Friday, April 12, 2019

QUỐC HẬN, HẬN AI, HẬN CÁI GÌ, HẬN ĐỂ LÀM GÌ?



QUỐC HẬN, HẬN AI, HẬN CÁI GÌ,
HẬN ĐỂ LÀM GÌ?
Thiện Ý

     Thấm thoát mà đã 44 năm (1975-2019), cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã chấm dứt nhanh gọn, phi lý và bất ngờ cho cả hai bên nội thù tham chiến, sau 21 năm diễn ra khốc liệt (1954-1975). Thế nhưng theo phân định của chúng tôi, đó mới chỉ là sự kết thúc một giai đoạn của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua. Cuộc nội chiến ấy vẫn tiếp diễn từ sau ngày 30-4-1975 đến nay và vẫn đang tiếp tục, là vì cuộc chiến ấy vẫn chưa phân thắng bại theo nghĩa chưa bên nào thành đạt mục tiêu tối hậu của mình: Việt cộng chưa thành đạt mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; Việt quốc chưa thành đạt mụ ctieâu dân chủ hóa đất nước. Và vì vậy hàng năm cứ đến ngày 30-4, bên “Việt cộng” (những người Việt Nam cộng sản)  thì ăn mừng như một “ ngày đại thắng”; còn bên “Việt quốc(những người Việt Nam quốc gia ) thì tưởng niệm như một “ngày quốc hận” và coi cả Tháng 4 là “Tháng Tư Đen”.Vì sao ?

I/- Ý NGHĨA TỪ NGỮ “NGÀY QUỐC HẬN” VÀ “THÁNG TƯ ĐEN”.

Chúng tôi không biết cá nhân hay đoàn thể Việt quốc nào ở hải ngoại lần đầu tiên đã dùng từ ngữ “Quốc hận” để gọi ngày 30-4-1975 và “Tháng Tư Đen” để chỉ tháng 4-1975 . Nhưng điều đó không quan trọng bằng ý nghĩa của từ ngữ này đã nói lên được điều gì?   
Theo suy luận của chúng tôi thì cụm từ “Ngày Quốc hận 30-4” diễn tả nỗi đau uất hận của những người Việt quốc gia từng sống ở Miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975, dưới chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa. Vì ngày ấy đánh dấu chế độ tự do dân chủ non trẻ ở Miền Nam Việt Nam bị cưỡng tử, khiến cho gần 20 triệu dân quân Miền Nam Việt Nam lúc đó mất hẳn vùng đất tự do, rơi vào ách thống trị chế độ độc tài toàn trị Việt cộng.
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử, có nghĩa là đã bị bắt buộc phải “chết bất đắc kỳ tử”, khi mà chế độ ấy cơ thể như còn khỏe mạnh, không thể chết được hay ít ra chưa thể chết ngay được, còn có thể cứu vãn được tình hình để hồi phục và tồn tại. Bị cưỡng tử vì chính quyền, quân, dân của chế độ có chính nghĩa ấy vẫn còn thừa khả năng chiến đấu để tự tồn, trước một đối phương Việt cộng phi chính nghĩa, ngụy dân tộc lúc đó đang ở thế cùng lực kiệt, thực sự không có khả năng để có được một chiến thắng như “trên trời rớt xuống” nhanh như vậy.
Thế nhưng, đối phương ấy đã được các thế lực khuynh đảo quốc tế sắp xếp cho đóng vai “Bên thắng cuộc”, trong một cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 21 năm (1954-1975), chỉ vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực. Thật là điều bất công, phi lý khi họ đã cho phe “Tà cộng” thắng “Chính quốc”. Quốc tế và đồng minh Hoa Kỳ đã làm ngơ bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa, trước hành động xâm lăng của Việt cộng, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình choViệt Nam ngày 27-1-1973, dù có những cam kết đa phương và bảo đảm quốc tế.
Như thế bảo sao người Việt quốc gia ở Miền Nam Việt Nam không uất hận. Chính vì vậy ngày 30-4-1975 đã là “Ngày Quốc Hận” và Tháng Tư năm 1975 đã là “Tháng Tư Đen” đối với người Việt quốc gia ở hải ngoại cũng như trong nước. Bởi vì ngày ấy, tháng ấy đã diễn ra những sự kiện đen tối cho Việt quốc và là ngày tháng khởi điểm đưa toàn cõi Việt Nam vào một giai đoạn “Đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời cận đại”: Giai đoạn cộng sản hóa cả nước!
     Vậy thì:
II/- VIỆT QUỐC HẬN AI, HẬN CÁI GÌ VÀ HẬN ĐỂ LÀM GÌ?

1.-Trước hết Việt quốc hận ai và hận cái gì?

