Khai
bút đầu năm:
Thành
tích vi phạm nhân quyền năm 2020 tại Việt Nam.
Thiện
Ý
-
Tại sao vi phạm nhân quyền lại gọi là
thành tích?
-
Thành tích ấy được ghi nhận và đánh giá thế
nào?
Đó
là nội dung bài viết và thuyết trình này.
I/-
Vì sao vi phạm nhân quyền lại là thành tích?
Thông thường khi nói đến thành tích là nói
đến thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi
xấu xa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ mà gọi là thành tích là trái
luận lý thông thường. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề “Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2020 tại Việt Nam” là cưỡng từ đoạt lý?
Xin thưa, phải dùng cụm từ có tính “Cưỡng từ đoạt lý”
như vậy, mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam; với một nhà cầm
quyền độc tài toàn trị của một chế độ “Đỏ
vỏ (cộng sản) Xanh lòng (Tư bản)”, luôn làm những điều nghịch lý, trái với
luận lý và đạo lý bao đời của tổ tiên và
văn minh thời đại. Vì thông thường, tự
do và nhân quyền là một quyền tự nhiên bất khả phân (có con người là phải có tự do, nhân quyền) và bất khả xâm phạm (không ai kể cả nhà cầm quyền được vi phạm). Vì thiếu tự do “con
người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật…”(*).
Thế nhưng đối với
các chế độ độc tài nói chung, độc tài toàn trị độc đảng tại Việt Nam nói riêng,
thì nhân quyền lại là một ân huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân nào
chỉ biết phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào của nhà cầm quyền, dù đúng hay sai. Nếu
ai chống lại sẽ bị các công cụ bảo vệ chế độ như quân đội, công an, tòa án, nhà
tù, pháp trường trấn áp thẳng tay. Vì vậy đảng và nhà đương quyền Việt Nam đã
có một định nghĩa về nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ
quát ở các nước văn minh có chế độ tự do dân chủ trên thế giới. Và vì vậy vi
phạm nhân quyền đã là thành tích của chế độ độc tài toàn trị tại Việt nam một
cách nghịch lý, có tính cưỡng từ đoạt lý
là như thế.
Vậy thì thành tích
vi phạm nhân quyền nổi bật năm 2020 vừa qua của nhà đương quyền Việt Nam thế
nào?
II/-
Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2020 tại Việt Nam.
Một cách tổng quát, nhà
đương quyền Việt Nam trong năm 2020 đã lập ‘thành tích xuất sắc’ về vi phạm các
quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền.Thành tích vi phạm này đã được công luận quốc
tế và quốc nội ghi nhận và đánh giá như sau:
1.-Thành
tích xâm hại quyền an ninh và an toàn pháp lý của công dân.
Ủy ban nhân quyền Liên
Hiệp Quốc đánh giá
Việt Nam thuộc diện ‘đáng lo ngại’ về đe dọa và trả thù giới hoạt động cho nhân quyền.
Theo thông cáo báo chí của Văn
phòng Nhân quyền LHQ đưa ra tại kỳ
họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 30/9/2020, Việt Nam nằm
trong số 45 quốc gia có tình trạng bị đe dọa và trả thù.
Trong kỳ họp này, bà Ilze
Brands Kehris, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Nhân quyền, đã trình
bày báo cáo về đe dọa và trả thù năm nay, nói rằng Việt Nam nằm
trong số các nước “có tình trạng vi phạm đáng lo ngại và kéo dài trong nhiều năm”.
Tính về số trường hợp bị đe dọa và
trả thù trong báo cáo năm nay, Việt Nam
có 16 trường hợp, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo tổ chức
BPSOS.
Vẫn theo BPSOS, trong số 16
trường hợp ở Việt Nam, 12 trường hợp là “thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền" đã tham gia hoặc cố gắng tham gia hội nghị quốc tế thường
niên năm 2019 tại Bangkok về Tự do Tôn giáo hay Đức tin
ở Đông Nam Á, bao gồm hội thoại và huấn luyện bởi Văn
phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR).
