Tuesday, December 1, 2015

Nhận định: VÌ SAO ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ CÓ SỨC THU HÚT VÀ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI MẾN MỘ ?



Nhận định:
VÌ SAO ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ CÓ SỨC THU HÚT VÀ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI MẾN MỘ ?

Thiện Ý

     Như vậy là chuyến đi, hay nói theo ngôn từ Công giáo là chuyến tông du (du hành làm mục vụ tông đồ) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Francisco) đến hai nước Cu Ba và Hoa Kỳ đã diễn ra trong 10 ngày qua (từ 19 đến 28-9-2015) và đã kết thúc tốt đẹp.
 Đây là chuyến tông du lần thứ 10 và cũng là chuyến đi ra khỏi thánh địa Roma dài nhất cho đến lúc này, với một chương trình làm việc bận rộn nhất (thực hiện 26 bài diễn văn chính thức,cử hành các nghi lễ tôn giáo, thăm viếng nhiều nơi…) của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Năm nay, Giáo Hoàng 78 tuổi, hai năm trước được Hồng Y đoàn bầu chọn lên ngôi vị Giáo Hoàng (2013-2915), sau khi vị tiền nhiệm là  Giáo Hoàng Benedicto 16 từ nhiệm vì lý do sức khỏe; khi đó Ngài đang là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio(J.M.BERGOGLIO) Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Buenos Aires thủ đô nước Argentina, Nam Mỹ thuộc vùng Châu Mỹ La tinh là một trong những vùng nghèo đói, chậm phát triển trên thế giới; và cũng là nơi phát sinh những tư tưởng thần học cấp tiến thường gọi là “Thần học giải phóng”, không được Giáo Hội Công Giáo thừa nhận vì không phù hợp với nền thần học vốn có của Giáo Hội.
     Trong chuyến tông du dài ngày đầy ấn tượng và mang  tính biểu tượng nối kết (Cuba & Hoa kỳ sau nhiều thập niên cắt đứt quan hệ, mà Giáo Hoàng là trung giai hòa giải), qua hình ảnh, bài viết được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…)cho thấy,Giáo Hoàng Phanxicô đã được sự đón tiếp nồng nhiệt của các vị lãnh đạo hàng đầu hai nước Cuba (Anh em Chủ tịch và cựu Chủ tịch  nhà họ Castro…) và Hoa Kỳ (Tổng Thống Barrack Obama, Phó Tổng Thống Biden, Chủ tịch Thượng, Hạ viện và các Thượng nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ…), với những nghi thức trang trọng đặc biệt hơn cả vốn dành cho  các quốc trưởng từng đến thăm các quốc gia này. Đồng thời, ở tất cả những nơi Giáo Hoàng Phanxicô đến đọc diễn văn (Nhà Trắng vào ngày 23/09, Quốc Hội lưỡng viện ngày 24/09, trước Đại Hội Đồng LHQ ngày 25/09 và bài cám ơn dành cho các nhà tổ chức chuyến thăm ở Philadelphia vào ngày 27/09 nhân bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế giới lần thứ Tám… ), hay xuất hiện bất cứ nơi công cộng nào, đều có sự tụ tập đồng người, có nơi lên tới hàng triệu người (27-9-2015 tại Đại Hội Gia Đình Công Giáo lần thứ 8 tại Philadelphia)  nồng nhiệt chào đón và hô vang những lời vinh danh, tán tụng Ngài như là “vị Giáo Hoàng chưa bao giờ có”; trong đó đông đảo nhất là các tín đồ Công Giáo đã đành, mà còn có cả không ít những người khác tôn giáo.Tất cả những biểu hiện này cho thấy  Giáo Hoàng Phanxicô đã có sức thu hút công chúng, được nhiều người Công Giáo cũng như khác đạo quan tâm, mến mộ. Vì sao?
     Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người  trong cũng như ngoài đạo Công Giáo, sở dĩ Giáo Hoàng Phanxicô có sức thu hút và được nhiều người mến mộ vì qua nhân cách, đời sống tu đức và những việc làm trước cũng như sau khi được bầu vào ngôi vị Giáo Hoàng đã cho thấy, Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo và cách mạng xã hội.Thêm vào đó, còn là vì vị thế của Giáo Hội Công Giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nhiều mặt trên thế giới, mà  Giáo Hoàng Phanxicô  là người lãnh đạo tối cao.
    1.- Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà cách mạng tôn giáo, vì kể từ khi được bầu chọn là người đứng đầu giáo hội Công Giáo, Ngài đã lãnh đạo giáo hội theo chiều hướng canh tân nhiều mặt để diễn tả đúng khuôn mặt của  Đấng Cứu Thế và thể hiện đúng sứ vụ Giáo Hội mà Ngài đã thiết lập trước khi về Trời cách nay hơn 2015 năm,  là rao giảng Tin Mừng Ơn Cứu Độ cho muôn dân, chứ không riêng cho khoảng 1.3 tỷ tín đồ Công Giáo hiện nay.
     Sự canh tân giáo hội đã và đang tiếp tục được Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện trên bốn lãnh vực:
     Một là canh tân về cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành giáo hội trung ương và các giáo hội địa phương, Giáo Hoàng Phanxicô đã không ngại loại bỏ các bộ phân thừa, thay thế nhân sự tiêu cực, thiệt lập cơ quan mới, nhân sự mới tích cực, hiệu quả hơn (như trong lãnh vực tài chánh, ngân hàng của Giáo Hội từng gây nhiều tai tiếng…); canh tân theo hướng thanh tẩy, tiết kiệm, không có tính phô trương, theo hướng dồn của cải, nỗ lực phục vụ con người, nhất là những con người nghèo khó, không riêng gì tín đồ.
     Hai là canh tân đời sống tu đức và cung cách làm mục vụ tông đồ của các tu sĩ thuộc mọi phẩm trật hội thánh như Linh mục, Giám mục, Hồng Y và cả Giáo Hoàng, sao cho đúng phẩm chất và sứ vụ môn đồ của Chúa: sống đơn sơ, khó nghèo, quên mình, tận hiến phục vụ tha nhân, nhất là những tha nhân nghèo yếu, sa cơ thất thế trong xã hội, như xưa kia Chúa Cứu Thế từng quan tâm hàng đầu đến thành phần này trong xã hội.
      Như một mẫu mực làm gương, chính đời sống tu đức và cung cách làm mục vụ tông đồ của Giáo Hoàng Phanxicô đã thể hiện phẩm chất này ngay từ khi bước vào đời sống tu trì làm môn đồ của Chúa.Điển hình khi làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Buenos Aires thủ đô nước Argentina, Hồng Y J.M.BERGOGLIO đã không dọn vào ở và làm việc trong Tòa Giám Mục rộng rãi cao sang, có người hầu cận, phục dịch, mà tiếp tục ở một căn hộ chung cư, tự phục vụ, ngày ngày đón xe buýt đến làm việc tại Tòa Giám Mục và vẫn giữ thói quen thăm viếng, sống gần gũi, chia xẻ với những người nghèo khó. Sau khi được bầu chọn là Giáo Hoàng, Ngài chọn thánh hiệu Phanxicô như tiêu chí phục vụ trong cương vị Giáo Hoàng, theo gương một vị đã nên thánh vì suốt đời phục vụ quên mình cho tha nhân nghèo khó,  bằng tình yêu thương, bác ái, vị tha. Ngài cũng từ chối ở căn phòng dành cho Giáo Hoàng sống và làm việc trền tấng cao nhất Biệt điện, để ở căn phòng lầu dưới dành cho các Hồng Y làm việc trong các cơ quan của Tòa Thánh, rồi cùng đến ăn chung trong nhà ăn tập thể với các chức sắc Tòa Thánh.Đồng thời Ngài vẫn thể hiện phẩm chất tu đức, cung cách làm mục vụ qua một số việc làm, phẩm phục, lễ phục, nghi thức khác với các vì Giáo Hoàng tiền nhiệm, vượt qua truyền thống nặng tính vương quyền, sa hoa, xa cách của Giáo Hội. Một vài việc làm tiêu biểu như tự mình đến khách sạn tá túc trước khi được bầu làm Giáo Hoàng để trực tiếp thanh toán tiền phòng, lấy đồ dùng cá nhân và cảm ơn nhân viên phục vụ khách  sạn; thăm viếng các tù nhân làm nghi thức rửa chân trong nhà tù nhân lễ Phục sinh, hay dùng bữa ăn với người vô gia cư, thăm viếng trại tù, tiếp xúc tự nhiên,thân mật ngoài dự liệu với quần chúng mỗi khi có dịp, như trong chuyến đi Hoa Kỳ vừa qua.v.v…. Ngoài ra, còn nhiều việc làm khác trong  hai năm qua ở ngôi vị Giáo Hoàng, Ngài đã thể hiện phẩm chất về mặt tu đức của một tu sĩ,cung cách phục vụ và làm mục vụ của một Giáo Hoàng. Bởi vì Ngài muốn nêu gương cho không ít các đấng bậc Hội Thánh bao lâu nay đã xa rời phẩm chất bình dân, cởi mở này, cần được “Canh tân về nguồn”. Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần nhắc nhở và nói thẳng với các vị tu sĩ, linh mục, giám mục có đời sống vương giả, thừa tiện nghi, xử dụng những loại xe đắt tiền, rằng hãy nghĩ đến những người anh em nghèo khó đói ăn, thiếu mặc, mà thay đổi cách sống sao cho đúng phẩm chất môn đồ của Chúa, thức hiện Phúc Âm của Chúa, rằng “Ta đến thế gian để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ”. Đối với các tu sĩ Linh mục, Giám mục tha hóa Ngài đưa ra biện pháp chế tài dứt khoát theo giáo luật, không bao che như đã từng được bao che trước đây (Như vấn đề ấu dâm, sống đời hai mặt vi phạm luật độc thân của một số Linh mục, tu sĩ…).
     Ba là canh tân đời sống đức tin của các tín hữu trong cộng đồng dân Chúa, bằng việc không ngừng kêu gọi tín đồ vượt ra khỏi lối sống ích kỷ, chỉ giữ đạo (vụ lợi cho mình) chứ không hành đạo (thực hành Phúc Âm đem lại lợi ích cho tha nhân), hãy sống  bác ái (sống đạo vị tha), là yêu thương chia xẻ cơm áo, hạnh phúc với những người cùng khổ, thực hành Phúc Âm của Chúa rằng hãy “thương yêu anh em như chính mình”, không phải chỉ với những anh em đồng đạo, mà thương yêu, chia xẻ với mọi người. Vì theo đức tin Công Giáo, mọi người đều là anh em,đều là thụ tạo của Thượng Đế và Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần là để cứu chuộc toàn thể nhân loại qua mọi thời đại, chứ không riêng gì cho những người Công Giáo.
     Bốn là canh tân về mặt tín lý, dù vẫn trung thành với các tín điều bất khả ngộ của Giáo Hội. Chẳng hạn, theo sự hiểu biết của chúng tôi, Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một cái nhìn cảm thông với những người đồng tính sống chung, các trường hợp ly hôn, phá thai, dù vẫn giữ vững tín điều chỉ công nhận hôn nhân lưỡng tính, vẫn coi việc ly hôn, phá thai là tội vi phạm Thiên luật và Giáo luật. Sự cảm thông được thể hiện qua việc cho phép các Tòa án giáo quyền và các Linh mục quyền rộng rãi giải quyết hậu quả đối với các tín hữu vi phạm,theo hoàn cảnh với những điều kiện cần và đủ để mở ra chứ không thắt lại, giúp cho những người lỡ phạm tội, muốn thoát ra với tâm tình ăn năn, ý hướng không tái phạm, có cơ hội an tâm sống hạnh phúc trong đức tin, không bị loại bỏ khỏi Giáo hội như trước đây.Nói cách khác, sự cảm thông của Giáo hội  được thực hiện như  một ơn đại xá tập thể cho các tín đồ nào trong quá khứ, đã lỡ phạm các tội theo Giáo luật, bị tách ra khỏi đời sống đức tin (vạ tuyệt thông), nay có cơ hội trở lại cuộc sống đức tin bình thường; và trong tương lai, nếu tín hữu nào lỡ vấp phạm loại tội phạm trên cũng sẽ được các thẩm quyền của Giáo hội xét định tội, giải quyết từng trường hợp một cách cảm thông chứ không khắt khe, cứng ngắc như trước đây.

