Thursday, March 10, 2016

ĐỀ NGHỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI LUẬN CÔNG KHAI VỚI CÁC CHÍNH ĐẢNG QUỐC GIA.



ĐỀ NGHỊ  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI LUẬN CÔNG KHAI VỚI CÁC CHÍNH ĐẢNG QUỐC GIA.

Thiện Ý

    Năm 2013 Quốc Hội Việt Nam sửa đổi Hiến Pháp vẫn duy trì chế độ độc tài,độc đảng, trái với mong đợi của đa số quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước.Nhân dịp này, chúng tôi với tư cách một quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ Quốc Việt Nam) có viết một Thư Ngỏ  đồng kính gửi Tổng Bí Thư, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) – Chủ tịch và Ban Chấp Hành Trung Ương các Chính Đảng Quốc Gia thành lập và hoạt động từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hoạt động như:Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt,Dân Chủ Xã Hội Đảng…
     Chúng tôi đã gửi Thư Ngỏ qua địa chỉ điện thư (email) và địa chỉ Trụ sở của đảng CSVN (mail), cũng như địa chỉ điện thư của các Chính Đảng Quốc Gia vừa nêu. Nhưng đã không được đảng nào trả lời, trừ Tổng Bí Thư của một Chính Đảng Quốc Gia (Xin được dấu tên) do sự quen biết trước, đã gọi điện thoại tán đồng, nhưng chỉ là trao đổi trong chốn riêng tư.
      Nay sau Đại Hội 12 của đảng CSVN, một lần nữa quốc dân Việt Nam lại thất vọng khi đảng cầm quyền vẫn duy trì độc quyền thống trị trong chế độ độc tài toàn trị với quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngụy biện bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
     Vì vậy, một lần nữa chúng tôi nhắc lại đề nghị một cuộc đối luận công khai giữa đảng Cộng Sản Việt Nam với các Chính Đảng Quốc Gia trước quốc dân Việt Nam và quốc tế.
     Chủ đích đối luận: là muốn đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền và các Chính Đảng Quốc Gia đang nỗ lực giành chính quyền đề thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, có cơ hội đối luận công khai làm sáng tỏ trước quốc dân Việt Nam và công luận quốc tế một trong những vấn đề căn bản của đất nước: chế độ chính trị nào khả thi,phù hợp với ý nguyện của đa số nhân dân, thành đạt cứu cánh độc lập dân tộc-Tự do dân chủ -  hạnh phúc cho toàn dân - đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại, tạo được thế lực vững chắc bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc trước họa ngoại xâm. Đồng thời, để rút ngắn thời gian đi đến tương lai tốt đẹp cho nhân dân và đất nước, chúng tôi thiểt nghĩ đôi bên Quốc-Cộng cần mở các cuộc đối luận công khai để thăm dò ý dân, để cho “dân biết, dân bàn, dân cùng làm với chính quyền”. Đồng thời như một diễn tập chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh nghị trường hợp pháp giữa các chính đảng Quốc – Cộng để giành chính quyền trong khung cảnh một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng sớm muộn rồi cũng sẽ phải hình thành tại Việt Nam.
     Chủ đề đối luận: liên quan đến một vấn đề căn bản hàng đầu của đất nước, cụ thể  Đâu là chế độ chính trị khả thi, thích dụng với thực trạng Việt Nam và chiều hướng quốc tế,phù hợp với ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cao nhất, toàn diện cho đất nước và dân tộc?
    Phương cách đối luận:
     - Các nhà lý luận của đảng Cộng sản Việt Nam, bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng,mặc dù Liên Xô và hầu hết các nước đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng chế độ độc tài toàn trị(hay chuyên chính vô sản), độc đảng cộng sản, đã thất bại hoàn toàn,phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, song đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền  bao lâu nay nay vẫn có khả năng xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
    - Các nhà lý luận của các Chính Đảng Quốc Gia, bằng lý luận và thực tiễn phản bác rằng, đảng Cộng sản Việt Nam đã có cơ hội xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều thập niên qua vẫn chưa thành và chắc chắn sẽ không bao giờ còn có thể xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Sau đó, các nhà lý luận của các Chính Đảng Quốc Gia đưa ra một mô hình chế độ chính trị và chứng minh tính khả thi, phù hợp với thực trạng đất nước và chiều hướng quốc tế, đáp ứng đúng ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích cao nhất và toàn diện cho đất nước và dân tộc.
     Tổ chức đối luận: Đề nghị đảng CSVN tự nguyện, tự giác, chủ động đứng ra tổ chức đối luận công khai, được các cơ quan truyền thông Việt Nam trong và ngoài nước cũng như quốc tế (như báo chí , truyền thanh, truyền hình…) tường trình trực tiếp đến toàn thể quốc dân Việt Nam. Vì đang nắm quyền, đảng CSVN có ưu thế và đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức một cuộc đối luận. Vì chính đảng CSVN đã nhiều lần kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan phù hợp với thực tiễn và lịch sử Việt Nam và đã khẳng định nhiều lần nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Nay cần tự tạo ra cơ hội để đảng CSVN lý luận, biện giải, dùng thực tiễn chứng minh, để thuyết phục nhân dân vững tin rằng, dù cho đến cuối Thế Kỷ 21chưa biết có xã hội chủ nghĩa được hay chưa (như lời cựu-tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mới đây tiên liệu), nhưng cuối cùng “Đảng ta” cũng vẫn sẽ nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
    Nếu đảng CSVN quyết đoán con đường đưa Việt Nam đi lên xã hội chủ nghĩa là duy nhất đúng, tự tin vào tài hùng biện của các nhà lý luận Mác-Lê, những lý thuyết gia hàng đầu của đảng sẽ đánh bại được các nhà lý luận của các Chính Đảng Quốc Gia trên bình diện lý luận, thuyết phục được nhân dân vững lòng tin theo ”Đảng Ta” trên bình diện thực tiễn, thì hãy chủ động đứng ta tổ chức đối luận.
     Nếu vậy thì đảng CSVN cần viết thư mời chính thức lãnh đạo các chính đảng quốc gia. Nội dung thư mời nói rõ mục đích yêu cầu, chủ đề, thời gian, địa điểm tổ chức và thể thức đối luận công khai để đôi bên trao đổi đi đến thống nhất trước khi thực hiện đối luận. Theo chúng tôi, địa điểm tổ chức đối luận có ý nghĩa nhất là Hội Trường Thống Nhất (tức Dinh Độc Lập cũ) ở Sài Gòn. Thời gian tổ chức đối luận diễn ra càng sớm càng tốt, nhưng sớm nhất có lẽ cũng phải sau khi hoàn tất cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam Khóa 14 sẽ diễn ra vào Tháng 5-2016 tới đây. Bởi vì chính Quốc Hội khóa này, sẽ căn cứ vào ý nguyện của người dân thể hiện sau cuộc đối luận Quốc- Cộng để định hướng, định hình cho tương lai Việt Nam.
        Chúng tôi ước mong đề nghị nghiêm túc, khả thi này sẽ được sự chuẩn chấp của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù thực tế ước mong này thật mong manh, khó thành tựu, do bản chất ngoan cố, vụ lợi, vốn đặt quyền lợi của đảng CSVN trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Biết thế, nhưng chúng tôi vẫn không ngại đề nghị như một trang trải của một quốc dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, rằng trong một giai đoạn bi thảm nhất của lịch sử, dưới sự thống trị độc  tài toàn trị của đảng CSVN đã làm cho đất nước tan hoang, suy đồi toàn diện, đưa đất nước vào vòng cương tỏa của ngoại bang Phương Bắc, ít nhất đã có một cá nhân đưa ra một trong nhiều đề nghị có tính xây dựng để cảnh tình, thách thức giai cấp cầm quyền, để họ đừng tiếp tục nói láo trắng trợn, lừa bịp, coi thường và xúc phạm nhân dân thêm nữa. Rằng đã đến lúc đảng CSVN phải dừng  nói láo, thú thật với nhân dân là đã thất bại hoàn toàn cái gọi là “ quyết tâm đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”; hãy kíp tìm cách chuyển đổi hòa bình chế độ độc đảng, độc tài toàn trị (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) qua chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị càng sớm càng tốt theo đúng ý nguyện của quốc dân Việt Nam, để khởi sự tiến trình tạo dựng một tương lai tươi sáng, tốt đẹp cho đất nước và dân tộc Việt./.

Thiện Ý
Houston, 27-2-2016

Nhận định: VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN CỬ, DÂN BẦU - CHỈ CÓ ĐẢNG CỬ, ĐẢNG BẦU.



Nhận định:
VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN CỬ, DÂN BẦU - CHỈ CÓ ĐẢNG CỬ, ĐẢNG BẦU.

