ĐẶC ĐẶC KHU KINH TẾ: LÒNG
DÂN KHÁC Ý ĐẢNG
Thiện
Ý
Trong những ngày qua, Dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” gọi tắt là “Dự luật đặc khu kinh tế” (special
economic zone) đã bị sự chống đối quyết liệt của người Việt
khắp nơi, từ trong nước ra hải ngoại. Nhiều cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ
đã nổ ra trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam mà cao điểm là cuộc tổng biểu
tình thu hút hàng trăm ngàn người diễn ra vào Chủ nhật 10-6-2018 tại các tỉnh
thành lớn nhỏ như Hà Nội, Sài Gòn, Bình
Thuận… Mặc dầu trước đó một ngày (9-6-2018) quốc hội Việt Nam đã hoãn lại biểu quyết Dự luật
này, nói là theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ, song thực chất là có lệnh của
“Đảng ta” mà người đứng đầu là Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vạy vì sao “Dự luật Đặc khu kinh tế” bị chống
đối quyết liệt và lan rộng khắp nơi?
Câu trả lời tổng quát là vì
Dự luật “Đặc khu kinh tế” có sự mâu thuẫn đối kháng giữa lòng dân và ý đồ của
đảng cầm quyền độc tôn.
Lòng dân thì dễ dàng tìm thấy qua thái độ, hành động, lời nói đầy lòng yêu nước
của các giới quốc dân Việt Nam (công dân
của Tổ quốc Việt Nam) trong và ngoài nước đã bày tỏ trong những ngày qua,
với nhiều bài viết, khẩu hiệu, hình ảnh sống động gây ấn tượng mạnh của các
cuộc biểu tình được các phương tiện truyền thông truyền đi khắp thế giới.
Theo
đó, các giới quốc dân Việt Nam không quan tâm đến độ dày của một dự luật gồm 6
Chương, 88 Điều khoản và 4 Phụ lục; với nội dung quy định cơ cấu tổ chức, điều
hành, các điều kiện ưu đãi, thủ tục tiến hành đầu tư kinh doanh v.v… ở ba “Đặc
Khu Kinh Tế” Vân Đồn thuộc tỉnh
Quảng Ninh (Bắc phần), Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trung phần) và Phú Quốc thuộc Kiên Giang (Nam
phần). có kinh phí đầu tư dự trù là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Họ không quan tâm vì nội dung
các quy định có tính nguyên tắc, chuyên
môn mà bất cứ văn thức lập pháp nào cũng phải thế, nên ít ai mất thời giờ để
đọc.
Điều
mà các giới quốc dân Việt Nam quan tâm, lo lắng là hệ quả “Lợi bất cập hại” cho đất nước của Dự luật “Đặc khu kinh tế”, nếu nó được Quốc hội của đảng cầm quyền độc tôn
thông qua. Sự lo lắng đến phẫn nộ của nhiều người là vì Dự luật này nói là phải
được thông qua, dù trái với lòng dân, bất lợi cho đất nước; nhưng lại là ý đồ
của đảng, do đây là nghị quyết của Bộ chính trị được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân nhắc lại tại quốc hội; phẫn nộ vì quyền làm chủ của nhân dân luôn
bị tước đoạt trắng trợn, thông qua một “Quốc
hội công cụ của đảng, do đảng và vì đảng”!
Vậy
hệ quả “Lợi bất cập hại” cho đất
nước của Dự luật “Đặc khu kinh tế”
là gì? Trả lời câu hỏi này, theo phản ánh chung, lợi đây là lợi ích về phát
triển kinh tế và hại đây là hại về an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng do Dự
luật đem đến cho nhân dân và đất nước. Đã có nhiều bài phân tích, nhận định chi
tiết về sự lợi hại của nhiều người am tường trong và ngoài nước. Vì thế chúng
tôi sẽ chỉ đưa ra như một đúc kết các điểm “Lợi về kinh tế thì ít, hại về an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng
thì nhiều” của “Dư luật Đặc khu kinh
tế”, để cho thấy vì sao “Lòng dân trái với ý đồ của đảng”
Vậy những Đặc khu kinh tế có lợi gì cho phát triển kinh
tế đất nước?
