Tuesday, December 28, 2010

Bình luận: Vai trò của truyển thôngtrong công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam

Bình luận:
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG CÔNG CUỘC CHỐNG CỘNG VÌ DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM.

Thiện Ý

         Như mọi người đã biết, trong cuộc chiến chống cộng kéo dài 21 năm (1954-1975) nhằm đánh bại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, bảo vệ phần đất tự do Miền Nam Việt Nam và chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hoà, quân sự  đã là một mặt trận chủ yếu bên cạnh các mặt trận truyền thông, chính trị và ngoại giao. Nhưng công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam hiện nay, trọng bối cảnh thế chiến lược toàn cầu mới và tình hình thực tế mới đã làm thay đổi cán cấn lực lượng giữa hai phe Quốc-Cộng Việt Nam, nên chủ yếu không  phải là mặt trận quân sự mà là mặt trận  truyền thông bên cạnh các mặt trận chính trị, ngoại giao. Vì sao?
       Chẳng cần nói thì ai cũng biết, công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam của người Việt Quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản khởi sự 35 năm trước đây, là sự tiếp nối cuộc chiến chống cộng kết thúc vào ngày 30-4-1975. Cộng cuộc chống cộng này đã diễn ra trong diều kiện người Việt Quốc gia không còn lãnh thổ, chính quyền, quân đội …mà chỉ còn thế nhân tâm quốc dân Việt Nam, qui tụ để cùng đấu tranh cho một chính nghĩa “Quốc gia, dân tộc, dân chủ”, nhằm chống và tiêu diệt một đối phương là đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam.
        Dẫu biết rằng đối phương cộng sản chiếm ưu thế trong tương quan lực lượng và  mặc dầu bị các thế lực khuynh đảo quốc tế buộc thua cuộc trong trận chiến tranh Quốc –Cộng hôm qua, nhưng ngay từ những ngày đầu cộng sản áp đặt được chế độ độc tài toàn trị trên cả nước, quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã lao vào một cuộc chiến đấu mới, tiếp tục cộng cuộc chống cộng vì tự do, dân chủ và phát triển toàn diện đất nước đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hoá chung của nhân loại.
        Là vì quốc dân Việt Nam tin tưởng mãnh liệt vào “sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ” đối với “ngụy nghĩa cộng sản phản quốc gia dân tộc dân chủ”. Chính  niềm tin tất thắng này đã là động lực đấu tranh của quốc dân Việt Nam và niềm tin tất thắng này đã và đang được thực tế ngày càng khẳng định, để cuối cùng sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Ai thắng Ai?”
      Đến đây thì ai cũng thấy vai trò quan trọng của truyền thông trong công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam. Vì truyền thông sẽ nêu cao được bản chất, ý nghĩa của “chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ”, để vạch trần, tố cáo tội ác và  bản chất “ngụy nghĩa cộng sản, phản quốc gia dân tộc dân chủ” nhằm truyền đạt, qui tụ quốc dân Việt Nam tham gia vào công cuộc chống cộng và tranh thủ hậu thuẫn quốc tế, từ các chính phủ dân chủ, các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền quốc tế.v.v…để tạo sức mạnh tổng hợp nội lực và ngoại lực cần thiết làm tiêu vong từng bứơc tiến tới tiêu vòng hoàn toàn chế độ độc tài toàn trị cộng sản phản dân hại nước tại Việt Nam.
      Nhìn lại chặng đường 35 năm qua, các tầng lớp quốc dân Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại đã tận dụng các phương tiện truyền thống đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, truyền đơn, truyền khẩu, nhất là mạng lưới internet toàn cầu để tấn công và chọc thủng truyền thông bưng bít một chiều của đảng và chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thống này, những chủ trương, chính sách và hành động cai trị độc tài, tàn bạo, vi phạm các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân  sinh của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, từ quá khứ đến hiện tại, đã được bóc trần trứơc công luận trong nước và quốc tế.
         Hiệu quả kiếm chứng được qua thực tế, là đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày càng phải lùi dần về phía dân chủ, đã phải trả lại một số quyền dân chủ, dân sinh cho quốc dân Việt Nam.Theo chiều hướng này, có thể đánh giá: mỗi bước lùi của cộng sản Việt Nam về phía dân chủ là một thắng lợi từng bước tiến đến thắng lợi sau cùng của công cuộc chống cộng vì dân chủ của Quốc dân Việt Nam; Vì theo duy vật biện chứng Marxism của chính cộng sản Việt Nam, là qui luật “Lượng đổi, chất đổi”, thì một khi “lượng dân chủ ngày một tăng tiến, lượng độc tài cộng sản ngày một tiêu vong” đến một lúc nào đó “lượng dân chủ thừa đủ làm tiêu vong lượng độc tài cộng sản”, thì chính là thời điểm “chất độc tài cộng sản chuyển đổi qua chất dân chủ” để hình thành chế độ dân chủ tại Việt Nam. Đây chính là thời điểm khẳng định chiến thắng cuối cùng của cộng cuộc chống cộng vì dân chủ của quốc dân Việt Nam và là một thực tế khẳng định “ai đã thắng ai?
        Thế nhưng, để phát huy được hiệu quả hơn nữa của truyền thông quốc gia trong công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần nghiêm túc kiểm điểm lại thành quả cũng như những yếu điểm truyền thống trong quá khứ, để rút kinh nghiệm và hoạch định một chiến lược truyền thống hữu hiệu hơn trong tương lai, góp phần đưa sự nghiệp chống cộng vì dân chủ của quốc dân Việt Nam sớm đến thắng lợi sau cùng.
         Được biết, một “Đại Hội liên mạng thế giới” của giới truyền thông quốc gia tại hải ngoại sẽ được tổ chức vào cuối tuần này trong hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2010 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. qui tụ các nhà truyền thông quốc gia trẻ cũng như già  đến từ nhiều nước trên thế giới, dường như cũng có mục đích và ý nghĩa này? Đây là một sáng kiến rất đáng biểu dương và cần được sự yểm trợ của mọi người; ước mong rằng “Đại Hội liên mạng thế giới” kỳ này sẽ đem lại kết quả như mong đợi của các thành viên tham gia , đáp ứng được sự trông đợi của quốc dân Việt Nam vào vai trò của truyền thống quốc gia trong công cuộc chống cộng vì dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam. Chúc “Đại Hội liên mạng thế giới” truyền thông quốc gia thành công mỹ mãn.

Thiện Ý
Houston, ngày 11 tháng 10 năm 2010.

Bình luận: Vai trò lãnh đạo Cộng Đồng của thế hệ tr3 Việt Nam ở hải ngoại

Bình luận:
VAI TRÒ LÃNH  ÐAO CỘNG ÐỒNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM Ở HẢI NGỌAI.

