã có đủ các yếu tố chủ quan cũng như khách quan thuận lợi để chấm dứt chính sách đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. (2)
II - CẦN TIẾP TỤC ĐỐI SÁCH BAO LÂU NAY VỚI TRUNG QUỐC
Theo khuynh hướng cần tiếp tục đối sách bao lâu nay của nhà đương quyền Việt Nam với Trung Quốc là “Đi dây” trong quan hệ song phương với Trung Quốc và với Hoa Kỳ, duy trì chủ trương “Ba không”. Lập luận rằng, nếu thay đổi thì:
1 - Trung Quốc sẽ có phản ứng điên cuồng, bất lợi và gây nhiều khó khăn nhiều mặt cho Việt Nam không thể vượt qua. Khuynh hướng này cho rằng sự lựa chọn như thế sẽ rất nguy hiểm, đưa đến hậu quả nghiêm trọng, nhiều mặt khó lường do Trung Quốc gây ra. Trong khi quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ bấp bênh, không có gì bảo đảm đáng tin cậy, do thực tế Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Việt Nam, nếu sau đó Hoa Kỳ và Trung Quốc thỏa thuận được với nhau về phân chia quyền lực trong vùng và quyền lợi tại Biển Đông.
Khuynh hướng này đơn cử trường hợp mới đây Trung Quốc chỉ mới cố tình kéo dài thời gian kiểm soát thuế quan hàng thực phẩm tươi sống nhập từ Việt Nam qua biên giới, cũng đã làm nhiều mặt hàng hư thối. Trong khi kinh tế Việt Nam bao lâu nay lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Trung Quốc. Đó là chưa kể những đòn trừng phạt quân sự, liệu Hoa Kỳ có giám can thiệp bênh vực khi Việt Nam liên minh với Hoa Kỳ; hay lại như trường hợp của Philippine, một nước có hiệp ước liên minh quân sự với Hoa Kỳ, khi bị Trung Quốc chiếm một đảo của mình yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp thì đã bị Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thời Tổng Thống Barack Obama thoái thác, rằng “Biển Đông đủ lớn cho Trung Quốc có phần” (?)
2 - Về quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ bấp bênh, không có gì bảo đảm. Khuynh hướng này cho rằng, kinh nghiệm thực tế cho thấy Hoa Kỳ từng là đồng minh không đáng tin cậy; từng được thực tế cho thấy, vì quyền lợi thiết thân của quốc gia, Hoa Kỳ có thể “Phản bội, bán đứng đồng minh”.
Dẫn chứng thực tế trong quá khứ xa gần như: Trong thời kỳ chiến tranh Quốc- Cộng; Nam - Bắc (1954-1975) Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam đã bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội, bỏ rơi cho cộng sản Bắc Việt thôn tính, cộng sản hóa Miền Nam. Đó là hệ quả sau khi Hoa Kỳ đã bắt tay được với Trung Quốc qua Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 được ký kết giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông; hay như Mỹ bõ rơi đồng minh Đài Loan để Trung Quốc chiếm chỗ trong Liên Hiệp Quốc năm 1995. Tất cả chỉ vì thị trường béo bở trên 1 tỷ dân Hoa lục hấp dẫn hơn nhiều so với thị trường tiêu thụ vũ khí ở Việt Nam qua cuộc chiến; hay so với thị trường tiêu thụ hàng hóa không đáng kể, với vài chục triệu dân của đảo quốc Đài Loan.
Một vài trường hợp điển hình khác ở nơi này nơi khác trên thế giới, cũng được khuynh hướng này dẫn chứng như: Nicaragua một nước ở Trung Mỹ từng là đồng minh của Hoa Kỳ, rồi vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Tướng Daniel Ortega Tổng thống xứ này đã bị Hoa Kỳ bắt đem về Hoa Kỳ xử tội “buôn bán ma túy” vào những năm đầu thập niên 2000. Và gần nhất vẫn đang là vấn đề thời sự là vụ Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh người Kirdistan ở vùng Trung Đông cho Thổ Nhĩ Kỳ triệt hạ, sau khi Tổng thống hai nước Mỹ-Thổ thỏa thuận ngầm được các quyền lợi song phương giữa hai quốc gia… Mặc dầu trước đó khối người Kurdistan từng là đồng minh giúp Hoa Kỳ tiêu diệt khủng bố ISIS.
III - NHẬN ĐỊNH
Trên đây là những quan ngại làm căn cứ lập luận cho rằng Việt Nam không nên “từ bỏ chính sách ‘Ba Không’ để liên minh quân sự với Mỹ” . Nhưng với nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người khác cùng nhận thức, quan điểm, thì tất cả những quan ngại này dù là thực tế, song đều có thể hóa giải được, một khi Việt Nam dứt khoát “từ bỏ chính sách đi dây song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc” để “thoát Trung”, liên kết với Hoa kỳ và các quốc gia đồng minh trong một liên minh chống để ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc, không để bị Trung Quốc tiếp tục dùng “Vòng Kim Cô Đỏ” từ quá khứ đến hiện tại, xiết cổ, kìm kẹp, ỷ mạnh hiếp yếu “bắt nạt Việt Nam” mãi được.
