Wednesday, September 23, 2020

Vì sao án sơ thẩm Đồng Tâm gây bất bình và phản ứng quyết liệt trong công luận?

 

Vì sao án sơ thẩm Đồng Tâm gây bất bình và phản ứng quyết liệt trong công luận?

 

Thiện Ý

 

Trong bài viết và thuyết trình trước chúng tôi đã trình bày “Bản án sơ thẩm vụ Đồng Tâm gây bất bình trong công luận thế nào?

Trong bài viết thuyết trình hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận định như câu trả lời cho vấn đề đặt ra, là  Vì sao án sơ thẩm vụ Đồng Tâm gây bất bình và phản ứng quyết liệt trong công luận?”

 

Câu trả lời tổng quát: là vì đó là bản án phi pháp lý, bất công, tiền định mang tính áp đặt. Một bản án nhằm trấn áp, triệt tiêu, thay vì giải quyết những đòi hỏi hợp pháp, chính đáng của nông dân xã Đồng Tâm khiếu kiện về quyền sử dụng 59.ha đất nông nghiệp của họ.Tất cả nhằm thực hiện ý đồ bảo vệ cho kỳ được “lợi ích nhóm” bằng mọi cách, mọi giá của nhà cầm quyền có chức năng giải quyết tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm.

Thật vậy, chúng tôi lần lượt lý giải và chứng minh từng điểm trong câu trả lời tổng quát vừa đưa ra.

1.- Bản án sơ thẩm Đồng Tâm là bản án phi pháp lý, bất công, tiền định mang tính áp đặt.

   (1)- Phi pháp lý: vì trong quá trình điều tra xét hỏi của công an và diễn tiến xét xử trong các phiên Tòa, đã không tuân thủ pháp luật, vi phạm thủ tục tố tụng hình sự của chính chế độ đương quyền tại Việt Nam.

     Cụ thể:

-        Đối với luật sư bào chữa: Ngăn cản luật sư thực hiện tác vụ nghề nghiệp.Như chỉ cho luật sư làm nhiệm vụ bào chữa cho các bị cáo,sau khi đã hoàn tất cuộc điều tra;ngăn cản tiếp xúc với các bị cáo trước cũng như trong các phiên Tòa; không cho tiếp cận và khước từ yêu cầu được cung cấp,tiếp cận các tài liệu chứng cứ có lợi cho các bị cáo, với lý do tài liệu mật (Kế hoạch 419) hay không cần thiết…

-        Đối với các bị cáo: không tôn trọng quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi có bản án chung thâm; đã dùng cực hình tra tấn, ép cung trong quá trình điều tra xét hỏi, khiến các bị cáo vì sợ hãi phải nhân tội . Sợ hãi đến độ ra trước Tòa không giám tố cáo, để chỉ thể hiện qua câu hỏi gián tiếp để biết, của luật sư đưa ra, rằng “Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay”; thì chỉ có 10 cánh tay giơ lên, cò lại 19 người không giơ tay được suy đoán là bị tra tấn.Như vậy là vi phạm luật pháp quốc nội và quốc tế cấm dùng cực hình tra tấn tội nhân…

-        Đối với thân nhân, quần chúng, quốc tế: Tòa đã không cho bất cứ thân nhân nào của các bị cáo có mặt trong phòng xử án; cũng như người dân thường và đại diện báo chí (trừ báo chí nhà nước) và tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bị ngăn cản tham dự các phiên xử…

(2)- Bản án bất công, tiền định mang tính áp đặt.

   - Bất công vì bản án đã xử phạt nặng nề những người vốn là những nông dân lương hảo. Nay chỉ vì giám khiếu kiện kêu oan về đất đai, không muốn phạm pháp hay không có ý định và hành động phạm pháp. Nhưng nay bị nhà cầm quyền chức năng đẩy vào một hoàn cảnh, bị bao vây tấn công giữa ban đêm, để tạo cớ bắt giam và kết tội “giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Một người dân bị công an bắn chết (Ông Lê Đình Kình), thủ phạm không bị truy tố, theo sự dàn dựng hiện trường, với lý do nạn nhân chống đối, có trái lưu đạn trong tay, nên phải bắn chết. Ba công an chết vì té “giếng kỹ thuật”, thì 3 người dân lại bị kết tội giết người, dựa trên bằng chứng áp đặt, mơ hồ.Hai trong 3 người này lãnh án tử hình, đều là con trai nạn nhân Lê Đình Kình, được coi là Thủ lãnh tinh thần vụ khiếu kiện đất đai Đồng Tâm. Ông Kình, một đảng viên cộng sản lão thành 84 tuổi, 57 tuổi đảng, từng là đồng chí của lực lượng công an tấn công, nay bị “đồng chí” của mình gán cho danh hiệu “địa chủ cường hào mới”, bị bắn chết; khi tấn công bất ngờ quy mô lớn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đêm rạng sáng ngày 9-1-2020.

     Như vậy, nếu bản án sơ thẩm đã bất công với 29 người dân Đồng Tâm bị cáo, thì với cái chết của 3 cha con ông Lê Đình Kình, qua bản án Sơ Thẩm Đồng Tâm ngày 14-9-2020, phải chăng Tòa án Việt Nam như muốn lấy lại công bình cho ba công an chết thảm dưới “hố kỹ thuật”? Một hình thức trả thù thời trung cổ “Mắt đền mắt, răng đền răng”, “3 mạng công an” đổi “ba mạng dân oan” như trong hiện vụ?

- Bản án tiền định, mang tính áp đặt, được thể hiện qua diễn tiến vi luật và kết quả vụ xử án bằng một bản án sơ thẩm như được định trước.Viện kiểm sát đóng vai công tố, đề nghị mức án thế nào, thì chánh án và HĐXX, sau 2 ngày nghị án, kết án gần đúng như vậy. Điều này có lẽ đã không làm ai ngạc nhiên, vì nền tư pháp của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam vốn thế. Tất cả đều dưới sự lãnh đạo tối cao, sâu sát của “Đảng CSVN”. Luật là “Đảng ta”, “Đảng ta” là luật mà!. Vì theo lý luận Marxist-Leninnist, luật pháp nào thì cũng chỉ là công cụ của giai cấp thống trị để trấn áp nhân dân bị trị mà thôi!. Thực tế đảng CSVN  đã vận dụng triệt để lý luận này.

2.- Bản án thể hiện ý đồ đen tối, là bảo vệ cho kỳ đượclợi ích nhóm bằng mọi cách, mọi giá của nhà cầm quyền có chức năng giải quyết tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm.

Thật vậy:

   (1)- Vì lợi ích nhóm (là nhóm tài phiệt quân đội cần đất đầu tư kinh tế(Cong ty viễn thôn VIETTEL) và nhóm quan tham tại địa phương đã trót đánh tráo sự thật để thủ lợi) nên trong suốt quá trình khiếu kiện của nhân dân xã Đồng Tâm kéo dài từ bốn năm qua (2016 -2020), các cơ quan chức năng giải quyết khiếu kiện đất đai Đồng Tâm, trước sau chỉ dùng biện pháp đối phó, chứ không đưa ra giải pháp thỏa đáng nào cho đòi hỏi hợp pháp chính đáng của người dân, liên quan đến quyền sử dụng 59.ha đất ở Đồng Tâm.

Người dân Đồng Tâm luôn khẳng định 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh đất này tiếp giáp với mảnh 47,36.ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn.

 

Theo người dân Đồng Tâm, sở dĩ có sự tranh chấp này, là do các cán bộ địa phương (quan tham) đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu 47,36ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng   từ lâu.

 

Bằng chứng là ngày 26/3/2018: Quân đội cho đào hào quanh khu 47,36 ha để phân định với khu đất nông nghiệp Đồng Sênh khiến dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Ông Lê Đình Công nói với BBC vào thời điểm đó rằng "Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm".

 

   (2)- Thế nhưng, cũng vì “lợi ích nhóm” nên các cơ quan chức năng trước sau chỉ dùng biện pháp đối phó với nông dân để đạt mục tiêu cao nhất là bảo vệ cho kỳ được 59.ha là đất quốc phòng. Do đó đã đẩy vụ tranh chấp đất đai từ một vụ khiếu kiện dân sự dẫn đến vụ án hình sự từ thấp đến cao.

