VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC
TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Thiện Ý
Tin tổng hợp giới
truyền thống quốc tế và Việt Nam cho hay Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam vừa đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa
học-Công nghệ-Môi trường, vì cho rằng ông
“suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
khi xuất bản những cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng.
Ngay sau khi Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật giáo sư Chu Hảo, Giám đốc
kiêm Tổng Biên tập NXB Tri Thức, vì những căn cứ trên, giới trí thức phản ứng
mạnh bằng cách tuyên bố công khai từ bỏ đảng, thậm chí từ chức. Các trí thức
trong số 13 người vừa tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam nói với VOA rằng họ “quá
bức xúc” vì Đảng “không còn phục vụ lợi ích của nhân dân, dân
tộc”, Đảng “đã chọn sai đường”, và họ dự báo rằng con số thoái đảng “sẽ
gia tăng sau hiệu ứng Chu Hảo”.
Trước sự kiện
trên, người viết tự hỏi “Vai trò của trí
thức trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam” bao lâu nay là gì vậy?
Để trả lời câu hỏi
tự đặt ra này, chúng tôi lần lượt trình bày: (1) Ý nghĩa từ ngữ trí thức và
giai cấp trí thức, (2) vai trò của trí thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, (3) Nhận định về hiện tượng một số nhà trí thức đồng loạt từ bỏ đảng CSVN.
I/- Ý
NGHĨA TỪ NGỮ TRÍ THỨC VÀ GIAI CẤP TRÍ THỨC.
Theo từ điển Hán-Việt
của học giả Đào Duy Anh, trí thức (Intellectual) là những người có “tri
thức”(Knowledge). Nghĩa là “những điều người ta vì kinh nghiệm hoặc học
tập mà biết, hay vì cảm xúc hoặc lý trí mà biết”. Còn giai cấp trí thức (Intellectuals class) là “những người trong xã hội thuộc về hạng có
tri thức, đã từng chịu giáo dục khá cao”. Nghĩa là những người mà xã hội
thường gọi là trí thức khoa bảng đỗ đạt các văn bằng cao như cử nhân, tiến sĩ ,
luật sư, bác sỹ, kỹ sư…chẳng hạn.
Trong xã hội dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam
xưa, giai cấp trí thức là những người
có học thi đỗ đạt ra làm quan lớn nhỏ trong hệ thống công quyền quốc gia và
được sắp xếp thứ bậc là giai cấp đứng đầu trong xã hội “Sĩ, nông, công, thương, binh”. Không biết có phải vì thế trong dân
gian với có câu phiếm “Nhất sĩ, nhì nông,
hết gạo chậy rông thì nhất nông, nhì sĩ” chăng?
Trong xã hội ngày nay dưới các chế độ dân chủ pháp trị thì các nhà trí thức không nhất thiết tham gia vào guồng
máy công quyền mà có tự do chọn lựa ngành nghề trong xã hội thích hợp theo khả
năng văn bằng.Nhưng trong xã hội dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung, Việt
Nam nói riêng, thì vai trò của trí thức có khác.
II/- VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM.
Trong chế đô độc tài toàn trị xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, giai cấp trí thức được giáo dục
đào tạo theo qui hoạch, để phục vụ cho các chủ trương chính sách cai trị vì lợi
ích của đảng cầm quyền duy nhất là đảng CSVN. Nghĩa là tạo ra các trí thức “vừa
hồng, vừa chuyên”, là vừa thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản (hồng) và kiến thức chuyên môn theo ngành
học (chuyên). Nhưng khác với chế độ
quân chủ chuyên chế xưa, “chế độ chuyên
chính vô sản” xã hội chủ nghĩa lại sắp xếp giai cấp trí thức đứng đầu các
giai cấp cần phải cải tạo hay tiêu diệt nếu không thể cải tạo hay thuần hóa
thành công cụ của “Đảng và chế độ CS”
được. Công cuộc cải tạo hay thuần hóa thường được thực hiện triệt để trước và
một thời gian nhất định sau khi “cướp
được chính quyền, xây dựng chủ nghĩa
xã hội” theo phương trâm “Trí, phú,
địa, hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn”. Vì sao?
