Biểu tình khác bạo loạn, dân chủ khác vô chính phủ.
Thiện Ý.
Nhà
cầm quyền của chế độ độc tài đảng trị CS tại Việt Nam bao lâu nay, đã bác đoạt
hay hạn chế tối đa các quyền dân sinh, dân chủ, trong đó có quyền biểu tình.
Nhà cầm quyền VC nại cớ cần sự ổn định chính trị để xây dựng và phát triển kinh
tế, làm cho dân giầu nước mạnh trước đã.Chính vì thế mà quyền biểu tình hiến
định ghi trong điều 25 Hiến pháp hiện hành nhà cầm quyền CSVN đã cố tình trì
hoãn ban hành Luật biểu tình kéo dài gần 10 năm qua, kể từ khi khởi động việc
soạn thảo Dư luật biểu tình (2011-2020).
Thế
nhưng thực tế trong các nước có chế độ dân chủ pháp trị, quyền biểu tình luôn
được ghi trong Hiến pháp như là một trong những quyền căn bản của công dân.Trên
thực tế, dù có Luật biểu tình hay không, người dân vẫn có quyền tổ chức và tham
gia biểu tình hợp pháp căn cứ trên Hiến pháp.Luật hóa chẳng qua chỉ là chi tiết
hóa việc thực hiện quyền biểu tình sao cho cả người dân lẫn cơ quan thực thi
pháp luật không vi phạm pháp luật. Chẳng hạn tại Hoa Kỳ không có Luật biểu
tình, nhưng bao lâu nay người dân Hoa Kỳ vẫn biểu tình như cơm bữa trên thực
tế. Người dân biểu tình chỉ cần tuân thủ những quy định của chính quyền chức
năng địa phương liên quan đến những giới hạn không thể vượt qua của người biểu
tình và quyền hạn của cơ quan chức năng xử lý các vi phạm của người biểu tình
.Vì đây là quyền hiến định được ghi trong Tu chính án số 1của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Điển
hình mới nhất là cao trào biểu tình đòi công lý cho một nghi can (dùng tiền giả) người Mỹ gốc da đen tên
Goerge Floyd, 46 tuổi đã bị nhân viên công lực đè cổ bắt giữ quá đà đến tử
vong. Mặc dầu việc cảnh sát gây ra cái chết cho nạn nhân này đã bị sa thải lập
tức, bắt giam và truy tố ra tòa về tội ngộ sát. Thế nhưng nhiều cuộc biểu tình
đã nổ ra nhiều tuần nay, ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ, với sự tham gia
đông đảo của hàng chục ngàn người biểu tình.Một số cuộc biểu tình đã biến thành
bạo động, dẫn đến hành động vượt quá giới hạn quyền biểu tình, vi phạm pháp
luật, như đốt phá, cướp bóc công sản
cũng như tư sản. Những hành vi phạm pháp này tất nhiên sẽ bị trừng phạt theo
luật.Đây là những hành động phạm pháp quả tang, nhân viên công lực có quyền bắt
giam tại chỗ.Nhưng do tình hình căng thẳng không thể bắt giam ngay tại hiện
trường cơ quan công lực có thể bắt giam và truy tố sau đó những kẻ biểu tình vi
phạm pháp luật, dựa trên các bằng chứng xác thực (như hình ảnh các máy thâu hình ghi được, nhân chứng, vật chứng…).
Để
phân biệt biểu tình hợp pháp và những hành động phạm pháp khi biểu tình, chúng
tôi lần lượt trình bày một số vấn đề sau đây:
- Biểu tình là gì?
- Biểu tình khác bạo loạn thế nào?
- Dân chủ khác vô chính phủ ra sao?
I/-
Biểu tình là gì?
1.- Ý nghĩa chung của từ ngữ biểu tình
và cuộc biểu tình.
Theo Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh
Nghị do Nhà Sách Khai Trí ấn hành tại Sài Gòn năm 1967, định nghĩa
biểu tình là ‘bày tỏ tình ý, yêu sách gì’. ‘Cuộc Biểu Tình’ là cuộc tụ
tập công khai của nhiều người muốn bày tỏ một ý muốn, một ý kiến,
hoặc một yêu sách chính trị hoặc xã hội.
