Thursday, August 27, 2020

ĐI TÌM MỘT NỀN TẢNG TRIẾT LÝ, CHÍNH TRỊ CHO HIẾN PHÁP DÂN CHỦ VIỆT NAM HẬU CỘNG SẢN.

 

ĐI TÌM MỘT NỀN TẢNG TRIẾT LÝ, CHÍNH TRỊ CHO HIẾN PHÁP DÂN CHỦ VIỆT NAM HẬU CỘNG SẢN.

 

Thiện Ý

 

Trong chương trình thứ 89 vừa qua , chúng tôi đã trình bày chủ đề “Chính trị và đạo đức chính trị trong chế độ dân chủ pháp trị có khác chế độ độc tài toàn trị”. Trong chương trình phát hình lần thứ 90 vào ngày Thứ tư 26-8-2020 hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày chủ đề “Đi tìm một nền tảng triết lý, chính trị cho Hiến pháp Việt Nam dân chủ hậu độc tài cộng sản”.Chúng tôi lần lượt trình bày:

   -Vì sao cần đi tìm một nền tảng triết lý, chính trị cho Hiến pháp dân chủ Việt Nam hậu độc tài cộng sản”.

   -Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, chúng ta đã rút được bài học kinh ngiệm gì về lập hiến?

 

I/-Vì sao cần đi tìm một nền tảng triết lý, chính trị cho Hiến pháp dân chủ Việt Nam hậu cộng sản”?

   

Theo nhận thức của chúng tôi, câu trả lời căn cứ trên hai bình diện pháp lý (hay lý luận) và nhu cầu thực tế của Việt Nam.

 

1.-  Trên bình diện pháp lý.

     Trên bình diện pháp lý, Hiến pháp là văn kiện pháp lý căn bản làm nền tảng thiết định chế độ chính trị của một quốc gia.Trong tiến trình hình thành các tổ chức xã hội loài người, cho đến lúc này, quốc gia là hình thái tổ chức xã hội sau cùng.Mỗi quốc gia đều có một bản hiến pháp thành văn hay bất thành văn (hiến pháp tập quán hay tục lệ). Hiến pháp nào cũng được hình thành trên nền tảng triết lý nào đó (Duy tâm hay duy vật), với chủ thuyết hay chủ nghĩa chính trị thoát thai từ nền tảng triết lý được các nhà lập hiến lựa chọn.

Chẳng hạn, Hiến pháp hiện hành Việt Nam (2013) hình thành trên nền tảng triết lý duy vật biện chứng (Dialectic materialism) và chủ nghĩa cộng sản (communism) hay chủ nghĩa xã hội (socialism) là giai đọạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.Đó là một Hiến pháp của chế độ độc tài toàn trị, độc đảng. Trong quá khứ thời chiến tranh quốc-cộng tại Miền Nam Việt Nam (1954-1975), có hai bản Hiến pháp Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, đều xây dựng trên nền tảng triết học duy tâm, với chủ thuyết (hay chủ nghĩa) chính trị tự do dân chủ hữu thần,  đối kháng chủ thuyết (hay chủ nghĩa) cộng sản vô thần ở Miền Bắc.

 

Trong tương lai, Việt Nam đang trên quá trình chuyển thể qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Hiến pháp chế độ chính trị tương lai này,  chắc chắn phải thiết định trên nền tảng triết lý, chính trị khác với nền tảng triết lý (duy vật) chính trị (chủ nghĩa xã hội hay cộng sản vô thần) hiện nay. Vì vậy các nhà lập hiến Việt Nam tương lai cần đi tìm và lựa chọn một nền tảng triết lý, chính trị nào thích dụng với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng ý nguyện của toàn thể quốc dân Việt Nam, để soạn thảo Hiến pháp Việt Nam dân chủ, hậu độc tài toàn trị CS.

 

2.- Trên bình diện thực tế.

