Wednesday, August 14, 2013

Nhận định: TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI, HOA KỲ CÓ THỰC TÂM GIÚP NHÂN DÂN VIỆT NAM CÓ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ HAY KHÔNG?



Nhận định:
TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI, HOA KỲ CÓ THỰC TÂM GIÚP NHÂN DÂN VIỆT NAM CÓ CHẾ ĐỘ  DÂN CHỦ HAY KHÔNG?

Thiện Ý.

       Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người,  câu trả lời tổng quát cho tiêu đề trên là: Từ quá khứ đến hiện tại nhân dân Hoa Kỳ luôn thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có được chế độ dân chủ, nhưng các chính phủ Hoa Kỳ dù thuộc đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ nắm quyền,đều không có thực thực tâm. Vì sao?
      Chúng tôi sẽ lần lượt lý giải:
-       Từ quá khứ đến hiện tại nhân dân Hoa Kỳ thực tâm. Vì sao?
-  Từ quá khứ đến hiện tại các chính phủ Hoa Kỳ thì không có
   thực tâm.Vì sao?
- Kết luận.

I/- TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI NHÂN DÂN HOA KỲ THỰC TÂM. VÌ SAO?
    1.- Từ quá khứ đến hiện tại nhân dân Hoa Kỳ thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ.
          a)- Từ quá khứ (1954-1975):
         Vì thực tâm nên nhân dân Hoa Kỳ, thông qua những đại biểu của họ ở lưỡng viện Quốc Hội, đã chấp nhận để cho các chính quyền Hoa Kỳ làm công việc giúp nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam . Để làm được điều này, nhân dân Hoa Kỳ đã chấp nhận đóng thuế để viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền, quân dân Việt Nam Cộng Hòa thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của nhà cầm quyền cộng sản ở Miền Bắc Việt Nam.
       Trong 21 năm  giúp chính quyền và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975), nhân dân Hoa Kỳ đã phải đóng hàng tỷ dollar tiền thuế để viện trợ mọi mặt và khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định đem hàng trăm ngàn chiến binh Hoa Kỳ trực tiếp tham gia cuộc chiến bên cạnh các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chống lại sự gia tăng mức độ và cường độ xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, nhân dân Hoa Kỳ như đã phải đóng thêm thuế máu để giúp nhân dân Việt Nam bảo vệ chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do; với 58.000 chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh mạng sống và hàng chục ngàn chiến binh bị thương tích, để lại một phần thân thể tại Việt Nam.
   b)- Đến hiện tại (1975-2013): Khởi đi từ 30-4-1975, vì vẫn có thực tâm nên nhân dân Hòa Kỳ luôn có thái độ và hành động chính trị ủng hộ công cuộc chống cộng vì tự do dân chủ cho Việt Nam kể từ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975.
      Trong suốt 38 năm qua,nhân dân Hoa Kỳ đã thúc đẩy những đại biểu của họ ở lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, với tư cách cá nhân hay một nhóm đã lên tiếng tố cáo, lên án các hành động vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền của nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam. Đồng thời, các nghị sĩ, dân biểu đã luôn chủ động làm các nghị quyết hay luật bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam và lưu ý, thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ bằng mọi phương cách can thiệp hữu hiệu, với các biện pháp chế tài cụ thể đối với các vụ vi phạm nhân quyền và phải luôn gắn liền vấn đề nhân quyền như điều kiện tiên quyết đối với với công việc đầu tư cũng như các hiệp ước song phương khác trên các lãnh vực hợp tác về thương mai mậu dịch, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật…đối với nhà cầm quyền chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam.
    Trên thực tế, tất cả thái độ và hành động hổ trợ của nhân dân dân Hoa Kỳ dù trực tiếp hay gián tiếp qua những vị dân cử lưỡng viện quốc hội, cách này hay cách khác, đã đem lại hiệu quả ít nhiều cho công cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền của nhân dân trong nước cũng như quốc dân Việt Nam tại hải ngoại. Hiệu quả thấy được là nhờ sự hổ trợ, giúp đỡ can thiệp của quốc hội, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ mà nhà cầm quyền Việt cộng đã phải thả nhiều nhà bất đồng chính kiến bị bắt cầm tù, gần nhất là Bloger Điều Cầy Nguyễn Văn Hải là một trong những nhà đấu tranh cho dân chủ nổi tiếng tại Việt Nam đang bị cầm tù, vừa có tin là đã được nhà cầm quyền cho thăm nuôi và Ông đã chấm dứt cuộc tuyệt thực hơn một tháng qua để phản đối sự bức ép và cách đối xử tàn độc trong nhà tù Việt cộng. Công luận cho rằng, trước áp lực của Quốc hội, nhân dân Hoa Kỳ trong đó có các cộng đồng người Mỹ gốc Việt, có thể đây đã là một trong những đòi hỏi của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra với Chủ tịch nước Việt cộng Trương Tấn Sang trong cuộc gặp gỡ hôm 25-7-2013 vừa qua. Người ta hy vọng kết quả sau cùng của những đòi hỏi như điều kiện để những thỏa thuận được công bố trong bản Thông Cáo Chung Việt- Mỹ ngày 25-7-2013 được thực thi, có thể là trong nay mai nhà cầm quyền Việt cộng sẽ phải thả Bloger Điếu Cầy và các nhà bất đồng chính kiến khác như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ls Cù Huy Hà Vũ, Ls. Lê Quốc Quân, các sinh viên yêu nước Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng như nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ khác đang bị cầm tù…..
      Tựu chung từ quá khứ đến hiện tại, nhân dân Hoa Kỳ luôn thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền. Vì sao?
   2.- Vì sao từ quá khứ đến hiện tại nhân dân Hoa Kỳ thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ?
      Vì chế độ dân chủ mà nhân dân Hoa Kỳ đã và đang được hưởng hôm nay gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của tổ tiên họ. Chế độ dân chủ này đã được thiết lập sau khi nhân dân Hoa Kỳ lật đổ  được chế độ khai thác thuộc địa của đế quốc Anh, giành được độc lập cách nay 237 năm (1776-2013).Theo thời gian nhân dân Hòa Kỳ đã ngày một hoàn chỉnh chế độ dân chủ của mình để ngày nay trở thành một quốc gia hùng mạnh có chế độ dân chủ vào bậc nhất trên thế giới, trở thành mẫu mực cho nhiều quốc gia noi theo và là ước mơ của nhiều dân tộc trong thời đại ngày nay.
    Chính vì vậy mà nhân dân Hoa Kỳ đã cảm thông với nhân dân các nước đã và đang sống dưới các chế độ độc tài các kiểu trong đó có nhân dân Việt Nam mà theo dòng lịch sử từng kinh qua nhiều kiểu độc tài (quân chủ chuyên chế, độc tài cá nhân, quân phiệt…) và hiện nay là kiểu độc tài cộng sản (chuyên chính vô sản, độc tài đảng trị, độc tài toàn trị…). Từ cảm thông và cùng trong thân phận người dân vốn được coi là chủ của đất nước, nhân dân Hoa Kỳ luôn có tấm lòng mở rộng, thực tâm muốn giúp nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân các nước đã và đang phải sống dưới ách các chế độ độc tài nói chung, làm sao có được một chế độ dân chủ thực sự như họ. Vì trong các chế độ độc tài các chính quyền đều cướp đoạt quyền làm chủ của nhân dân, trở thành những tập đòan thống trị, thay vì là những công bộc làm việc cho dân, ăn lương của dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều hành đất nước.
     Chính vì vậy mà nhân dân Hoa Kỳ từ quá khứ đến hiện tại, luôn thực tâm muốn giúp nhân dân Việt Nam có chế độ tự do dân chủ. Vì chỉ có được chế độ dân chủ,nhân dân mới thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình; để mọi người dân được sống tự do, ấm no, hạnh phúc;để các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền mới được tôn trọng, bảo vệ và hành xử.