Theo
ý đảng và nhà cầm quyền CSVN, Dự luật “Đặc
khu kinh tế” sẽ tạo ra môi trường kinh doanh có những điều kiện pháp lý
cũng như thực tế thuận lợi, với nhiều ưu đãi, lợi nhuận cao, sẽ tạo hấp lực thu
hút vốn đầu tư nước ngoài đa diện, đa năng, đa hiệu; cùng lúc du nhập các
phương tiện, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật công nghiệp
cao, góp phần đưa nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, bền vững; Nhà nước
sẽ thu được nhiều thuế làm giầu cho ngân quỹ quốc gia vốn đang bị thâm thủng,
công trái nặng nề, do quốc doanh làm ăn lỗ lã vì quản lý kém cỏi và tham nhũng
đục khoét nặng nề… Chẳng hạn chế độ ưu đãi như quyền độc lập tự chủ về quản trị kinh doanh rộng rãi cho các nhà
đầu tư, miễn thuế, giảm thuế dài hạn, cho thuê đất đến 99 năm (hơn cả Luật Đất đai hiện hành qui định tối
đa là 70 năm)…
Thế cho nên ý đồ của đảng được thể hiện trong Điều 4.
quy định về “Chính sách của Nhà nước về phát
triển đặc khu”, khoản 1 viết “ Nhà nước có chính sách khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên
phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền
vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành
môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu.”
Thế nhưng lòng dân thì không muốn có “Đặc khu kinh tế”
tí nào vì:
1.-,
Hình thức thu hút đầu tư qua các đặc khu kinh tế nay đã lạc hậu, tốn kém và
ít có tính khả thi.
Theo
nhận định của tác giả Nguyễn Quang Dy, trong bài viết ngày 1-6-2018 nhan đề “Nghịch Lý Về Đặc Khu Kinh Tế” thì “Tuy
đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như
Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng
dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện
nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how).
Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát
triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển
(như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều
nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam,
hay biến Phú Quốc thành Singapore
của Việt Nam.
Singapore thành công vì có
Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai
thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt
Nam
có quá nhiều).”
2.- Với thời hạn cho thuê đất dài hạn đến
99 năm sẽ tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư không vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận mà đầu tư bất động sản để đầu
cơ trục lợi. Bởi vì thời hạn dài đến 99 tương đương
với vài ba thế hệ đời người, nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau
khi khai thác xong, hoặc thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất..Và
do đó. “Đặc khu Kinh tế” có thể trở
thành môi trường thuận lợi cho “tệ tham nhũng phát triển”hay “kinh tế
phát triển"đây?
3.- Về hiệu quả của mô hình “Đặc khu kinh
tế” thì kinh nghiệm thực tế ở một vài nước áp dụng, theo đánh giá của các
kinh tế gia không có gì chắc chắn, thành công và thất bại theo tỷ lệ 50/50 và
sự thành công hay thất bại là tùy thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách
quan ở mỗi nước.
Tác
giả Nguyễn Quang Dy dẫn chứng về sự
thành công của Singapore là dựa trên những tiền đề hoàn toàn khác Việt
Nam.
Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Lẽ ra vị trí
số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Theo ông, vị trí địa lý
chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa
Việt Nam
trở thành “người khổng lồ ở châu Á”.
Nhưng đáng tiếc ngày nay năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore (hay
1/5 của người Malaysia, 2/5
của người Thailand). Ông khẳng định sự thành công của một quốc
gia bao gồm ba yếu tố chính là: (1) điều kiện tự nhiên (như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên
nhiên), (2) con người, và (3) thời
cơ, nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Vì vậy Ông Lý Quang Diệu
rất tiếc vì Việt Nam không
biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi.
(Việt Nam
trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014).
Tuy ý tưởng về đặc khu kinh tế
không mới, nhưng người ta đã chóng quên bài học xấu về các dự án lớn như “đặc khu kinh
tế gang thép Vũng Áng”, khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghiệm xấu
tại Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung
Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó thất
bại? Cái gì đảm bảo ba đặc khu mới này sẽ thành công? Nếu Việt Nam không cải tổ thể chế để kiểm soát quyền lực và tham nhũng,
thì các mô hình phát triển tương tự sẽ lặp lại bài học “lợi bất cập hại”. (Theo nhận định của Nguyễn Quang Dy)
Theo
chuyên gia Vũ Quang Việt, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc “đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu”. Các
quy định trong dự luật về đặc khu chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc (property
market) và đánh bạc (casino) chứ không nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong
khi đó, cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất lao
động, phát triển công nghiệp và kinh tế trí thức, chứ không phải là phát triển
địa ốc và casino.