Trước phiên thảo luận của Hội đồng
Nhân quyền LHQ trong kỳ họp 45 diễn ra
từ ngày 14/9 đến 6/10, hội đồng
này đã công bố bản báo cáo năm 2020 về các hồ sơ bị nhà
cầm quyền hăm doạ và trả thù tại Việt Nam. Theo đó có ít nhất 16 trường hợp
liên quan đến việc chính quyền giam cầm,
thu giữ giấy tờ tùy thân, thẩm vấn hoặc theo dõi từ năm
2019. Trong năm nay đã có khoảng 30 nhà hoạt động bị bắt và bị kết án
cùng với 29 người khiếu kiện đất đai ở xã Đồng Tâm, Hà Nội.
2.-Thành tích xâm hại các quyền tự do ngôn luận được coi
là hàng đầu trong số hàng trăm vi phạm dân quyền và nhân quyền.
Việt Nam được coi
là một trong số những quốc gia có nhiều hạn chế về quyền tự do
báo chí khi bị tổ
chức Phóng viên không biên giới (RSF)
xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia
trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2020.
Năm cơ quan
độc lập của LHQ vừa công bố văn thư chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc bốn
thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và hai thành viên thuộc Nhà
xuất bản Tự Do bị chính quyền bắt giữ, sách nhiễu.Văn thư được
công bố hôm 17/11/2020 cho biết các cơ quan
thuộc LHQ đã chất vấn chính phủ Việt Nam
về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến các
các thành viên Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu
Minh Tuấn, Lê Anh Hùng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
(IJAVN), và Phạm Đoan Trang và ông Hồ Sỹ Quyết của Nhà xuất bản Tự Do
(LPH).
Các cơ quan
LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam cung cấp
thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số
thông tin khác có liên quan đến các cá nhân, tổ chức trên.
Văn thư có
đoạn viết: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc báo cáo tội phạm hóa, sách nhiễu và đe dọa các nhà báo,
nhân viên hoặc những người ủng hộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà xuất bản Tự do, cũng như việc các thành viên
trong gia đình họ bị đe dọa.”, Và rằng“Những cá nhân này bị nhắm đến chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người,”. Văn thư của LHQ viết tiếp:
“Chúng tôi bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục sử dụng biện pháp giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và thường là giam giữ mà không cho gia
đình hay luật sư thăm gặp, hoặc giam giữ cưỡng bức về tinh thần, dựa trên các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như Điều 117 (Tuyên truyền chống Nhà nước), dường như được sử dụng chống lại những cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do biểu lộ và truyền đạt thông tin,” …
Sau đây
là một số thành tích vi phạm quyền tự do ngôn luận điển hình tại Việt Nam trong
năm 2020.
(1)-Nhà thơ – nhà văn bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 69 tuổi, bị bắt từ tháng 4/2020 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân” theo Điều 109 Bộ Luật
Hình sự 2015 và đã bị kết án nhiều năm tù vào ngày 30/11 /2020. Tất cả chỉ vì các hoạt động thể hiện
quyền tự do ngôn luận.Thực tế, ông đã viết
hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn
tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt
Nam. Là một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt
Nam, ông từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An.
Trước đây, Ông từng bị kết án
3 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào năm 2009. Sau khi ra tù vào tháng 4/2013,
ông Thạch cùng các ông Nguyễn Văn Đài, Nguyễn
Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Tuyển thành lập “Hội Anh em Dân chủ” và ông Thạch được phân công giữ chức vụ “Trưởng đại diện miền Trung”.
Hôm 25/11/2020, Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi nhà đương quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo trạng đối với nhà thơ – nhà văn bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch và
yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức.
Ông John Sifton, Giám đốc
châu Á của HRW nói trong thông cáo: “Chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch vì những việc làm của ông nhằm thúc đẩy nhân quyền và công lý, nên
họ đã quy kết các hành vi thực thi quyền tự do ngôn luận của ông là tội hình sự”.Và rằng “Các tòa án Việt Nam đáng lẽ phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác, chứ không phải để củng cố địa vị độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản”.
