THÀNH TÍCH VI PHẠM NHÂN QUYỀN NĂM 2018 CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM
Thiện Ý
Thông thường khi nói đến thành tích là nói đến
thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi xấu
sa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ mà gọi là thành tích là trái luận
lý. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề “Thành
tích vi phạm nhân quyền năm 2018 của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam” là
cưỡng từ đọat lý?
Xin
thưa, phải dùng cụm từ có tính “Cưỡng từ
dọat lý” như vậy mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam với một
nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản luôn làm những điều nghịch lý, trái với
luận thường đạo lý bao đời của tổ tiên và nhân loại văn minh. Vì thông thường,
tự do và nhân quyền là một quyền tự nhiên bất khả phân (có con người là phải có tự do, nhân quyền) và bất khả xâm phạm (không ai kể cả nhà cầm quyền được vi phạm).
Vì thiếu tự do “con người sẽ sống trong
lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật…”(*). Thế nhưng
đối với các chế độ độc tài nói chung,
độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam nói riêng, thì nhân quyền lại là một ân
huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân nào chỉ biết phục tùng bất cứ mệnh
lệnh nào của nhà cầm quyền, dù đúng hay sai; nếu ai chống lại sẽ bị các công cụ
bảo vệ chế độ như quân đội, công an, tòa án, nhà tù, pháp trường trấn áp thẳng
tay.Vì vậy đảng và nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã có một định nghĩa về
nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ quát ở các nước tự do
dân chủ trên thế giới. Và vì vậy vi phạm nhân quyền đã là thành tích của chế độ
độc tài toàn trị cộng sản tại Việt nam một cách nghịch lý là như thế.
Vậy thì thành tích vi phạm nhân quyền nổi
bật năm 2018 vừa qua của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam là gì?
Theo nhận định tổng quát chung của các
nhà đấu tranh cho dân chủ, giới truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền
quốc tế, thì năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về “thành tích” vi phạm nhân quyền
ở Việt Nam, với hàng trăm người bất
đồng chính kiến bị bắt, nhiều người bị án tù cao hơn trước nhiều so với hai năm
trước 2017 và 2018. Trong khi các nhà tranh đấu luôn bị nhân viên an ninh hành
hung, sách nhiễu đủ điều; phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam tiếp tục bị
đàn áp một cách khốc liệt, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm trầm trọng.
Thật vậy, người ta ghi nhận từ đầu năm
2018, diễn ra những vụ xử án nhắm vào các nhà hoạt động và đấu tranh, điển hình như vụ xét xử ông Lê Đình Lượng tại Nghệ
An với mức án lên đến 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Kế đến là hàng loạt các
thành viên của Hội Anh em Dân chủ như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn
Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội, với mức án
tổng cộng lên đến 66 năm tù giam, 17 năm quản chế.
Theo 88 Project,
một tổ chức phi lợi nhuận về nhân quyền
của Hoa Kỳ, cho biết có đến 103 nhà hoạt động bị bắt, 120 nhà hoạt động bị
xử án tù trong 2018, nặng hơn và nhiều hơn so với năm 2017. Trong số 120 người
bị kết án, có 11 người bị án tù từ 10 đến 14 năm, có hai người bị kết án 15 đến
19 năm tù.Còn người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Người Bảo vệ Nhân quyền, cho
VOA biết:“Trong năm 2018, theo thống kê
của Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam bắt giữ 26 nhà hoạt động và kết án 39 nhà
hoạt động, với tổng mức án lên đến 294,5 năm tù và 66 năm quản chế. Con số này
chưa kể đến hàng trăm người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình giữa tháng 6
phản đối Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu kinh tế”.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 16/12, trong một báo cáo đệ
trình đã nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm quyền tự do báo
chí, tôn giáo, xã hội dân sự, hội đoàn độc lập, tra tấn trong tù…HRW lên án
chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động
chính trị và tôn giáo một cách ôn hòa.