Thiện Ý

     Trọng buổi họp báo ngày cuối cùng kết thúc Đại Hội 12 của đảng CSVN kéo dài tám ngày (21 đến 28-1-2016), Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư đảng CSVN tái cử nhiệm kỳ 2 (2016-20210) đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị do đảng CSVN áp đặt bao lâu nay tại Việt Nam. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách « dân chủ hơn hẳn » một số nước có  tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu  ra những người lãnh đạo cao nhất nước ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” (!?!).
     Chúng tôi đã có bài nhận định “Vì sao cựu-tân Tổng Bí Thứ Nguyển Phú Trọng đã trắng trợn nói sai sự thật như thế”, nay với bài “Việt Nam không có dân cử,dân bầu- chỉ có đảng cử, đảng bầu” để vạch trần mức độ nói láo có bằng cấp của Ông Trọng trên bình diện lý luận (Vì Ông tốt nghiệp Tiến sĩ chính trị học Mác-Lê do một viện đại học của Liên Xô cũ chuyên đào tạo các nhà ngụy biện hàng đầu cho các đảng CS ở các nước); và mức độ nói láo được Ông và đảng CSVN vận dụng vào thực tiễn để xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng tại Việt Nam bằng các thủ đoạn tuyên truyền lừa mị che đậy bằng sự dối trá như thế nào.
     Nội dung bài viết này lần lượt trình bầy:

I/- VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN CỬ, DÂN BẦU.
     Việt Nam không có  dân cử, dân bầu, vì không có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Nghĩa là một chế độ trên bình diện pháp lý phải do người dân chọn lựa, thông qua một Quốc Hội Lập Hiến gồm những đại biểu do người dân bầu cử ra qua cuộc phổ thông bầu phiếu tự do, trưc tiếp và kín. Quốc Hội Lập Hiến có nhiệm vụ soạn thảo ra một bản Hiến Pháp thiết định chế độ chính trị theo đúng ý muốn của người dân, với các cơ quan công quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được tổ chức và điều hành bởi những người dân cử và công cử (công chức) làm nhiệm vụ công bộc hưởng lương bổng do tiền đóng thuế của dân.
     Trên bình diện thực thi Hiến pháp, bất cứ người dân nào có năng lực và hội đủ điều kiện cũng có quyền tự do ứng cử với tư cách cá nhân hay đảng phái chính trị để được người dân tuyển chọn vào các chức vụ dân cử ; hay tự do ứng tuyển vào các chức vụ công cử (công chức) để được thẩm quyền các cấp các ngành tuyển chọn vào các cơ quan công quyền quốc gia. Gọi chung là bộ máy Nhà Nước, với cơ chế của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, làm nhiệm vụ quản lý đất nước mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung, theo đúng ý muốn của người chủ đất nước là nhân dân.
    Muốn làm theo đúng ý muốn của nhân dân, những công bộc dân cử hay công chức các cấp các ngành trong guồng máy công quyền quốc gia phải lãnh đạo, quản lý đất nước theo Hiến pháp và hệ thống pháp luật do các cơ quan dân cử có thẩm quyền (Quốc hội,  cơ quan dân cử các cấp..) làm ra, có hiệu lực cưỡng hành và chế tài vi phạm đối với mọi người dân cũng như những công bộc làm việc cho dân trong guồng máy công quyền quốc gia, từ trung ương đến các địa phương.
     Trên đây là những yếu tính đặc trưng cho một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Việt Nam không có những yếu tính đặc trưng này. Vì sự hình thành chế độ chính trị Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không xuất phát từ ý nguyện của nhân dân, mà chỉ là sự áp đặt đơn phương của đảng CSVN. Vì Hiến Pháp làm căn bản pháp lý thiết lập chế độ này không do một Quốc Hội  của dân, do dân và vì dândo dân cử, dân bầu; mà do một “Quốc Hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVNdo đảng cử, đảng bầu làm ra, với quyền thống trị độc tôn (Điều 4 HP hiện hành) trong một chế độ độc tài toàn trị.

II/-VIỆT NAM CHỈ CÓ ĐẢNG CỬ, ĐẢNG BẦU.
     Việt Nam không có dân cử, dân bầu, mà chỉ có đảng cử, đảng bầu, vì là một chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, quyền làm chủ của nhân dân đã bị đảng CSVN tước đoạt hoàn toàn. Bởi vì, trong chế độ này không người dân nào được quyền tự do  bầu cử và ứng cử các chức vụ dân cử trong guồng máy công quyền quốc gia từ trung ương đến các địa phương. Các chức vụ công cử lãnh đạo lớn bé trong guồng máy công quyền quốc gia đều là các đảng viên CS hay có lý lịch được đảng CSVN đánh giá theo quan điểm, lập trường chính trị của đảng CS.Vì các quyền này đã là độc quyền của đảng CSVN trong nhiều thập niên qua, kể từ sau khi họ cướp được chính quyền, áp đặt chế độ độc tài đảng trị trên nửa nước Miến Bắc (1954-1975) và trên cả nước Việt Nam từ sau 30-4-1975 đến nay.
    Đó là một thực tế không cần nói ra thì quốc dân Việt Nam trong ngoài Việt Nam, cũng như quốc tế đều biết cái mà Ông Tổng Trọng nói láo không biết ngượng về thứ dân chủ tập trung vào tay đảng CSVN là « dân chủ hơn hẳn » một số nước có  tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu  ra những người lãnh đạo cao nhất nước.
   Ông Trọng nói láo trắng trợn ở chỗ những người lãnh đạo cao nhất nước ở các quốc gia dân chủ là do chính người dân bằng lá phiếu bầu chọn trong số các ứng viên ứng cử tự do hay do đảng phái chính trị đưa ra, trong các cuộc bầu cử tự do. Sau khi một cá nhân đắc cử ngôi vị cao nhất (như Tổng Thống Hoa Kỳ chẳng hạn…) không phải lãnh đạo đất nước một mình mà còn nhiều cá nhân đứng đầu các bộ phận khác trong guồng máy công quyền quốc gia (như các Chủ tịch lưỡng viện Quốc hội, Chủ tịch Tối cao Pháp Viện..); bên cạnh còn có cả một dàn cố vấn về các vấn đề căn bản của đất nước (như an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế tài chánh, quân sự, an ninh tình báo…). Đồng thời người đứng đầu nước không phải muốn làm gì thì làm mà phải lãnh đạo trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp quốc gia, nếu vi phạm sẽ bị chế tài theo luật… Trong khi, tại Việt Nam, những người đứng đầu nước, như Tổng Bí Thư đảng CSVN, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ Tướng Chính Phủ  lại do Đại Hội Đảng CSVN cử ra. Sau đó đưa ra cho một “Quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” biểu quyết thông qua. Bởi vì Quốc Hội này hầu hết đại biểu là đảng viên CS,trước đó đều phải được Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN gạn lọc giới thiệu làm ứng cử viên cho dân bầu trong các cuộc bầu cử chiếu lệ, hình thức do “Chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng” tổ chức, kiểm soát; người dân không có sự chọn lựa nào khác vì các ứng viên không do dân cử, dân bầu.
     Đến đây cũng cần vạch trần sự khoe khoang láo khoét của Ông Tổng Trọng khi coi việc bầu bán các chức vụ chóp bu của đảng và nhà nước qua Đại Hội Đảng 12 vừa qua là ““dân chủ đến thế là cùng”. Vì qua cách ứng cử và bầu cử vẫn theo nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” như đối với nhân dân, mà còn chặt chẽ hơn nhiều. Các ứng viên không được ứng cử mà phải được sự đề cử của các Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, để được một Hội nghị của Ban Chấp Hành Trung ương khoảng vài trăm thông qua. Các ứng viên này được giới thiệu cho khoảng 1500 đại biểu do các cấp bộ đảng cử ra tham gia Đại Hội để bầu ra các chức vụ cao nhất đảng và nhà nước là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ. Nếu có sự đề cử ở Đại Hội, người đề cử phải từ chối. Nếu sau đó đa số đại biểu tham dự Đại hội biểu quyết không cho từ chối mới được coi là ứng viên để Đại Hội biểu quyết bầu chọn.Mọi người ai cũng thấy qua Đại Hội 12 của Đảng CSVN phe cánh Ông Tổng Trọng đã khai thác triệt để nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” để loại trừ nhau, làm gì có nguyên tắc dân chủ “Đa số thắng thiểu số, thiểu số phải phục tòng đa số…”. trong đảng mà Ông Trọng dựa vào đó mà tự hào ““dân chủ đến thế là cùng”!?!
     Trong nội bộ đảng CSVN cầm quyền độc tôn không có dân chủ,
thì làm sao  “Dân cử, dân bầu” đối với hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam.
      Nhớ lại trước khi qua Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình vào cuối tháng 3 năm 1992, khi đến chào tạm biệt người bạn thân, “một đảng viên cộng sản chân chính” mà vài năm trước đây tôi đã viết được đài VOA cho đăng tải (“Thư xuân viết cho một người bạn đảng viên cộng sản chân chính”), chúng tôi có trao cho bạn một tập vở học trò dầy 100 trang, trong đó góp ý chi tiết về hai vấn đề căn bản của đất nước: Chính trị và kinh tế. Riêng về chính trị, chúng tôi đề nghị hai điểm:
- Một là dân chủ hóa trong đảng. Theo đó các chức vụ hàng đầu của đảng CSVN như Tổng Bí Thư chẳng hạn, nên để cho tất cả các đảng viên có Thẻ Đỏ được bầu trực tiếp, với các ứng viên ở mọi cấp được tự ứng cử hay đề cử. Cách này để tránh tập trung quyền lực quá lớn trong một nhóm nhỏ (Bộ chính trị…), tạo ra nạn bè phái, phân hóa, ngăn cản các tài năng mới của đảng vươn lên…..
- Hai là, để quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng, bảo vệ và hành xử, nếu Đảng không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, có thể vẫn duy trì “Nhất nguyên xã hội chủ nghĩa” nhưng với lưỡng đảng Mác-xít. Ví dụ Đảng CSVN và Đảng Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam chẳng hạn, đảng này nắm quyền thì đảng kia đóng vai đối lập xây dựng. Vì về mặt lý luận Mác-Xít vẫn đúng: Đảng CSVN hay Đảng XHCNVN vẫn là đảng của giai cấp vô sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản. Tương tự như đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đều là đảng của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản….
   Vào khoảng năm 1988, trong một cuộc thuyết trình tại trụ sở Hội Luật Gia Thành Phố HCM,về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, với thuyết trình viên từ Trung ương Hà Nội, chúng  tôi lần đầu tiên đã đưa ra đề nghị trên. Thuyết trình viên đã trả lời rằng “Ý kiến của đồng chí độc đáo đấy. Ở Liên Xô cũng có người đề nghị như thế, nhưng đã bị đồng chí Mikhail Gorbachev bác bỏ…” .Lần thứ hai vào khoảng 1989-1991, chúng tôi đã trình bầy chi tiết hơn trong bài thi môn chính trị cuối khóa học chuyên tu do Đại Học Pháp Lý Hà Nội tổ chức giảng dậy, kéo dài 16 tháng có trả học phí (khoảng 1.5 chỉ vàng y) dành cho những người có cử nhân luật và tốt nghiệp quốc gia hành chánh (có lẽ vì lúc đó Phan Công Trình, một cựu sinh viên QGHC nằm vùng cho Việt cộng được làm Giám Đốc Sở Tư Pháp TPHCM nên cho thêm cùng được học với những người tốt nghiệp cử nhân luật trở lên…) như là để hợp thức hóa văn bằng chế độ cũ ở Miền Nam. Kết quả tôi bị đánh rớt môn học này, nhưng sau đó được cho thi lại để được tốt nghiệp.

