Nhận định:
KỊCH BẢN NÀO CHO TỨ TRỤ TRIỀU
ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Thiện Ý
Chiều ngày
11/10/2015, Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn
Phú Trọng phát biểu trong phiên họp bế mạc Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương
đảng CSVN lần thứ 12 (TU12), Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải
quyết xong và phải chờ đến TU13 hay TU14. Ông nói "Bộ Chính Trị và Tiểu ban Nhân sự...tiếp tục xem xét, rà soát...để
báo cáo TU xem xét, quyết định tại các HNTU tiếp theo" (bit.ly/1FZHqQW).
Như
vậy là sau Hội Nghị Trung Ương 12 của đảng CSVN khai mạc vào ngày 5-10-2015 và
kết thúc 6 ngày sau đó, vẫn chưa tìm được sự thống nhất về nhân sự lãnh đạo
hàng đầu bộ máy đảng (Tổng Bí thư, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư) và nhà nước Việt
Nam (Thủ Tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội) thường được gọi là “Bộ tứ
quyền lực”, mà trong bài này chúng tôi gọi là “Tứ trụ triều đình” cuối cùng của
đảng CSVN. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận từ hội nghị
trung ương lần thứ 11 của Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng 5-2015, nhưng đã không
đưa đến kết quả nào.
Nay
người ta nói đến và chờ đợi phải họp thêm vài Hội Nghị Trung Ương như 13 hay 14
nữa, nhanh nhất cũng phải là sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cân Bình,dự trù vào tháng 10, mới được phát ngôn viên chính phủ báo
đổi lại vào tháng 11 và Tổng Thống Hoa
Kỳ Barack Obama, dự trù cũng vào tháng 11 năm 2015, nếu không có gì thay đổi (Vì cho đến lúc này vẫn chưa có xác định ngày
giờ cụ thể).
Vậy kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối
cùng của đảng CSVN? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bầy:
I/- VÌ SAO ĐẢNG CSVN VẪN CHƯA
HÌNH THÀNH ĐƯỢC TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG TẠI
VIỆT NAM?
Sự thể trên đã phản ảnh tình trạng tranh
dành quyền lực gay gắt trong nội bộ đảng CSVN giữa hai khuynh hướng đối ngoại
chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ. Đồng thời cũng là nguyên
nhân đưa đến sự ách tắc trong vấn để chọn lựa các nhân sự lãnh đạo hàng đầu
trong bộ tứ quyền lực hay tứ trụ triều đình của chế độ độc tài, độc đảng hiện
nay tại Việt Nam.
Nếu chọn đồng chí Trung Quốc là chỗ dựa
quyền lực, đảng CSVN phải tiếp tục chịu nhục và mang tiếng “hèn với giặc, ác
với dân”; phải tiếp tục theo đuổi chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung về đối ngoại để vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng hiện
nay về đối nội, ít ra là trong 5 năm tới kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN
(2016-2021). Hệ quả là đảng CSVN tiếp
tục hưởng lợi độc quyền thống trị, không sợ Trung Quốc ra đòn trừng phạt, bóc
trần những hành vi bán nước hại dân của đảng CSVN, nhưng hại là Việt Nam tiếp
tục phải quỵ lụy và chấp nhận sự lấn áp từng bước, nhiều mặt của Bắc Kinh,
trong đó có sự lệ thuộc chính trị, kinh tế và nghiêm trọng nhất là việc lấn
chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nếu dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ là
Việt Nam phải chấm dứt chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung về đối ngoại và về đối
nội là phải chấm dứt chế độ độc tài độc đảng chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa
đảng trong vòng 5 năm tới, kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN. Hệ quả là đảng
CSVN sẽ không còn tự quyết nắm quyền thống trị độc tôn sau 5 năm nữa và muốn
tồn tại, tiếp tục nắm quyền trong chế độ dân chủ đa đảng phải thông qua các
cuộc tranh cử và bầu cử tự do với các chính đảng khác trong khuôn khổ Hiến Pháp
và luật pháp dân chủ đa đảng (vì thế
chúng tôi tiên đoán “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng CSVN là thế).