2.- Mặt khác, Giáo Hoàng Phanxicô còn là một nhà cách mạng xã hội, vì sau khi trở thành Giáo Hoàng, Ngài không ngừng đưa ra những thông điệp cho thấy ý hướng đòi hỏi, không riêng gì cho các tín đồ và các phẩm trật Hội thánh, mà cho mọi người, nhất là những người lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, tùy theo vị thế, khả năng hãy hành động góp phần kiến tạo một xã hội công bình, bác ái, vị tha, bằng sự chia xẻ cơm áo và hạnh phúc của người giầu cho người nghèo. Từ Roma hay  trong những chuyến tông du đến các nước, gần nhất là chuyến công du 10 ngày qua tại hai nước Cuba (Một trong những nước nghèo yếu, độc tài nhất thế giới) và Hoa Kỳ (một trong những nước giầu mạnh, dân chủ nhất thế giới), đi đến đâu Giáo Hoàng Phanxicô đều mạnh mẽ lên tiếng và tha thiết mời gọi mọi người, nhất là những người lãnh đạo các quốc gia, những người giấu có, cùng hợp tác kiến tạo một xã hội tốt đẹp và ngày càng tốt đẹp hơn cho mọi người sống chung, với sự quan tâm đặc biệt đến số phận của những con người yếu thế, nghèo khó, kém may mắn trong xã hội. Một đôi lần, Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã lên tiếng phàn nàn về những nhà tư bản quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận và  bằng mọi cách thủ đắc nhiều lợi nhuận, lạnh lùng trước đời sống cùng khổ của những người nghèo yếu, tạo ra một nền văn hóa chết trong xã hội tư bản.
    
3.- Sau cùng Giáo Hoàng Phanxicô có sức thu hút và được nhiều ngươi mến mộ, ngoài sự thôi thúc của niềm tin tôn giáo (là sự sùng kính của tín đồ đối với các vị đứng đầu Giáo Hội được tôn xưng là Đức Thánh Cha với ý nghĩa là người cha thánh thiện, hoàn hảo, chứ không phải là thánh sống), sự hiếu kỳ của những người khác tôn giáo, còn là vì vị thế của Giáo Hội Công Giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nhiều mặt trên thế giới, mà Giáo Hoàng Phanxicô  là người lãnh đạo tối cao.
     Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo không phải là quốc gia, nhưng có tổ chức và hoạt động đối nội, đối ngoại như một nhà nước tôn giáo, nhà nước Vatican. Bởi vì, Giáo Hội Công Giáo cũng có quốc kỳ, quốc ca riêng dù lãnh thổ thuộc nước Ý, song Giáo Hội có quyền sở hữu và chủ quyền lãnh thổ chưa đầy 1 cây số vuông, nằm phía Tây Bắc thủ đô Roma của nước Ý, dân cư khoảng một ngàn người, số đông là những chức sắc và nhân viên đa quốc tịch làm việc trong các cơ quan của Tòa Thánh dưới sự lãnh đạo tối cao của Giáo Hoàng chăm lo đời sống đức tin cho khoảng 1.3 tỷ tín đồ trên khắp thế giới.Giáo Hội Công Giáo cũng có Quốc Vụ Khanh đóng vai Thủ Tưởng  với các Bộ Trưởng, cơ quan hành chánh, chỉ không có quân đội riêng; có nhận đại sứ các nước và cử sứ thần đại diện tòa thánh ở nhiều nước có quan hệ ngoại giao trên thế giới. Từ vị thế và tính chất đặc biệt của “một quốc gia không phải là quốc gia”, Giáo Hội Công Giáo đã có ảnh hưởng chính trị và tôn giáo nhiều nước trên thế giới trong hiện tại cũng như trong qua khứ xa gần
    
     Nói tóm lại, Giáo Hoàng Phanxicô có sức thu hút quần chúng và được nhiều người mến mộ vì tính cấp tiến về mặt tôn giáo cũng như xã hội nên có thể coi Ngài như là một nhà cách mạng tôn giáo và cách mạng xã hội. Trên thực tế Ngài đã thể hiện tính cấp tiến và cách mạng đó qua các việc làm theo chiều hướng canh tân Giáo Hội cũng như các hoạt động thúc đẩy  mọi người góp phần kiên tạo một xã hội tự do, công bình, bác ái, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người giầu cũng như  nghèo sống chung. Chính những quan đểm và hành động cấp tiến theo chiều hướng này mà Giáo Hoàng Phanxicô đã bị một số kẻ gán cho là người chịu ảnh hưởng tư tưởng “Thần Học Giải Phóng” về mặt đức tin tôn giáo    khuynh tả theo chủ nghĩa xã hội về mặt chính trị, xã hội…
     Chính những quan điểm và các hoạt động theo chiều hướng cấp tiến mang tính cách mạng trên đã không tránh khỏi đụng chạm đến những thành phần tu sĩ phẩm trật hội thánh thủ cựu quen sống trong tháp ngà giáo đường, các giáo dân và những người giầu có trong cũng như ngoài đạo, đang có cuộc sống ích kỷ và lối sống vụ lợi, ngược chiều, không muốn thay đổi bất lợi cho họ, có thể trở thành nguy cơ cho Giáo Hoàng cách mạng có hành động cải cách, nguy cơ từ nội bộ Giáo Hội và nguy cơ từ bên  ngoài Giáo Hội.
     Chính vì những nguy cơ nội ngoại tiềm ẩn này, mà những người có trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican, cũng như trong các chuyến Tông du đến các nước, chính quyền sở tại luôn đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu, dù phải tốn kém bao nhiêu (như chi khoảng 24 triệu dollas tại Hoa Kỳ cho chuyến đi đến Hoa Kỳ vừa qua), đề bảo vệ an toàn mạng sống cho vị Giáo Hoàng thường có những hành động thân dân bất ngờ trước những đám đông nồng nhiện chào đón Ngài. Thế nhưng, dường như Giáo Hoàng Phanxicô đã không quan tâm đến những hiểm nguy đang chờ Ngài, mà đã đặt hết niềm tin phó thác nơi Chúa Quan Phòng cho công việc canh tân thanh tẩy Giáo Hội và thúc đẩy cho việc kiến tạo một xã hội công bình, bác ái, vị tha và đầy yêu thương cho con người, không chỉ những người tin Chúa, với cái nhìn nhân bản trong đức tin rằng mọi người đều là con cái Thượng Đế. Vì vậy, trọng các chuyền tông du bên ngoài hay tiếp súc với công chúng tín hữu tại nội địa Tòa Thánh Vatican, Giáo Hoàng thường thích đi xe mui trần hơn là có kính chắn đạn, để tiện tiếp xúc với quần chúng là thế.
     Cầu chúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành công trong sự vụ canh tân Giáo Hội Công Giáo ngày càng tốt đệp hơn và  thành công trong nỗ lực góp phần kiến tạo một xã hội công bình, bác ái, yêu thương, trong đó người giầu cũng như nghèo sống chung hài hòa, biết chia xẻ cơm áo và hạnh phúc riêng cũng như chung cho nhau./.
          Thiện Ý
Houston, ngày 01-10-2015