Trên
thực tế Biểu tình được hiểu là hành động tập hợp đông người, có tổ chức hay
tự phát và được diễn ra tại nơi công cộng (trên
đường phố, quảng trường, công viên, vườn hoa …) với mục đích là bộc lộ thái
độ của người đi biểu tình đối với một vấn đề đang xảy ra trong đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội ở tầm quốc tế, khu vực, quốc gia hoặc hẹp hơn là một vấn
đề chỉ liên quan đến cộng đồng địa phương người đang thực hiện biểu tình
2.- Vậy mục đích các cuộc biểu tình hiện
nay tại Hoa Kỳ là gì?
Dường như các cuộc biểu tình đều có mục tiêu tổng
quát là đòi công lý cho nạn nhân George Floyd, một nghi can gốc da đen bị cảnh
sát da trắng dùng đầu gói đè cổ quá lâu nghet thở chết và bị suy đoán là do kỳ
thị chủng tộc.Nội dung biểu tình đòi công lý ở đây có thể quy vào 2 mục tiêu cụ
thể sau đây:
(1)- Lên án và đòi hỏi bồi thường thiệt hại
nhân mạng và phải xử lý nghiêm minh hành vi bạo hành của viên cảnh sát trực
tiếp và 3 đồng nghiệp gián tiếp gây ra cái chết cho nghi phạm George Floyd nạn
nhân da đen gốc Châu Phi.
(2)-Đòi các lực lượng cảnh sát phải chấm dứt
những hành động bạo lực trấn áp tàn nhẫn, quá đáng mang tính kỳ thị chủng tộc.
* Nhận định:
Theo nhận định của chúng tôi thì, những mục
đích nêu trên của các cuộc biểu tình hiện nay tại Hoa Kỳ sau cái chết của một
nghi phạm gốc Châu Phi, thực tế đều đã được đáp ứng, song các cuộc biểu tình
vẫn tiếp diễn, gia tăng mức độ và cường độ. Vì sao?
(1)- Thật vậy, thực tế, các viên chức chỉ huy ngành cảnh sát cũng đã
nhận trách nhiệm và các viên chức chính
quyền dân cử cũng như công cử Liên Bang cũng như tiểu bang đều lên tiếng không
tán đồng hành động bạo lực quá đà của cảnh sát. Đồng thời đơn vị cảnh sát địa
phương xẩy ra vụ việc cũng đã ra quyết định rất sớm, sa thải,truy tố ra tòa bốn
cảnh sát liên quan đến cái chết của G. Floyd, chánh phạm cũng như tòng phạm.
Còn tiền bồi thường thì đã vượt quá sự mong đợi của thân nhân về tiền bạc (nguyên tiền lạc quyên đóng góp của bá tánh
lên đến hàng chục triệu). Nạn nhân G. Floyd, một nghi phạm (dùng tiền giả) có nhiều tiền án trộm
cắp, gian lận, nay đã được mai táng trong quan tài thượng hạng, một đám tang có
đông người tham dự và được vinh danh như một vĩ nhân, hay anh hùng tử đạo (vì được coi là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc).Đây
là một ngịch lý song là một thực tế đã xẩy ra.
(2)- Về đòi hỏi cảnh sát chấm dứt bạo hành tàn nhẫn do động cơ kỳ thị
chủng tộc, khi bắt giữ các nghi phạm
gốc Châu phi tương tự như vụ G. Floyd.
Thực
tế, không cần đòi hỏi thì trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai cảnh sát
các cấp Liên bang cũng như tiểu bang Hoa Kỳ đều bắt buộc phải làm, đã cố gắng
làm.Bởi vì nạn kỳ thị chủng tộc đã chấm dứt từ lâu trên bình diện pháp lý cũng
như thực thi.
Trên bình diện pháp lý, luật pháp Hoa Kỳ
nghiêm cấm và chế tài mọi hành vi biểu hiện kỳ thị chủng tộc.Trên bình diện thực tế cũng từ lâu thể hiện sự sống
chung hài hòa giữa người Mỹ da trắng với người mỹ da màu nói chung, gốc Châu
Phi nói riêng. Người Mỹ da trắng hay da màu đều được đối xử bình đẳng về quyền
lợi, nghĩa vụ, có cơ hội đồng đều để thăng tiến theo năng lực và ý chí phấn đấu
cá nhân.Đối với sắc dân da đỏ, vốn là thổ dân trên đất nước này, còn có chế độ
đãi ngộ đặc biệt suốt đời…Nhờ đó mới có nhiều nhân vật da màu gốc Châu Phi cũng
như nhiều sắc dân thiểu số khác, đã nổi bất tài năng, mọi mặt sinh hoạt chính
trị, văn hóa, xã hội, nghệ thuật. Tiêu biểu như quốc
gia vinh danh nhà đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen Mục sư Martin
Luther King Jr. bằng một ngày lễ nghỉ quốc gia hành năm, cựu ngoại trưởng
Condolezza Rice , vua nhạc Rock Micheal Jackson, v.v…và hai nhân vật vượt đến
đỉnh cao danh vọng: Đại tướng Colin Powell và Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama…Hiển
nhiên đây là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài của người Mỹ gốc Châu
Phi chiếm số đông so với các sắc dân da màu khác tại hợp chu3nh quốc Hoa Kỳ này.
