Những
nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến Viêt nam.
Thiện Ý
Chiến
tranh Việt Nam
đã chấm dứt 44 năm tính đến ngày 30-4-2019 tới đây (1975-2019). Nhưng vẫn còn nhiều bất đồng giữa người Việt Nam
cũng như người ngoại quốc từng tham gia cuộc chiến trong việc định danh, định
hình, định tính, định lượng về cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh đã có
nhiều bài viết, cuốn sách, một số bộ phim tài liệu và các cuộc hội thảo chuyên
đề hàng năm về chiến tranh Việt Nam đó đây ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa thống nhất
quan niệm Chiến tranh Việt Nam thực chất là chiến tranh gì, do ý đồ của các bên
tham chiến khác nhau.
Trên lãnh vực phim ảnh, các nhà đạo diễn Hoa Kỳ đã giàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam, mặc dầu trên
danh nghĩa do tư nhân thực hiện, song thường là có chủ đích phục vụ cho các chính sách ngoại giao và mục tiêu
chiến lược từng giai đoạn của Hoa Kỳ. Những nhà làm phim lại thường dựa hầu hết trên tài liệu phim ảnh của phong trào “phản chiến Hoa Kỳ” và bên “Việt cộng” (được chọn là bên thắng cuộc) là một trong hai bên tham chiến là
người Việt Nam mang ý thức hệ cộng sản (communism)
thuộc phe xã hội chủ nghĩa do Nga-Tàu đứng đầu trong cuộc chiến tranh ý thức hệ
toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì vậy thường thiếu khách quan, sai sự thật,
không công bằng với bên tham chiến thứ hai là “Việt quốc” (bị buộc là bên
thua cuộc) cùng là người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia (Nationalism), có mâu thuẫn đối kháng
với ý thức hệ cộng sản (communism)
thuộc phe các nước tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Chẳng hạn điển hình có bốn Bộ phim tài liệu về chiến tranh
Việt Nam.Một
là bộ phim“Vietnam The Ten Thousand Day War” của Michael Maclear sản
xuất năm 1980 gồm 13 tập. Hai là bộ phim “Vietnam: A Television History” gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston sản xuất năm 1983. Ba là phim “The Last days in Vietnam” do đạo
diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.Bộ phim thứ tư mới nhất
“The Vietnam War” gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà
đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick, được
khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service).
Theo nhận định của chúng tôi, hai bộ phim đầu sản
xuất vào các năm 1980 và 1983 như có chủ đích biện minh cho việc Hoa Kỳ trực
tiếp tham chiến (1965-1973) là cần thiết, chính đáng, phù hợp với quyền lợi
quốc gia Hoa Kỳ. Đồng thời, việc rút chân ra khỏi cuộc chiến (1973) đưa chiến
tranh Việt Nam đi đến kết thúc là chính phủ Hoa Kỳ đã làm theo đòi hỏi của nhân
dân thể hiện qua cao trào “phản chiến” lan rộng khắp nước Mỹ.
Còn hai bộ phim sau sản xuất vào các năm 2014 và 2017 được hiểu như là cách
biện minh cho việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ với chế độ cộng sản
Việt Nam năm 1995, vốn là đối phương trong cuộc chiến trở thành đối tác chính
danh sau 20 năm chấm dứt cuộc chiến, cũng là cần thiết, chính đáng, có lợi cho
quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ.
Chính
vì vậy mà các bộ phim nói trên đã từng gây phẫn nộ đối với những người Việt Nam mang ý thức hệ quốc gia, phần
đông sống ở Miền Nam Việt Nam và từng tham gia một bên trong cuộc chiến Việt Nam,
với chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (gọi chung là bên Việt Quốc).Vì nội dung các bộ phim trên đều
thiếu khách quan, sai sự thật, không thể hiện được thực chất chiến tranh Việt
Nam một cách trung thực, công bằng cho các bên tham chiến, giúp người xem phim
phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là ngụy nghĩa trong cuộc chiến Việt Nam.
Chính vì
vậy mà từ lâu đã có những nỗ lực đòi trả lại sự thật lịch sử cho cuộc chiến
Việt Nam,
của cá nhân cũng như tập thể về phía những người Việt quốc gia. Tất cả cho rằng
phía những người Việt Nam cộng sản (gọi
tắt:Việt cộng) đã cố tình bóp méo lịch sử về cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để ngụy biện cho việc họ chủ
động thực hiện cuộc chiến tranh “cốt
nhục tương tàn” này, là vì ‘độc lập
dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam”. Trong khi sự thật lịch
sử là Việt cộng đã “ngụy dân tộc”
trước (trong kháng chiến chống Pháp
1945-1954) cũng như trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) để đánh tráo lịch sử giữa “chính nghĩa dân tộc” (Việt
quốc) và “ngụy nghĩa dân tộc” (Việt cộng). Nói cách khác Việt cộng đã “ngụy dân tộc”, dùng chủ nghĩa yêu nước (chống ngoại xâm) để “cướp
chính quyền” thực hiện chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản).