     - Cụ thể, vào ngày 15/4/2017, khi 9 người dân Đồng Tâm được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để 'làm việc' thì bị bắt  đưa về giam giữ tại Hà Nội, trong đó có ông Lê Đình Công và người cha là Lê Đình Kình. Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộcảnh sát, giam tại nhà văn hóa thôn trong 7 ngày.Sau đó một số người bị bắt bị truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”, và “bắt giam người trai pháp luật.”

    - Thế rồi ngày 9-1-20, hàng ngàn công an và cảnh sát cơ động đã mở bố ráp bất ngờ, ban đêm tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, làm một người dân bị chết, 3 công an thiệt mạng. Tất cả 29 người bị bắt giam, truy tố về hai tội “giết người (Điều 123 BLHSVN)  “chống người thi hành công vụ” (Điều 330 BLHSVN). với các bản án nặng nề như bản án sơ thẩm vừa tuyên hôm 14-9-2020. Các luật sư nói nếu có thực chuyện họ gây ra cái chết của ba người hôm 9/1 thì đó chỉ là chuyện tự vệ quá mức hay giết người trong trạng thái bị kích động mạnh.Trong khi nguyên nhân đưa đến cái chết rất mù mờ, có tính áp đặt để có cơ sở kết tội các bị cáo một cách oan sai.

Như vậy là từ một vụ khiếu kiện đất đai mang tính hành chánh, pháp lý đã dẫn đến các vụ án hình sự, ngoài ý muốn của người dân Đồng Tâm. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, dường như đều nằm trong ý đồ của nhà cầm quyền chức năng, muốn “mượn gió bẻ măng”. Nghĩa là, dường như  nhà cấm quyền chức năng (Thanh tra chính phủ và các cơ quan chức năng khác các cấp…) cố tình không giải quyết nguyện vọng của dân bằng giải pháp hành chánh (quyết định hành chánh) hay pháp lý (giải quyết tranh chấp trước cơ quan tài phán dân sự có thẩm quyền). Trái lại, đã dùng mọi biện pháp trấn áp, đẩy người dân Đồng Tâm đến hoàn cảnh phạm pháp (vụ án hình sự) . Nghĩa là hình sự hóa vụ việc để có cớ trừng phạt, triệt tiêu đòi hỏi quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân Đồng Tâm và răn đe các dân oan khiếu kiện các vụ việc khác.Vì chỉ có thể dùng Tòa án, một công cụ của nền chuyên chính cộng sản, mới có thể trấn áp, triệt tiêu mọi đối kháng, để bảo vệ “lợi ích nhóm” như trong hiện vụ.

    

Thực tế, diễn tiến vụ khiếu kiện đất đai của người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm và cách đối phó trong 4 năm qua của các cơ quan chức năng giải quyết khiếu kiện đất đai, từ đia phương đến trung ương đã nghiệm đúng như vậy.Thực tế là sau bản án hình sự sơ thẩm ngày 14-9-2020 , 59.ha đất tranh chấp sẽ thuộc về đất quốc phòng, phục vụ cho “lợi ích nhóm”. Những người dân Đồng Tâm từ đây sẽ câm họng, cúi đầu chấp nhận số phận con dân như “cá nằm trên thớt”. Vì những người cầm đầu khiếu tố (Nhóm Đồng thuận) kẻ sẽ mất mạng, người ngồi tù nhiều năm.

Là vì vụ khiếu kiện đất đai của tập thể nông dân xã Đồng Tâm có tính dân sự, để đòi quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân, thực hiện quyền làm chủ. Đúng ra phải được giải quyết bởi cơ quan chức năng hành chánh có thẩm quyền,bằng một quyết định hành chánh.Nếu không chấp nhận quyết định hành chánh, nông dân có quyền cầu viện đến Tòa án để được giải quyết trong một vụ tranh chấp quyền lợi dân sự giữa tập thể nông dân Đồng Tâm và cơ quan ra quyết định.Tòa sẽ căn cứ theo luật pháp để xét xử xem những đòi hỏi của nông dân có chính đáng, có theo đúng quy định thủ tục khiếu kiện và cơ quan ra quyết định bác khước những đòi hỏi của nông dân có cơ sở, chính đáng không. Sau đó ra phán quyết sơ hoặc chung thẩm và đây là một bản án dân sự mang tính pháp lý.

Thế nhưng vụ khiếu nại đất đai kéo dài nhiều năm (2016-2020) quyền lợi hợp pháp chính đáng của nông dân Đồng tâm đã không được các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng, đã không đưa ra được quyết định có tính giải pháp, mà chỉ sử dụng các biện pháp đối phó. Thực tế là, đã dùng biện pháp cưỡng chế đôi lần không thành;cuối cùng phải dùng biện pháp trấn áp mạnh tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm.

Trước thực tế này, có nhận định cho rằng dường như nhà cầm quyền chức năng đã rút kinh nghiệm từ vụ cưỡng chế năm 2017. Do đó lực lượng cưỡng chế lần này thuộc Bộ Công an đã lên kế hoạch mật mang bí số 419, tiến hành cưỡng chế, đúng hơn là trấn áp quy mô lớn như một cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, ban đêm;và sử dụng lực lượng cưỡng chế có tính áp đảo để người dân không kịp phản ứng và không thể huy động đông đảo lên đến 6000 người dân như trước đó, để bắt giữ người thi hành cưỡng chế làm con tin chăng?

    Thật đau xót và phẫn nộ thay, khi nhà cầm quyền chức năng đã đối xử với dân oan như kẻ thù thế đó! Thế nhưng, người dân trong nước vẫn vững tin rằng “Một chế độ thiết lập bằng bạo lực, duy trì bằng bạo lực, thì sớm muộn cũng bị sụp đổ, do tự bản chất và do sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, bóc lột” (Tuyên ngôn Nhân quyền Việt Nam 1977). Vì đây là quy luật xã hội đã được thể nghiệm qua thực tế và lịch sử phát triển các hình thái tổ chức xã hội loài người.

Thiện Ý

Houston, ngày 22-9-2020.

 

Bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm gây bất bình và tranh cãi gay gắt trong công luận thế nào?

 

Bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm gây bất bình và tranh cãi gay gắt trong công luận thế nào?

 

Thiện Ý

 

Tin tổng hợp giới truyền thông trong và ngoài Việt Nam cho hay, ngày 14-9-2020 vừa qua, Tòa án thành phố Hà Nội, sau một tuần xét xử, đã đưa ra bản án sơ thẩm đối với  29 người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; về các tội “Giết người” (Điều 123 BLHSVN) hoặc “Chống người thi hành công vụ(Điều 330 BLHSVN).Bản án sơ thẩm đã gây bất bình và phản đối mạnh mẽ trong công luận Việt Nam và quốc tế.

-        Bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm thế nào?

-        Phản ứng của công luận Việt Nam và quố tế ra sao?

Đó là nội dung bài viết và thuyết trình này.

 

I/- Bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm thế nào?

1.- Diễn tiến vụ kiện.

     Từ khiếu kiện đất đai, dẫn đến vụ án hình sự xin tóm lược như sau:

   (1)-Từ khiếu kiện đất đai.

     Vụ tranh chấp đất đai Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền nổi lên từ năm 2016. Tình hình bắt đầu căng thẳng từ tháng 11/2016 khi UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực 59h ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển 'Vùng cấm - Khu vực quân sự'".

 

Từ năm 2017–2019: ông Lê Đình Kình (đại diện cho dân Đồng Tâm) nhiều lần gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét tính chính xác của kết luận của Thanh tra Hà Nội, khẳng định 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh đất này tiếp giáp với mảnh 47,36ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn.

 

Theo người dân Đồng Tâm, các cán bộ địa phương đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu 47,36ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu.

   (2) Dẫn đến các vụ án hình sự.

Trong khi chính quyền chức năng vẫn chưa giải quyết khiếu kiện về 59 ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm, thì vào rạng sáng ngày 9-1-2020, khoảng 2 giờ sáng, lực lượng cưỡng chế đã xâm nhập làng Hoành, Xã Đồng Tâm. Vụ đụng độ được nói là diễn ra vào lúc 4 giờ sáng. Một thông cáo của Bộ Công an cho biết vụ đụng độ chết người xảy ra khi lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn bị tấn công bởi những người dân chống đối ‘sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng’. Thông tin này công luận cho là giả tạo, phi lý. Vì không lẽlực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn’ vào lúc 4 giờ sáng lại bị tấn công khi dân làng Hoành, xã Đồng Tâm còn ngủ. Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam và khởi tố 29 nông dân về hai tội “Giết người”và “Chống người thi hành công vụ”.

