HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU CÓ TAN VỠ?
Thiện Ý
Tin
tổng hợp giới truyền thông quốc tế cho hay hôm 16/5 /2018 vừa qua hãng thông
tấn chính thức của Triều Tiên KCNA cho biết Bình Nhưỡng đã hủy không dự họp cấp
cao với viên chức Hàn Quốc mà theo thỏa thuận sẽ diễn ra cùng ngày, do tức giận trước cuộc tập trận chung Max
Thunder giữa lực lượng Mỹ - Hàn diễn ra từ cuối tuần trước. KCNA lên
án cuộc tập trận giữa không quân Hàn Quốc và Mỹ là “diễn tập xâm lược” và là “hành
vi quân sự cố ý khiêu khích” giữa thời điểm mối quan hệ Hàn - Triều đang
cải thiện.
Đồng
thời, chiều cùng ngày 16-5, KCNA cũng công bố có thể hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh
với Tổng thống Mỹ Donald Trump được hai bên đồng thuận sẽ diễn ra vào ngày
12-6-2018, nếu Washington kiên quyết theo đuổi thỏa thuận phi hạt nhân hóa “một
chiều” của mình, khiến hội nghị Thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh tụ Triều
Tiên và Tổng thống Mỹ rơi vào tình trạng bấp bênh, lật ngược những tiến bộ
ngoại giao đã đạt được trong nhiều tuần qua.
Đứng
trước diễn biến bất ngờ trên, người ta lo ngại rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-
Triều có thể tan vỡ. Nhưng theo nhận
định lạc quan của chúng tôi các động thái này chỉ là phép thử của đôi bên Mỹ
-Triều có tính thăm dò lẫn nhau để có cách ứng xử trong thượng đỉnh nhằm đánh
giá mức độ có thể thành đạt những gì mà mỗi bên muốn thành đạt qua hội nghị
thượng đỉnh này. Vì thế có thể sẽ không đưa đến sự tan vỡ mà thượng đỉnh
Donald Trump và Kim Jong Un vẫn sẽ diễn ra sau những nỗ lực ngoại giao ngầm
giữa đôi bên để phá tan cản trở cuối cùng trước hội nghị. Nhận định này của
chúng tôi văn cứ vào những dấu hiệu chứng tỏ các bên đều không muốn hội nghi
thượng đỉnh có tính lịch sử, đôi bên cùng có lợi mà bị tan vỡ. Theo đó phản ứng
của đôi bên đều mang tính “nước đôi”
không có ý “rút cầu” mà chỉ muốn cho
“đối phương” biết giới hạn những yêu
sách của mỗi bên đừng vượt quá để đi đến kết quả chung cuộc mà đôi bên có thể
chập nhận được và cùng có lợi.
Phản
ứng bất ngờ của Bắc Triều Tiên có` lẽ
xuất phát từ quan điểm diều hầu, ép người quá đáng của cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton.
Vì mới đây trong một chương trình truyền hình tại Hoa kỳ, Ông Bolton đã kêu gọi Triều Tiên phải nhanh chóng
từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình trong một thỏa thuận tương tự như Libya; là
từ bỏ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt, với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ
và đòi buộc Bình Nhưỡng phải chuyển
những thành tựu vũ khí hạt nhân qua một nước thứ ba và chuyển giao cho Hoa kỳ
các nguyên liệu nguyên tử đang tồn trữ được.
Người
ta được biết trước đây, Triều Tiên từng đụng độ với ông Bolton khi ông làm việc
dưới thời chính quyền Tổng thống George W. Bush.Triều Tiên từng dùng những từ
ngữ nặng nề để nói về ông Bolton, như là “đồ
cặn bã” và “kẻ hút máu”. Nay
chính thái độ trịch thượng và những đòi hỏi ép người quá đáng của John Bolton
đã làm Bình Nhưỡng nổi giận. Hãng Thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA đã dẫn
lời Ông Kim Kye Gwan Thứ trưởng Ngoại giao nói:“Trong quá khứ, chúng tôi đã vạch trần tính
chất của ông Bolton, và bây giờ chúng tôi
không thể giấu sự ác cảm của mình đối với ông ta”.