Vì vậy, điển hình cho những nỗ lực trả lại sự thật
lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam mới nhất nhưng chưa phải là cuối cùng, là nỗ lực của một cá nhân và của một tập thể. Chúng
tôi muốn nói đến cá nhân anh Alex Thái Đ. Võ, tác giả dự án Lịch sử truyền khẩu
và một tập thể đang thực hiện một phim tài liệu phản bác những sai lầm của bộ
phim nhiều tập The Vietnam war của hai đạo diễn người Hoa Kỳ Ken Burn và Lynn
Novick.
1.- Cá nhân Alex Thái Đ. Võ với dự án Lịch sử
truyền khẩu.
Theo tin Đài VOA mới đây, Alex Thái Đ. Võ là một
nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại đại học Cornell, Hoa Kỳ, thuộc thế hệ trẻ. Anh vừa
hoàn tất bộ phim lịch sử nhan đề Con
người và Lịch sử và vừa được ra mắt tại trường ĐH George Mason, Virginia hôm 02/03 vừa
qua. Bộ phim có thời lượng 17 tiếng,
được chia làm 15 phần, nằm trong một dự án nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt
Nam theo thể thức truyền khẩu.Là một dự án học thuật phi lợi nhuận, phải mất
sáu năm ròng rã kể từ 2012 thì tác giả Alex Thái mới hoàn thành bộ phim và cho
ra mắt khán giả.
Chiếm trọn toàn bộ thời lượng của bộ phim là lời
của cựu đại sứ Bùi Diễm, kể về những điều mà ông đã “mắt thấy, tai nghe” trong suốt hàng chục năm hoạt động trong ngành
ngoại giao, cũng như chính giới của VNCH, giữ các chức vụ như Tổng trưởng Phủ
Thủ Tướng, Uỷ viên Ngoại giao, và Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Trả lời phỏng vấn của
VOA, cựu đại sứ Bùi Diễm nói “Sự thực thì
không có cao vọng gì về việc làm lịch sử hay viết lịch sử, chỉ là một cái mong
muốn trung thực muốn góp phần vào để cho mọi người hiểu rõ hơn về những cái
khía cạnh phức tạp của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đặc biệt là sự can thiệp
của người Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam.”
Như nhiều
người đã biết, bản thân cựu Đại sứ Bùi Diễm đã từng viết nhiều tác phẩm bằng cả
tiếng Anh lẫn tiếng Việt nói về cuộc chiến Việt Nam
(như Việt Nam trong Gọng kìm lịch sử…).
Ông cho biết vẫn muốn tham gia dự án này bởi tự thấy mình có một sứ mệnh phản
bác lại những thông tin lịch sử sai lệch về miền Nam Việt Nam cũng như sự can
dự của Mỹ. Ông nói “Là một người Việt nam
đã có bổn phận đối với đất nước Việt Nam và đồng thời cũng đã có dịp tham gia
vào những cuộc hội đàm giữa Mỹ và Việt Nam, tôi có bổn phận phải nói lên những điều mà tôi đã biết, mắt thấy tai
nghe.”
Trả lời phỏng vấn
anh Alex Thái Đ. Võ nói “Khi mà mình gặp
cựu đại sứ Bùi Diễm thì ông đã 90 tuổi rồi, thì mình cũng không biết ông sẽ còn
với mình được bao lâu nữa mà mình là người học sử thì mình hiểu được rằng những
cái người này mà không còn nữa thì lịch sử nhiều khi nó cũng sẽ đi chung với họ
luôn. Vậy nên mình nghĩ là cần phải tận dụng thời gian để giữ lại những lịch sử
đó cho chính bản thân mình, và tương lai con em của mình.”. Vì thế tác giả
dự án Lịch sử truyền khẩu tâm sự “Khó
khăn lớn nhất là ở việc đi lại đường xa, cựu đại sứ ở Washington D.C còn mình ở
New York, và mỗi lần phỏng vấn như vậy, vì để tiết kiệm tiền, mình phải lái xe
đi xuống, ở khoảng chừng hai ngày, phỏng vấn. Vì cụ cũng lớn tuổi rồi nên cứ
phải vừa làm vừa nghỉ, rồi lại phải trở lại New York, mấy tháng sau mới xuống lại”….