     Việt Nam có nhu cầu thực tế, trong tương lai sớm muộn phải hình thành một bản Hiến pháp chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thay thế cho Hiến pháp chế độ độc tài toàn trị, độc đảng hiện nay.Vì đó là chiều hướng phát triển tất yếu của lịch sử và thực tiễn Việt nam; phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa hay là chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến tranh lạnh của các cường quốc cực; với hai nội dung chủ yếu: Thị trường tự do hóa tòan cầu về kinh tế, dân chủ hóa toàn cầu các kiểu chế độ độc tài về chính trị, trong đó có kiểu độc tài CS tại Việt Nam.

     Thật vậy, qua diễn biến tình hình quốc tế và Việt Nam, thực tế đã cho mọi người thấy rằng:

     (1)- Sau khi chế độ Cộng Sản Liên Xô sụp đổ và tự chuyển thể, kéo theo sự  tự chuyển thể của các nước Cộng Sản Ðông Âu, cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu gay gắt giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa diễn ra trong nhiều thập niên trước đó (1945-1991), dưới hai hình thái Chiến Tranh Lạnh giữa các nước giàu và Chiến Tranh Nóng nơi các nước nghèo, đến nay coi như chấm dứt đã 29 năm rồi (1991-2020). Lịch sử thế giới đã sang trang, bước vào thời kỳ hợp tác và cạnh tranh trên thị trường trong hoà bình, giữa các nước giàu với nhau, giữa các nước nghèo với nhau và giữa các nước giàu với các nước nghèo. Tất cả quan hệ đa phương cũng như song này, dựa trên căn bản các bên đều cùng có lợi ít nhiều, theo chiều hướng giúp nhau cùng hưởng lợi và tiến bộ.

Tất cả các nước giàu và nghèo, tựa hồ như đã và đang có nỗ lực chung thiết lập một nền ‘Trật tự kinh tế quốc tế mới’ hay là một ‘Hệ thống kinh tế thế giới mới’ mang tính toàn cầu, đa phương và đa diện. Nền trật tự quốc tế mới mang tính toàn cầu và đa phương, đa diện ấy (Chủ yếu là diện kinh tế và, chính trị đang được toàn cầu hoá...) được thiết lập trên một nền tảng chung nhân bản, trong đó tự do, dân chủ và nhân quyền được thừa nhận như là yếu tính của một Hiến Pháp Quốc Tế bất thành văn; mặc nhiên có tính cưỡng hành trên mọi quốc gia và có thể bị chế tài với bất cứ nhà cầm quyền nào, cá nhân cũng như tập đoàn thống trị nào có hành động vi phạm.

       

   2)- Việt Nam, một quốc gia thành viên của cộng đồng quốc tế, với những biến chuyển tình hình quốc tế và trong nước nhiều thập niên qua, kể từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc không bình thường vào ngày 30-4-1975; đã cho thấy cuộc chiến giữa hai phe (XHCN và TBCN) với bốn bên (2 bên ngoại và 2 bên nội chiến) kết thúc như thế không phải là thắng lợi của phe này với phe kia, mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến tranh Lạnh (The Cold War) của cá cường quốc cực mà thôi.Và vì vậy,  Việt Nam dù muốn dù không cũng đã và đang đi vào nền trật tự kính tế quốc tế mới hay thế Chiến lược toàn cầu mới này.

 

Hiện nay, một thiểu số những người lãnh đạo đảng CSVN đang nắm quyền, dù ngoan cố cách mấy cũng không thể cưỡng lại chiều hướng mới của thế giới không thể đảo ngược. Vì đó là xu thế thời đại, là chiều hướng phát triển tất yếu của lịch sử và thực tiễn Việt Nam, trong Thiên Niên Kỷ mới, đáp ứng đúng ý nguyện của tuyệt đại đa số quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt nam) trong cũng như ngoài nước.

 

     Vì vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta, những quốc dân Việt Nam không trong cũng như ngoài nước, cần làm gì để góp phần kiến tạo một tương lai tươi sáng cho con người và đất nước Việt Nam, trong nền ‘Trật tự kinh tế quốc tế mới” hay ‘Chiến lược toàn cầu mới’ vốn có nhiều thuận lợì. Theo thiển ý chúng tôi, mỗi người Việt Nam, tùy khả năng, hoàn cảnh, đều có thể đóng góp ít nhiều vào công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho việc hội nhập vào nền Trật Tự Thế Giới Mới này. Một nền trật tự mà chúng tôi tin một cách có cơ sở, rằng có nhiều thuận lợi cho các dân tộc và các quốc gia nghèo yếu như Việt Nam hiện nay.