HRW cho biết suốt thời
gian từ khi bị bắt giam mãi cho đến ngày 5/11, cơ quan
chức năng Việt Nam mới cho
ông Thạch gặp luật sư bào chữa và lúc đó cũng chỉ cho gặp dưới sự giám
sát của công an.
(2)Nhà báo độc
lập Phạm Chí Dũng đối mặt án tù 10-20 năm, khẳng định ‘không vi phạm pháp luật’.
Viện Kiểm sát tòa án thành phố Hồ Chí Minh vừa
chính thức đưa ra cáo trạng đối với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khiến ông
có thể bị hình phạt tù
từ 10 đến 20 năm, nhưng
ông vẫn khẳng định rằng ông “không vi phạm
pháp luật”.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng,từng là cán bộ ban
tuyên giáo thành ủy đảng CSVN/TPHCM, đã xin ra
khỏi đảng cách nay đã lâu.
Ông là sáng lập và là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam
(IJAV); đồng thời là một cộng tác viên thường xuyên của
VOA. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt ngày 21/11/2019, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Luật sư Nguyễn Văn
Miếng, người bào chữa cho nhà báo Phạm Chí Dũng, cho VOA biết sau
gần một năm bị bắt giam,lần đầu tiên được phép tiếp xúc
với thân chủ, hôm 10/11 tại trại
giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Luật sư Miếng nói:
“Chiều ngày 10/11/2020, tôi có vào tiếp xúc với ông Phạm Chí Dũng. Trong
lúc làm việc với ông Phạm Chí Dũng có đại diện của Viện Kiểm sát là ông Đào
Công Lữ đến để giao cáo trạng. Cáo trạng dài 12 trang
ra ngày 10/11.
“Ông Phạm Chí Dũng nhận cáo trạng và ghi vào giấy nhận cáo trạng rằng: ‘Tôi không vi
phạm pháp luật Việt Nam’ và ông ký
tên.”.
Luật sư Nguyễn Văn
Miếng cho VOA biết thêm “Sau đó ông Phạm Chí Dũng có nói
với tôi rằng trong tất cả các bản cung của ông hoàn toàn không có chữ ký, và nếu nơi nào có chữ ký thì ông có
ghi dòng “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam,””
Kể từ khi bị bắt vào
tháng 11/2019 cho đến nay, đây là lần đầu tiên ông Phạm Chí Dũng được tiếp xúc
với luật sư, và gia đình ông
vẫn không được thăm gặp.
Luật sư Miếng
nói:
“Trên tinh thần là ông Dũng không nhận tội, ông nói rằng những việc ông làm thì ông
nhận – tức ông nhận hành vi, nhưng truy tố ông phạm tội theo Điều 117, khoản 2, với mức án từ 10 năm đến 20 năm tù, thì
ông không đồng ý.
“Tôi nói với ông Dũng rằng ông bị truy tố theo khoản 2, ông nói lại là “Họ truy tố mình khoản mấy chẳng được.”
(3)- Nhà báo độc
lập Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội IJAVN, cùng
chung cáo trạng với ông Phạm Chí Dũng. Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, bị bắt vào tháng 5/2020, và nhà báo độc lập Lê
Hữu Minh Tuấn, bị bắt vào tháng 6/2020.
Bà Phạm Thị Lân,
vợ của ông Nguyễn Tường Thụy cho VOA biết:
“Tôi vẫn chưa được gặp anh ấy. Đã có bản cáo trạng rồi, nhưng tôi vẫn chưa được xem qua. Chỉ có luật sư được gặp anh ấy thôi.
“Tôi nghĩ
rằng chồng tôi vô tội và chồng tôi không vi
phạm bất cứ điều nào mà pháp luật Việt Nam quy định. Giả sử, chồng tôi có viết những bài báo như thế thì cũng chỉ là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà pháp luật Việt Nam đã quy định.”
