Wednesday, January 16, 2019

CHÍNH PHỦ DÂN CHỦ HAY LÀ CHỦ DÂN?



CHÍNH PHỦ DÂN CHỦ HAY LÀ CHỦ DÂN?

Thiện Ý.

     Khi chúng tôi viết bài này thì  Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đóng cửa chính phủ vượt con số 21 ngày kỷ lục đóng cửa chính phủ dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Nhưng triển vọng vẫn chưa có dấu hiệu sớm ngừng đóng cửa chính phủ.

Bài viết này trình bày một số suy tư cá nhân:
-         Đóng cửa chính phủ là gì và hệ quả ra sao?
-         Triển vọng chấm dứt đóng cửa chính phủ?
-         Chính phủ  dân chủ hay là chủ dân?

I/- ĐÓNG CỬA CHÍNH PHỦ LÀ GÌ VÀ HỆ QUẢ RA SAO?

   1.-Đóng cửa chính phủ (government shutdown) là gì?
       
Một cách đơn giản dễ hiểuChính phủ hết tiền, đóng cửa nghĩa là  việc chính phủ liên bang phải tạm đóng cửa vì hết tiền do không được Quốc hội lưỡng viện thông qua ngân sách hoạt động mới sau ngày cuối cùng của ngân sách năm trước thường là vào o giờ ngày 30-9 năm kết thúc ngân sách.(riêng năm nay đến nửa đêm ngày 19-1-2019, trước ngày nhậm chức của Tổng thống Trump 20-1-1917). Điều này có nghĩa là, với việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa khi đồng hồ nhích sang 0h ngày 20-1-2019.

Nói chung, “đóng cửa chính phủ” là biện pháp các chính quyền Liên bang cũng như Tiểu bang và các chính quyền địa phương thuộc ngành hành pháp Hoa Kỳ thường sử dụng để đối phó với các cơ quan có quyền chuẩn chi ngân sách chi tiêu hàng năm (Quốc hội, hội đồng thành phố…) đã không đáp ứng những yêu cầu chi tiêu tài chánh của họ đề ra.

Người dân Mỹ không xa lạ gì việc chính phủ liên bang phải tạm đóng cửa vì hết tiền. Vì trước đây đã có nhiều lần và nếu chỉ tính từ năm 1981 đến nay, nước Mỹ đã trải qua 12 lần chính phủ phải đóng cửa và dịp đóng cửa này của chính phủ Tổng thống Trump là lần thứ 13. Nhưng hình như là lần đầu tiên một Tổng thống với đảng của mình nắm quyền kiểm soát ở quốc hội (lưỡng viện trước bầu cử giữa kỳ,Thượng viện sau bầu cử giữa kỳ) nhưng vẫn không thể thông qua được ngân sách. Trong các cuộc đóng cửa trước đây thường ngắn ngày và đợt đóng cửa dài nhất xảy đến trong nhiệm kỳ cựu tổng thống Bill Clinton với thời gian 21 ngày, trong khoảng từ tháng 12/1995-1/1996.

Thông thường công luận dân chúng Hoa Kỳ chỉ chú ý nhiều đến các hành động đóng cửa chính phủ của chính quyền Liên bang hơn là các chính quyền Tiểu bang hay địa phương. Theo đó, một cách tổng quát, chính phủ sẽ phải đóng cửa khi Hạ viện hoặc Thượng viện Hoa Kỳ không phê chuẩn ngân sách hoạt động (hay yêu sách nào đó) theo yêu cầu của chính phủ.Điều này có thể xảy ra do các bất đồng về chính sách thu chi giữa tổng thống, người đứng đầu hành pháp và Quốc hội lập pháp, vốn nắm giữ quyền quyết định về tài chính cho hoạt động hàng năm của các ngành công quyền quốc gia.

2.- Căn cứ pháp lý “đóng cửa chính phủ”?.
  
Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì dường như “đóng cửa chính phủ” không mang tính hiến định và luật định mà chỉ là biện pháp điều hành công quyền do sáng kiến của những nhà lãnh đạo hành pháp hàng đầu trở thành tiền lệ,  để tạo áp lực buộc Quốc hội hay các hội đồng dân cử địa phương chấp nhận một yêu sách nào đó, tỷ như yêu sách về tài chánh là phải chuẩn chấp các đề mục chi tiêu họ đệ trình.
   
Vẫn theo chỗ chúng tôi được biết thì dường như  không  có điều khoản nào của Hiến Pháp, đạo luật nào của Liên bang cũng như Tiểu bang quy định rõ “quyền đóng cửa chính phủ” của những người đứng đầu hành pháp.Dường như thẩm quyền này chỉ dựa trên nguyên tắc phân quyền về tài chánh, được thể hiện trong Hiến pháp với nguyên tắc “no taxation without representation” (không đánh thuế,ngoài cơ chế đại diện, như Quốc hội…). Vì vậy, dù nói rằng Tổng thống là người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ (Quốc trưởng), Quốc hội lại nắm quyền quyết định trong việc thâu (thuế) và chuẩn chi ngân sách hàng năm cho các hoạt động công quyền quốc gia, kiểm soát chính sách và hoạt động của chính phủ.

Thành ra, nếu lưỡng viện Quốc hội cho rằng các chính sách công của chính phủ có vấn đề, và việc phân bổ ngân sách hiện tại không hiệu quả, cả hai viện của Quốc hội đều có quyền thể hiện quan điểm của mình bằng con đường tài chính. Ngược lại, chính phủ cũng có thể đóng cửa như là một phương thế áp lực khi đàm phán với Quốc hội để yêu cầu cơ quan này chấp thuận các dự toán tài chính của mình.