Thiện Ý
     
        Không phải đến bây giờ, mà đã từ lâu những người quan tâm đến sinh họat cộng đồng, đã nêu lên “Vai trò lãnh đạo  các cộng đồng Việt Nam hải ngọai của thế hệ trẻ Việt Nam”. Quan tâm và lo lắng, rồi đây các thế hệ cha anh  tuổi càng cao sức sinh họat càng giảm, nếu không có những người trẻ thuộc thế hệ con cháu, từ thệ hệ ở tuổi thiếu niên lúc di tản sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đến các thế hệ trẻ sinh ra trên đất Mỹ hay tại các quốc gia hải ngoại khác, kế tục sự nghiệp của cha anh, thì các Cộng Ðồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản ơ hải ngọai sẽ ra sao? Tuy nhiên sự quan tâm lo lắng chính đáng này đã được an tâm phần nào, khi thực tế xuất hiện các nhân tố lãnh đạo trẻ, tuy chưa đông, chưa đáp ứng đúng nhu cầu và trình độ phát triển cộng đồng ngày càng cao cả về số lượng lẫn phẩm chất trong lòng xã hội quốc gia Hoa Kỳ nói riệng, hải ngoại nói chung..
     Thật vậy, nếu chúng ta nhìn lại sự hình thành và phát triển của các Cộng Ðồng Việt Nam hải ngọai nói chung, Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston nói riêng, kể từ 35 năm qua, chúng ta thấy số lượng người trẻ đủ trình độ đi vào dòng sinh họat chính của xã hội Hoa Kỳ trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng nhiều. Sau 35 năm, chúng ta đã có nhiều nhà kinh doanh, nghiệp vụ thành công về mặt kinh tế, nhiều đại diện dân cử cũng như  công cử    các cấp độ dịa phương, tiểu bang cũng như Liên Bang Hoa Kỳ trên lãnh vực chính trị. Chúng ta cũng có nhiều nhà trí thức, khoa học gia, các nhà họat động xã hội, trong đó có người đã đem lại niềm tự hào, hãnh diện chung cho cộng đồng chúng ta trên bình diện văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật. Ðứng trước sự phát triển cả về lượng và chất của các Cộng Ðồng Việt Nam như vậy, đòi hỏi phải có những nhân tố  lãnh đạo mới có trình độ thích dụng để lãnh đạo các tổ chức Cộng Ðồng Việt Nam 
         Chúng tôi muốn nói đến vai trò lãnh đạo Cộng Ðồng của giới trẻ Việt Nam. Vì theo quy luật “Tre già măng mọc”, chỉ có họ mới có đủ trình độ, năng lực lãnh đạo thích dụng cho một cộng đồng ngày càng phát triển trong một đất nước phát triển vào bậc nhất như Hoa Kỳ, nơi mà dù muốn hay không chúng ta đã chọn làm quê hương thứ hai của mình và con cháu mình ở thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Trong hiện tại, những người trẻ dấn thân có thể thiếu kinh nghiệm lãnh đạo Cộng Ðồng về một mặt nào đó, tỷ như  mặt đấu tranh chính trị với chế độ độc tài tòan trị cộng sản hiên nay nơi quê nhà cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam, vốn là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các Cộng Ðồng Việt Nam Hải  Ngọai. Chính nhiệm vụ này đã tạo ra tính chất đặc thù của Cộng ÐồngViệt Nam khác với cộng đồng các sắc dân thiểu số khác tại Hoa Kỳ cũng như các nuớc khác. Ðó là sự hiện của chúng ta trên xứ sở này không vì lý do kinh tế, mà vì lý do chính trị. Tuy nhiên sự thiếu kinh nghiệm này của giới trẻ có thể khắc phục bằng sự cố vấn, truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ cha anh. Với kinh nghiệm này, cùng với trình độ và năng lực lãnh đạo thích dụng, người ta tin rằng giới trẻ sẽ lãnh đạo Cộng Ðồng nếu không xuất sắc hơn thì ít ra cũng không làm các thế hệ cha anh thất vọng.
      Nhìn vào thành phần lãnh đạo cơ chế Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng phụ cận nhiệm kỳ vừa qua đã quy tụ được một số nhân sự lãnh đạo trẻ hăng say và đầy nhiệt huyết dấn thân phục vụ cộng ích bên cạnh một số nhân sự thuộc thế hệ cha anh. Những thành tích mà họ đã đạt dược  trong nhiệm kỳ 3 năm qua trong cộng đồng chúng ta ai cũng có thể biết được qua thực tế.
        Một trong những thành quả đáng ghi nhận và cần biểu dương là Hội Ðồng Ðại Diện  Cộng Ðồng nhiệm kỳ vừa qua (2008-2011) , là đã tạo dựng được một trụ sở cố định cho tổ chức Cộng Đồng, tạo mãi bằng sự đóng góp tiền bạc vô thường của các đồng hương và sự cho vay mượn của một số nhà hảo tâm trong Cộng Đồng. Đồng thời, lại đã xin được ngân khoảng bốn trăm ngàn đồng (400.000) của thành phố để tu bổ trụ sở Cộng Đồng. Thành quả tiêu biểu này, cùng với những thành quả trên lãnh vực hoạt động phục vụ công ích đối nội, cũng như mở rộng được mối quan hệ ngọai giao, không những với chính quyền địa phương, mà cả với các cộng đồng sắc dân thiểu số khác, chính là nhờ sự phối hợp hài hoà năng lực lãnh đạo cộng đồng của các thành viên thế hệ trẻ và thế hệ cha anh trong Tổ chức Cộng Đồng.  
         Tất nhiên, bên cạnh những thành tích, tập thể lãnh đạo cơ chế Cộng Đồng nhiệm kỳ vừa qua cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, nếu không nghiêm trọng, vi phạm luật pháp, thì  cần được đồng hương thông cảm, giúp đỡ để khắc phục, thay vì kết án nặng nề, gây bất ổn Cộng Đồng.
       Nhìn vào thành phần các ứng viên trong hai liên danh ra tranh cử vào cơ chế Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston Và Vùng Phụ Cận nhiệm kỳ 2011-2014, người ta thấy đa số là những bạn trẻ, có năng lực, nhiệt tình phục vụ công ích, đã đưa đến niềm lạc quan tin tưởng vào vai trò lãnh đạo Cộng Đồng tương lai của thế hệ trẻ.
         Hoan hô tinh thần dấn thân phục vụ trong sáng của đa số các Bạn Trẻ, bên cạnh thế hệ cha anh trong cả hai Liên danh ứng cử vào Hội Ðồng Ðại Diện Cộng Ðồng nhiệm kỳ 2011-2014. Dù liên danh nào dắc cử trong cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật 21-11-2010 tới đây, người ta tin rằng các thành viên trẻ của liên danh dắc cử sẽ có cơ hội chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình bằng thành tích hoạt động công ích thực tế, làm an lòng các thế hệ cha anh về vai trò lãnh đạo Cộng Đồng của giới trẻ; mong rằng thế hệ lãnh đạo cha anh trong cộng đồng tiếp tục truyền đạt, nâng đỡ các thế hệ lãnh đạo trẻ trong công đồng, trong tinh thần bao dung và khích lệ hơn là sự chỉ trích, bắt lỗi nghiêm khắc. Vì điều này có thể làm thui chột các mầm non lãnh đạo trẻ vốn hiếm hoi trong cộng đồng Houston của chúng ta nói riêng, các cộng đồng Việt Nam hải ngọai nói chung.

                     Thiện Ý
Houston, ngày 4 tháng 10 năm 2010.















Bình luận: Tổ chức Cộng Đồng thành trì chống cộng tại hải ngoại

  Bình luận:
 TỔ CHỨC CỘNG ÐỒNG, THÀNH TRÌ CHỐNG CỘNG TẠI HẢI NGỌAI
 
Thiện Ý
        
         Ðã có nhận định cho rằng: Các tổ chức Cộng Ðồng Người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi tại hải ngọai đã, đang và vẫn là thành trì chống cộng kiên định tại hải ngọai. Nhận định này được nhiều người Việt Nam trong cũng như ngòai nước thừa nhận và ngay cả nhà cầm quyền Việt cộng hiện nay cũng phải nhìn nhận .
        Vì thừa nhận là một thành trì chống cộng kiên định, đối với những người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản sống trong các tổ chức Cộng Ðồng ở Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đã không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển thành những cộng đồng thốnh nhất, đòan kết, vững mạnh và uy tín để hoàn thành cùng lúc hai nhiệm vụ : Hội nhập và thăng tiến Cộng Đồng trong lòng quốc gia Hoa Kỳ và đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hoá nơi Quê Mẹ Việt Nam.
        Bởi ý thức rằng, sự hiện diện của  bản thân và con cháu chúng ta nơi đất khách quê người là hòan tòan vì lý do chinh trị, không phải vì lý do kinh tế. Và vì vậy, ngòai nỗ lực mưu sinh, thăng tiến và hội nhập vào quốc gia cưu mang mình, những người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản quy tu trong các tổ chức Cộng Ðồng vẫn không quên nguồn gốc , quá khứ, để luôn ý thức trách nhiệm đối với Quê Mẹ Việt Nam.
         Ðó là trách nhiệm đấu tranh dưới nhiều hình thức, bằng nhiều phương cách thích dụng, để hổ trợ cho các cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của mọi giới đồng bào trong nước. Trách nhiệm này đã được các Cộng Ðồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở hải ngọai thực hiện tích cực, kiên trì và có hiệu quả trong suốt hơn 35 năm qua, kể từ sau ngày 30-4-1975 khi chế độ dân chủ non trẻ Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử do nhưng toan tính của các thế lực khuynh đảo quốc tế và sự yếu kém của các nhà lãnh đạo quốc gia ở Nam Việt Nam. Hiệu quả ít nhiều của các cuộc đấu tranh trong suốt thời gian qua, ai cũng thấy và có thể kiểm chứng được trên thực tế, chủ yếu là nhờ sức mạnh đòan kết, thống nhất tổ chức và ý chí chống cộng kiên định của mọi giới đồng hương Việt Nam sống chung trong các cộng đồng.
       Chính vì hiệu quả thực tế của các cuộc đấu tranh  mà Việt cộng  cũng phải nhìn nhận các tổ chức Cộng Ðồng người Việt Tỵ nạn khắp nơi ở hải ngọai là những thành trì chống cộng “phản động” nhất cần phải phá vỡ bằng mọi cách. Một trong những phương cách đó là bằng mọi thủ đọan phân hóa nội bộ các tổ chức cộng đồng người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản; làm sao để  các cộng đồng này phân hóa thành hai, thành ba về mặt tổ chức; làm sao để làm mất niềm tin cậy, suy giảm ý chí chống cộng giữa những người Việt Quốc Gia, để không ai tin ai, luôn chống đối nhau về mặt nhân tâm. Một khi bị phân hóa về tổ chức và phân tán nhân tâm, là Việt cộng thành đạt ý đồ  làm suy yếu sức mạnh của các cộng đồng với mục tiêu tối hậu là phá nát thành trì chống cộng kiên định và cuối cùng của người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngọai.
        