 

Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm kéo dài từ ngày 7-14/9 là người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm.Họ bị bắt rạng sáng 9/1 sau khi công an đột kích vào thôn Hoành, với lý do “bảo đảm an ninh, trật tự” cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chấp đất đai giữa chính quyền với người dân trong nhiều năm qua. Vụ đột kích dẫn đến hậu quả là ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, được xem là thủ lĩnh tinh thần của người dân, bị công an bắn chết, nhiều người bị bắt giam; phía công an có 3 người thiệt mạng .

Trong 5 ngày đầu xét xử (từ ngày 7 đến ngày 11/9/2020), đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra cáo trạng và đề nghị mức án phạt tù cho các bị cáo; với 13 luật sư biện hộ cho 29  bị cáo và 2 luật sư của chính phủ bảo vệ quyền lợi cho những người bị hại là 3 công an thiệt mạng vì té xuống một “giếng kỹ thuật” khi tham gia (kế hoạch mật mang bí số 419), tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào đêm rạng sáng ngày 9-1-2020. Thế nhưng trong cáo trạng khởi tố trước Tòa, đã cáo buộc cho 3 trong số 29 bị cáo là đã đổ xăng, ném lựu đạn xuống giếng giết chết 3 công an này. Vì thế 3 bị cáo này đã bị truy tố về cả 2 tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”.

Kết quả sau 2 ngày nghị án, theo tường thuật của báo Người Lao động và báo Giao Thộng trong nước, thì:

- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào chiều 14/9 tuyên án tử hình hai ông Lê Đình Công, 56 tuổi, và Lê Đình Chức, 40 tuổi, án chung thân cho Lê Đình Doanh con Lê Đình Chức vì phạm tội “giết người

- Ngoài hai án tử hình, một án chung thân vừa nêu, Tòa cũng tuyên các mức án từ 15 tháng tù treo đến án tù nhiều năm cho 27 người khác bị quy là phạm tội “chống người thi hành công vụ”Tiêu biểu như Bùi Viết Hiểu, 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến, 13 năm tù; và Nguyễn Văn Tuyển, 12 năm tù.

Như vậy là, từ một vụ khiếu kiện đất đai ở Đồng Tâm, phải giải quyết theo thủ tục hành chánh, pháp lý ; nay đã biến nông nhân thành tội nhân trong một vụ án hình sự mang tính trừng phạt, răn đe…

II/-Phản ứng của thân nhân các bị cáo, các luật sư biện hộ và công luận Việt Nam và quốc tế thế nào?

     

Chúng tôi ghi nhận phản ứng điển hình về vụ án và bản án sơ thẩm Đoa62ng Tâm.

  

1.- Phản ứng của thân nhân các bị cáo.

     Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, các luật sư biện hộ cho hay là các bị cáo sẽ kháng án. Bà Nguyễn Thị Duyên vợ của Lê Đình Uy nhận mức án 5 năm tù, đã nói với VOA rằng “Gia đình chúng tôi không đồng ý, không chấp nhận các bản án của tòa. Người thân của chúng tôi không làm gì phạm tội, không giết người. Công an không có bằng chứng là chú tôi, bố tôi giết người”. Bà nhấn mạnh, rằng bất cứ bản án nào của tòa đối với ai trong vụ án này cũng là “oan sai” và gia đình sẽ “đấu tranh”.

Nói về việc ông Lê Đình Kình bị bắn chết trong vụ đột kích, bà Duyên cáo buộc rằng công an “đã giết” ông.“Cụ chết rất oan trái”, bà Duyên nói với VOA, “Gia đình và người dân Đồng Tâm bất ngờ, không chấp nhận cái chết tức tưởi của cụ”.

2.- Phản ứng của các luật sư biện hộ cho các bị cáo.

Luật sư Đặng Đình Mạnh một trong các luật sư bào chữa cho các bị cáo, trên facebook cá nhân đã đăng ảnh “đơn khiếu nại” gửi chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội về “hành vi tố tụng trái pháp luật của thẩm phán chủ tọa phiên tòa”. Trong đó viết rằng “lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa đã ngăn cản các luật sư tiếp xúc với các bị cáo do mình bào chữa” và “yêu cầu thẩm phán Chủ tọa phiên tòa [ông Trương Việt Toàn] cùng HĐXX [Hội đồng Xét xử] phải đảm bảo ngay lập tức quyền tiếp xúc giữa bị cáo và luật sư bào chữa trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa”.

Luật sư Lê Văn Luân, một luật sư khác biện hộ cho các bị cáo, cũng viết trên mạng xã hội về “tiền lệ” này, mà ông nói là “chưa từng gặp trong các phiên toà trước đây”. Chiều ngày 8/9, Luật sư Lê Văn Luân cho biết trên Facebook rằng ông vừa làm đơn đề nghị được tiếp cận chứng cứ mà tòa đề cập. Luật sư Luân viết: “Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án.”

Trong khi đó, tập thể các luật sư tham gia bào chữa như LS. Đặng Đình Mạnh, Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Văn Miếng, Nguyễn Hà Luân… cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hồ sơ vụ án, và liên tục đưa ra các dữ kiện cho thấy có quá nhiều “vấn đề” về chứng cứ, lời khai, quá trình điều tra và thủ tục tố tụng.

Biên bản phiên toà chiều ngày thứ nhất  (07/9/2020) và sáng ngày xử thứ hai (08/9/2020) mà LS. Ngô Anh Tuấn công bố cho thấy hầu hết các bị cáo, mặc dù được cách ly khỏi các bị cáo liên quan khác, nhưng khi được hỏi về bản cáo trạng đều cho rằng nó “không đúng” hay “sai sự thật”.

Theo tường thuật của LS. Đặng Đình Mạnh, khi ông đặt câu hỏi chung cho toàn bộ 29 bị cáo rằng “Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay”, thì chỉ có 10 cánh tay giơ lên, còn lại 19 người không giơ tay.Ls Mạnh kết luận trên trang Facebook. “Có lẽ, họ có nhiều điều muốn nói hơn là cái giơ tay”.

    (3)- Phản ứng công luận Việt Nam trong và ngoài nước.

    Công luận trong và ngoài Việt Nam thỉ tỏ ra bất bình, phẫn nộ, phản đối mạnh mẽ về vụ án với bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm tuyên ngày 14-9-2020.

 Ông Nguyễn Hùng, tác giả bài viết “Đồng Tâm và phiên tòa ô nhục” đăng tải trên VOA cho rằng, phiên xử 29 người dân Đồng Tâm trong vụ chính quyền vô cớ xông vào tư gia của người cha, ông hay thủ lĩnh tinh thần của họ (Lê Đình Kình) giữa đêm khuya dẫn tới cái chết của bốn người Việt (3 công an, một người dân) chẳng có thể dùng từ gì khác là nát như tương để mô tả. Ông phẫn nộ và chua xót viếtVà 45 năm sau khi kết thúc cuộc chiến giữa người Việt Nam để ngư ông Trung Quốc đắc lợi ở Hoàng Sa, anh em trong nhà lại giết nhau vì mảnh đất ngoài đồng trong khi cướp biển vẫn rình rập.

Chết bốn mạng người chưa xong, người ta còn muốn trả thù để ba mạng công an phải đổi cho bằng được ba mạng dân. Đất nước văn hoá bốn ngàn năm và khát khao muốn sánh vai với các cường quốc năm châu mà sao chỉ thi đua xuống đáy thế này?”

Ông Hùng cho rằng, diễn tiến các phiên Tòa và bản án cho thấy tinh thần thượng tôn luật pháp không được tôn trọng; và biện minh cho các hành động của những nông dân Đồng Tâm bị kết tội, chỉ là quyền tự vệ chính đáng khi bị công an bất ngờ tấn công trái phép vào ban đêm khi mọi người còn đang ngủ.

Nhà báo trong nước Osin Huy Đức, tác giả “Bên thắng cuộc” đã viết trên trang Facebook cá nhân rằng “Nếu, vụ án được nhìn nhận một cách khách quan, phải có điều tra độc lập để xem xét tính hợp pháp của việc đang đêm ‘xâm phạm chỗ ở’ của các công dân Đồng Tâm, thì mới có thể đánh giá các hành vi tiếp theo là phạm tội hay không phạm tội”.

TS. Nguyễn Quang A – nhà hoạt động vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam – đề nghị “phải huỷ phiên toà và điều tra sự phạm pháp của công an”.

   (4)- Phản ứng của quốc tế.

