GIẢI PHÁP NÀO CỨU NƯỚC
THOÁT HỌA BẮC THUỘC ?
Thiện Ý.
Những
cuộc biểu tình rầm rộ và đầy khí thế của
nhiều tầng lớp nhân dân lan rộng đến nhiều thành phố trong nhiều ngày qua đã
làm rung chuyển “Triều đình tân An Nam đô
hộ phủ Ba Đình” của quốc vương Nguyễn
Phú Trọng và triều thần cộng sản Hà Nội. Đây là một cuộc xuống đường đông đảo
về số lượng, mở rộng phạm vi trên cả nước, với cường độ mạnh được truyền thông
mô tả theo ngôn ngữ hiện đại là “chưa có
tiền lệ” hay nói theo ngôn ngữ người xưa là “Vô tiền (nhưng chưa phải là )
khoáng hậu”. Vì đúng là trước đây chưa từng xảy ra (vô tiền), nhưng sau này (khoáng hậu) vẫn có thể xảy ra với số
lượng người dân tham gia đông hơn, mạnh hơn, lan rộng hơn trên cả nước. Bởi vì
mục tiêu tối hậu của các cuộc biểu tình hiện nay liên quan đến sự sống còn của
dân tộc, đất nước và Tổ Quốc, đụng chạm và khơi dạy lòng yêu nước mãnh liệt của toàn dân Việt Nam. Ngày nào mục tiêu tối
hậu ấy chưa đạt được thì nhân dân không thể ngồi yên, các cuộc xuống đường vẫn
tiếp tục nổ ta với cường độ mạnh mẽ hơn.
Những khẩu hiệu được hô vang hay viết trên biểu
ngữ đã cho thấy mục đích tối hậu của các cuộc xuống đường biểu tình của quần
chúng nhân dân là cảnh báo nghiêm trọng cho toàn dân và công luận thế giới biết
ý đồ xâm lăng Việt Nam
của nhà cầm quyền Trung Quốc là có thật. Ý đồ này đã và đang được Bắc Kinh thực
hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, với sự tiếp tay của tập đoàn lãnh
đạo Cộng đảng Việt Nam.
Việc
quốc hội của đảng cầm quyền cộng sản độc tôn này muốn thông qua Dự luật “Đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt” gọi tắt là “Dự
luật đặc khu kinh tế” (special
economic zone) là hành động mới nhất trong nhiều
việc làm trước đây của tập đoàn tay sai bán nước CSVN, giúp Trung Quốc thực
hiện ý đồ xâm chiếm Việt Nam một cách tịnh tiến theo kiểu “Tằm ăn dâu”. Vậy giải pháp nào để cứu nước thoát họa Bắc thuộc một
lần nữa ? Vì nghe đâu đây vang vọng tiếng réo gọi của Hội Nghị Diên Hồng lịch
sử đời Nhà Trần năm xưa “Toàn dân nghe chăng ! Sơn hà nguy biến !
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển!!!...”
Câu trả lời tổng quát của
chúng tôi là: để cứu nước thoát họa Bắc
thuộc một lần nữa,Việt Nam cần và bằng mọi cách, phải thay đổi chế độ chính trị
từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa (giả) qua
dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa (là
thật, tuy đã trễ, nhưng chưa muộn, vẫn còn cứu vãn được)
-
Vì
sao phải thay đổi chế độ chính trị mới cứu nước thoát họa Bắc Thuộc?
-
Thay
đổi chế độ chính trị như thế nào?
I/- VÌ SAO PHẢI THAY ĐỔI CHẾ
ĐỘ CHÍNH TRỊ MỚI CỨU NƯỚC THOÁT HỌA BẮC THUỘC?
Vì chế độ chính trị hiện nay gọi là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam” đã là “cái thòng lọng” hay là “Vòng
kim Cô Đỏ” mà Tàu cộng đã dùng để xiết cổ và lèo lái các thế hệ lãnh đạo
Cộng đảng Việt Nam
trong nhiều thập niên qua. Từ Chủ tịch
đảng cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh qua các đời Tổng Bí Thư Lê Duẩn, Trường
Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả
Phiêu, Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng hiện nay, Tàu cộng đã qua những người
này từng bước xích hóa dân tộc Việt Nam để tiến tới cùng đích Trung hoa hóa
Việt Nam; một giấc mộng ngàn năm trong lịch sử của các hoàng đế Trung Hoa vẫn
chưa đạt được do đụng phải ý chí quật cường, tinh thần độc lập tự chủ và sức đề
kháng mãnh liệt của các thế hệ dân tộc Việt Nam.