Bà Phạm Thị Lân
cho VOA biết thêm, rằng bà rất trân trọng sự quan
tâm của LHQ và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chất vấn chính phủ Việt Nam về việc các
thành viên của IJAVN, trong đó có chồng bà, bị bắt bớ và
sách nhiễu.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã lên lịch
xử nhà báo độc lập hạm Chí Dũng và những người khác có liên quan vào ngày hôm
nay ( 5- 1-2021).
(4)- Blogger Nguyễn Văn Lâm hôm 6/11 đã bị Công an tỉnh Nghệ An bắt để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật
hình sự 2015.
Đài truyền
hình tỉnh Nghệ An loan tin rằng ông Nguyễn Văn
Lâm, người dùng Facebook với tên “Lâm Thời,”
đã “đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung vi phạm pháp luật,” cụ thể là có 35 bài “có
nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, chính quyền và nhiều cơ quan nhà nước; đồng thời kích động các tầng lớp nhân dân chống Đảng, Nhà nước.”
Thế nhưng tất cả các hoạt động cua Blogger
Nguyễn Văn Lâm bị nhà cầm quyền Việt Nam kết tội, đã xâm phạm trắng trợn quyền
tự do ngôn luận của người dân.
(4)- Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, một blogger và là nhà
đối lập nổi bật trong nước, bị công
an Việt Nam bắt tạm giam hôm 10/6/2020 tại TPHCM để điều tra
về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” với mức án
có thể lên tới 20 năm tù (theo
điều 88 Bộ Luật hình sự 1999 và điều 117 Bộ Luật hình sự 2015 )và hiện bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra.
Thế nhưng nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang
bị bắt cầm tù chỉ vì các hoạt động thể hiện các dân quyền và nhân quyền căn
bản. Bà Trang là tác giả của nhiều cuốn sách mà chính quyền Việt Nam
cấm xuất bản và lưu hành; trong đó có “Chính trị bình dân” và
“Phản kháng phi bạo lực.” Được biết, trước khi bị bắt không lâu, bà Trang đã trao cho Lãnh sự quán
Mỹ ở TPHCM bản “Báo cáo Đồng Tâm” mà bà là đồng
tác giả với ông Will Nguyễn, một nhà tranh đấu cho
Việt Nam từng bị chính quyền truy tố về tội
“gây rối trật tự công cộng” do tham gia biểu tình ở
TPHCM, trong đó viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân làng Đồng
Tâm hồi đầu năm nay do tranh chấp đất đai.
Tổ chức Phóng viên không Biên giới
(RSF) gọi nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, một
blogger là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do thông tin ở Việt Nam”.
(5)- Nhà
văn Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, đã bị chuyển từ trại tạm giam sang bệnh viện tâm thần.
Nhà văn Phạm
Thành, tên đầy đủ là Phạm Chí Thành, 68 tuổi, bị bắt vào ngày 21/5/2020 với cáo
buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình Sự năm 2015. Ông bị bắt chỉ vài tháng sau khi viết sách chỉ
trích Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng...
(6)- Blogger Lê Anh Hùng bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày
5/7/2018 theo Điều 331
Bộ Luật Hình Sự với tội danh “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Cho đến nay đã hơn hai năm nhưng chưa có
tòa án nào đưa ông Hùng ra xét xử. Gia đình của nhà báo tự do Lê Anh Hùng cho biết
trong thời bị giam giữ ông bị công an Hà Nội cưỡng bức điều trị bệnh tâm thần mặc dù
sức khỏe của ông bình thường.
(7)- Nhà hoạt động Nguyễn Trung Lĩnh bị bí mật kết tội và tuyên án 12 năm tù
Nhà cầm quyền Việt Nam đã kết tội nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân,” theo điều 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015. Tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) cho biết đã được gia đình báo tin, vào tháng
7/2020, Ông Lĩnh bị bí mật tuyên án 12 năm tù.
(8)- Thành tích kiểm soát, ngăn chặn và gỡ bỏ các thông tin trên
mạng bị cho là “xấu, độc”.