         Tất nhiên, một khi biết rõ vai trò, nguồn gốc sức mạnh của tổ chức Cộng Ðồng, và trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức cộng đồng; cũng như biết rõ âm mưu, ý đồ  phân hóa, phá nát các tổ chức Cộng Ðồng của Việt Cộng, trên thực tế, chúng ta đã luôn cảnh giác, cùng nhau  xây dựng, bảo vệ, củng cố và phát huy được các tổ chức Cộng Ðồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản thống nhất, đòan kết, vững mạnh và uy tín. Một vài nơi nếu có sự phân hóa về tổ chức là điều đáng tiếc, song vẫn giữ được sự  đòan kết, thống nhất trong ý chí, hành động và mục tiêu chống cộng.
        
         Riêng tổ chức Cộng Ðồng  Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng phụ cận, sau khi vượt qua một vài áng mây đen trong quá khứ xa gần,  chúng ta vẫn giữ được một Tổ Chức Cộng Ðồng Người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản duy nhất, thống nhất, đòan kết, vững mạnh và uy tín. Nhờ đó các họat động đấu tranh hổ trợ cho các cuộc đấu tranh  đòi dân chủ, nhân quyền trong nước đã luôn được đẩy mạnh thường  xuyên, đem lại những hiệu quả có tác dụng củng cố được niềm tin trong lòng mọi người.
         Để góp phần xây dựng, củng cố sức mạnh cho Tổ Chức Cộng Ðồng Người Việt Quốc gia Houston & Vùng Phụ Cận, Ủy Ban Vận Ðộng và Tổ Chức Bầu cử  đã và đang  tích cực thực hiện tiến trình bầu cử  tân Hội Ðồng Ðại Diện Cộng Ðồng nhiệm kỳ ba năm tới Theo thống báo của Ủy Ban Vận Động và Tổ Chức Bầu cử, thì đã có hai liên danh nạp  hồ sơ ứng cử Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng nhiệm kỳ 2011 -2014. Thụ ủy cả hai liên danh đều là các vị nữ lưu và đều trong độ tuổi năng động đầy nhiệt huyết. Đó là luật sư Teresa Hoàng  và Nha sĩ Chu Mỹ Dung đứng đầu hai liên danh quy tụ được những thành viên có năng lực, đạo đức và tinh thần nhiệt thành dấn thân phục vụ Cộng Đồng, phục vụ công ích; tất cả ở độ tuổi trung bình trên dưới 45. Trái với lo ngại của nhiều người khi thấy manh nha một vài dấu hiệu có thể gây bất ổn trong Cộng Đồng, cho rằng những người có thiện chí sẽ nản lòng không còn ai dám dấn thân ửng cử vào các chức vụ trong cơ chế tổ chức Cộng Đồng nữa.
        Nhưng nay thì mọi người đang vui mừng, hy vọng và chờ đợi cuộc bầu cử Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston va Vùng Phụ Cận nhiệm kỳ 2011-2014. Mọi người đều mong rằng cuộc bầu cử này  sẽ diễn ra và kết thúc tốt đẹp vào ngày Chủ Nhật 21-11-2010 tới đây. Kết quả dù liên danh nào đắc cử, ai cũng tin rằng họ đều là những người lãnh đạo xứng đáng của một Tổ Chức Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia lớn mạnh, qui tụ hàng trăm ngàn thành viên đồng hương như Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận của chúng ta.
         Ước mong cuộc bầu cử Hội Ðồng Ðại diện Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận  vào Chủ nhật 21 tháng 11 năm 2010 sắp tới đây sẽ được mọi giới đồng hương đi bầu đông đủ, tạo thế dân cử  mạnh mẽ cho tân Hội Ðồng Ðại Diện Cộng Ðồng nhiệm kỳ 2011-2014.
           Thiện Ý
Houston, ngày 27-9-2010

Bình luận: Ai Đại xá ai< Đại xá cái gì và đại xá để làm gì?

Bình luận:
AI ĐẠI XÁ AI, ĐẠI XÁ CÁI GÌ VÀ ĐẠI XÁ ĐỂ LÀM GÌ?

Thiện Ý
         
        Ai đại xá ai, đại xá cái gì và đại xá để làm gì? Đó là nội dung bài bình luận hôm nay của chúng tôi.
         Thưa quý độc giả,
         Trong những ngày gần đây, trên mạng internet toàn cầu, người ta đọc được một kiến nghị  của một người mang tên Cù Huy Hà Vũ, học vị Tiến sĩ luật không rõ tốt nghiệp từ đại học nào của nước nào, gửi quốc hội cộng sản Việt Nam, mang tiêu đề “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, lấy “Việt Nam”  làm quốc hiệu để hoà giải dân tộc”.
         Nếu đọc nội dung “Kiến nghị” người ta thấy, tác giả Cù Huy Hà Vũ, sau khi đưa ra lý do, lập luận đầy tình tự dân tộc, đã đi đến kết luận bằng hai điểm kiến nghị đã ghi rõ trong tiêu đề của kiến nghị vừa nêu, trong đó đáng chú ý là  điểm kiến nghị Quốc Hội Việt cộng “Đại xá tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà” . Chính điểm kiến nghị này đã làm người Việt Quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản tại hải ngoại cũng như trong nước nóng mặt và phẫn nộ.
       Nóng mặt và phẫn nộ vì là điều nghịch lý, trái đạo lý, không đúng với lịch sử và thực tiễn Việt Nam.
       Nghịch lý, trái đạo lý, vì thông thường kẻ phạm lỗi hay phạm tội mới cần được thứ lỗi bởi người bị xúc phạm hay được tha tội bởi pháp pháp luật bằng ân xá hay đại xá. Thực tiễn và lịch sử cận đại Việt Nam cho thấy chính Việt Cộng là kẻ có lỗi,  có tội không chỉ riêng vớitất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà”, mà đã có lỗi, có tội với toàn thể quốc dân Việt Nam, với đất nước, với dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam; và vì vậy mới cần được thứ lỗi, tha tội hay ân xá, đại xá.

         Vì thực tiễn “Tất cả các cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng Hoà” là những người đã phục vụ cho một chính quyền chính thống quốc gia trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hoà hình thành ở Miền Nam Việt Nam sau hiệp địng Geneve 1954 chia đôi đất nước. Vì lợi ích tối thượng của quốc dân, dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong quá khứ, họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ chế độ này và phần đất tự do Miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của một chính quyền độc tài đảng trị sắt máu ở Miền Bắc Việt Nam, vốn là công cụ của cộng sản quốc tế thời bấy giờ. Chính đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động cuộc chiến tranh gọi là “giải phóng Miến Nam,thống nhất đất nước” không phải vì lợi ích đất nước, độc lập dân tộc, mà chỉ vì lợi ích của một tập đoàn thống trị độc quyền là đảng Cộng sản Việt Nam và vì lợi ích bành trướng thế lực của cộng sản quốc tế vào thời điểm kết thúc cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc – Cộng tại Việt Nam 35 năm trước đây, mà Việt Nam có số phận không may bị chọn là một điểm nóng của của cuộc chiến tranh ý thức hệ Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa toàn cầu .
          Vì vậy sau khi thống nhất đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt chế độ độc tài toàn trị công sản trên cả nước, trái với ý nguyện của quốc dân Việt Nam. Từ đó và trước đó tại nửa nước Miến Bắc, tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam thực hiện những chủ trương, chính sách cai trị kiểu cộng sản độc tài sắt máu,đã gây ra muôn vàn tội ác với mọi tần lớp quốc dân Việt Nam, để lại di hại nghiêm trọng toàn diện, lâu dài cho đất nước và dân tộc.
     