Vì trên bình diện lý luận Marxist-Leninist, muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy sau khi cướp được chính quyền cần cải tạo
toàn diễn xã hội cũ, trong đó có con
người cũ mà giai cấp trí thức cũ (tiểu
tư sản) là ưu tiên cải tạo hay thuần hóa hàng đầu. Vì trong các giai cấp
cũ, trí thức là loại cứng đầu, do có trình độ hiểu biết, sống có lý trí nên chủ
nghĩa cộng sản khó mê hoặc hơn những
giai cấp khác, như giai cấp địa chủ (The
landlord class), giai cấp nông dân (The
peasant class), giai cấp tư sản (The
capitalist class); và ngay cả giai cấp công nhân (The working class) mang danh “giai
cấp vô sản” (The proletarian class).
Trong cuộc đấu tranh giai cấp, công nhân hay giai cấp vô sản được chủ nghĩa cộng
sản coi là lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện “cuộc cách mạng vô sản” triệt để (vì không có tư sản ngoài bàn sức lao động cho tư bản, “nếu có mất thì
chỉ mất cái xiềng xích, mà được toàn thề giới”…), để xây dựng “một xã hội không còn cảnh người bóc lột
người” (xã hội chủ nghĩa). Giai
cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản,cướp chính quyền, xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Vẫn theo lý luận Marx-Lenine, đảng cộng sản là “Đội tiên phong của giai cấp vô sản, là thành
phần tiên tiến và ưu tú của giai cấp công nhân” v.v... Thế nhưng thực tế,
giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng, các nước có chung hiểm họa cộng sản nói
chung đều thấy rõ “giai cấp vô sản”
hay “giai cấp công nhân” cũng như
nông dân và lao động nghèo đã chỉ là giai cấp lót đường cho đảng cộng sản thực
hiện tham vọng độc quyền thống trị, độc quyền áp bức, bóc lột. Vì đảng CSVN khi
chưa cướp được chính quyền “những giai
cấp thấp cổ bé miệng” này đã phải hy sinh nhiều nhất kể cả sinh mạng. Nhưng
sau khi nắm quyền thống trị rồi, các giai cấp được “uống nước đường”, cho đi “tàu
bay giấy” này lại là giai cấp đã bị áp bức, bóc lột nhất bởi một tập đoàn
thống trí mới, để phục vụ cho quyền và lợi ích trên hết và trước hết của một
giai cấp mới: giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức, có quyền,lắm bạc
nhiều tiền, sống vinh thân, phì gia một cách “vô tư”…gây phẫn nộ toàn xã hội,
nhưng nếu giám phản kháng sẽ bị các lực lượng “chuyên chính vô sản”(!) đàn áp thẳng tay, không thương tiếc.
Đó chính là thực
tế Việt Nam sau khi đảng CSVN cưỡng chiếm được Miền Nam bằng bạo lực quân sự
vào ngày 30-4-1975, cộng sản hóa Miền Nam, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Thật vậy,vận dụng
lý luận của chủ nghĩa cộng sản Marx-
Leninne, để tiến hành công cuộc “đi lên chủ nghĩa xã hội” tại Việt
Nam, Nghị quyết của Đại hội IV năm 1976 của Cộng đảng Việt Nam đã đưa ra “Đường
lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả
nước” như một định thức chỉ đạo là “Nắm
vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động,
tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng
khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học
kỹ thuật là then chốt…”.
Để thực hiện dịnh
thức trên, đảng và nhà cầm quyền CSVN đã tiến hành các cuộc cải tạo các mặt như
thế nào nhân dân trong nước, nhất là nhân dân Miền Nam từng sống dưới chế độ
dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)
đều đã biết.Riêng các trí thức cả hai miền Bắc Nam sau ngày thống nhất, hiển
nhiên không cần nói ra thì ai cũng đã biết chính sách cải tạo giới trí thức như
thế nào. Riêng người viết cũng đã từng được học tập cải tạo tư tưởng qua các
lớp họp tập chính trị ngắn ngày dành cho giới trí thức và còn được học toàn
thời gian dài ngày về chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenine. Nhưng kết quả thực tế đã
không cải tạo được người viết để có cơ hội tiến thân trong chế độ mới(1). Trái lại người viết đã chấp nhận
là kẻ “Phản động” chống lại đảng và
chế độ để vào tù (2).
III/- NHẬN ĐỊNH:
Trước hiện tượng
một số nhà trí thức đồng loạt từ bỏ đảng sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo,một công thần của
chế độ, một trí thức lớn xã hội chủ nghĩa từng lập nhiều công trạng với đảng và
nhà cầm quyền CSVN, chúng tôi có vài nhận định sau đây:
1.- Trong chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam bao lâu nay giới trí thức chỉ là những “công cụ tri thức” của đảng Cộng sản
Việt Nam, là “chất xám” sau khi được
“cải tạo” thành chất “vừa hồng, vừa chuyên”, để sử dụng vào “công tác tư tưởng” trên mọi lãnh vực
đời sống xã hội.