 

Thiện Ý

Houston, ngày 26-8-2020

 

** Xin mời Bạn đọc lên YouTub, search: “Diễn đàn Thiện Ý” hay lên Facebook search “Thiện Ý Nguyễn” để nghe  nhìn tác giả trình bày.

 

Tuesday, August 25, 2020

Chính trị và đạo đức chính trị có khác giữa dân chủ pháp trị và độc tài toàn trị?

Chính trị và đạo đức chính trị có khác giữa dân chủ pháp trị và độc tài toàn trị?

Thiện Ý

Có quan niệm cho rằng chính trị và đạo đức  là hai phạm trù khó có sự dung hợp, “chính trị đi vào thì đạo đức đi ra”. Vì nói đến chính trị là người ta hay nghĩ đến các thủ đoạn, âm mưu, hành động giành chính quyền và hành xử quyền cai trị bằng mọi cách, dù gian manh, tàn ác, vô đạo đức, bất nhân, bất nghĩa để thực hiện những chủ trương chính sách cai trị nhằm thành đạt mục tiêu chủ quan, vị kỷ của cá nhân hay tập đoàn cai trị.

Nói cách khác, người làm chính trị hay đảng cầm quyền có thể vận dụng mọi phương cách dù gian trá, bất chính, vô nhân đạo, phản đạo đức, vô luân để đạt mục tiêu cá nhân hay tập thể.

Để thấy giá trị cao đẹp của chính trị, cần làm rõ mối tương quan nhân quả về ý nghĩa và thực hành chính trị và đạo đức chính trị.

1.-Ý nghĩa từ ngữ Chính trị và đạo đức chính trị.

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố mang tính nhân cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy phạm chuẩn mực của cộng đồng và xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo là con đường, đức là phẩm tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức chính trị là cá nhân hay chính đảng đã kết hợp hài hòa và thể hiện đạo đức trong sinh hoạt chính trị của quốc gia, đem lại lợi ích toàn diện cho đất nước, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân.

2.- Vì sao có quan niệm tiêu cực “chính trị  đi vào thì đạo đức đi ra”?

Quan niệm này có thể phản ánh phần nào sinh hoạt chính trị thực tế, nhưng chỉ đúng về mặt tiêu cực của chính trị, mà không đúng về mặt tích cực. Chính mặt tích cực  của chính trị mới phản ánh trung thực nội dung và ý nghĩa cao đẹp của chính trị, phù hợp với tính nhân đạo, đạo đức con người và xã hội.

Theo đó từ ngữ chính trị bao hàm hai yếu tố căn bản:Chính quyền và cai trị. Chính quyền bao gồm cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành guồng máy công quyền quốc gia, để thực hiện các chính sách cai trị đất nước sao cho có hiệu quả thực tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi tầng lớp nhân dân được sống trong độc lập, tự do, an bình, ấm no và hạnh phúc…

3.- Ý nghĩa tích cực của mối tương quan giữa chính trị và đạo đức chính trị.

Một chính đảng, muốn nắm được chính quyền theo vương đạo, phải chứng tỏ trước nhân dân là một đảng chân chính, đoàn kết, vững mạnh về tổ chức, đưa ra được các chủ trương, chính sách ích quốc, lợi dân có tính thuyết phục và khả thi. Người làm chính trị chuyên nghiệp, muốn nắm được chính quyền, trước hết phải chứng tỏ tài năng, phẩm chất đạo đức cá nhân trước chính đảng của mình để được đề cử (nếu muốn nắm chính quyền thông qua chính đảng), hay trước nhân dân (nếu muốn nắm chính quyền với tư cách cá nhân).