Phúc trình hàng năm mới của Ủy ban Bảo
vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam nằm trong số những nước kết án tù nhiều nhà báo nhất trong
bối cảnh có hơn 250 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới trong năm 2018.Trong
năm qua, chính quyền Hà Nội đã kết án tù 11 nhà báo, cao hơn số người bị kết án
trong năm 2017. Theo thống kê của của CPJ, hồi năm ngoái có 10 nhà báo bị đưa
vào sau song sắt của các nhà tù ở Việt Nam và tất cả những người này đều bị kết
án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’.Việt
Nam đứng thứ 6 trên danh sách những nước kết án tù nhiều nhất đối với những
người làm truyền thông trong năm qua. Đứng đầu danh sách mà CPJ công bố hôm
13/12 là Thổ Nhĩ Kỳ với 68 nhà báo. Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng
của Việt Nam,
đứng thứ hai với 47 nhà báo bị bỏ tù…
Ở Việt Nam, nhà báo bị kết án tù gần đây
nhất là ông Đỗ Công Đương, một người
làm truyền thông độc lập. Ông Đương nhận bản án 9 năm tù về nhiều tội danh khác
nhau trong đó có tội “lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật hình
sự. Nhà báo tự do này đã sử dụng Facebook và một số trang mạng khác để nói về
những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở thị xã Từ Sơn, Hà Nội.
Trước đó vào tháng 7, một nhà báo tự do
và là cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, ông Lê Anh Hùng, cũng bị chính quyền Hà Nội bắt giữ với những cáo
buộc tương tự. Trước khi bị bắt, ông Hùng, cũng là một thành viên của Hội nhà
báo Độc lập, viết một số bài bình luận về Luật An ninh mạng - một bộ luật gây
tranh cãi vì được cho là sẽ trao cho nhà nước thêm nhiều quyền lực để kiểm soát
và khống chế tự do ngôn luận trên mạng internet.
.
Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ
ở Đông Nam Á đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội hãy hủy bỏ bản án đối với
nhà báo và nhà hoạt động Công Đương, và thả blogger Anh Hùng ngay lập tức. Và rằng
“Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách
nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải
ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo,” .
Ngoài các nhà báo, nhiều tù nhân lương
tâm cũng bị kết án tù ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng
100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Thực tế quả đúng như những nhận định trên của các giới. Thế nhưng nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam thực tế đã ngày càng tỏ ra cao ngạo, coi thường nhân dân và dám thách thức cộng luận quốc tế bằng các hành động bắt giam tràn lan và kết án nặng nề các nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền tại Việt Nam. Vì sao?
Như chúng tôi đã lên tiếng nhiều lần, mọi sự tố cáo, lên án suông của quốc tế về các hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không đi kèm các biện pháp chế tài hữu hiệu, thì nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam vẫn cứ coi thường. Tuy nhiên trong quá khứ, các chính quyền Hoa Kỳ tiền nhiệm trên nguyên tắc vẫn đặt nặng vấn đề nhân quyền trong quan hệ đối tác làm ăn với Việt Nam, nên ít nhiều cũng hạn chế số lượng và cường độ các vụ vi phạm nhân quyền của nhà đương quyền cộng đảng Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam các nhà dân chủ đấu tranh cho nhân quyền vì thực tế nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, chứ không phải trông chờ quốc tế hổ trợ mới đấu tranh. Thành ra sự gia tăng đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền trong nước, nếu có gây thêm khó khăn, gian khổ cho họ, song tuyệt đối nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ không thể tiêu diệt được ý chí và quyết tâm đấu tranh đến cùng cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước của họ.
Trong bài viết “khai bút” đầu năm này,
người viết xin cầu chúc các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị nhà
cầm quyền cộng đảng Việt Nam cầm tù hay sẽ bị cầm tù: Một Năm Mới 2019 sức khỏe dồi dào, ý chí, nghị lực
kiên cường, góp phần sớm đưa Việt Nam đến chế độ dân chủ pháp trị; để mọi tầng
lới nhân dân Việt Nam sớm được sống trong “Tự do, Ấm no, Hạnh phúc” thực sự; với
các dân quyền, nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ và hành xử; tạo tiền đề cho
đất nước phát triển toàn diện đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà
tiến hóa chung của nhân loại. Đồng thời, để nhân dân Việt Nam có được sức mạnh tổng hợp đủ thế lực đập tan
cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân
tộc và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Thiện Ý
Houston, ngày Mùng 2 Tết Dương lịch 2019
(*)Trích “Tuyên ngôn Nhân quyền Việt Nam 1977”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.