         Vậy thì chính Việt cộng, bao gồm hai bộ máy thống trị kìm kẹp nhân nhân: Bộ máy đảng và bộ máy nhà nước, trong đó có Quốc hội của cái gọi là nước “cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, mới cần phải được đại xá tập thể bởi quốc dân Việt Nam, trong đó có  tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà”, những người đã chết trong nhà tù và những quốc dân Việt Nam hiện đang bị đầy ải trong các nhà tù vì lòng yêu nước đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hoá đất nước. Những quốc dân này phải được trả tự do vô điều kiện, không cần lệnh ân xá hay đại xà của bất cứ ai. Có như thế mới không nghịch lý, trái đạo lý và trái với sự thật lịch sử và thực tiễn Việt Nam.
      
          Tựu chung, chính tập đoàn thống trị Việt Nam hiện nay là đảng Cộng sản Việt Nam, tội đồ dân tộc mới cần được ơn Đại xá của quốc dân Việt Nam. Nhưng muốn được hưởng ơn đại xá này, điều kiện tiên quyết là kẻ cướp quyền làm chủ của nhân dân là đảng Cộng sản Việt Nam, phải tự giác trả lại quyền này cho những người chủ thực sự của Đất nước là  quốc dân Việt Nam.
       
         Tác giả kiến nghi gửi quốc hội Việt cộng là Cù Huy Hà Vũ, dù có thiện chí muốn làm diều tốt cho đất nước và dân tộc, song vẫn có hạn chế trong nhận thức đúng sai, phải trái, giữa chính nghĩa và nguỵ nghĩa  trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng vừa qua (1954-1975).
         Sự hạn chế bắt nguồn từ xuất thân là con của một cán bộ đảng viên cộng sản cao cấp, lúc sinh thời từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, đó là Cù Huy Cận, một nhà thơ tiền chiến, trước khi theo Việt cộng.  Cù Huy Hà Vũ lại lớn lên và được giáo dục trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành ra, đã hiểu sai và đưa ra đề nghị nghịch lý , vô đạo khi kiến nghị quốc hội Việt cộng, một bộ phận của guồng máy thống trị tội đồ dân tộc, lại ra luật đại xá cho những quốc dân Việt Nam vốn là nạn nhận của guồng máy thống trị tội đồ ấy.
         Đồng thời, đã sai lại càng sai khi tác giả kiến nghị Cù Huy Hà Vũ  đã ngay  tình hay cố ý cho rằng: quốc hội Việt cộng ra luật “đại xá” như thế là “để hoà giải và hoà hợp dân tộc”, nhưng vẫn là kiều “hoà giải và hoà hợp dân tộc của cộng sản”. Kiểu “hoà giải và hoà hợp này” đã và vẫn đang bị người Việt tại hải ngoại chống đối. Vì sao? Câu trả lời ngắn gọn: là vì đó cũng chỉ là thứ chiêu bài lừa mị của Việt cộng để qui phục, đồng hoá chính (Quốc) vào tà (Cộng) và như thế cũng mang tính nghịch lý, vô đạo như kiểu kiến nghị quốc hội Việt cộng Đại xá tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hoà” mà thôi.
    
              Thiện Ý
Houston, ngày 20-9-2010

   





Bình luận: Vì sao chế độ cộng sản suy mà không sụp, nhưng sẽ bị tiêu vong như thế nào?

Bình luận:
 VÌ SAO CỘNG SẢN VIỆT NAM SUY MÀ  KHÔNG SỤP ,NHƯNG SẼ BỊ TIÊU VONG NHƯ THẾ NÀO?

Thiện Ý
        
          sao cộng sản việt nam đã suy mà không sụp, nhưng sẽ bị tiêu vong như thế nào? Sau cùng thì ai sẽ thắng ai trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng kéo dài nhiều thấp niên qua? Đó là nội dung bài bình luận hôm nay của chúng tôi.
         Thưa quý độc giả,
         Sau khi đế quốc đỏ Liên Sô sụp đổ kéo theo sự sụp đổ tàn tành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, nhiều người dự đóan rằng, cái gọi là chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam” tức chế độ nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, chắc chắn không thể tồn tại, sớm muộn cũng sẽ bị sụp đổ. Bởi vì, chỗ dựa lý luận là chủ nghĩa Mác- Lê và chỗ dựa thực tiễn là Liên Sô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu đã không còn.Đồng thời, vào thởi điểm đó tình hình trong nước thì suy đồi tòan diện, nội bộ đảng Cộng sản Việt nam thì phân hóa cùng cực, chế độ thì mất lòng dân, kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp thì đi từ thất bại này đến thất bại khác, đưa đất nước vào hàng ngũ năm nứơc nghèo đói nhất thế giới. Trong khi đó, vế mặt đối ngọai thì bị Hoa Kỳ và cá nước đồng minh cấm vận; bị bao vây cô lập trên trường quốc tế vì chế độ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
     
         Thế nhưng đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại trong một chế độ độc tài tòan trị dưới bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, người ta tự hỏi: Vì sao Đảng và chế độ độc tài tòan trị của những người cộng sản Việt Nam đã từng có lúc suy yếu đến tột cùng như thế mà không bị sụp đổ?
       Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu về Việt Nam, một cách tổng quát Cộng đảng và chế độ độc tài tòan trị cộng sản Việt Nam, gọi tắt là Việt cộng đã suy tàn mà chưa sụp đổ là vì  ba lý do chủ yếu:
   1/- Tương quan lực lượng giữa Việt cộng và các lực lượng chống cộng gọi chung là Việt quốc, không tương xứng.
   2/- Vì yêu cầu của thế chiến lược tòan cầu mới, hậu Chiến tranh lạnh, muốn triệt tiêu Việt cộng một cách hòa bình bằng sự chuyển hóa qua một quà trình thời gian, không dùng bạo lực lật đổ, thay thế.
   3/- Vì Hoa Kỳ muốn cải tạo Việt cộng thành công cụ  chiến lược mới tại khu vực, nên không chủ trương lật đổ Việt Cộng để thay thế bằng Việt Quốc, và đã coi Việt cộng là “Đối tác”, không còn là đối phương; nên đã không hổ trợ mà chỉ coi và dùng Việt quốc như một lực lượng áp lực Việt cộng khi cần mà thôi.
        Thật vậy, chẳng cần nói thì ai cũng thấy tương quan lực lượng không tương xứng giữa một bên là Việt cộng có ưu thế vì có lãnh thổ, chính quyền, quân đội và uy thế quốc tế với tư cách là một quốc gia, thành viên của cộng đồng thế giới. Việt cộng dù đã áp đặt một chế độ độc tài tòan trị trái với ý nguyện của tòan dân, dùng bạo  lực trấn áp nhân dân và tước đọat các quyền tự do dân chủ, nhân quyền,  nhưng dưới sự thống trị độc quyền sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam, họ đã trấn áp được mọi sức phản khảng của nhân dân bằng bạo lực, ngay cả vào thời điểm chế độ Việt cộng suy yếu đến cùng cực.
      
         Trong khi đó bên chống cộng là Việt quốc đã thất thế kể từ sau khi Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, không còn lãnh thổ, chính quyền, quân đội, mất tư thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Thế nhưng,  vì vẫn còn ý chí chống cộng và niềm tin tất thắng vào chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ đối với ngụy nghĩa cộng sản phản quốc, phi dân tộc,phản dân chủ, nên vẫn tập hợp lại tại hải ngọai cũng như trong nước để tiếp tục công cuộc chống cộng cho đến hôm nay. Như vậy, chính niềm tin tất thắng vào chính nghĩa Quốc gia Dân tộc Dân chủ đã là động lực thúc đẩy ngườii Việt Quốc gia tiếp tục chống cộng, để thành đạt mục tiêu tối hậu: Đập tàn chế độ độc tài tòan trị cộng sản, dân chủ hóa đất nước, dù phải đấu tranh trong điều kiện tương quan lực lượng không tương xứng.Đây là sự chọn lựa đúng đắn,hữu ích và cần thiết  cho Đất nước và Dân tộc Việt Nam.
     