Kể từ khi xảy ra vụ xung đột chết người, rất nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ nhiều nước đã yêu cầu nhà chức trách Việt Nam cho phép tiến hành điều tra độc lập vụ án. Thế  nhưng cho đến nay, yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng thì Tóa án Việt Nam đã xét xử và đưa ra bản án bất công, vô nhân đạo và nặng nề cho các nông dân Đồng Tâm bị bắt và khởi tố hình sự chỉ vì khiếu nại kêu oan về đất đai bi trưng thu trái phép.

VOA đã nhắc lại lời của Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu Virginie Battu-Henriksson từng nói với VOA tiếng Việt sau ngày công an tấn công vào Thôn Hoành, Xã Đồng Tâm đêm rạng sáng ngày 9-1-2020; rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm. Và rằng “Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”. Bà Battu-Henriksson nói thêm, bày tỏ kỳ vọng rằng “chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) bày tỏ quan ngại về vi phạm thủ tục tố tụng trong phiên xử Đồng Tâm, cùng lúc giới luật sư tiếp tục lên tiếng về quyền bào chữa cho các bị cáo trong vụ án gây nhiều tranh cãi.

Tổ chức HRW cũng ra thông báo kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự theo dõi các phiên toà xử 29 công dân Đồng Tâm về cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ” .Thông báo viết “Nạn tra tấn và bức cung vốn vẫn phổ biến trong các trại giam của công an trong khi khái niệm tòa án độc lập còn xa vời, và các bản án được đảng Cộng sản định sẵn là các đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam,”

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW nói, lực lượng an ninh Việt Nam cần chấm dứt việc sách nhiễu và theo dõi thân nhân của các bị cáo.Ông  cũng viết trên Twitter rằng có đến 10 người bị tạm giữ bên ngoài phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020.

Trong phát biểu của mình ngày 7/9, ông Robertson nói rằng HRW rất lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng dành cho 29 người dân Đồng Tâm đang bị xét xử.

Bài tới chúng tôi sẽ nhận định “Vì sao bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm gây bất bình và tranh cãi gay gắt của công luận?

Thiện Ý

Houston, ngày 21-9-2020.

VIỆT CỘNG ĐÃ SỬ DỤNG “ĐẶC TÌNH TRUYỀN THÔNG” NHƯ THÊ NÀO VỚI Ý ĐỒ GÌ ?

 

VIỆT CỘNG ĐÃ SỬ DỤNG “ĐẶC TÌNH TRUYỀN THÔNG” NHƯ THÊ NÀO VỚI Ý ĐỒ GÌ ?

 

Thiện Ý 

 

Hôm nay là Thứ Sáu 18-9-2020 và là chương trình phát hình thứ 100 của Diễn đàn Thiện Ý. Trong chương trình trước thứ 99 chủ đề “Truyền thông và đặc tình truyền thông là gì”  chúng tôi đã trình bày:

-        (1) Ý nghĩa từ ngữ truyền thông và đặc tình truyền thông.

-        (2)- Các phương tiện, hình thức và kỹ thuật truyền thông.

-        (3)- Trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) hai bên Việt Quốc và Việt Cộng đã sử dụng các phương tiện, hình thức và kỹ thuật truyền thông gì?

 

Trong chương trình phát hình thứ 100 hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày tiếp chủ đề “Việt cộng đã xử dụng hình thức, kỹ thuật đặc tình truyền thông thế nào, hiệu quả ra sao?”

Vâng, thưa quý khán thính giả…

Như vậy là hình thức và kỹ thuật “Đặc tình truyền thông” đã từng được chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cũng như Việt Cộng sử dụng trong giai đoạn chiến tranh Quốc- Cộng vừa qua, nay Việt cộng đã, đang sử dụng cả hai hình thức và kỹ thuật đặc tình truyền thông “xám” và “đen” thì chắc chắn không phải là sáng kiến của họ. Vì trong thời Đệ nhị Thế chiến, các kỹ thuật đặc tình truyền thông cũng từng được cả phe Đồng Minh và Phe Trục sử dụng trên mặt trận tuyên truyền.

     Nhưng hình thức và kỹ thuật này là sáng kiến của ai, được vận dụng từ khi nào,điều đó không quan trọng, chỉ biết rằng trước đây Việt Quốc (VNCH) đã sử dụng có hiệu quả và hiệu quả ấy đã kiểm chứng được qua lời khai của cán binh cộng sản hồi chánh hay bị bắt làm tù binh. Nay Việt Cộng cũng sử dụng các hình thức, kỹ thuật “Đặc tình truyên thông (Xám” và “Đen”, đã có được hiệu quả mà chúng ta có thể kiểm chứng được dễ dàng qua thực tế.

1.- Mục đích Việt cộng đã sử dụng đặc tình truyền thông là gì?

   Là để phân hóa, ly gián phá nát các tổ chức cộng đồng, các đảng phái quốc gia chống cộng và làm mất uy tín của các các nhân lãnh đạo, có uy tín và các các lực lượng chống cộng

     (1)- Phương thức thực hiện và ý đồ :

     Việt cộng đã vận dụng cả hai hình thức và kỹ thuật đặc tình truyền thông “xám” và “đen” để ly gián các lực lượng chống cộng, phân hoá các tổ chức cộng đồng, các chính đảng quốc gia, các tổ chức, cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, các đoàn thể tôn giáo, văn hoá, xã hội tại hải ngoại cũng như trong nước và giữa hải ngoại với trong nước, giữa người quốc gia chống cộng với nhau và với người cộng sản phản tỉnh có chung mục tiêu đấu tranh chống độc tài toàn trị,dân chủ hoá đất nước trong một thể chế dân chủ đa nguyên.

     Ý đồ mà Việt cộng muốn thành đạt là quấy phá làm rối loạn hậu phương chống cộng (hải ngoại), phá nát sức mạnh đoàn kết thống nhất của các tổ chức chống cộng (Cộng Đồng, Chính đảng…) hay các tổ chức có lập trường, quan điểm chống cộng và có hành động yểm trợ vật chất, tinh thần  và tham gia các hoạt động chống cộng (các Giáo hội, các hội đoàn ái hữu, văn hoá, xã hội, nghề nghiệp..); phá nát về mặt tổ chức, bôi đen các lãnh tụ chống cộng có uy tín và khả năng quy tụ, cũng như phá đổ niềm tin giữa các cá nhân, làm cho không còn ai tin ai, không còn biết ai là thù ai là bạn, làm mờ và làm mất “lằn ranh Quốc-Cộng”, dẫn đến tâm lý hoang mang, chán nản, bỏ cuộc trong quần chúng và các cá nhân hoạt động tích cực trong các tổ chức, lực lượng chống cộng.

   (2)- Hiệu quả thực tế: là nhiều người sẽ mất  niềm tin vào hàng ngũ những người lãnh đạo chống cộng, vì bị “Đặc tình truyền thông Việt cộng” bôi đen biến thành những kẻ xấu, chẳng ra gì; mất niềm tin vào sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia (đấu tranh chống cộng vì mục tiêu dân chủ hoá đất nước, nhưng nội bộ đối xử với nhau phản dân chủ,chống phá lẫn nhau làm suy yếu lực lượng chống cộng…); dẫn đến một số người bỏ cuộc, không chống cộng nữa, chọn cuộc sống an phận, vì mất niềm tin cũng có mà vì sợ bi khủng bố tinh thần, hay không muốn bị phiền hà, bị chụp mũ, bôi bẩn, lăng mạ…

    (3) Phương cách, kỹ thuật Việt cộng thực hiện “Đặc tình truyên thông”:

     Để thành đạt ý đồ trên,qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình, truyền khẩu, nhất là tận dụng không gian ảo internet dễ ẩn nấp để chuyển tải các bài viết luôn thể hiện các đặc tính chống cộng của phe quốc gia, người quốc gia chống cộng, tạo thế và vỏ bọc ẩn núp để đánh phá phe quốc gia và người quốc gia như sau đây:

     * “Đặc tình truyền thông Việt cộng” cũng xác định một lập trường, quan điểm chống cộng kiên định. Nhưng thường thể hiện một lập trường chống cộng cực hữu, cực đoan hơn cả người quốc gia chống cộng thứ thiệt (tuyên truyền “đen”mà) hay trung dung để có vẻ khách quan tạo niềm tin dễ hơn cho người đọc, người nghe (tuyên truyền tuyên truyền“xám”) vô tình tiếp tay cho Việt cộng đánh phá các cá nhân và các tổ chức chống cộng thực sự mà Việt cộng muốn triệt hạ.