Về mặt khách quan, Việt quốc hận đối phương Việt cộng đã đành, mà còn  hận cả người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, nay đã và đang trở thành là đối tác làm ăn với cựu thù Việt cộng từ sau 1995, bãi bỏ cấm vận, thiết lập quanhe ngoại giao với nhà cầm quyền Việt cộng..
Về mặt chủ quan, người Việt quốc gia hận những người lãnh đạo hàng đầu về chính trị cũng như quân sự có trách nhiệm trước sự sụp đổ nhanh chóng chế độ Việt Nam Cộng Hòa và có thể hận với chính mình nữa.
Thật vậy, người Việt quốc gia ở hải ngoại 44 năm qua và có thể cho đến lúc chết vẫn mang trong lòng mối hận người, hận mình, với tính chất và cường độ hận khác nhau.
- Mối hận hàng đầu là đối với đối phương Việt cộng. Với đối tượng này, tính chất và cường độ mối hận phải được diễn đạt bằng ngôn từ “căm hận” hay “căm thù”. Căm hận hay căm thù Việt cộng là điều tất nhiên, vì là đối phương, kẻ thù chính trong một cuộc chiến phi nghĩa do họ phát động, tiến hành đã gây nhiều hận thù trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến tiếp tục gây nhiều thù hận vì đã xích hóa nhân dân cả nước dưới chế độ độc tài cộng sản hà khắc, tàn bạo, phi nhân.
Trong chế độ này, Việt cộng đã sử dụng “Chuyên chính vô sản” cướp đoạt mọi tài sản của nhân dân Miền Nam (bị miệt thị là “Dân ngụy”), đầy ải hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù “Tập trung cải tạo”. Trong khi cha, mẹ, vợ con họ ở nhà bị Việt cộng phân biệt đối xử như những công dân hạng hai, bị bạc đãi, xua đuổi khỏi các thành thị hay các vùng đất mầu mỡ, đẩy đến các vùng kinh tế mới nơi đèo heo hút gió, đồi núi khô cằn hay bùn lầy nước đọng; phải bỏ lại tất cả nhà cửa, đất đai tài sản và các tiện nghi khác nơi các thành thị hay nông thôn, nhường lại tất cả cho “Bên thắng cuộc” mà trên hết và trước hết là cho giai cấp mới, giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức có quyền thụ hưởng.
Không căm hận và thù hận sao được, khi khởi đi từ Tháng Tư Đen 1975, Việt cộng đã đưa cả đất nước và dân tộc  vào một thời kỳ bi thảm và đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.Bởi vì từ đó, Việt cộng đã phá nát tài sản quốc gia, của nổi cũng như của chìm, nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, làm băng hoại toàn diện đất nước về vật chất cũng như tinh thần. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nền đạo đức luân lý xã hội cổ truyền đã bị đảo lộn, phá hủy, thay vào đó cái gọi là “Nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa” vô luân, vô thần. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng của người dân đều bị bài bác và tìm cách tiêu diệt qua các hành động chống phá các giáo hội và đàn áp, khủng bố các chức sắc giáo hội và  tín đồ dưới nhiều hình thức tinh vi, thâm độc.Mọi tầng lớp nhân dân bị bác đoạt các dân quyền và nhân quyền cơ bản. Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân bị đói khổ lầm than và sự cách biệt giầu nghèo giữa thiểu số giai cấp thống trị cán bộ đảng viên cộng sản với tuyệt đại đa số nhân dân ngày một sâu sắc. Hệ quả là sau nhiều năm cầm quyền, Việt cộng đã làm tan hoang đất nước,lòng người ly tán, hận thù và đói nghèo, di hại toàn diện và lâu dài cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai phải gánh chịu…Nếu như vào năm 1995, không được cựu thù “Đế quùôc Mỹ” mở rộng vòng tay tạo cơ hội thoát hiểm để có bộ mặt “phồn vinh” như hôm nay. (Xin “Bên thắng cuộc” Việt cộng đừng vì tự ái mà vội phủ nhận và ngụy biện về thực tế này)
Hận kẻ nội thù Việt cộng là như thế, còn đối với người bạn Hoa Kỳ đồng minh năm xưa thì sao, Việt quốc hận gì?
Tất nhiên là có hận, nhưng mối hận có khác về tính chất và cường độ được diễn đạt bằng ngôn từ “Oán hận” hay “Uất hận”. Nó tương tự như mối hận của một người tình bị phụ bạc sau những năm chăn gối mặn nồng tưởng như chung thủy. Vì sao hận và hận cái gì?
Câu trả lời chi tiết thì đã được nhiều người đưa ra, còn câu trả lời tổng quát thì đã được Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng Thống dân cử cuối cùng nền Đệ nhị chế độ Việt Nam Cộng Hòa đưa ra trong bài diễn văn từ nhiệm ngày 21-4-1975 trước khi kịp “lưu vong”, rằng “Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Thật vậy, họ đã phản bội chúng tôi. Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với một nước đồng minh nhỏ…”. Đây là những lời tố cáo muộn màng của người lãnh đạo cao nhất chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sau 9 năm cầm quyền, chẳng thay đổi được gì, chỉ bầy tỏ nỗi uất hận của cá nhân và cũng là mối uất hận chung của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trước sự “phản bội” của Hoa Kỳ.
Sự bầy tỏ uất hận trên đây của cố Tổng Thống Thiệu có tính đổ lỗi cho Hoa Kỳ, song vẫn không tránh khỏi mối hận thứ ba của người Việt quốc gia đối với cá nhân ông Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Vì chính họ đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30-4-1975,  đã tạo tiền đề cho ngoại bang để cho Việt cộng đóng vai “Bên thắng cuộc” trong cuộc chiến, dù chỉ là chiến thắng giả tạo (Chiến thắng biểu kiến như chúng tôi phân tích trình bầy trong tài liệu nghiên cứu lý luận“Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”) song thực tế đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho nhân dân, dân tộc và đất nước Việt Nam, như mọi người đã biết.
Oán hận và uất hận, vì với trách nhiệm lãnh đạo, họ đã để mất Miền Nam Việt Nam vào tay Việt  cộng một cách dễ dàng, chóng vánh và hầu hết trong số họ đã kịp cao bay xa chậy di tản ra hải ngoại trước khi chế đô Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng tử,để lại sau lưng hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính cho đối phương Việt cộng hành hạ, xỉ nhục trong các trại tù “Cải tạo” nhiều năm sau đó. Nhất là đã đẩy gần 20 triệu nhân dân Miền Nam Tự do rơi vào ách thống trị cộng sản độc tài và độc ác, cùng chia khổ và bị xích hóa với nhân dân Miền Bắc trong gông cùm của cái gọi là “Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” kéo dài ít nhất là hơn 20 năm (1975-1995) và sau đó cho đến hôm nay (2019) Việt Nam đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực khởi đi từ 1995, khi Hoa kỳ bãi bỏ cấm vận, tạo thuận lợi cho chính sách “Mở cửa”đưa Việt nam từng bước hội nhập với thế giới văn minh.
