Bạn đọc làm báo
Viết về và viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng
Tin liên hệ
Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam
Một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của
tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
28.10.2015
Ngày 11-10-2015
trên trang mạng Bauxite Việt Nam có đăng tải bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” của ba đảng
viên Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu và Huỳnh Kim Báu.
Nội dung bài viết đưa ra lý do thành lập, mục đích và phương cách hoạt động của
Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng (CLBLHĐ) do 3 nhân vật này lập ra.
Đọc xong “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi
thấy cần đưa ra một số nhận định về nội dung bài viết này.
I - Đôi
điều về những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Trong ba người
chúng tôi chỉ quen biết hai người là Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên quán Chợ Cầu, Hóc
Môn, cựu sinh viên Y khoa Sài Gòn) và Huỳnh Kim Báu (nguyên quán Quảng Đà, cựu
sinh viên Văn khoa Sài Gòn). Lê Công Giàu thì chúng tôi không quen biết, chỉ
nghe tên và thấy hình ảnh qua báo chí, chưa một lần giáp mặt.
Cả ba đảng viên
CSVN nói trên từng tham gia cái gọi là “Phong Trào thanh niên, sinh viên, học
sinh đấu tranh chống Mỹ cứu nước” (Từ đây xin viết tắt là Phong Trào). Qua
Phong Trào này, họ đã được “Giác ngộ lý tưởng cộng sản” và được kết nạp vào
đảng CSVN trong thời kỳ còn hoạt động bí mật trước năm 1975. Sau năm 1975, cả
ba nhân vật này đều được nắm các chức vụ có tiếng trong bộ máy đảng và nhà nước
chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Huỳnh Tấn Mẫm từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp
Sinh viên Việt Nam,
rồi Đại biểu Quốc hội đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Sau đó được cho đi
học ở Liên Xô lấy bằng Tiến sĩ chính trị học để sau khi tốt nghiệp về dạy ở
trường đảng. Huỳnh Kim Báu được đảng phân công cho giữ chức Tổng thư ký Hội Trí
thức yêu nước, để quản lý “giới trí thức ngụy” trong thành phố Sài Gòn mới đổi
tên thành HCM. Sau đó còn làm thêm chức vụ chính quyền nào nữa, chúng tôi không
rõ. Có lẽ cả ba sáng lập viên CLBLHĐ này, nay đã về hưu, nhưng vẫn còn sinh
hoạt đảng, vì không thấy công khai tuyên bố ra khỏi đảng như Lê Hiếu Đằng.
II - Viết
cho những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng một số nhận định
Sau khi đọc nội dung bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần viết cho những người sáng lập Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu một số nhận định sau đây:
Sau khi đọc nội dung bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần viết cho những người sáng lập Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu một số nhận định sau đây:
1 - Chúng tôi rất
thất vọng và lấy làm tiếc, là cho đến giờ này, mà các anh vẫn chưa nhìn ra được
thực chất của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng vừa qua tại Việt Nam
(1954-1975), vẫn không nói lên sự hối tiếc, ăn năn về một quá khứ sai lầm đã
tin theo Việt Cộng gây hại cho đất nước, mà nay lại viết một cách tự hào rằng
“Anh Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết của chúng tôi, những người từng
hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra
tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng. Lê Hiếu Đằng đã hiến dâng
cả cuộc đời từ lúc còn thanh niên cho đến khi nằm xuống ở tuổi 70 cho lý tưởng
cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giành lại độc lập cho đất
nước, tự do dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân…”
Chúng tôi xin nhắc
các anh, thực chất của cuộc nội chiến mà mọi người Việt Nam yêu nước đã nhìn ra
ngay từ đầu và cảm thấy đau xót, đó là một cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng,
do Cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ phát động, tiến hành dưới chiều bài “Chiến
tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc”, thống nhất đất nước, với công cụ
quân sự, chính trị là “Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và “Chính phủ Cách
mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Trong cuộc chiến “cốt nhục tương
tàn” này, cả hai chính quyền Bắc-Nam đều bị ngoại bang sử dụng như những công
cụ chiến lược một thời, đất nước trở thành bãi chiến trường tiêu thụ cho hết
những vũ khí tồn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm thêm các loại vũ khí mới
cho cả hai phe cộng sản quốc tế và tư bản toàn cầu; nhân dân Việt Nam hai miền
đã là nạn nhân khốn khổ trong cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt”, đẫm máu này.