Như trong hiện vụ Tổng Thống  Donal Trump đóng cửa chính phủ Liên bang vì trong dự luật chi tiêu tài chánh năm 2019 quốc hội Liên bang đã không ghi 5.7 tỷ dollars mà ông đề nghị để xây bức tường biên giới ngăn chặn tệ nạn nhập cư trái phép của di dân các nước ngoài(một chính sách then chốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.), mà phần đông là từ các nước vùng trung Mỹ.  Quốc hội không đồng ý ghi vào Luật ngân sách 2019, vì không đồng tình với những lý do cần phải xây bức tường biên giới đầy tốn kém, mà Tổng thống Trump đưa ra ( vì an ninh quốc gia cần ngăn chặn các di dân bất hảo, tội phạm và buôn lậu ma túy là những nguy cơ và gánh nặng xã hội mà nhân dân Hoa Kỳ phải gánh chịu….) Trái lại, Quốc hội cho rằng xây dựng một bức tường như vậy quá tốn kém, (không phải chỉ 5.7 tỷ khởi đầu trong tài khoa 2019 mà còn phải chi thêm cho các nămtài khóa tới có thể lên tới hơn 20 tỷ dollar…)mà lại không có hiệu quả thực tế, tiêu tốn tiền thuế quá nhiều của dân một cách không cần thiết.Trong khi thực tế làn sóng nhập cư bất hợp pháp là một “quốc nạn” đã có từ lâu, giờ đây vẫn không quá nghiêm trọng đến độ đe dọa an ninh quốc gia như Tổng thống Trump cường điệu quá đáng….Do đó, Quốc hội đã chỉ ghi vào dự toán ngân sách khoản chi  hơn một tỷ dollar để thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh biên giới như bao lâu nay. Vì sự bất đồng này, việc đóng cửa chính phủ đã phá kỷ lục 21 ngày đóng cửa chính phủ của Tổng thống Dân chủ Bill Clinton trước đây. Thật ra đây đã là lần thứ ba trong hai năm đầu nhiệm kỳ 4 năm. Lần đầu tiên là vào tháng 1-2018, chính phủ đóng cửa hết ba ngày, chủ yếu để các bên tranh luận về ngân sách cho chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA) – vốn dùng để hỗ trợ trẻ em bị đưa một cách bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Lần thứ hai vào tháng Hai, việc đóng cửa chỉ diễn ra trong đúng một ngày, do tranh luận liên quan đến việc tăng ngân sách cho hoạt động quân sự, cứu nạn thiên tai nhưng lại không bao gồm chương trình DACA.

3.- Hậu quả thực tế của “Đóng cửa chính phủ”?

Việc đóng cửa chính phủ đã đưa đến hậu quả thực tế khá nghiêm trọng, nhiều mặt.Tuy nhiên cần lưu ý là việc “đóng cửa chính phủ không phải toàn bộ các cơ quan chính phủ liên bang sẽ nghỉ  không làm việc. Chỉ có những những cơ quan phụ trợ, không mang tính thiết yếu thì hoạt động mới được xem xét tạm dừng. Các cơ quan thiết yếu khác thực hiện chức năng căn bản và các bộ phận "tối quan trọng" của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, như Bộ An ninh Nội địa hay FBI vẫn được duy trì. Những nhân viên các ơ quan này tiếp tục làm việc bình thường, dù có thể họ sẽ không được thanh toán đúng hạn tiền lương cho những ngày làm việc này.

Theo báo Guardian cho biết gần 40% nhân sự chính phủ Liên bang (khoảng 850.000 viên chức Liên bang) bị đặt ở tình trạng "nghỉ phép", hay thất nghiệp tạm thời, không làm việc và không được trả lương  trong một cuộc đóng cửa. Dù vậy, phần lớn đó là các nhân sự không nằm trong cơ quan phòng vệ. Các quân nhân đang làm nhiệm vụ không bị ảnh hưởng.

Theo CNN, trong những lần đóng cửa trước, các nhân viên vẫn được trả lương cho thời gian nghỉ sau khi thỏa thuận về ngân sách được thông qua. Các nghị sĩ quốc hội thì vẫn được trả lương, nên chính phủ có đóng cửa bao lâu cũng không sao. Nhưng những công nhân viên chức buộc phải nghỉ việc hay đi làm việc không lương mà đóng cửa lâu thì đời sống sẽ gặp thêm khó khăn nhiều mặt. Vì không có tiền chi trả cho những nhu cầu thường kỳ cũng như bất thường. Đồng thời, kéo theo các hậu quả dây chuyền khác như công việc bị đình trệ (như ở các sân bay…) dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trên các lãnh vực chịu ảnh hưởng ( như rác rưởi tràn lan trên công viên gây ô nhiễm môi trường, các nơi tham quan bị đóng cửa, làm thất thu ngân sách, an ninh trật tự bị đe dọa vì thiếu nhân lực bảo vệ an ninh công cộng…).

Vẫn theo Guardian dẫn một báo cáo của hãng phân tích S&P Global vào tháng 12/2017 cho biết một cuộc đóng cửa chính phủ sẽ làm tổn thất của chính phủ Mỹ khoản 6,5 tỷ USD/tuần. Phân tích này dựa trên tổn thất của các lần đóng cửa trước kèm dự đoán về thiệt hại cho nền kinh tế. Tờ Guardian viết "Một sự gián đoạn trong chi tiêu chính phủ đồng nghĩa với việc không có khoản chi trả nào để tiêu dùng, các nhà cung cấp dịch vụ từ khối tư nhân mất công ăn việc làm và doanh thu, các cửa hàng bán lẻ không bán được hàng, đặc biệt là những người có liên hệ với những công viên quốc gia bị đóng cửa, và thất thu thuế cho đất nước…". Sự thể này  "Đồng nghĩa với một nền kinh tế ít hoạt động và ít công ăn việc làm hơn…". Một hậu quả khác, là gần 1 triệu người sẽ không nhận được các khoản chi trả định kỳ do việc đóng cửa xảy ra. Mặc dù trong các lần đóng cửa chính phủ trước, viên chức vẫn được trả lương bù sau đó, nhưng việc này thường bị chậm trễ. 

II/- TRIỂN VỌNG NGỪNG ĐÓNG CỬA CHÍNH PHỦ?
  
Cho đến giờ này triển vọng ngừng đóng cửa chính phủ rất mờ nhạt. Vì Tổng thống Donal Trump người đóng cửa chính phủ vẫn kiên quyết bảo vệ yêu sách 5.7 tỷ dollar để xây bức tường biên giới và còn tuyên bố có thể đóng cửa chính phủ nhiều tháng, thậm chí cả năm, nếu yêu sách không được Quốc hội thỏa mãn. Yêu sách này lại được hậu thuẫn của nhiều nghị sĩ Cộng hòa nắm đa số Thượng viện. Trong khi Quốc hội hạ viện với đa số thuộc đảng Dân chủ nếu có thể thông qua được luật ngân sách 2019 thì vẫn có thể bị ách tắc tại thượng viện, nếu không thì cũng không được Tổng thống ban hành (phủ quyết) như Ông đã lên tiếng đe dọa.

Thành ra, hiện tại giải pháp mở cửa lại chính phủ theo tiền lệ là sự nhượng bộ sau khi các bên  cân nhắc, xem xét lợi ích chung và đàm phán thỏa hiệp ít nhiều của cả  đôi bên, thì có vẻ khó xẩy ra cho đến lúc này. Giải pháp chính trị bế tắc, liệu pháp lý có thể vận dụng được không? Tỷ như tranh chấp bế tắc có thể đưa qua tư pháp xét định Tổng thống đóng cửa ai đúng ai sai, có vi hiến, vi luật?...Thực tế chính phủ sẽ ngưng đóng cửa  thế nào thật khó tiên liệu, chúng ta chỉ biết chờ xem.

III/- CHÍNH PHỦ DÂN CHỦ HAY LÀ CHỦ DÂN?