Theo
đòi hỏi của nhà cầm quyền
Việt Nam, chỉ riêng Facebook
đã gỡ đến 2.311 bài viết, tăng 400% so với cả năm
ngoái, tính đến ngày 10/11 . Văn bản của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) cho biết thêm,290 tài khoản bị cho là “giả mạo cá nhân, tổ chức tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam” cũng đã bị xoá bỏ cùng
với 154 fanpage đăng thông tin bị coi là “sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân”.
Riêng với
Google, tính đến ngày 10/11, trang YouTube của tập
đoàn này theo lệnh của nhà
cầm quyền Việt Nam, đã ngăn chặn và
gỡ bỏ đến 29.009 video clip bị cho
là vi phạm luật pháp Việt Nam và xoá 24 kênh YouTube “phản động” thường
đăng nội dung “chống phá chế độ, chống
phá Đảng, Nhà nước”. Theo Bộ TTTT
Việt Nam, mỗi kênh trong số này có hàng nghìn video và tỷ lệ gỡ chặn của
YouTube là 87%.
Ngoài ra, cơ quan
quản lý truyền thông trong năm qua cũng “chủ động chặn kỹ thuật”
trên không gian mạng. Số trang web và blog đã bị chặn lên đến
1.714 trang “với hàng chục ngàn bài viết”, vẫn
theo văn bản của Bộ
TTTT.
Facebook và YouTube là hai trang mạng xã
hội có số lượng người sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Mỗi nền tảng hiện có trên 60 triệu người sử dụng, chiếm khoảng
2/3 dân số. Chính vì vậy, việc kiểm soát các trang mạng xã
hội có trụ sở tại Mỹ này vẫn là mục tiêu nhiều năm nay của nhà
cầm quyền Việt Nam.
Hôm 2/12, Tổ chức Ân
xá Quốc tế công bố báo cáo dài 78 trang, trong đó cáo buộc Facebook
và Google đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt tiếng
nói bất đồng để có thể được tiếp tục hoạt động tại thị trường tiềm năng này.
2.-Thành tích xâm hại quyền khiếu tố, an toàn pháp lý của công dân.
Điển
hình là Vụ án Đồng Tâm vào đầu năm 2020,với những bản án nặng nề (2 án tử hình, một chung thân và nhiều án tù
lên đến hàng chục năm tù).Các bản án này đã áp đặt cho những nông dân, chỉ
vì khiếu kiện đòi công nhận quyền sử dựng đất đai. Thế nhưng đã bị nhà cầm
quyền gài thế biến thành bị can trong một vụ án hình sự để có cớ đàn áp, tiêu
diệt nguyên vọng chính đáng và hợp pháp của nông dân xã Đồng Tâm gần Hà Nội,
Miền Bắc Việt Nam.
Công an gài thế bằng môt cuộc hành quân quy
mô lên đến hàng ngàn bộ đội công an võ trang, tấn công ‘thần tốc, bất ngờ’,vào
ban đêm. Cuộc hành quân này đã sát hại ông Lê Đình Kình,một đảng viên gần 60
năm tuổi đảng,trên 80 tuổi đời, được coi là người lãnh đạo tinh thần của cuộc
khiếu kiện đất đai đã kéo dài nhiều năm.Đồng thời dẫn đến cái chết cho 3 sĩ
quan công an, rồi quy trách và kết 2 án tử hình, một án chung thân cho con và cháu
của ông Lê Đình Kình nạn nhân bị sát hại.
Vụ án Đồng Tâm đã gây
chấn động, bất bình, phẫn nộ và bị lên án của công luận trong nước và quốc tế.
Hôm 14/10/20, ba Dân biểu Liên
bang Hoa Kỳ Harley Rouda, Alan Lowenthal, Lou Correa dẫn đầu
cùng 12 đồng viện khác bày tỏ lo ngại sâu
sắc về những phản ứng đầy bạo lực, cũng như bản án hà khắc của
chính quyền Việt Nam đối với vụ tranh chấp đất đai ở Đồng
Tâm, theo báo Người Việt và Việt Báo.