Tổng thống Obama chưa đi hay sẽ không đi thăm Việt Nam



Tổng thống Obama chưa đi hay sẽ không đi thăm Việt Nam

Trong chuyến đi trước đến Trung Quốc (tháng 4-2015) và sau đến hoa Kỳ (tháng 7-2015), Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chính thức mời hai nhà lãnh đạo hàng đầu hai cường quốc này đến thăm Việt Nam và đã được nhận lời trên nguyên tắc. Sau đó tin truyền thông cho hay là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 10, sau đổi lại vào tháng 11-2015. Còn Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11-2015.
Nay thì chuyến đi thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình đã diễn ra từ ngày 5 đến ngày 6-11-2015 vừa qua. Nhưng lịch công du nước ngoài của ông Obama trong tháng 11 chưa thấy có điểm đến là Việt Nam, mà chỉ thấy đi dự các hội nghị quốc tế trong vùng.
Trước sự kiện trên, người ta tự hỏi là Tổng thống Obama chưa đi hay sẽ không đi thăm Việt Nam theo lời mời của ông Nguyễn Phú Trọng?
Có người cho rằng Tổng thống Mỹ không đi thăm Việt Nam vào tháng 11 vì không sắp xếp được lịch trình đã quá đầy. Theo đó trong tháng 11, ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự Hội nghị G.20, sau đó đến Philippines dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đến Malaysia dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Khối ASEAN kỳ thứ 27 được tổ chức từ 18 đến 22 tháng 11-2015.
Thế nhưng, đó có thể là lý do bề ngoài, nếu muốn và thấy cần thiết đến thăm Việt Nam vào thời khoảng tháng 11, thì Tòa Bạch Ốc vẫn có thể thêm vào lịch trình một hai ngày để ông Obama ghé thăm Việt Nam.
Vì vậy, theo nhận định của chúng tôi, sở dĩ chưa có lịch trình đến thăm Việt Nam là vì Hoa Kỳ muốn chủ động ấn định thời gian thích hợp dựa trên sự tính toán hiệu quả của chuyến đi, chứ không để bị động theo sự sắp xếp có ý đồ riêng của phía Việt Nam. Thời gian thích hợp đó là, sau chuyến đi thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình, Hoa Kỳ tính toán xem rằng Việt Cộng sẽ có cách hành xử ra sao trong quan hệ với Hoa Kỳ và đối sách với Trung Quốc, có dám thực hiện những hứa hẹn, cam kết ngầm đạt được trước và trong chuyến đi Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng và các quan chức cấp cao khác của đảng và nhà nước CSVN hay không.
Trong thực tế, dường như Hà Nội đã chủ động đưa ra lịch trình cố ý sắp xếp sao cho Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam trước, rồi Tổng thống Obama đến sau, vào hai thời điểm càng gần nhau càng tốt cho ý đồ của mình. Ý đồ đó là chơi trò “dương Đông kích Tây”để thoát hiểm và thủ lợi, khi nghĩ rằng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ đều cần và đang muốn lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của mình, phục vụ cho chủ đích và lợi ích riêng. Hiện nay Hà Nội đang đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn, “tiến thối lưỡng nan”:
Một là, nếu tiếp tục gắn bó với Trung Quốc như bấy lâu nay, đảng CSVN có chỗ dựa chính trị để tiếp tục nắm giữ độc quyền thống trị trong một chế độ độc tài, độc đảng, duy trì được các đặc quyền, đặc lợi. Nhưng Hà Nội phải chấp nhận tiếp tục để cho Trung Quốc lấn chiếm từng bước biển đảo và giết hại ngư dân Việt Nam, đi dần đến chỗ mất nước khi phải thực thi các điều khoản của mật ước Thành Đô. Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ phải đương đầu với khối 90 triệu nhân dân không đồng tình với đảng, chống Trung Quốc xâm lược.
Hai là tìm cơ hội thoát khỏi sự lệ thuộc và kềm kẹp của Trung Quốc. Sự chọn lựa này buộc đảng CSVN phải chấp nhận từ bỏ độc quyền thống trị, có cơ may tồn tại trong chế độ dân chủ, đa đảng, nắm chính quyền theo nguyên tắc dân chủ, với các chính đảng khác. Đồng thời, Việt Nam phải chấp nhận đương đầu với nguy cơ bị Trung Quốc giáng đón trừng phạt chính trị, quân sự, kinh tế và nhiều mặt khác. Thế nhưng nguy cơ này có thể vượt qua, vì sự lựa chọn dứt khoát này hợp với ý dân sẽ được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của 90 triệu nhân dân Việt Nam. Đồng thời, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam khắc phục và vượt qua mọi nguy cơ do Trung Quốc gây ra. Quan trọng hơn là, nếu chọn Hoa Kỳ là đồng Minh, Việt Nam sẽ không mất nước khi đến hạn phải thực thi các điều khoản sáp nhập vào Trung Quốc của mật ước Thành Đô 1990.
Phải chăng chuyến đi thăm Việt Nam trong hai ngày 5 và 6 tháng 11-2015 vừa qua của Tập Cận Bình là một cơ hội cho Việt Nam có thêm nhân tố mới, giúp đảng CSVN tìm được quyết định tối ưu cho sự lựa chọn cam go nói trên?
Thế nhưng, qua các cuộc gặp gỡ riêng với các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng, nhà nước và Quốc hội Việt Nam, Tập Cận Bình đã không đưa ra một nhân tố mới nào khác hơn là nhắc lại mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai nước Trung-Việt, có núi liền núi, sông liền sông, hai nước cùng là xã hội chủ nghĩa anh em. Trung Quốc lại từng giúp Việt Nam trong chiến tranh và trong hòa bình. Trong cuộc gặp riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nêu các vấn đề Biển Đông, duy trì hòa bình ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển giữa hai nước, việc phi quân sự hóa biển Đông, bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Thế nhưng Tập Cận Bình đã làm lơ không nói gì, cũng như cả bài diễn văn đọc trước Quốc hội Việt Nam, cũng không đề cập tới vấn đề cốt lõi này, mà ở cuối bài diễn văn còn như tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các vùng biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và các nước khác. Trong khi vấn đề cốt lõi này đã là nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như đa phương với các quốc gia trong vùng, do hành động lấn chiếm ngang ngược, ỷ thế của Trung Quốc, gây căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự. Nhìn chung, họ Tập vẫn hành xử như tất cả các lãnh đạo Trung Quốc khác trước đây, lập lại phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt” vốn được khai sinh từ sau Hội nghị Thành Đô 1990, một thập niên sau trận chiến tranh biên giới 1979 mà kẻ xâm lăng chính là Trung Quốc.
Mặt khác, kết thúc chuyến đi Việt Nam hai ngày của Ông Tập Cận Bình, không thấy công bố một “Thông cáo chung” hay “Tầm nhìn chung” như chuyến đi Mỹ của Ông Trọng. Nhưng có khác, kết quả chuyến đi Mỹ của Ông Trọng qua “tầm nhìn chung” là những ghi nhớ, hứa hẹn, cam kết sẽ thực hiện trong tương lai có điều kiện, đơn phương hay song phương. Còn chuyến đến Việt Nam của Ông Tập, đã có những kết quả tổng quát hướng đến tương lai là vẫn duy trì nguyên trạng quan hệ mọi mặt vốn có và được coi là tốt đẹp giữa hai nước Trung-Việt. Kết quả cụ thể là Tổng Bí thư hai nước đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản và thỏa thuận hợp tác song phương. Đáng chú ý có hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai đảng cộng sản giai đoạn 2016-2020, hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc, hiệp định thành lập trung tâm văn hóa của hai nước.
Ngoài ra hai bên cũng ký hợp đồng về một khoản vay 200 triệu đô la của Ngân hàng phát triển Trung Quốc cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đặc biệt, ông Tập Cận Bình trong lần tới Việt Nam này, cũng mang theo một món quà cho Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là khoản viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới, trợ giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. Ngoài ra còn có hai khoản vay ưu đãi tổng cộng 550 triệu USD, trong đó, 250 triệu USD cho Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Được biết dự án này bị chậm trễ, gây nhiều tai nạn lao động và đội vốn là do trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc mà Việt Nam không được quyền thay thế
Như vậy có thể nói, qua chuyến đi Việt Nam lần này, phải chăng Ông Tập Cận Bình đang muốn thực hiện chính sách “Cây gậy và củ cà rốt” theo kiểu Mỹ đối với Việt Nam? Nghĩa là nếu Việt Nam tiếp tục mối quan hệ Trung-Việt lâu nay như họ Tập tái xác nhận trong chuyến đi này, thể hiện qua câu nói ngắn gọn “Việt Nam - Trung Quốc, tiền đồ vận mệnh tương quan” thì sẽ được Bắc Kinh bảo hộ, chi viện. Ngược lại, muốn thoát Trung, ngả theo Mỹ, thì sẽ bị trừng phạt mọi mặt như chính trị, kinh tế, quân sự…

Giờ đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thực tế chỉ còn là sự chọn lựa khôn ngoan theo lòng dân, được thể hiện qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của quần chúng từ Hà Nội đến Sài Gòn, được hậu thuẫn của toàn dân; hay là sự lựa chọn dại dột theo ý đảng, được thể hiện qua những tràng pháo tay của các đại biểu Quốc hội tán thưởng, khi nghe Tập Cận Bình phủ dụ và sự đồng tình, nhất trí của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng khi phát biểu đáp lại bài diễn văn của họ Tập. Các đại biểu Quốc hội không còn là người đại diện cho dân và Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân nữa (theo Hiến pháp hiện hành) mà Quốc hội đã trở thành công cụ của Đảng, do Đảng và vì quyền lợi của đảng CSVN, chứ không vì quyền lợi tối thượng của dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam nữa.
Những người lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử, nếu có sự lựa chọn dại dột, sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho đất nước. Nhất là làm mất nước, tái diễn lịch sử ngàn năm nô lệ giặc Tầu. Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama có thực hiện hay không, vào thời điểm nào thích hợp, chúng tôi nghĩ có thể tùy thuộc một phần rất quan trọng vào sự chọn lựa của đảng và nhà cầm quyền CSVN.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Nhận định: LÀM THẾ NÀO TIÊU DIỆT ĐƯỢC TỔ CHỨC KHỦNG BỐ ISIS ?



Nhận định:
LÀM THẾ NÀO TIÊU DIỆT ĐƯỢC TỔ CHỨC KHỦNG BỐ ISIS ?

Thiện Ý

     Việc chiếc máy bay  của Nga  bị nổ tung trên bầu trời Ai Cập giết chết  224 người gồm Phi hành đoàn và hành khách đa số là người Nga    việc  Paris thủ đô Pháp Quốc bị các nhóm khủng bố tấn công cùng lúc tại nhiều nơi, sát hại đẫm máu 229 và làm bị thương khoảng 300 người đã gây kinh hoàng  không chỉ đối với nước Pháp và  nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm cả hai vụ viêc trên và cho hay là để trừng phạt hai nước Nga và Pháp vì đã mở các cuộc không kích vào các khu vực do ISIS chiếm giữ tại Iraq và Syria.
    Những hành động khủng bố vừa nêu, không phải là hành động tàn bạo đầu tiên. Vì trước đây, kể từ sau khi thành lập tổ chứ tự xưng Nhà Nước Hồi Giáo ISIS một  vàì nằm trước đây, tổ chức này đã liên tục thực hiện các hình thức khủng bố hết sức tàn bạo  đối với các nhà báo bị bắt làm con tin, những người khác đạo, đứng đầu là tín đồ Thiên Chúa Giáo, những sắc tộc không phục tùng, thậm chí sát hại hàng trăm thanh thiếu niên không chịu tham dự  các lớp huấn luyện thành những công cụ khủng bố (ôm bom tự sát…). Những hình ảnh hành quyết chặt đầu, sát hại dã man cá nhân cũng như tập thể những con người vô tội, bất kể tuổi tác, giới tính, đã được tổ chức khủng bố này phổ biến công khai trên mạng Youtub, gây kinh hoàng và phẫn nộ khắp nơi.
     Đây cũng chưa phải là hành động cuối cùng. Vì sau hai cuộc khủng bố vừa nêu, mới đây lại xẩy ra tại Ali giết hại nhiều người, tổ chức ISIS đã công khai  công bố sẽ tiếp tục các hành động khủng bố khắp nơi và đe dọa có thể thực hiện tại Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, quốc gia cầm đầu các chiến dịch tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế, kể từ sau cuộc khủng bố bất ngờ ngày 9-11-2001 do tổ chức khủng bố Al Qaeda, có trước ISIS, do Bin Laden cầm đầu thực hiện, giết hại một lúc trên 3000 người.
     Vì vậy lần này Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây, kể cả Liên Hiệp Quốc không chỉ lên án mạnh mẽ, mà còn hạ quyết tâm tiêu diệt tổ chức khủng bố ISIS. Sau đây là  những vấn đề đặt ra.