Đứng trước sự kiện “Đóng cửa chính phủ” gây những hậu quả nhiều mặt trên thực tế như vừa nêu trên, nhiều người đã tự hỏi người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ hành động như thế có phải là một sư lạm quyền, khiến người ta có cảm tưởng chính phủ không còn là “một chính phủ của dân, do dân và vì dân” của chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ và tự hỏi như thế “Chính phủ dân chủ hay là chủ dân” đây?

Theo đó những người này cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donold Trump đứng đầu chính phủ đã “đóng cửa chính phủ” quá lâu, chỉ để làm áp lực với Quốc hội, bất chấp hậu quả đối với một thành phần đông đảo dân chúng và tác hại dây chuyền trên nhiều mặt xã hội, kinh tế…chỉ vì cá tính “háo thắng” muốn bảo vệ uy tín cá nhân, Ông cần thực hiện kỳ được một trong những lời hứa với cử tri khi tranh cử là xây trường thành biên giới .Và cộng với cá tính thích ganh đua muốn có một bức trường thành biên giới tân kỳ, vĩ đại hơn Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc; (như Ông từng có ý định làm một cuộc duyệt binh hoành tráng hơn sau khi dự cuộc duyệt binh ngày Quốc Khánh của Pháp, nhưng đã không thực hiện được vì quá tốn kém?). Người ta coi thái độ cương quyết không nhượng bộ của Tổng thống Trump, như là hành động chống lại thẩm quyền phân nhiệm hiến định của Quốc hội(là quyết toán ngân sách quốc gia), vốn là cơ quan lập pháp gồm những đại biểu dân cử có nhiệm vụ giám sát chính quyền trong đó có vấn đề chi tiêu tài chánh của chính phủ, sao cho có lợi cho dân cho nước…Tại sao Tổng thống Donal Trump (cũng như các vị Tổng thống tiền nhiệm từng đóng cửa chính phủ) không giải quyết bất đồng với Quốc hội theo thủ tục hiến định (Phủ quyết không ban hành luật ngân sách, trả lại quốc hội lưỡng viện  xem xét lại….). Thành ra,  việc đóng cửa chính phủ và kéo dài thời gian đóng cửa vô định là và coi nhẹ quyền lợi của một tập thể đông đảo công dân, bắt dân làm con tin để thương lượng,  kéo theo tác hại nhiều mặt cho quốc gia. Đồng thời “Đóng cửa chính phủ” để làm áp lực chống lại Quốc hội đại diện quyền làm chủ của nhân dân, là vi phạm nguyên tắc phân quyền hiến định, lạm quyền, vi phạm quyền dân chủ. Vì thế, chính phủ Hoa Kỳ dường như không còn là một chính phủ dân chủ mà là chính phủ làm chủ dân” như trong các chế độ độc tài. Không thể hiên bản chất của “một chính quyền của dân, do dân và vì dân” của chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ từng được xác lập và thực hiện từ ngày lập quốc. Nền dân chủ này đã từng được xưng tụng như một mẫu mực cho nhiều quốc gia noi theo và là ước mơ của nhiều dân tộc trên hành tinh này.

Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, việc đóng cửa chính phủ nếu có  lạm quyền, thì vẫn  không làm biến chất chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ và vẫn là một sinh hoạt dân chủ đặc trưng của Hoa Kỳ. Vì cả Tổng thống “đóng cửa chính phủ” để đòi 5.7 tỷ xây tường biên giới, cũng như Quốc hội không chuẩn chấp, đều có tư thế dân cử, thực hiện theo ý nguyện khối cử tri đông đảo tín nhiệm mình.Cả hai đã hành động theo chức năng phân quyền hiến định, khác với các chế độ độc tài như kiểu độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam, không tôn trọng nguyên tắc phân quyền độc lập giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, quyền lực tập trung trong tay đảng cầm quyền duy nhất là đảng CSVN. Vả lại việc đóng cửa chính phủ, tuy có gây hậu quả thực tế nhiều mặt như đã trình bày, nhưng vẫn không gây tình trạng bất ổn nghiêm trọng cho quốc gia, các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội vẫn diễn ra bình thường sau hơn 21 ngày đóng cửa. Duy có điều nên xét lại tiền lệ “Đóng cửa chính phủ” xem có nên tiếp tục duy trì trong sinh hoạt chính trị một tiền lệ xét ra “lợi bất cập hại” cho nhân dân và đất nước Hoa Kỳ? Vả lại, nếu vì bất đồng với Quốc hội về vấn đế ngân sách hay bất cứ vấn đề gì, Tổng thống có thể sử dụng quyền phủ quyết hiến định để giải quyết bất đồng giữa hành pháp và lập pháp theo thủ tục ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ ( không ban hành, trả dự luật lại Quốc hội xét lại v.v…).

Thiện Ý
Houston, ngày 15-1-2019


Wednesday, January 9, 2019

PHẢN BIỆN:TÁC DỤNG VÀ PHẢN TÁC DỤNG?



PHẢN BIỆN:TÁC DỤNG VÀ PHẢN TÁC DỤNG?

Thiện Ý

     Ngày 1-1-2019, luật sư Hoàng Duy Hùng có mời tôi tham gia mộtTalk Show” hàng tuần do Ông phụ trách trên đài truyền hình SG.Net-51.3 ở Houston, Texas (1). Chủ đề của cuộc đối luận này liên quan đến vấn đề chống cộng. Ls. Hùng đề nghị Ông sẽ đóng vai “phản biện”đặt vấn đề. Nghĩa là dùng những “luận điểm của Việt cộng” để “phản biện  lại những “luận điểm chống cộng” của cá nhân chúng tôi cũng như những người Việt quốc gia chống cộng bao lâu nay.

     Tôi đồng ý và nhận lời tham dự cuộc đối luận này. Vì nghĩ đây là cơ hội để tôi tìm cách “phản biện Việt cộng” về mặt lý luận trước công luận, điều mà cách đây ít năm tôi đã từng gửi thư công khai cũng như thư riêng thách thức cá nhân đại biểu quốc hội Việt Cộng Phan Trung Lý khi đó là Chủ nhiệm Ủy Ban pháp lý quốc hội Việt cộng. Đồng thời, tôi cũng làm như vậy với đảng Cộng sản Việt Nam qua thư riêng gửi theo địa chỉ email và mail, cùng lúc với thư ngỏ được Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho đăng tải (2). Nội dung thư đều đề nghị cá nhân Phan Trung Lý và Cộng đảng Việt Nam tổ chức  một cuộc đối luận công khai giữa hai cá nhân người Việt Quốc gia (Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng) và người Việt cộng sản ( Phan Trung Lý); cũng như giữa đảng CSVN và các chính đảng quốc gia đối luận về chủ đề liên quan đến những vẫn đề căn bản của đất nước. Các cuộc đối luận này diễn ra ở bất cứ đâu, trong nước cũng như hải ngoại, trước các cơ quan truyền thông Việt Nam và quốc tế… để quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như công luận quốc tế thấy ai đúng, ai sai, đâu là chân lý, chính nghĩa tất thắng (Quốc gia), đâu là phi lý, ngụy nghĩa tất bại (Việt cộng).