II/-TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI, CÁC CHÍNH PHỦ HOA KỲ ĐÃ KHÔNG THỰC TÂM.VÌ SAO?
     1.- Từ quá khứ đến hiện tại, các chính phủ Hoa Kỳ đã không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ.
    a.-Từ quá khứ (1954-1975):
        Vì không thực tâm, nên các chính quyền Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ liên tiếp nắm quyền, trong suốt 21 năm nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam, trên nguyên tắc nói là làm công việc giúp nhân dân Việt Nam chống cộng xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất tự do ở Miền Nam Việt Nam như đã cam kết, theo đúng ý muốn của nhân dân Hoa Kỳ. Thế nhưng trên thực tế các chính quyền ấy đã hành động trái ngược, làm hại cho nỗ lực xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa của nhân dân Việt Nam và cuối cùng chủ động góp phần làm mất luôn chế độ dân chủ pháp trị ấy trên miền đất tự do Nam Việt Nam vào tay chế độ độc tài toàn trị cộng sản Bắc Việt.
     Thật vậy,  trong quá khứ,  nếu thực tâm muốn giúp nhân dân Việt Nam có tự do dân chủ trên một nửa nước ở Miền Nam trước đây, các chính phủ Hoa Kỳ phải giúp chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa hoàn thành ba mục tiêu chiến lược sau đây:
* Một là giúp nhân dân Miền Nam xây dựng thành công chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa, trong tư thế một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ít ra phải tồn tại cho đến hôm nay ở Miền Nam Việt Nam.
* Hai là giúp tổ chức quốc phòng và huấn luyện, trang bị vũ khí cho quân đội VNCH thừa sức đánh bại cuộc xâm lăng quân sự của cộng sản Bắc Việt để bảo vệ sự tồn vững,ngày một  hoàn chỉnh chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa.
*Ba là giúp Việt Nam Cộng Hòa phát triển toàn diện về kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, văn hóa …đến giầu mạnh, tiến đến tự túc, tự cường.
     Thế nhưng, trên thực tế trong quá khứ, vì không có thực tâm nên cả ba mục tiêu chiến lược trên của VNCH đã không được các chính quyền Hoa Kỳ giúp thực hiện, điều mà Hoa Kỳ có thể làm được, nhưng đã không làm, vì các mục tiêu chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ khác với Việt Nam Cộng Hòa.
    Trên thực tế, các chính phủ Hoa Kỳ bề ngoài thì  tỏ ra tích cực hổ trợ cho sự hình thành chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).Thế nhưng bên trong chính quyền Hoa Kỳ lại ngầm hổ trợ, nuôi dưỡng các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Đệ I và Đệ II VNCH) phát triển theo chiều hướng chế độ độc tài. Dường như Hoa Kỳ chỉ muốn tạo ra những chính quyền công cụ để dễ lèo lái thực hiện sách lược chống cộng của mình, hơn là một chính quyền tự chủ của một quốc gia độc lập trong một chế độ dân chủ thực sự, chủ động thực hiện sách lược chống cộng riêng để thắng cộng.
      Vì vậy sau 9 năm chính quyền đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa do Hoa Kỳ hổ trợ đã trở thành một chế độ độc tài thực sự, với người đứng đầu chính quyền trong chế độ lúc đó là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm,người đã được Mỹ hậu thuẫn đưa về nước(7-7-1954) nắm quyền Thủ Tướng một thời gian ngắn và sau đó đã truất phế vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của  chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam, để thiết lập chế độ dân chủ Việt nam Cộng Hòa và  trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của chế độ này.
        Thế rồi sau 9 năm cầm quyền, vị Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhất VNCH này đã bị lật đổ và sát hại sau một cuộc đảo chánh quân sự do chính phủ Hoa kỳ (CIA) đạo diễn, hổ trợ cho một số tướng tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa thực hiện với lý do “Độc tài gia đình trị” và chủ trương “kỳ thị và đàn áp Phật giáo”.
    Thế nhưng sau này đối chiếu các tài liệu khách quan nhiều nguồn đã cho thấy, mặc dầu người đứng đầu chính quyền chế độ này là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, dù có độc tài thật, nhưng không phải vì độc tài hay vì “kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật giáo” (lý do ngụy tạo)  mà bị lật đổ và sát hại. Bởi vì, sau khi lật đổ chính quyền “Độc tài gia đình trị”, chính quyền Hoa Kỳ đã lại tích cực hổ trợ hình thành và phát triển một chính quyền theo chiều hướng “Độc tài quân phiệt,không bị kết tội “đàn áp Phật giáo” (dù chính quyền có mạnh tay giải tán các cuộc biểu tình đưa bàn thờ Phật xuống đường) vẫn được Hoa Kỳ hổ trợ cho đến khi Hoa Kỳ muốn kết thúc cuộc chiến,không muốn dính líu thêm nữa,mới tìm cách loại trừ (ép buộc TT. Thiệu từ chức), dẹp bỏ một cản trở theo đòi hỏi của đối phương, để cho đối phương Việt cộng dễ dàng thanh toán chế độVNCH, với luận điệu “Còn Thiệu thì không thể có hòa bình”.(vì chủ trương 4 không).
      Vậy thì, thực tế chính quyền Ngô Đình Diệm quả có độc tài, tìm cách tiêu diệt đối lập thật. Nhưng thực chất cũng như thực tế không phải vì “độc tài gia đình trị”, hay vì “Kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo” mà chính quyền Ngô Đình Diệm bị Mỹ lật đổ. Sự thật là vì chính quyền độc tài này đã giám hành xử chủ quyền của một quốc gia độc lập (VNCH), giám chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng vào công việc nội bộ Việt Nam. Bởi vì sau khi lật đổ được chế độ Độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm Mỹ đã không tạo ra được một chế độ dân chủ hơn, mà tiếp tục hổ trợ hình thành và cưu mang chế độ độc tài quân phiệt Nguyễn Văn Thiệucho đến khoảng chưa đầy một tháng(5-4-1975) trước khi kết thúc cuộc chiến vào ngày 30-4-1975 mới áp lực buộc Tổng Thống từ chức, nếu không cũng sẽ bị số phận như cố Tổng Thống Diệm. Tổng Thống Thiệu đã phải từ chức vào ngày 5-4-1975 và ngày 21-4-1975, trước khi được Hoa Kỳ đưa ra khỏi nước, Tổng Thống Thiệu đã lên đài truyền hình tố cáo muộn màng sự phản bội của “đồng minh” Hoa Kỳ.
      Như vậy, chính quyền  Nguyễn Văn Thiệu dù có “Độc tài quân phiệt” thật, dù có bị coi là “đàn áp Phật Giáo” hay không đi chăng nữa, nhưng vẫn tồn tại được một thời gian. Vì thực tế chính quyền này đã chấp nhận mất chủ quyền, làm công cụ cho chính quyền Mỹ như một thứ “Cai thầu chống cộng” chỉ biết nhận viện trợ kinh tế, quân sự của Mỹ để thực hiện chống cộng theo sách lược và sự chỉ đạo của Mỹ, để cho quân đội Mỹ vào trực tiếp tham chiến… Việc làm này của chính phủ Hoa Kỳ đã làm mất chính nghĩa đấu tranh của nhân dân, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và mất cả tính chính đáng, chính danh và chính nghĩa của Hoa Kỳ, nói là sự can thiệp chỉ là để giúp nhân dân Việt Nam chống cộng để bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và cuối cùng làm mất luôn chế độ dân chủ này.
     Đúng ra nếu thực tâm, chính phủ Hoa Kỳ phải giữ đúng cương vị một nước đồng minh, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, chỉ đến giúp chính quyền và nhân dân Miền Nam thực hiện mục tiêu chiến lược toàn diện này: xây dựng thành công một chế độ dân chủ đích thực, một nền kinh tế phát triển đến giầu mạnh tại Miền Nam Việt Nam, đủ thế lực tự túc tự cường chủ động đánh bại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, tiến tới thống nhất đất nước một cách hòa bình, với sự ưu thắng của chế độ dân chủ giầu mạnh ở Miền Nam đối với chế độ độc tài đảng trị nghèo yếu ở Miền Bắc Việt Nam (Như nước Đức thống nhất với sự ưu thắng của Tây Đức dân chủ giầu mạnh đối  với Đông Đức độc tài cộng sản nghèo yếu vào năm 1989; hay như Nam Hàn dân chủ giầu có sẽ ưu thắng trên Bắc Hàn độc tài cộng sản nghèo nàn trong tương lai…).
   Tiếc rằng vì không có thực tâm giúp chính quyền và nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, nên sau khi thành đạt các mục tiêu chiến lược chống cộng của mình (mục tiêu gì chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau), Hoa Kỳ đã chủ động vứt bỏ không thương tiếc chính quyền “bị” xử dụng như công cụ sau cùng của mình vào ngày 30-4-1975, dù chính quyền ấy đã chấp nhận làm công cụ và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ công cụ theo đúng ý đồ của Hoa Kỳ.( Cũng như thực tế vì “lợi ích quốc gia”, Hoa Kỳ từng hổ trợ cho nhiều chính quyền độc tài trên thế giới tồn tại trong nhiều thập niên cho đến khi không còn thích dụng trong một chiến lược mới, tỷ như Ai Cập và một số nước có chế độ độc tài ở Trung cân Động gần đây mới được Hoa Kỳ thúc đẩy cho sự đổi thay theo hướng “dân chủ hóa”…)