I/- VÌ SAO TỔ CHỨC ISIS ĐÃ VÀ ĐANG CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHỦNG BỐ ĐẾN ĐỈNH CAO CỦA SỰ TÀN ÁC?
     Theo nhận định của chúng tôi, có những nguyên nhân sâu sâu xa mang tính lịch sử và nguyên nhân gần mang tính thời đại.
     1.- Nguyên nhân sâu xa có tính lịch sử xuất phát từ các cuộc xâm lăng của các cường quốc tư bản Phương Tây để tìm kiếm thuộc địa nơi các nước nghèo yếu ở các vùng Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin. Mục tiêu của các cuộc xâm lăng này là xâm chiếm thuộc địa , thiết lập chế độ thực dân để khai thác các lợi ích  chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền bá nền văn minh Phương Tây, còn được gọi là nền văn minh Thiên Chúa Giáo vì các nước Châu Âu vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tôn giáo này.Đồng thời, cùng với bước chân xâm lược, nhà cầm quyền thực dân luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo, truyền đạo để đôi bên cùng có lợi.
     Trong ba vùng thuộc địa, quân xâm lược đã gặp sự kháng cự quyết liệt ngay từ đầu của nhân dân các vùng đã có những tôn giáo lớn cố cựu như  Phật Giáo ở Châu Á, Hồi Giáo ở Châu Phi và vùng Trung Đông. Kháng cự quân xâm lược vì lòng yêu nước đã đành, mà còn dị ứng về mặt tôn giáo, dẫn đến các hành động cực đoan của nhà cầm quyền bản xứ, khi thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa, trước khi mất nước, đưa đến các cuộc tàn sát đẫm máu các tín đồ. Hậu quả là trong lòng các nước thuộc địa tồn tại hai mâu thuẫn dân tộc với quân xâm lược và tay sai bản xứ và mâu thuẫn tôn giáo trong nhân dân giữa các tín đồ (vì chính sách chia để trị của thực dân), dẫn đến hận thù dân tộc, hận thù tôn giáo, di hại lâu dài cho đến sau này, khi các nước bị trị đã giành được độc lập.
        Tại vùng Trung Đông và Bắc Phi, hầu hết các nước  theo Hồi Giáo đều có khuynh hướng bảo thủ truyền thống văn hóa ,xã hội dân tộc và đức tin tôn giáo mãnh liệt  dễ đi đến cuồng tín, cực đoan khi bị kích động. Vì vậy nến văn minh Tây Phương khó xâm nhập và  đức tin Thiên Chúa Giáo đã phát triển rất chậm trong lòng các quốc gia Hồi Giáo các vùng này. Trong quá khứ đế quốc La Mã cũng đã từng thống trị vùng này, nhưng vẫn không làm thay đổi được các định chế chính trị, văn hóa, xã hội mà  thần quyền Hồi Giáo chế ngự gần như tuyệt đối; cũng như ý định Thiên Chúa Giáo hóa vùng này vẫn không thành công, dù đạo Thiên Chúa phát xuất từ vùng này, và Công Giáo đã từng chiến thắng trong một cuộc Thánh chiến đẫm máu giữa Hồi Giáo và Công Giáo trong quá khứ.
    2.-Nguyên nhân gần mang tính thời đại.
     Ngày nay các cường quốc Phương Tây  lại muốn thúc đẩy các nước Hồi Giáo ở Trung Đông và Bắc Phi  chuyển đổi  chế độ chính trị qua dân chủ kiểu Tây Phương, dựa vào ưu thế chính trị, tài chánh (áp lực, bao vây, cô lập, cấm vận …),quân sự (độc quyền vũ khí hạt nhân, đem bất ổn, nội loạn, chiến tranh đến các nước vùng Trung Đông…). Ý muốn này được thể hiện qua các sự kiện sau đây:
    Sự kiện ngày 11-9-2001 (thường gọi tắt là 911) khi tổ chức khủng bố Al Qeada cướp máy bay  đâm vào tòa nhà tháp đôi ở New York và vài nơi khác, sát hại hàng ngàn người, gây kinh hoàng trên khắp thế giới. Biến cố này đã đưa đến việc Hoa Kỳ lấy cớ tìm diệt trùm khủng bố Bin Laden và tổ chức khủng bố quốc tế Al Qeada, cất quân đánh vào quốc gia Hồi Giáo Afghanistan, lật đổ chính quyền Hồi Giáo cực đoan Taliban, hổ trợ cho người người bản xứ  thành lập chế độ dân chủ kiểu Tây Phương. Quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong liên minh chống khủng bố quốc tế do Hoa Kỳ cầm đầu sau hơn 10 năm chiến đấu bên cạnh quân đội Afghanistan dân chủ, đã rút quân khỏi nước này, nhưng cuộc nội chiến giữa chính quyền Hồi Giáo Taliban bị lật đổ với chính quyền dân chủ đương thời vẫn còn tiếp diễn khốc liệt…
     - Sự kiện Hoa Kỳ trừng phạt Iraq một nước Hồi Giáo, chỉ vài tháng sau khi cất quân chinh phạt Afghanistan, với lý do chính quyền của nhà độc tài Saddam Huisein  đã  yểm trợ cho tổ chức khủng bố Al Qeada, tàng trữ vũ khí hạt nhân (sau này mới biết là lý do giả tạo…). Sau khi tiến chiếm, lật đổ được nhà cầm quyền Saddam Huisein Hồi Giáo, thay thế một chính quyền chế độ dân chủ Phương Tây, Iraq rơi vào nội chiến. Chính quyền dân chủ Bhaddad được quân đội Hoa Kỳ hổ trợ hơn 10 năm, đã rút khỏi Iraq, cuộc nội chiến vẫn tiếp tục khốc liệt,lực lượng chống chế độ đương quyền ngày một mạnh, tiến chiếm nhiều vùng lãnh thổ Iraq, Syria hình thành một tổ chức tự xưng là Nhà Hồi Giáo (ISIS), phát động một cuộc Thánh Chiến, với các hình thức khủng bố tàn ác, đẫm máu …như mọi người đã biết.
     - Sự kiện Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương ngầm hổ trợ  và công khai yểm trợ quân sự (vũ khí, đạn dược, không kích…) cho các lực lượng nổi dậy tại một số nước Hồi Giáo tại Trung Đông, Bắc Phi, mệnh danh là “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” nhằm lật độ các chế độ độc tài Hồi Giáo, thiết lập chế độ dân chủ kiểu Phương Tây. Một số nước thành công (Yemen, Lybia, Ai Cập…) nhưng nội tình bất ổn chính trị, xã hội triền miên; Một số nước không thành công, đã rơi vào tình trạng nội chiến khốc liệt kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn chưa chấm dứt, giết chết hàng trăm ngàn người, đất nước bị cầy nát, tan hoang (Syria).
     Với các sự kiện điển hình trên, các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã tuyên truyền kích động các tín đồ Hồi Giáo trong vùng cũng như trên toàn thế giới về tâm lý coi là đã và đang bị lấn ép, để áp đặt một chiều nền văn minh Phương Tây hay còn gọi là nên văn minh Thiên Chúa Giáo nhằm tiêu diệt Hồi Giáo. Các thành phần cực đoan trong các quốc gia Hồi Giáo vùng này đã kích động lòng căm thù dân tộc (sát hại các dân tộc khác…) và căm thù tôn giáo (sát hại các tín đồ khác, như Thiên Chúa Giáo…), hình thành các tổ chức khủng bố quốc tế mà ISIS đang là tổ chức mạnh nhất hiện nay.
     Vì các hoạt động khủng bố vốn là cách làm của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Các hình thức khủng bố đều nhằm gây kinh hoàng, hoang mang lo sợ thường xuyên trong hàng ngũ đối phương, góp phần làm tiêu hao từng bước sinh lực kẻ mạnh, tiến tới giành thắng lợi sau cùng khi cân bằng được cán cân lực lượng.Vì thế các tổ chức khủng bố cho rằng các hình thức khủng bố càng tàn bào, giã man càng có hiệu quả cao. (Trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Miền Nam Việt Nam, Việt cộng cũng đã sử dụng nhiều hình tức khủng bố như pháo kích vào các thành thị, bắt cóc, sát hại cá nhân hay tập thể như vụ thảm sát, chôn sống hành ngàn người trong biến cố Mậu Thân 1968 ở Huế…)
      Trên đây là những nguyên nhân xa, gần đưa đến các hoạt dộng khủng bố từ cá nhân mang tính tự phát, tiến đến hình thành các tổ chức, thực hiện các hình thức khủng bố đạt tới đỉnh cao của sự tàn ác, giã man, mất hết nhân tính, như tổ chức khủng bố ISIS đã và đang làm.

II/-VẬY LÀM THẾ NÀO TIÊU DIỆT ĐƯỢC  CÁC HOẠT ĐỘNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ?
      Hiện tại có hai tổ chức khủng bố quốc tế  là Al Qaeda và ISIS. Tổ chức Al Qeada dường như đã suy tàn sau khi trùm Bin Laden bị giết và một bộ phận đã sát nhập vào tổ chức ISIS. Sau các vụ khủng bố tàn khốc mới đây mà ISIS nhận trách nhiệm, đã đẩy Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương đi đến quyết tâm tiêu diệt ISIS bằng mọi giá, chấm dứt tình trạng tấn công cầm chừng, không triệt để trong thời gian qua, hao tổn nhiều bom đạn, mà vẫn không tiêu diệt được ISIS. Vậy làm thế nào tiêu diệt được các hoạt động khủng bố quốc tế?
     Trên nguyên tắc, muốn tiêu diệt được các hoạt động khủng  bố quốc tế là phải tiêu diệt các đầu não của tổ chức quốc tế, với các biện pháp hữu hiệu nhất. Trên thực tế Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương bằng biện pháp quân sự, dùng cả bộ binh lẫn không lực đã tiến đánh Afghanistan  và Iraq chỉ ít tháng sau vụ khủng bố 9-11-2001  và đã thành đạt mục tiêu diệt Bin Laden trùm tổ chức khủng bố Al Qeadaq và lật đổ được các chính quyền Taliban, Saddam Huisein chứa chấp, hổ trợ các tổ chức khủng bố. Nhưng sau cả chục năm, tạm thời có làm suy yếu các tổ chức khủng bố, song đã không tiêu diệt được các tổ chức khủng bố.
     Vì vậy, Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh có chung mục địch tiêu diệt khủng bố nay đã nghĩ đến biện pháp kinh tế là cắt nguồn tài chánh của ISIS là dầu Hỏa bằng các cuộc ném bóm nguồn cung cấp dầu hỏa trong các vùng ISIS chiếm đóng ở Iraq và Syria. Đồng thời phong tỏa các chương mục nghi là trá hình cho ISIS.
     Đến đây, chúng tôi và có lẽ nhiều người thắc mắc, là tại sao đến lúc này Hoa Kỳ và các đồng minh chống khủng bố quốc tế mới thực hiện biện pháp kính tế này. Đồng thời cũng thắc mắc là không biết các nguồn cung cấp vũ khí và các phương tiện giết người cho các tổ chức khủng bố, Hoa Kỳ và đồng minh đã có biện pháp ngăn chặn gì chưa. Bởi vì, chắc chắn các tổ chức khủng bố khộng thề tự chế tạo vũ khí và các chất nổ để có thể chế bom tự sát. Chẳng lẽ các tổ chức buôn lậu vũ khí quốc tế đã qua mặt được Hoa Kỳ và các đồng minh, để khai thác lợi nhuận bằng các cung cấp phương tiện giết người tàn bạo cho các tổ chức khủng bố?

III/- KẾT LUẬN:
    Nay nếu Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây quyết tâm hành động để dứt điểm ISIS, chúng tôi tin là họ sẽ thành công. Vì tục ngữ Việt Nam có câu “Hai đánh một không chột cũng què”. Bây giờ ràn cả chục cường quốc đánh thì ISIS chắc chắn là phải chết, chứ không chỉ “Chột và quẻ” như bao lâu nay.
    Thế nhưng nếu chỉ dùng sức mạnh tiêu diệt được  các tổ chức khủng bố quốc tế, thì cũng chỉ chấm dứt được các hoạt động khủng bố một thời gian nhất định.Các hoạt động khủng bố quốc tế có thể tái diễn, nếu các nguyên nhân xa, gần đưa đến các hoạt động khủng bố không bị triệt tiêu. Chúng tôi thiết tưởng Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây, trong quan hệ bang giao quốc tế, cần quan tâm đến các nguyên nhân xa, gần dẫn đến khủng bố quốc tế, để thay đổi cách nhìn và cách đối xử với các quốc gia Hồi Giáo trong vùng Trung Đông nói riêng và với mọi quốc gia nghèo yếu trên hành tinh này, nói chung, sau khi đã  tiêu diệt được tổ chức khủng bố quốc tế ISIS./.
Thiện Ý
Houston, ngày 27-11-2015.
     