     Tất nhiên Việt cộng không trả lời, phía các chính đảng quốc gia chỉ có một chính đảng email riêng cho chúng tôi nhận lời nếu Việt cộng dám chấp nhận đối luận. Chúng tôi cũng đoán trước kết quả này, nhưng chúng tôi vẫn làm như một phép thử xem các thành phần đầu não lãnh đạo hai phe Việt cộng và Việt quốc chống cộng có dám tranh luận công khai để chứng tỏ “ai thắng ai” trên bình diện lý luận trong hiện tại để sau cùng người ta tin rằng “Chính nghĩa quốc gia, dân tộc, dân chủ”  sẽ tất thắng “ngụy nghĩa cộng sản, ngụy dân tộc, phản dân chủtrong một tương lai không xa.

     Tiếc rằng, một số người Việt quốc gia bất đồng đã vội “chụp mũ” cho tôi là cóchủ trương hòa giải và hòa hợp với Việt cộng”. Có lẽ những người này đã võ đoán vì chưa đọc những bài viết của chúng tôi phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhiều năm qua, trong đó có đài VOA (với bài: Vấn đề hòa giải và hòa giải dân tộc tại Việt Nam”) (3). Nội dung các bài viết chúng tôi đều khẳng định rõ: “Việt Nam không có vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc (vì giữa những người dân Việt sống trong hai chế độ đối kháng Việt Nam Cộng Hòa và Cộng sản Bắc Việt không có gì phải hòa giải) mà chỉ có vấn đề “hóa giải những mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc” (giữa nhữngthành phần lãnh đạo hai phe Quốc-Cộng từ quá khứ đến hiện tại).Kết quả sự “hóa giải” ấy có tính cách một mất (Việt cộng) một còn (Việt quốc), khác với “hòa giải ngụy dân tộc kiểu Việt cộng” là “Việt quốc đồng hóa, hợp tác với Việt cộng” trong bối cảnh chế độ cộng sản đương quyền. Bởi vì mâu thuẫn lãnh đạo giữa Việt Quốc và Việt Cộng về các vấn đề căn bản của đất nước là một mâu thuẫn đối kháng(một mất, một còn) giữa chính và tà, giữa chính nghĩa dân tộc (quốc gia) và ngụy nghĩa cộng sản (Việt cộng).

Thành ra, trong cuộc đối luận giữa chúng tôi (người Việt chống cộng) và luật sư Hoàng Duy Hùng đóng vai phản biện (theo luận điệu Việt cộng)ít nhiều đã cho tôi cơ hội trình bầy lập trường, quan điểm, mục tiêu, phương thức chống cộng của tôi cũng như những người cùng quan điểm. Mặc dầu, chỉ trong 80 phút (hai chương trình hàng tuần gộp lại), không thể nói hết và đầy đủ về những vấn đề liên quan đến chống cộng do Ls. Hùng nêu ra; nhưng thiết tưởng ít nhiều đã có tác dụng hữu ích cho công cuộc chống cộng vì mục tiêu tối hậu Dân chủ hóa Việt Nam”(Nghĩa là cuối cùng chế độ độc tài toàn trị CSVN sớm muộn phải tiêu vong như một tất yếu).

Tuy nhiên, chúng tôi thất cần lưu ý Ls. Hoàng Duy Hùng là nếu muốn dùngTalk Show” để bàn về các vấn đề chống cộng thì phải làm sao đem lại tác dụng tốt cho công cuộc chống cộng vì dân chủ của người việt quốc gia. Do đó Ls Hùng phải hết sức cẩn thận khi dùng quan điểm và những lý lẽ của Việt cộng để “phản biện” lại quan điểm và những lý lẽ của người Việt quốc gia chống cộng. Bởi nếu không khéo “phản biện” có thể “Phản tác dụng”, thay vì có lợi cho chính nghĩa chống cộng vì dân chủ, thì bị ngộ nhận là biện minh cho những sai trái của Việt cộng, gây phân hóa, bất ổn trong các cộng đồng người Việt quốc gia. Chẳng hạn:
    
   1.- Phản tác dụng nếu người đối luận là người Việt quốc gia (1) thiếu  hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản và ít kinh nghiệm thực tế chống cộng sản; (2) không có khả năng lý luận và phản ứng nhanh (trước những câu hỏi tới tấp có tình áp đảo của Ls Hùng) sẽ không đánh đổ được những ngụy biện của Việt cộng, khiến người nghe tưởng rằng Việt cộng hữu lý, Việt quốc chống cộng là phi lý.

   2.- Phản tác dụng nếu, mặc dầu đóng vai (giả) Việt cộng để “phản biện”, nhưng khi thấy người đối luận người Việt quốc gia không đủ kiến thức và lý lẽ đánh đổ được những phản biện của Việt cộng, Ls Hùng, vốn là người Việt quốc gia chống cộng, phải  tìm cách gợi ý, góp ý  hay giải thích thêm cho rõ, để bổ túc  sao cho người ta thấy phản biện Việt cộng” chỉ là ngụy biện, “phản biện Việt quốc” mới là  chính biện.

   3.- Phản tác dụng, nếu Ls Hùng dùng tài hùng biện của một luật sư và kỹ thuật tranh luận theo kiểu áp đảo, cắt ngang, không để người đối luận trình bày hết ý (như khi tôi mới nói cách tốt nhất là Việt cộng cần chấm dứt chính sách đi dây, ngả hẳn vế Mỹ…thì Ls Hùng cắt ngang bác bỏ khi chưa nghe hết lập luận của chúng tôi…);Hay dẫn chứng theo kiểu “Cưỡng từ đạt lý” (như nói là theo các chính trị gia, triết học gia và cả Marx đều coi chủ nghĩa xã hội và chính sách xã hội cũng thế thôi, là không đúng với ý nghĩa từ ngữ và quan niệm bao lâu nay của số đông …); hay có ý lái đối luận vào mục đích đả phá những người chống cộng khác mình…(Vì nếu Ls Hùng có quyền chống cộng theo kiểu mà Ông gọi là “Cách mạng Trắng”, thì vẫn phải tôn trong những phương thức chống cộng của người khác và ngược lại…thế mới là dân chủ, phù hợp với mục tiêu chống cộng tối hậu là để dân chủ hóa cho Việt Nam của chúng ta…Phải vậy không?)