Như vậy, chính trị và đạo đức dù ở hai phạm trù vẫn có sự dung hợp và là một sự kết hợp hữu cơ phải có, theo ý nghĩa chính danh, cao đẹp, vị tha của từ ngữ chính trị. Chẳng qua, quan niệm cho rằng giữa chính trị và đạo đức không thể dung hợp, xuất phát từ những biểu hiện tiêu cực của các hoạt động chính trị thực tiễn của các chính đảng và các chính trị gia bất chính, bất lương. Họ đã làm chính trị theo trường phái bá đạo, chỉ vì trục lợi cá nhân hay chính đảng của mình. Thế nhưng, thực tế với các biểu hiện tích cực của các chính đảng và các chính trị gia chân chính, lương hảo, đã xác tín nội dung và ý nghĩa cao đẹp của từ chính trị. Đồng thời cũng chính thực tế thể hiện mặt tiêu cực của các chính đảng và các chính trị gia bất chính, bất lương, vô đạo đức, chuyên dùng các thủ đoạn chính trị lưu manh, gian trá lừa bịp nhân dân, để tranh danh, đoạt lợi cho cá nhân, gia đình và cho chính đảng của mình. Chính những biểu hiện tiêu cực này, đã làm mất niềm tin của nhân dân, khiến chính trị bị biến tính, biến dạng và bị coi là trái đạo đức, vô nhân đạo.

Vì vậy, dưới mắt quần chúng và công luận xã hội, đạo đức chính trị đã là chuẩn mực để người dân xét định, tín nhiệm, tuyển chọn, đánh giá các chính đảng và các chính trị gia chuyên nghiệp. Trên thực tế, quần chúng và công luận luôn giữ vững các chuẩn mực này và không bỏ qua những vi phạm chuẩn mực đạo đức đối với các chính đảng hay các chính trị gia tham chính.

4.- Có sự khác biệt giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài về chính trị và đạo đức chính trị.

Trên thực thế cho thấy ý nghĩa tích cực, cao đẹp của chính trị thường thể hiện mức độ cao trong các chế độ chính trị “dân chủ pháp trị”. Trong khi ý nghĩa tiêu cực xấu xa của chính trị thường thể hiện cao trong các “chế độ độc tài” các kiểu (quân chủ chuyên chế, tôn giáo chuyên chế, độc tài quân phiệt, Phát-xít, cộng sản chuyên chính hay độc tài toàn trị…). Thực tế ai cũng có thể thấy rõ sự khác biệt vế ý nghĩa chính trị tốt hay xấu ít, nghiều nơi các nước theo chế độ dân chủ và các nước theo chế độ độc tài các kiểu.

Tại các nước dân chủ, tiêu biểu như Hoa Kỳ, quý độc giả quan tâm đều biết qua các cuộc tranh cử vào các chức vụ dân cử hay công cử, tiêu chuẩn đạo đức cá nhân chính trị gia là một tiêu chuẩn hàng đầu gắn liền với tài năng các ứng viên độc lập cũng như do chính đảng đưa ra. Trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ dân cử các cấp liên bang hay tiểu bang và địa phương nói chung, một số ứng viên đã phải bỏ cuộc sau khi công bố ý định ra tranh cử hay mới bước vào tranh cử một thời gian, do bị cử tri hay truyền thông báo chí đưa ra trước công luận những vi phạm đạo đức cá nhân. Thông thường, các ứng viên biết tự trọng phải bỏ cuộc, vì những vi phạm pháp luật liên quan đến ái tình bất chính (vi phạm luật hôn nhân gia đình) hay thiếu thuế,gian lận thuế…Vì đã thể hiện một phẩm chất thiếu trung thực, bất xứng với nhân cách một người đại diện làm việc cho dân cho nước, hưởng lương bổng bằng tiền thuế của dân.