Tất
nhiên, trên thực tế tuy luật cấm kỳ thị chủng tộc đã được thực thi phổ quát,
song về mặt tâm lý chủ quan và cách cư xử cá nhân đó đây vẫn còn những hiện
tượng cá biệt mang tính kỳ thị là điều khó tránh khỏi.Vì thế, trong quá khứ xa
gần đã xảy ra nhiều vụ cảnh sát da trắng vì vô tình hay bị suy đoán là cố ý gây
ra những cái chết hay thiệt hại gì cho một hay nhiều người Mỹ gốc Phi Châu, đã
dẫn đến các cuộc biểu tình, trong đó cũng từng có các cuộc biểu tình dẫn đến
bạo động, đốt phá, cướp bóc của các phần tử xấu, băng đảng tội phạm lợi dụng
thời cơ kéo dài nhiều tuần lễ gây thiệt hại nặng nề cho công sản và tư sản.
(3)- Vì sao các cuộc biểu tình chống kỳ
thị chủng tộc hiện tại vẫn chưa chấm dứt
khi các yêu sách hầu như đều được đáp ứng?
Những
người chống đối Tổng Thống Trump thì cho rằng vì Tổng thống Trump là một thương
gia thành đạt trên lãnh vực thương trường, nhưng thiếu kinh nghiệm trên chính
trường (vì chưa từng nắm chức vụ công cử
hay công cử nào trong guồng máy côn quyền quốc gia) nên đã tỏ ra lung túng
trong việc đối phó với cao trào biểu tình. Thế nhưng những người ủng hộ Tổng
Thống Trump thì phản bác cho đây là sự bịa đặt vì động cơ chính trị của phe đối
lập tìm cách hạ uy tín TT. Trump để kiếm phiếu trong cuộc bầu cử vào đầu tháng
11 năm nay.Thậm chí có chính trị gia đối lập đã hạ thấp nhân cách, khi quỳ gối
trước đám biểu tình để mong các cử tri gốc Phi Châu thương mà bỏ phiếu cho.Thế
nhưng, với TT. Trump, những người ủng hộ cho rằng, mặc dầu thiếu kinh nghiệm về
chính quyền, nhưng với một dàn cố vấn thượng thặng bao quanh và tài quyết đoán cá
nhân, sẽ giúp Tổng Thống giải quyết vấn đề biểu tính chống kỳ thị chủng tộc
hiện nay một cách hữu hiệu, kịp thời.
Theo
nhận định của chúng tôi, không hẳn là như vậy, Tổng thống nào cũng không thể
giải quyết nhanh gọn các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề kỳ thị chủng tộc.
Nhất là cách giải quyết các cuộc biểu tình trong chế độ dân chủ pháp trị như
Hoa Kỳ (Thượng tôn luật pháp, giải quyết
biểu tình theo trình tự pháp luật Tiểu bang, Liên bang…), khác các chế độ
độc tài (đàn áp biểu tình bằng bạo lực…).
Vì nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình xuất pháp từ định kiến kỳ thị
chủng tộc vận còn nặng mặc cảm trong đầu nhiều người Mỹ gốc Phi Châu đã trở
thành phản ứng nhậy cảm. Do đó,các cuộc biểu tình sau cái chết của G. Floyd thường
kéo dài một thời gian nhất định như các cuộc biểu tình tương tự trước đây.Thực
tế đã không dẫn đến các cuộc biểu tình, bạo động, cướp phá nghiêm trọng, nếu
những cái chết tương tự của nạn nhân không phải là người da màu gốc Châu Phi;
hay các nhân viên cảnh sát gây ra cái chết cho nạn nhân là người da màu, không
phải là da trắng. Trong trường hợp này, chỉ cần chế tài nhân viên cảnh sát có
lỗi theo luật và bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân là xong.