Vì vậy, chúng tôi đề nghị với Ls Hùng, trong những chương trình đối luận kế tiếp về chủ đề chống cộng theo kiểu đứng trên lập trường, quan điểm của Việt cộng để “phản biện” lập trường quan điểm chống cộng của người Việt quốc gia cần phải cẩn trọng; làm sao đem lại “tác dụng tốt” cho công cuộc chống cộng vì dân chủ của chúng ta, chứ không “phản tác dụng” như nhiều người đánh giá những “TalK Shows” mà Ls Hùng đã thực hiện trong thời gian qua trên Đài SG. Net 51.3. Chính cung cách thực hiện này đã đưa đến sự ngộ nhận và là lý do nhiều người Việt quốc gia chống cộng đã và đang chống đối quyết liệt Ls Hùng; thậm chí nhiều người phẫn nộ đã dùng nhiều ngôn từ bất xứng miệt thị, nhục mạ ông. Chúng tôi hiểu và thông cảm với phản ứng này, dù không đồng tình với phản ứng quá khích, không phù hợp với tinh thần dân chủ trong hiện tại cũng như trong chế độ dân chủ sớm muộn sẽ được tái lập tại Việt Nam trong tương lai không xa.

Chúng tôi ước mong Ls Hoàng Duy Hùng cầu thị, sửa sai, trừ khi có mục đích khác hơn, khi đưa các vấn đề chống cộng của người Việt quốc gia lên diễn đàn hàng tuần do Ông phụ trách trên Đài SG.Net. 51-3. để “Phản biện theo kiểu Việt cộng”. Nếu không, lợi bất cập hại. Phản biện không có “tác dụng tốt” cho sự nghiệp chống cộng chung của người Việt quốc gia. Trái lại sẽ “Phản tác dụng” có hại cho Việt quốc, lợi cho Việt cộng./.

Thiện Ý
Houston, ngày 8-1-2019

Thursday, January 3, 2019

THÀNH TÍCH VI PHẠM NHÂN QUYỀN NĂM 2018 CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM



THÀNH TÍCH VI PHẠM  NHÂN QUYỀN NĂM 2018  CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM

Thiện Ý

 Thông thường khi nói đến thành tích là nói đến thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi xấu sa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ mà gọi là thành tích là trái luận lý. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề “Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2018 của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam” là cưỡng từ đọat lý?
      
Xin thưa, phải dùng cụm từ có tính “Cưỡng từ dọat lý” như vậy mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam với một nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản luôn làm những điều nghịch lý, trái với luận thường đạo lý bao đời của tổ tiên và nhân loại văn minh. Vì thông thường, tự do và nhân quyền là một quyền tự nhiên bất khả phân (có con người là phải có tự do, nhân quyền) và bất khả xâm phạm (không ai kể cả nhà cầm quyền được vi phạm). Vì thiếu tự do “con người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật…”(*). Thế nhưng đối với các chế  độ độc tài nói chung, độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam nói riêng, thì nhân quyền lại là một ân huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân nào chỉ biết phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào của nhà cầm quyền, dù đúng hay sai; nếu ai chống lại sẽ bị các công cụ bảo vệ chế độ như quân đội, công an, tòa án, nhà tù, pháp trường trấn áp thẳng tay.Vì vậy đảng và nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã có một định nghĩa về nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ quát ở các nước tự do dân chủ trên thế giới. Và vì vậy vi phạm nhân quyền đã là thành tích của chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt nam một cách nghịch lý là như thế.

Vậy thì thành tích vi phạm nhân quyền nổi bật năm 2018 vừa qua của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam là gì?

Theo nhận định tổng quát chung của các nhà đấu tranh cho dân chủ, giới truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, thì năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về “thành tích” vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với hàng trăm người bất đồng chính kiến bị bắt, nhiều người bị án tù cao hơn trước nhiều so với hai năm trước 2017 và 2018. Trong khi các nhà tranh đấu luôn bị nhân viên an ninh hành hung, sách nhiễu đủ điều; phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam tiếp tục bị đàn áp một cách khốc liệt, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm trầm trọng.

Thật vậy, người ta ghi nhận từ đầu năm 2018, diễn ra những vụ xử án nhắm vào các nhà hoạt động và đấu tranh, điển hình như vụ xét xử ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An với mức án lên đến 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Kế đến là hàng loạt các thành viên của Hội Anh em Dân chủ như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội, với mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam, 17 năm quản chế.
Theo 88 Project, một tổ chức phi lợi nhuận về nhân quyền của Hoa Kỳ, cho biết có đến 103 nhà hoạt động bị bắt, 120 nhà hoạt động bị xử án tù trong 2018, nặng hơn và nhiều hơn so với năm 2017. Trong số 120 người bị kết án, có 11 người bị án tù từ 10 đến 14 năm, có hai người bị kết án 15 đến 19 năm tù.Còn người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Người Bảo vệ Nhân quyền, cho VOA biết:“Trong năm 2018, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam bắt giữ 26 nhà hoạt động và kết án 39 nhà hoạt động, với tổng mức án lên đến 294,5 năm tù và 66 năm quản chế. Con số này chưa kể đến hàng trăm người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình giữa tháng 6 phản đối Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu kinh tế”.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 16/12, trong một báo cáo đệ trình đã nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm quyền tự do báo chí, tôn giáo, xã hội dân sự, hội đoàn độc lập, tra tấn trong tù…HRW lên án chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo một cách ôn hòa.
Phúc trình hàng năm mới của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam nằm trong số những nước kết án tù nhiều nhà báo nhất trong bối cảnh có hơn 250 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới trong năm 2018.Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đã kết án tù 11 nhà báo, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017. Theo thống kê của của CPJ, hồi năm ngoái có 10 nhà báo bị đưa vào sau song sắt của các nhà tù ở Việt Nam và tất cả những người này đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’.Việt Nam đứng thứ 6 trên danh sách những nước kết án tù nhiều nhất đối với những người làm truyền thông trong năm qua. Đứng đầu danh sách mà CPJ công bố hôm 13/12 là Thổ Nhĩ Kỳ với 68 nhà báo. Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng của Việt Nam, đứng thứ hai với 47 nhà báo bị bỏ tù…

Ở Việt Nam, nhà báo bị kết án tù gần đây nhất là ông Đỗ Công Đương, một người làm truyền thông độc lập. Ông Đương nhận bản án 9 năm tù về nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật hình sự. Nhà báo tự do này đã sử dụng Facebook và một số trang mạng khác để nói về những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở thị xã Từ Sơn, Hà Nội.

Trước đó vào tháng 7, một nhà báo tự do và là cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, ông Lê Anh Hùng, cũng bị chính quyền Hà Nội bắt giữ với những cáo buộc tương tự. Trước khi bị bắt, ông Hùng, cũng là một thành viên của Hội nhà báo Độc lập, viết một số bài bình luận về Luật An ninh mạng - một bộ luật gây tranh cãi vì được cho là sẽ trao cho nhà nước thêm nhiều quyền lực để kiểm soát và khống chế tự do ngôn luận trên mạng internet.
.
Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội hãy hủy bỏ bản án đối với nhà báo và nhà hoạt động Công Đương, và thả blogger Anh Hùng ngay lập tức. Và rằng
Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo,” .