Vậy muốn cứu nước thoát họa Bắc thuộc lần thứ 5 trong lịch sử (*),
điều tiên quyết là Việt Nam
cần gấp rút chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa
bán nước ( vốn là nguyên nhân đưa đến hiểm họa mất nước.) qua chế
độ dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa để giữ nước. thoát hiểm họa Bắc thuộc.
Vì sao?
Vì, theo sự hiểu biết của
chúng tôi, sau khi thay đổi chế độ chính trị ở một quốc gia, theo công pháp và
tập quán quốc tế, chính quyền trong chế độ mới có quyền thay đổi chính sách đối
nôi, đối ngọai. Vi thế
chính quyền mới có thể đơn phương tuyên bố hủy bỏ hay ngưng thi hành để thương
thảo lại các Hiệp ước song phương cũng như đa phương nào bất lợi,bất công hay
bất bình đẳng do bị ép buộc trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Đã có
nhiều tiền lệ quốc tế mà gần nhất là hành động của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald
Trump từ khi nhậm chức (20-1-2016) đã đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi các hiệp
định đa phương mà Ông cho là không công bằng gây thiệt hại cho quyền lợi đất
nước Hoa Kỳ. Tỷ như Hiệp ước biến đổi
khí toàn cầu, Hiệp ước TPP, Hiệp ước
nguyên tử với Iran và đang tìm cách xét lại các hiệp ước song phương cũng như
đa phương khác xét thấy bất lợi quá đáng cho Hoa Kỳ…
Việt Nam trong tương lai,
sau khi chuyển đổi chế độ chính trị, chính quyền trong chế độ mới cũng có thể
hành xử tương tự. Tỷ như
các hiệp định về biên giới Việt-Trung trên đất liền, biển đảo, hiệp ước khai
thác quặng Bauxit Tây Nguyên, Thuê rừng đầu nguồn quá dài hạn, đặc khu Formosa
Hà Tĩnh và các mật ước Việt-Trung ký trong Hội Ngị Thành Đô năm 1990, mà có lời
đồn đoán là hiệu lực thi hành từ năm 2020 có hậu quả nghiêm trọng đến chủ quyền
đất nước, độc lập dân tộc.V.V…
Tất nhiên, sẽ có người lo ngại và không tin Việt Nam sau chuyển
đổi chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị có đủ tư thế thực hiện một chính sách
đối ngoại như thế với Trung Quốc. Vì Hoa Kỳ là một đại cường quốc có thể chủ
động hành xử như thế được và có thể tự thân vượt qua được những khó khăn trở
ngại do hàng động đơn phương của mình gây ra phản ứng ngược chiều Nhưng Việt
Nam là nước nhỏ, tương qua lực lượng không cân sức, với nhiều ràng buộc, hệ lụy
quá khứ cũng như hiện tại với đại cường Trung cộng đầy tham vọng đất đại và
theo đuổi chủ nghĩa bá quyền, thì làm sao Việt Nam có thể chủ động thực hiện và
khả năng vượt qua những khó khăn trở ngại do Tầu cộng phản ứng.
Thế nhưng chúng
tôi cho rằng mọi vấn đề dù khó khăn cách mấy cũng có cách giải quyết.Cổ nhân có
câu “ Cùng tắc biến, biến tắc thông,
thông tắc cửu…”; có nghĩa là sự việc khi phát triển đến cùng cực thì sẽ
biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, và khi đã thông suốt
thì sẽ thành tựu lâu bền.Con voi khổng lồ chưa chắc đạp chết một con kiến nếu
nó nằm đúng kẽ hở của chân voi... Lịch sừ Việt Nam đã chứng minh “con rồng Việt Nam” nhỏ bé đã bao phen
đánh thắng các cuộc xâm lăng của “Con
voi Trung quốc” và làm thất bại ý đồ đồng hóa dân Việt sau hàng ngàn năm
Bắc thuộc. Vì vậy, không chỉ là niềm tin mãnh liệt mà sẽ là thực tế sẽ xẩy ra:Việt Nam nhất định sẽ thoát được họa Bắc
thuộc, giữ vững được độc lập chủ quyền và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam,
nếu chuyển đổi kịp thời chế độ chính trị từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa
qua chế độ dân chủ pháp trị dân tộc chủ
nghĩa.