Trên đây là những mối “Hận người”, còn với “chính mình” thì sao?
Có lẽ  người Việt quốc gia cũng phải xét mình để tự “hận mình”, song với tính chất và cường độ có khác, được diễn tả bằng từ “ân hận”. Tùy vị trí trong xã hội Miền Nam, trong tương quan với cuộc chiến để có “mối ân hận khác nhau”. Ân hận rằng nếu như ngày ấy, ở vị trí ấy mình nên làm thế này, không nên làm thế kia thì có thể đã góp phần xây dựng và củng cố chế độ, chính quyền, quân đội, xã hội ở Miền Nam ngày một vững mạnh, để không thể xẩy ra Ngày Quốc Hận 30-4-1975, ngày cuối cùng của một Tháng Tư Đen”?
Chẳng hạn là người chỉ huy lãnh đạo các cấp chính quyền, quân đội “ân hận” vì đã không quan tâm đúng mức và dồn hết tâm lực cho cuộc chiến chống cộng bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và phần đất Miền Nam tự do. “Ân hận” vì đã lợi dụng vị trí lãnh đạo, chức quyền mua quan bán chức, nuôi dưỡng lính ma lính kiểng để thủ lợi, tham nhũng, đục khoét của công để làm giầu bất chính; tập trung vào các hoạt động hưởng thụ, ăn chơi trong lối sống tương phản với cuộc chiến đấu gian nguy của những người lính tham chiến trực tiếp với Việt cộng và đời sống thiếu thốn của gia đình họ ?- Ân hận vì đã cấu kết bè phái để tranh danh đoạt lợi, ám hại những người công chính, coi lợi ích cá nhân và phe nhóm cao hơn lợi ích chống cộng; khoán trắng việc chống cộng cho Hoa Kỳ và coi việc chống cộng thắng bại là trách nhiệm của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ hoạch định, tài trợ mọi mặt?
Chẳng hạn là những thương gia ân hận vì đã chậy theo lợi nhuận, móc ngoặc, mua chuộc hủ hóa các viên chức chính quyền quân sự cũng như dân sự, môi giới buôn bán vũ khí và cung cấp lương thực cho Việt cộng….?
Chẳng hạn, là bậc cha mẹ đã ân hận vì đã tìm cách chậy chọt cho con làm lính ma, lính kiển, để được về phục vụ hậu phương xa chiến trường lửa đạn. Là thanh niên ân hận vì đã hèn nhát, tham sống sợ chết, tìm cách trốn lính khi đến tuổi thi hành nghĩa vụ trai thời loạn.
Chẳng hạn là những người gốc Việt cộng, hay ngưỡng vọng Việt cộng, hay “Nằm vùng”,ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” sớm muộn nay đã “phản tỉnh” thì ân hận vì những nhận thức, hành động sai lầm trong quá khứ làm lợi cho Việt cộng, hại cho Quốc gia ngày ấy….
2.- Đến đây, Việt quốc mang mối “Hận” để làm gì?
Theo suy luận của chúng tôi, đối với Việt cộng, Việt quốc “căm hận” không phải nuôi chí phục thù rửa hận theo kiểu “Răng đền răng, mắt đền mắt” thời Trung Cổ ở Tây Phương; cũng không phải tìm cách diệt đến người Việt cộng cuối cùng. Vì điều này không phù hợp với bản chất nhân đạo và lý tưởng chiến đấu của Việt quốc (mà dù ai đó vì“căm thù Việt cộng” có muốn thế cũng không thể làm được).
Nhưng điều Việt quốc có thể, đã và đang làm và chắc chắn làm được để “phục thù” Việt cộng là kiên trì đấu tranh vương đạo như đã kiên trì đấu tranh 44 năm qua nhằm làm tiêu vong toàn bộ chế độ độc tài toàn trị Việt cộng  để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Thắng lợi sau cùng này của cuộc đấu tranh  sẽ khẳng định sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia và như thế là Việt quốc đã rửa được mối “Quốc hận 30-4-1975” ?
Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ năm xưa, từng là đối thủ trong chiến tranh, nay lại là “Đối tác” làm ăn với Việt cộng, song cũng vẫn đang là đồng minh với Việt quốc về mục tiêu hiện thực lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Mối “oán hận” chỉ nên coi là bài học kinh nghiệm để có cách ứng xử thận trọng và khôn ngoan hơn trong tương lai sao cho có lợi cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam. Đó là bài học kinh nghiệm về tinh thần độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết và luôn chủ động trong tổ chức, chiến lược, chiến thuật đấu tranh chính trị, ngoại giao, truyền thông, để huy động được sức mạnh nội lực (trong nước) cũng như ngoại lực (quốc tế), nhưng luôn dựa trên sức mình là chính để chống cộng và thắng cộng.
Đối với những người lãnh đạo có trách nhiệm đã để chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, mối hận của Việt quốc đến nay sau 44 năm dường như đã được cảm thông và tha thứ phần nào đối với những người còn sống hay đã khuất. Có lẽ vì ghĩ lại, trong bối cảnh Miền Nam vào những năm tháng cuối cùng trước khi rơi vào tay Việt cộng, Hoa kỳ đã có ý định bỏ cuộc và cố tình tạo tiền đề thuận lợi cho Việt cộng cưỡng tử Việt Nam Cộng Hòa càng nhanh càng tốt, để khỏi phải dính líu thêm nữa, rút ngắn thời gian đi vào thế chiến lược quốc tế mới; thì cá nhân cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn lãnh đạo chính trị cũng như quân sự chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng chẳng làm được gì hơn là trốn chậy để bảo toàn tính mạng; trừ khi họ dám chọn cái chết hào hùng để trở thành anh hùng bất tử như các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ... Tiếc rằng phần đông họ đã không chọn con đường như vậy, mà đã chọn con đường thà “Sống nhục hơn chết vinh”. Thôi thì công tội của họ xin hãy đề lịch sử mai này phán định công minh.
Riêng mối hận mình, mỗi người trong bên Việt quốc hãy tự xét mình xem có điều gì “ân hận” về những gì nên làm đã không làm hay không nên làm mà đã làm có lợi hay có hại cho Việt quốc, có lợi cho Việt cộng trong cuộc chiến tranh Quốc- Cộng hôm qua?- “Ân hận” để tự rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam hôm nay, để chỉ nên làm những gì có lợi , tránh làm những gì có hại cho sự nghiệp chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước.
Có như vậy Việt quốc mới rửa được “Quốc hận 30-4-1975”, ngày cuối cùng của “Tháng Tư Đen”, để đưa cất những ngày, tháng, năm này đi vào những trang  lịch sử đen tối nhất của dân tộc, đất nước, mở ra những trang sử mới tươi sáng cho Tổ Quốc Việt Nam.
  