Có khác chăng là chính quyền độc tài đảng trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(VNDCCH) ở Miền Bắc lúc đó, đã là công cụ tri tình (chủ động tình nguyện làm
công cụ) cho cộng sản quốc tế, cầm đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Hoa, nên đã
chủ động phát động cuộc nội chiến. Còn chính quyền chế độ dân chủ pháp trị Việt
Nam Cộng hòa (VNCH) ở Miền Nam chỉ là công cụ ngay tình (bị động, bị buộc làm
công cụ) cho phe tư bản chủ nghĩa (hay còn gọi là Thế giới Tự do), đứng đầu là
“đế quốc Mỹ” như các anh quen gọi, trong một cuộc chiến tự vệ hay ủy nhiệm của
ngoại bang.
Thực chất trên,
chúng tôi cho là Lê Hiếu Đằng, người bạn chiến đấu của các anh đã nhìn ra tuy
có trễ, nhưng chưa muộn (trước khi nhắm mắt lìa đời) để có những nhận thức và
hành động công khai chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của mình, chứ không như
các anh cho rằng Lê Hiếu Đằng “Cho đến khi mắc bệnh hiểm nghèo, vào những phút
cuối cùng trên giường bệnh anh vẫn son sắt một lòng vì lý tưởng cao đẹp đó (lý
tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, vốn là lý tưởng cộng
sản đưa ra để mê hoặc các anh và nhiều người)…”
2 - Phải chăng vì
không hiểu thực chất của cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt” này (1954-1975) dưới
sự lèo lái của ngoại bang, mà các anh không cảm thấy ân hận và đau xót trước
nỗi đau chung của cả dân tộc, lại vẫn tỏ ra tự hào về quá khứ sai lầm, khi khoe
mình là “những người từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra
tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi
dưỡng…”.Thế chế độ độc tài đảng trị ở Miền Bắc lúc đó do thực dân và đế quốc
nào nuôi dưỡng, so sánh với chế độ dân chủ VNCH ở Miền Nam củng thời thì sao,
chế độ nào tốt đẹp hơn đã cho các anh điều kiện thuận lợi ăn học, khôn lớn; và
chế độ hậu thân của nó hiện nay (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã và đang
gây họa cho dân, cho nước như thế nào, các anh có biết không?
Đúng ra lúc này,
các anh phải “phản tỉnh”, cúi mặt sám hối về những sai lầm quá khứ đã lỡ tin,
theo và hành động theo Đảng CSVN như những kẻ đồng lõa, gây hậu quả nghiệm
trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho dân, cho nước. Ít ra các anh cũng phải làm
được như “Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết” của các anh trước khi nhắm
mắt, dù có trễ cũng chưa muộn.
3 - Tại sao các
anh đã không làm được như Lê Hiếu Đằng mà lại dám nhân danh Lê Hiếu Đằng đứng
ra thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Phải chăng các anh chỉ muốn lợi dụng tên
tuổi và sự can đảm của Lê Hiếu Đằng để đánh bóng tên tuổi của mình, nhưng lại
không có can đảm công khai “phản tỉnh” viết lên sự hối tiếc về một quá khứ sai
lầm đã theo đảng cộng sản và bằng hành động dứt khoát ly khai khỏi đảng CSVN
như Lê Hiếu Đằng đã làm. Vì “tình thế cách mạng chưa chín muồi” ư? Tại sao các
anh không dám góp phần tạo ra “tình thế chín muồi” như Lê Hiếu Đằng kêu gọi?
Phải chăng các anh không dám có thái độ dứt khóat và hành động quyết liệt như
Lê Hiếu Đằng vì sợ nguy hiểm cho bản thân, gia đình (bị bắt bớ tù đầy...) sợ
mất hết đặc quyền, đặc lợi hiện có của những cán bộ về hưu?
Dường như các anh
đang chọn cách ứng xử của các cán bộ đảng viên đi trước, tìm sự an toàn cho bản
thân và gia đình, nên chỉ thể hiện sự “phản tỉnh nửa vời” sau khi về hưu, không
còn nắm quyền lực, mới dám lên tiếng phê bình mạnh mẽ những tiêu cực, sai lầm
của một số cá nhân lãnh đạo, vẫn ở mức độ phê bình nội bộ, đụng nhẹ đến chính
sách sai lầm, tránh né tối đa để không bị kết tội là những phần tử đối kháng,
phản đảng, phản động chống chế độ. Hay là các anh muốn noi gương người bạn
chiến đấu Lê Hiếu Đằng chỉ đến phút chót nằm trên giường bệnh mới dám có nhận
thức và hành động dứt khoát, quyết liệt chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của
mình?
4 - Phải chăng vì sợ nguy hiểm và tạo vỏ bọc an toàn cho chính mình, nên giờ đây dù đã phản tỉnh về nhận thức (những sai lầm bản thân, sai lầm của đảng và chế độ CS) nhưng vẫn dấu mặt, không dám có hành động quyết liệt, dứt khoát công khai như Lê Hiếu Đằng (công khai nói lên nhận thức sai lầm qua khứ, ra khỏi đảng, kêu gọi mọi người chống chế độ độc tài, xây chế độ tự do dân chủ…).
