'Virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu đảng viên CS ?
Thiện Ý
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 20-8-2020, đưa tin theo thống tấn Reuters, chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny đang hôn mê tại một bệnh viện ở Siberia hôm 20/8 mà người phát ngôn của ông là bà Yarmysh nói bà tin là đã bị đầu độc, sau khi ông Alexei Navalny đã uống một tách trà tại một quán cà phê ở sân bay Tomsk, trước khi lên máy bay. Bà liên hệ sự tương đồng với một sự cố năm ngoái, khi ông Navalny bị dị ứng cấp tính và một bác sĩ cho rằng có thể là do bị ngộ độc một loại hóa chất không xác định.
Bà Yarmysh không cho biết người mà bà nghĩ có thể đã đầu độc ông Navalny, nhưng cho biết cảnh sát đã được gọi đến bệnh viện.
Người phát ngôn Bộ Y tế khu vực, Tatyana Shakirova, xác nhận ông Navalny đã được nhập viện ở Omsk và cho biết các bác sĩ đánh giá tình trạng của ông ta là nghiêm trọng.
Ông Navalny là một luật sư 44 tuổi và là nhà hoạt động chống tham nhũng có tiếng. Ông từng ngồi tù nhiều lần vì tổ chức các cuộc biểu tình chống Điện Kremlin và từng bị tấn công trên đường phố bởi những người ủng hộ chính phủ của Tổng thống Putin.Ông đã trợ giúp cho các cuộc điều tra về tham nhũng. Các video của ông trên mạng về chủ đề này đã thu hút hàng triệu lượt người xem.
Là người thường chỉ trích gay gắt Tổng thống Vladimir Putin, ông Navalny bắt đầu cảm thấy không khoẻ khi đáp máy bay từ Tomsk, Siberia, trở về Moscow vào sáng 19/8. Ông được cáng rời khỏi máy bay sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Omsk cũng thuộc Siberia.
Người phát ngôn bà Kira Yarmysh cho biết ông đang được chăm sóc đặc biệt và dùng máy thở phổi nhân tạo tại bệnh viện Omsk.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời người phát ngôn Yarmysh nói. “Chúng tôi cho rằng ông Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó trộn vào trà của ông ấy. Đó là thứ duy nhất ông ấy uống vào buổi sáng. Ông Alexei giờ đã bất tỉnh”.
Các bác sĩ hiện đưa ra thông tin trái ngược nhau về tình trạng của ông Navalny, lúc mới đưa vào bệnh viện thì nói nghi là bị ngộ độc, sau lại nói khác, khiên công luật nghi ngờ có sự can thiệp của nhà cầm quyền Nga. Họ cho rằng “đã ổn định” nhưng vẫn đe dọa tính mạng và đang cố gắng cứu ông.
Nhiều người cho rằng, sự đầu độc xẩy ra lúc này có thể có liên hệ đến bối cảnh Nga sắp tổ chức bầu cử khu vực vào tháng tới, khi luật sư Navalny và các đồng minh của ông đang cố gắng tăng cường hỗ trợ cho các ứng cử viên mà họ ủng hộ.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên những người đối lập với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga bị đầu độc.
Hãng tin Reuters nói Nga có “một lịch sử lâu năm” về những kẻ thù của Điện Kremlin bị đầu độc hoặc ngã bệnh sau khi có nghi ngờ bị đầu độc.Trong số người bị đầu độc, tiêu biểu có ông Alexander Litvinenko, chết ở London năm 2006 sau khi uống trà tẩm polonium-210; và ông Sergei Skripal, một cựu điệp viên hai mang bị đầu độc bằng chất độc thần kinh vào năm 2018 ở Salisbury, Anh quốc.
Tất nhiên, Điện Kremlin nhiều lần phủ nhận liên quan đến những vụ việc trên và gọi đó là những hành động khiêu khích chống lại Nga.
Nhưng việc luật sư Navalny một nhà đối lập nổi tiếng ở Nga, có thể đã bị đầu độc đã được sự quan tâm đặc biệt của công luận Quốc tế. Một số nhà lãnh dạo các cường quốc đã lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ nhà hoạt động chính trị đối lập Nga Navalny
Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius nói ông rất lo lắng về khả năng ông Navalny có thể đã bị đầu độc và nói trên trang Twitter “Nếu được xác nhận, những người chịu trách nhiệm sẽ phải chịu hậu quả”,
Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố hôm 20/8/2020 Đức kiên quyết kêu gọi làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc chính trị gia đối lập Nga Alexei Nalvany đột ngột ngã bệnh, và bình luận rằng những thông tin có được cho tới thời điểm này là không hay.
Bà nói Đức sẽ cung cấp hỗ trợ y tế kể cả bệnh viện, nếu được yêu cầu giúp ông Navalny, người lâm bệnh hôm 20/8 và đang trong tình trạng hôn mê tại Siberia, tình nghi bị đầu độc.
Điều đặc biệt quan trọng là những tình huống đằng sau việc này cần phải được làm sáng tỏ nhanh chóng. Bà Merkel nói “Chúng tôi cương quyết về việc này vì cho tới nay điều chúng tôi nghe được rất không hay. Việc này cần phải làm một cách minh bạch.”
Ngày Thứ Sáu 21-8-2020, một phái đoàn bác sĩ Đức đã được phép có mặt tại bệnh viện Omsk nơi ông Navalny đang nằm trong tình trạng hôn mê. Theo VOA dẫn tin từ Reuters, thì sau khi bệnh viện chấp thuận nạn nhân Navalny đã được Máy bay cấp cứu, do Tổ chức Cinema for Peace thu xếp, đã bay đến sân bay Tegel ở Berlin vào sáng sớm ngày thứ Bảy và được gấp rút đưa đến khu phức hợp bệnh viện Charite.