Tại sao quyền hành nghề luật sư bị vi phạm thô bạo tại Việt Nam?



Bạn đọc làm báo

Tại sao quyền hành nghề luật sư bị vi phạm thô bạo tại Việt Nam?

Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Việt Nam và kinh nghiệm chuyển đổi hoà bình qua dân chủ

Như vậy là cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên sau 53 năm người dân Miến Điện mất quyền dân chủ dưới chế độ độc tài quân phiệt đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp

Ðường dẫn

Ngày 3/11/2015 vừa qua, Luật sư Trần Thu Nam và Luật sư Lê Văn Luân bị một nhóm người lạ mặt vô cớ vây đánh trọng thương và cướp điện thoại, khi tới tiếp xúc lấy lời khai của các nhân chứng tại nhà bà Đỗ Thị Mai, mẹ  của nạn nhân vị thành niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết ngày 5-11-2015 tại đồn công an trong thời gian tạm giam vì bị tình nghi trộm cắp tiền bạc của người hàng xóm.
Cái chết của Đỗ Đăng Dư mà gia đình nạn nhân và nhiều người cho là có thể do công an khi điều tra xét hỏi dùng cực hình tra tấn ép cung gây ra mặc dù công an đưa ra nguyên nhân cái chết của nghi can là do đồng tù chung phòng đánh đập. Theo số liệu không chính thức, trong thời gian 3 năm qua, ở Việt Nam có tới 226 trường hợp người chết trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ.
Sáng ngày 12/11/2015, Luật sư Trần Vũ Hải đã bị khoảng 10 công an mặc thường phục đến nhà bắt vô cớ, trái pháp luật, đưa tới đồn công an ở nơi ông cư trú, thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Một số người trong giới luật sư ở Việt Nam không muốn nêu tên cho biết ông Hải bị bắt giữ vì mới đây ông được Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội phân công tìm hiểu làm sáng tỏ vụ hành hung gây thương tích trầm trọng cho hai đồng nghiệp là Luật sự Trần Thu Nam  và Luật sư Lê Văn Luân, khi họ đang tác nghiệp với thân chủ.
Công luận trong và ngoài Việt Nam rất bất bình khi nhìn hình ảnh hai Luật sư Nam và Luân bị đánh sưng mặt và đầy máu, cũng như Luật sư Hải cho hay “Tôi là luật sư nhưng họ bắt tôi như con chó, con lợn…” và  và “lại có những hành động rất là vô văn hóa…”. Sự thể này cho thấy quyền hành nghề luật sư bị vi phạm thô bạo tại Việt Nam. Vì sao?
Theo nhận định của chúng tôi, câu trả lời tổng quát là vì tại Việt nam vẫn tồn tại một chế độ độc tài toàn trị với một “nhà nước pháp quyền” (rule by law), chứ không phải “nhà nước pháp trị” (rule of law) như trong các chế độ dân chủ tự do. Chính trong khung cảnh này mà quyền hành nghề của luật sư không an toàn về mặt pháp lý, dẫn đến các hành động vi phạm thô bạo đến nhân thân về mặt thực tế. Vậy đâu là sự khác biệt giữa một nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp trị?
Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì, nhà nước pháp quyền là nhà cầm quyền cai trị bằng pháp luật do các cơ quan lập pháp của chế độ làm ra, chỉ có tính cưỡng hành một chiều với nhân dân (những giai cấp bị trị), còn đối với nhà cầm quyền (giai cấp thống trị) chỉ thi hành luật pháp tùy tiện theo lợi ích nhà nước, mà không cần tuân thủ pháp luật.
Trong khi nhà nước pháp trị là nhà cầm quyền cai trị theo pháp luật do các cơ quan lập pháp dân cử làm ra, có tính cưỡng hành với  nhân dân và cả nhà  cầm quyền cũng phải tôn trọng pháp luật, mọi vi phạm pháp luật của người dân cũng như nhà cầm quyền đều bị chế tài theo pháp luật.
Tại Việt Nam, sau 30-4-1975 thống nhất đất nước, đảng CSVN đã thiết lập chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị cộng sản(Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) với quan điểm Mác xít về tính chất (giai cấp) và vai trò của nhà nước (công cụ của giai cấp thống trị) đã coi luật pháp cũng chỉ là công cụ của nhà nước chuyên chính vô sản.
Vì vậy, suốt 40 năm qua (1975-2015), nhà cầm quyền CSVN đã cai trị nhất quán bằng nghị quyết của đảng CSVN, dù có được Quốc hội (của đảng, do đảng và vì đảng) thể chế hóa thành pháp luật (chúng tôi gọi là “nghị luật”). Các cơ quan thi hành nghị luật như công an, tòa án nhân dân cũng chỉ là công cụ của đảng CSVN.
Vai trò bào chữa cho các bị can, bị cáo trước các cơ quan tư pháp Việt Nam, đi từ tên gọi bào chữa viên nhân dân (1976-1989), đến luật sư (1989-2015) đều không có tính độc lập về tổ chức cũng như hoạt động nghề nghiệp. Các đoàn thể nghề nghiệp này chỉ là một bộ phận trang trí cho chế độ, vẫn không thoát khỏi vòng kim cô “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Muốn có tư cách “bào chữa viên nhân dân” điều kiện tiên quyết phải là cán bộ, công nhân viên nhà nước, không cần bằng cấp chuyên môn, mà chỉ cần có kiến thức luật pháp (nắm vững nghị quyết của đảng).
Từ sau năm 1989 Đoàn Luật sư Thành phố HCM được thành lập theo các quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố, điều kiện phải là cán bộ, công nhân viên nhà nước mới được bãi bỏ, và quy chế hành nghệ buộc phải có bằng cấp chuyên môn về luật, cũng phải tập sự ba năm như Quy chế  Luật sư đoàn Sài Gòn trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)  trước năm 1975 ở Miền Nam. Nhưng dù là tổ chức Bào chữa viên nhân dân hay Đoàn luật Sư cũng phải có chi bộ đảng lãnh lãnh đạo, trưởng và phó đoàn đều phải là đảng viên CS.
Chúng tôi nhớ lại, trưởng đoàn và phó đoàn Bào chữa viên nhân dân Thành phố HCM là hai cựu sinh viên Luật khoa Sài Gòn nằm vùng và đã được kết nạp vào đảng CSVN trong khi còn hoạt động bí mật nội thành - đó là cựu Thẩm phán công tố VNCH Triệu Quốc Mạnh và Luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Sau khi đổi tên thành Đoàn Luật sư TP HCM, hai người này vẫn giữ chức vụ trưởng đoàn và phó đoàn. Trong cuộc bầu lại ban lãnh đạo Đoàn Luật sư TP HCM vừa qua, Nguyễn Đăng Trừng đã không được bầu mà còn bị khai trừ khỏi đảng CSVN, không rõ vì sao.
Tuy nhiên khách quan, công bằng mà nói, kể từ sau khi thực hiện chính sách “Mở cửa” 20 năm qua (1995-2015), thực tế đã đẩy đưa từng bước “nhà nước pháp quyền” qua “nhà nước pháp trị” theo một tiến trình chuyển đổi trái với ý muốn của đảng và nhà cầm quyền Việt Nam. Vì vậy trên thực tế, nhà cầm quyền CSVN cũng đã phải từng bước trả lại cho nhân dân các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền căn bản. Người ta hy vọng và tin tưởng rằng nhà nước pháp trị sẽ hình thành ở cuối quá trình chuyển đổi này trong một tương lai không xa. Vì chỉ trong khung cảnh nhà nước pháp trị, các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền, trong đó có quyển hành nghề của các luật sư, mới được tôn trọng, bảo vệ và hành xử theo pháp luật, độc lập với các cơ quan tư pháp nhà nước.
Nhớ lại, trong nhà nước pháp trị VNCH ở Miền Nam trước năm 1975, mặc dù còn phôi thai và nhiều khuyết điểm, các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền, trong đó có quyền hành nghề luật sư của chúng tôi, đã được nhà cầm quyền tôn trọng, bảo vệ và hành xử một cách phù hợp với hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh. Chẳng hạn, theo luật Tố tụng Hình sự VNCH, luật sư với vai trò phụ tá công lý có quyền tham gia vào các vụ án hình sự hay vụ kiện dân sự ngay từ khi khởi tố hay khởi kiện. Luật sư chỉ cần nộp thư nhiệm cách  vào bất cứ giai đoạn nào của tiến trình tố tụng, không cần đợi sự cho phép của cơ quan thụ lý vụ án hay vụ kiện. Các cơ quan tố tụng như cảnh sát tư pháp, tòa án (công tố, xử án) có trách nhiệm để cho luật sư tham khảo hồ sơ và thông báo kịp thời cho luật sư tham dự các vụ hỏi cung theo luật (để tránh tình trạng dùng nhục hình ép cung); nếu vi phạm, các biên bản hỏi cung có thể trở nên vô hiệu. Điều này trong nhà nước pháp quyền hiện nay tại Việt Nam vẫn còn là một đòi hỏi chính đáng của giới luật sư nhưng chưa được đáp ứng. Một số đồng nghiệp của chúng tôi đang hành nghề tại Việt Nam than phiền rằng, muốn đại diện pháp lý cho thân chủ, luật sư phải có đơn xin phép (chế độ xin cho), có được cơ quan chức năng chấp nhận mới được hành nghề và luôn bị gây khó khăn phiền phức khi tham gia vụ án có liên quan đến đảng và nhà nước, thậm chí có thể bị hành hung như trường hợp hai Luật sư Nam và Luân, hoặc bị bắt giam như Luật sư Hải mới xẩy ra.
Vậy thì, muốn cho vai trò và quyền hành nghề luật sư, cũng như các nhân quyền, dân quyền, nhân quyền căn bản được tôn trọng, bảo vệ và hành xử trọn vẹn tại Việt Nam; chấm dứt được tình trạng công an giả dạng thường dân đánh đập tàn bạo để đe dọa, khủng bố luật sư khi đang thực hiện nghiệp vụ như hai luật sư Nam và Luân; hay bị bắt bớ giam cầm trái phép, đối xử tàn tệ; cũng như tránh tình trạng tra tấn ép cung các nghi phạm (như trường hợp vị thành niên Đỗ Đăng Dư)… chúng tôi nghĩ rằng không có con đường nào khác ngoài con đường chuyển đổi hòa bình từ “nhà nước pháp quyền” trong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị hiện nay, qua “nhà nước pháp trị” trong chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị ở tương lai. Đảng và nhà cầm quyền CSVN nghĩ sao?
***
Chú thích: Năm 1989, theo yêu cầu của Hội Luật gia TP HCM về việc viết tham luận để góp ý với Đại hội 7 của đảng CSVN, chúng tôi có viết bài “Vai trò của luật sư trong nền dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa”với bút hiệu  Luật gia Thiện Ý, gửi qua Hội Luật gia Thành phố. Hai năm sau (1991) bất ngờ có một nhân viên Tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng đến gặp chúng tôi để đưa 30 đồng tiền lúc bấy giờ, nói là tiền nhuận bút cho bài viết vừa nêu. Tôi thắc mắc hỏi là bài này tôi gửi cho Hội Luật gia cách nay hai năm, sao bây giờ mới đăng tải. Nhân viên này cho hay tòa soạn có nhận được bài này, thấy có giá trị nên giữ lại, không dám đăng, vì lúc đó Đảng chưa có quan điểm về “dân chủ pháp trị”. Nay sau Đại hội 7, Nghị quyết Đại hội đã đưa ra mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền. Thảo nào, sau đó các cơ quan tuyên truyền của nhà nước đã  cổ vũ và giáo dục nhân dân “sống và làm việc theo pháp luật”. Nhưng thực tế, các cán bộ đảng viên CS vẫn tiếp tục “sống và làm việc theo nghị quyết của đảng”.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Việt Nam và kinh nghiệm chuyển đổi hoà bình qua dân chủ