Một người tham dự
buổi chiếu ra mắt bộ phim lịch sử nhan
đề Con người và Lịch sử, Chị Phạm Bích Hà, ở Virginia nói với phóng viên,
rằng “Đối với tôi thì nó quan trọng bởi
vì nếu mình không làm những điều này, mình không nói thì mười năm, hai mươi năm
hay năm mươi năm nữa con cháu của chúng ta sẽ không biết được cái nguồn gốc của
chúng ta, vì cái lịch sử một chiều ở Việt Nam hiện giờ, thì tất cả những cái gì đã xảy ra với VNCH sẽ bị quên lãng.”
Còn với Alex Thai Đ Võ tác giả dự án lịch sử
truyền khẩu, mặc dầu nỗ lực rất lớn khi một mình thực hiện bô phim lịch sử dài
như thế, song trong cuộc phỏng vấn khiêm
tốn nói là anh không có tham vọng bao quát hết lịch sử của cuộc chiến Việt Nam;
hay đưa ra bất kì kết luận về sự kiện lịch sử nào. Tác giả của dự án chỉ mong
muốn, thông qua lời kể của những nhân chứng sống, có thể phần nào vẽ nên bức
tranh miền Nam Việt Nam để người xem hiểu rõ hơn về cuộc chiến giữa hai miền
Nam Bắc. Anh sẽ tiếp tục việc làm như tế sau này.
2.- Tập
thể với nỗ lực thực hiện phim tài liệu phản bác những ai lầm trong bộ phim The
Vietnam War.
Tập thể điển hình tại Houston, Tiểu bang Texas mới
đây đã hình thành một Ban tổ chức gây quỹ hổ trợ cho một đạo diễn vốn là cựu
chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam để thực hiện một cuốn phim phản bác lại
những sai lầm, thiếu khách quan, bóp méo lịch sử, xúc phạm nặng nề đến chính
nghĩa, tinh thần đấu tranh vì đất nước, vì dân tộc, cho độc lập quốc gia, lý
tưởng tự do, dân chủ của quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc
chiến Việt Nam hôm qua.
Ban tổ chức bao gôm các đoàn thể tôn giáo, chính
trị, xã hội đã phát động cao trào yểm trợ tài chánh từ hơn một tháng qua, để
thực hiện cuốn phim nhan đề tiếng anh “The
Vietnam War Though Our Eyes” (Chiến
tranh Việ Nam
qua cái nhìn của chúng tôi) do đạo diễn
Fred Koster.
thực hiện. Cuốn phim không dài, dự trù khoảng 1 giờ 30 phút, chi phi khiêm tốn
dự trù khoảng 250 ngàn dollar, thực hiện trong khoảng một năm; hiển nhiên là
không thể so với bộ phim dài nhiều tập “The Vietnam War” dài nhiều tập, tới
18 tiếng, chi phí tới 30 triệu dolar, thực hiện trong 10 năm. Thế nhưng, đây là
cuốn phim thứ hai về cuộc chiến Việt Nam, sau cuốn phim “Ride The Thundre” do đạo diễn Fred Koster và có sự cộng tác của nữ tài tử Kiều
Chinh trong vai trò người đồng xản xuất. Thực hiện trong năm 2014 với kinh phí
khoảng một triệu dollar, được chiếu ra
mắt ngày 28-3-2015 sau đó được trình chiếu rộng rãi tại nhiều rạp khắp nước Mỹ
và trên mạng internet. Tất cả nỗ lực này của đạo
diễn, nhà sản xuất và hậu thuẫn của quần chúng mọi giới Việt Nam, dù khiêm tốn,
nhưng ít nhiều đã góp phần cùng những nỗ lực của mọi cá nhân và tập thể người
Việt Nam không cộng sản khác để “góp gió
thành bão” phản bác lại những sai lầm, bất công do các bộ phim của các đạo
diễn Hoa Kỳ gây ra. Và có thêm tư liệu cho các nhà viết sử chân chính sau này
đối chiếu để viết đúng sự thật lịch sử về cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng
tại Việt Nam
(1954-1975).
Về phần mình, người viết cũng đã có nhiều bài
viết và một cuốn sách(1)góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử của cuộc chiến
tranh Việt Nam.
Trong số này đã có ba bài viết được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này ngay
sau khi bộ phim nhiều tập “The Vietnam
War” của hai nhà đạo diễn Kenn
Burnes và Lynn Novick được khởi chiếu hôm 17-9-2017. Đó là các bài: The Vietnam
War là chiến tranh gì? – The Vietnam War là chiến tranh của ai, do ai và vì ai?
– Và “The Vietnam War ai thắng ai? (2)
Thiện
Ý
* Ghi chú:
(1) Sách “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế
Mới”. Ấn hành lần đầu tại Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 2005. Xin vào:
luatkhoavietnam.com Mục Diễn Đàn, Tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm” để đọc và tiểu
mục “ Phỏng vấn- Thuyết trình” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý tháng
5-1995 khi phát hành và ra mắt sách tại
Houston, Texas, Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.