2,- Giáo sư Chu Hảo bị Đảng kỷ luật đưa đến phản ứng
của 13 nhà trí thức lớn cùng tuyên bố ra khỏi đảng, đều là những nhà trí thức
xã hội chủ nghĩa “vừa hồng vừa chuyên”,
khác với số đông các nhà trí thức khác tại Việt Nam “không vào đảng CS” vì có “chuyên”
mà “không hồng”. Vì ở cái tuổi giáo
sư Hảo sinh năm 1940 cũng như các vị trí thức cùng trang lứa, sống trong chế độ
xã hội chủ nghĩa Miền Bắc sau 1954, đều được giáo dục đào tạo theo khuôn mẫu để
thành “trí thức xã hội chủ nghĩa” (vừa hông vừa chuyên) nên được kết nạp
vào đảng Cộng sản Việt Nam, là bước
vào hàng ngũ giai cấp công nhân để làm cách mạng xây dựng chủ nghĩ xã hội.Trong suốt thời gian dài giáo sư Chu
Hảo đã từng kinh qua các chức vụ lãnh đạo cao cấp trong bộ mày đảng và nhà nước
XHCN. Thế nhưng trong những năm cuối đời, Ông lại như “phản tỉnh” có những hoạt động tri thức đi ngược lại với quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, trái với giáo điều chủ nghĩa xã hội mà đảng đã
và đang tiếp tục theo đuổi (Dù chủ nghĩa
xã hội đã ở Giờ Thứ 25, mà chính Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Tọng
từng tỏ ra hoài nghi không biết đến cuối
Thế Kỷ này Việt Nam đã có xã hội chủ nghỉa hay chưa). Chẳng hạn, với
cương vị là Giám đốc-Tổng biên tập nhà xuất bản
Tri Thức, Ông đã cho phát hành những cuốn sách của các nhà tư tưởng dân
chủ Phương Tây, bị xem là “trái quan
điểm” của Đảng là những sách về triết học, chính trị-kinh tế học như “Bàn về tự do” của John Stuart Mill, “Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền” của
John Locke, “Nền Dân Trị Mỹ” của
Alexis De Tocqueville…Những cuốn sách này vẫn được giới trí thức Việt Nam xem
là “tinh hoa” tri thức mà NXB Tri
Thức cố gắng mang đến cho người dân Việt Nam.
Tất
nhiên, ông bị “Đảng ta” kỷ luật là vì
“những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng…”. thì đúng rồi
còn gì? Sau đó ông tuyên bố ra khỏi đảng, có lẽ như “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” tư tưởng phản tỉnh hình thành từ
lâu trong đầu ông chăng?
3.- Qua phát biểu với VOA của một số trong 13 vị trí thức vừa tuyên
bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, rằng họ
“quá
bức xúc” vì Đảng “không
còn phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc”, Đảng “đã chọn sai đường”, và họ
dự báo rằng “con số thoái đảng sẽ gia tăng sau hiệu ứng Chu Hảo”. Nhưng
chúng tôi và có lẽ nhiều người Việt Nam không cộng sản khác, thì nghĩ rằng, đảng CS V N chưa bao giờ “phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc”
mà chỉ phục vụ lợi ích của đảng CSVN (cụ
thể là các cán bộ đảng viên CS nắm quyền) và quốc tế cộng sản (cụ thể là các đế quốc CS Nga-Tàu), phản
dân tộc. Và vì vậy “Đảng ta’ đã “chọn đúng đường” chứ không “chọn sai đường” đâu.