Việt Nam và kinh nghiệm chuyển đổi hoà bình qua dân chủ


Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Trong video clip Thời sự 19h ngày 5/11/2015 lưu trên trang mạng của VTV, người ta đã cố tình cắt đoạn Thủ tướng ôm hôn thắm thiết đồng chí Tập Cận Bình

Ðường dẫn

Kết quả chính thức của cuộc bầu cử ngày 8/11/2015 tại Myanmar cho thấy đảng đối lập Liên minh Dân chủ Toàn quốc (National League for Democracy - NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn với tỷ lệ trên 80% so với khoảng 10%  phiếu bầu cho đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (Union Solidarity and Development Party - USD) đang cầm quyền, còn lại khoảng 10% bầu cho 89 đảng còn lại. Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội Myanmar đương nhiệm đã có lời chúc mừng rất sớm và đưa ra lời cam kết sẽ thực hiện việc bàn giao chính quyền cho đảng thắng cử một cách êm thắm.
Như vậy là cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên sau 53 năm người dân Miến Điện mất quyền dân chủ dưới chế độ độc tài quân phiệt (1962- 2015) đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Đối với Myanmar, đây là một biến cố có ý nghĩa lịch sử , kết thúc một tiến trình chuyển đổi đầy cam go sang chế độ dân chủ, đa đảng một cách hòa bình, ổn định. Biến cố này đã được thế giới dân chủ ca ngợi mang lại hy vọng cho nhân dân các nước đang sống dưới chế độ độc tài, trong đó có nhân dân Việt Nam. Mọi người Việt Nam trong và ngoài nước  đều hy vọng Việt Nam rồi cũng sẽ có một ngày như thế, với ước mơ rằng  đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm chuyển đổi hòa bình qua chế độ dân chủ, đa đảng như Myanmar. Đó là những kinh nghiệm gì?
Sau đây là một số kinh nghiệm theo nhận định của chúng tôi.
I/- KINH NGHIỆM THAY ĐỔI NHẬN THỨC TƯ DUY CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO HÀNG ĐẦU CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG QUYỀN.
Sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng ở Myanmar khởi sự từ sự thay đổi nhận thức tư duy của các tướng lãnh cầm quyền theo đòi hỏi của lòng dân và chiều hướng khách quan của thời đại toàn cầu hóa.
Tổng thống Thein Sein, một tướng lãnh hồi hưu, là người khởi sự công cuộc chuyển đổi hòa bình qua dân chủ, theo chiều hướng không thể đảo ngược. Vì vậy, Ông được nhiều người coi là một Mikhail Gorbachev của Myanmar, nhưng ông đã phủ nhận: “Tôi muốn nói với quý vị rằng Gorbachev và tôi không giống nhau”. Năm 2012 trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Ông hein Sein đã khẳng định rằng Myanmar đang đi trên con đường đổi mới mà nó không thể lùi bước. Con đường này được chọn lựa sau khi các tướng lãnh cầm quyền có chuyển biến trong tư duy, được thể hiện qua câu nói của Ông Thein Sein, rằng “Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ
Như thế, Tổng thống Thein Sein đã xác nhận Ông và các tướng lãnh cầm quyền chỉ muốn “đáp ứng mong muốn cải cách của người dân” Do vậy tương lai của ông và giới tướng lãnh cầm quyền “phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ” và ông đã làm theo nhận thức và tư duy này, nên ông đã tồn tại và cũng sẽ vẫn tồn tại/
Các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam cần rút kinh nghiệm mà thay đổi nhận thức, tư duy như các tướng lãnh cầm quyền ở Myanmar. Nghĩa là hãy từ bỏ mọi hình thức “cải cách theo ý đảng” (Đổi mới 1985-1995, Mở cửa 1995-2015) chỉ nhằm thoát hiểm, cứu nguy chế độ, kéo dài quyền thống trị của đảng CSVN; thay vào đo, họ phải “cải cách theo lòng dân” để “đáp ứng mong muốn cải cách của người dân”.
Phía những người lãnh đạo các chính đảng và các tổ chức đấu tranh chống chế độ đương quyền vì dân chủ cho Việt Nam lâu nay vẫn cự tuyệt đối thoại, hòa giải với Hà Nội, cũng cần thay đổi nhân thức tư duy theo gương Bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo đối lập khác ở Myanmar. Trước cuộc bầu cử ngày 8/11/2015, họ đã sẵn sàng bỏ qua quá khứ, không nhắc gì và cũng không đòi nhà cầm quyền đưa ra lời xin lỗi về các hành động trong quá khứ của quân đội, như là cầm tù các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. Sau cuộc bầu cử dù đạt kết quả thắng lợi vẻ vang, Bà Aung San Suu Kyi vẫn hành xử mềm mỏng với các tướng lãnh và đảng cầm quyền USD. Bà muốn sớm được hội đàm với các lãnh đạo đảng và nhà nước đương quyền để bàn giao chính chính quyền một cách tốt đẹp, và  trong tương lai muốn được đảng thất cử USD hợp tác, hổ trợ cho các quốc kế dân sinh mà NLD sẽ thực hiện.
Kinh nghiệm “hòa giải và hòa hợp dân tộc hai chiều” trên đây của Myanmar cần được lãnh đạo đảng CSVN và các lực lượng chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước quan tâm xem xét để vận dụng vào thực tiển, tạo thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi qua dân chủ tại Việt Nam.  
II/- KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI THỰC TIỄN QUA CHẾ ĐÔ DÂN CHỦ MỘT CÁCH HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH CỦA MYANMAR
Từ sự chuyển biến tư duy, các nhà lãnh đạo hàng đầu Myanmar đã chủ động thực hiện một tiến trình chuyển đổi từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ, đa đảng như thế nào?
1.- Về đối ngoại Myanmar đã tìm cách “thoát Trung” bằng cách đa phương hóa trong quan hệ kinh tế, chính trị với nhiều nước, để không lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc và không bị quốc tế cô lập.
Myanmar vốn là thuộc địa của đế quốc Anh, tuyên bố độc lập ngày 4/1/1948, chẳng bao lâu sau quân đội đã nắm chính quyền và xây dựng “xã hội chủ nghĩa”, nhưng không do đảng cộng sản bản xứ nắm quyền thực hiện. Từ năm 1962, các tướng lãnh cầm quyền từ bỏ “xã hội chủ nghĩa”, thực hiện chế độ độc tài quân phiệt khiến nhân dân Myanmar bất mãn chống đối và bị trấn áp. Hệ quả là, kinh tế khủng hoảng, mức sống người dân ngày càng sa sút, khiến Myanmar ngày càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc. Đồng thời vì sự cai trị độc tài, hà khắc Myanmar đã bị quốc tế cô lập, kinh tế suy sụp và lại càng phải dựa vào Trung Quốc nhiều hơn để sống còn. Trong tình hình đó, chế độ độc tài quân phiệt Miến đã có viễn kiến nên sớm tìm cách thoát Trung. Một trong các yếu tố căn bản cho sự thành công của tiến trình dân chủ hóa Myanmar và giới cầm quyền nước này là đã tìm cách “thoát Trung” và đã thoát được sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, để không bị trói buộc như Việt Nam bao lâu nay.
Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này đề tìm cách “thoát Trung” nếu muốn chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng như Myanmar. Hiện tại Việt Nam đã hình thành được thế chính trị ổn định, kinh tế đa phương phát triển, nhờ chính sách “mở cửa” thu hút được vốn đấu tư từ nhiều nước; lại được cường quốc Hoa Kỳ sẵn sàng chống đỡ, nếu Việt Nam thực tâm chọn Hoa Kỳ là đồng minh để tham gia liên minh các quốc gia trong vùng có chung hiểm họa bị xâm lấn, gián chỉ tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Hiện nay, Việt Nam đang có cơ hội rất thuận lợi, hơn cả Myanmar trước đây, để thoát khỏi sự kềm kẹp của Bắc Kinh và thực hiện  chuyển đổi hòa bình qua chế độ dân chủ, đa đảng như Myanmar.
2.- Về đối nội, để chuyển sang chế độ dân chủ một cách có trật tự, ổn định, các tướng lãnh cầm quyền ở Myanmar đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các nhân tố của một xã hội dân sự, tiền đề cho sự hình thành chế độ dân chủ, đa đảng. Đó là việc cho phép hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự có tư cách pháp nhân như các chính đảng, các tổ chức nghề nghiệp, các Giáo hội và các hiệp hội văn hóa, xã hội …
Chẳng hạn vào năm 1988 các tướng lãnh cầm quyền bắt đầu cho phép những người chống đối chế độ qui tụ vào hoạt động trong tổ chức NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Năm 1990 chế độ cho tổ chức bầu cử tự do như một thử nghiệm, với kết quả NLD đã chiếm gần 80% số ghế được cho dân bầu chọn. Đây là một kết quả bất lợi cho giới tướng lãnh cầm quyền lúc bấy giờ nên đã bị hủy bỏ, NLD bị giải tán, với hàng trăm đảng viên hàng đầu, kể cả bà Aung San Suu Kyi sau đó bị quản thúc tại gia suốt 20 năm (1990-2010).  
Thế nhưng, những biến chuyển khách quan tình hình trong nước và chiều hướng quốc tế mới đã buộc các tướng lãnh cầm quyền phải thay đổi tư duy và phải hành động theo hướng dân chủ hóa từng bước. Khởi đi từ năm 2003, giới tướng lãnh cầm quyền đã vạch ra “Lộ trình Dân Chủ hóa hóa có kỷ cương” (Roadmap to Discipline-Flourishing Democracy). Tiến trình này đã diễn ra tuy có chậm so với đòi hỏi của nhân dân, nhưng an toàn cho giai cấp cầm quyền và ổn định xã hội, có thành quả thực tế vững chắc, có lợi cho đất nước.
Hai chục năm sau, chế độ quân phiệt Myanmar lại cho bầu cử thử nghiệm lần thứ hai vào năm 2010, rồi lần thứ ba năm 2011, nhưng vì còn ngờ vực, chưa tin, đảng NLD đã tẩy chay bầu cử. Thế rồi, để tạo niềm tin, sau khi nhậm chức Tổng thống ngày 30/3/2011, Ông Thein Sein bắt tay vào tiến trình đổi mới đất nước theo hướng mở cửa và dân chủ. Ông thực hiện nhiều cải cách lớn: mở cửa nền kinh tế, thả hàng trăm tù nhân kể cả tù nhân chính trị, thực thi thỏa thuận hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số và nới lỏng kiểm soát truyền thông. Ông cũng nhanh chóng gặp thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi và quyết định trả tự do cho bà vào ngày 13.10.2010 sau hơn 20 năm bị quản thúc tại gia. Ông cũng là người đã cho phép đảng NLD tham gia tổng tuyển cử lần đầu tiên vừa qua, sau 25 năm (1990-2015). Nhờ đó, Bà Aung San Suu Kyi, mới quyết định đưa NLD tham gia bầu cử bán phần Quốc hội lưỡng viện vào năm 2012 để chọn 44 ghế đại biểu mà chế độ dành cho ân lựa chọn. NLD tham gia bầu cử và đã chiếm 43 ghế, Bà Suu Kyi trở thành dân biểu từ đó. Việc đảng NLD vào Quốc hội và bà Suu Kyi trở thành một nhân vật lãnh đạo đối lập đã tạo uy tín quốc tế ngày một gia tăng cho chế độ, được giải tỏa cấm vận, giúp Myanmar thoát dần tình trạng cô lập. Myanmar bắt đầu nhận được đầu tư ồ ạt của nhiều nước tư bản Phương Tây và các nước trong vùng. Ngày bầu cử 8/11/2015 vừa qua, đã kết thúc lộ trình chuyển hóa đất nước qua chế độ dân chủ có kỷ cương, trật tự, do các tướng lãnh quân đội Miến cầm quyền chủ động đưa  ra và đã thực hiện thành công.
Nếu nhìn vào diễn biến tình hình thực tế, Việt Nam cũng đã và đang trong tiến trình dân chủ hóa, nhưng khác Myanmar, tiến trình này không do đảng CSVN cầm quyền tự giác, sáng tạo một lộ trình và chủ động thực hiện như  các tướng lãnh cầm quyền ở Myanmar. Chính tình hình thực tế khách quan đã tạo ra các áp lực từ nhiều phía (từ phía nhân dân quốc nội, hải ngoại, quốc tế và từ chính nội bộ đảng CSVN…) đã và đang đẩy đưa chế độ độc tài, độc đảng CSVN tiến dần về phía dân chủ. Những nhà lãnh đạo cấp cao của đảng CSVN dường như cũng biết thế, nhưng vẫn không thể cưỡng lại được, chỉ cảnh giác các cán bộ đảng viên về một “âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” có thề làm mất Đảng, tiêu vong chế độ.
Thật vậy, một tiến trình dân chủ đã được khởi động từ 20 năm qua (1995-2015) sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thất bại (1975-1985), tiếp đến 10 năm “Đổi mới” để cứu nguy chế độ cũng không thành (1985-1995). Đảng CSVN bắt đầu “mở cửa” đón nhận cựu thù “Đế quốc Mỹ” để được bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng các nước dân chủ tư bản ồ ạt bỏ vốn đầu tư. Nhờ đó Việt Nam đã thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật… Mặc dầu, đảng cầm quyền CSVN vẫn cố gắng ngụy biện cho cái gọi là “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng là điều nghịch lý nên chẳng ai, kể cả chính họ, cũng không tin vào giá trị hiện thực.
Giờ đây, nếu những người lãnh đạo đảng CSVN thay đổi não trạng, muốn chuyển đổi qua chế độ dân chủ theo tư duy và cách làm của các tướng lãnh và đảng USD đang cầm quyền ở Myanmar đã làm, thì có thể an tâm rằng sự chuyển đổi đó sẽ diễn ra hòa bình, ổn định, dù trong cuộc bầu cử vừa qua đã có sự tham gia tranh cử của 91 chính đảng lớn nhỏ để giành chính quyền bằng phương thức dân chủ, chứ không gây bất ổn chính trị xã hội nào cho đất nước như đảng CSVN lo ngại và viện ra như một lý do để kéo dài chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã tồn tại 61 năm qua tại Việt Nam (1954-2015).
III/- KẾT LUẬN.
Tập đoàn các tướng lãnh cầm quyền ở Myanmar đã thay đổi tư duy cũng như chủ động đưa ra và quyết tâm thực hiện một lộ trình chuyển đổi từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ, đa đảng. Lộ trình Dân chủ hóa có kỷ cương, trật tự  này  được khởi động thực hiện 12 năm (2003-2015) và sSau cùng đã kết thúc thành công với cuộc bầu cử  tự do vào ngày 8/11/2015 vừa qua.
Việt Nam sau 20 năm “mở cửa” đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho một tiến trình dân chủ hóa. Nếu đảng CSVN thay đổi được tư duy như  các tướng lãnh và đảng cầm quyền  USD, thì thay vì tiếp tục “cải cách theo ý đảng” họ cần thực hiện “chuyển đổi theo ý dân”.
Nếu chọn “chuyển đổi theo ý dân” đảng CSVN hoàn toàn có khả năng và cơ hội thuận lợi thể kết thúc quá trình chuyển đổi một cách an toàn chỉ trong vòng 5 năm tới (2015-2020). Sự chọn lựa này vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN, phù hợp với ước muốn của toàn dân./.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Sunday, November 1, 2015