 b)- Đến hiện tại (1975-2013):
      Khởi đi từ 30-4-1975 đến nay các chính phủ Hoa Kỳ vẫn không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ tự do dân chủ, ít ra là cho đến lúc này.
    Vì nếu có thực tâm thì một khi đã không giúp bảo vệ được chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa, thì  sau khi  cộng sản Bắc Việt dùng bạo lực cưỡng chiếm Miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại Hòa bình cho Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ phải có hành động khác hơn như:
*Đối với Việt cộng:
-       Hoa Kỳ đúng ra phải bằng mọi phương cách và hành động cương quyết đòi buộc cộng sản Bắc Việt phải thi hành Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, nếu không Hoa Kỳ phải có biện pháp trừng phạt hữu hiệu (như TT. Nixon đã cam kết riêng tư với TT. Thiệu cũng như công khai với chính phủ VNCH) để các bảo đảm quốc tế cho việc thi hành Hiệp Định Paris phải được thực thi.Thế nhưng, Hoa Kỳ đã giữ im lặng hoàn toàn.
-       Hoa Kỳ đúng ra, nếu đã im lặng,chấp nhận thực tế như chuyện đã rồi (để Việt cộng thiết lập chế độ độc tài toàn trị cộng sản trên cả nước việt Nam) ít ra Hoa Kỳ phải vận động quốc tế cùng duy trì “cấm vận toàn diện và triệt để” đối với Việt cộng cho đến khi nào Việt cộng chấp nhận chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị qua chế độ dân chủ pháp trị (tương tự như Hoa Kỳ và cộng đồng các quốc gia dân chủ trên thế giới đã làm cấm vận triệt để đối với chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện), thì chắc chắn chế độ độc tài độc đảng Việt cộng đã tiêu vong từ lâu  và Việt Nam đã có chế độ dân chủ từ lâu, chắc chắn trước cả Miến Điện.
                   Thế nhưng, theo tài liệu được giải mật của Hoa Kỳ, đối chiếu với các tài liệu khách quan nhiều nguồn sau này, thì chỉ một thời gian ngắn sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ đã tìm cách bắt tay với đối phương Việt cộng. Tuy nhiên, vì lầm tưởng chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế là “Chiến thắng” của phe này (Việt cộng) đối với phe kia (Việt quốc) nên Việt cộng đã cao ngạo, đặt điều kiện tiên quyết (đòi Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh chẳng hạn…) nên Việt cộng đã để mất cơ hội. (Thực ra đó chỉ là thứ “Chiến thắng biểu kiến” hay giả tạo và vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới mà Hoa Kỳ mới để cho chiến tranh Việt Nam kết thúc- Xin vào Web Site: luatkhoavietnam.com,mục “Diễn đàn” tiểu mục” Tác giả-Tác phẩm” để  đọc “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý và nghe đài VOA phỏng vần tác giả ở tiểu mục “Phỏng vấn-Thuyết trình”)
        Thế rồi, 20 năm sau cuộc chiến chấm dứt, Hoa Kỳ đã bãi bõ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền chế độ độc tài, độc đảng Việt cộng (1975-1995) vào thời điểm suy yếu nhất, có nguy cơ sụp đổ của chế độ này. Nếu thực tâm giúp Việt Nam có chế độ dân chủ, chính phủ Hoa Kỳ chỉ cần kéo dài “Cấm vận toàn diện, triệt để” thêm một thời gian nữa, chế độ Việt cộng sẽ sụp đổ, chắc chắn đã là như vậy.
        Sự thể này tương tự như tài liệu đối chiếu sau này cho biết nếu Hoa Kỳ chỉ cần kéo dài ném bom lên đầu cộng sản Bắc Việt thêm một thời gian rất ngắn (khoảng 1 tuần) nữa thôi, thì Hà Nội đã phải đầu hàng vô điều kiện. Sau đó ít ra Việt cộng cũng phải rút hết quân xâm lược về Miền Bắc, chấm dứt chiến tranh “giải phóng Miền Nam”. Như thế chắc chắn chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa đã tồn tại và hoàn chỉnh vững mạnh như Nam Hàn dân chủ cho đến hôm nay. Miền Nam Việt Nam sẽ phát triển toàn diện đến giầu mạnh để chờ cơ may thống đất nước một cách hòa bình bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Miền Nam giầu có văn minh tiến bộ, đối với chế độc tài Miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. (như Tây Đức dân chủ tư do đã ưu thắng trên Đông Đức độc tài cộng sản, hay Nam Hàn dân chủ giầu có sẽ ưu thắng trên Bắc Hàn độc tài nghèo đói…)
     - Hoa Kỳ đối với cựu thù Việt cộng thì như thế, còn đối với cuộc đấu tranh chống cộng của nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước để dân chủ hóa Việt Nam thì sao?
     Nhìn lại 38 năm qua, kể từ sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử cho đến lúc này, chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức, công khai hay bí mật hổ trợ cho các hoạt động chống cộng vì dân chủ cho Việt Nam của cá nhân hay các tổ chức chống cộng ở trong nước cũng như tại Hoa Kỳ và hải ngoại, mà còn tìm cách ngăn cản các hoạt động vũ trang chống cộng có tính bạo động.
    Tại Hoa Kỳ, chính quyền chỉ thả nổi, không ngăn cản cũng không khuyến khích các hoạt động chống cộng của các cá nhân và các tổ chức người Mỹ gốc Việt, miễn là các hoạt động ấy phải ôn hòa, bất bạo động và phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ.
    Trên thực tế, nhất là kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngọai giao với chế độ Việt cộng (1995), coi Việt cộng là “đối tác” làm ăn chứ không còn là “đối phương” nữa, thì chính phủ Hoa Kỳ, quốc hội và một số cá nhân các vị nghị sĩ, dân biểu  bề ngoài vẫn thường chỉ có những hoạt động ủng hộ theo chiều hướng thúc đẩy dân chủ hóa Việt Nam.
      Chẳng hạn thỉnh thoảng quốc hội Hoa Kỳ ra nghị quyết, làm luật nhân nhân quyền cho Việt Nam; chính phủ Hoa Kỳ thì đưa Việt cộng vào danh sách các nước có tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng, thường xuyên, cần được quan tâm  (CPC) , lúc thì lại lấy ra khi đánh giá là “Có tiến bộ, có cải thiện” về tình trạng nhân quyền; Hoặc lên tiếng tố cáo, can thiệp vào các vụ vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng như:bắt bớ, kết án, giam cầm các nhà bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
      Tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chiếu lệ, không kèm theo biện pháp chế tài kiên quyết nào nên hiệu quả thực tế rất giới hạn. Việt cộng được thể cứ bắt rồi thả để tỏ “thiện chí” và để được Hoa Kỳ và quốc tế đánh giá là “có tiến bộ, có cải thiện” về dân chủ, nhân quyền.Việt cộng càng gia tăng cường độ và mức độ bắt, thả khi có áp lực, càng được coi là có nhiều tiến bộ trên lãnh vực nhân quyền.
      Dường như Hoa Kỳ cho đến lúc này cũng chỉ mong muốn hiệu quả đến như thế của chính sách ngoại giao vốn dùng dân chủ nhân quyền như một vũ khí tấn công chế độ độc tài Việt cộng (cũng như các chế độ độc tài khác) để tạo áp lực thành đạt lợi ích chiến thuật giai đoạn.
      Trong tương lai, chúng ta chỉ có thể hy vọng khi lợi ích chiến lược trong vùng đã đạt được, Hoa Kỳ có thể xử dụng “vũ khí dân chủ và nhân quyền” để dứt điểm chế độ độc tài toàn trị Việt cộng, một công cụ không còn thích dụng, để hình thành cho Việt Nam một chế độ dân chủ thực sự.
      Thế nhưng liệu chế độ dân chủ này có đưa Việt Nam vào thế ổn định để phát triển hay lại đầy xáo trộn và bất trắc như tình trạng các nước độc tài vùng Trung cận đông hiện nay sau cuộc “Cách Mạng Hoa Nhài” khởi sự mấy năm nay từ Tunisia chăng? Đây cũng chính là lý cớ mà đảng và nhà cầm quyền chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam thường đưa ra để ngụy biện cho việc ngoan cố bám lấy quyền thống trị độc tôn, độc tài của mình, không chịu chuyển đổi qua chế độ đa đảng,dân chủ pháp trị.
    