Bởi vì. Sự chuyển đổi này sẽ thống nhất được toàn lực quốc gia,
tập trung và huy động được sức mạnh và tài trí tinh hoa của toàn thể quốc dân
Việt Nam trong cũng như ngoài nước; với những người lãnh đạo chính quyền mới
trong một chế độ dân chủ pháp trị do dân bầu chọn tự do, trong số những ứng
viên tài giỏi, đức độ và đầy lòng yêu nước từng được chứng tỏ qua lời nói và
hành động thực tiễn. Một “chính quyền của dân, do dân và vì dân”
đúng thực chất này sẽ huy động, phát huy và kết hợp được sức mạnh lịch sử (đấu tranh dựng nước, giữ nước) và sức
mạnh thời đại (yêu nước nồng nàn, ý chí
quật cường,tinh thần đoàn kết chống ngoại
xâm, bảo vệ Tổ quốc, tài trí sáng tạo trên mọi lãnh vực…) của trên
90 triệu quốc dân Việt Nam trong nước và người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế
giới.
Mặt khác, chính quyền trong chế độ dân chủ pháp trị này, bằng
chính sách đối ngoại đa phương, cũng sẽ tạo được hậu thuẫn mạnh mẽ của quốc tế
nói chung, các cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Anh quốc, và các nước trong liên
minh Châu Âu nói riêng…vốn có những mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích quốc gia với
Trung Quốc và coi tham vọng bá quyền của
Trung như một hiểm họa chung của nhân loại cần gián chỉ, tiêu diệt. Ngoài ra,
Tổ chức Liên Hiệp Quốc mà Việt nam là một hội viên và cộng đồng các quốc gia
trên thế giới, chắc chắn sẽ không để cho Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu, nuốn làm
gì thì làm đối với Việt Nam. Tất nhiên,
chủ yếu vẫn là sức mạnh nội lực của dân tộc, sự đoàn kết trên dưới một lòng của
toàn dân Việt Nam, sẽ là nhân tố quyết định và sẽ là bảo đảm cho sự thành tựu
của “giải pháp cứu nước thoát họa Bắc thuộc”.
II/ VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
NHƯ THẾ NÀO?
Theo nhận định của chúng tôi, thì Việt Nam đang ở giai
đoạn cuối của quá trình đi vào quỹ đạo của thế chiến lược toàn cầu mới (thị trường tự do hóa toàn cầu song song với
dân chủ hóa toàn cầu…). Nghĩa là quá trình hình thành một chế độ chính trị “dân chủ pháp trị đa đảng và cơ cấu kinh tế
thị trường tự do” đã gần đến kết thúc. Vì vậy có hai cách chuyển đổi chế độ
độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua dân chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa:
1.- Một là chuyển đổi hòa bình, êm
dịu: nếu những người lãnh đạo đương quyền CSVN tỏ ra khôn ngoan hơn,
biết dừng lại đúng lúc. Cách chuyển đổi này là hoàn toàn tốt cho nhân dân, có
lợi cho đất nước và cho chính đảng CSVN.
Bởi vì, sự chuyển đổi này không gây xáo
trộn, bất ổn có hại cho đất nước. Đảng CSVN vẫn có thể bảo vệ được quyền và lợi
cho một tập đoàn thống trị trong quá trình chuyển đổi và sau khi chuyển đổi chế
độ từ độc tài toàn trị độc đảng qua dân chủ pháp trị đa đảng. Nghĩa là các lãnh
đạo CSVN sẽ tránh được số phận bi thảm của các nhà lãnh đạo các chế độ độc tài
cộng sản Rumani ở Đông âu, hay không cộng sản vùng Trung Đông như Lybia,Yemen,
Ai Cập…khi ngoan cố bám lấy quyền hành làm nhân dân nổi dận phải trừng phạt.