III/- KẾT LUẬN.
      Hiển nhiên Việt Nam đã không có “Dân cử, dân bầu” mà chỉ có “Đảng cử, đảng bầu” kể từ khi đảng CSVN cướp chính quyền, áp đặt chế độ độc tài, độc đảng. Bởi vì dưới chế độ này các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền đều bị đảng CSVN bác đoạt.
      Thực tế cũng như thực chất là thế, nhưng người đứng đầu  đảng CSVN là Ông Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn khoe khoang vế cái gọi là nền dân chủ tập trung trong chế độ độc tài, độc đảng là« dân chủ hơn hẳn » các nước dân chủ thứ thiệt khác trên thế giới. Điều này không làm ai ngạc nhiên vì Ông Trọng đã làm đúng vai trò người phát ngôn hàng đầu và thể hiện đúng bản chất gian trá của một đảng chuyên sử dụng bạo lực để cướp chính quyền, dùng bạo lực để trấn áp nhân dân và tuyên truyền lựa mị để lừa bịp quần chúng.
     Để tự soi lại mình, đề nghị Ông Tổng Trọng cần nhìn qua cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và các chức vụ dân cử hiện nay đã và đang diễn ra sôi nổi, dân chủ như thế nào để biết thế nào là “Dân cử, dân bầu” các chức vụ dứng đầu nhà nước, khác với “Đảng cử, đảng bầu” phản dân chủ mà đảng CSVN áp đặt bao lâu nay tại Việt Nam. Đồng thời, nếu thâm tâm Ông có thiện chí muốn Việt Nam có được chế độ do “Dân cử, dân bầu” thực sự  như Hoa Kỳ, xin Ông và đảng của Ông hãy nhìn qua nước láng diền Miến Điện, hỏi Tổng Thống Thein Sein và tập đoàn quân phiệt Miến Điện xem họ đã chuyển đổi chế độ chính trị “dân cử, dân bầu” ra sao./.

Thiện Ý
Houston, ngày 18-2-2016

Nhận định: VÌ SAO CỰU-TÂN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ NÓI SAI SỰ THẬT NHƯ THẾ?



Nhận định:
VÌ SAO CỰU-TÂN TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ NÓI SAI SỰ THẬT NHƯ THẾ?

Thiện Ý

     Chúng tội gọi cựu-tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vì nguyên là Tổng Bí Thư Khóa XI, nay lại được Đại Hội đảng 12 tái bầu Tổng Bí Thư Khóa XII nhiệm kỳ 5 năm tới (2016-2021).Trọng buổi họp báo ngày cuối cùng kết thúc Đại Hội 12 của đảng CSVN kéo dài tám ngày (21 đến 28-1-2016), Ông Nguyễn Phú Trọng đã nói sai sự thật hai điều:
   - Một là Ông rất ngạc nhiên « tôi không ngờ » khi được tái cử ngôi vị Tổng Bí Thư ở tuổi 72 quá với tuổi qui định của Đảng phải về hưu đến 7 tuổi, nhưng là đảng viên Ông đành phải chấp nhận sự phân công của Đảng không được chối từ.
   - Hai là Ông Trọng đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị do đảng CSVN áp đặt, thực hiện bao lâu nay tại Việt Nam. Theo ông, chế độ của đảng CSVN do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách « dân chủ hơn hẳn » một số nước có  tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu  ra những người lãnh đạo cao nhất nước ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” (!?!).
     Hai câu hỏi được đặt ra: Vì sao Ông Trọng giám nói sai sự thật vô tư như thế và khi nào Ông Trọng mới giám nói đúng sự thật.

I/- VÌ SAO ÔNG TRỌNG GIÁM  NÓI SAI SỰ THẬT VÔ TƯ NHƯ THẾ?
     Nhiều người bàng quan nghe những lời tuyên bố trên của Ông Trọng  hẳn sẽ ngạc nhiên tự hỏi tại sao người đứng đầu đảng CSVN không biết có lầm lẫn hay “lú lẫn” gì không, mà lại giám nói dối  hay “nói láo vô tư” (nói theo kiều những người bình dân cùng xứ Bắc Kỳ như Ông)  một cách công khai như thế. Vì quốc tế và nhân dân cả nước ai cũng biết trong nhiều ngày tháng trước Đại Hội đảng 12, Ông Trọng và bè cánh của Ông đã dùng mọi “mưu ma chước quỷ” với nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm loại trừ đối thủ chính trị của mình là Thủ Tướng đương quyền Nguyễn Tấn Dũng và bằng mọi giá để giành và giữ cho kỳ được chiếc ghế Tổng Bí Thư đầy quyền uy của đảng. Đồng thời ai cũng biết Ông Trọng là một Tổng Bí Thư có học vị cao nhất (Tiến sĩ Mác-Lê tốt nghiệp ở Lên Xô chuyên về tổ chức xây dựng đảng CS ?)  so với 10 đời Tổng Bí Thư trước Ông, kể từ ngày thành lập đảng CSVN (3-2-1930) thường ít học, mà tại sao giám ăn nói ngang ngược, coi thường công luận quốc tế cũng như quốc nội như thế.  
     Thế nhưng đối với những người quan tâm, có sự hiểu biết qua sách vở và kinh nghiệm thực tiễn, am tường  về chủ nghĩa cộng sản, con người CS và đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, cộng sản quốc tế  nói chung, thì không lạ gì trước những lời nói sai sự thật một cách vô tư như thế của người đứng đầu đảng CSVN. Có chăng là phải khen Ông Trọng đã đóng đúng vai trò người phát ngôn chính và cao nhất của đảng CSVN,một chính đảng xây dựng trên nền tảng một chủ thuyết mang tính mê hoặc, không tưởng, nên đã phải dùng mọi thủ đoạn gian trá khi đi vào thực hiện, Vì trong cuộc họp báo, Ông Trọng đã thành thật thể hiện  trung thực cá tính gian ngoan, xảo trá mãn tính, tiêu biểu của con người cộng sản và tính tuyên truyền láo khoét của đảng CSVN để lừa mị lôi kéo quần chúng tin, theo Đảng. Nhưng nếu bất cứ quần chúng nhân dân nào không tin vào những lời tuyên truyền lừa mị dối trá, có nói không, không nói có của đảng CSVN, lại có ý thức hay hành động phản kháng lại chế độ, lập tức sẽ bị công cụ “chuyên chính vô sản”(quân đội, công an, tòa án, nhà tù, pháp trường…)    sẵn sàng dùng bạo lực, dù bất nhân tàn bạo đến đâu để thành đạt mục tiêu trấn áp, tiêu diệt bất cứ sự phản kháng nào để làm cái mà Ông Trọng gọi là ‘kỷ cương’  được Ông ngụy biện, rằng  một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.
     Tất cả những tính chất gian trá và hành động tàn bạo tổng quát nêu trên của con người cộng sản và đảng CSVN, không cần nói ra, thì bất cứ ai cũng biết và có thể kiểm chứng được qua thực tế, từ ngày thành lập đảng CSVN, trước cũng như sau khi cướp được chính quyền. Trong hiện tại, chỉ cần đơn cử  một sự kiện gian trá, kéo dài nhiều năm cho đến nay, được nhắc lại trong nghị quyết và diễn văn bế mạc Đại Hội đảng 12, Ông Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường làm ăn “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà chính Ông và toàn đảng của Ông thâm tâm đều biết là không thể thực hiện được. Vì chính Ông cũng đã tiên liệu không biết đến hết thế kỷ này có xây dựng được chủ nghĩa xã hội hay không, chẳng khác nào câu nói dân gian “hãy đợi đến Tết Congo”, vốn là  một nước ở Phi Châu đâu có Tết để mà đợi. Đúng là một sự gian trá, lừa bịp trắng trợn.
     Đến đây câu trả lời cho câu hỏi vì sao Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại giám nói sai sự thật vô tư và đầy tự tin như thế, là vì toàn bộ kịch bản diễn ra từ trước cho đến lết thúc Đại Hội đảng 12 đều được che đậy bằng sự gian trá. Trong cuộc họp báo vào ngày kết thúc Đại Hội hôm 28-1-2016 vừa qua, Ông Nguyễn Phú Trọng chẳng qua chỉ làm công việc của một phát ngôn nhân chính thức và cao nhất của  đảng để công bố kết thúc kịch bản gian trá bằng cách nói sai sự thật, nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu của “Đảng Ta”. Mục tiêu tối hậu đó là gì, có lợi hay có hại cho dân, cho nước? Thực tế sẽ có câu trả lời trong vòng 5 năm tới.