Vì vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2016-2020, cũng như trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệp kỳ 2020-2024 vào ngày 3-11-2020 tới đây, những người chống ứng cử viên Tổng thống Donald Trump đã cố đưa ra những những yếu điểm về nhân cách đạo đức,quan hệ bừa bãi trong đời thường của ông Trump với phụ nữ và cố buộc ông phải công khai hồ sơ khai thuế. Nhưng rốt cuộc ứng cử viên Trump đã không hề hấn gì, phải chăng đã không có bằng chứng xác thực nào, là ông đã vi phạm luật hôn nhân gia đình một vợ một chồng mà vợ ông bà Melania Knavs Trump cũng đã biết rõ thực chất các vụ tố cáo này là vì động cơ chính trị. Đồng thời ứng viên Tổng thống Donal Trump có lẽ cũng không vi phạm gì Luật thuế vụ, nên mới đã được ứng cử và đã đắc cử nhiệm kỳ vừa qua (2016-2020).Vì việc không công công bố hồ sơ khai thuế của một ứng cử viên Luật ứng cử và bầu cử tại Hoa Kỳ không bắt buộc, là quyền của họ.Vì thế ứng viên Tổng thống Donald Trump có quyền giữ kín hồ sơ khai thuế của mình vì lý do riệng. Nhưng không thề suy đoán chủ quan với ác ý như là có gian lận nên mới không công bố theo đòi hỏi của  phe đối lập. Những cử tri đã bỏ phiếu cho ứng viên Tổng thống Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ vừa qua, cũng như tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm ông tái cử trong nhiệm kỳ  4 năm tới (2020-2024) đều tin như vậy. Họ  cho mọi sự tố cáo của phe đối lập chỉ là thủ đoạn chính trị đen tối chống vị Tổng thống mà họ cho là một trong ba vị Tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.Thủ đoạn này dường như đang tái diễn. Vì tin giới truyền thông cho hay các công tố viên Tòa án Liên bang ở New York mới đây đã ra án lệnh buộc Tổng thống Donal Trump phải giao nạp hồ sơ khai thuế 8 năm trước khi làm Tổng Thống (2008-2016). Có người đặt vấn đề, giả như trước ngày bầu cử chính thức sẽ diễn ra vào ngày Thứ ba 3-11-2020 tới đây, Tòa án phát hiện có vi phạm Luật Thuê  nghiêm trọng, liệu Tổng thống Donal Trump tái tranh cử nhiệm kỳ II có bị ngăn trở gì không?.Tất nhiên là có gặp khó khăn, nhưng điều này khó xẩy ra. Vì Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra  phán quyết cho phép Tòa án được quyền xem xét hồ sơ thuế của Tổng Thống Donald Trump, nhưng dường như chỉ được công bố qua Quốc Hội sau ngày bầu cử Tổng thống vào ngày 3-11-2020 tới đây.Giả như  hồ sơ khai thuế trong 8 năm trước khi làm Tổng thống có vi phạm nghiêm trọng Luật Thuế, mà ứng viên Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ II, (2020-2024) thì việc xử lý chỉ diễn ra sau ngày hết nhiệm kỳ 2 vào năm 2024 do quyền đặc miễn tài phán dành cho một Tổng thống trong thời gian tại chức.

Sự thể này cho thấy, trong các cuộc bầu cử tranh cử tự do ở Hoa Kỳ, một nước có chế độ dân chủ pháp trị vững vàng, mẫu mực, mọi người dân đều có quyền bóc trần đời tư cá nhân của một ứng viên mà không sợ bị kết tội vi phạm đời tư cá nhân là như vậy.Vì đó là những khuôn mặt của công chúng (Public figuer).

Đối với các chức vụ công cử cũng vậy, ngoài tài năng, phẩm chất đạo đức của các ứng viên cũng được xét đến. Vì vậy những người được Tổng thống Donald Trump (cũng như các vị tiền nhiệm) sau khi đắc cử mời tham gia nội các hay các chức vụ công cử, mà luật buộc phải được sự chuẩn thuận của Quốc hội, để được xem xét nhiều mặt trong đó có phẩm chất đạo đức cá nhân.