   2.- Từ quá khứ đến hiện tại, vì sao các chính phủ Hoa Kỳ đã không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ?
     Từ quá khứ đến hiện tại, các chính phủ Hoa Kỳ, đều không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ là vì, các chính  phủ Hoa Kỳ dù do đảng Cộng Hòa hay Dân chủ nắm quyền, đều nhất quán trong chủ trương và chính sách đối ngoại (chỉ khác biệt đôi chút trong chính sách đối nội) là nhằm thành đạt “lợi ích quốc gia Hoa Kỳ”.
        a)-Từ quá khứ (1954-1975).
        Từ quá khứ, các chính phủ Hoa Kỳ đều không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, vì chỉ dùng “dân chủ, nhân quyền” như là chiêu bài đối với nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân Việt Nam và thế giới, nhằm thành đạt “Lợi ích quốc gia Hoa Kỳ” qua chiến tranh và bằng chiến tranh.Nghĩa là “Chế độ dân chủ” chỉ là “Diện”, “Lợi ích quốc gia Hoa Kỳ” mới là “Điểm”.
      “Lợi ích quốc gia Hoa Kỳ” trong thời khoảng cuộc chiến tranh Việt Nam là các lợi ích chính trị, kinh tế là chủ yếu, các lợi ích khác như văn hóa, xã hội…chỉ là thứ yếu.Vì vậy, sau khi thành đạt các lợi ích chủ yếu trên “Chiến trường” trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã chủ động đưa cuộc chiến Việt Nam đi đến kết thúc, vứt bỏ chế độ công cụ Việt Nam Cộng Hòa không còn thích dụng, để chuẩn bị bước vào một chiến lược mới khai thác các “lợi ích quốc gia” trên “Thị trường” trong hòa bình, với một công cụ chiến lược mới thích dụng hơn là Việt cộng.
         Thật vậy, trong khung cảnh cuộc “Chiến tranh ý thức hệ tư bản chủ nghĩa cộng cản chủ nghĩamang tính toàn cầu, hình thành sau Thế Chiến II, diễn ra dưới hai hình thái “Chiến Tranh Lạnh” giữa các nước giầu và “Chiến tranh nóng” nơi các nước nghèo, với hai cực cường đứng đầu (lưỡng cực) là Hoa Kỳ (tư bản) và Liên Xô (cộng sản).
      Qua hình thái “Chiến Tranh Lạnh” với nội dung chủ yếu là chạy đua vũ trang, làm ra nhiều loại vũ khí tối tân để gián chỉ và răn đe lẫn nhau, hù dọa và trấn áp các nước nghèo yếu.Đồng thời phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật theo mô hình thể chế chính trị để chứng tỏ tính ưu việt của mô thức chính trị của mình để mới cháo, lôi kéo, thúc ép các nước nghèo đi vào quỹ đạo của mình (xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cái nào ưu việt hơn?).
      Vì vậy, trong chính sách đối ngoại, nếu Hoa Kỳ phất cao ngọn cờ “Tự do dân chủ nhân quyền” để giúp Việt Nam (hay các nước có chế độ độc tài)  xây dựng một “chế độ dân chủ” với một “xã hội tự do”, thì cực cường Liên Xô phất cao ngọn cờ “Cách mạng vô sản” để xây dựng một “chế độ chuyên chính vô sản” với một “xã hội công bình” không còn cảnh “người áp bức bóc lột người” (Xã hội chủ nghĩa còn giai cấp tiến tới xã hội cộng sản viên mãn không còn giai cấp.(!?!).
      Thế nhưng thực tế đã cho thấy cả Liên Xô và Hoa Kỳ dều xử dụng ngọn cờ của mình như những chiêu bài nhằm lôi kéo các nước nghèo yếu đi vào quỹ đạo của mình, tạo ra các cuộc “chiến tranh nóng” cục bộ  để thành đạt các “lợi ích quốc gia” của mình, (qua bất ổn, nội loạn, chiến tranh cục bộ nơi các nước nghèo yếu,để tiêu thụ vũ khí, phát triển công nghiệp quân sự, quốc phòng…)
     Việt Nam có số phân không may đã rơi vào  thế gọng kìm của hình thái “chiến tranh nóng”: Miền Bắc cộng sản trở thành công cụ chiến lược tri tình (tự nguyện) của Nga-Tầu và thế giới cộng sản; Miền Nam quốc gia  trở thành công cụ chiến lược ngay tình (bị ép buộc) của Mỹ và các cường quốc tư bản trong thế giới tự do. Cả hai Miền Bắc và Nam Việt Nam đều được xưng tụng là “Tiền đồn” của mỗi phe, đưa đến cuộc nội chiến Quốc-Cộng, “nồi da sáo thịt” tại Việt Nam kéo dài 21 (1954-1975)
       Trong hình thái “Chiến tranh Nóng” tại Việt Nam, tựa hồ như có sự phân côngtung, hứng thật nhịp nhàng giữa hai cực cường Mỹ- Nga đứng đầu hai phe tư bản và cộng sản để  cùng đẩy cuộc chiến tranh lên đỉnh cao, hầu thành đạt “lợi ích quốc gia” cao nhất cho cả hai bên (Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa- Hoa Kỳ và phe tu bản chủ nghĩa)
-       Khởi sự cực cường Liên Xô “ tung” bằng cách thúc đẩy cho công cụ tri tình là đảng và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt phát động cuộc “Chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam”. Sau đó, cùng Tầu cộng và cả phe xã hội chủ nghĩa chi viện dồi dào vũ khí, lương thực cho Việt cộng làm “Chiến tranh giải phóng” và đẩy cường độ chiến tranh ngày một lên cao.
-       Đối lại cực cường Hoa Kỳ “Hứng” bằng cách viện trợ cho công cụ ngay tình là chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa để thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của cộng sản Bắc Việt, bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và nửa nước Miền Nam tự do.
        Trước sự gia tăng cường độ và mức độ chiến tranh ngày một lên cao, Hoa Kỳ đã tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với nhịp độ theo kiểu “Nước lên, thuyền lên”.
      Chẳng hạn về trang bị các loại vũ khí cá nhân hay cộng đồng cho các binh chủng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thường đi sau Việt cộng một bước. Tỷ dụ lúc đầu trang bị vũ khí cá nhân cho binh sĩ Quân đội Việt Nam là súng trường Garant hay súng liên thanh Carbin, đại liên ... tồn đọng từ Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945). Sau này khi lính Việt cộng có vũ khí cá nhân tối tân hơn như AK, thì Hoa Kỳ mới trang bị cho binh sĩ quân đội VNCH súng M.15, M.16…
        Về sự gia tăng mức độ và cường độ chiến tranh của Việt cộng dường như vẫn chưa đạt yêu cầu về tốc độ và số lượng tiêu thụ các loại vũ khí cũ tồn đọng sau thế chiến hai và các loại vũ khí mới mà cả đôi bên muốn thử nghiệm, thế nên Hoa Kỳ đã tìm cách “Đổ thêm dầu vào lửa” để đưa cuộc chiến tranh lên cao. Để làm được chuyện này, Hoa Kỳ đã tìm cách loại trừ một cản trở khiến Hoa Kỳ không thể đẩy cuộc chiến tranh lên cao hầu tiêu thụ số lượng vũ khí cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản đầu tư vào kỹ nghệ quân sự, quốc phòng. Đó là chính quyền Đệ nhất VNCH đứng đầu là cố Tổng Ngô Đình Diệm, một chính quyền cứng đầu không chịu làm cộng cụ nên phải bị loại trừ và Hoa Kỳ đã loại trừ bằng một cuộc đảo chánh quân sự ngày 1-11-1963. Vì chính quyền  này muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia VNCH, đã chống lại sự can thiệp ngày một sâu rộng vào công việc nội bộ VNCH, không chịu thực hiện sách lược chống cộng của Hoa Kỳ theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của Mỹ. Hoa Kỳ đã loại trừ để thay thế  bằng một chính quyền biết thuần phục hơn, chấp nhận làm công cụ (Các chính quyền quân sự hay được dân sự hóa về hình thức).Vì sau khi loại bỏ được “Công cụ kỳ đà cản mũi này” Hoa kỳ đã đưa quân đội vào trực tiếp tham chiến, lấy cớ CSBV gia tăng mức độ và cường độ xâm lăng, Miền Nam lâm nguy, đưa cuộc chiến tranh lên dần đến đỉnh cao. Cùng với sự gia tăng quân số có lúc lên đến nửa triệu quân, nhiều vũ khí mới được trang bị cho quân đội, nhiều khí tài quân sự hải lục, không quân tối tân được đem vào chiến trường; nhiều phát minh khoa học được vận dụng vào chiến tranh Việt Nam (thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara mang tên vị Bộ trưởng Quốc Phòng thời bấy giờ, cũng là nhà tư bản tài chánh trong ngành ngân hàng…).
      Như vẫn chưa đạt mức độ tiêu thụ vũ khí, đạn dược, khí tài quân sự theo yêu cầu của các tập đoàn tư bản dầu tư khai thác chiến tranh, Chính phủ Hoa Kỳ đã viện cớ một tầu chiến của Hoa Kỳ (Tầu Maxdog ?) đậu ở hải phận quốc tế  trong vịnh Bắc bộ, bị tầu Việt Cộng tấn công  vào năm 1967,  để mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc, đánh thẳng vào hậu phương của Việt cộng (Ném bom và phong tỏa các hải cảng ).
      Như để trả đũa, Nga- Tầu đã hổ trợ cho Việt cộng làm cuộc ‘Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968” đồng loạt mở cuộc tấn công vào các thành thị Miền Nam, đã đưa số lượng tiêu thụ các loại vũ khí cho cả đôi bên lên cao,cùng với thiệt hại nhân mạng không nhỏ cho cả đôi bên Việt quốc cũng như Việt cộng, cùng với nhiều tài sản, cơ sở vật chất bị phá hủy ở những nơi trong các thành phố Miền Nam, có giao tranh kéo dài cả tháng, nhiều đợt.(Điển hình cảnh đổ nát hoang tàn của cố đô Huế, thủ đô Sài gòn và hầu hết các thành thị Miền Nam)
    Sau khi cuộc chiến Việt Nam đã được cả hai phe chủ đạo cũng như công cụ thực hiện đưa đến đỉnh cao, chiến tranh giảm dần cường độ. Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, tìm cách rút chân ra khỏi cuộc chiến, trả lại vai trò chiến đấu bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do cho chính quyền và quân dân Miền Nam. Đợt ném bom B.52  xuống đầu CSBV trong 12 ngày đêm vào tháng 12 năm 1972 có lẽ là hoạt động tác chiến cuối cùng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Hành động này của Hoa Kỳ dường như chỉ nhằm tạo áp lực buộc được CSBV phải ký kết vào ngày 27-1-1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại Hòa bình cho Việt Nam, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến Việt Nam một cách danh dự, hơn là buộc đối phương phải đầu hàng vô điều kiện (Vì tài liệu đối chiếu nhiều nguồn sau này cho thấy nếu muốn,Mỹ chỉ cần kéo dài cuộc ném bom thêm it ngày nữa là CSBV đã phải đầu hàng vô điều kiện).
         Mấy năm trước đó, một Hiệp Định được Hoa Kỳ và CSBV bí mật hợp soạn và đưa ra thương lượng trong một Hội Nghị ở Paris Pháp quốc. Sau đó Hoa Kỳ đã thúc ép chính phủ VNCH phải tham dự một hội nghị bốn bên, đặt ngang hàng chính phủ hợp hiến, hợp pháp VNCH với công cụ của CSBV là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Sau cùng bị Hoa Kỳ ép buộc phải ký kết vào bản Hiệp Định với nhiều bất lợi cho VNCH, mặc dầu có những cam kết của Hoa Kỳ và bảo đảm quốc tế cho việc thực thi. Thế nhưng chỉ hai năm sau đó, Việt cộng đã dùng bạo lực quân sự cưỡng đoạt Miền Nam trước sự im lặng, phủi tay của Hoa Kỳ và sự làm ngơ của những cam kết quốc tế.
        