Thiện Ý
Houston, Tháng Tư năm 2019

    






Những nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Viêt nam.



Những nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Viêt nam.

Thiện Ý

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm tính đến ngày 30-4-2019 tới đây (1975-2019). Nhưng vẫn còn nhiều bất đồng giữa người Việt Nam cũng như người ngoại quốc từng tham gia cuộc chiến trong việc định danh, định hình, định tính, định lượng về cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh đã có nhiều bài viết, cuốn sách, một số bộ phim tài liệu và các cuộc hội thảo chuyên đề hàng năm về chiến tranh Việt Nam đó đây ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa thống nhất quan niệm Chiến tranh Việt Nam thực chất là chiến tranh gì, do ý đồ của các bên tham chiến khác nhau.

Trên lãnh vực phim ảnh, các nhà đạo diễn Hoa Kỳ đã giàn dựng li cuc chiến Vit Nam, mặc dầu trên danh nghĩa do tư nhân thực hiện, song thường là có chủ đích phục vụ cho các chính sách ngoại giao và mục tiêu chiến lược từng giai đoạn của Hoa Kỳ. Những nhà làm phim lại thường dựa hầu hết trên tài liệu phim ảnh của phong trào “phản chiến Hoa Kỳ” và bên “Việt cộng” (được chọn là bên thắng cuộc) là một trong hai bên tham chiến là người Việt Nam mang ý thức hệ cộng sản (communism) thuộc phe xã hội chủ nghĩa do Nga-Tàu đứng đầu trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì vậy thường thiếu khách quan, sai sự thật, không công bằng với bên tham chiến thứ hai là “Việt quốc” (bị buộc là bên thua cuộc) cùng là người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia (Nationalism), có mâu thuẫn đối kháng với ý thức hệ cộng sản (communism) thuộc phe các nước tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Chẳng hạn điển hình có bốn Bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam.Một là bộ phimVietnam The Ten Thousand Day War” của Michael Maclear sản xuất năm 1980 gồm 13 tập. Hai là bộ phim “Vietnam: A Television History” gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston sản xuất năm 1983. Ba là phim “The Last days in Vietnam” do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.Bộ phim thứ tư mới nhất The Vietnam War gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick, được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service).