Trong bức thư được văn
phòng Dân biểu Harley Rouda công bố cho báo giới,
các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải nhanh chóng đặt vấn đề với
chính quyền Hà Nội, và yêu cầu cung cấp cho
Quốc hội Hoa Kỳ thông tin cập nhật về vấn đề này.
Nhận định về phiên xử và bản án
vào tháng trước (1/9/20), bức thư viết: “Chủ tọa phiên tòa bác yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa. Các luật sư bào chữa cũng phản đối trước tòa rằng thời gian dành cho họ tại tòa để giải quyết vụ án đã bị cắt ngắn đáng kể.”
Kèm theo bức thư, các
Dân biểu Hoa Kỳ còn gửi cho Ngoại trưởng
Pompeo Báo cáo Đồng Tâm của đồng
tác giả Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn. “Bà Phạm Đoan Trang bị bắt hôm 6/10, chỉ vài giờ sau khi kết thúc Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ, cũng vì vai trò
của bà trong việc viết nên Báo cáo này,” các Dân biểu viết.
Cuối thư, các Dân biểu yêu
cầu Ngoại Trưởng Pompeo buộc
chính quyền Việt Nam điều tra về cái chết của ông Lê Đình Kình, cũng như yêu
cầu Bộ Ngoại Giao đặt vấn đề về vụ án Đồng Tâm trong các cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ-Việt; đồng thời bày
tỏ cam kết của Hoa Kỳ về các quyền cơ bản của con người,
bao gồm quyền xét xử công bằng, thượng tôn pháp luật, và quyền biểu đạt
chính kiến.
3.-
Thành tích vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhà
cầm quyền Việt Nam.
Liên minh Bảo vệ Tự do
Quốc tế (ADF
International) và Uỷ ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS) trong một thư chung thảo ra
với với 16 cá nhân và tổ chức tôn giáo ban đầu ký
tên, kêu gọi sự chú ý của Hoa Kỳ tới tình cảnh của
hàng chục nghìn người Hmong và người Thượng
theo đạo Tin lành ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam
bị áp bức và ngược đãi vì niềm tin tôn giáo của họ.
Bức thư cho biết, Việt Nam
trong hàng thập kỷ qua đã liên tục ngăn cản, trừng phạt, trả thù,
bắt bớ, bỏ tù rất nhiều những người Hmong, người Tây Nguyên chỉ vì họ có
niềm tin tôn giáo không được sự cho phép của
chính quyền.
Báo cáo Tình hình Tự do
Tôn giáo Thế giới 2020 của Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế được
công bố hôm 28/4/2020
cho biết quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn
trọng.
Báo cáo đơn cử trường hợp Mục sư Tin
lành A Đảo thuộc Giáo hội Tin Lành Montagnard không được Nhà
nước Việt Nam công nhận và nhà hoạt động
tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Hòa Hảo, đang bị
chính quyền Việt Nam giam cầm.
Vào tháng 8/2016, mục sư A Đảo
tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo - Tín ngưỡng Đông Nam Á tại
Đông Timor. Khi trở về, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ông
và tuyên án 5 năm tù vào ngày 28/4/2017 với cáo buộc “Tổ chức người
khác trốn đi nước ngoài,” theo điều 275 của Bộ Luật
Hình sự.
III/- Thay lời kết.