Jaka Bizilj, người sáng lập Cinema for Peace, nói với các phóng viên bên ngoài bệnh viện. “Tình trạng sức khỏe của ông ấy rất đáng lo ngại ”; và rằng “Chúng tôi nhận được thông điệp rất rõ ràng từ các bác sĩ rằng nếu máy bay không hạ cánh khẩn cấp ở Omsk, ông ấy lẽ ra đã chết,” ông Bizilj nói thêm rằng các bác sĩ và gia đình ông Navalny sẽ cung cấp thêm thông tin về tình trạng của ông.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng ngày nói Pháp sẵn sàng cung cấp mọi sự trợ giúp cần thiết, kể cả cho tị nạn chính trị, đối với ông Navalny, một tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay Washington đang xem xét tình hình liên quan đến ông Alexei Navalny.
Sự thể luật sư Alexei Navalny,một nhà hoạt động đối lập bị đầu độc tiếp theo sau nhiều vụ đầu độc trước đó tại Nga cho thấy; mặc dù nước Nga đã được dân chủ hóa 29 năm rồi (1991-2020), sau khi chế độ độc tài cộng sản Liên Xô cũ bị sụp đổ; nhưng những độc tố của “Virus cộng sản” vẫn di căn trong não trạng Putin cũng như những cựu đảng viên cộng sản nói chung.Nhất nữa virus cộng sản ấy lại nằm trong não trạng của một người từng là trùm cơ quan tình báo trung ương KGB thời cộng sản Liên Xô cũ như Tổng thống Nga Putin.
Những đôc tố của “virus CS” đó là: Độc tài, độc đoán, độc ác, tàn bạo và tệ sung bái cá nhân, hành động theo phương trâm “cứu cánh biện minh cho hành động”. Vì vậy người cộng sản luôn làm bất cứ điều gì dù tàn ác, bất nhân, vô đạo, vô thần… miễn đạt được mục đích. Thủ tiêu, ám sát, đầu độc để thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ đảng CSLX (cũng như các đảng CS tại các nước XHCN, trong đó đảng CSVN); hay trấn áp, tiêu diệt những người đối lập ngoài đảng bị coi là kẻ thù của chế độ. Đó là thực tế trong qúa khứ xa gần ở Liên Xô qua các cuộc thanh trừng nội bộ, tàn sát đẫm máu, và đầy ải hàng triệu người bị coi là kẻ thù của chế độ trong các trại tù cải tạo vùng Tây Bá Lợi Á lạnh giá sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng, cướp chính quyền thiết lập chế độ cộng sản Liên Xô; hay dưới thời nhà độc tài Stalin nắm quyền tối cao, thanh trừng đẫm máu giành quyền lực, chống xét lại giữa đệ tam quốc CS và đệ tứ QTCS.( đối chiếu với đảng CSVN, đảng CSTQ và các đảng cộng sản khác thời Chiến tranh Lạnh để thấy những độc tố của Virus CS tác hại thế nào trên thực tế với nhiều dân tộc, tại những nước cộng sản…)
Ngoài độc tố độc ác, tàn bạo của virus CS còn di căn trong não trạng Putin, thể hiện qua các hành động trấn áp, tiêu diệt đối lập theo kiểu tù đầy, khủng bố, đầu độc sát hại như vụ đầu độc những người đối lập trước đây và mới nhất với nhà đối lập Ls Alexei Navalny, Putin còn di căn trong não trạng độc tố độc tài,độc tôn, tham quyền cố vị, muốn làm Tổng thống nhiều nhiệm kỳ, gần như suốt đời. Vì thế đã dùng mọi thủ đoạn qua mặt pháp luật, sửa đổi Hiến pháp như thực tế đã xẩy ra. Ngoài việc đánh tráo chức vụ từ Tổng thống hết hai nhiệm kỳ, lùi xuống làm Thủ tướng đưa một bộ hạ lên làm Tổng thống cách một nhiệm kỳ, sau đó tiếp tục ứng cử nắm thêm hai nhiệm kỳ Tổng thống nữa (2000 – 2020). Putin vẫn chưa hết say mê quyền lực, đầu năm nay đã phù phép cho quốc hội cùng phe đảng nắm đa số (Đảng Nước Nga Thống nhất), sửa đổi Hiến pháp để Putin tiếp tục làm Tổng thống cho đến năm 2036, gần như mãn đời.(Chúng tôi đã có bài phê phán đăng tải trên Diễn đàn này của VOA ngày15/04/2020)
Thế mới thấy “Nói dân chủ dễ, làm dân chủ mới khó”. Thế nhưng tuy khó, song thực tế hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì thực tế đã thực hiện được ở nhiều nước trên thế giới, dù ở mức độ khác nhau. Tiêu biểu không chỉ ở những nước tiên tiến có chế độ dân chủ pháp trị như tại Hoa Kỳ và các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, như Anh, Pháp, Đức…mà đã thực hiện được ở các nước đang phát triển, trong đó có các nước từng theo chế độ độc tài cộng sản như hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu đã chuyển thể qua chế độ dân chủ pháp trị vào năm cuối thập niên (1989), trước Liên Xô vài năm (1989-1991).
Quốc dân Việt Nam hy vọng trong tương lai không xa, sau khi chế độ độc tài toàn trị Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay chuyển thể qua chế độ dân chủ pháp trị, “virus cộng sản” sẽ không di căn trong não trạng các cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, một khi họ được nhân dân tín nhiệm qua lá phiếu bầu cử tự do, vào các chức vụ lãnh đạo đất nước, trong guồng máy công quyền quốc gia. Tất cả đều sẽ phải lãnh đạo theo đúng Hiến pháp và luật pháp chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam hậu cộng sản mới hình thành.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.