         Trên thực tế, sỡ dĩ Việt quốc đã mất cơ hội nhận chìm chế độ Việt cộng vào thời điểm chúng sa lầy trong những khó khăn chồng chất, tòan diện  và sự phân hóa nội bô Cộng đảng đến cùng cực, là vì lúc đó và cho đến bây giờ, phía chống cộng vẫn chưa kết hợp được trong một tổ chức chống cộng duy nhất, đòan kết thống nhất tại hải ngọai cũng như trong nước, để cùng thực hiện đấu tranh chống cộng theo một sách luợc chung có hiệu quả và hiệu quả có thể kiểm chứng được theo từng thời kỳ. Vì thế, vào thời kỳ suy yếu cùng cực đối phương, các lực lượng chống cộng đã không hội đủ sức nặng thừa đủ của tổ chức và sức mạnh áp đảo của quần chúng nhân dân để nhận chìm được Việt cộng trong vũng lầy của những khó khăn chồng chất. Nhờ đó Việt cộng đã tự cứu bằng con đường “Đổi mới” sau Đại Hội VI của Cộng Đảng Việt Nam năm 1986.

       Đến đây thì ai cũng có thể tự trả lời cho câu hỏi vì sao Việt cộng có những lúc suy yếu đến cùng cực mà vẫn không sụp đổ, nhưng chắc chắn đã và đang bị tiêu vong về mặt bản thể, tiêu vong tịnh tiễn một cách hòa bình do tác động của những lực đẩy, lực xoay từ nhiều hướng, trong đó có lực đấu tranh của Việt quốc, nhưng cùng chiều để hình thành chế độ dân chủ đa nguyên ở cuối quá trình chuyển đổi. Đây chính là mục tiêu tối hậu của cuộc trường kỳ chống cộng trong nhiều thập niên qua  của người Việt Quốc Gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngòai nước. Và như thế ai sẽ là kẻ chiến thắng sau cùng trong cuộc chiến tranh Quốc –Cộng hẳn đã rõ.
         Hơn ai hết, Việt cộng cũng biết chiếu hướng mới “không thể đảo ngược này”, song ngòai miệng vẫn hô hóan đây là “Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”, nhưng chân thì vẫn phải đua nhau chậy theo diễn biến hoà bình này, vì một phần là không cưỡng lại được hấp lực của quyền và lợi do “diễn biến hòa bình” trong  “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”, phần khác là vì chiếu hướng này xem ra vẫn có lợi  cho tập đòan thống trị là các cán bộ đảng viên cộng sản trong hiện tại cũng như tương lai. Chính diễn biến hoà bình đã dẫn đến thực tế hiện nay cái gọi là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”và chế độ “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã thực sự tiêu vong về mặt bản thể (mục tiêu và lý tưởng cộng sản) chỉ còn tồn tại tính  tổ chức cao của  một đảng cộng sản và kỹ thuật thống trị độc tài sắt máu cộng sản để trấn áp nhân dân,  bảo vệ ưu quyền  đặc lợi cho một tập đoàn thống trị độc tôn và độc quyền mà thôi.

Thiện Ý
Houston, ngày 13-9--2010

Monday, December 27, 2010

Nhận thức: Tôn giáo là phạm trù Đức tin và là một dân quyền hiến định cần được pháp luật bảo vệ

NHẬN THỨC:
TÔN GIÁO LÀ MỘT PHẠM TRÙ ĐỨC TIN VÀ LÀ MỘT DÂN QUYỀN HIẾN ĐỊNH CẦN ĐƯỢC  PHÁP LUẬT BẢO VỆ.

Thiện Ý.



          Không phải chỉ mới đây mà đã từ lâu nhóm Giao Điểm, một nhóm qui tụ những người vô thần đội lốt tôn giáo cực đoan, đã viết báo, viết sách và các phương tiện truyền thông khác dể phê bình chỉ trích, bài bác, đánh phá Giáo hội Công Giáo nói riêng, Thiên Chúa Giáo nói chung, trên hai bình diện giáo  lý tín điều và lịch sử hình thành, phát triển giáo hội. Bằng những nhận thức và suy luận chủ quan dựa trên những căn cứ giả chân lẫn lộn để ngụy biện, xuyên tạc sự thật, xử dụng những ngôn từ thiếu văn hóa lăng mạ Thượng Đế và các Thần Thánh mà hàng tỷ con người có chung niềm tin yêu tôn thờ, xúc phạm thô bạo niềm tin tôn giáo cá nhân cũng như tập thể. Đồng thời, bằng mọi cách gian trá, thậm từ  mạ lỵ và phủ nhận công trạng các nhận vật lịch sử Việt Nam gốc Công giáo như Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đình Diệm v.v… Việc làm này của nhóm Giao Diểm có tính khiêu khích nhằm thành đạt ý đồ gì, có lẽ mọi người Việt nam lương hảo và trình độ nhận thức khách quan đều đã có câu trả lời. Nhưng đừng vì phẫn nộ mà phí công sức thời gian trả lời với nhóm này, hay có lời nói, hành động gây mất đòan kết tôn giáo, là mắc mưu cộng sản, mà nhóm Giáo Điểm chỉ là công cụ thực hiện “Chính sách chia (rẽ tôn giáo) để trị”.
         Bài viết này của chúng tôi không nhằm tham gia một cuộc tranh luận hay “bút chiến” về tôn giáo với bất cứ ai, hữu thần cũng như vô thần. Lại càng không bao giờ muốn mất thì giờ “đối thọai” vô bổ với nhóm vô thần Giao Điểm, vì những bài viết của họ về tôn giáo đã không phải là những bài nghiên cứu có cơ sở khoa học nhằm vào việc giải tỏa các khúc mắc về lịch sửmà chỉ có ý đồ nhất quán là phục vụ cho “sách lược chia rẽ tôn giáo của cộng sản” như Ông Chu Tất Tiến đã phủ định trong bài viết mới đây của ông, cũng như bài viết của nhiều người khác.
         Chúng tôi viết bài này chỉ để trình bầy nhận thức cá nhân về tôn giáo là một phạm trù Đức tin và là một dân quyền hiến định phải được mọi người tôn trọng, luật pháp bảo vệ trước mọi xâm hại thô bạo bất cứ từ đâu tới. Vì vậy chúng tôi xin lần lượt trình bầy:
-         Tôn giáo là một phạm trù Đức Tin của cá nhân hay tập thể
-         Tôn giáo là một trong những dân quyền hiến định cần được pháp luật bảo vệ.
-         Nên chăng quốc gia cần có luật bảo vệ niềm tin tôn giáo khi bị xâm hại, lăng mạ?
I/- TÔN GIÁO LÀ MỘT PHẠM TRÙ ĐỨC TIN CỦA CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ.
          Như chúng ta đều biết, từ khị con người xuất hiện trên trái đất, qua nhiều thời đại đến nay, vấn nạn muôn thuở của lòai người vẫn chưa được giải đáp là vũ trụ vạn vật trong đó có con người từ đâu hiện hữu, vận hành qua thời gian năm tháng, rồi sẽ đi về đâu.
         Con người là một sinh vật trong muôn vàn sinh vật hình thù, kích thước lớn nhỏ khác nhau, hữu hình cũng như siêu hình, nhưng sự phát sinh sự sống, vận hành, phát triển và tiêu vong đều theo quy luật chung của lòai động vật và quy luật riêng của mỗi lòai sinh vật. Con người được coi là một sinh vật thượng đẳng nhờ bộ não có cấu tạo đặc biệt và phát triển nhanh hơn các sinh vật khác nên có khả năng nhận biết về chính thân phận mình và ngày càng mở rộng tầm hiều biết về vũ trụ vạn vật nhờ những phát minh khoa học kỹ thuật, giúp con người có thể khắc phục thiên nhiên, làm chủ xã hội, tạo được môi trường sống ngày một thuẫn lợi trong việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội lòai người.
           Tuy nhiên, cho đến nay, dù tầm tri thức đã mở rộng,do khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực, song con người vẫn chưa có câu trả lời  thỏa đáng cho những vấn nạn vũ tru, vạn vật trong đó có con người từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Và vì vậy đã có hai cách trả lời tạm thời của hai lọai con người: Hữu thần và vô thần.
          Người vô thần thì cho rằng vũ trụ vạn vật tự nhiên mà có và vận hành theo  quy luật tự nhiên. Không có thế giới nào tồn tại ngòai thế giới vật chất. Con người cũng thế, sự sống hình thành theo quy luật truyền sinh và cuộc sống muôn mầu muốn vẻ, trong đó hạnh phúc và đau khổ, công, tội, hiền, ác, thưởng phạt… là các mặt đối lập của cuộc sống, tất cả chỉ phát sinh,tốn tại, phát triển, tiêu vong ngay trong thế giới này, không có gì tồn tại sau cái chết của con người.
        Trái lại,những con người hữu thần, tiêu biểu như những tín đồ và các giáo hội Thiên Chúa Giáo, bằng cặp mắt Đức tin tôn giáo đã xác tín rằng từ khởi thủy, vũ trụ vạn vật trong đó có con người là do Thiên Chúa tạo dựng và cho chúng vận hành theo quy luật chung cũng như riêng. Cuộc sống trong thế giới này với các mặt đối lập: hạnh phúc và  đau khổ, tội lỗi và công phúc, thiện và ác…tất cả chỉ là tạm thời, cuộc sống bất hòan, là tiền đề cho con người tạo dựng một cuộc sống viễn mãn, hạnh phúc vĩnh cửu, hay đưa con người đến một cuộc sống cùng khổ đời đời sau cái chết. Tất cả tùy thuộc vào công phúc hay tội lỗi mà con người đã làm trong suốt cuộc đời sống trên trần thế.
        Qua các nhận thức khái quát  trên, đã dẫn đưa đến những nhân định sau đây:
  