     * “Đặc tình truyền thông Việt cộng” cũng khẳng định mục tiêu chống cộng và xác tín mạnh mẽ  lý tưởng đấu tranh của chính quyền quốc gia, người Việt Quốc gia là đúng đắn, là chính nghĩa và là chân lý tất thắng của thời đại. Bài bác, phủ định lý tưởng cộng sản là sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài và toàn diện cho đất nước và dân tộc, là ngụy nghĩa và phi chân lý tất bại… Việt cộng tự nhục mạ mình như “khổ nhục kế” để lấy niềm tin, vỏ bọc hầu thành đạt ý đồ phân hoá làm suy yếu các lực lượng chống cộng.

      *“Đặc tình truyền thông Việt cộng” cũng ca ngợi Quốc gia tối đa, chửi Cộng sản hết lời:

     - Ca ngợi những việc làm tốt đẹp ích quốc lợi dân của chính quyền quốc gia và các nhà lãnh đạo quốc gia trong quá khứ, được nhiều người ngưỡng mộ, biết  tiếng. Nếu có những bất đồng trong sự đánh giá công, tội của chính quyền quốc gia và những nhà lãnh đạo trong quá khứ, thì “Đặc tình truyền thông Việt cộng” khai thác triệt để mâu thuẫn này để phân hoá; tôn vinh quân đội quốc gia với các tướng sĩ anh hùng, được nhiều người ngưỡng phục (như các vị Tướng QLVNCH tuẫn tiết…).

     Thế nhưng, đây chỉ là những động tác giả nhằm vuốt ve phe quốc gia bằng những sự kiện ai cũng biết, có ca ngợi, tôn vinh thêm những người tốt việc tốt của chính quyền quốc gia, quân đội quốc gia và người quốc gia cũng không có lợi gì thêm cho phe quốc gia, mà chỉ có lợi cho Việt cộng có vỏ bọc quốc gia ẩn núp an toàn  để “đánh phá, giết người quốc gia và các tổ chức chống cộng của phe quốc gia” mà thôi.

     - Đặc tình truyền thông VC cũng Tố cáo những việc làm phản dân hại nước của đảng và chính quyền cộng sản và nguyền rủa, thoá mạ nặng nề đời tư cũng như công các lãnh tụ cộng sản vốn gây nhiều tội ác với nhân dân làm hại đất nước và dân tộc mà ai cũng biết, đã và đang bị người quốc gia ở hải ngoại , cũng như nhân dân trong nước căm hận, như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… đã chết hay những lãnh tụ cộng sản đương thời như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng… Đây cũng chỉ là một dạng của “Khổ nhục kế”, có tố cáo, lên án những sai lầm chủ trương chính sách, những hành động tội ác tầy trời của đảng, chế độ cộng sản và cá nhân các lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã chết hay còn sống, là điều ai cũng biết, đã đạt mức tột trần, có nói ra, nói thêm cũng chẳng có hại gì thêm cho Việt cộng mà chỉ giúp những kẻ làm nhiệm vụ đặc tình truyền thông của Việt cộng có vỏ bọc để ẩn núp an toàn, đánh phá hữu hiệu phe Việt quốc, chỉ có hại cho Việt Quốc, có lợi cho Việt cộng.

     Nói chung, tất cả những việc làm trên, Việt cộng tạo thế và vỏ bọc chống cộng cho những kẻ có nhiệm vụ “nằm vùng” để thực hiện các hình thức và kỹ thuật “Đặc tình truyền thông”. Nghĩa là cán bộ đặc tình truyền thông của Việt cộng, cố tạo cho mọi người tin họ là những người quốc gia chân chính, lập trường chống cộng kiên định, trung thành với mục tiêu chống cộng vì lý tưởng tự do dân chủ. Từ vị thế và vỏ bọc chống cộng này, tùy tình hình mà pha chế nồng độ đi từ “xám” (chất chống cộng mờ nhạt như mầu cà phê sữa) đến “đen” (chống cộng triệt để như mầu cà phê đen có pha độc tố phân hóa, bôi đen, hạ uy tín cá nhân hay đoàn thể chống cộng), rồi nhân danh lợi ích chống cộng để thành đạt ý đồ phá nát các tổ chức chống cộng và triệt hạ uy tín của những lãnh đạo chống cộng hay cá nhân có sức lôi cuốn, qui tụ quần chúng chống cộng bằng cách chụp cho các đối tượng cá nhân cũng như đoàn thể chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo những cái mũ phổ biến như: “hoà giải và hợp”, “Việt gian cộng sản”, “Nằm vùng”, “Tay sai cộng sản”, “Trá hàng, cò mồi” (là “mũ” thường dành riêng cho những cá nhân gốc đảng viên cộng sản “phản tỉnh, những nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước đào thoát hay có cơ may ra hải ngoại); hay “dân chủ cuội” để kiếm tiền hỗ trợ từ hải ngoại (để tầm thường hoá những người đấu tranh cho dân chủ trong nước )…

     Việt cộng đã gây phân hoá các tổ chức chống cộng và các đoàn thể có lập trường chống cộng, gây bất ổn triền miên trong các cộng đồng người Việt quốc gia ở hải ngoại bằng cách dùng “Đặc tình truyền thông” tự tạo ra hay khai thác triệt để những mâu thuẫn tự phát hay do Việt cộng nằm vùng gợi ý, thúc đẩy để có mâu thuẫn từ nội bộ các tổ chức chống cộng và các đoàn thể chống cộng, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, mâu thuẫn giữa các đoàn thể với nhau, để không còn ai tin ai, không còn biết ai là người chống cộng thật, chống cộng giả, nhìn đâu và nhìn ai cũng tưởng là Việt cộng, quay qua đánh phá lẫn nhau với mức độ và cường độ có khi mạnh mẽ hơn cả mức độ, cuờng độ chống cộng, đến quên cả mục tiêu chính yếu, cao nhất của người Việt quốc gia chân chính là “Chống cộng để dân chủ hoá cho Quê Mẹ Vệt Nam”.

     Điều nghịch lý là chính những hành động đánh phá lẫn nhau này đã gây tác hại đúng như ý đồ của Việt cộng. Thế nhưng những kẻ hành động thì lại luôn biện minh là vì lợi ích chống cộng cần triệt hạ những tên “Việt gian cộng sản”, “tay sai cộng sản nằm vùng”, “hoà giải và hoà hợp”… Trong khi thực sự những người này hay đoàn thể nọ đều là những người, những đoàn thể chống cộng thứ thiệt. Và như thế vô hình chung đã giúp Việt cộng thành đạt ý đồ thực hiện “Đặc tình truyền thông” của họ. Và như thế, người quốc gia, các lực lượng chống cộng đã như tự chặt tay, chặt chân mình, tự phá hủy sức mạnh và tiềm năng chống cộng để thắng cộng của mình mà không biết, hoặc biết mà vẫn cứ làm vì coi lợi ích cá nhân, lợi ích bè phái trên lợi ích của công cuộc chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam.

2.-Tổ chức và nhân sự thực hiện:

     Nếu trong giai đoạn chiến tranh Quốc Cộng trước đây, các hoạt động đặc tình truyền thông “xám” và “đen” của chính quyền Quốc gia được giao cho Khối Tình Báo Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị VNCH thực hiện, thì nay được biết các hoạt động tương tự này của Việt cộng, do Cục Tình Báo Đối Ngoại của Việt cộng chịu trách nhiệm về mặt tổ chức, tuyển dụng và điều động nhân sự thực hiện sách lược đánh phá phe Quốc gia bằng “Đặc tình truyền thông”.