      Qua diễn biến thực tế trên cho thấy, mục tiêu chiến lược của cả hai cực cường Mỹ-Nga (Liên Xô cũ)muốn thành đạt qua cuộc chiến Việt Nam và nhờ các công cụ bản xứ (Việt quốc và Việt cộng) đều là “Lợi ích quốc gia” của họ. Đây cũng là một tất nhiên, vì từ cổ chí kim, bất cứ chính quyền quốc gia nào cũng đều thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại vì “lợi ích quốc gia” của mình.
    “Lợi ích quốc gia” của cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ muốn thành đạt qua hai hình thái “Chiến Tranh Lạnh” và hình thái “Chiến Tranh Nóng” là các lợi ích chính trị, kinh tế là chủ yếu, các lợi ích khác như văn hóa, xã hội… là thứ yếu.
    Trong cuộc chiến và qua cuộc chiến Việt Nam, cả hai cực cường Liên Xô và Hoa Kỳ đều nhằm các lợi ích sau đây:
-       Lợi ích chính trị: Cả Liên Xô và Hoa kỳ đều muốn khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của một cực cường đứng đầu mỗi phe (Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa); muốn chứng tỏ sự chủ động trong việc hoạch định sách lược và sự chỉ đạo sâu sát các công cụ thực hiện sách lược lấn chiếm bành trướng (Cộng sản Liên Xô) hay ngăn chặn, đẩy lùi (Tư bản Hoa Kỳ).
-       Lợi ích kinh tế: Cả Liên Xô và Hoa Kỳ, nhờ cuộc chiến đã tiêu thụ hết các loại vũ khí còn tồn đọng sau Thế Chiến Hai cho cả hai phe (không cần phá hủy) và tiêu thụ thử nghiệm thêm nhiều loại vũ khí giết người khác, giúp nền công nghiệp quốc phòng và các ngành nghề khác phục vụ cho chiến tranh phát triển và nên kinh tế quốc gia nói chung nhờ đó cũng phát triển theo. Thành quả của sự phát triển kinh tế nhờ chiến tranh này chính là “Lợi ích quốc gia”. Nhưng lợi nhuận cụ thể đem lại không phải đồng đều cho mọi người dân Liên Xô cũng như nhân dân  Hoa Kỳ mà đem về cho một số thành phần có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc khởi động và theo đuổi cuộc chiến.
        Đối với Liên Xô, trong chế độ độc tài toàn trị, kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn, thì lợi nhuận kinh tế đem về  từ cuộc chiến Việt Nam trên hết và trước hết là cho các cán bộ đảng viên Cộng đảng Liên Xô các cấp, các ngành chính quyền. Nhưng lợi nhuận cao nhất vẫn là tập đoàn lãnh đạo chóp bu của Cộng Đảng Liên Xô (Những nhà tư bản đỏ, với nhiều ưu quyền đặc lợi, đời sống và cách sống không thua gì các nhà tư bản trong các chế độ dân chủ Phương Tây). Sau đó, là lợi nhuận đem lại cho những người dân Liên Xô có công ăn việc làm trong các ngành nghề kinh tế quốc doanh cung ứng cho chiến tranh Việt Nam.
  
         Đối với Hoa Kỳ, trong khung cảnh chế độ dân chủ, kinh tế thị trường tự do, thì lợi nhuận kinh tế đem về  từ cuộc Việt Nam trên hết, trước hết và cao nhất là cho các nhà tư bản và các tập đoàn tư bản làm giầu nhờ chiến tranh. Sau đó, là lợi nhuận đem lại cho những người dân Hoa Kỳ làm việc trong các ngành nghề của nền kinh tế tự do cung ứng cho chiến tranh Việt Nam.
       Ngoài ra,sau khi gặt hái những lợi ích quốc gia qua cuộc chiến Việt Nam, nhờ cuộc chiến Việt Nam Hoa Kỳ đã bắt tay được với Tầu cộng qua Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 ký giữa Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon và cố Chủ tịch Trung cộng Mao Trach Đông, đã mở ra  một triển vọng làm ăn mới hậu chiến tranh ý thức hệ, cho các nhà tư bản và các tập đoàn tư bản Hoa Kỳ, nhờ đó còn thành đạt một lợi ích to lớn hơn. Nghĩa là vì lợi nhuận cho các tập đoàn tư bản, chứ không vì muốn dân chủ cho Miền Nam Việt Nam mà Mỹ can dự vào cuộc chiến Việt Nam.
         Vì vậy, sau khi thấy không còn “khai thác lợi nhuận trên Chiến trường Việt Nam” được nữa, chính quyền Hoa Kỳ (do tư bản, của tư bản và vì tư bản) thấy cần chủ động kết thúc cuộc chiến Việt Nam(cũng như Đông Dương) để bước vào một chiến lược quốc tế mới “khai thác lợi nhuận trên thị trường” mà Trung cộng là một thị trường béo bở  đầy triển vọng, với hơn 1 tỷ người dân và cũng vừa là một đối tác, đối thủ đầy tham vọng mà Hoa Kỳ cần phải tìm cách khống chế để thành đạt các “Lợi ích quốc gia”.
      Chính vì những lợi ích chính trị và lợi nhuận kinh tế to lớn,trên hết, trước hết và cao nhất cho tập đoàn tư bản độc quyền nhà nước trực tiếp nắm quyền ở Liên Xô (cán bộ đảng viên cộng đảng Liên Xô)  hay cho các tập đoàn tư bản lũng đọan nhà nước gián tiếp nắm quyền ở Hoa Kỳ(thông qua một chính quyền do tư bản, của tư bản và vì tư bản tại Hoa Kỳ), đã là động lực cho các chính quyền Liên Xô và Hoa Kỳ thúc đẩy các công cụ bản xứ  tạo ra, hổ trợ, tham dự vào và đẩy mạnh cường độ các cuộc “chiến tranh giải phóng” (Cộng sản) hay “Cuộc chiến chống cộng bảo vệ tự do” (Tư bản) ngày một lên cao, để nhờ đó lợi nhuận thu được càng cao.