Thành
ra, cái chết của George Floyd gốc Châu
Phi trong hiện vụ, có thể chưa phải là nạn nhân cuối cùng và cao trào biểu tình
hiện nay có chấm dứt, vẫn chưa thể đưa đến chấm dứt vĩnh viễn được vấn nạn kỳ
thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Có chăng là tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ
trên thực tế sẽ ngày một cải thiện giảm dần mà thôi. Vì đây là vấn đề nhậy cảm
trong xã hội Hoa Kỳ, đã đụng chạm đến vấn nạn ‘kỳ thị chủng tộc’ mang tính lịch
sử chế độ buôn bán nô lệ xa xưa và thực tế tiềm ẩn từ lâu trong lòng quốc gia
Hoa Kỳ.
II/- Biểu tình khác bạo loạn.
1.- Biểu tình là một quyền Hiến định.
Tại các nước có chế độ dân chủ pháp trị bậc
nhất như Hoa Kỳ, biểu tình là một trong những dân quyền cơ bản của công dân và
là một quyền Hiến định được tôn trọng, bảo vệ và hành xử.Quyền biểu tình được
xác lập tại Tu chính án số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Mặc dầu không có
Luật biểu tình để chi tiết hóa quyền biểu tình ghi trong Hiến pháp; nhưng trên
thực tế, người dân Hoa Kỳ vẫn có quyền tự do biểu tình rộng rãi, chỉ cần tuân
thủ những quy định của các cơ quan chức năng giữ an ninh trật tự công cộng. Nghĩa là việc biểu tình để thực thi Tu
Chính Án Số 1 cần tuân theo các qui tắc về trật tự công cộng. Thông thường
cơ quan cảnh sát địa phương (thành phố,
quận, huyện, v.v...) phụ trách việc bảo đảm an toàn trật tự công cộng,
trong đó có các hoạt động biểu tình.
Biểu
tình cá nhân hay tập thể nếu diễn ra ôn hòa, theo đúng qui định của pháp luật
là những hoạt động hợp pháp. Cảnh sát, cơ quan công lực phải tôn trọng, bảo vệ,
giữ gìn an ninh trật tự trong suốt thời gian ở các nơi các cuộc biểu tình diễn
ta (công viên, đường phố…).
2.- Bạo loạn là hành vi phạm pháp.
Nhưng
nếu biểu tình biến thành bạo loạn như đập phá,cướp bóc tài sản công hay tư,
chiếm giữ công hay tư sở, chống lại, sát hại, gây thương tích cho nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ giữ an ninh
trật tự công cộng…đều là những hành vi phạm pháp, phải bị chế tài theo luật.
(1)- Chẳng hạn, trong cao trào biểu tình sau cái chết
của nghi phạm da màu G.Floyd do cảnh sát da trắng gây ra, một số cuộc biểu tình
đã diễn ra hợp pháp, theo đúng pháp luật.Tiêu biểu như cuộc biểu tình ngày
2-6-2020 của 60.000 người tại Houston, thành phố chúng tôi đang sống (mà chúng tôi đã tường thuật trong bài: Một
ngày ‘đổ mồ hôi nhưng không đổ một giọt máu’).Nhưng cũng có nhiều cuộc biểu
tình biến thành bạo loạn do một số phần tử bất hảo lợi dụng tình hình đập phá,
cướp của giết người, chống lại gây thương tích hay tử vong cho một số nhân viên
cộng lực thi hành nhiệm vụ (như ở
Minopolis, tiểu bang Minisota và vài nơi khác…). Thậm chí, lợi dụng các
cuộc biểu tình, có kẻ còn đập phá các tượng đài mang ý nghĩa và giá trị lịch sử
từ thời lập quốc Hoa Kỳ (như ở thành phố Porland, Tiểu bang Origon và nhiều
nơi khác…) , chỉ vì những nhân vật lịch sử này có liên hệ ít nhiều đến chế
độ nô lệ xa xưa liên quan đến tổ tiên của những người Mỹ gốc Phi Châu ngày nay.
Mặc dầu những nhân vật lịch sử này cũng làm nhiều điều tốt đẹp cho việc giải
phóng người nô lệ (tiêu biểu như TT.