II/- KHI NÀO ÔNG TRỌNG MỚI NÓI ĐÚNG SỰ THẬT?
     Như trên chúng tôi đã nhận định Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói dối là để phục vụ cho nhu cầu của một kịch bản vừa được thực hiện bằng sự gian trá (Tạm gọi là kịch bản “Nín thở qua sông”), để giúp đảng CSVN thoát khỏi một tình thế nan giải, để có thêm thời gian khắc phục nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu qua một kịch bản tiếp theo (Tạm gọi là kịch bản “Qua cầu rút ván”) sẽ thực hiện trong vòng 5 năm tới (2016-2021). Vậy Ông Trọng chỉ nói thật khi mục tiêu tối hậu của đảng CSVN đã thành đạt. Nói cách khác gian trá chỉ là phương tiện hành động, là bức màn khói che, để thành đạt mục tiêu tối hậu, đảng CSVN đã vận dụng mọi gian trá để đạt mục tiêu tối hậu theo phương châm “Cứu cánh biện minh cho hành động”, dù cứu cánh ấy tốt hay xấu.
     Nếu cứu cánh đó chỉ có lợi cho Đảng, bất lợi cho Dân, cho Nước,thì đó là cứu cánh xấu. Ví dụ như để cho đảng CSVN có thêm thời gian, cơ hội củng cố vững chắc chỗ dựa Bắc Kinh, để kéo dài quyền thống trị độc tôn trong một chế độ tài, độc đảng. Trong cứu cánh này, nếu Ông Tổng Trọng tồn tại đến hết nhiệm kỳ 5 năm, an toàn trở về hưu, Ông có thể nói sự thật như các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước về hưu trước ông đã nói thật, sau khi ra khỏi vòng cương tỏa của quyền lực,danh lợi, “Phản tỉnh triệt để” đã làm (xa như Tướng Trần Độ, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, gần như Phó Thủ Tướng Trần Phương, Bộ Trưởng Kế Hoạch đầu tư Bùi Quang…và rất nhiều đảng viên lớn nhỏ khác) nếu như có dũng khí, không sợ mất ưu quyền, đặc lợi; bằng không thì Ông Trọng vẫn tiếp tục “Ngậm miệng ăn tiền” cho đế lúc nhắm mắt suôi tay hay cho đến khi chế độ của đảng CSVN sụp đổ như Liên Xô và hầu hết các nước XHCH trên thế giới.
     Nếu cứu cánh đó có lợi cho Dân, cho Nước, là tốt.Ví dụ như trong vòng 5 năm tới tiếp tục nương theo chiều hướng quốc tế mới (dân chủ hóa và thị trường tự do hóa toàn cầu), khắc phục mọi khó khăn trở ngại, củng cố phát triển nội lực, đủ thế lực thoát Trung, tiến tới chế độ dân chủ, đa đảng, Ông Trọng sẽ nói thật và làm thật khi có đủ các điều kiện cần và đủ cho một sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng (Mục tiêu tối hậu).

III/- KẾT LUẬN.
    Tựu chung còn đảng cs, còn chế độ độc tài, độc đảng tại Việt Nam, Ông Trọng còn phải nói dối. Ông Trong chỉ có thể  nói thật khi Việt Nam có chế độ dân chủ, đa đảng. Ngày nào đảng CSVN còn độc quyền thống trị đất nước, Ông Tổng Trọng hay bất cứ lãnh đạo cấp cao cấp thấp nào của đảng và nhà nước CSVN vẫn phải nói dối vô tư, nói dối theo cơ cấu và mệnh lệnh của cái gọi là “Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”.
     Viết đến đây nghĩ đến hình ảnh Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 72 tuổi, đầu tóc bạc phơ khiến chúng tôi liên tưởng đến một nghệ sĩ ở Miền Nam trước đây cũng có mái tóc  bạch kim như Ông. Đó là tài tử Đoàn Châu Mậu, một nghệ sĩ quốc gia, đã đóng vai Việt cộng chỉ huy  các cuộc gài bom đặt chất nổ tại thành phố Sài Gòn trong phim “Tổ Đặc Công X.13 Phá Lưới” (nếu tôi nhớ không lầm).Sự liện tưởng này để suy đoán theo chiều hướng lạc quan, rằng trong cuộc họp báo ngày 28-1-2016 vừa qua, mong Ông Tổng Trọng chỉ đóng vai kẻ nói dối như một nghệ sĩ, để kết thúc một kịch bản tạm gọi là “Nín thở qua sông” để “thoát hiểm”, tạo tiền đề thuận lợi cho kịch bản tiếp theo “Qua cầu rút ván” nhằm thành đạt một cứu cánh tốt, có lợi cho dân, cho nước trong vòng 5 năm tới.
    chúng tôi xin kết thúc bài việt này bằng mượn lời của nguyên Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, để diễn giải những điều Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói sai sự thật trong diễn văn bế mạc và họp báo vào ngày kết thúc Đại Hội 12 của Đảng CSVN, theo chiều hướng lạc quan, rằng “Đừng nghe những gì Tôi(Ông Trọng)  nói, mà hãy nhìn kỹ những gì tôi(Ông Trọng) làm”.
    Vâng, quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ chăm chú nhìn những gì Ông Trọng và đảng CS của Ông làm trong 5 năm tới, để xem có lợi hay có hại cho dân cho nước, để có thái độ và hành động tiếp tay hay ngăn chặn kịp thời./.

                   Thiện Ý
Houston, ngày 3 tháng 2 năm 2016

Khai bút đầu Xuân: VÌ SAO TÔI TỪ CHỐI CƠ HỘI VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?



Khai bút đầu Xuân:
VÌ SAO TÔI TỪ CHỐI CƠ HỘI VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?

Thiện Ý.

     Thông thường, những người đảng viên cộng sản nói chung, đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) nói riêng, sau khi phản tỉnh thường dùng câu nói của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố 20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”. để ngụy biện cho sự sai lầm khi đi theo cộng sản như là “một sai lầm chính đáng”, khó tránh được trước hấp lực bánh vẽ của chủ nghĩa cộng sản đối với tuổi trẻ vốn có trái tim nồng nàn yêu nước, yêu tự do, công bình và đầy lý tưởng cao đẹp về cuộc sống con người, xã hội và đất nước.
     Chúng tôi đã có bài phản biện bằng nhiều luận cứ vững chắc, có tính thuyết phục,đã được Đài VOA cho đăng tải vài năm trước đây trong mục “Bạn đọc làm báo”, rằng 20 tuổi mà đi theo cộng sản là không có cái đầu, 40 tuổi mới từ  bỏ cộng sản là (quá trễ ) không có trái tim
     Bài viết này nhắc lại một kinh nghiệm cá nhân  để lưu ý tuổi trẻ Việt Nam hiện nay, đừng mắc sai lầm như một thiểu số tuổi trẻ các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng muốn nhắn với tuổi trẻ Việt Nam nào thuộc thế hệ chúng tôi trong thập niên 1960, đã lỡ mắc sai lầm khi tin, theo, vào đảng CSVN cần “phản tỉnh triệt để” thể hiện qua nhận thức và hành động cụ thể để đoái công chuộc tội, thay vì vẫn tỏ ra “tự hào” về quá khứ sai lầm như một số người trong cái gọi là “Phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh chống Mỹ cứu nước” ngày nào tại Miền Nam sau này đã bầy tỏ mỗi khi có dịp.
    Nội dung bài viết về người thật việc thật, nhưng trong thời điểm hiện nay một số tên người được viết tắt. Vì là một trích ngang hồi ký “Thân Phận Con Người”, nhưng chúng tôi sẽ viết rõ tên người khi cho xuất bản thành sách vào thời gian phù hợp.
   