Chúng tôi nghĩ rằng, những phát biểu này chỉ là cách “nói lái hay nói lách” theo cách nói của Tổng Bí thư đảng cộng sản Nam Tư
Minovan Djilas trước đây sau khi phản tỉnh muộn màng, rằng “20 tuổi mà không theo cộng sản
là không có trái tim, 40 tuổi mới rời bỏ cộng sản là không có cái đầu”.Trên
diễn đàn này chúng tôi đã có bài phản biện, rằng “ 20 tuổi mà đi theo cộng sản là không có cái đầu, 40 tuổi mới rời bỏ
cộng sản là không có trái tim”. Vì chúng tôi cho rằng 20 tuổi là tuổi bắt
đầu trưởng thành có đủ đầu óc, trí khôn để tránh được tính mê hoặc, không tưởng
của chủ nghĩa cộng sản.Sau đó, nếu đã lỡ theo cộng sản “vì không có cái đầu” thì
sau một thời gian ngắn theo đảng CS, qua các hành động giã man tàn ác thực tiễn
của CS thì phải “phản tỉnh” để từ bỏ
CS càng sớm càng tốt chứ? Chẳng qua, cách nói của Tổng Bí thư đảng CS Nam Tư, chỉ là sự ngụy biện cho việc tin theo đảng cộng sản trong quá khứ là một
sai lầm chính đáng, không thể tránh được của tuổi trẻ trước tính mê hoặc của
chủ nghĩa cộng sản (Một xã hội không
còn cảnh người áp bức bóc lột người,công bằng, làm theo năng lực, hưởng theo
sức lao động bỏ ra (xã hội XHCN) tiến tới xã hội cộng sản viên mãn, không còn giai cấp,không còn nhà nước,các quan
hệ xã hội vận hành tự động, tự giác,tài hóa dư thừa, làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầuị, không còn biên giới quốc gia, tiến tới thế giới đại đồng, con
người được sống ấm ho tự do, hạnh phúc tuyệt vời như Thiên đường của Thiên Chúa giáo hay Niết Bàn của Phật
giáo…) !?!.
IV/- KẾT LUẬN.
Sau
khi bị đề nghị thi hành kỷ luật vì vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, giáo sư
Chu Hảo đã tự ý rút ra khỏi đảng CSVN, kéo theo nhiều nhà trí thức lớn, có thể
coi là một hiện tượng “phản tỉnh tập
thể” chưa từng có trong hàng ngũ
trí thức xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Mặc
dầu đa số các nhà trí thức lớn này đã phản tỉnh khi đã về hưu, sau một thời
gian dài cung hiến chất sám “vừa hồng, vừa chuyên” cho đảng cộng
sản Việt Nam
xây vinh quang. Thế nhưng hành động rời bỏ đảng tập thể này vẫn là điều được
nhiều người trân quý vì đã góp phần vào sự gia tốc tiến trình dân chủ hóa Viêt Nam.
Vì các đảng viên trí thức chính là bộ não của đảng CSVN. Một khi bộ não teo
dần, đảng CS V N ngày một suy kiệt, sự tiêu vong của chế độ độc tài toàn trị
cộng sản tại Việt Nam sẽ là một tất yếu, vấn đề chỉ còn là thời gian sớm hay
muộn mà thôi.
Vì
vậy, đa số quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước ước mong các nhà trí
thức đảng viên CS nói riêng, các đảng viên cộng sản nói chung, hãy có hành động
thức thời để cứu dân cứu nước thoát họa cộng sản vong nô, phản dân tộc, đã áp
đặt nhiều năm qua, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài
cho Đất nước và Dân tộc. Trông đợi ước mong của toàn dân Việt sớm trở thành sự
thật.
Thiện Ý
Houston, 2-11-2018
Ghi chú:
(1).
Trong bài viết trước đây trên diễn đàn này “Vì
sao tôi từ chối vào đảng Cộng sản Việt Nam”, người viết đã nói rõ lý
do.Việc được nhà trường gửi cho đi học các lớp bồi dưỡng chính trị ngắn ngày
hay học về chủ nghĩa cộng sản Marxist-Leninnist dài ngày, có lẽ là do chi bộ
đảng nhà trường có ý định kết nạp người viết vào đảng. Vì khi đưa đề nghị kết
nạp vào đảng ( tháng 1-1978) Thiếu úy
công an khu vực trường học tên S. (là
Trung tá Trưởng công an một quận nội thành vào năm 1992 khi gia đình tôi rời Việt
Nam) đã nói tôi được quan tâm bồi dưỡng là vì “đồng chí có lý lịch tốt, (thuộc thành phần lao động nghèo, có cha đi
kháng chiến chống Pháp ); có năng lực, nhiệt tình và ảnh hưởng quần chúng…”.
(2)
Thế những tôi đã từ chối khéo. Vì lúc đó đang tham gia Mặt Trận Nhân Quyền Việt
Nam, một tổ chức bị coi là “phản động”
vì chống lại đảng và chế độ độc tài CS. Đúng là tôi đã “ không uống rượu mời, mà uống rượu phạt” như lời cán bộ T.A.N Đội
Trưởng Đội chấp pháp (điều tra, xét hỏi)
vụ án có lần nói với tôi sau khi bị bắt cầm tù. Nhưng tôi không chút hối tiếc
nào, mà tự hào vì đã chọn lựa đúng theo những gì mình cho là đúng, là chân lý,
lẽ phải.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.