     Bộ phận trung tâm đầu não chuyên trách “Đặc tình truyền thông Việt cộng” xuất phát từ Việt Nam, với các cây viết chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ càng về kỹ thuật tuyên truyền “Xám” và “Đen”. Từ trung tâm này điều động mạng lưới “Đặc tình truyền thông” khắp nơi ở hải ngoại (địa bàn hoạt động chủ yếu), thông qua ba trạm trung chuyển: một ở Châu Âu (Anh Quốc), một ở Úc châu và một ở Hoa Kỳ (California) phối hợp chặt chẽ để nắm tình hình thực tế các đia phương qua các tổ tình báo ở các Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt cộng. Những nhân sự cài ra hải ngoại thường được tuyển chọn, huấn luyên từ hai nguồn:

     - Một là từ số cán bộ đảng viên cộng sản đã từng bị ở tù về các tội hình sự, kinh tế, tham ô, có khả năng viết và nói, ngay trong nhà tù đã được cài vào các “buồng giam” hay các “Đội  lao động cải tạo” làm công tác “Đặc tình trại giam”, mà những ai từng ở tù cộng sản đều biết rõ nhiệm vụ của những “đặc tình trại giam” này, thường gọi là những tên làm “Ăng-ten” (Anteners). Những tên này được quyền nói xấu các lãnh tụ, chửi chế độ để làm vỏ bọc, có mồi bắt phản động ngay trong nhà tù; hay “Nhẩy Sô” (Cacho: Biệt giam, tiếng Pháp). Tên “Đặc tình” đóng vai tù “phản động” vì tham gia các tổ chức chống cộng (khác tội danh thực), cho nhốt chung với một tù nhân phản động thứ thiệt trong một “Cacho” để khai thác,”mớm cung”, rồi cũng được gọi đi “Làm việc” (tức hỏi cung)với chấp pháp (cán bộ hỏi cung) mà thực sự là gặp chấp pháp để viết báo cáo những gì người tù phản động đã tâm sự vì nghĩ rằng y hay y thị là “chiến hữu” nên đã nói thật những điều muốn che giấu với chấp pháp Việt cộng.

     - Hai là từ một số rất ít những người gốc quốc gia, trong nhà tù cộng sản đã được tin dùng làmĐặc tình trại giam”, được thả về có cam kết khi ra hải ngoại tiếp tục làm “Đặc tình truyền thông” cho Việt cộng. Hay cũng có thể từ nguồn những người hay đi về thăm Việt Nam được Việt cộng móc nối đã nhận lời làm công tác đặc tình truyền thông cho CS do sợ hãi muốn được an toàn khi về Việt Nam hay chỉ vì một chút bổng lộc, đặc lợi Việt cộng ban cho mà nhận lời làm “Đặc tình truyền thông” cho VC.

     Tất cả các nguồn nhân lực trên, tùy khả năng và thành tích công tác thực tế, một số có quy chế ăn lương và công tác phí hàng tháng hay theo kết quả vụ việc, một số không lương nhưng được bằng khen thưởng mỗi khi có thành tích xuất sắc, được tài trợ và ưu đãi mỗi khi có dịp trở về thăm quê hương.(Tương tự như những kẻ “Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” trong giai đoạn chiến tranh Quốc-Cộng 1954-1975).

     Ngoài hai nguồn nhân sự trên, chủ động thực hiện công tác “Đặc tình truyền thông”như những “cò mồi”, đã lôi kéo được sự hỗ trợ vô tình của chính những người quốc gia chống cộng, khi sử dụng chính những hình thức và kỹ thuật “Đặc tình truyền thông Việt cộng” để giải quyết mâu thuẫn cá nhân (tư thù), hoặc do những bất đồng về quan điểm, phương thức chống cộng giữa cá nhân hay với các tổ chức chống cộng, đã chụp các mũ thích hợp lên đầu chiến hữu, đồng đội, cùng với các ngôn ngữ bình dân, thiếu văn hoá, để nhục mạ, xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm con người. Đây là những cách phổ biến đã và đang được một số người quốc gia chống cộng tại hải ngoại sử dụng để “khủng bố tinh thần” lẫn nhau mỗi khi có mâu thuẫn bất đồng, để đối phương sợ hãi phải im tiếng (rồi chán nản bỏ cuộc)…

     Những căn cứ để chụp mũ lẫn nhau này, có thể là lấy từ các nguồn “Đặc tình truyền thông chính qui Việt cộng” chế biến, trong đó lẫn lộn các sự kiện giả chân về một đối tượng bị tấn công; và cũng có thể bằng sự tự bịa đặt hoàn toàn các sự kiện cho phù hợp với nhãn hiệu muốn truy chụp cho đối tượng muốn triệt hạ để thủ thắng trong các mâu thuẫn, xung đột cá nhân hay tập thể.

3.- Địa bàn và phương tiện hoạt động

        Đặc tình truyền thông Việt cộng đã và đang hoạt động trên hai địa bàn thực địa là trong các cộng đồng có đông người Việt quốc gia chống cộng; và  báo chí, phát thanh, truyền hình và  không gian mạng lưới internet toàn cầu.

     Trên địa bàn thực địa, Việt cộng đã và đang từng bước chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Chiếm lĩnh từng bước, đi từ cài người vào các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình có sẵn, đến ngầm hỗ trợ tài chánh mỗi khi các cơ quan truyền thông này gặp khó khăn, hoặc tìm cách mua lại nếu tờ báo hay đài phát thanh, truyền hình gặp khó khăn tài chánh không thể vượt qua, hay chủ nhân chán nản muốn đổi nghề, hay mệt mỏi muốn về hưu...

     Đây là một thực tế đã xẩy ra ở nhiều Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia chống cộng ở hải ngoại. Muốn nhận ra chỉ cần chú ý đến những đài phát thanh truyền hình, những tờ báo nào không cần nhiều quảng cáo mà vẫn sống hùng, sống mạnh, có chủ trương chống cộng cực đoan (Đen) hay nửa với hoặc phi chính trị, chỉ làm thương mại và truyền thông thuần túy (Xám). Với các chủ trương này, trong tư thế sở hữu chủ là người quốc gia nhiều người biết tiếng hay vô danh không biết là người quốc gia hay người của Việt cộng đóng vai thương gia, làm ăn kinh tế. Mặc dầu có qui tụ một số cây viết , biên tập viên là người quốc gia thực sự có tiếng (làm vỏ bọc, dễ ẩn núp), song có hay không có mục chào cờ quốc gia màu vàng ba sọc đỏ, không có những bài bình luận chống cộng, không loan tải tin tức, hình ảnh và các bài viết chống cộng, chỉ có những bài văn hoá, khoa học kỹ thuật, xã hội, luật pháp và đời sống, thương mại.Thỉnh thoảng có đăng tải những bài có tính chống cộng nhẹ nhàng, vô thưởng vô phạt, tỉ như các tin tức hay bài viết về các vụ án lớn liên quan đến các quan chức cộng sản tham ô… ai cũng biết, có chuyển tải cũng chẳng hại gì thêm cho Việt cộng mà còn tạo thêm vỏ bọc cho kẻ chủ mưu ẩn núp trong tờ báo, đài phát thanh, truyền hình thực hiện “Tuyên truyền xám”. Để đạt tác dụng “truyền thông xám Việt cộng”, các cơ quan truyền thông này thường hay khai thác nhiệt thành những sự kiện, biến cố gì bất lợi cho người quốc gia và phe quốc gia chống cộng. Tất nhiên, cái đích sau cùng của tiến trình lấn chiếm địa bàn truyền thông của người quốc gia là một ngày nào đó thuận lợi, Việt cộng sẽ công khai biến các tờ báo, các đài phát thanh truyền hình này thành các cơ quan truyền thông “trắng của Việt cộng”, làm nhiệm vụ tương tự như đài truyền hình đối ngoại  từ Việt Nam hiện nay. Sự thể này rất có thể xẩy ra, vì hải ngoại nói chung, Hoa Kỳ nói riêng là một nước tự do, dân chủ pháp trị bất cứ ai kể cả Việt cộng vẫn có thể làm chủ các phương tiện truyền thông. Nếu muốn ngay bây giờ và bất cứ lúc nào, Việt cộng cũng có thể công khai ra báo, mở đài phát thanh, truyền hình tại bất cứ đâu, kể cả ngay tại các trung tâm có đông người Việt quốc gia chống cộng. Đây là vấn đề cần được những tổ chức chống cộng và người Việt quốc gia quan tâm và có đối sách hữu hiệu.

     Để thực hiện các hoạt động “Đặc tình truyền thông” trên địa bàn thực địa như trên, các đặc tình truyền thông Việt cộng nằm vùng được chỉ đạo khai thác triệt để các mâu thuẫn tự phát hay tạo ra mâu thuẫn cá nhân, bè  phái trong các cộng đồng, rồi dùng truyền đơn, truyền khẩu để phát huy tác dụng phân hoá, đánh phá, hay tạo chất liệu cho các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn thực cũng như ảo khai thác bằng các hình thức và kỹ thuật “Đặc tình truyền thông Việt cộng”.