1/- Có sự khác biệt giữa hai phạm trù khoa học và phạm trù tôn giáo.
         Khoa học là phạm trù “Tri thức” của con người, là những sự hiểu biết căn cơ, có thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm và là một chân lý tuyệt đối, vì được mọi người hữu thần cũng như vô thần công nhân như 2+2=4. Con người đã và đang nỗ lực mở rộng “tầm tri thức” để khám phá các quy luật vận hành của vũ trụ vạn vật, với ước mong tìm được chân lý tuyệt đối, để có được câu trả lời trọn vẹn được mọi người công nhận, cho các vấn nạn muôn thuở của lòai người: Vũ trụ, vạn vật trong đó có con người từ đâu tới và sẽ đi về đâu?
         Tôn giáo là phạm trù “Đức tin” của mỗi con người, tiếp nối phạm trù “tri thức”,  do mỗi con người tùy theo hòan cảnh sống, đã được chọn lựa cho ngay khi chào đời do gia đình và tiếp tục giữ Đức tin sau này khôn lớn; hay khi có đủ ý thức tự nguyên, tự giác lựa chọn một niềm tin tôn giáo riêng… Tất cả đều để tự giải đáp cho những vấn nạn muôn thuở của lòai người và thể hiện Đức tin trong cuộc sống để đạt cùng đích của cuộc đời. Đức tin tôn giáo không thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm, vì nó vượt khỏi “tầm tri thức”con người. Những gì mà ánh sáng khoa học (phạm trù tri thức) chưa soi rọi tới, thì ánh sáng tôn giáo (phạm trù Đức tin) sẽ soi rọi.
   2/-Phạm trù “Đức tin  tôn giáo”  là không thể và không nên tranh luận:
       Chính sự khác biệt giữ hai phạm trù “Tri thức” của khoa hoc và “Dức tin” của tôn giáo, nên không thể và không nên có các cuộc tranh luận (về giáo lý, tín điều…), dưới bất cứ hình thức nào (miệng hay bút chiến…) giữa những người khác tôn giáo hay giữa những người hữu thần với vô thần, chỉ với mục đích tranh thắng hơn thua, phải trái, chân lý, phi chân lý, khoa học hay phản khoa học liên quan đến giáo lý, các tín điều.
        Vì rằng cuộc tranh luận này chẳng khác gì câu chuyên ngụ ngôn về 5 người mù cãi nhau về hình thù con voi, sau khi mỗi người chỉ được cho sờ vào một bộ phân của con voi. Người sờ được vòi voi thì nói hình thù con voi giống con đỉa, anh sờ tai voi thì nói voi giống cái quạt, kẻ sờ chân voi thì nói voi giống cột nhà.v.v…Hệ quả là không ai chịu ai về hình thù con voi, ai cũng cho mình là đúng, tình cảm đòan kết yêu thương trước đó chắc sẽ sứt mẻ là điều không tránh khỏi sau cuôc cãi nhau này. Có lẽ họ chỉ ngừng cãi nhau tình cảm ấm áp được tái lấp nguyên trạng, cho đến khi được chữa cho đôi mắt sáng ra, để nhìn thấy hình thù thật sư của con voi.
          Những người tranh luân về tôn giáo cũng vậy, làm sao có thể đồng ý được với nhau khi mỗi người do hòan cảnh sinh ra trong các gia đình có tôn giáo khác nhau, thường theo tôn giáo của cha mẹ. Hâu quả sẽ rất tai hại trong quan hệ tình cảm cá nhân, gây chia rẽ hận thù giữa con người với con người, phân hóa dân tộc. Trừ khi hậu quả này là ý đồ thực sự của chính những kẻ gây ra tranh luận, điển hình như việc làm của các thành viên nhóm Giao Điểm từ bao lâu nay.
  
3/-Đức tin tôn giáo là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân.
          Đức tin tôn giáo hay vô thần là sự tự do lựa chọn của mỗi con người, là nhu cầu tinh thần của mỗi cá nhân.Anh tin thì theo, không tin thì không theo tôn giáo, nhưng phải tôn trọng niềm tin của người khác, dù niềm tin ấy  anh cho là phi lý, là mê tín dị đoan, là phản khoa học, anh vẫn không có quyền bài bác, nhất là phỉ bang mạ lỵ ngay cả đấng Thần Linh mà họ tôn thờ, xúc phạm nặng nề đến niềm tin tôn giáo, gây phẫn nộ cho các tín đồ có chung niêm tin, như việc làm có chủ đích bao lâu nay của nhóm Giao Điểm.
         Vì là nhu câu tinh thần cá nhân, nên trong cuộc sống thực tế nền tảng chung hình thành tình cảm giữa ngươi với người là nhân bản, vì vậy mới có tình yêu tình bạn thắm thiết giữa những người khác tôn giáo. Và vì vậy, không thể và không nên tranh luận về giáo lý, tín điều của tôn giáo giữa những người khác Đức tin, có chăng là sự trao đổi để hiểu biết trong sự tương kính, tế nhị không phương hại đến tình cảm và cuộc sống hài hòa vốn có giữa những người khác tôn giáo, có chung thân phân con người, có chung những vấn nạn mà mỗi tôn giáo đã có câu trả lời theo giáo lý, tín điều riêng. Đó là những chân lý tuyệt đối về mặt chủ quan đối với tín đồ, nhưng lại là chân lý tương đối về mặt khách quan với người khác niềm tin.