Theo nhận định của chúng tôi, hai bộ phim đầu sản xuất vào các năm 1980 và 1983 như có chủ đích biện minh cho việc Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến (1965-1973) là cần thiết, chính đáng, phù hợp với quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Đồng thời, việc rút chân ra khỏi cuộc chiến (1973) đưa chiến tranh Việt Nam đi đến kết thúc là chính phủ Hoa Kỳ đã làm theo đòi hỏi của nhân dân thể hiện qua cao trào “phản chiến” lan rộng khắp nước Mỹ. Còn hai bộ phim sau sản xuất vào các năm 2014 và 2017 được hiểu như là cách biện minh cho việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam năm 1995, vốn là đối phương trong cuộc chiến trở thành đối tác chính danh sau 20 năm chấm dứt cuộc chiến, cũng là cần thiết, chính đáng, có lợi cho quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ.
Chính vì vậy mà các bộ phim nói trên đã từng gây phẫn nộ đối với những người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia, phần đông sống ở Miền Nam Việt Nam và từng  tham gia một bên trong cuộc chiến Việt Nam, với chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (gọi chung là bên Việt Quốc).Vì nội dung các bộ phim trên đều thiếu khách quan, sai sự thật, không thể hiện được thực chất chiến tranh Việt Nam một cách trung thực, công bằng cho các bên tham chiến, giúp người xem phim phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là ngụy nghĩa trong cuộc chiến Việt Nam.
Chính vì vậy mà từ lâu đã có những nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam, của cá nhân cũng như tập thể về phía những người Việt quốc gia. Tất cả cho rằng phía những người Việt Nam cộng sản (gọi tắt:Việt cộng) đã cố tình bóp méo lịch sử về cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để ngụy biện cho việc họ chủ động thực hiện cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” này, là vì ‘độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam”. Trong khi sự thật lịch sử là Việt cộng đã “ngụy dân tộc” trước (trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954) cũng như trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để đánh tráo lịch sử giữa “chính nghĩa dân tộc” (Việt quốc)  và “ngụy nghĩa dân tộc” (Việt cộng). Nói cách khác Việt cộng đã “ngụy dân tộc”, dùng chủ nghĩa yêu nước (chống ngoại xâm) để “cướp chính quyền” thực hiện chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản).
Vì vậy, điển hình cho những nỗ lực trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam mới nhất nhưng chưa phải là cuối cùng, là nỗ lực của một cá nhân và của một tập thể. Chúng tôi muốn nói đến cá nhân anh Alex Thái Đ. Võ, tác giả dự án Lịch sử truyền khẩu và một tập thể đang thực hiện một phim tài liệu phản bác những sai lầm của bộ phim nhiều tập The Vietnam war của hai đạo diễn người Hoa Kỳ Ken Burn và Lynn Novick.
1.-  Cá nhân Alex Thái Đ. Võ với dự án Lịch sử truyền khẩu.
   
Theo tin Đài VOA mới đây, Alex Thái Đ. Võ là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại đại học Cornell, Hoa Kỳ, thuộc thế hệ trẻ. Anh vừa hoàn tất bộ phim lịch sử nhan đề Con người và Lịch sử và vừa được ra mắt tại trường ĐH George Mason, Virginia hôm 02/03 vừa qua. Bộ phim có thời lượng 17 tiếng, được chia làm 15 phần, nằm trong một dự án nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam theo thể thức truyền khẩu.Là một dự án học thuật phi lợi nhuận, phải mất sáu năm ròng rã kể từ 2012 thì tác giả Alex Thái mới hoàn thành bộ phim và cho ra mắt khán giả.

Chiếm trọn toàn bộ thời lượng của bộ phim là lời của cựu đại sứ Bùi Diễm, kể về những điều mà ông đã “mắt thấy, tai nghe” trong suốt hàng chục năm hoạt động trong ngành ngoại giao, cũng như chính giới của VNCH, giữ các chức vụ như Tổng trưởng Phủ Thủ Tướng, Uỷ viên Ngoại giao, và Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Trả lời phỏng vấn của VOA, cựu đại sứ Bùi Diễm nói “Sự thực thì không có cao vọng gì về việc làm lịch sử hay viết lịch sử, chỉ là một cái mong muốn trung thực muốn góp phần vào để cho mọi người hiểu rõ hơn về những cái khía cạnh phức tạp của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đặc biệt là sự can thiệp của người Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam.”

 Như nhiều người đã biết, bản thân cựu Đại sứ Bùi Diễm đã từng viết nhiều tác phẩm bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nói về cuộc chiến Việt Nam (như Việt Nam trong Gọng kìm lịch sử…). Ông cho biết vẫn muốn tham gia dự án này bởi tự thấy mình có một sứ mệnh phản bác lại những thông tin lịch sử sai lệch về miền Nam Việt Nam cũng như sự can dự của Mỹ. Ông nói “Là một người Việt nam đã có bổn phận đối với đất nước Việt Nam và đồng thời cũng đã có dịp tham gia vào những cuộc hội đàm giữa Mỹ và Việt Nam, tôi có bổn phận phải nói lên những điều mà tôi đã biết, mắt thấy tai nghe.”
Trả lời phỏng vấn anh Alex Thái Đ. Võ nói “Khi mà mình gặp cựu đại sứ Bùi Diễm thì ông đã 90 tuổi rồi, thì mình cũng không biết ông sẽ còn với mình được bao lâu nữa mà mình là người học sử thì mình hiểu được rằng những cái người này mà không còn nữa thì lịch sử nhiều khi nó cũng sẽ đi chung với họ luôn. Vậy nên mình nghĩ là cần phải tận dụng thời gian để giữ lại những lịch sử đó cho chính bản thân mình, và tương lai con em của mình.”. Vì thế tác giả dự án Lịch sử truyền khẩu tâm sự “Khó khăn lớn nhất là ở việc đi lại đường xa, cựu đại sứ ở Washington D.C còn mình ở New York, và mỗi lần phỏng vấn như vậy, vì để tiết kiệm tiền, mình phải lái xe đi xuống, ở khoảng chừng hai ngày, phỏng vấn. Vì cụ cũng lớn tuổi rồi nên cứ phải vừa làm vừa nghỉ, rồi lại phải trở lại New York, mấy tháng sau mới xuống lại”….
Một người tham dự buổi chiếu ra mắt bộ phim lịch sử nhan đề Con người và Lịch sử, Chị Phạm Bích Hà, ở Virginia nói với phóng viên, rằng “Đối với tôi thì nó quan trọng bởi vì nếu mình không làm những điều này, mình không nói thì mười năm, hai mươi năm hay năm mươi năm nữa con cháu của chúng ta sẽ không biết được cái nguồn gốc của chúng ta, vì cái lịch sử một chiều ở Việt Nam hiện giờ, thì tất cả những cái gì đã xảy ra với VNCH sẽ bị quên lãng.”
Còn với Alex Thai Đ Võ tác giả dự án lịch sử truyền khẩu, mặc dầu nỗ lực rất lớn khi một mình thực hiện bô phim lịch sử dài như thế, song  trong cuộc phỏng vấn khiêm tốn nói là anh không có tham vọng bao quát hết lịch sử của cuộc chiến Việt Nam; hay đưa ra bất kì kết luận về sự kiện lịch sử nào. Tác giả của dự án chỉ mong muốn, thông qua lời kể của những nhân chứng sống, có thể phần nào vẽ nên bức tranh miền Nam Việt Nam để người xem hiểu rõ hơn về cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc. Anh sẽ tiếp tục việc làm như tế sau này.