Thực
ra, ngay sau Thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong
Un ở Bàn Môn Điếm, Bình Nhưỡng đã chủ động đánh tiếng sẽ giải trừ hoàn toàn vũ
khí hạt nhân, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hòa giải Bắc-Nam để bước vào kỷ nguyên hòa bình, hợp
tác để phát triển…Điều này được Hoa Kỳ ghi nhận dè dặt và sau những động thái
thăm dò đã đi đến quyết định chấp nhận đề nghị của Bình Nhưỡng về một hội nghị
Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim
Jong Un. Sau những bước chuẩn bị hai bên đồng thuận Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ
diễn ra vào ngày 12-6 tới đây. Điều mà Hoa Kỳ đòi hỏi là Triều Tiên
phải thực tâm giải trừ hạt
nhân hoàn toàn, một cách xác tín và không thể đảo ngược (CVID). Tuy nhiên, đến
nay Bình Nhưỡng chưa hề có tuyên bố công khai nào về việc này dù Hàn Quốc từng
thông báo Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Trên nguyên tắc, Bình Nhưỡng chấp nhận yêu sách này,
những vẫn để ngỏ nội dung giải trừ vũ khí hạt nhân cụ thể là như thế nào để hai
bên thương lượng trong hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.Bởi quan niệm về giải trừ
vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chắc chắn là còn nhiều
khác biệt giữa Washington và Bình Nhưỡng. Thượng đỉnh Mỹ Triều nếu diễn ra vào
ngày 12-6 tới đây chắc chắn chưa thể san
bằng những bất đồng về quan niệm, mà chỉ là khởi đầu cho một tiến trình đàm
phán có thể kéo dài sau đó.Vì thế KCNA đã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao
Bắc Triều TIên Kim Kye Gwan "Chúng tôi đã bày tỏ sẵn lòng
phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và liên tục tuyên bố điều kiện tiên quyết (cho đàm phán) là Mỹ
phải chấm dứt chính sách thù địch và đe dọa hạt nhân với Triều Tiên". Và rằng số phận
của thượng đỉnh Mỹ-Triều, cũng như mối quan hệ song phương, “sẽ rõ ràng” nếu Washington
đề cập đến một tiến trình phi hạt nhân hóa “kiểu Libya”(*) đối với Triều
Tiên. KCNA cũng cảnh báo về cuộc gặp sắp tới giữa ông Trump và Kim Jong Un rằng:
“Mỹ nên suy nghĩ cẩn thận hơn về số phận hội nghị thượng đỉnh
Triều Tiên - Mỹ”.KCNA dẫn lời Ông Kim Kye Gwan nói:“Nếu
người Mỹ dồn chúng tôi vào đường cùng để ép chúng tôi đơn phương từ bỏ hạt
nhân, thì chúng tôi không còn muốn một cuộc đối thoại như thế nữa, và không thể
làm gì khác hơn là xét lại có nên tiến tới hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay không”.
Qua cách loan tin
của
KCNA và cách nói của một Thư trưởng Ngoại giao, chứ không phải
của chính lãnh tụ tối cao Kim Jong Un như trước đây, cho thấy Bình Nhưỡng vẫn
không dám có thái độ hung hăng, quyết liệt có tính “rút cầu” mà vẫn muốn
thượng đỉnh Trump- Kim sẽ diễn ra. Điều này phù hợp với ý muốn của Bắc Kinh chỗ
dựa vững chắc và là hậu phương lớn đã nuôi sống chế độ Bình Nhưỡng tồn tại trong
nhiều thập niên qua và ngầm hổ trợ để chế độ này có vũ khí hạt nhân (mà chúng tôi đã có bài viết trên diễn đàn
này). Do đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã lên tiếng
thúc đẩy Bình Nhưỡng và có ý kêu gọi các bên đừng để Thượng đỉnh Mỹ- Triều tan
vỡ.
Đối lại, về phía
Hoa Kỳ cũng co thái độ dè dặt tương tự để thượng đỉnh Mỹ- Triều vẫn có thể diễn
ra. Đáp câu hỏi liệu thượng đỉnh Trump-Kim có xúc tiến hay không, Tổng thống
Trump nói với báo giới tại Phòng Bầu Dục rằng “Phải chờ xem” dù ông nhấn mạnh sẽ không lùi bước trong việc đòi
hỏi phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Tổng
thống Trump nói. “Chưa có quyết định, chúng tôi chưa được thông báo gì cả ... Chưa thấy gì,
chưa nghe gì,” . Trong khi đó,phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders
nói với Fox News.“Tổng thống đã sẵn sàng nếu thượng đỉnh được tổ chức,” và rằng “Nếu
thượng đỉnh bất thành, chúng ta sẽ tiếp tục chiến dịch áp lực tối đa lâu nay.”
Tựu chung, qua các động thái của cả hai
bên Mỹ-Triều sau một biến cố bất ngờ, dường như nhân cơ hội này các bên đang
thực hiện một phép thử để thăm dò ý đồ của nhau trước khi ngồi vào Thượng đỉnh.
Cả hai dường như không bên nào muốn cuộc hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim tan vỡ.Vì
cuộc hội nghị Thưởng đình này không chỉ hai bên đều có lợi, mà còn đáp ứng mong
mỏi của quốc tế, góp phần thiết lập hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng.
Thực tế sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta hãy chờ xem.
Thiện
Ý
Houston, ngày 17-5-2018
(*)Tiến trình
phi hạt nhân hóa “kiểu Libya” là John Bolton muốn áp dụng "mô
hình Libya" cho Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng đó là một nỗ lực
"đầy điểm gở" của Mỹ nhằm
áp đặt số phận của Libya và Iraq lên Triều Tiên.
Các chuyên gia từng
đánh giá việc nêu ra trường hợp Libya có thể là sai lầm trong đàm phán với
Triều Tiên. Năm 2003, Libya chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân và
giải giáp kho vũ khí hủy diệt hàng loạt, đổi lấy sự chấm dứt các lệnh trừng
phạt quốc tế. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi sau đó đã bị phe
nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn lật đổ và sát hại.
Triều Tiên thường
xuyên đề cập trường hợp Libya để củng cố lập luận chỉ có vũ khí hạt nhân mới
giúp nước này răn đe hiệu quả Washington, đảm bảo an ninh và sự tồn vong của
chính quyền Bình Nhưỡng.Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan cho biết."Tôi không
thể đè nén nỗi tức giận trước động thái này của Mỹ và thật đáng nghi ngờ việc
Mỹ thật lòng muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên thông qua đàm phán và đối
thoại".
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.