4 - Phải chăng vì sợ nguy hiểm và tạo vỏ bọc an toàn cho chính mình, nên giờ đây dù đã phản tỉnh về nhận thức (những sai lầm bản thân, sai lầm của đảng và chế độ CS) nhưng vẫn dấu mặt, không dám có hành động quyết liệt, dứt khoát công khai như Lê Hiếu Đằng (công khai nói lên nhận thức sai lầm qua khứ, ra khỏi đảng, kêu gọi mọi người chống chế độ độc tài, xây chế độ tự do dân chủ…).
Vì vậy mà giờ đây,
các anh muốn noi gương Lê Hiếu Đằng, nhưng lại không vượt qua nỗi sợ hãi, nên
thay vì thành lập ngay một chính đảng đối lập xây dựng với đảng CSVN, (Đảng Dân
Chủ Xã Hội) như ước muốn chưa đạt của người đã khuất, các anh chỉ thành lập
“Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, nhưng bằng mọi cách che chắn sao cho cá
nhân và CLBLHĐ không bị “Đảng và Nhà Nước Ta” coi là một tổ chức “phản động”
chống chế độ mà trấn áp, triệt hạ?
Chẳng thế mà các
anh đã sử dụng tối đa kỹ thuật “viết và lách” trong bài “Đôi điều về câu lạc bộ
mang tên Lê Hiếu Đằng” được công bố như một đề cương hay tuyên bố thành lập Câu
lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Chẳng hạn khi viết về “Mục tiêu hoạt động của CLBLHĐ” các
anh đã tránh né không dám đụng chạm đến đảng và chế độ độc tài toàn trị CSVN,
nên đã viết một cách chung chung về đối tượng đấu tranh chỉ là để “chống lại
một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ…”. Các anh viết:
“Có một Lê Hiếu
Đằng tỉnh táo sáng suốt chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc để cống
hiến hết sức mình mới có một Lê Hiếu Đằng can trường và dũng cảm trong cuộc đấu
tranh hôm nay chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ,
nhu nhược và hèn nhát trước chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, kẻ thù xâm lược đã
phơi bày dã tâm của chúng, hòng tìm kiếm chỗ dựa cho cái ghế quyền lực đã lung
lay…”
Và như chưa đủ độ
an toàn cho cá nhân các anh, trong phần “Phương thức hoạt động của Câu lạc bộ
Lê Hiếu Đằng” các anh đã dùng danh từ “định chế” thay vì “tổ chức” chính xác
hơn về mặt ngữ pháp, và chỉ dám dùng danh từ tổ chức trong cụm từ ám chỉ CLBLHĐ
là “tổ chức xã hội dân sự”, khi xác định CLBLHĐ “Là một định chế được hình
thành bởi ý thức tự nguyện của những trí thức và công dân yêu nước thành phố Hồ
Chí Minh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hoạt động dưới hình thức của một tổ chức xã
hội dân sự…”. Xin hỏi các anh ý nghĩa của những từ ngữ “Những trí thức và công dân
yêu nước” là hai hay là một thành phần? Trí thức có phải là công dân yêu nước
hay ngược lại?
Đồng thời với ý
nghĩa gì khi các anh viết những dòng chữ này “Mọi thành viên Câu lạc bộ đều có
thể có những nhận thức và những hoạt động, lời nói không giống nhau và có thể
giữ quan điểm độc lập của mình, nhưng không được nhân danh Câu lạc bộ Lê Hiếu
Đằng để hành động và phát ngôn, đặc biệt là những hoạt động và phát ngôn mang
tính quá khích, cực đoan gây nên những hệ luỵ không đáng có, đi ngược lại với
mục tiêu của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng…”.
Nếu chúng tôi
không lầm, ý các anh muốn như ngầm cam kết với “Đảng ta” là CLBLHĐ sẽ không có
những hoạt động chống đảng và cảnh báo với các hội viên CLBLHĐ là không được có
lời nói, hành động “mang tính quá khích…cực đoan” (là các hoạt động quyết liệt,
công khai chống lại Đảng và nhà nước ta?) gây ra “những hệ lụy không đáng có”
(là sợ bị đảng và nhà cầm quyền có cớ đàn áp, bắt bớ tù đầy, phá nát CLBLHĐ?).