2.- Tập thể với nỗ lực thực hiện phim tài liệu phản bác những ai lầm trong bộ phim The Vietnam War.

Tập thể điển hình tại Houston, Tiểu bang Texas mới đây đã hình thành một Ban tổ chức gây quỹ hổ trợ cho một đạo diễn vốn là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam để thực hiện một cuốn phim phản bác lại những sai lầm, thiếu khách quan, bóp méo lịch sử, xúc phạm nặng nề đến chính nghĩa, tinh thần đấu tranh vì đất nước, vì dân tộc, cho độc lập quốc gia, lý tưởng tự do, dân chủ của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Việt Nam hôm qua.

Ban tổ chức bao gôm các đoàn thể tôn giáo, chính trị, xã hội đã phát động cao trào yểm trợ tài chánh từ hơn một tháng qua, để thực hiện cuốn phim nhan đề tiếng anh “The Vietnam War Though Our Eyes” (Chiến tranh Việ Nam qua cái nhìn của chúng tôi) do đạo diễn Fred Koster. thực hiện. Cuốn phim không dài, dự trù khoảng 1 giờ 30 phút, chi phi khiêm tốn dự trù khoảng 250 ngàn dollar, thực hiện trong khoảng một năm; hiển nhiên là không thể so với bộ phim dài nhiều tập The Vietnam War dài nhiều tập, tới 18 tiếng, chi phí tới 30 triệu dolar, thực hiện trong 10 năm. Thế nhưng, đây là cuốn phim thứ hai về cuộc chiến Việt Nam, sau cuốn phim “Ride The Thundre” do đạo diễn Fred Koster và có sự cộng tác của nữ tài tử Kiều Chinh trong vai trò người đồng xản xuất. Thực hiện trong năm 2014 với kinh phí khoảng  một triệu dollar, được chiếu ra mắt ngày 28-3-2015 sau đó được trình chiếu rộng rãi tại nhiều rạp khắp nước Mỹ và trên mạng internet. Tất cả nỗ lực này của đạo diễn, nhà sản xuất và hậu thuẫn của quần chúng mọi giới Việt Nam, dù khiêm tốn, nhưng ít nhiều đã góp phần cùng những nỗ lực của mọi cá nhân và tập thể người Việt Nam không cộng sản khác để “góp gió thành bão” phản bác lại những sai lầm, bất công do các bộ phim của các đạo diễn Hoa Kỳ gây ra. Và có thêm tư liệu cho các nhà viết sử chân chính sau này đối chiếu để viết đúng sự thật lịch sử về cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam (1954-1975).

Về phần mình, người viết cũng đã có nhiều bài viết và một cuốn sách(1)góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong số này đã có ba bài viết được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này ngay sau khi bộ phim nhiều tập “The Vietnam War của hai nhà đạo diễn Kenn Burnes và Lynn Novick được khởi chiếu hôm 17-9-2017. Đó là các bài: The Vietnam War là chiến tranh gì? – The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai? – Và “The Vietnam War ai thắng ai? (2)

Thiện Ý
* Ghi chú:
(1) Sách “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”. Ấn hành lần đầu tại Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 2005. Xin vào: luatkhoavietnam.com Mục Diễn Đàn, Tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm” để đọc và tiểu mục “ Phỏng vấn- Thuyết trình” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý tháng 5-1995 khi phát hành  và ra mắt sách tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.



HỘI CHỨNG CĂM THÙ TỪ VÀ SAU CUỘC CHIẾN VIỆT NAM.



HỘI CHỨNG CĂM THÙ TỪ VÀ SAU CUỘC CHIẾN VIỆT NAM.

Thiện Ý.

     Nhân sắp đến ngày 30-4-2019 đánh dấu cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt 44 năm, trong hai tháng 1 và 2 vừa qua, người viết có nhận lời mời tham dự liên tục 6 cuộc đối luận với một luật sư thế hệ trẻ Việt Nam (1) trên hai đài truyền hình tại Houston. Mỗi cuộc đối luận thời lượng 50 phút. Vị chi tổng cộng là 300 phút tức 5 giờ đồng hồ.