II/- TÔN GIÁO LÀ MỘT TRONG NHỮNG DÂN QUYỀN HIẾN ĐỊNH CẦN ĐƯỢC LUẬT PHÁP BẢO VỆ.
       Tôn giáo là một trong những dân quyền căn bản của con người. Và vì vậy Hiến pháp các nước dân chủ đều ghi nhận tín ngưỡng, tôn giáo hay vô thần là quyền tự do lựa chọn của mọi công dân và được luật pháp bảo vệ. Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của tu chính án đầu tiên đã ghi “Quốc hội không được làm luật thiết lập một tôn giáo (như một quốc giáo) và ngăn cản quyền tự do hành đạo”. Ngay cả chế độ độc tài tòan trị cộng sản hiện nay tại Viêt Nam cũng ghi nơi Điều 70 “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…”. 
       Thế nhưng dù tôn giáo được các hiến pháp ghi nhận như một trong những dân quyền cơ bản, song trên thực tế đã không có luật lệ riêng nào bảo vệ tôn giáo khi bị xâm hai, xúc phạm, lăng mạ thô bạo như luật bảo vệ lợi ích và danh dự cá nhân công dân trong quốc gia khi bị xâm hại.
         Một cách cụ thể là tại sao đời tư một cá nhân khi bị kẻ khác xuyên tạc, vu cáo, nhục mạ bằng lời nói hay hành động làm mất danh dự, gây thiệt hại tinh thần hay vật chất cho mình, đều có thể khởi kiện trước tòa đòi bồi thường danh dự và những thiệt hại tinh thần cũng như vật chất do sự xuyên tạc, vu cáo, mạ lỵ gây ra. Trong khi, những kẻ như nhóm Giao Điểm đã dùng sách báo và phương tiện truyền thông xuyên tạc giáo lý, tín điều, lịch sử các giáo hội Thiên Chúa Giáo, nhục mạ thậm từ Thiên Chúa và các thánh thần được hàng tỷ tín đồ thờ kính, xúc phạm thô bạo niềm tín tôn giáo của các tín đồ, xâm phạm đời tư cá nhân các tín đồ, nội bộ các giáo hội, gây thiệt hại nghiêm trong về tinh thần cũng như vật chất của thể nhân (Tín đồ )và pháp nhân (Các giáo hội)…thì tại sao các tín đồ và các giáo hội lại không thể đứng dân sự nguyên cáo để đưa các bị cáo ra trước pháp luật? Phải chăng vì chưa có luật bảo vệ tôn giáo chống lại sự xâm hại, nên  những kẻ thù của tôn giáo nói chung, của Thiên Chúa Giáo nói riêng đã ngang nhiên xuyên tạc, vu khống, mạ lỵ tôn giáo, như nhóm Giáo Điểm vẫn ngang nhiên hành động, bất chấp sự phẫn nộ của những tín đồ?
      Và do đó….
III/-  NÊN CHĂNG QUỐC GIA CẦN CÓ LUẬT BẢO VỆ NIỀM TIN TÔN GIÁO KHI BỊ XÂM HẠI, LĂNG MẠ KHÔNG?
       Vì sao? Thật đơn giản, tự do tôn giáo đã là quyền hiến định, thì mọi công dân có quyền tự do lựa chọn tôn giáo theo niềm tin cá nhân, hành đạo và truyền đạo, quyền tham gia các sinh họat của giáo hội. Bất cứ sự vi phạm nào của bất cứ ai, chính quyền cũng như cá nhân, tập thể nào đều là vi hiến.
       Thế những, nếu chỉ có những hành vi xuyên tạc, vu khống, nhục mạ thô bạo tôn giáo, gây hậu quả nghiêm trọng của cá nhân hay pháp nhân thì các tín đồ (thể nhân) hay Giáo hội (Pháp nhân) có quyền cầu viện đến công lý hay không?
         Cho đến nay, dường như chưa có một án lệ nào về tố quyền này được khởi động, phải chăng vì không có một luật riêng bảo vệ tôn giáo khi bị xâm hại như thế, vì được bảo vệ bằng luật pháp phổ quát áp dụng cho mọi công dân về hình cũng như về hô? Hay vì chưa có tín đồ nào, giáo hội nào, căn cứ trên luật lệ hình hộ hiện hành của quốc gia áp dụng cho mọi công dân và pháp nhân, để khởi kiện khi bị xuyên tạc, mạ lỵ, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo, gây thiệt hại thực sự về tinh thần cũng như vật chất cho tín đồ và giáo hội?
         Vì vậy, để chấm dứt những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm quyền tự do tôn giáo, bằng những lời nói, sách báo, truyền thông và  hành động xúc phạm thô bạo niềm tin tôn giáo các tín đồ và các giáo hội, chúng tôi đề nghị hai phương cách:
   1/- Căn cứ trên luật lệ hiện hành về hình sự, dân sự  của quốc gia nơi bị cáo cư ngụ, với tư cách cá nhân hay tập thể tín đồ, hay Giáo hội sẽ thử đứng đơn khởi kiện trước tòa án thẩm quyền để đòi kẻ xuyên tạc, vu khống, mạ lỵ xúc phạm niềm tin tôn giáo, gây tổn hại tinh thần và vật chất cho cá nhân hay tập thể (Các tín đồ) hay cho pháp nhân (Các giáo hội)phải trả lời trước pháp luật
   2/- Vận động, thúc đẩy các nghị sĩ dân biểu có tôn giáo các nước sở tại, sọan thảo một đạo luật riêng nhằm bảo vệ niềm tin tôn giáo, đệ trình Quốc hội thông qua, ban hành thành luật cưỡng hành, nhằm chống lại mọi hành vi tấn công, xuyên tạc, vu khống, mạ lỵ tôn giáo thô bạo tương tự như việc làm của nhóm Giáo Điểm bao lâu nay dối với các tín đồ và giáo hội Thiên Chúa Giáo.
     
        Sở dĩ quốc gia cần có biện pháp pháp lý rõ ràng, riêng biệt cho tôn giáo, là để ngăn chặn các hành vi tấn cống tôn giáo, vì  với ý đồ  gì đi nữa, đều có hậu quả nhiều mặt, không chỉ về tôn giáo, mà cả về xã hội. Vì một khi tấn công và xúc phạm nặng nề đến niềm tin bất cứ tôn giáo nào, là đụng chạm đến quyền lợi của một tập thể công dân đông đảo trong xã hội, sẽ dẫn đến sự phẫn nộ có thể gây xáo trộn an ninh trật tự xã hội, chia rẽ tôn giáo, phân hóa dân tộc, phá dổ quan hệ xã hội nhân bản tốt đẹp, hài hòa, đòan kết yêu thương gắn bó giữa người với người dù khác tôn giáo, khác niềm tin.
         Đó là chưa kể những hậu quả nghiêm trọng hơn từng xẩy ra trong lịch sử các cuộc chiến tranh tôn giáo, mà nguyên nhân chính là do những kẻ lợi dụng tôn giáo gây kích động căm thù giữa các tôn giáo với hậu ý chính trị, tương tự như hành động bao lâu nay của nhóm Giáo Điểm, không có ý đồ nào khác hơn, là công cụ của chế độ vô thần cộng sản hiện nay tại Việt Nam, phá nát sự đòan kết tôn giáo tại hải ngọai cũng như trong nước, thực hiện chính sách chia để trị, nhằm củng cố và duy trì quyền thống trị độc tài tòan trị vô thần cộng sản tại Việt Nam.
        Vì thực tế đã có nhiều dầu hiệu cho thấy chính lực lượng tôn giáo sẽ là “Người đào mồ chon chế độ cộng sản tại Việt Nam”.  Cộng đảng cũng biết thế, nên chúng đã và đang tiếp tục tập trung mọi nố lực đánh phá các tôn giáo bằng mọi cách và mọi giá. Xin các tín đồ của mọi tôn giáo cần cảnh giác và cảnh giác cao độ để đừng mắc mưu chia rẽ tôn giáo của cộng sản và tay sai.

Thiện Ý.
Houston, ngày 11- 5-2009
   
    



     