     Trên địa bàn không gian ảo internet, dễ ẩn nấp, email là phương tiện chuyển tải bài viết, tài liệu, hình ảnh có tác dụng cho “Đặc tình truyền thông Việt cộng” đến nhiều địa chỉ cá nhân, nhiều diễn đàn tập thể. Vì vậy Việt cộng đã khai thác triệt để và tối đa tác dụng của “đặc tình truyền thông” trên địa bàn này và chẳng cần nói ra ai cũng thấy hiệu quả thực tế Việt cộng đã gặt hái được thành quả ra sao.

 

Thiện Ý

Houston, ngày  18-9-2020

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐẶC TÌNH TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

 

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐẶC TÌNH TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

 

Thiên Ý.

 

    Trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng tại Việt Nam, giai đoạn chiến tranh chống cộng để diệt cộng trước đây (1954-1975), các bên CSBV và VNCH đều khai thác triệt để các hình thức, kỹ thuật truyền thông để chống phá lẫn nhau và biện minh, tranh thủ sự hậu thuẫn của quần chúng và quốc tế cho lý tưởng, mục tiêu theo đuổi chiến tranh xâm lược (Việt cộng) hay chiến tranh vệ quốc (Việt quốc) của mình.

     Trong giai đoạn đấu tranh chống cộng để dân chủ hóa đất nước của Việt quốc hiện nay, Việt cộng cũng đã và đang khai thác triệt để các hình thức, kỹ thuật truyền thông, trong đó có “Đặc tình truyền thông” để ly gián các lực lượng chống cộng, các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở hải ngoại cũng như trong nước.

     Chủ đề bài viết và thuyết trình hôm  nay Thứ Tư, 16-9-2020, là “ Truyền thông và đặc tình truyền thông là gì?” Chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy:

1.- Ý nghĩa từ ngữ:

     Theo sự hiểu biết của chúng tôi, truyền thông là từ ngữ ghép của “tuyên truyền” (Propaganda, propagandize) và thông tin (inform, information, communicate, communication).

     Thông tin mang tính khách quan, truyền đạt các tin tức, sự kiện xẩy ra thế nào thì truyền đạt thế ấy. Tuyên truyền mang tính chủ quan khi truyền đạt tin tức, các sự kiện có thật và cả không có thật để thuyết phục, lôi kéo các đối tượng tiếp thụ (quần chúng) nhằm thành đạt ý đồ và lợi ích chủ quan của mình bằng các phương tiện, hình thức và  kỹ thuật truyền thông. Tính chủ quan hay khách quan ít nhiều là tùy thuộc ý đồ của chủ thể cá nhân hay các cơ quan truyền thông. Chính tính chủ quan hay khách quan nhiều ít cho thấy sự khác biệt giữa ba hình hình thức truyền thông “Trắng”, truyền thông “xám” và truyền thông “Đen”.

     Ý nghĩa truyền thông mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết hôm nay là thông tin tuyên truyền, nặng về tính tuyên truyền chủ quan, trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống cộng vì mục tiêu dân chủ hoá đất nước hiện nay của  người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản, để rút kinh nghiệm và thử đề ra phương cách làm vô hiệu hoá tác hại của “đặc tình truyền thông Việt cộng” như thế nào.

 

2.- Các phương tiện, hình thức và kỹ thuật truyền thông.

     a) Các phương tiện truyền thông:

     Thông tin và tuyên truyền được thực hiện qua các phuơng tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet. Ngoài ra, các truyền đơn, truyền khẩu, thuyết trình, hội luận, điện thoại…với mục đích truyền đạt thông tin, tuyên truyền cũng có thể coi là những phương tiện truyền thông khác nhau.

     b) Các hình thức và kỹ thuật truyền thông:

     Theo nhận định của chúng tôi, có 3 hình thức truyền thông: trắng, xám và đen.

     - Truyền thông “trắng” là qua các phương tiện truyền thông minh danh, nói rõ lập trường, quan điểm, lập luận để thuyết phục nhằm thành đạt mục đích và lợi ích thực sự, một cách chủ quan không che giấu của chủ thể muốn thành đạt nơi các đối tượng tiếp thụ qua các phương tiện truyền thông.

     Kỹ thuật truyền thông “trắng” là căn cứ trên các sự kiện, tài liệu, tin tức, biến cố có thật cũng như giả tạo để dùng ngôn từ lập luận, biện minh hầu thuyết phục, hướng dẫn, lôi kéo quần chúng tin tưởng đó là chính nghĩa, là sự thật, rồi ủng hộ, làm theo, giúp chủ thể truyền thông thành đạt mục đích và lợi ích thực sự của mình.

     - Truyền thông “xám” là qua các phương tiện truyền thông, minh danh, không nói rõ lập trường (ai muốn hiểu sao thì hiểu) , quan điểm, mục đích và lợi ích nửa thực nửa hư, lập luận làm ra vẻ khách quan để che giấu lập trường, quan điểm, mục đích và lợi ích thực sự của mình (mà nếu dùng truyền thông “trắng” sẽ không hay khó thành đạt).

     Kỹ thuật truyền thống “Xám” tương tự như truyền thông “trắng”, chỉ khác là cách lập luận, biện minh trên các sự kiện, tài liệu, tin tức, biến cố có thật cũng như giả, sao cho quần chúng thấy tính khách quan hai chiều (khác với tính chủ quan, một chiều của truyền thông “trắng”), để dễ tin tưởng đó là chính nghĩa, là sự thật, rồi ủng hộ và làm theo.

     - Truyền thông “đen” là qua các phương tiện truyền thông giả danh đối phương, đứng trên lập trường, quan điểm, mục đích và lợi ích của đối phương, rồi cũng căn cứ trên các sự kiện, tài liệu, tin tức, biến cố có thật cũng như giả tạo để dùng ngôn từ lập luận, biện minh hầu thuyết phục, hướng dẫn, lôi kéo quần chúng tin tưởng đó mới là chính nghĩa, là sự thật, rồi ủng hộ, làm theo, giúp chủ thể truyền thông “đen” thành đạt mục đích và lợi ích  thực sự của mình mà nếu dùng truyền thông “trắng” khó hay không thể đạt được, hay chỉ đạt được phần nào qua truyền thông “xám”.

     Kỹ thuật truyền thông “đen” cũng tương tự như truyền thông “trắng”, chỉ khác ý đồ của chủ thể truyền thông “đen” là dùng ngay lập trường, sử dụng  ngôn từ, cú pháp, quan điểm, cách lập luận, biện minh, trên các sự kiện, tài liệu, tin tức, biến cố có thật cũng như giả để “đánh phá đối phương” theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”, sao cho quần chúng “hoài nghi, chống lại đối phương”, và quay ra tin tưởng, ủng hộ và làm theo ý đồ của chủ thể truyền thông “đen” (mà truyền thông trắng và xám không thể đạt được).

     Tựu chung ba hình thức truyền thông trên có thể giống nhau đôi chút về kỹ thuật truyền thông, chỉ khác nhau về ý đồ muốn thành đạt của các chủ thể truyền thông (cá nhân hay cơ quan truyền thông).

     Để dễ hình dung sự khác biệt này, chúng tôi xin đưa  ra biểu tượng: Truyền thông “trắng” như một ly nước trong không vẩn đục; truyền thông “xám” như một ly cà phê sữa và truyền thông “đen” như ly cà phê đen. Ly nuớc trong (truyền thông “trắng”) khó hay không thể đầu độc một đối tượng bằng một độc chất có mầu. Ly cà phê sữa (Truyền thông “xám”) tùy theo ý đồ của người pha chế (chủ thể truyền thông “xám”) cho nhiều sữa để có mầu lạt hay nhiều cà phê ít sữa để có mầu đậm, để dễ đầu độc một đối tượng bằng một độc chất có mầu. Ly cà phê đen (truyền thông “đen”) chủ thể truyền thông muốn triệt hạ đối phương chỉ cần “một giọt độc chất” là có thể đạt ý đồ, đối tượng khó nhận ra vì độc chất đã bị mầu đen cà phê che lấp.

     Trong giai đoạn chiến tranh Quốc- Cộng vừa qua (1954-1975), cộng sản Bắc Việt đã sử dụng hệ thống truyền thông “trắng” là các đài phát thanh từ Trung ương Hà Nội đến các tỉnh thành và các trạm, các tổ thông tin làng xã để thông tin tuyên truyền công khai lừa mị, thuyết phục, động viên, kết hợp với các biện pháp kềm kẹp, khủng bố tinh thần nhân dân Miền Bắc, để tự nguyện hay ép buộc nhân dân tham gia vào cái gọi là “Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước ” mà thực chất là để xâm lược Miền Nam Việt Nam, làm nhiệm vụ quốc tế cộng sản để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc Đỏ Liên Xô và Tầu cộng. Đồng thời, công cụ xâm lược của Cộng sản Bắc Việt là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời tháng 12-1960 và cái chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam thành lập sau đó cũng có “Đài Phát Thanh Giải Phóng” làm nhiệm vụ truyền thông “trắng”...v.v.