Nếu chấp nhận cách chuyển đổi này theo đúng ước muốn của nhân dân, đảng CSVN vẫn có chỗ đứng và tiếng nói trên
chính trường (tương tự như ở Nga và các
nước cựu cộng sản Ðông Âu dân chủ hóa). Nghĩa là, ở cuối quá trình chuyển
đổi, nếu đảng CSVN chủ động kết thúc quá trình bằng sự tự giác từ bỏ độc quyền
thống trị, một mình đi bước trước hay cùng với các lực lượng chính trị quốc
gia, dân tộc, dân chủ thiết lập một thể chế chính trị dân chủ pháp trị đa đảng.
Hành động cụ thể khả tín là đảng và nhà cầm quyền CSVN chủ
động tự mình tuyên bố tu chỉnh hay hủy bỏ toàn bộ bản hiến pháp hiện hành, làm
bản hiến pháp mới hay sửa đổi biến cải bản hiến pháp hiện hành thành bản hiến
pháp dân chủ đa đảng (tốt nhất là lưỡng
đảng hay tam đảng để tránh phân tán, bất ổn chính trị như kinh nghiệm ở một số
nước); song song với việc trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị
và chấm dứt mọi hành vi bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến hay vì
lý do tôn giáo. Ðồng thời, điều chỉnh các văn kiện lập pháp và lập quy cho phù
hợp với thể chế dân chủ đa đảng, song song với việc thực thi, tôn trọng, bảo vệ
các quyền tự do dân chủ và các nhân quyền cơ bản…
Tất cả các việc cần làm trên, nhằm hình thành khung cảnh dân
chủ đa nguyên, tiền đề chế độ dân chủ pháp trị và tạo niềm tin cho các lực
lượng chính trị quốc gia, dân tộc dân chủ (về
sự thực tâm của người CS) để bước vào sân khấu chính trị tranh cử với đảng
cộng sản (nếu còn giữ nguyên tên đảng)
hay đảng của những cựu đảng viên cộng sản (nếu
biến thể thay tên khác như đảng Xã hội hay Xã hội Dân chủ chẳng hạn). Trong
điều kiện này, các chính đảng thuộc mọi khuynh hướng có thể nắm quyền bằng
phương thức dân cử thông qua các cuộc ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do. Nếu
đảng cộng sản vẫn là một chính đảng mạnh, được nhân dân tín nhiệm, họ vẫn có
thể tiếp tục nắm quyền. Tất nhiên, dù đảng cộng sản nắm quyền hay bất cứ chính
đảng nào khác cũng phải cai trị theo hiến pháp và luật pháp chế độ dân chủ pháp
trị, đa đảng đã được ban hành.
Cách chuyển đổi này trong hoàn cảnh hiện tại người ta e ngại có
vẻ khó thành tựu vì phe đang nắm quyền
của Ông Tổng Trọng đã bị “thòng lọng” hay “Vòng Kim Cô Đỏ” Trung Cộng xiết
chặt êm ái bằng liều thuốc mê “Bốn Tốt,
16 chữ vàng” trong quan hệ Việt-Trung, khó mà “thoát Trung” cho được. Đúng như Tổng Bình, hoàng đế vương quốc
cộng sản Trung quốc từng phán “Trung quốc và Việt Nam cùng chung vận mệnh”.
2.- Hai là, chuyển đổi bằng bạo lực
cách mạng của quần chúng: nếu những người lãnh đạo đương quyền CSVN ngoan cố
bám lấy quyền hành,
hay muốn “thoát Trung” mà không
thoát ra được vì “tay đã nhúng máu ăn
thề” tuyệt đối trung thành với Bắc Thiên Triều.
Cuộc cách mạng này sẽ phải nổ ra trong điều kiện lượng dân
chủ đã tích lũy thừa đủ, sức chịu đựng của nhân dân đã dâng cao đến biên dộ “tức nước vỡ bờ” thì chế độ đương quyền
tại Việt Nam sẽ bị lật đổ bằng chính sức mạnh của quần chúng nhân dân. Nghĩa
là, vào thời điểm đó, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền CSVN đã không còn là mâu
thuẫn với một vài giai cấp trong xã hội, mà trở thành mâu thuẫn đối kháng (một mất, một còn) với mọi giai cấp, với
toàn xã hội. Giai cấp cầm quyền (là đảng
CSVN) sẽ bị cô lập, sẽ tạo ra tiền đề sụp đổ là “tình thế cách mạng chín muồi”, như V. Lenine lãnh tụ đảng cộng sản Bolsevik Nga đã dạy họ; rằng trong
tình thế này cuộc cách mạng quần chúng nhằm lật đổ chính quyền sẽ nổ ra và chắc
chắn thành công. Lúc đó các công
cụ bảo vệ chế độ chuyên chính CS (quân
đội, công an…) sẽ đứng về phía nhân dân, sẽ quay súng bắn vào đầu những kẻ
cầm quyền độc tài ngoan cố hay sẽ bỏ chạy để mặc làn sóng biểu tình của nhân
dân ào lên đè bẹp giai cấp cầm quyền bằng sức nặng của số đông chứ không cần
sức mạnh của bạo lực quân sự.