Bạn đọc làm báo Viết về và viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng



Bạn đọc làm báo

Viết về và viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam

Một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Ngày 11-10-2015 trên trang mạng Bauxite Việt Nam có đăng tải bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” của ba đảng viên Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu và Huỳnh Kim Báu. Nội dung bài viết đưa ra lý do thành lập, mục đích và phương cách hoạt động của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng (CLBLHĐ) do 3 nhân vật này lập ra.
Đọc xong “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần đưa ra một số nhận định về nội dung bài viết này.
I - Đôi điều về những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Trong ba người chúng tôi chỉ quen biết hai người là Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên quán Chợ Cầu, Hóc Môn, cựu sinh viên Y khoa Sài Gòn) và Huỳnh Kim Báu (nguyên quán Quảng Đà, cựu sinh viên Văn khoa Sài Gòn). Lê Công Giàu thì chúng tôi không quen biết, chỉ nghe tên và thấy hình ảnh qua báo chí, chưa một lần giáp mặt.
Cả ba đảng viên CSVN nói trên từng tham gia cái gọi là “Phong Trào thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ cứu nước” (Từ đây xin viết tắt là Phong Trào). Qua Phong Trào này, họ đã được “Giác ngộ lý tưởng cộng sản” và được kết nạp vào đảng CSVN trong thời kỳ còn hoạt động bí mật trước năm 1975. Sau năm 1975, cả ba nhân vật này đều được nắm các chức vụ có tiếng trong bộ máy đảng và nhà nước chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Huỳnh Tấn Mẫm từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, rồi Đại biểu Quốc hội đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Sau đó được cho đi học ở Liên Xô lấy bằng Tiến sĩ chính trị học để sau khi tốt nghiệp về dạy ở trường đảng. Huỳnh Kim Báu được đảng phân công cho giữ chức Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước, để quản lý “giới trí thức ngụy” trong thành phố Sài Gòn mới đổi tên thành HCM. Sau đó còn làm thêm chức vụ chính quyền nào nữa, chúng tôi không rõ. Có lẽ cả ba sáng lập viên CLBLHĐ này, nay đã về hưu, nhưng vẫn còn sinh hoạt đảng, vì không thấy công khai tuyên bố ra khỏi đảng như Lê Hiếu Đằng.
II - Viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng một số nhận định 

Sau khi đọc nội dung bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần viết cho những người sáng lập Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu một số nhận định sau đây:
1 - Chúng tôi rất thất vọng và lấy làm tiếc, là cho đến giờ này, mà các anh vẫn chưa nhìn ra được thực chất của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng vừa qua tại Việt Nam (1954-1975), vẫn không nói lên sự hối tiếc, ăn năn về một quá khứ sai lầm đã tin theo Việt Cộng gây hại cho đất nước, mà nay lại viết một cách tự hào rằng “Anh Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết của chúng tôi, những người từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng. Lê Hiếu Đằng đã hiến dâng cả cuộc đời từ lúc còn thanh niên cho đến khi nằm xuống ở tuổi 70 cho lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giành lại độc lập cho đất nước, tự do dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân…”
Chúng tôi xin nhắc các anh, thực chất của cuộc nội chiến mà mọi người Việt Nam yêu nước đã nhìn ra ngay từ đầu và cảm thấy đau xót, đó là một cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng, do Cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ phát động, tiến hành dưới chiều bài “Chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc”, thống nhất đất nước, với công cụ quân sự, chính trị là “Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Trong cuộc chiến “cốt nhục tương tàn” này, cả hai chính quyền Bắc-Nam đều bị ngoại bang sử dụng như những công cụ chiến lược một thời, đất nước trở thành bãi chiến trường tiêu thụ cho hết những vũ khí tồn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm thêm các loại vũ khí mới cho cả hai phe cộng sản quốc tế và tư bản toàn cầu; nhân dân Việt Nam hai miền đã là nạn nhân khốn khổ trong cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt”, đẫm máu này. Có khác chăng là chính quyền độc tài đảng trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở Miền Bắc lúc đó, đã là công cụ tri tình (chủ động tình nguyện làm công cụ) cho cộng sản quốc tế, cầm đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Hoa, nên đã chủ động phát động cuộc nội chiến. Còn chính quyền chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở Miền Nam chỉ là công cụ ngay tình (bị động, bị buộc làm công cụ) cho phe tư bản chủ nghĩa (hay còn gọi là Thế giới Tự do), đứng đầu là “đế quốc Mỹ” như các anh quen gọi, trong một cuộc chiến tự vệ hay ủy nhiệm của ngoại bang.
Thực chất trên, chúng tôi cho là Lê Hiếu Đằng, người bạn chiến đấu của các anh đã nhìn ra tuy có trễ, nhưng chưa muộn (trước khi nhắm mắt lìa đời) để có những nhận thức và hành động công khai chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của mình, chứ không như các anh cho rằng Lê Hiếu Đằng “Cho đến khi mắc bệnh hiểm nghèo, vào những phút cuối cùng trên giường bệnh anh vẫn son sắt một lòng vì lý tưởng cao đẹp đó (lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, vốn là lý tưởng cộng sản đưa ra để mê hoặc các anh và nhiều người)…”
2 - Phải chăng vì không hiểu thực chất của cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt” này (1954-1975) dưới sự lèo lái của ngoại bang, mà các anh không cảm thấy ân hận và đau xót trước nỗi đau chung của cả dân tộc, lại vẫn tỏ ra tự hào về quá khứ sai lầm, khi khoe mình là “những người từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng…”.Thế chế độ độc tài đảng trị ở Miền Bắc lúc đó do thực dân và đế quốc nào nuôi dưỡng, so sánh với chế độ dân chủ VNCH ở Miền Nam củng thời thì sao, chế độ nào tốt đẹp hơn đã cho các anh điều kiện thuận lợi ăn học, khôn lớn; và chế độ hậu thân của nó hiện nay (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã và đang gây họa cho dân, cho nước như thế nào, các anh có biết không?
Đúng ra lúc này, các anh phải “phản tỉnh”, cúi mặt sám hối về những sai lầm quá khứ đã lỡ tin, theo và hành động theo Đảng CSVN như những kẻ đồng lõa, gây hậu quả nghiệm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho dân, cho nước. Ít ra các anh cũng phải làm được như “Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết” của các anh trước khi nhắm mắt, dù có trễ cũng chưa muộn.
3 - Tại sao các anh đã không làm được như Lê Hiếu Đằng mà lại dám nhân danh Lê Hiếu Đằng đứng ra thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Phải chăng các anh chỉ muốn lợi dụng tên tuổi và sự can đảm của Lê Hiếu Đằng để đánh bóng tên tuổi của mình, nhưng lại không có can đảm công khai “phản tỉnh” viết lên sự hối tiếc về một quá khứ sai lầm đã theo đảng cộng sản và bằng hành động dứt khoát ly khai khỏi đảng CSVN như Lê Hiếu Đằng đã làm. Vì “tình thế cách mạng chưa chín muồi” ư? Tại sao các anh không dám góp phần tạo ra “tình thế chín muồi” như Lê Hiếu Đằng kêu gọi? Phải chăng các anh không dám có thái độ dứt khóat và hành động quyết liệt như Lê Hiếu Đằng vì sợ nguy hiểm cho bản thân, gia đình (bị bắt bớ tù đầy...) sợ mất hết đặc quyền, đặc lợi hiện có của những cán bộ về hưu?
Dường như các anh đang chọn cách ứng xử của các cán bộ đảng viên đi trước, tìm sự an toàn cho bản thân và gia đình, nên chỉ thể hiện sự “phản tỉnh nửa vời” sau khi về hưu, không còn nắm quyền lực, mới dám lên tiếng phê bình mạnh mẽ những tiêu cực, sai lầm của một số cá nhân lãnh đạo, vẫn ở mức độ phê bình nội bộ, đụng nhẹ đến chính sách sai lầm, tránh né tối đa để không bị kết tội là những phần tử đối kháng, phản đảng, phản động chống chế độ. Hay là các anh muốn noi gương người bạn chiến đấu Lê Hiếu Đằng chỉ đến phút chót nằm trên giường bệnh mới dám có nhận thức và hành động dứt khoát, quyết liệt chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của mình?