  * Tóm lại, trong quá khứ các chính quyền Hoa Kỳ không có thực tâm giúp Việt Nam có dân chủ, vì đó không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện nhằm thành đạt các mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến và nhờ cuộc chiến. Vì vậy sau khi thành đạt các mục tiêu chiến lược của mình bằng chiến tranh và nhờ chiến tranh(lợi ích chính trị, kinh tế và triển vọng tương lai…)  Hoa Kỳ đã dứt bỏ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa một cách không thương tiếc là vậy.
     
       b)- Đến hiện tại(1975-2013)
       Từ  38 năm qua cho đến hiện tại,các chính phủ Hoa Kỳ vẫn không thực tâm giúp Việt Nam có chế độ dân chủ, vì trước sau gì chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn nhằm thành đạt “lợi ích quốc gia”, vẫn xử dụng “tự do, dân chủ, nhân quyền” như chiều bài đối với nhân dân Hoa Kỳ, tạo thế chính nghĩa trước quốc tế và là vũ khí tấn công tạo áp lực với Việt cộng, một công cụ chiến lược mới trong vùng của Hoa Kỳ nhằm thành đạt các “lợi ích chiến thuật” có tính giai đoạn mỗi khi cần (Tương tự như Hoa Kỳ đã từng dùng “dân chủ”“Viện trợ” như vũ khí tạo áp lực “đảo chánh lật đổ” hay “cắt viện trợ” khi cần, đối với các chính quyền “Độc tài gia đình trị” thời Đệ Nhất VNCH hay “Độc tài quân phiệt” thời Đệ Nhị VNCH).
     Nói ngắn gọn:Cho đến lúc này các chính phủ Hoa kỳ vẫn không thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, vì Hoa Kỳ còn cần chế độ độc tài toàn trị Việt cộng thêm thời gian làm công cụ chiến lược trong vùng để thành đạt “Lợi ích quốc gia”. Bởi vì một chế độ độc toàn trị làm công cụ thường dễ xử dụng hơn là dùng một chế độ dân chủ làm công cụ, đầy bất ổn và bất trắc.
      Thật vậy, sau khi thành đạt các “lợi ích quốc gia” trên “Chiến trường” trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã chủ động đưa cuộc chiến Việt Nam đi đến kết thúc, vứt bỏ chế độ công cụ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa không còn thích dụng, để chuẩn bị bước vào một chiến lược mới khai thác các lợi ích chủ yếu khác trên “Thị trường” trong hòa bình, với một công cụ chiến lược mới thích dụng hơn là Việt cộng.
             Trong 18 năm qua, kể từ khi bãi bõ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao và ngày càng mở rộng các quan hệ đầu tư, thương mại, mậu dịch, an ninh quốc phòng  và các mặt khác với “đối tác Việt cộng”, bề ngoài Hoa Kỳ luôn ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam; đồng thời lên án, can thiệp vào các vụ vi phạm dân chủ và nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng.
        Thế nhưng đó chỉ là “diện”, còn “điểm” vẫn là “Lợi ích quốc gia Hoa Kỳ”. Vì lợi ích này mà các chính phủ Hoa Kỳ vẫn chỉ dùng “dân chủ và nhân quyền” như vũ khí tấn công yếu điểm của chế độ độc tài toàn trị Việt cộng để thành đạt các “lợi ích chiến thuật” có tính giai đoạn, chứ chưa dùng vũ khí “Dân chủ, nhân quyền” để dứt điểm chế độ này (như số phận các hế độ độc tài vùng Trung Cân Đông). Vì vậy chỉ khi nào thành đạt các “Lợi ích chiến lược” mang tính tối hậu, công cụ chiến lược Việt cộng không còn thích dụng, Hoa Kỳ mới thực tâm giúp Việt Nam có chế độ dân chủ.
       Tỷ như nhờ chiếm lĩnh được vị thế lãnh thổ quan yếu Việt Nam cận kề Tầu cộng và nắm được công cụ Việt cộng trong thế bao vây Tầu cộng, Hoa Kỳ đã kiềm chế được tham vọng độc quyền và đạt được với Tầu cộng thỏa thuận về sự phân chia quyền lợi khai thác ổn định tài nguyên thiên nhiên trên đất liền hay dưới lòng biển, cũng như quyền lợi ăn chia trên các thị trường các nước trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Nghĩa là sau khi thành đạt “Lợi ích quốc gia” qua chiến lược “Xoay trục về Châu Á”, Hoa Kỳ mới phế bỏ công cụ Việt cộng độc tài không còn thích dụng ( như từng phế bỏ công cụ VNCH không còn thích dụng…) và khi đó Hoa Kỳ mới có hành động chứng tỏ thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, vốn là một trong hai mục tiêu của “Chiến lược Toàn Cầu Hóa” của các cường quốc cực (Dân chủ hóa và thị trường tự do hóa trên phạm vi toàn cầu)
      Thực tế cho đến lúc này, trên nguyên tắc Hoa Kỳ nói là đã và đang thực hiện mục tiêu “dân chủ hóa chế độ độc tài toàn trị” Việt cộng song song với “thị trường tự do hóa” nền kinh tế chỉ huy tại Việt Nam.Thế nhưng trên thực tế, người ta chỉ thấy chế độ kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa có chuyển biến rõ rệt theo hướng kinh tế thị trường tự do (dù Việt cộng vẫn ngụy biện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”), song tốc độ dân chủ hóa chế độ độc tài toàn trị mang bảng hiệu “cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” thì không chuyển biến theo hướng “dân chủ hóa” mà theo hướng củng cố độc tài thể hiện trên hai bình diện pháp lý và thực tiễn.
    Trên bình diện pháp lý, qua dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 vẫn giữ lại Điều 4 qui định quyền thống trị độc tôn, độc quyền của một đảng duy nhất là Cộng đảng Việt Nam. Đồng thời vẫn duy trì các luật lệ hiện hành,các điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự của chế độ vi phạm các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền của công dân và ban hành các luật lệ mới hay văn bản dưới luật hạn chế hay bác đoạt các quyền tự do, dân chủ của nhân dân….