Abraham Lihncold…). Nhất là tượng đài của các vị khai quốc công thần có
công rất lớn cho sự phát triển hưng thịnh của quốc gia Hoa Kỳ từ thời lập quốc
(như TT. G. Washington, Thomas
Jackson..).Một nhóm biểu tình khác đã lập khu tự trị, đốt cờ Mỹ như ở Washington State…. Tất cả những hành động bạo loạn
này đã gây thiệt hại rất lớn về vật chất cũng như tinh thần của đất nước và gây
bất bình đến phẫn nộ trong quảng đại quần chúng nhân dân Hoa Kỳ.
III.- Dân chủ khác vô chính phủ.
1.- Dân chủ là người dân làm chủ đất
nước, làm chủ bản thân và làm chủ xã hội của mình.
Quyền làm chủ được thể hiện qua các quyền
dân chủ, dân sinh, dân quyền và nhân quyền phải được nhà cầm quyền (chính quyền hành pháp) tôn trọng, bảo
vệ và hành xử theo đúng Hiến pháp và
pháp luật; do quốc hội lập hiến và quốc hội lập pháp, những đại diện dân cử
làm ra theo đúng ý nguyện của nhân dân, vì lợi ích cộng đồng các sắc dân sống
chung…
Trong chế độ dân chủ pháp trị Hoa Kỳ, (cũng như các chế độ dân chủ pháp trị khác
nói chung) cả chính quyền và nhân dân đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, mọi vi phạm đều bị chế tài theo luật.Đó là dân chủ.
2.- Vô chính phủ là khi người dân không tôn
trọng và chấp hành luật pháp quốc gia,
không tôn trọng quyền thi hành pháp luật của chính phủ, chống lại nhân viên
công lực khi thi hành nhiệm vụ, tự chiếm giữ một phần lãnh thổ quốc gia khỏi
quyền cai trị của chính phủ (Như khu tự
trị của những người biểu tình ở Seatle, Tiểu bang Washinton State…)
Trước
tình trạng vô chính phủ này, có người thắc mắc, đôi chút ngạc nhiên, rằng chính
phủ một nước dân chủ giầu mạnh vào bậc nhất như Hoa Kỳ mà tại sao lại để tình
trạng vô chính phủ tồn tại cả mấy tuần
qua? Sao không dùng lực lượng quân đội, cảnh sát chấm dứt nhanh gọn tình trạng bạo
loạn,vô chính phủ như vậy?
Theo
nhận định của chúng tôi, chính vì Hoa Kỳ là một nước dân chủ pháp trị mẫu mực, nên
mới có các hành xử khác với các chế độ độc tài các kiểu, nhất là kiểu độc tài
cộng sản sắt máu thường dùng biện pháp mạnh đàn áp biểu tình.(như vụ nhà cầm quyền Trung Cộng đàn áp đẫm
máu cuộc biểu tình Thiên An Môn ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1989)
Vì
là chế độ dân chủ pháp trị mẫu mực, nên mọi hành vi ứng xử của chính phủ phải
hết sức cẩn trọng theo trình từ của pháp luật:
(1)-Tôn trọng phân quyền giữa chính phủ Liên
Bang với Tiểu bang, Tiểu bang không làm hay có yêu cầu chính phủ Liên bang mới
hành động.
(2) Thượng tôn pháp luật, không đàn áp biểu
tình mà tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của đa số người tham gia biểu tình.
Do đó cần có thời gian tách ra (bắt nguội)
một số ít những kẻ lợi dụng biểu tình phạm pháp để chế tài theo luật,
(3) Chưa có luật thì không thể chế tài. Cụ
thể là hành động đập phá các tượng đài lịch sử hay đốt cờ Hoa Kỳ. Vì theo
nguyên tắc pháp lý “những gì luật không
cấm, người dân có quyền làm”. Do đó, Hoa Kỳ chưa có luật cấm, đập phá tương
đài, đốt cờ, nên mới đây Tổng thống D. Trump mới ký Sắc lệnh hành pháp để quy
định tội danh và chế tài hai tội danh này có tính hồi tố mà hình phạt có thể
lên tới 10 năm tù.
Thế
nhưng, điều quan trọng là mặc dầu tình trạng vô chính phủ ở vài nơi kéo dài, nhưng
thực tế chứng tỏ nền chính trị Hoa Kỳ vẫn ổn định, vững vàng, thể hiện tính ưu
việt của nền dân chủ pháp trị Hoa Kỳ.
Thiện Ý
Houston, ngày
26-6-2020.