Nhìn chung thành tích vi phạm nhân quyền của
nhà cầm quyền Việt Nam năm 2020 và trước đó, đều thuộc phạm trù các quyền dân
chủ, dân sinh, nhân quyền; nhưng đã bị hình sự hóa.Điển hình được nêu ra trong
bài viết này là các bloggers,nhà thơ –
nhà văn, nhà báo bất đồng chính kiến như Trần Đức Thạch, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn,Nguyễn
Văn Lâm, Phạm Đoan Trang... Tất cả đều bị kết tội chỉ vì họ đã có những hoạt
động thể hiện các quyền hiến định: tự do tư tưởng, ngôn luận, truyền thông, báo
chí trên mạng và thực địa. Hay như mục sư A Đảo, tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Bắc
Truyển….đã thể hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; hoặc nông dân Đồng Tâm và
các vụ khiếu kiện dân oan, là thực hiện quyền khiếu tố, khiếu nại luật định, để
đòi hỏi các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công dân. Vì thế hầu hết các thành tích vi phạm nhân
quyền của nhà cầm quyền Việt Nam đều dựa trên các điều khoản của bộ luật hình
sự hiện hành như, như Điều 109, 117, 88 Bộ Luật
Hình sự 2015.…Đúng như văn thư ngày 17/9/2020 của Liên Hiệp Quốc chất vấn chính
phủ Việt Nam nhận định, rằng “Những cá nhân này dường như bị nhắm đến vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người”
Thiết tưởng sau hơn 45 năm nắm quyền độc tôn,
đã đến lúc đảng và nhà đương quyền Việt
Nam cần chấm dứt hình sự hóa các hoạt động đấu tranh ôn hòa của những người bất
đồng chính kiến.Thay vì tìm cách bắt bớ, giam cầm đầy ải những người đấu tranh
vì dân chủ này, thì nhà cầm quyền hãy tạo điều kiện cho sự hình thành những
tiếng nói phản biện mang tính đối lập xây dựng; tạo tiền đề cho sự hình thành
một cơ chế quân bình quyền lực của một chế độ dân chủ pháp trị đích thực sẽ
hình thành ở cuối tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.Một tiến trình đã diễn ra tích
cực, tịnh tiến trên 25 năm qua (1995-2020)
kể từ khi Việt Nam ‘mở cửa’ làm ăn
với thế giới văn minh. Chiều hướng tốt đẹp này được nhiều người ghi nhận đã và
đang có sự góp phần chủ động của đảng cầm quyền; được thể hiện qua việc ngày
càng trao trả nhiều quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền cho người dân, dù còn
nhiều hạn chế.
Tại sao đảng CSVN đã cầm quyền độc tôn, độc tài trong nhiều
thập niên qua, nay đang ở thế vững mạnh, lại sợ “âm mưu lật đổ chính quyền” của một vài cá nhân hay tổ chức xã hội
dân sự đấu tranh ôn hòa cho các quyền dân chủ, dân sinh nhân quyền?
Nếu nhà đương quyền Việt Nam tiếp tục bắt bớ,
giam cầm những người bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hòa cho các quyền dân
chủ, dân sinh, nhân quyền sẽ không có
lợi gì cho chính mình mà chỉ có hại cho dân, cho nước. Thực tế chỉ chứng tỏ đảng
và nhà đương quyền thiếu tự tin; chỉ làm hao tốn công quỹ cho các lực lượng
trấn áp nhân dân (quân đội, công an, tóa
án,nhà tù…) và dẫn đến những phản ứng bất lợi nhiều mặt cho Việt Nam, về
đối nội cũng như đối ngoại.
Chúng tôi thành tâm đề nghị đảng và đương
quyền Việt Nam từng bước chấm dứt đàn áp, bắt bớ giam cầm những người bất đồng
chính kiến, tạo tiền đề cho tiếng nói đối lập xây dựng hình thành ở cuối quá
trình chuyển đổi, từ chế độ độc tài đảng trị đã ‘Đỏ vỏ (CS) xanh lòng (TB)’ hiện nay, qua chế độ dân chủ pháp trị ‘xanh vỏ, xanh lòng’ở tương lai không xa.Đó là chiều hướng phát triển tất yếu của
thực tiễn và lịch sử Việt Nam; phù hợp với chiến lược toàn cầu mới không thể
đảo ngược (thị trường tự do hóa và dân
chủ toàn cầu các chế độ độc tài các kiểu).
Thiện Ý
Houston, ngày
5-1-2021
(*)-
Trích Tuyên ngôn Nhân quyền Việt Nam 1977.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.