I/- CƠ HỘI VÀ VÌ SAO TÔI TỪ CHỐI CƠ HỘI VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
     1.-Cơ hội vào đảng CSVN.
     Vào khoảng tháng 1 năm 1978, Thiếu úy Sơn (1) công an khu vực trường học đã mời tôi vào phòng sinh hoạt đoàn đội trường Phổ Thông Cơ Sở L.L, nguyên là một tư thục của dòng Lasan ở Saigon, nơi tôi đang dậy học và cho hay  đảng bộ muốn tạo cơ hội cho tôi gia nhập đảng CSVN.
     Theo Thiếu Úy Sơn, sở dĩ tôi được chi bộ đảng nhà trường quan tâm bồi dưỡng cho vào đảng, là vì Đồng chí có lý lịch tốt, có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dậy và sinh hoạt học đường và có ảnh hưởng quần chúng…”. Nếu chấp nhận, sau khi vào đảng, tôi sẽ được tăng lương, biên chế vào Ban Giám Hiệu, sẽ được chọn công tác bất cứ trường học nào trong Thành phố, mọi nhu cầu tài chánh cho công tác của tôi sẽ được đáp ứng…
     Đây là điều hoàn toàn bất ngờ và tôi đã phải suy nghĩ rất nhanh để tìm cách trả lời sao cho không bị coi là có tư tưởng “phản động”. Sau khi tỏ ra xúc động, cảm ơn về sự quan tâm của chi bộ đảng có lợi cho tương lai sự nghiệp cá nhân, tôi đã chối từ với lý do vốn không thích sinh hoạt đảng phái, vì cá tính thích tự do trong cuộc sống, sợ không tuân giữ được kỷ luật nghiêm minh của đảng.Tôi cũng bày tỏ là trước năm 1975, đã được Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) mời, nhưng tôi đã chối từ, mặc dầu rất có cảm tình và lòng ngưỡng phục với đảng trưởng Nguyễn Thái Học,một anh hùng dân tộc. Tôi nói thêm, tất nhiên với đảng CSVN có khác, được vào đảng CSVN là một vinh dự lớn lao.Tôi cảm ơn chi bộ đảng đã quan tâm tạo điều kiện cho được vào đảng…Sau khi thuyết phục thêm thời gian, Thiếu úy Sơn nói là tôi không cần trả lời ngay,có thể suy nghĩ và trả lời sau một tuần lễ, kèm yêu cầu như một thử thách tư tưởng xem có dứt khoát về “lập trường giai cấp”, là làm một bản báo cáo những gì tôi biết về một giáo viên dậy Anh văn tên T.V.M, mà theo lời Thiếu úy Sơn giáo viên này bị nghi ngờ là người của CIA cài lại (mà theo tôi có lẽ chỉ vì giáo viên này thường hay có những phát biểu bộc trực, phê phán thẳng thừng những sai sót, tiêu cực  trong nhà trường liên quan đến Ban Giám Hiệu và các viên chức đảng và nhà nước khác).
     Một tuần sau, tôi đã giữ im lặng, không trả lời và cũng không nộp bản báo cáo về giáo viên T.V.M. Bí thư Đoàn Đội nhà trường lúc đó  là cô N.T.T gặp riêng khi tôi đang ngồi ở ghế đá trong sân trường, phàn nàn rằngThật không hiểu nổi, đúng ra anh phải là người thích hợp với xã hội chủ nghĩa chứ. Tại sao anh lại từ chối một cơ hội mà nhiều người phải phấn đấu lắm vẫn không được”. Tôi bình thản trả lời Ai nói tôi không thích hợp với xã hội chủ nghĩa? Không vào đảng CS đâu phải là không yêu XHCN. Mỗi người có ý thích riêng, tôi thích sông tự do thoải mái, không bị ràng buộc gì hết, thế thôi…”. Đối với Thiếu úy Sơn thì thay đổi hẳn thái độ, không còn vồn vã, tay bắt mặt mừng như trước đó, mỗi khi gặp mặt, mà nay tìm cách né tránh khi nhìn thấy tôi từ xa.
    2.- Vì sao tôi có cơ hội vào đảng CSVN?
     Nếu căn cứ vào nhận xét, đánh giá cá nhân tôi của Thiếu úy Sơn thì tôi có cơ hội vào đảng CSVN là vì “ Đồng chí có lý lịch tốt, có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dậy và sinh hoạt học đường và có ảnh hưởng quần chúng…”.
     Tôi có lý lịch tốt, có lẽ là vì Cha tôi từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu (1945), khi tôi còn trong bụng mẹ, cho đến năm 1954 mới bỏ về thành.Cha tôi lúc đó là công nhân cạo mủ,rồi phơi mủ ở nhà máy của đồn điền cao su Quản Lợi, Lộc Ninh, mặc dầu ông là một trí thức, một thầy tu xuất (Thày giáo Tiến khi đến làm Thầy giảng nơi giáo xứ Bút Sơn, gặp mẹ tôi và đã xuất tu), viết và nói thông thạo tiếng Pháp.
     Năm 1954, Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, Mẹ con tôi đã  theo người em ruột của cha tôi (Chú Thất) đi lính quân đội quốc gia di cư vào Nam để tìm gặp lại cha tôi tại đồn điền cao su Hớn Quản, Quản Lợi, dù trước đó cha tôi viết thư về nói cứ ở nhà, Ông sẽ trở về Bắc, “vì nước nhà sắp độc lập”. Một người anh cô cậu ruột với mẹ tôi cũng làm ở đồn điền này (Ô Vũ Đức Kiệm), đã khuyên mẹ tôi tìm cách đưa ngay cha tôi ra khỏi nơi đây vì nguy hiểm lắm. Ông cho hay ‘mỗi khi có cuộc đình công, các công nhân đã phải đến nhà đêm ngày bảo vệ cho chú ấy…”. Sau đó, có lẽ nhờ những kinh nghiệm sống trong “vùng tự do” của Việt Minh khá lâu, đã cùng một số dân làng phải trốn chậy bằng đường rừng qua “Vùng Tề” của Pháp,  mẹ tôi đã thuyết phục được cha tôi đồng ý ở lại Miền Nam, rời đồn điền cao-su đến sống tại trại di cư Bầu Trai thuộc tỉnh Long An. Trong thời gian này, một lần duy nhất có một người tên Hựu hay Xứng (Tôi không nhớ rõ) từ đồn điền cao su đến thăm ở chơi ít ngày khuyến dụ cha tôi Anh trở lại trên ấy với chúng em” (có lẽ là người của đảng CSVN). Sau lần gặp gỡ này một thời gian ngắn sau đó (1955), cha tôi đã vội vã tìm đường đưa gia đình lên lập nghiệp ở một trại di cư dinh điền mới mở ở cao nguyên Trung phần Việt Nam, có tên là Chi Lăng, cách thị trấn Buônmêthuột khoảng 8 cây số. Dường như cha tôi muốn tránh xa sự lôi kéo của CS trở lại đồn điền cao su để sau đó tiếp tục hoạt động cho họ trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng (1954-1975).Vì “tướng học trò” như lời mẹ tôi thường nói, không quen lao động làm ruộng rẫy cực khổ, ăn uống thiếu thốn, cha tôi đã chết vì bệnh lao phổi vào năm 1960 ở tuổi 53, khi tôi đang học lớp Đệ Lục (Lớp 7) tại trường công lập Buônmêthuột. Như vậy là cuộc đời cha tôi đã chỉ sống chung với mẹ con tôi trước, sau tổng cộng khoảng 9 năm.
     Sau khi cha mất, mẹ con tôi tiếp tục làm ruộng rẫy, gói bánh chưng bán làm kế sinh nhai(2).Bản thân tôi theo thời gian vừa làm vừa học, với đủ mọi nghề (kèm tư gia, chấm bài thuê, dậy tiểu học, rồi trung học,…) . Sau cùng đã tốt nghiệp cử nhân luật để trở thành luật sư trước ngày 30-4-1975. Vì là nghề tự do, hoãn dịch gia cảnh (một mẹ một con duy nhất), nên tôi không thuộc diện tập trung cải tạo. Sau 30-4-1975, tôi đã đến đăng ký xin dậy học và trở thành giáo viên tại Trường Phổ Thông Cơ Sở L.L. ở nội thành Saigon.
     Trong môi trường giáo dục này, tôi đã phát huy khả năng, sáng kiến viết kịch bản, đạo diễn thực hiên các hoạt cảnh phát động cao trào thi đua, học tập, sinh hoạt học đường qua 3 đợt chủ đề “Tổ Quốc Em Biết Mấy Tự Hào”, “Sao Tháng 10 Ngời Sáng” và “Vươn Tới Tầm Cao Đất Nước”. Một trong những hoạt cảnh này được chọn biểu diễn trước Nhà Hát Thành Phố HCM (Trụ sở Quốc Hội VNCH cũ) trong dịp phát động thi đua học tập toàn thành phố, có sự tham dự của Ông Võ Văn Kiệt là Bí Thư Thành Ủy lúc bấy giờ. Với thành quả sau cùng là Trường Phổ Thông Cơ Sơ L.L đã đạt danh hiệu “Trường Điểm” cho cả nước học tập. Có lẽ vì thế mà Thiếu Úy Sơn đã đánh giá tôi là người có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dậy và sinh hoạt học đường…”? Tội lại được các giáo viên tín nhiệm bầu làm Thư Ký Hội Đồng Giáo Dục Nhà Trường có vai trò gạch nối giữa Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên nên được đánh giá là có ảnh hưởng quần chúng chăng?”.
     Tôi không được Thiếu úy Sơn cho biết ai là người đã giới thiệu tôi vào đảng CSVN, nên chỉ suy đoán có lẽ là chị Hiệu Trưởng Đ.N, có chồng tên L., bí danh B.S lúc bấy giờ là Ủy viên dự khuyết Trung Ương đảng. Vì trước đó, họ đã có nhiều dấu hiệu quan tâm ưu ái đặc biệt, khuyến khích tôi theo hướng phấn đấu để được kết nạp vào đảng CSVN. Chẳng hạn có lần chị Hiệu Trưởng mời tôi đến dùng cơm, giới thiệu với chồng tại nhà ở cư xá Ngân Hàng cũ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý cũ).Có lần chị  thăm dò tôi về tôn giáo xem tôi có còn giữ đạo Công Giáo như ghi trong lý lịch,tôi đã xác định  “Đúng là theo đạo của cha mẹ, không sùng đạo, nhưng thiên về sống đạo,tôi vẫn giữ đạo đàng hoàng, ít khi bỏ lễ Chủ nhật và các ngày lễ buộc…”. Khi đón nhận danh hiệu  Trường Điểm”, Chị đã ca ngợi hết lời và ghi công cho tôi rất nhiều và nói lên trước cuộc họp các giáo viên thành quả này có được do sự hợp tác làm việc ăn ý, hiệu quả giữa tôi và chị, bằng câu nói hữu thần, dù chị là đảng viên CS vô thần, rằng Trời sinh ra Đ. N thì phải sinh ra Nguyễn Văn Thắng”.Mặc dầu tôi không phải là đảng viên CS, nhưng Chị phong cho chức Cố vấn Đoàn Đội nhà trường và yêu cầu Bí Thư đoàn đội nhà trường khi làm gì cần tham khảo ý kiến tôi. Chị cũng cho tôi quyền sử dụng con dấu nhà trường khi cần không có chị ở văn phòng, nên anh chị em giáo viên gọi đùa tôi là Hiệu Phó thứ tư (ngoài 3 Hiệu phó chính thức theo biên chế)….