Ðây không chỉ là lý luận Mác-Lê về
đấu tranh cách mạng mà là một thực tế đã xẩy ra tại Liên Xô vào cuối thập niên
1990, khi nhân dân Liên Xô bao vây trụ sở Duma (Hạ viện).
Lúc ấy, dân chúng ào lên, quân đội, công an, mật vụ vốn là công cụ bảo vệ nền
chuyên chính vô sản Xô viết thiết lập hơn 70 năm ở đất nước này(1917-1991), đã bỏ
chạy. Chế độ Xô viết đã sụp đổ tan tành, kéo theo sau đó sự tiêu vong của hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu, để cùng hình thành chế độ dân chủ pháp
trị đa đảng, với cơ cấu kinh tế thị trường tự do như hiện nay,
Việt Nam qua các cuộc biểu tình lan
rộng khắp nơi trên cả nước của nhiều giai cấp trong đó có cả các cán bộ đảng
viên “phản tỉnh” công khai hay dấu mặt, như là dấu hiệu tiền “Tình thế cách
mạng đã chín muồi”. Nghĩa
là cuộc cách mạng chưa xẩy ra vì cao trào xuống đường của nhân dân mới chỉ là “điều kiện cần” ; nhưng sẽ xẩy ra nay
mai khi xuất hiện thêm các “nhân tố đủ”
là sự lãnh đạo và tính tổ chức quy mô để tập trung được sức mạnh cao trào quần chúng
vào mục tiêu chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị cộng sản qua dân chủ pháp trị.
Những nhân tố mới này xuất phát từ đâu?
Người dân đang trông chờ sự hổ trợ
tích cực về mặt đối ngoại của các lực lượng quốc gia dân tộc dân chủ ở hải
ngoại, để tìm hậu thuẫn quốc tế. Nhưng quan trọng hơn có tính quyết định là
người dân trông chờ hành động thức thời của những cán bộ đảng viên cộng sản
“phản tỉnh” công khai hay còn giấu mặt, tại chức hay đã về hưu trong các ban ngành của cơ cấu chính
quyền dân sự cũng như quân sự của chế độ hiện nay. Nhất là quân đội, công an và các lực lượng vũ trang đã “phản tỉnh”, đứng về phía nhân dân, bất
động, không dùng bạo lực đàn áp nhân dân
dã man theo kiểu Thiên An Môn Tàu cộng (1989); trái lại hãy hành động như
lực lượng cảnh sát chiến đấu ở Ninh Thuận đã làm trong cao trào nhân dân biểu
tình vừa qua; hay giống như quân đội và cảnh sát Liên Xô đã không bắn vào nhân
dân Liên Xô bao vây Viện DUMA quốc hội Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống
Elric Elsin, một trong những lãnh đạo hàng đầu bên cạnh Tổng Bí thư cuối cùng
của đảng CSLX Mikhain Gorbachev đã “phản tỉnh” đứng về phía nhân dân để chuyển
đội hòa bình chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Liên bang Xô Viết” độc tài toàn trị, qua chế độ dân chủ pháp trị “Cộng hòa Liên Bang Nga” ngày nay; cùng
lúc đã giải phóng cho nhiều dân tộc trong vùng bị đảng cộng sản Nga cưỡng ép
sát nhậm thành Liên Bang Xô Viết kể từ sau cái gọi là cuộc Cách mạng Tháng 10
Nga năm 1917 cướp chính quyền, thiết lập Liên bang Xô Viết, chế độ cộng sản đầu
tiên tồn tại hơn 70 năm mới sụp đổ (1917- 1991).