Ngoài các nhà báo, nhiều tù nhân lương tâm cũng bị kết án tù ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.

Thực tế quả đúng như những nhận định trên của các giới. Thế nhưng nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam thực tế đã ngày càng tỏ ra cao ngạo, coi thường nhân dân và dám thách thức cộng luận quốc tế bằng các hành động bắt giam tràn lan và kết án nặng nề các nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền tại Việt Nam. Vì sao?

Như chúng tôi đã lên tiếng nhiều lần, mọi sự tố cáo, lên án suông của quốc tế về các hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không đi kèm các biện pháp chế tài hữu hiệu, thì nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam vẫn cứ coi thường. Tuy nhiên trong quá khứ, các chính quyền Hoa Kỳ tiền nhiệm trên nguyên tắc vẫn đặt nặng vấn đề nhân quyền trong quan hệ đối tác làm ăn với Việt Nam, nên ít nhiều cũng hạn chế số lượng và cường độ các vụ vi phạm nhân quyền của nhà đương quyền cộng đảng Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam các nhà dân chủ đấu tranh cho nhân quyền vì thực tế nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, chứ không phải trông chờ quốc tế hổ trợ mới đấu tranh. Thành ra sự gia tăng đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền trong nước, nếu có gây thêm khó khăn, gian khổ cho họ, song tuyệt đối nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ không thể tiêu diệt được ý chí và quyết tâm đấu tranh đến cùng cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước của họ.

Trong bài viết “khai bút” đầu năm này, người viết xin cầu chúc các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam cầm tù hay sẽ bị cầm tù: Một Năm Mới 2019 sức khỏe dồi dào, ý chí, nghị lực kiên cường, góp phần sớm đưa Việt Nam đến chế độ dân chủ pháp trị; để mọi tầng lới nhân dân Việt Nam sớm được sống trong “Tự do, Ấm no, Hạnh phúc” thực sự; với các dân quyền, nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ và hành xử; tạo tiền đề cho đất nước phát triển toàn diện đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại. Đồng thời, để nhân dân Việt Nam có được sức mạnh tổng hợp đủ thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thiện Ý
Houston, ngày Mùng  2 Tết Dương lịch 2019

(*)Trích “Tuyên ngôn Nhân quyền Việt Nam 1977”

THÂN PHẬN NGHIỆT NGÃ CỦA TRÍ THỨC TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.



THÂN PHẬN NGHIỆT NGÃ CỦA TRÍ THỨC TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Thiện Ý.