Như vậy là các
anh, những người sáng lập CLBLHĐ, vẫn chưa vượt ra khỏi sự sợ hãi khi muốn đi
vào một cuộc đấu tranh mới, cho cái lý tưởng của Lê Hiếu Đằng mà các anh nêu ra
như lý do thành lập CLBLHĐ, nhưng lại không dám hành động quyết liệt như Lê
Hiếu Đằng (ra khỏi đảng, có lời nói, hành động đấu tranh đòi dân chủ đa đảng, kêu
gọi thành lập đảng đối lập Dân chủ Xã hội…). Chính sự sợ hãi khiến các anh cố
làm cho “đảng ta” hiểu rằng, việc thành lập CLBLHĐ vẫn không làm mất lập trường
giai cấp, vẫn chung niềm tự hào với đảng về quá khứ (sai lầm) “chống Mỹ cứu
nước, giải phóng dân tộc”, vẫn trung thành với đảng (không ly khai), không phải
để chống đảng mà chỉ “chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản
dân chủ…”, vẫn có chung niềm tự hào quá khứ oai hùng với đảng, bằng cách nêu
lên thành tích “từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử,
nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng…”.
Thế nhưng chính
những dòng viết này đã cho thấy bản chất “anh hùng rơm” của các anh, nếu có chỉ
là anh hùng với đảng CSVN, không phải là anh hùng dân tộc. Vì sao trong quá khứ
các anh can đảm đến thế, mà nay lại tỏ ra sợ hãi cố gắng che đậy ý đồ thực sự
của mình khi thành lập CLBLHĐ?
Vì trong quá khứ,
sở dĩ các anh dám “vào sinh ra tử, nếm trải tù đày” vì biết rằng cái các anh
gọi là “chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng”, nếu hoạt động chống chế độ
này, có bị bắt cầm tù, cũng được an toàn cá nhân (nên các anh mới sống sót đến
hôm nay để có cơ hội nắm chính quyền, khoe khoang, tự hào?), không bị đối xử
tàn tệ và dễ mất mạng như dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản mà các anh đã
lầm lạc, tin theo. Phải chăng giờ đây thực tế đã cho các anh biết rõ bản chất
độc ác, vô nhân của chế độ hiện tại như thế nào, nhưng chỉ có dấu hiệu “phản
tỉnh nửa vời”, vì “sợ” nên còn dấu mặt, dù thâm tâm đang muốn tiêu diệt nó,
nhưng lại không dám cống khai chống lại nó, vì sợ các công cụ “chuyên chính”
(công an, quân đội, nhà tù, pháp trường…) của chế độ nghiền nát; các anh, sợ
phải vào tù, sợ mất quyền lợi, bổng lộc và di hại cho gia đình, người thân?
Để kết thúc bài
viết này, chúng tôi đề nghị các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công
Giàu, hãy vượt qua sự sợ hãi, để làm theo những lời trăng trối cuối đời của một
người “bạn chiến đấu thân thiết”, là thay vì thành lập câu lạc bộ mang tên Lê
Hiếu Đằng, các anh hãy mạnh dạn làm điều mà anh Lê Hiếu Đằng trước khi chết đã
kêu gọi, muốn làm nhưng không kịp, là thành lập ngay “Đảng Dân chủ Xã hội” như
một chính đảng đối lập và đối trọng với đảng CSVN. Các anh hãy vận dụng mọi tư
thế thuận lợi, “hào quang của quá khứ”, qui tụ những người bạn chiến đấu cũ
trong phong trào còn tâm huyết và năng lực làm nòng cốt, thu hút đông đảo các
thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia tạo thành một chính đảng mạnh, chuẩn
bị đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử trong chế độ dân chủ đa đảng ở
một tương lai không xa. Tương lai này đang ở trong tầm tay. Chúng tôi tin là đa
số đảng viên đã nhìn thấy và chính những người lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN cũng
đã nhìn ra (nên sẽ không còn dám trấn áp cá nhân và các tổ chức dân chủ như 10
hay 20 năm trước đây), mà sẽ biết cách chuyển đổi từ chế độ độ tài độc đảng
hiện nay qua chế độ dân chủ như thế nào để “hạ cánh an toàn” cho chính đảng
CSVN, không gây xáo trộn chính trị và bất ổn xã hội, nguy hại cho đất nước.
Bởi vì, đó là
chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại
toàn cầu hóa chính trị (dân chủ), kinh tế (thị trường tự do hóa) không thể đảo
ngược. Tiến trình chuyển hóa chế độ độc tài, độc đảng qua dân chủ đa đảng ở
Việt Nam theo qui luật “lượng đổi, chất đổi” đã tích lũy gần đủ “lượng dân chủ”
để đổi “chất độc tài “ qua “chất dân chủ”, như nước đun sôi đến 100 độ phải bốc
hơi; hay thời gian cần và đủ cho con ngài biến thái lột xác thành con bướm. Đó
là qui luật khách quan mà ý chí chủ quan của con người không ai có thể cưỡng
lại được.
*Các bài viết
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thiện Ý
Thiện
Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa
Việt Nam ở Houston.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.