Nhân dân hy vọng và tin tưởng rằng, những cán bộ đảng viên
CSVN “Phản tỉnh” sẽ là những “nhân tố đủ”, đóng một vai trò quan
trọng có tính quyết định thắng lợi cho cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân
trong giai đoạn chuyển đổi cũng như sau khi hoàn tất chuyển đổi. Cách chuyển
đổi này chúng tôi cho là chẳng đặng đừng, không ai mong muốn xẩy ra, có thể gây
nhiều đổ máu và nhiều hậu quả tai hại. Thế nhưng ở thế cùng, cách chuyển đổi
này khả thi, có cơ may thành công ít đổ máu,(nếu tập đoàn thống trị mau chóng chấp nhận trao chính quyền lại cho
nhân dân mà không phản ứng điên cuồng trước khi rãy chết…). Đồng thời sau
đó, tình hình sớm được ổn định, tránh được xáo trộn bất lợi cho đất nước,
nhờ những người lãnh đạo chế độ mới hầu
hết cũng đều xuất thân từ chính quyền chế độ đương thời, có sẵn năng lực và
kinh nghiệm điều hành, quan lý các ban ngành trong hệ thống công quyền quốc
gia.
III/- KẾT LUẬN.
Để cứu nước thoát nguy cơ Bắc thuộc,
chúng tôi nghĩ không có con đường nào khác là phải gấp rút, bằng mọi cách Việt
Nam phải chuyển đổi chế độ độc tài toàn chị cộng sản chủ nghĩa qua chế độ dân
chủ pháp trị dân tộc chủ nghĩa. Qua cao trào xuống đường biểu tình rầm rộ và đầy khí thể
thể hiện lòng yêu nước cao độ của mọi tầng lớp nhân dân Việt nam, dường như sự
uất hận của nhân dân với nhà cầm quyền đã gần đến biên độ “Tức nước, vỡ bờ” hay là “Đêm
trước” của “Tình thế cách mạng chín
muồi” theo luận điểm của lãnh tụ Cộng sản Nga Vladimir Lenin, rằng “đấu tranh cách mạng lật đổ” là sự
nghiệp của quần chúng. Nhưng sự thành công của cuộc cách mạng này thực tế cho thấy không thể thiếu vai trò
lãnh đạo và tham gia của các cán bộ đảng viên cộng sản “phản tình”. Nhất là
Quân đội, công an và các lực lược võ trang “phản tỉnh” cần đứng về phía nhân dân, bất động, không đàn áp nhân
dân để bảo vệ một chế độ phản dân hại nước đã quá lâu và lỗi thời, cần được
thay thế, vì lợi ích tối thượng của đất nước.
Nhân dân Việt Nam ước mong rằng, các cán bộ đảng viên cộng
sản dân sự cũng như quân sự sẽ can đảm vượt qua sự sợ hãi, tin tưởng vào sức
mạnh vạn năng của lòng yêu nước của toàn dân; can đảm đứng vào hàng ngũ nhân
dân, đưa cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân hiện nay đến tình thế “Cách mạng chín muồi” tạo tiền đề
chuyển đổi chế độ từ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa qua dân chủ pháp trị
dân tộc chủ nghĩa. Tổ quốc Việt Nam lâm nguy, giờ lịch sử đã điểm, mọi tầng lớp
quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước cần làm tất cả những gì có trong
khả năng, góp phần thành tựu một giải pháp hữu hiệu để cứu dân cứu nước thóat
họa diệt vong Bắc thuộc.
Thiện Ý
Houston, ngày 9-7-2018
(*)
Chính sử Việt Nam ghi nhận
rằng: Dân tộc Việt Nam
đã bị nước Tàu đô 998 năm qua 4 thời kỳ
Bắc thuộc:
1).
Bắc thuộc lần thứ nhất. (111 TCN-39). Nhà Triệu, nhà Hán
2).
Bắc thuộc lần thứ hai. (43-541). Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề,
nhà Lương.
3).
Bắc thuộc lần thứ ba. (602-905). Nhà Tùy, nhà Đường.
4).
Bắc thuộc lần thứ tư. (1407-1427). Nhà Minh
Và hiện tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ Bắc
thuộc lần thứ 5.
Đó
là nguy cơ có thật, nhưng mãi cho đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, Ông Nguyễn Cơ Thạch, một cán bộ cao cấp, ủy
viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đã chính thức xác nhận: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Vì sự xác nhận
này, Ông Thạch đã bị Cộng đảng Việt Nam loại ra khỏi Bộ Chính Trị và
cách chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.