Trong bữa ăn họp mặt hậu Lễ Tạ Ơn 2018 (Thankgiving Day) ở Hoa Kỳ trưa Chủ nhật 25-11-2018 tại nhà luật sư Ngô H. L. ở Houston, anh em có nhắc đến bài viết “Vai trò của trí thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của người viết mới đăng trên mục “Diễn đàn” của VOA. Nhân dịp này luật sư L. có đề cập đến gia đình người cháu gái họ Ngô điển hình là một gia đình trí thức xã hội chủ nghĩa từ đầu đến chân. Sau đó kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời gian chuân của cặp vợ chồng gốc bác sĩ tốt nghiệp ở Liên Xô này, trước khi đến và lập nghiệp ở Đức. Hiện cặp vợ chồng này đã bỏ nghề y từ lâu, và có việc làm mới chẳng liên quan gì đến việc học hành và làm việc tại Liên Xô.
Bài viết này chỉ là sự tường thuật lại một chuyên thật đời người của một cặp vợ chồng trí thức XHCN, tiêu biểu cho “Thân phận nghiệt ngã của trí thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nói chung.
I/- THÂN PHẬN NGHIỆT NGÃ  CỦA CẶP VỢ CHỒNG TRÍ THỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Theo lời kề của luật sư L. thì sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, dòng tộc họ Ngô kẻ ở lại, người di cư vào Miền Nam. Cha của người cháu gái là anh họ của luật sư L. Người anh này khi đó là một trí thức tiểu tư sản, đã chọn ở lại Miền Bắc, có lẽ vì lúc đó người anh không muốn rời bỏ sản nghiệp gia đình là nhiều căn nhà cho thuê ở Hà Nội, để di cư vào Miền Nam. Và cũng có lẽ ông không biết rằng dưới chế độ cộng sản hay xã hội chủ nghĩa sau này, những căn nhà cho thuê ấy cũng không còn giữ được làm phương tiện giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản là người thuê ?
Quả vậy, sau khi “tiếp thu” Hà Nội, Ông Hồ Chí Minh và đảng CS VN đã áp đặt chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn Miền Bắc. Nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa Miền Bắc đã nhanh chóng phát động và tiến hành công cuộc cải tạo toàn diện các giai cấp đối kháng với chủ nghĩa xã hội. Song song với việc cải tạo nông nghiệp qua các cuộc đấu tố dã man “long trời lở đất” những người bị quy kết là giai cấp“địa chủ, cường hào, ác bá” ở nông thôn; là cải tạo công, thương nghiệp, tư bản tư doanh triệt để ở các thành thị. Trong đợt cải tạo này, gia đình người anh họ Ngô với luật sư L. mất các căn nhà cho thuê. Cá nhân người anh thì thuộc diện gốc “trí thức tiểu tư sản” và “tư bản dân tộc” (khác với tư sản mại bản dính dáng với nước ngoài) không thuộc đối tượng kết nạp vào đảng cộng sản để tiến thân.
Phần cháu gái Ngô T. N. sinh năm 1965 là sinh trong chế độ XHCN nên được đào tạo từ đầu đến chân để trở thành trí thức xã hội chủ nghĩa theo đúng tiêu chuẩn của “Đảng và Nhà nước ta” là phải “vừa hồng, vừa chuyên”.Nghĩa là cũng từng là “cháu ngoan Bác Hồ” cá nhân tiên tiến hay xuất sắc khi sinh hoạt Đoàn đội trong nhà trường và sau cùng cũng được kết nạp vào đảng CSVN. Nhờ thành tích sinh hoạt đoàn đội và học văn hóa giỏi nên đã được Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho du học Liên Xô về ngành y 7 năm tại Đại học ở Mat-Xcơ-va (Moscow). Trong thời gian học tập cháu đã gặp người chồng tương lai, cùng học chung trường, nhờ có gốc là gia đình liệt sĩ, học giỏi, thành tích hoạt động đảng đoàn tốt. Sau khi cả hai tốt nghiệp bác sĩ y khoa đã trở thành vợ chồng khi về nước.
Thời gian đầu cả hai đều được tạm tuyển làm việc ở Bệnh viện của nhà nước tại Hà Nội, để sau một thời gian sẽ được xét cho vào biên chế công nhân viên nhà nước. Sau khi nhận việc, có người đánh tiếng muốn chạy vào biên chế thì phải chấp nhận quà cáp tương đương với tiền lương 3 năm làm việc. Nghe vậy hai vợ chồng vốn được học tập ở Liên Xô “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” không khỏi kinh ngạc vì nó trái với “lý tưởng cộng sản” và “lời dạy của Bác Hồ”, trái với tinh thần “Chí công, vô tư của một đảng viên cộng sản chân chính”. Trong lòng cảm thấy bất bình và cố nén sự phẫn nộ, chỉ nhỏ nhẹ hỏi lại người môi giới đáng tuổi cha chú mình, rằng “Nếu chúng cháu đồng ý, thì gia đình chúng cháu trong ba năm đi làm sống bằng gì ạ?” Người môi giới trả lời tỉnh bơ “Thì sống bằng “phong bì” của bệnh nhân, có khi còn hậu hĩnh hơn cả lương lậu nữa các cháu à!”. Sau đó, cả hai tham khảo với bố mẹ vợ và mẹ chồng (bố chồng là liệt sĩ đã chết trong cuộc chiến). Người cha vợ (cha của cháu T.N.) thì chỉ nói tùy các con. Còn hai bà mẹ đều khuyên các con dâu rể nên chấp nhận.Vì thời buổi đâu cũng thế cả. Người ta nói sao mình làm vậy vẫn tốt hơn, nếu không thì hậu quả khó lường; có thể là phải rất lâu mới được xét cho vào biên chế hoặc không bao giờ nếu bị sa thải vì nhiều lý do. Thực tế quả không sai, khi hai vợ chồng đã không tìm gặp lại người môi giới để nhờ vả, nên coi như không chấp nhận gợi ý của người này. Thế là sau hai năm làm việc trong chế độ tạm tuyển tại Bệnh viện Hà Nội, cả hai vợ chồng bác sĩ này đều mất việc với lý do rất mơ hồ.
Sau khi mất việc, phải kiếm sống, nhờ vốn liếng tiếng Nga, người chồng đã liên lạc và được một tàu của Liên Xô cho đi lậu qua lãnh thổ Nga. Nơi đây, không thể xin hành nghề y dù có văn bằng tốt nghiệp bác sĩ của đại học y Liên Xô, do sống bất hợp pháp. Anh cháu xoay qua nghề buôn bán. Theo đó, anh mua những mặt hàng của Liên Xô có giá được ưa chuộng tại Việt Nam gửi về cho vợ đem đi tiêu thụ; rồi vợ mua gửi lại  một số mặt hàng Việt Nam có giá bên đất Liên Xô. Một thời gian sau, bạn bè cháu T. N. cảnh giác là vợ chồng trẻ xa nhau nguy hiểm lắm, có thể mất chồng như chơi. Thế là cháu N. ôm con, tìm cách “vượt biên” qua Liên Xô và đã gặp lại chồng ở đây. Sống lây lất ở nhiều nơi, hai vợ chống cháu cuối cùng đã liên lạc với bạn bè đang sống ở Mat-Xcơ-va để sau đó đến sống với họ ở khu vực tập trung người Việt mà hầu hết thuộc thành phần đi du học, trao đổi lao động, công tác đã trốn ở lại sống bất hợp pháp, làm nghề buôn bán chợ trời và các nghề linh tinh khác làm kế sinh nhai. Sau một thời gian sống cực khổ, khó khăn ở đây, vào năm 1989 khi hay tin “Bức tường Berlin sụp đổ”, nước Đức thống nhất với sự ưu thắng của chế độ Dân chủ tư bản Tây Đức đối với chế độ độc tài cộng sản Đông Đức, hai vợ chồng đã tìm cách “vượt biên’ lần thứ hai để vào đất Ba Lan - nước giáp ranh Liên Xô mà chế độ xã hội chủ nghĩa lúc ấy cũng mới sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu - rồi từ Ba Lan chạy qua nước Đức thống nhất. Nhờ Trời các cuộc vượt biên đều thành công để sau cùng hai vợ chồng cùng một đứa con gái nhỏ đã đến được thành phố Stuttgart của nước Cộng hòa Liên bang Đức sau khi thống nhất. Hai năm sau vào năm 1992, vợ chồng và con gái đã được chính quyền Đức chấp nhận tư cách thường trú nhân. An tâm hai vợ chồng quyết định sinh thêm đứa con thứ hai. Giờ đây, vào năm 2018 cuộc sống gia đình vợ chồng người cháu gái họ Ngô của luật sư L. đã ổn định. Chồng trở thành Mục sư Tin Lành. Vợ là nhân viên của một cơ sở bách hóa. Hai người con nay đã lớn khôn, đều tốt nghiệp đại học Stuttgart và có công ăn việc làm tại hai công ty lớn của Đức.
Luật sư L. cho hay là trong kỳ hè vừa qua đã đi một vòng thăm anh em con cháu dòng họ Ngô ở Đức và Tiệp Khắc, một trong các nước cộng sản Đông Âu cũ đã sụp đổ.