Bởi vì “Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng chẳng có kẻ thù vĩnh cửu”. Thực tế đã như một quy luật xã hội, quyền lợi của quốc gia nào cũng thế, luôn được coi là tối thượng. Một khi các quốc gia có quyền lợi tương đồng thì hình thành các liên minh, khi lợi ích dị biệt thì liên minh tan rã.
Lịch sử đã cho thấy nhiều bằng chứng, đơn cử: Trong thế chiến II (1939-1945), Mỹ-Anh-Nga-Pháp-Trung Hoa Dân Quốc… là đồng minh chống lại Phe Trục Đức-Ý-Nhật, vì có chung mục đích và quyền lợi. Sau Thế chiến II, trong cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu, hình thành thế giới lưỡng cực, Nga-Trung cộng cầm đầu phe xã hội chủ nghĩa, Hoa Kỳ lãnh đạo phe tư bản chủ nghĩa với các đồng minh Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật… Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới đa cực, hình thành các liên minh mới cạnh tranh nhau trên thị trường…
Và chẳng ở đâu xa, trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam (1954-1975), một hình thái “Chiến tranh nóng” (Hot War nơi các nước nghèo) bên cạnh hình thái “Chiến tranh Lạnh” (Cold War giữa các nước giàu) Hoa Kỳ và các cường quốc như Anh, Pháp, Đức, Nhật trong “Phe tư bản chủ nghĩa” đều là đồng minh của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Trong khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc (ngụy dân tộc, ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa) nằm trong liên minh “Phe các nước xã hội chủ nghĩa” đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc. Thế nhưng, sau chiến tranh, từ năm 1995 Việt Nam dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, được Hoa Kỳ nối lại bang giao, từ đối phương trên chiến trường trở thành đối tác trên thị trường. Từ đó, sau đó và nhờ đó Việt Nam đã có cơ hội từng bước phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế, để có bộ mặt “Phồn vinh” như hôm nay. Mặc dầu người dân ai cũng biết “bộ mặt phồn vinh” hôm nay là kết quả của con đường làm ăn “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa” (trừ các dư luận viên của nhà đương quyền” ăn cơm Đảng múa tối ngày”). Nhưng vì sĩ diện, nhà đương quyền Việt Nam vẫn phải chơi trò gian thương “treo đầu dê bán thịt chó” (xanh vỏ đỏ lòng), rằng đó là nhờ con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, như chúng tôi đã vạch trần trong nhiều bài viết trước đây trên diễn đàn này.
Nhưng nói gì thì nói, chính thực tế hôm nay, sau gần 25 năm thực hiện “Đối sách đi dây” (1995-2019) mềm dẻo, khôn khéo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều nhờ Hoa Kỳ. Theo nhận định của chúng tôi, đến lúc này, Việt Nam đã có đủ các yếu tố chủ quan cũng như khách quan thuận lợi để chấm dứt chính sách đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (3).về mặt chủ quan Việt Nam ngày nay đã tạo được các diều kiện cần thiết để “thoát Trung”, chỉ cần tạo thêm “điều kiện đủ” là từ bỏ “Đối sách đi dây” mạnh dạn tham gia liên minh với Hoa Kỳ và các đồng minh, không phải để chống Trung Quốc, mà để có thế lực tự vệ, giúp bảo vệ đất nước trước tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc. Muốn làm được điều này, những người lãnh đạo đảng cầm quyền độc tôn và nhà nước độc tài toàn trị Việt Nam hôm nay, chỉ cần có dũng khí, vượt qua sự sợ hãi do ám ảnh “bóng ma” quá khứ do đã “ngả theo Liên Xô” (sau 1975 ít năm) nên bị Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học” (1979) gây khốn đốn nhiều năm cho Việt Nam đến độ phải cầu hòa xin bám trở lại trụ cột “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trung Quốc(đang dãy chết) qua mật ước Thành Đô (1990).
Thế nhưng, các Ông Bà lãnh đạo “Đảng và Nhà nước ta” nên nhớ rằng thế lực của Liên Xô vào thời điểm Việt Nam chọn làm “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô đang rãy chế, nên đành bỏ mặc Việt Nam tự giải quyết mọi khó khăn do Trung Quốc gây ra; hoàn toàn khác với thế lực của Hoa Kỳ lúc này (siêu cường).Nếu chọn đứng vào hàng ngũ với Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác trong một liên minh có mục tiêu chung gián chỉ tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, vì có chung lợi ích với Việt Nam. Nếu vì sự lựa chọn này Việt Nam gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc gây ra, thì lãnh đạo Việt Nam hãy vững tin một cách có cơ sở rằng, Hoa Kỳ và đồng minh có thừa khả năng giúp Việt Nam vượt qua tất cả. Đó là sự thật. Đừng để vuột mất cơ hội thuận lợi để “thoát Trung” khi có quyết định quá trễ.
(1,2,3) Xin đọc thêm chi tiết nơi điểm trong bài viết Đã đến lúc Việt Nam chấm dứt đối sách ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳđã được VOA cho đăng tải và còn lưu trên diễn đàn này.