     Chủ đề đối luận trên Đài truyền hình thứ nhất liên quan đến lý do,mục tiêu và phương cách chống cộng thế nào để thắng cộng,được thực hiện trong hai cuộc đối luận trình chiếu liên tiếp trong 100 phút. Chủ đề đối luận trên Đài truyền hình thứ hai liên quan đến vấn đề độc đảng, đa đảng nói chung và vận dụng vào Việt Nam nói riêng; được thực hiện trong bốn cuộc đối luận trình chiếu trong 4 tuần liên tiếp tổng cộng 200 phút.

     Hình thức đối luận mang tính “Phản biện”. Vị luật sư trẻ đứng trên lập trường, quan điểm của Việt cộng (Đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ) nêu các câu hỏi. Người viết đứng trên lập trường, quan điểm của Việt quốc (người Việt quốc gia) trả lời biện luận và vị luật sư trẻ dùng những biện luận của Việt cộng để phản bác.

    Sau khi trình chiếu trước sau cả sáu cuộc đối luận trên, chúng tôi ghi nhận những phản hồi (comments)) trái chiều nhau của khán giả trong và ngoài nước.

1.- Đối với chủ đề trình chiếu trên Đài truyền hình thứ nhất đưa lên youtub, số người phản hồi tán đồng ca ngợi tôi cũng nhiều. Nhưng số người phản hồi bài bác, chống đối vị luật sư trẻ còn nhiều và mãnh liệt hơn, thể hiện qua ngôn từ đôi khi có tính nhục mạ thậm từ hay truy chụp là “Việt gian, tay sai cộng sản” cho thấy một cường độ “căm thù cộng sản” như trút lên đầu vị luật sư trẻ này.

2.-Đối với chủ đề trình chiếu trên Đài truyền hình thứ hai đưa lên youtub, số người phản hồi tán đồng,ca ngợi vị luật sư trẻ hết lời, với số lượng lên đến hàng chục ngàn người; so với số lượng chỉ hàng ngàn người tán đồng, ca ngợi tôi trên youtup ở Đài truyền hình thứ nhất.Trong khi số người bài bác, miệt thị, chê bai tôi còn nhiều hơn cũng lên đến cả chục ngàn phản hồi.

     Điều không bình thường là đọc liên tục nhiều ý kiến phản hồi chỉ thấy tán đồng, ca ngợi vị luật sư trẻ, tôi không đọc được ý kiến phản hồi nào tán đồng ca ngợi tôi cả. Tôi có hỏi người điều hành Đài truyền hình thứ hai cũng là bạn của chúng tôi về sự không bình thường này. Sau khi coi lại anh cũng thấy như vậy và hứa sẽ kiểm tra lại trả lời tôi sau. Đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời về sự không bình thường này.

     Nhưng tôi có thể tìm được câu trả lời ngắn gọn là vì mặc dầu thâu hình ở một  đài truyền hình ở Houston, nhưng lại được chiếu trên một đài truyền hình ở nơi khác có chủ đích và khuynh hướng “thân công” như nhiều người cho tôi biết, nên đài này chỉ gữ lại những phản hồi có lợi theo chủ đích. Vì vậy mới có  số lượng tham gia đông đảo của hàng chục ngàn “dư luận viên” (chúng tôi gọi là “Đặc tình truyền thông”), Hệ quả tất nhiên hầu hết phải ca ngợi vị luật sư trẻ vì đã thay họ nói lên những quan điểm, lập luận của “Đảng và nhà nước ta”. Đồng thời cắt bỏ những phản hồi bất lợi và chỉ giữ lại những phản hồi có lợi cho “chế độ ta” mà thôi.

3.-Qua những ý kiến phản hồi sau 6 cuộc đối luận trên cho thấy thực tế đã có một “hội chứng căm thù” xuất phát từ cuộc chiến và sau cuộc chiến Việt Nam trong cả hai bên nội thù tham chiến (Việt quốc và Việt cộng), được thể hiện qua cung cách, ngôn từ, thái độ,cường độ đối đáp nhau. Mặc dầu cuộc chiến chấm dứt đã 44 năm rồi (1975-2019), cường độ căm thù có giảm, nhưng vẫn tồn tại “hội chứng căm thù” trong lòng một số người ở cả hai bên “Thắng cuộc” (Việt cộng) cũng như “thua cuộc” (Việt quốc). Nhưng theo nhận định của chúng tôi, sự thể hiện “hội chứng căm thù” này có sự khác biệt giữa hai bên Việt quốc và Việt cộng. Vì sự hình thành “hội chứng căm thù” ở mỗi bên trong cuộc chiến và sau cuộc chiến có khác nhau.

 4.- Sự hình thành “Hội chứng căm thù từ cuộc chiến đối với bên Việt cộng, trước hết là do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt khi phát động chiến tranh cướp chính quyền quốc gia Nam Việt, đã thực hiện chủ trương chính sách giáo dục tuyên truyền trong cán bộ đảng viên về lòng căm thù giai cấp theo chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời giáo dục tuyên truyền trong nhân dân về lòng căm thù giặc ngoại xâm (Đế quốc Mỹ) bằng chủ nghĩa yêu nước. Tất cả nhằm trang bị lòng “căm thù giặc sâu sắc” làm động lực tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng Miền Nam” thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính động lực này đã nâng cao tình thần chiến đấu và các hành động kiên quyết tiêu diệt quân thù,dù bạo tàn cách mấy (theo phương châm cộng sản “cứu cánh biện minh cho hành động”).