II/- VÌ SAO TÔI TỪ CHỐI CƠ HỘI VÀO ĐẢNG CSVN
    1.- Lý do từ chối giả tạo.
       Lý do giả tạo tôi đưa ra để từ chối cơ hội vào đảng CSVN với Thiếu úy Sơn không phải vì cá tính thích tự do, không muốn bị ràng buộc; cũng như viết trong bản tự khai với chấp pháp (hỏi cung) sau khi bị bắt vì tham gia thành lập và hoạt động trong Mặt Trần Nhân Quyền Việt Nam, không phải vì Đảng đã kỳ thị, không tin tôi chỉ vì tôi là người Công giáo, nên tôi không vào đảng mà chống chế độ…(3)
     2.- Lý do từ chối thực sự.
     Lý do từ chối thực sự cơ hội vào đảng CSVN, mà chống chế độ vì nhận thức tư tưởng cũng như kinh nghiệm thực tế cho tôi thấy rằng: Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, một lý tưởng có vẻ cao đẹp (xây dựng một xã hội không giai cấp, không người bóc lột người…) nhưng chỉ là hoang tưởng không thể và không bao giờ thực hiện được.Vì chỉ cân suy luận đơn giản nhất, trong hàng ngũ chức sắc lãnh đạo các tôn giáo ưu tuyển, không gia đình vợ con, cả đời tận hiến phục vụ tha nhân cho một lợi ích siêu nhiên, mà còn có nhiều người “tham sân, si” tha hóa, thì làm sao các cán bộ đảng viên CS vô thần có gia đình, lại có bản chất, nhân cách, lối sống sống vị tha quên mình “mình vì mọi người,khổ trước cái khổ của dân, vui sau cái vui của dân”, để thực hiệnmột xã hội không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột ngườinhư lý tưởng CS vẽ ra ? Nhìn vào thực tế, qua kinh nghiệm thực hiện chủ nghĩa CS khởi đi từ Liên Xô cũ đến các nước khác trên thế giới, ai cũng thấy sự tàn ác, dã man, vô nhân đạo gây khổ lụy cho bao nhiều con người, đã phá hủy nền tảng đạo đức, luân lý xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho nhiều dân tộc, đất nước chỉ ví đã bị các đảng CS, trong đó có đảng CSSVN đem thử nghiệm chủ nghĩa không tưởng này.
     Tôi có được nhận thức và kinh nghiệm trên nhờ sống ở Miền Nam trong chế độ tự do, dân chủ pháp trị, dù còn phôi thai nhưng ai cũng có thể tự do tìm hiểu chủ nghĩa CS, biết được qua kinh nghiệm thực tế ở các nước CS qua nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Đồng thời bản thân tôi lại còn có chút kinh nghiệm có được qua hầu hết tuổi thơ  sống trong vùng “Tự do” do Việt Minh kiểm soát (tương tự vùng giải phóng của Việt cộng sau này ở Miền Nam). Đó là vào khoảng 1951-1952, với kinh nghiệm ấn tượng là tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố dã man vợ con ông “Cai Đích”(đi lính cho Tây chỉ làm đến chức Cai,tứcTrung sĩ, dù lúc đó Ông đã chết) khi theo mẹ đi chợ ở làng Phù Thụy; và tận mắt thấy người ta trói Ông Bà Lý Quốc Chương (cha mẹ của Ls Lý Quốc Sỉnh sau này đã nhận tôi tập sự luật sư) để cho dân chúng lấy thóc, hôi của gọi là “quân phân tài sản địa chủ chia cho người nghèo”. Cả hai làng Phù Thụy và Lạt Sơn đều sát gần làng Bút Sơn quê ngoại tôi,thuộc huyện Kim Bảng, tình Hà nam, nên dân các làng này có thể đi bộ qua lại.
     Chính nhờ kiến thức, kinh nghiệm xa gần trên về cộng sản, đã là lý do thực sự  để tôi từ chối cơ hội vào đảng CSVN và vì ngay khi có cơ hội này tôi đã, đang tham gia vào việc thành lập và hoạt động trong một tổ chức chống lại chế độ do đảng CSVN áp đặt: Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam.

III/-KIÊN ĐỊNH LẬP TRƯỜNG QUỐC GIA, DÂN TỘC, TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG TỰ DO, DÂN CHỦ.
     Cha tôi, một trí thức như rất đông các nhà trí thức cùng thời, vì lòng yêu nước đã chấp nhận hy sinh, gian khổ tham gia cuộc kháng chiến 9 năm(1945-1954)  chống thực dân Pháp để giành độc lập cho Tổ Quốc.
    Sau khi cuộc kháng chiến chấm dứt, với Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, chính cha tôi cũng như nhiều người Việt quốc gia yêu nước khác,  ai cũng cũng nghĩ thế, nên viết thư về nói mẹ con tôi cứ ở lại Miền Bắc đợi ông “Tập kết” trở về,vì “nước nhà sắp độc lập” (!?!). Rất may có lẽ mẹ tôi đã dùng chính kinh nghiệp sống trong “vùngt tự do” của Việt Minh, nên đã thuyết phục được cha tôi ở lại Miền Nam. Nhưng thái độ tôi nghĩ là tiêu cực khi cha tôi sau khi tìm cách xa lánh Việt cộng, lại đã không cộng tác với chính quyền quốc gia đem tài năng góp phần cải tạo một chế độ mà sau này trong men say ông thường  kết án là một “xã hội thối nát, bất công” và chỉ biết tự hào với quá khứ kháng chiến chống Pháp, rằng Ta làm cách mạng, ta không cần vợ cần con”. Tiếc rằng, cha tôi đã không sống đủ thời gian để thấy con mình, dù sống trong cái chế độ “Thối nát, bất công” ấy, nhưng với ý chí và nghị lực tự thân, nó đã có cơ hội nỗ lực phân đấu vươn lên từ tầng đáy lến đến tầng cao của xã hội trong chế độ ấy.Nhưng nếu như phải sống trong xã hội của chế độ Miền Bắc từ năm 1954 thì sao?, Chắc chắn con ông nếu không chết mất xác trên đường “giải phóng Miền Nam” thì vào năm 1975 tốt lắm con ông cũng chỉ mang quân hàm Trung úy quân đội CSBV, như người bạn với con ông thời thơ ấu tên Trạch ở làng Bút Sơn quê ngoại mà nó gặp lại ở Saigon những ngày, tháng đầu sau 30-4-1975. Số phận khác biệt này chính là do sự khác biệt giữa một xã hội trong một chế độ độc tài toàn trị do đảng CSVN áp đặt ở Miền Bắc sau năm 1954, với một xã hội trong một chế độ dân chủ pháp trị ở Miền Nam do sự lựa chọn tự do của người dân Miền Nam thông qua một cuộc trưng cầu dân ý sau Hiệp Định Gènève 1954 chia đôi đất nước .
    Vì vậy, đó là tất cả những lý do tổng quát mà  tôi đã từ chối cơ hội vào đảng CSVN với nhiều ưu quyền, đặc lợi, chọn con đường chống chế độ dù phải vào tù. Có lẽ nhờ “lý lịch tốt”, được “chiếu cố” nên tôi chỉ bị chế độ cho án tù tập trung cải tạo 3 năm, thay vì 10 năm như cán bộ Đội trưởng chấp pháp vụ án Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam Trần  Ân Nhiễu nói với tôi khi kết thúc vụ án.Vì “Tội anh lớn lắm” như lời Thiếu Úy Thùy Trưởng khu C.2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu nói với tôi trước cửa phòng biệt giam số 6 trong một lần tôi mới đi làm việc (hỏi cung)trở về biệt giam . Nhưng 3 năm hay 30 năm tù “tập trung cải tạo” hay hơn nữa cũng thế thôi, cũng không thể “Cải tạo” được tôi đâu. Tôi rất tự hào là đã có một quyết định lựa chọn đúng “Từ chối cơ hội vào đảng CSVN”, phù hợp với lập trường kiên định Quốc gia, Dân tộc, Dân chủ, để tiếp tục cùng toàn dân Việt Nam đấu tranh cho đến khi thành đạt mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh, tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của thời đại./.