    Trên bình diện thực tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục giam giữ và tăng mức độ và cường độ trấn áp, bắt bớ, xử án nặng nề các nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa cho các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền. Thậm chí bắt giam và xử án nặng nề đối với cả những người chỉ vì các hoạt động thể hiện lòng yêu nước, chống Tầu cộng xâm lược và tố cáo, lên án sự nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam trước quân xâm lược.
           Trước thực trạng pháp lý cũng như thực tế trên, người ta thấy phản ứng của Hoa Kỳ có tính chiếu lệ, thiếu cương quyết và không có biện pháp chế tài cụ thể, hữu hiệu, nên nhà cầm quyền chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam dường như cũng biết “Ta cần Mỹ nhưng Mỹ cũng cần ta”. Do đó Việt cộng thực hiện chiến thuật “câu giờ, mềm nắn, rắn buông”, tiếp tục coi thường và thách thức công luận  bằng việc gia tăng các hành động trấn áp, bắt bớ, giam cầm, kết án nặng nề những người bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền…
      Chính cách hành xử của chính phủ Hoa Kỳ khiến người ta nghi ngờ rằng Hoa Kỳ không có thực tâm giúp Việt Nam có chế độ dân chủ, ít ra cho đến thời điểm này. Những việc làm lên án, tố cáo, đòi hỏi của Hoa Kỳ đối với những hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng chỉ là “diện”, còn “Điểm” vẫn là muốn duy trì thêm thời gian sự tồn tại của chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam, như một công cụ chiến lược trong vùng (tương tự như cộng cụ VNCH trong quá khứ) hầu dễ xử dụng hơn là một chế độ dân chủ, để thành đạt các mục tiêu chiến lược (các lợi ích quốc gia)  của mình hơn là giúp hình thành một chế độ dân chủ càng sớm càng tốt cho nhân dân Việt Nam; nhất nữa lại là một chế độ dân chủ mới hình thành còn mang tính bất ổn và nhiều bất trắc, không thích dụng trong thời điểm hiện nay để Hoa Kỳ dễ dành thực hiện các mục tiêu chiến lược trong vùng của mình.
III/- KẾT LUẬN:
      Từ quá khứ đến hiện tại, nhân dân Hoa Kỳ thì thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, còn các chính phủ Hoa Kỳ dù là đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa nắm quyền đều không có thực tâm.
      Nhận định này căn cứ trên những gì nhân dân Hoa Kỳ đã làm từ quá khứ đến hiện tại để giúp Việt Nam có dân chủ;những gì mà các chính phủ Hoa Kỳ đã làm hay không nên làm trong quá khứ làm tiêu vong chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hoa; cũng như cho đến hiện tại những gì các chính phủ Hoa Kỳ đã  làm 38 năm qua đối với cuộc đấu tranh chống cộng vì dân chủ của người Việt quốc gia trong và ngoài nước, và đã làm gì đối với “đối tác Việt cộng”, đã cho thấy các chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa có thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ. Vì sao ?
    Vì các chính  phủ Hoa Kỳ dù do đảng Cộng Hòa hay Dân chủ nắm quyền, đều nhất quán trong chủ trương và chính sách đối ngoại (chỉ khác biệt đôi chút trong chính sách đối nội) là nhằm thành đạt “lợi ích quốc gia Hoa Kỳ”. Đây cũng là một tất nhiên, vì từ cổ chí kim, bất cứ chính quyền quốc gia nào cũng đều thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại vì “lợi ích quốc gia” của mình.
    Vì Hoa Kỳ còn cần chế độ độc tài toàn trị Việt cộng thêm thời gian làm công cụ chiến lược trong vùng để thành đạt “Lợi ích quốc gia”. Bởi vì một chế độ độc tài toàn trị làm công cụ thường dễ xử dụng hơn là dùng một chế độ dân chủ làm công cụ, đầy bất ổn và bất trắc.
    Bây giờ, chúng ta nay chỉ còn hy vọng ở tương lai không xa,Hoa Kỳ sẽ thực tâm giúp nhân dân Việt Nam có chế độ dân chủ, khi mà các “Lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ trong vùng đã đạt được (như “lợi ích quốc gia” Hoa Kỳ đã đạt được qua cuộc chiến Việt Nam). Lúc đó, Việt cộng, công cụ chiến lược một thời, cũng sẽ bị phế bỏ như Việt quốc, công cụ chiến lược một thời không còn thích dụng trước đây.Khi đó, và chỉ vào thời điểm đó, Hoa Kỳ mới sẽ không còn “Phàn nàn, tố cáo, lên án suông ” các vụ vi phạm các quyền  dân chủ, dân sinh và nhân quyền của nhà cầm quyền độc tài toàn trị Việt cộng; không còn mang tính chiếu lệ, cầm chừng nữa, mà sẽ như là một “tối hậu thư” kèm biện pháp cụ thể hữu hiệu, để tập đoàn thống trị độc tôn, độc quyền Việt cộng nhận ra rằng đã đến lúc không còn “câu giờ” được nữa, phải chọn lựa dứt khoát thôi:
-       Một là: Tự nguyện tự giác chuyển đổi chế độ độc đảng, độc tài toàn trị qua chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị (Như tập đoàn quân phiệt Miến Điện đã và đang làm đầy triển vọng tốt đẹp cho đất nước, nhân dân và cả giới cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện)
-       Hai là: ngoan cố bám quyền thống trị độc tôn, chấp nhận đương đầu sống chết với nhân dân và để sức mạnh nhân dân đạp đổ chế độ độc tài toàn trị, thiết lập chế độ dân chủ pháp trị .(Như nhân dân các nước Trung Cận Đông và Bắc Phi đã và đang làm, dù thành quả dân chủ có được nhân dân các nước này đã phải đổi bằng xương máu, đất nước tan hoang. Nhưng đồng thời số phận của các các nhân cũng như tập đoàn thống trị trong các chế độ dộc tài này cũng kết thúc bi thảmhơn nhiều..…).
    Tương lai đang còn ở phía trước. Chúng ta hãy chờ xem khi nào Hoa Kỳ tỏ ra thực tâm giúp nhân dânViệt Nam có dân chủ và khi đó tập đoàn thống trị độc tôn, độc quyền trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam sẽ phải chọn lựa cách nào, số phận sẽ ra sao?
              Thiện Ý
Houston, ngày 14 Tháng 8 năm 2013