Vậy sự chọn lựa này liệu có thể đưa đến sự
trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung Quốc gây hậu quả nghiêm trọng
nhiều mặt cho Việt Nam, như lo ngại làm
lý cớ cho khuynh hướng muốn chọn đồng
chí Trung Quốc làm chỗ dựa quyền lực, để tiếp tục chính sách đối ngoại đi dây
giữa Trung- Mỹ hay không? Câu trả lời của khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ là
dù có hay không vẫn có lợi cho nhân dân, dân tộc, đất nước Việt Nam trong tương
lai lâu dài.Vì một khi dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược, Hoa Kỳ sẽ
không làm ngơ trước các đòn trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung
quốc và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam đương đầu và khắc phục mọi hậu quả ( chứ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh không
để mặc cho Trung Quốc bắt nạt Việt Nam như trong chính sách đi dây
Trung-Mỹ như bao lâu nay). Trên thực
tế, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong vùng đã và đang có những hành động cụ
thể, khả tín, cương quyết chống lại các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại
Biển Đông, ra mặt công khai yểm trợ các quốc gia trong vùng đang bị Trung Quốc
lấn áp, trong đó có Việt Nam (Phải chăng
là phần mở đầu thực hiện những cam kết ngầm của Hoa Kỳ,sau chuyến đi Hoa kỳ của
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, từng được coi là có khuynh hướng thân Trung Quốc,
như là cảnh báo với Bắc kinh, rằng đảng CSVN sẽ chọn đồng minh Hoa Kỳ nếu đồng
chí Trung Quốc tiếp tục áp chế Việt Nam ?).
Thành ra, chính những mâu thuẫn trên đây
giữa hai khuynh hướng chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ đã là
nguyên nhân chủ yếu đưa đến bế tắc trong
việc chọn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước CSVN. Vì chính những
khuôn mặt nắm giữ các chức vụ hàng đầu, thường gọi là bộ tứ quyền lực, như Tổng
Bí Thư đảng CSVN, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội và Thủ Tướng Chính Phủ; cũng
như các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và các Ủy viên Trung ương đảng CSVN,
sẽ được Đại Hội 12 của toàn đảng CSVN
bầu chiếu lệ nay mai, theo danh sách đề cử của các Hội nghị trung ương,
sẽ cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên thắng thế hay tạm thời phải thỏa hiệp.
Vậy
ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào
trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế?
II/- KỊCH BẢN NÀO CHO TỨ TRỤ
TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM?
Theo một bài viết khả tín của ông Trung
Điền, thì trong những ngày vừa qua,
nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo đảng CSVN là đang có phương án
giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ
tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,...và phe ông Trọng (thân Tầu) đang tìm
cách không cho phe ông Dũng (thân Mỹ) dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ
phương án này có được TU12 thảo luận hay không.
Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, Bộ Chính
Trị đã trình Ban Chấp Hành Trung Ương ba phương án:
-
Phươn án 1:
nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm quan hệ đối ngoại, chọn
nguời có kinh nghiệm điều hành quản lý để nắm Tổng Bí Thư. Dự kiến Tổng Bí Thư
(TBT) là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng (TT) là Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nước (CTN)
là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch Quốc Hội
(CTQH) là Phạm Quang Nghị.
-
Phương án 2:
nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong Bộ Chính Trị (BCT) là khoảng dưới
63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng . Dự
kiến: TBT là Nguyễn Tấn Dũng, TT là Trần Đại Quang, CTN là Nguyễn Thiện Nhân,
CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Phương án 3:theo
đề nghị của Tiểu Ban Nhân Sự, chủ yếu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ
Chức TU Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp Hành Trung Ương (BCHTU)
bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCHTU. Dự kiến: TBT là Trần
Đại Quang, TT là Nguyễn Xuân Phúc, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị
Kim Ngân
Theo nhận định của chúng tôi, ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế,sẽ có câu trả lời trong Hội Nghị BCHTU cuối cùng trước Đại Hội 12 của đảng CSVM vào tháng 1-2016, diễn ra sau chuyền đi Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình và Thổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Chúng tôi dự kiến 3 kịch bản:
1.-Kịch bản
1: Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng
minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa
thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, căn cứ trên
những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong
khi vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn bất khả tín của Chủ Tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, căn cứ trên những hành động thực tế ngày càng gia tăng lấn áp, xâm
lược Việt Nam
theo kiểu “ tằm ăn dâu”của Trung Quốc trong quá khứ.