     Vì vậy, trong chiến tranh bên Việt cộng đã tung ra các hoạt động khủng bố như đặt chất nổ ở nhiều nơi, pháo kích hàng đêm vào các thành phố Miền nam,giết hại nhiều người dân vô tội, gây ra biết bao tội ác chiến tranh, mà đỉnh cao là cuộc tàn sát hàng ngàn người dân vô tội chôn trong những ngôi mộ tập thể ở Huế trong cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố Miền Nam Tết Mậu Thân 1968.

5.- Đối với bên Việt quốc, trong chiến tranh, “hội chứng căm thù” hình thành do chính những hành động tàn ác của bên Việt cộng như vừa nêu. Chứ không phải như ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài mới đây phát biểu nhân kỷ niệm 15 năm thực hiện Nghị quyết 36 củ đảng CSVN. Rằng “Vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, thì lại chưa hòa giải được với nhau?” .

     Nhưng dẫu sao, “Hội chứng căm thù” chỉ là động lực phụ. Vì động lực chính để chiến đấu của bên Việt quốc không phải là lòng căm thù, mà là lý tưởng tự do dân chủ và trách nhiệm với tiền nhân, phải bảo vệ phần đất còn lại của quốc gia Việt Nam. Đó là nội dung “Chính nghĩa quốc gia” cần chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của cộng sản Bắc Việt. Một cuộc chiến được phát động và tiến hành hành với mục đích đưa toàn cõi Việt Nam vào vòng cương tỏa của cộng sản quốc tế; biến cả nước trở thành  một thuộc địa kiểu mới của hai tân đế quốc cộng sản Nga-Tàu.

     Thế nhưng vì bên Việt quốc quá yếu kém về lãnh đạo chính quyền, không làm sáng tỏ được “chính nghĩa quốc gia, dân tộc, dân chủ” đã bị ngoại bang lũng đoạn, mất chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho bên Việt cộng “lộng giả thành chân” (ngụy dân tộc), giật mất chính nghĩa quốc gia dân tộc của chính quyền chính thống quốc gia VNCH ở Miến Nam Việt Nam. Hệ quả là Việt quốc ở thế bị động, bị buộc là “Bên thua cuộc” khi các cường quốc có nhu cầu cần chấm dứt chiến tranh Việt Nam nói riêng và các cuộc chiến tranh cục bộ khác ở các nước nghèo đói nói chung, để đi  vào một thế chiến lược quốc tế mới (Chiến lược toàn cầu mới) hậu “Chiến tranh lạnh” hay “Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

6.- Chính vì bị buộc làm “Bên thua cuộc” khi cuộc chiến kết thúc không bình thường, phi lý, bất công khiến bên Việt quốc phẫn nộ làm gia tăng cường đô “Hội chứng căm thù” sau chiến tranh. Cường độ còn gia tăng hơn nữa do các chủ trương chính sách khắc nghiệt của “Bên thắng cuộc” đối với “Bên thua cuộc”. Như bắt hàng trăm ngàn sĩ quan và lãnh đạo chính quyền các cấp đi tù cải tạo nhiều năm, gây khốn đốn cho vợ con gia đình họ. Đồng thời, các biện pháp an ninh kìm kẹp và việc thực hiện những chủ trương chính sách kinh tế mới hà khắc đã gây khổ lụy cho người dân Miền nam vốn  từng sống ổn định, ấm no dưới chế độ cũ. Những người chống đối chế độ bị “Bên thắng cuộc” trấn áp khốc liệt bằng nhà tù, pháp trường…

     Tất cả đã đưa cường độ “Hội chứng căm thù” đạt tới đỉnh cao trở thành mãn tính trong một số người Việt quốc gia đến nỗi mỗi khi có mâu thuẫn bất đồng về phương thức, quan điểm chống cộng, người ta đã chút “căm thù Việt cộng” lên đầu nhau. Chính “Hội chứng căm thù” này đã gây tác hại nhiều mặt cho công cuộc chống cộng vì dân chủ của người Việt quốc gia. Đồng thời “Hội chứng căm thù” ở cả hai bên Quốc-Cộng đã tác hại  trên con người, xã hội và tình tự dân tộc Việt Nam, đã lý giải cho điều mà Ông Nguyễn Đình Bin tự hỏi “Vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta..., anh em một nhà “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, thì lại chưa hòa giải được với nhau?”.

Tựu chung, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 44 năm rồi. “Hội chứng căm thù” hình thành từ và sau cuộc chiến vẫn tồn tại, dủ cường độ có giảm dần theo thời gian. Câu hỏi được đặt ra là “Hội chứng căm thù” thể hiện giữa hai bên và trong nội bộ mỗi “Bên Thắng cuộc” (Việt cộng) cũng như “Bên thua cuộc” (Việt quốc) bao giờ mới chấm dứt đây? Câu trả lời xin dành cho mọi người Việt Nam ở cả hai “Bến thắng cuộc” cũng như “ Bên thua cuộc” trong cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” hôm qua. Nhưng chủ yếu và chủ động vẫn là bên Việt cộng, biết phải làm gì, cần làm gì để hóa giải “Hội chứng căm thù” này. Đó là, tự giác, chủ động dân chủ hóa đất nước.
    
    Vì ngày nào còn tồn tại “hội chứng căm thù” này trong lòng dân tộc, không thể đoàn kết thống nhất được toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước mau đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại; tạo thế lực bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc Việt Nam do tiền nhân tạo dựng và sẵn sàng đập tan mọi tham vọng xâm lược bất cứ từ đâu tới, trước mắt là kẻ thù Phương Bắc cận kề.

Thiện Ý
Houston, ngày 5-4-2019