4 - Phải chăng vì sợ nguy hiểm và tạo vỏ bọc an toàn cho chính mình, nên giờ đây dù đã phản tỉnh về nhận thức (những sai lầm bản thân, sai lầm của đảng và chế độ CS) nhưng vẫn dấu mặt, không dám có hành động quyết liệt, dứt khoát công khai như Lê Hiếu Đằng (công khai nói lên nhận thức sai lầm qua khứ, ra khỏi đảng, kêu gọi mọi người chống chế độ độc tài, xây chế độ tự do dân chủ…).
Vì vậy mà giờ đây, các anh muốn noi gương Lê Hiếu Đằng, nhưng lại không vượt qua nỗi sợ hãi, nên thay vì thành lập ngay một chính đảng đối lập xây dựng với đảng CSVN, (Đảng Dân Chủ Xã Hội) như ước muốn chưa đạt của người đã khuất, các anh chỉ thành lập “Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, nhưng bằng mọi cách che chắn sao cho cá nhân và CLBLHĐ không bị “Đảng và Nhà Nước Ta” coi là một tổ chức “phản động” chống chế độ mà trấn áp, triệt hạ?
Chẳng thế mà các anh đã sử dụng tối đa kỹ thuật “viết và lách” trong bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” được công bố như một đề cương hay tuyên bố thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Chẳng hạn khi viết về “Mục tiêu hoạt động của CLBLHĐ” các anh đã tránh né không dám đụng chạm đến đảng và chế độ độc tài toàn trị CSVN, nên đã viết một cách chung chung về đối tượng đấu tranh chỉ là để “chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ…”. Các anh viết:
“Có một Lê Hiếu Đằng tỉnh táo sáng suốt chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc để cống hiến hết sức mình mới có một Lê Hiếu Đằng can trường và dũng cảm trong cuộc đấu tranh hôm nay chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ, nhu nhược và hèn nhát trước chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, kẻ thù xâm lược đã phơi bày dã tâm của chúng, hòng tìm kiếm chỗ dựa cho cái ghế quyền lực đã lung lay…”
Và như chưa đủ độ an toàn cho cá nhân các anh, trong phần “Phương thức hoạt động của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” các anh đã dùng danh từ “định chế” thay vì “tổ chức” chính xác hơn về mặt ngữ pháp, và chỉ dám dùng danh từ tổ chức trong cụm từ ám chỉ CLBLHĐ là “tổ chức xã hội dân sự”, khi xác định CLBLHĐ “Là một định chế được hình thành bởi ý thức tự nguyện của những trí thức và công dân yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hoạt động dưới hình thức của một tổ chức xã hội dân sự…”. Xin hỏi các anh ý nghĩa của những từ ngữ “Những trí thức và công dân yêu nước” là hai hay là một thành phần? Trí thức có phải là công dân yêu nước hay ngược lại?
Đồng thời với ý nghĩa gì khi các anh viết những dòng chữ này “Mọi thành viên Câu lạc bộ đều có thể có những nhận thức và những hoạt động, lời nói không giống nhau và có thể giữ quan điểm độc lập của mình, nhưng không được nhân danh Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng để hành động và phát ngôn, đặc biệt là những hoạt động và phát ngôn mang tính quá khích, cực đoan gây nên những hệ luỵ không đáng có, đi ngược lại với mục tiêu của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng…”.
Nếu chúng tôi không lầm, ý các anh muốn như ngầm cam kết với “Đảng ta” là CLBLHĐ sẽ không có những hoạt động chống đảng và cảnh báo với các hội viên CLBLHĐ là không được có lời nói, hành động “mang tính quá khích…cực đoan” (là các hoạt động quyết liệt, công khai chống lại Đảng và nhà nước ta?) gây ra “những hệ lụy không đáng có” (là sợ bị đảng và nhà cầm quyền có cớ đàn áp, bắt bớ tù đầy, phá nát CLBLHĐ?).
Như vậy là các anh, những người sáng lập CLBLHĐ, vẫn chưa vượt ra khỏi sự sợ hãi khi muốn đi vào một cuộc đấu tranh mới, cho cái lý tưởng của Lê Hiếu Đằng mà các anh nêu ra như lý do thành lập CLBLHĐ, nhưng lại không dám hành động quyết liệt như Lê Hiếu Đằng (ra khỏi đảng, có lời nói, hành động đấu tranh đòi dân chủ đa đảng, kêu gọi thành lập đảng đối lập Dân chủ Xã hội…). Chính sự sợ hãi khiến các anh cố làm cho “đảng ta” hiểu rằng, việc thành lập CLBLHĐ vẫn không làm mất lập trường giai cấp, vẫn chung niềm tự hào với đảng về quá khứ (sai lầm) “chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, vẫn trung thành với đảng (không ly khai), không phải để chống đảng mà chỉ “chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ…”, vẫn có chung niềm tự hào quá khứ oai hùng với đảng, bằng cách nêu lên thành tích “từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng…”.
Thế nhưng chính những dòng viết này đã cho thấy bản chất “anh hùng rơm” của các anh, nếu có chỉ là anh hùng với đảng CSVN, không phải là anh hùng dân tộc. Vì sao trong quá khứ các anh can đảm đến thế, mà nay lại tỏ ra sợ hãi cố gắng che đậy ý đồ thực sự của mình khi thành lập CLBLHĐ?
Vì trong quá khứ, sở dĩ các anh dám “vào sinh ra tử, nếm trải tù đày” vì biết rằng cái các anh gọi là “chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng”, nếu hoạt động chống chế độ này, có bị bắt cầm tù, cũng được an toàn cá nhân (nên các anh mới sống sót đến hôm nay để có cơ hội nắm chính quyền, khoe khoang, tự hào?), không bị đối xử tàn tệ và dễ mất mạng như dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản mà các anh đã lầm lạc, tin theo. Phải chăng giờ đây thực tế đã cho các anh biết rõ bản chất độc ác, vô nhân của chế độ hiện tại như thế nào, nhưng chỉ có dấu hiệu “phản tỉnh nửa vời”, vì “sợ” nên còn dấu mặt, dù thâm tâm đang muốn tiêu diệt nó, nhưng lại không dám cống khai chống lại nó, vì sợ các công cụ “chuyên chính” (công an, quân đội, nhà tù, pháp trường…) của chế độ nghiền nát; các anh, sợ phải vào tù, sợ mất quyền lợi, bổng lộc và di hại cho gia đình, người thân?
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi đề nghị các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu, hãy vượt qua sự sợ hãi, để làm theo những lời trăng trối cuối đời của một người “bạn chiến đấu thân thiết”, là thay vì thành lập câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng, các anh hãy mạnh dạn làm điều mà anh Lê Hiếu Đằng trước khi chết đã kêu gọi, muốn làm nhưng không kịp, là thành lập ngay “Đảng Dân chủ Xã hội” như một chính đảng đối lập và đối trọng với đảng CSVN. Các anh hãy vận dụng mọi tư thế thuận lợi, “hào quang của quá khứ”, qui tụ những người bạn chiến đấu cũ trong phong trào còn tâm huyết và năng lực làm nòng cốt, thu hút đông đảo các thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia tạo thành một chính đảng mạnh, chuẩn bị đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử trong chế độ dân chủ đa đảng ở một tương lai không xa. Tương lai này đang ở trong tầm tay. Chúng tôi tin là đa số đảng viên đã nhìn thấy và chính những người lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN cũng đã nhìn ra (nên sẽ không còn dám trấn áp cá nhân và các tổ chức dân chủ như 10 hay 20 năm trước đây), mà sẽ biết cách chuyển đổi từ chế độ độ tài độc đảng hiện nay qua chế độ dân chủ như thế nào để “hạ cánh an toàn” cho chính đảng CSVN, không gây xáo trộn chính trị và bất ổn xã hội, nguy hại cho đất nước.
Bởi vì, đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa chính trị (dân chủ), kinh tế (thị trường tự do hóa) không thể đảo ngược. Tiến trình chuyển hóa chế độ độc tài, độc đảng qua dân chủ đa đảng ở Việt Nam theo qui luật “lượng đổi, chất đổi” đã tích lũy gần đủ “lượng dân chủ” để đổi “chất độc tài “ qua “chất dân chủ”, như nước đun sôi đến 100 độ phải bốc hơi; hay thời gian cần và đủ cho con ngài biến thái lột xác thành con bướm. Đó là qui luật khách quan mà ý chí chủ quan của con người không ai có thể cưỡng lại được.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.



Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.