Trong
trường hợp này, đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng
lúc nắm các chức vụ Tổng Bí Thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương và
Chủ tịch nước. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao đương nhiệm Phạm Bình
Minh sẽ là Thủ Tướng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người cùng khuynh hướng khác, nếu
NTD chia quyền ) , Chủ tịch Quốc Hội Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người cùng khuynh hướng khác) .
2.- Kịch bản
2: Khi khuynh hướng chọn đồng minh
hoa kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Tầu cũng đồng ý chọn
đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn tin vào những lời hứa hẹn mật ngọt của Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh mất mặt,
nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và
nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để ngụy trang cho một chính sách đối
ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất.
Trong
trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Tầu có thể thỏa hiệp chọn một
trong hai Phương án đầu của 3 Phương án trình bầy trong bài viết của tác giả
Việt Dũng ở trên về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.
3.-
Kịch bản 3:Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyêt đối hay tương
đối, do trong cả hai khuynh hướng vẫn có nhiều người nghi ngại không tin vào những tái cam kết và hứa hẹn thêm qua hai
nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Hoa Kỳ khi đến Việt Nam, để được đa số
tuyệt đối trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN (Bộ Chính Trị, Ban Bí
Thư, các Uy vien TU), thì phương án giữ
nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm
nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên mới khả thi, như tác giả Trung Điền đề cập trong bài viết của
mình như đã nêu trên.
III/- KẾT LUẬN.
Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng
đầu của đảng và nhà nước độc tài độc đảng hiện nay tại Việt Nam sẽ thể
hiện chiều hướng chính sách đối ngoại
cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau
Đại Hội Toàn Đảng CSVN lần thứ 12 dự trù vào tháng Giêng 2016 tới đây.
Nếu căn cứ vào những chuyển tình hình thực
tế Việt Nam tương quan với những biến chuyển tình hình quốc tế cũng như khu vực,
đa phương cũng như song phương tác động vào nội bộ đảng CSVN, có ảnh hưởng
quyết định đối với chiều hướng tương lai Việt Nam, thì cho đến lúc này chúng
tôi dự kiến ba điều:
- Một là khuynh hướng chọn đồng minh Hoa
Kỳ đang thắng thế nhờ được sự hậu thuẫn của tuyệt đại đa số đảng viên các cấp
của đảng CSVN và hầu như toàn dân Việt
Nam đều hướng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa xâm lăng của Trung
cộng. Khuynh hướng thân Tầu đành phải
chấp nhận đồng tình đi theo khuynh hướng chọn đồng minh Mỹ và chỉ đòi hỏi chia
ghế chia phần thế nào, với một đối sách ra sao để tránh được những thiệt hại quyền lợi cá nhân,
phe nhóm và đòn trừng phạt của Trung quốc đối với Việt Nam.
- Hai là, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng
minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng tiến trình dân chủ Hóa
Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 20 năm qua (1995-2015). Vì vậy chúng tôi đã tiên
đoán bộ tứ quyền lực lần này là “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng đảng
CSVN là vậy.
- Ba là gần như chắc chắn Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đương nhiệm sẽ là Tổng Bí Thư đảng CSVN. Nhân sự trong các cơ quan đầu
não đảng và nhà nước được sắp xếp theo thế cài răng lược, nhưng đa số chiếm ứu
thế vẫn là các nhân vật thuộc phe thân Mỹ. Nguyễn Tấn Dũng có thể là một
Mikhail Gorbachev của Việt Nam và Đại Hội Toàn Đảng CSVN lần thứ 12 sẽ là Đại
Hội cuối cùng với tư thế nắm quyền độc tôn trong chế độ độ tài, độc đảng, dù vẫn
tồn tại trong chế độ dân chủ , đa đảng trong tương lai tại Việt Nam (Tương tự như Đại Hội Toàn Liên Bang Xô-Viết
lần thứ 19 năm 1988 của Đảng Cộng Sản Liên Xô, là Đại Hội cuối cùng để 3 năm
sau đó (1988-1991) chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng như hiện nay)./.
Thiện Ý
Houston, ngày 18 tháng 10 năm 2015
*Xin lưu ý: Có thể vào:
VOAtiengviet.com để đọc thêm ý kiến phản hồi của độc giả.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.