Sunday, December 26, 2010

Đôi điều suy tư về Mầu Nhiệm Giáng Sinh

SUY NIỆM:
ĐÔI ĐIỀU SUY TƯ VỀ MẦU NHIỆM GIÁNG SINH

Thiện Ý
   
        Ðêm nay tại thành phố Houston này, cũng như đêm qua, đêm mai tại những vùng đất có dân cư ở những múi giờ khác nhau trêm mặt địa cầu, con người nói chung, các tín đồ Thiên Chúa Giáo nói riêng, bằng nhiều hình thức, nghi lễ khác nhau, với tâm tình khác nhau, đã, đang và sẽ đón mừng kỷ niệm ngày Giáng Sinh lần thứ 2010 của một con người siêu phàm, có tên là Giêsu, đã xưng mình và đã minh chứng Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Như vậy, Giáng Sinh đã là một sự kiện và là một biến cố có thật trong lịch sử nhân loại, mang ý nghĩa mầu nhiệm.
         Là một sự kiện có thật, vì quả thật trong lịch sử nhân loại đã có một con người siêu phàm tên là Giêsu sinh ra cách nay 2010 năm, trong một máng cỏ nơi một hang đá dành cho bò lừa trú ngụ, vào một mùa đông giá lạnh. Hang đá ấy có tên là Bê-lem(Bethlem), miền Giu-đê  thuộc nước Do Thái cổ xưa, dưới thời đế quốc La Mã thống trị.
        Là một biến cố có thật, vì sự xuất hiện của con người phi phàm Giêsu, đã làm cho vua Hê-rô- đê (Herode) lo sợ mất quyền bính, nên đã ra lệnh sát hại hàng ngàn sinh linh trẻ thơ vô tội. Biến cố ấy đã được lịch sử ghi nhận và thực tiễn đã làm thay đổi tư duy, đời sống con người và bộ mặt thế giới. Biến cố ấy cũng đã được con người chọn làm mốc thời gian năm tháng cho cuộc sống (Tây lịch). Nhưng điều hệ trọng hơn là sự kiện và biến cố ấy đã mang một ý nghĩa mầu nhiệm(miraculous), được thể hiện qua các hiện tượng lạ phát sinh từ và chung quanh con người siêu phàm mang tên Giêsu ấy.
   Là một mầu nhiệm,vì để hiểu, biết và tin sự kiện “Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần Cứu Chuộc” là sự thật, con người không thể bằng tầm tri thức hữu hạn, mà cần được trang bị bằng cặp mắt đức tin thuộc phạm trù tôn giáo.
   Thật vậy, với tầm tri thức hữu hạn, con người làm sao có thể hiểu được và chấp nhận một hài nhi bé nhỏ, sinh ra trong cảnh nghèo hèn, bởi một trinh nữ có tên là Maria, sống chung mà không phải vợ chồng, với một người bạn có chung niềm tin, làm nghề thợ mộc có tên là Giuse. Nghĩa là Hài Nhi Giêsu ấy, đã được thụ thai trong cung lòng Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Chúa Thánh Thần (mà ngay nay khoa học đã chứng được sự thụ thai khôg chỉ qu agiao hợp giới tính) và Hài Nhi ấy sau này lại xưng mình là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần để cứu chuộc nhân loại, đã làm nhiều phép lạ cả thể, nhất là những phép lạ xẩy ra vào ba năm cuối đời đi rao giảng Tin Mừng và mạc khải cho loài người về Thiên Chúa và Ơn Cứu Ðộ. Sau cùng đã hoàn tất chương trình cứu độ bằng một cái chết treo khổ nhục trên thập tự giá vào tuổi 33, để rồi sau ba ngày Ðức Giêsu đã sống lại và lên Trời trước mặt nhiều người đương thời.
         Những người chứng kiến các phép lạ xẩy ra từ và chung quanh con người phi phàm Giêsu có thể tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh, song chỉ là số ít. Còn biết bao người đương thời, cũng như con người các thời đại sau này không được tận mắt chứng kiến các phép lạ thì sao?
        Hiển nhiên khó mà có lòng tin vào Mầu Nhiệm Giáng Sinh cũng như  các mầu nhiệm khác thuộc quyền năng của Thượng Ðế. Tuy nhiên đây chỉ là nói theo luận lý thông thường của tầm tri thức hữu hạn của con người. Ngoài tầm tri thức hữu hạn này, con người còn tiềm ẩn một  khả năng vượt trội, siêu hình, đó là Ðức Tin, một khi được khơi động sẽ có thể hiểu biết và cảm nghiệm được mọi mầu nhiệm trong thế giới siêu hình vô hạn. Các tín đồ có niềm tin nơi Thượng Ðế, chính là những con người được trang bị cặp mắt Ðức Tin, đễ có thể nhận thức được những gì vượt tầm tri thức hữu hạn của con người.
        Hiện tại, sau 2010 năm Hài Nhi Giêsu ra đời, đã có hàng tỉ nhân loại tin vào ơn Cứu Ðộ qua mầu nhiệm Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần cứu chuộc nhân loại. Bằng niềm tin này, người ta có thể lý giải dễ dàng những sự kiện siêu tự nhiên từ một căn bản: Nếu đã tin và chấp nhận một Thượng Ðế Toàn Năng đã tác tạo vũ trụ vạn vật và cho nó vận hành theo những quy luật riêng cho từng loài và quy luật chung cho mọi loài, thì không có gì Thượng Ðế không làm được.
         Một điển hình, nếu ngày nay con người đã có thể bắt chuớc quy luật cấu tạo con người của Thượng Ðế (chứ không phải”cướp quyền Thượn Đế) bằng cách lấy chất liệu từ con người vốn là vật thụ tạo của Thượng Ðế, cho thụ thai trong ống nghiệm có điều kiện môi sinh như trong cung lòng người nữ, hay cho thụ thai trong chính cung lòng người nữ, thì đối với quyền năng Thượng Ðế, việc thụ thai của Hài Nhi Giêsu trong cung lòng trinh nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần vào 2010 năm trước đây, là điều hiển nhiên, không có gì phải tranh luận. Trinh Nữ Maria sau khi sinh Hài Nhi Giêsu vẫn còn đồng trinh là hệ quả tất nhiên do cách thụ thai ngoài sự giao hợp lưỡng tính thông thường cũng là điều hiển nhiên không cần biện giải.
  
         Ðến đây vấn đề chỉ còn là con người có chấp nhận mầu nhiệm Giáng Sinh cũng như các mầu nhiệm khác của Thượng Ðế hay không. Vì đó là quyền tự do lựa chọn của mỗi con người, mà chính Thượng Ðế đuợc tin là Ðấng sáng tạo ra con người, vạn vật, vũ trụ cũng phải tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của con người, kể cả quyền chối bỏ hay chống lại Thượng Đế. Bởi vì chỉ với quyền tự do tuyệt đối, con người mới chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình và Thượng Ðế mới xét thưởng phạt công bình mỗi con người sau cái chết, trở về với cát bụi.
       Một so sánh cụ thể và tương đối vai trò của Thượng Ðế có thể ví như người thợ nặn tượng sau khi bán một bức tượng cho người mua, người này có toàn quyền xử dụng tự do theo ý muốn. Người xử dụng bức tượng chỉ có hai lựa chọn khi bức tượng cũ hay hư hỏng, nếu muốn tu bổ để tiếp tục xử dụng sẽ tìm đến người thợ nặn tượng nhờ thực hiện, hoặc vứt bỏ bức tượng đó đi. Thượng Ðế cũng vậy, một khi tạo ra thân xác con người theo quy luật, trao cho linh hồn quyền tự do tuyệt đối trong việc xử dụng thân xác. Linh hồn có thể nuôi dưỡng, tu bổ thân xác độc lập tự chủ hay chậy đến cậy nhờ Thượng Ðế giúp sức, hoặc tự hủy thân xác là quyền tự do lựa chọn của mỗi con người. Thượng Ðế sẽ chỉ xét đoán, định công, tội nơi mỗi con người sau cái chết để được tái sinh trong cực lạc quốc hay cực khổ Hoả Ngục đời đời.
  
         Là những người có niềm tin nơi Thượng Ðế, đôi điều suy tư trên đây về mầu nhiệm Giáng Sinh chúng tôi chỉ muốn xác tín rằng: Hơn 2010 năm trước đây, quả thật đã có một Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần, thực hiện sứ mạng cứu chuộc con người khỏi tội nguyên tổ, tạo điều kiện cho con người tái sinh trong nước hằng sống. Nếu không có sự Giáng Sinh này, số phận con người đã khác, chắc chắn là bi thảm hơn nhiều.
       
        Ðể cảm tạ và tri ân Thượng Ðế, đêm nay cũng như đêm qua và đêm mai, nơi các giáo đường khắp nơi trên mặt địa cầu, những con người có chung niềm tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh đều cất cao lời ca chúc tụng, bằng mọi ngôn ngữ khác biệt của loài người. Chúc tụng và ngợi ca ơn Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần cứu độ muôn dân, đem an bình, ơn phúc và yêu thương đến cho mọi người thiên tâm, mọi dân tộc thiện chí qua các thời đại hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho đến tận thế.Đúng như lời chúc mừng và ngợi ca Thiên Chúa của Thiên Thần vào đêm Chúa ra đời cách nay hơn 2010 năm:
    “Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
      bình an dưới thế cho người thiện tâm”
                                                                                                                     Thiện Ý
Houston, Giáng sinh năm 2010.