Tựu
chung như vậy là những lợi ích kính tế mà đảng và nhà đương quyên Việt Nam muốn
thực hiện bằng Dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” xem
ra không có gì chắc chắn, còn nhiều bấp bênh. Nghĩa là “Lợi bất cập hại”.
Thế còn những cập hại của
“Đặc khu kinh tế” là gì?
Lòng dân biết rằng, những cập hại của “Đặc khu kinh
tế” là những tác hại nghiêm trọng về
mặt an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước, đã được nhiều
người Việt trong và ngoài nước nêu lên. Những tác hại nghiêm trọng ấy, chẳng
cần nói ra thì ai cũng thấy là đã và sẽ đến từ nước láng giềng đại cường Phương
Bắc vốn có tham vọng xâm lăng Việt Nam từ quá khứ lịch sử đến hiện đại.Mặc dầu Dự luật “Đặc khu kinh tế” không đề
cập đến đối tượng đầu tư dành riêng cho người nước nào, không có từ ngữ nào nói
đến Trung quốc, nhưng ai cũng thấy nguy cơ gần như chắc chắn đến từ Trung Quốc,
nếu Dự luật “Đặc khu kinh tế” được Quốc hội thông qua. Vì thực tế đã có
nhiều dạng “Đặc khu kinh tế” của người Trung quốc chiếm lĩnh và tương lai ai
cũng đoán được người Trung quốc sẽ nắm thế thượng phong hay độc quyền đầu tư
trong các “Đặc khu kinh tế” dự trù,
do Việt Nam nằm trong vòng cương tỏa
toàn diện và lệ thuộc nặng nề Trung Quốc, nhất là về chính trị và kinh tế.
Thực tế nhãn tiền, là hầu hết các dự án lớn
tại Việt Nam đều rơi vào tay các tập đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các
đặc khu kinh tế tương lai lại không rơi vào tay họ và biến thành các “tô giới của Trung Quốc”. Các tập đoàn
tư bản Trung Quốc được nhà nước hổ trợ có thừa ưu thế và nguồn vốn, động cơ để
chiếm lĩnh các đặc khu kinh tế này như một cuộc “xâm lược mềm”, không cần đánh vẫn thắng (như binh pháp Tôn Tử). Những vị trí hiểm yếu trên đất liền mà Trung
Quốc không chiếm được bằng vũ lực (như họ
đã từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ sẽ cưỡng chiếm bằng được qua
đầu tư và “sức mạnh sắc bén” (sharp power). Vì vậy, “chủ trương lớn” về ba đặc khu kinh tế với những ưu đãi đặc
biệt (như cho thuê đất 99 năm), chẳng khác gì “gửi trứng cho ác” hay “nối
giáo cho giặc”. Hay nói như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa “nếu có chết thì cố chết cho chậm, việc gì
phải ký giấy tự sát vào ngày 15 này?” (ngày
quốc hội định thông qua Dự luật Đặc khu kinh tế)
Trong
khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người
Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng
cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Các Đặc khu kinh tế chính là các vị
trí hiểm yếu mà Trung Quốc có thể sẽ chinh phục và diều này hoàn toàn bất lợi
về an toàn quốc gia, an ninh lãnh thổ, quốc phòng cho Việt Nam, khiến nhiều
người lo ngại, đưa đến sự chống đối Dự luật
“Đặc khu Kinh tế” quyết liệt và lan
rộng khắp nơi trong những ngày qua
một cách tự phát, đồng bộ (vì đụng chạm
đến lòng yêu nước của hầu hết quốc dân Việt Nam) .
Vì trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một vị trí chiến lược
án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn
chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển; như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (với Trận Bạch Đằng năm 938),
thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống, (1075-1077),
thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288).
Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn
và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà
Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là
căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông
để hội nhập quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã đại bại…
Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía
Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ
cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến
lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Tại Miền Trung, ngoài
cảng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quốc đã nắm, nay chỉ còn Vân Phong và Cửa
Việt là hai cảng trung chuyển lớn (nước sâu) có tầm quan trọng chiến lược,
nhưng Trung Quốc chưa nắm được. Phú Quốc có vị trí đặc biệt trong tầm nhìn
chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có mấy chục km). Trung
Quốc đã thuê được (lâu dài) hai vị trí chiến lược đó của Campuchia, nên họ rất
thèm có Phú Quốc, để hình thành một tam giác chiến lược. Một khi Trung Quốc thỏa thuận được với Thailand
để làm kênh đào Kra thì vị trí chiến lược của Phú Quốc còn quan trọng hơn cả Singapore.
Nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra thì ba đặc khu Vân Đồn,
Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược hiểm yếu đối với mục tiêu ngăn
chặn địch tiếp cận. Nếu ba vị trí
chiến lược đó bị đối phương (Trung Quốc) chiếm thì không chỉ đối với Việt Nam
mà còn cả với ASEAN và các cường quốc khác có lợi ích sát sườn tại Biển Đông
như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, và EU (hoặc Nga). Vì thế ý nghĩa quan trọng nhất của ba đặc
khu kinh tế này là bất lợi về chiến lược quân sự và an ninh quốc phòng (chứ không chỉ lợi ích kinh tế) đối với
Việt Nam.
Đến giờ này thì có lẽ 486 Đại biểu quốc hội
Việt Nam đã hiểu vì sao Dự
luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt” gọi tắt là Dự luật về “đặc khu
kinh tế” đã
và đang bị sự chống đối quyết liệt của người Việt yêu nước khắp nơi, từ trong
nước ra hải ngoại. Một khi biết được nguyên nhân vì sao, ắt mỗi Đại biểu quốc
hội đã có thể xác định vị thế mình là đại biểu của dân hay cán bộ của Đảng. Từ
đó mỗi Đại biểu quốc hội biết mình sẽ “bấm
nút” biểu quyết về Dự luật Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt theo lòng dân hay ý đảng.Vì rõ ràng trong vụ
việc này “lòng dân khác ý đảng”, mà
lợi ích của nhân dân luôn phù hợp với lợi ích của Đất nước và Dân tộc; còn lợi
ích của đảng chỉ phù hợp với lợi ích của nhân dân và đất nước khi “lòng dân, ý đảng là một”( mà điều này thực tế ít xẩy ra).
Nay Dự luật “Đặc khu kinh
tế” được hoãn lại và đang chờ biểu quyết trong phiên họp khác của Quốc hội
trong trương lai gần. Các đại biểu Quốc hội có cơ hội quyết định chọn lựa bấm
nút theo ý dân hay theo lệnh của Đảng. Quý vị nền nhớ rằng, dù có giảm thời
gian cho thuê đất ngắn đến đâu, “dù chỉ
một ngày” thì ý dân được bầy bỏ trong các cuộc biểu tình yêu nước vẫn là
phải “hủy bỏ” toàn bộ Dự luật. Vì
nguy cơ Trung Quốc xâm lược mềm dưới vỏ bọc “đầu tư kinh tế” chỉ là “Diện”,
mà “Điểm” là lấn chiếm đất đai của
Việt Nam theo kiểu “Tằm ăn dâu” với
các thủ đoạn chính trị thâm độc. Thực tế đó không còn là nguy cơ nữa, mà là
hiện thực trên nhiều vùng “đầu tư kinh tế” của người Tàu tại Việt Nam, đồng
dạng với ba “Đặc khu kinh tế” Vân
Đồn, Bắc Phong Vân và Phú Quốc mà ý đồ của đảng muốn thiết lập bằng Dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” gọi
tắt là “Dự luật đặc khu kinh tế” đang bị quốc dân Việt Nam khắp nơi chống đối quyết
liệt.
Thiện Ý
Houston, ngày 18-6-2018
* Ghi chú: Bài viết có tham khảo và trích nguyên văn
một số đoạn trong bài viết của tác giả
Nguyễn Quang Dy, trong bài viết ngày 1-6-2018 nhan đề “Nghịch Lý Về Đặc Khu Kinh Tế”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.