II/- NHẬN ĐỊNH.
Qua câu chuyện thật đời người trên đây, chúng tối có một vài nhận định như sau:
1.- Quãng đời chuân chuyên của cặp vợ chồng bác sĩ, cháu của luật sư L. đã cho thấy một điển hình thân phận nghiệt ngã của những trí thức sinh trước hay sinh sau ngày đảng CSVN cướp được chính quyền trên một nửa nước Miền Bắc sau Hiệp định Genève 1954, áp đặt chế đô độc tài toàn trị XHCN.Nghĩa là dù trí thức cũ hay mới, dù có “vừa hồng, vừa chuyên” cũng không tránh được số phận bi thảm nếu không tuân phục chế độ, chấp nhận sống theo qui luật vận hành tiêu cực của cái gọi là “ chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt”.
Theo cô cháu gái nói với luật sư L. thì vợ chồng cô đã tránh được số phận nghiệt ngã, nếu như ngày ấy chấp nhận lời đề nghị của người môi giới mất 3 năm lương (theo qui luật vận hành tiêu cực xã hội) như vợ chồng hai người bạn cùng học ở Liên Xô, cùng về nước, đã chấp nhận; thì vợ chồng cô cháu gái đã được vào biên chế như họ và trở nên giầu có, danh vọng lên như diều gặp gió. Vì sau đó, vợ chồng người bạn, nhờ chức quyền, đã làm giầu rất nhanh trên quan lộ - dù bất chính, bất lương – để có được đời sống vinh thân, phì gia, cho được các con đi du học nước ngoài. Nhưng cô cháu nói, chúng cháu không hề ân hận về sự lựa chọn này. Vì thực tế hiện nay, hai người bạn chấp nhận theo qui luật XHCN lúc bấy giờ, nay lại phải sống xa các con đi du học nước ngoài, lấy vợ lấy chồng ở lại các nước sở tại. Trong khi vợ chồng người bạn thì không thể rời xa đất nước mà phải giữ lòng trung kiên với “Đảng takhông thể sốngôm chân đế quốcđược. Trong khi gia đình cháu thì đoàn tụ ở một đất nước văn minh, tự do dân chủ, nhiều cơ hội thăng tiến; cha mẹ,vợ chồng, con cái đều sống đoàn tụ, nên chưa biết ai hạnh phúc hơn ai. Phải không ạ?
2.- Tất cả những trí thức trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ là nạn nhân của lịch sử, “thời thế, thế thời phải thế”, phải chấp nhận và có cách xử thế khác nhau để tồn tại vì cuộc sống cá nhân và gia đình. Thiết tưởng, người bàng quan nên cảm thông, trân quý những trí thức xã hội chủ nghĩa “phản tỉnh” dù sớm hay muộn; mà không nên chủ quan kết án nặng nề, như một số ý kiến phản hồi dưới bài viết mới đây của chúng tôi về “Vai trò của tri thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”đăng tải nơi mục “Diễn Đàn” của VOA  (Xin đọc giả vào xem).
Chúng tôi nghĩ, mọi người nên đặt mình vào hoàn cảnh chẳng đặng đừng của những trí thức hay những người theo đảng CS, buộc lòng phải phục vụ chế độ, vì hoàn cảnh phải sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, không có cơ hội chọn lựa khác hơn,  để cảm thông, thán phục sự chịu đựng của họ; dù từ lâu họ cũng biết được những sai trái của chế độ; biết sự hiện thực chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng (lý tưởng thì cao đẹp, nhưng tuyệt đối không thể, không bao giờ thực hiện được). Thế nhưng họ vẫn phải nhẫn nhục sống một thời gian lâu dài dưới chế độ này. Điển hình trường hợp của tôi, trước khi Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, khi đó cha tôi (Giáo Tiến) đang hoạt động chống Pháp trong phong trào công nhân ở đồn điền Cao su Hớn Quản, Quản Lợi ở Miền Nam, viết thư về nói mẹ con tôi cứ ở lại Miền Bắc đợi cha tôi trở về, vì “nước nhà sắp độc lập”. Nếu giả như mẹ tôi nghe lời, ở lại Miền Bắc không đem tôi di cư vào Miền Nam, thì sau đó chắc là tôi cũng được giáo dục học tập để trở thành một trí thức xã hội chủ nghĩa như bao người. Trong hoàn cảnh này, tôi cũng phải sống trong chế đô XHCN, phải chọn lựa theo hai cách ứng xử khác nhau như giữa hai cặp vợ chồng bác sĩ cùng tốt nghiệp ở Liên Xô trong câu chuyển kể, phải không ạ?
3.- Khi chúng tôi ngồi viết bài này, thì tin truyền thông cho hay, Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm thứ Bảy 24-11-2018, đã nói về Giáo sư Chu Hảo, một trí thức lớn XHCN và là một trong những trí thức công thần của chế độ bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng. Ông nói đây là một biện pháp cần thiết để chống lại quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” gây nguy hại cho an ninh chính trị đất nước. Và rằng hình thức kỷ luật này là để “cứu muôn người.”. Người viết muốn đưa ra vài nhận xét rằng Ông Tổng Trọng nói đúng mà không đúng. Vì sao?
Ông Tổng Trọng nói đúng là việc khai trừ Giáo sư Chu Hảo khỏi đảng là biện pháp cần thiết để chống lại quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” đang ngày càng lan rộng trong nội bộ “Đảng ta” nhất là giới trí thức, không phải mới đây mà đã từ lâu rồi. Chẳng qua vì muốn bảo vệ cuộc sống trước cường quyền, họ phải cam chịu “giả mù sa mưa”, “giả câm giả điếc” để qua cầu thế thôi!
Và rằng hình thức kỷ luật này là để “cứu muôn người” cũng đúng luôn. Nhưng phải hiểu “cứu muôn người” ở đây không phải là cứu nhân dân, mà là cứu “muôn người đảng viên cộng sản chí cốt”.Nghĩa là “muôn người” mà ông Tổng Trọng muốn cứu chỉ là thiểu số “muôn người” trong số 4 triệu đảng viên CS trên danh nghĩa” còn gắn bó với ông tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà chính ông cũng hoài nghi đến cuối Thế kỷ này không biết đã có xã hội chủ nghĩa hay chưa.
Trong khi đa số hàng triêu đảng viên CS, hàng đầu là các trí thức đảng viên CS như giáo sư Chủ Hảo, thì từ lâu đã hoài nghi về sự hiện thực chủ nghĩa xã hội, đã “phản tỉnh” mà còn giấu mặt (vì quyền lợi và an toàn cá nhân, gia đình trong cuộc sống…), đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Trong thâm  tâm họ đang đồng cảm với 90 triệu nhân dân trong nước và người Việt hải ngoại về kết cuộc tiến trình “tự diễn biến” ấy sẽ giết chết “muôn người” (là đảng viên CS ngoan cố như Ông) mà ông muốn cứu cũng không cứu được đâu. Chính kết cuộc này sẽ cứu hàng triệu nhân dân Việt Nam thoát ách độc tài toàn trị cộng sản để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, tái lập quyền làm chủ thật sự của nhân dân, vốn bị đảng CSVN tước đoạt và chà đạp trong nhiều thập niên qua.
III/- KẾT LUẠN.
Xin được lưu ý Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tiến trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa là một tiến trình có thật, đã và đang diễn ra và không thể đảo ngược; với kết cuộc đã là một tất yếu, không thể cưỡng lại được đâu. Vì nó phù hợp với xu thế thời đại và chiếu hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, đáp ứng đúng nguyện vọng thiết tha bao lâu nay của tuyệt đại đa số quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Người dân tự hỏi, năm nay Ông Tổng đã 74 tuổi (tuổi con khỉ 1944, hơn tôi 1 tuổi 1945 là tuổi con gà), cái tuổi “gần đất xa trời”cả rồi. Thử hỏi liệu ông Tổng còn thời gian bao lâu nữa (trước khi đi gặp Bác Hồ và các cụ tổ Mác-Lê) để mà chống đỡ cho sự tồn tại của một chế độ xã hội chủ nghĩa không tưởng, lỗi thời, đã sụp đổ hầu hết trên hành tinh này; trong đó có “tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” đã phải chuyển đổi hòa bình qua chế độ dân chủ pháp trị  gần 3 thập niên rồi (1991- 2018) . Ông Tổng có thấy không, mà sao vẫn còn ngoan cố bám lấy “cái vỏ xã hội chủ nghĩa không tưởng” lâu quá vậy, thưa Ông Tổng?
Thiện Ý
Houston, 9-12-2018