     Trong khi đó, tại Miền Nam, vùng đất tự do của nhân dân Miền Nam, chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) cũng đã sử dụng một hệ thống truyền thông “trắng” là các đài phát thanh, truyền hình từ trung ương Thủ đô Sàigòn đến các tỉnh thành và các trạm thông tin phát thanh khắp các quận huyện làng xã để thông tin, tuyên truyền cho chính nghĩa quốc gia, vạch trần và tố cáo trước nhân dân và công luận thế giới ý đồ xâm lược Miền Nam bằng bạo lực chiến tranh,vi phạm Hiệp Định Geneve 1954, hầu huy động sức mạnh toàn dân và hậu thuẫn quốc tế  để tiến hành chiến tranh tự vệ, đánh bại cuộc xâm lăng của CSBV, vốn là  công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế thời bấy giờ.

     Tất nhiên, truyền thông “trắng” của cả hai bên chỉ có tác dụng giới hạn trong nội bộ và quần chúng trong vùng ảnh hưởng mỗi bên. Vì vậy, ngoài hệ thống truyền thông “trắng” là các đài phát thanh dân sự, quân sự, trạm thông tin, chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam còn sử dụng rất sớm hình thức truyền thông “đen”, rồi truyền thông “xám” trên mặt trận truyền thông. Các chương trình truyền thông “xám” và “đen” này đã do khối Tình Báo Tâm Lý Chiến thuộc Nha Tâm Lý Chiến thời Đệ Nhất VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thời Đệ Nhị VNCH thực hiện. Vì vậy chúng tôi tạm gọi là những hình thức của “Đặc tình truyền thông Việt quốc” để dễ đối chiếu  và thấy tác hại của “Đặc tình truyền thông Việt cộng” hiện nay.

     Nguyên lý của truyền thông “xám” và “đen” là giả danh có mức độ (xám) hay giả danh hoàn toàn (đen) đối phương để đánh phá đối phương bằng chính lập trường, quan điểm và lập luận của đối phương, làm cho đối phương lầm tưởng là “của ta” mà dễ tin tưởng và chấp nhận ý đồ “của địch”, nhằm phân hoá nội bộ đối phương, tạo ra hay khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, làm cho đối phương không còn tin nhau, chống phá lẫn nhau trong tổ chức, phá đổ sự đoàn kết thống nhất, gây hoang mang, giao động tâm lý dẫn đến băng hoại niềm tin vào lý tưởng, mất tinh thần chiến đấu của quân đội  và quần chúng vốn ủng hộ đối phương.

     Nguyên lý “đặc tình truyền thông” trên đã được chính quyền quốc gia VNCH vận dụng trong giai đoạn chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua,với đài phát thanh “đen” đầu tiên là đài “Gươm Thiêng Ái Quốc”, thực hiện các chương trình phát thanh “đen” mỗi ngày vào các giờ nhất định.

     Để thực hiện chương trình phát thanh “đen” này, các bài viết, văn từ, lập luận y như các đài phát thanh “trắng” của Việt cộng với lập trường cộng sản kiên định, quan điểm không chống Đảng Cộng Sản, chỉ chống bè lũ Lê Duẩn, Trường Chinh đi sai đường lối “cách mạng vô sản” của Đảng, vẫn tôn vinh thần tượng Hồ Chí Minh và tố cáo bè lũ này đã tìm cách cô lập, áp chế “Bác Hồ”, lũng đoạn, gây phân hoá làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của “Đảng và nhà nước ta”… Và các xuớng ngôn viên nam, nữ đều nói tiếng Bắc, giọng chuẩn Hà Nội (nếu ai trước đây ở Việt Nam từng nghe đài đen GTAQ cũng biết và có thể xác định).

     Theo chỗ chúng tôi được biết, để hổ trợ tăng cường tác dụng cho “Chương trình phát thanh đen” này, một chiến khu giả được tạo dựng trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Miền Trung, trang trí cờ đỏ sao vàng và hình lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, với các “kháng chiến quân” ăn mặc như cán bộ, bộ đội CS BV trang bị vũ khí nhãn hiệu khối CS như  súng AK, nón cối, nón tai bèo và dép râu như những cán binh cộng sản thứ thiệt. Biệt kích Việt Nam Cộng Hoà đột nhập và bắt cóc một số cư dân vùng ven biển thuộc các địa phương phía Bắc vĩ tuyến 17, bịt mắt đưa về chiến khu cho học tập một vài tuần chủ trương, đường lối kháng chiến của “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, rồi lại bịt mắt đưa thả trở lại địa phương, trở thành những cái “loa tuyên truyền sống”cho “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”. Đồng thời, những chiếc Radio nhỏ khi mở ra chỉ nghe được đài “Gươm Thiêng Ái Quốc” cũng được máy bay của biệt kích VNCH thả xuống Miền Bắc, nhất là các tỉnh vùng ven biển Miền Trung bắc vĩ tuyến 17, lằn ranh chia đôi đất nước theo Hiệp Định Geneve 1954.

     Sau khi nhóm tướng tá quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với sự ngầm cho phép và hổ trợ của Hoa Kỳ, đã thành công trong việc lật đổ và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà cáo chung. Sau đó Hoa Kỳ đã đưa quân vào Việt Nam trực tiếp tham chiến. Vì sự hiện diện của quân đội Mỹ, Việt cộng đã phất cao ngọn cờ “chống ngoại xâm”, với khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc”, đẩy mạnh chiến tranh, đưa cường độ chiến tranh ngày một lên cao.

     Để đáp ứng tình hình mới, trên lãnh vực quân sự, QLVNCH cũng được tăng cường về số lượng, trang bị vũ khí và trên mặt trận truyền thông “trắng” cũng được phát triển, thêm nhiều đài phát thanh, truyền hình đến các tỉnh thành và tối tân hoá các phương tiện truyền thông.

     Riêng về truyền thông “đen”, ngoài đài “Gươm Thiêng Ái Quốc”, đã có thêm một số đài  “đen” khác như “Đài Cờ Đỏ” đứng trên lập trường, quan điểm của phái cộng sản Việt Nam thân Mạc Tư Khoa  chống phái thân Tầu cộng Bắc Kinh, để khoét sâu mâu thuẫn Nga-Hoa trong nội bộ Cộng Đảng Việt Nam. “Đài Tiếng nói Kháng Chiến Nam Bộ” đánh vào mâu thuẫn giữa nhóm kháng chiến chống Pháp và nhóm kháng chiến chống Mỹ , rằng có sự khác biệt về ý nghĩa  giữa cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. “Đài Giải Phóng” (giả) gây phân hoá và hoang mang giao động tinh thần chiến đấu của cán binh cộng sản đang chiến đấu tại Miền Nam, khai thác mâu thuẫn giữa bộ đội chính quy Cộng sản Bắc Việt với quân chủ lực Miền Nam…

     Cũng trong thời kỳ cường độ chiến tranh lên cao, một đài truyền thông “Xám” được hình thành duới tên là “Đài Tiếng Nói Tự Do”, gọi tắt là VOF (Voice Of Freedom). Đến giai đoạn gần kết thúc chiến tranh, một đài truyền thông “xám” khác ra đời, đó là “Đài Mẹ Việt Nam”, đánh vào tình tự dân tộc, ngầm cổ vũ cho tinh thần “Hoà giải và hoà hợp dân tộc” theo tinh thần bản Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình cho Việt Nam.

     Ngoài hình thức truyền thông “trắng” dân sự thuộc Bộ Thông Tin, truyền thông “trắng” quân sự và hai hình thức truyền thông “Xám” và truyền thông “Đen”được đặt duới sự quản trị và thực hiện của “Khối Tình Báo Tâm Lý Chiến” thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH. Vì vậy chúng tôi tạm gọi hai hình thức sau này là “Đặc tình truyền thông”. Nghĩa là một dạng “Tình báo đặc biệt trên lãnh vực truyền thông”.

Thiện Ý

Houston, ngày 16-9-2020