 


Bình luận: THÀNH QUẢ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRƯƠNG TẤN SANG.



Bình luận:
THÀNH QUẢ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN TRƯƠNG TẤN SANG.

Thiện Ý

    Muốn biết thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam cộng sản  Trương Tấn Sang, chúng ta cần căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của chuyến đi này được công bố trước chuyến đi, với những gì đạt được sau chuyến đi qua bản Thông cáo chung được đăng tải trên trang web của Bạch ốc ngày 25-7-2013, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.
       Về mục đích và ý nghĩa mặc dầu chuyến đi Mỹ này  nghe nói là đã được phía Việt Nam vận động từ cả năm nay, song việc Bạch Ốc loan báo lời mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ  trong một thời gian ngắn, sau chuyến đi Tầu của Ông Sang chỉ hơn một tháng (19-6 đến 24-7) và dường như sớm hơn cuộc gặp thượng đỉnh đã được đôi bên dự trù vào tháng 9 năm nay, đã cho thấy có một mục đích và ý nghĩa khác hơn mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố và đang được nhiều người nói tới.
      - Về mục đích và ý nghĩa chính thức, theo thông báo của Bạch cung trước cuộc gặp thượng đỉnh, tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về phương cách củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trên các vấn đề khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN. Đồng thời tổng thống Obama nhân dịp này cũng sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam về vấn đề nhân quyền và những thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn tất Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
   Qua Thông cáo chung thì dường như thành quả tổng quát làm nền tảng trên đã  đạt được hoàn toàn trên nguyên tắc khi xác định: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ…”; Rằng Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch…”.
    Thành quả nền tảng trên được triển khai để đạt những thành quả khác của chuyến đi vẫn chỉ trên nguyên tắc có tính định hướng trên các lãnh vực mà Thông cáo chung ghi nhận.
     Chẳng hạn trên lãnh vực “Hợp tác chính trị ngoại giao”, Thông cáo chung viết:
    “Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực…”.
      Rằng “Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).
       Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng Xử (COC) có hiệu quả…..”.
      Về Quan hệ kinh tế và thương mại, Hợp tác khoa học và công nghệ, Hợp tác giáo dục, Môi trường và Y tế, Các vấn đề hậu quả chiến tranh, an ninh quốc phòng, Bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiTất cả thành quả vẫn chỉ là ghi nhận sự nhất trí trên nguyên tắc và nỗ lực chung thực hiện trên thực tế trong tương lai gần xa, không có kết quả cụ thể nào sau chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang , như 10 Hiệp ước trên nhiều lãnh vực tương tự được ký kết với Tầu Cộng trong chuyến đi Bắc Kinh trước đó không lâu.
      Chẳng hạn về quan hệ kinh tế thương mai, Thông cáo chung ghi nhận thành quả chỉ là những cam kết “nhất trí tăng cường hợp tác”, rằng:"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay….."
……“ Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.”
      “Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE….”
       Chẳng hạn về Quốc phòng và An ninh, vẫn tránh né không đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, chỉ đưa ra những quan điểm chung ghi trong phần thành quả tổng quát của Thông cáo chung đã dẫn ở trên, vẫn như từ trước về giải quyết tranh chấp,không dùng võ lực,phương cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế…. Đây là thành quả được Thông cáo chung ghi nhận:
   “Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai.
    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai….”
     Đặc biệt về  tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam, được nhiều người trông đợi sẽ được Tổng Thống Obama đặt ra như một điều kiện tiên quyết để tăng cường sự hợp tác với Việt cộng trên lãnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, cũng như các lãnh vực khác, thì theo Thông cáo chung đã không ảnh hưởng gì tới mức độ, chiều hướng phát triển sự hợp tác, trái lại còn được nâng lên thành “Đối tác Toàn Diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” với sự khẳng định, “cam kết, nhất trí” đôi bên thúc đẩy thực hiện trên thực tế trong những ngày tháng tới, nhưng không có một cam kết cụ thể nào về số phận các nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù như Bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Ls. Lê Quốc Quân, Ts. Cù Huy Hà Vũ, các sinh viên Phương Uyên và Nguyên Khang….( Không biết có sự thỏa thuận ngầm và cam kết sẽ thả những người này sau khi Chủ tịch Sang về nước như có người dự đoán hay không ?)
   Thông cáo chung viết về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người” như sau:
   "Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người."
    Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.
    Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.
     Như vậy, có thể nói thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gần đúng như chúng tôi đã nhận định trong bài Bình luận ngày 17-7-2013 với tiêu đề MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA  CHUYẾN ĐI TẦU VÀ ĐI MỸ CỦA  CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG”.  Sau khi đã lần lượt trình bầy mục đích và ý nghĩa chính thức được công bố, cũng như mục đích khác hơn đó là gì, chúng tôi nêu câu hỏi: Vậy kết quả chuyến đi Mỹ vào ngày 25 – 7 tới đây  là gì?
     Câu trả lời tiên liệu là: chúng ta có thể suy đoán từ kết quả chuyến đi Tầu hơn một tháng trước qua Bản Thông Cáo chung Việt- Trung. Nghĩa là kết thúc chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẽ là một Bản Thông Cáo Chung Việt – Mỹ. Nội dung cũng sẽ có một số nhận định, lập trường và quan điểm đôi bên đồng thuận hay còn khác biệt về ba lãnh vực đã được công bố  và được nhiều người nhắc tới về Thương mại mậu dịch, về an ninh quốc phòng và  nhân quyền (không đề cập trong Thông cáo chung Việt –Trung vì cùng chủng loại độc tài toàn trị nhân quyền, dân quyền bị bác đoạt hay hạn chế) .”
    -Về thương mại mậu dịch cũng như an ninh quốc phòng chắc chắn trong thông cáo chung Việt – Mỹ  sẽ nói lên sự đồng thuận như đã được thể hiện trong những năm qua và tiếp tục  đẩy mạnh , tăng cường các hoạt động  hợp tác, phát triển trong những năm tới. Để thể hiện sự đồng thuận này, một số hiệp ước song phương có thể sẽ được ký kết về quân sự, an ninh, quốc phòng (ở mức độ không làm mích lòng Tầu cộng), về trao đổi thương mại, mậu dịch, đầu tư, khai tác tài nguyên trên biển  và các lãnh vực khác trên các lãnh vực tương tự như các hiệp ước hợp tác đã ký với Tầu cộng, coi như thành quả cụ thể của chuyến đi Mỹ, để thăng bằng thế “Đi giây giữa Mỹ và Tầu cộng”.
   Riêng vấn đề nhậy cảm là vụ tranh chấp Biển Đông, Thông cáo chung chắc chắn sẽ không đề cập đến hành động xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng đối với các hải đảo và lãnh thổ Việt Nam như trong thông cáo chung Việt cộng – Tầu cộng đã lờ đi; song có thể đưa ra quan điểm chung chung là vấn đề tranh chấp Biển Đông các bên cần tự chế, tránh xung đột quân sự, cần giải quyết hoà bình theo luật pháp quốc tế và thúc đẩy các bên sớm hoàn thành bộ nguyên tắc ứng xử Biển Đông mà khối các nước ASEAN đang nỗ lực hướng tới, Tầu cộng thì cố sức diên trì.
   Còn vấn đề nhân quyền,  Thông cáo chung Việt – Mỹ chắc chắn sẽ ghi nhận sự khác biệt quan điểm và phàn nàn theo ngôn ngữ ngoại giao về những hành động vi pham nhân quyền của nhà cầm quyền Việt cộng. Thế nhưng sự thể này chỉ có tính chiếu lệ, vì mặc dù có đòi hỏi quyết liệt của giới dân cử và công luận các giới tại Hoa Kỳ, song không ảnh hưởng gì trên thực tế đối với các nỗ lực hợp tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt cộng trên các lãnh vực đầu tư thương mại mậu dịch, an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy mà các nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Mỹ  đã từng chỉ trích Tổng Thống  Obama đã chìa tay hợp tác với Hà Nội cho dù chưa được bằng chứng cải thiện về nhân quyền và tự do tôn giáo.
      Vì thực ra vấn đề nhân quyền bao lâu nay chính phủ Hoa Kỳ chỉ xử dụng như một chiêu bài để có chính nghĩa can thiệp vào nội tình các nước mà Hoa Kỳ có lợi ích, để thuyết phục, lối kéo sự ủng hộ của nhân dân, quốc hội Hoa Kỳ và công luận quốc tế. Đồng thời chỉ dùng nhân quyền như một vũ khí tấn công các chính quyền độc tài nói chung, độc tài toàn trị Việt cộng nói riêng, tạo áp lực  để thành đạt lợi ích nào đó.
      Chính vì vậy mà Việt cộng mới giám ngang nhiên thách thức công luận qua các hành đồng gia tăng đàn áp nhân dân, bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước, bất chấp sự tô cáo, kết án của Hoa Kỳ và công luận quốc tế, như mọi người đã thấy. Dường như Việt cộng đã cố tình làm điều này để có giá mà cả trao đổi với Hoa Kỳ khi “ bắt là có tội bị kết án”, rồi “thả ra là có công được khen là có tiến bộ”.Việc hoãn xử Ls. Lê Quốc Quân tạo thuận lợi cho chuyến đi Mỹ của Ông TrươngTấn Sang phải chăng cũng nằm trong ý đồ này của Việt cộng?”.
  
 KẾT LUẬN:
    Nếu chuyến đi Tầu của Chủ tịch nước Việt cộng Trương Tấn Sang vào cuối tháng 6 năm 2013, dù về hình thức đã được Tầu cộng đón tiếp trang trọng dành cho một quốc khách hàng nguyên thủ quốc gia , song về nội dung đã là một ‘Cái nhục mất nước” với “thành quả” là đã phải ký kết “10 hiệp định bán nước” lợi bất cập hại cho Việt Nam; thì chuyền đi Mỹ  của Chủ tịch Nước Việt Cộng vào cuối tháng 7-2013 đã là một “cái nhục quốc thể” vì đã bị Mỹ coi thường,(đích thân Tổng Thống Mỹ Obama đã không đón chào mà chỉ có Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và một viên chức lễ tân của Bạch cung đón chào tại sân bay ,không có các nghi thức ngoại giao trang trọng vốn giành cho một nguyên thủ quốc gia, không mở yến tiệc khoản đãi tại Bạch cung mà để cho Bộ Trưởng Ngoại Giao đãi ăn trưa tại Bộ Ngoại Giao…),với thành quả chuyến đi chỉ là những “cam kết, nhất trí tăng cường hợp tác” trên nguyên tắc , thay vì phải đạt được những thành quả cụ thể, toàn diện, có tác dụng “xây dựng, phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, thống nhất được toàn lực quốc gia” để cứu nước  và bảo vệ trước hiểm họa ngoại xâm.
      Với cách đón tiếp của Mỹ như thế và thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như vậy, phải chăng  Hoa Kỳ muốn cảnh cáo Việt cộng nếu muốn được Mỹ giúp đừng nên qua mặt Mỹ “chơi trò đi giây” vụng về như thế (đi Tầu không cho Mỹ hay lại ký kết đủ mặt, đủ điều…) và muốn Mỹ làm đối trọng đỡ lưng cho mà thoát hiểm họa Tầu xâm lược, thì thực tế phải biết nghe và làm theo những gì Mỹ muốn nơi một “công cụ chiến lược” trong vùng trong chiến lược “xoay trục về Châu Á” của Mỹ.
      Có lẽ vì vậy mà thành quả chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang mới chỉ thấy trên giấy trắng mực đen với những “cam kết, nhất trí hợp tác” trong tương lai được ghi trong bản Thông Cáo Chung Việt –Mỹ ngày 25-7-2013 vừa qua, mà không thấy thành quả cụ thể nào, tương tự như “hậu quả” sau chuyến đi Tầu của người đứng đầu nhà nước Việt cộng (với 10 hiệp Ước song phương Việt- Trung được ký kết)./.

Thiện Ý
Houston, ngày 27 Tháng 7 Năm 2013