                             Thiện Ý
Houston, ngày 9-2-2016 (Mùng 2 Tết Bính Thân)

GHI CHÚ:
(1) Thiếu úy Sơn công an khu vực nhà trường (1978) đã là Trung Tá  Trưởng Công An một quận nội thành Saigon vào năm 1992. Sở dĩ tôi biết được cấp bậc này là vì trước khi gia đình rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ tôi đến chào tạm biệt người bạn thân mà tôi đã có bài viết vào dịp Tết nhan đề Thư xuân viết về và viết cho người bạn thân, một đảng viên CS chân chính” được đài VOA cho đăng tải cách nay vài năm. Trước khi chia tay tôi có nói đùa một câu ”Nếu ngày ấy  không từ chối cơ hội vào đảng thì giờ này tôi  làm gì ở đâu ha…”. Người bạn không trả lời vào câu hỏi, mà chỉ nói “Đồng chí ấy (Thiếu úy Sơn) bây giờ là Trung Tá Trưởng công an Quận X …”.

(2) Trong bài thơ “Nhớ Mẹ Hiền” viết từ nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu vào dịp Tết năm nào(1980) gần chợ Bà Chiểu Gia Định, tôi có nhắc đến việc mẹ con tôi gói bánh chưng để bán làm kế sinh nhai, xin trích:
(Mẹ ơi !
Mẹ có nhớ những chiều nắng hạ,
Ta vào rừng tìm hái lá dong,
Đem về về ta gói bánh chưng,
Con đem đội bán khắp vùng Chi Lăng.
Con tủi phận nên càng gắng học,
Mẹ thương con nào quản nhọc nhằn,
Mong sao con sớm thành nhân,
Để Mẹ bớt phần nặng gánh lo toan…”

(3)Tôi đã nêu ra bằng chứng kỳ thị tôn giáo là sau khi được cử tham dự  khóa học toàn thời gian 2 tháng về triết học Mác-Lê để làm Tổ trưởng cho khóa học chính trị hè dành cho các giáo viên tại Trưởng Lasan Tabert Saigon năm học 1976-1977, tôi đã không được làm Tổ Trưởng, chỉ làm Tổ phó, mặc dầu cuối khóa học tôi được bình bầu là “cá nhân xuất sắc”. Tổ trưởng là một cán bộ đưa từ Sở Giáo Dục Thành phố. Một tuần lễ sau do nhu cầu công tác cán bộ này phải trở về Sở Giáo Dục. Tôi vẫn không được đôn lên làm Tổ trưởng mà cử Hiệu trưởng lúc đó là. Chị N.T.T. Chị này nói vì không được đi học nên biết cái gì mà làm Tổ trưởng, năn nỉ tôi làm nhiệm vụ Tổ Trưởng thay chị để điều hợp các buổi thảo luận tổ.Tôi cho rằng có sự kỳ thị tôn giáo chỉ vì trong bản thu hoạch cuối khóa học, tôi đã viết Sau khóa học về chủ nghĩa Mác-Lê, tôi đã thông tất cả, chỉ còn một tồn tại trong tôi, là một người Việt Nam Công Giáo như tôi, nếu đem hết năng lực, nhiệt tình phục vụ nền giáo dục cách mạng, thì còn hạn chế gì không?”. Tôi nhớ là sau khi đọc bài thu hoạch này cho cả tổ nghe, mọi người im lặng như khựng lại ít phút.Chị  Tổ phó  H.T.T(con gái H.Đ.D một quan lại Triều đình Huế theo Việt Minh sau năm 1945), Hiệu Phó trường Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long cũ) ngồi bên tôi đã ghé tai nói nhỏ “Tôi rất thông cảm với Thắng, một người bạn của tôi theo Công Giáo cũng có tâm trạng như Thắng sau năm 1954 khi mới tiếp thu Hà Nội, nhưng sau rồi cũng quen, rồi đâu cũng vào đó thôi…”.

Nhận định: VÌ SAO DỰ LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM BỊ CHỐNG ĐỐI ?



Nhận định:
VÌ SAO  DỰ LUẬT  VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO  Ở VIỆT NAM BỊ CHỐNG ĐỐI ?

Thiện Ý

    Tháng tư năm nay, chính phủ Việt Nam công bố Dự thảo 4 của Luật tín ngưỡng,tôn giáo khiến một số cộng đoàn các tôn giáo trong nước lên tiếng phản đối.
     Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế  cũng ra Tuyên bố chung phản đối Dự thảo Luật tín ngưỡng,tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam từ hôm 6-11-2015.Bản Tuyên bố với chữ ký của 27 tổ chức trong đó có Hội Ân xá Quốc tế đã nêu rõ các quan ngại về nội dung Dự thảo 5 của Luật tín ngưỡng,tôn giáo lưu hành từ tháng 9 năm nay.Câu hỏi được đặt ra là vì sao Dự thảo luật tín ngưỡng,tôn Giáo này gây quan ngại và bị chống đối?
      Sau khi đọc toàn văn Dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo, gồm XI Chương, 11 Mục và 68 Điều, chúng tôi, một người có tôn giáo cảm thấy ngột ngạt khó thở vì đã quen sống  trong bầu không khí tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975 và nay đang sống trong một nước dân chủ bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ này. Bởi vì đọc qua Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, các Chương, Mục, Điều khoản nào cũng thấy các nút mở, rồi kèm ngay các nút cột, nút chặn, nút thắt quá chặt chẽ  về mặt pháp lý, đối với một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; một quyền tự nhiên như hơi thở với không khí.
     Nhận xét chung về mặt hình thức Dự luật tín ngưỡng, tôn giáo so với Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo số 21/2004/UBTVQH-K11 được áp dụng bao lâu nay tại Việt Nam, thì có tiến bộ hơn theo nghĩa đúng văn thức, bố cục của một Đạo luật, qui định đầy đủ các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Từ Điều 1 đến Điều 6 Chương I : Những qui định chung), nhưng lại thắt chặt khi thực thi các quyền tự do này trên thực tế , với nhiều Điều, Khoản trong các Chương Mục kế tiếp.Có lẽ vì vậy mà  Quốc Hội của đảng CSVN đã dùng tiêu đề “Dự luật tín ngưỡng, tôn giáo”, tránh không dùng tiêu đề “Dự luật tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, (vì vẫn chưa coi là một quyền tự do của nhân dân). Nhưng xét về nội dung Dự luật thì phản tiến bộ, không phù hợp chiều hướng không thể đảo ngược tại Việt Nam (dân chủ hóa), vì cốt lõi vẫn duy trì chủ trương của đảng CSVN coi tôn giáo là một đối tượng phải đề phòng, nhất là những tôn giáo có tính tổ chức hệ thống, cơ cấu cao và niềm tin sắt son gắn bó giữa các tín đồ với tinh thần kỷ luật tự giác cao,dưới sự lãnh đạo có hệ thống quốc tế và quốc nội, của hàng giáo phẩm. Vì tính chất này mà Dự luật tín ngưỡng, tôn giáo chỉ có ít những điều khoản qui định về quyền tự do tín ngưỡng (6 Điều trong Chương II: Hoạt động tín ngưỡng) có tính chiếu lệ đối với quyền tự do tín ngưỡng (niềm tin cá nhân hay tập thế không có tính tổ chức cơ cấu); còn hầu hết các điếu khoản của Dự thảo luật qui định cho quyền tự do tôn giáo (Chương III: Đăng ký hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,Chương IV: Tổ Chức tôn giáo; Chương V: Hoạt động tôn giáo; Chương VI: Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo; Chương VII: Hoạt động của cơ sở tín ngưỡng,tôn giáo…).
     Bởi đảng CSVN vẫn lo sợ tôn giáo là một hiểm họa,bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành nguy cơ, vì một lực lượng quần chúng tôn giáo đấu tranh có sức mạnh lật độ được chế độ. Vì vậy, do tình thế bắt buộc phải hội nhập với thế giới bên ngoài, các nghị quyết của đảng CSVN được thể chế hóa thành pháp luật (nghị luật) thông qua Quốc Hội “đảng cử, dân bầu”. Sau khi thành luật, nhà cầm quyền sử dụng như một công cụ pháp lý (cùng với hệ thống Tòa án, nhà tù…) của giai cấp thống trị để kiểm soát chặt chẽ, trấn áp kịp thời mọi sự phản kháng của các tôn giáo bằng pháp luật (chế độ pháp quyền); trái với vai trò của luật pháp trong chế độ dân chủ pháp trị, là thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần được luật pháp (do một Quốc hội của dân do dân và vì dân) qui định và nhà cầm quyền phải tôn trọng, bảo vệ quyền tự do giữ đạo, hành đạo của các giáo hội và các tín đồ ( chế độ pháp trị).
     Thật vậy, để thực hiện chủ trương và ý đồ trên, Dự luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vẫn không tôn trọng quyền độc lập tự chủ của các giáo  hội và các tín đồ; can thiệp sâu rộng vào cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành và các hoạt động tín ngưỡng của các giáo hội và tín đồ các tôn giáo (Chương III: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động tôn giáo. Từ Điều 13 đến Điều 17); cái gì cũng phải xin phép, phải làm theo qui định,có được cơ quan đặc trách về tôn giáo các cấp có thẩm quyền từ trung ương đến các địa phương,cho phép mới được thực hiện (Chương X: Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, từ điều 58 đến 65).Ngoài sự kềm kẹp của các cơ quan chính quyền chuyên trách về tín ngưỡng, tôn giáo, còn phải chịu sự giám sát của “Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam”, vốn là tổ chức ngoại vi của đảng CSVN (Điều 61).Sự thể này cho thấy tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam không còn là một quyền tự do của nhân dân mà là một ân huệ của nhà cầm quyền ban cho những tín đồ và các Giáo hội nào ngoan ngoãn tuân phục chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của đảng CSVN và Nhà nước.
     Chẳng hạn, việc mở trường lớp, chương trình học  tập, kết quả đào tạo, lý lịch các chức sắc tôn giáo phải được nhà cầm quyền thông qua đầu vào, đầu ra (Các Điều 22, 23, 24). Việc phong chức,bổ nhiệm hàng giáo phẩm của các giáo hội trong nước hay có liên hệ đến nước ngoài, đều phải được phép trước của nhà cầm quyền (Từ Điều 32 đến Điều 42 thuộc Chương V: Hoạt động tôn giáo)
     Đúng như nhận xét sau chuyến đi Việt Nam tìm hiểu thực tế hồi tháng 7 năm 2014 của Ông Heiner Bielefeldt,  Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, rằng quyền tự quản của các tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận tại Việt Nam vẫn bị hạn chế; và rằng sinh hoạt đạo giáo của họ không được an toàn, thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa.Đồng thời cũng đúng như Bản Tuyên bố với chữ ký của 27 tổ chức bao gồm Hội Ân xá Quốc tế đã nêu rõ các quan ngại về nội dung dự luật này đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo của công dân với các hạn chế vượt mức cho phép của các luật nhân quyền mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ.
     Vậy đảng và nhà cầm quyền CSVN cần phải làm gì để Dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo không còn bị chống đối?
    Theo nhận định của chúng tôi thì:
     1.- Đảng CSVN cần thay đổi cách nhìn đối với tôn giáo theo hướng tích cực ( một quyền tự do,vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần vào nền đạo đức xã hội) (1) và để cho Quốc Hội Việt Nam làm luật tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng tôn trọng, bảo vệ và tự do hành xử quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thay vì coi tôn giáo là đối tượng phải đề phòng, mà tiếp tục chủ trương dùng luật pháp như công cụ trấn áp tôn giáo, để bảo vệ sự tồn tại thêm thời gian cho đảng CSVN và chế độ đương quyền.
     Theo đó, luật chỉ nên qui định những gì đặc thù của tín ngưỡng, tôn giáo, còn lại áp dụng các luật lệ phổ thông theo từng lãnh vực liên quan đến đời sống, sinh hoạt các thể nhân (các công dân tín đồ) và pháp nhân (Các giáo hội). Nghĩa là Luật cần tạo được sự an toàn, an tâm, thoải mái sống và sinh hoạt theo tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo của các tín đồ và quyền độc lập tự chủ của các giáo hội trong việc tổ chức cơ cấu, nhân sự điều hành và quyền tự do hành đạo và truyền đạo trong khuôn khổ luật pháp quốc gia được áp dụng chung cho mọi công dân bình thường, có hay không có tín ngưỡng, tôn giáo, thuộc mọi giai tầng xã hội, sắc tộc, miễn không phương hại đến quyền lợi người khác và trật tự an toàn xã hội.
     Nếu thực hiện theo hướng trên, nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo sẽ thoát khỏi nỗi sợ hãi nhà nước khi có những sinh hoạt thể hiện niềm tin của mình. Đồng thời nhà nước tiết kiệm được ngân sách phải chi tiêu cho quá nhiều các cơ quan, nhân sự các cấp chính quyền chỉ để làm công việc quản lý, giám sát, trấn áp tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
     2.- Quốc hội Việt Nam, với tinh thần cầu thị, cần tham khảo ý kiến rộng rãi trong giới tín đồ và các giáo hội, để biết hình thức, nội dung Luật tín ngưỡng, tôn giáo phải thế nào mới đáp ứng được  ý muốn của nhân dân.
     Nhân đây xin được nhắc lại một “Dự thảo Luật Sinh hoạt Tín ngưỡng, Tôn giáo tại Việt Nam” do đại biểu Quốc Hội khóa 8 Phan Khắc Từ đệ nạp văn phòng thường vụ Quốc Hội, vào khoảng năm 1990-1991. Trong thời gian này, được mời làm cố vấn pháp luật riêng cho vị Đại biểu Quốc hội này , chúng tôi đã được ủy thác khởi thảo Dự thảo luật này. Sau ba lần mời họp lấy ý kiến đóng góp của khoảng 20 luật gia, luật sư thân hữu trong đó có cố Giáo sư Tiến Sĩ Vũ Tâm Tư, nguyên Giáo sư Đại Học Luật Khoa Saigon,và sự tham khảo trong chốn riêng tư với một số chức sắc các tôn giáo quen biết, chúng tôi đã đúc kết thành “Dự thảo Luật Sinh hoạt Tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam” , để sau đó Đại biểu Phan Khắc Từ đệ trình Quốc Hội (2).
     Tất nhiên, vào thời khoảng 1990-1991, đảng CSVN mới chuyển đổi từ chủ trương “Nghị trị” (cai trị bằng nghị quyết của đảng CSVN) qua “Pháp quyền” (cai trị bằng luật pháp được Quốc Hội thể chế hóa từ các ngị quyết của đảng CSVN), nên “Dự thảo Luật Sinh hoạt Tín ngưỡng, Tôn giáo tại Việt Nam” này còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, quyền độc lập tự chủ của các Giáo Hội và quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ đã được xác lập tương đối đầy đủ trong Dự thảo luật nay. Chúng tôi nghĩ, các Đại biểu Quốc hội hiện nay có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi làm Luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam./.
Thiện Ý.
Houston, ngày 15 -12-2015

GHI CHÚ:
(1) Trong Tuyên Ngôn của Mặt Trân Nhân Quyền Việt Nam năm 1977 do chúng tôi khởi thảo, đã nêu rõ giá trị tích cực của tôn giáo, rằng “Tôn giáo là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, không mang tính chất mê hoặc mà góp phần vào nền đạo đức xã hội. Bởi v,ì nột xã hội có tôn giáo, hữu thần mà tội ác còn gia tăng, thì một xã hội phi thần linh tội ác  phải gia tăng nhiều hơn nữa…”
(2) Dự thảo Luật Sinh Hoạt Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Tại Việt Nam được Đại biều PKT nạp cho Văn phòng Ủy Ban Thương Vụ Quốc Hội Khóa 8, đã không được hồi báo. Sau gần một năm, phái đoàn Văn Phòng Thường Vụ Quốc Hội, trong chuyến đi thăm lấy ý kiến trước khóa họp thường kỳ, có đến văn phòng Đại biểu Quốc hội PKT. Nhân dịp này, chúng tôi có phàn nàn là dù có đưa Dự thảo luật do Đại biều PKT đệ nạp hay không vào chương trình làm luật của Quốc Hội, cũng phải có văn thư  chính thức trả lời cho biết đã nhận và có đưa vào nghị trình khóa họp nào Quốc hội hay không. Chúng tôi cho rằng sự im lặng này sẽ có tác dụng tiêu cực đối với các Đại biểu có thiện chí muốn đóng góp tích cực vào công cuộc soạn thảo pháp luật.  Tất nhiên, vị Trưởng đoàn lúc đó đã đáp lại bằng sự ghi nhận, rút kinh ngiệm…