Một điển hình dưới thời Tổng thống Barrack Obama nhiệm kỳ đầu (2008-2012), đã có ba nhân vật được ông đề cử vào các chức vụ công quyền.Nhưng hai trong ba vị này đã phải từ chối sự đề cử sau khi bị phanh phui thiếu thuế. Đó là cựu Thượng Nghị sĩ Tom Dashle, từng là lãnh tụ đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, tuyên bố không nhận chức Bộ trưởng Y tế đặc trách chương tình cải tổ y tế đầy tham vọng của Tổng thống Obama lúc đó. Vì ông đã quên trả tiền thuế $130,000. Khi loan báo quyết định rút lui, ông Dashle nói rằng “ông không thể nào thi hành công vụ với niềm tin không trọn vẹn của Quốc hội và người dân Mỹ”. Từ chối của ông Dashle được đưa ra chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bà Nancy Killefer, người được Tổng thống Obama để cử làm người quản trị ngân sách Tòa Bạch Ốc, (một chức vụ mới nhằm theo dõi sự chi tiêu tránh lãng phí của chính phủ), phải từ nhiệm cũng vì vướng mắc với tiền thiếu thuế trong quá khứ. Riêng ông Tim Geithner được đề cử giữ chức Bộ trưởng Tài chánh thì khỏi phải từ nhiệm, vì đã kịp sửa sai sự thiếu thuế. Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC, Tổng thống Obama lúc đó nói ông rất buồn, hối tiếc và có lỗi trong việc giải quyết vụ việc này. Ông nói: “Tôi nhìn nhận mình đã sơ suất, lầm lỗi này quan trọng cho cả nội các, vì chúng ta muốn gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ không có hai bộ luật riêng rẽ, một dành cho người có chức quyền, và một dành cho dân nghèo”.

Trong nhiệm kỳ 4 năm sắp qua của Tổng thống Donald Trump (2016-2020), nhiều viên chức  công cử đối nội (các Bộ trưởng..) hay ngoại giao (các Đại sứ..) mà luật buộc phải có sự thông qua của Quốc Hội, có người trong số họ đã bị bác vì năng lực, phẩm chất đạo đức chính trị không hội đủ.

Trong khi đó, trong các chế độ độc tài các kiểu, tiêu biểu như chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam thì sao?

Chẳng cần nói ra thì nhân dân Việt Nam ai cũng biết đạo đức chính trị là thứ yếu,có thể bỏ qua, nhân sự chỉ cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng CSVN sẽ được tuyển chọn vào các chức vụ dân cử hay công cử.

Theo Quyết định 1808/QĐ-BHXH năm 2017 thì 04 tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý nhà nước CHXHCNVN . Tiêu chuẩn hàng đầu làTrung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng…"; 3 tiêu chuẩn còn lại nói về nhân cách, phẩm chất đạo đức có vẻ tốt đẹp, nhưng chỉ là bình phong che đậy thực trạng.

Thực trạng là, khác với chế độc dân chủ pháp trị, các chức vụ dân cử hay công cử đều do sự chọn lựa duy nhất của đảng CSVN. Tiêu chuẩn hàng đầu để được lựa chọn không phải là nhân cách, tác phong và đời sống đạo đức mà là lòng trung thành được thể hiện trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước. Tiêu chuẩn tài năng cũng cần, nhưng chỉ là để làm tốt nhiệm vụ đảng giao phó, vì lợi ích trước hết của đảng sau mới đến lợi của quốc gia và nhân dân. Vì thế, trong các cuộc bầu cử, đảng CSVN chọn ứng cử viên để dân bầu. Các cử tri cũng được quyền phê phán có mức độ, nhưng nghiêm cấm bới móc đời tư cá nhân dù đó là sự thật, ảnh hưởng không tốt cho đảng. Truyền thông, báo chí thì nhà nước nắm độc quyền nên lý lịch các ứng cử viên đảng cho biết đến đâu thì dân biết đến đó. Tội trốn thuế chỉ áp dụng cho nhân dân, cũng như quan hệ bất chính dù vi phạm luật hôn nhân gia đình là không có hay có cũng không được áp dụng với các ứng cử viên được đảng chọn và các quan chức nhà nước cao cấp.

Lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh đã từng nói với cán bộ đảng viên CS, rằng mọi tội lỗi đều có thể tha được, trừ tội phản đảng. Thực tế sự áp dụng luật pháp cũng có mức độ khác nhau giữa lãnh đạo và cán bộ đảng viên cộng sản các cấp, với quần chúng nhân dân. Chẳng hạn để tạo ra hình tượng lãnh tụ CS Hồ Chí Minh như “Cha già dân tộc”, đã không lập gia đình, dồn hết tâm lực lo cho dân, cho nước. Nhưng nhiều tài liệu sau này cho thấy Ông Hồ đã giải quyết sinh lý với nhiều đàn bà con gái Tây, Tàu, Việt trong thời bôn ba ra nước ngoài “Tìm đường cứu nước” (1911-1930) thời kháng chiến chống Pháp (1930-1954) cũng như sau khi cướp được chính quyền nửa nước Miền Bắc (1954-1969).Vì muốn che dấu sự thật, những đứa con rơi của Ông Hồ đã mất nhiều quyền lợi chính trị kế thừa đảng truyền như Nguyễn Tất Trung. Nghe đâu sau khi sinh “con tư sinh” không được nhìn nhận này cho “Cụ Hồ” người mẹ xấu số thuộc dân tộc ít người Nông Thị Xuân, đã bị bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn làm nhục trước khi thủ tiêu bằng ngụy tạo một tai nạn xe tông chết tức tưởi. Một người con tư sinh khác của “Bác Hồ” là Nông Đức Mạnh, không rõ mẹ là ai, may mắn hơn đã được đảng ngầm chiếu cố “hạt giống cách mạng đỏ của Bác”, cho lên ngôi Tổng bí thư vài nhiệm kỳ và giờ đây đang sống vinh thân phì gia như một ông vua không khai; mà hình ảnh hoành tráng ở tư gia đã được phô diễn trên mạng truyền thông gây “phản cảm” trong công luận.

Ngoài lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh, hai lãnh tụ kế tục sự nghiệp cũng sống ngoài vòng pháp luật, được quyền vi phạm “đạo đức cách mạng” vì sự nghiệp đấu tranh của đảng, cũng cần giải tỏa “khí tồn tại não” như “Bác” để đầu óc sáng suốt “lãnh đạo nhân dân ta chống Mỹ cứu nước”. Đó là cố Tổng bí thư cộng đảng Việt Nam Lê Duẩn và cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Cả hai ông Tổng thời chiến tranh Quốc –Cộng, nằm gai nếm mật ở Miền Nam, dù đã có vợ con ở Miền Bắc, nhưng vẫn có con ngoại hôn ở Miền Nam. Nghe đâu các con của ông Tổng Lê Duẩn với bà Ba Vân, nguyên Tổng biên tâp báo Saigon giai phóng sau ngày 30-4-1975, bây giờ tất cả đã thành danh trong hay ngoài cơ chế đảng và nhà nước, có người trở thành các nhà “Tư bản Đỏ”.Còn ông Tổng Linh nghe nói bà Nguyễn Thị Kim Ngân đương kim Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, là giọt máu cách mạng ông đã gieo trồng nơi một phụ nữ Miền Nam?.…

Đó là thực trạng phổ biến dưới chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trước và sau chiến tranh, trước thời “Mở cửa”.Đó là cái thời xây dựng triệt để thử nghiệm mô hình XHCN đã bị thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn (1975-1995) phải “Mở cửa” để cứu nguy và kéo dài tuổi thọ.

Sau thời “mở cửa”, tiêu chuẩn chọn người vào guồng máy công quyền quốc gia, lập pháp cũng như hành pháp, tư pháp có tiến bộ hơn, song vẫn do độc quyền chọn lựa của đảng CSVN, với tiêu chuẩn hàng đầu vẫn là trung thành tuyệt đối với “Đảng ta” và kiên định chủ nghĩa Mác-Lê. Sự tiến bộ này cùng với tiến bộ các mặt khác sau 25 mở cửa (1995-2020),đã giúp Việt Nam phát triển nhiều mặt và văn minh hơn như hôm nay, chính là nhờ “môi trường mật ngọt kinh tế thị trường,định hướng tư bản chủ nghĩa”, như chúng tôi đã trình bày trong các chương trình trước đây trên diễn đàn này.Riêng về chế độ chính trị thì cũng chính trong môi trường này đã được dân chủ hóa từng bước,theo một diễn biến hòa bình “tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể” để giờ đây độc tài CS XHCNVN và độc đảng CSVN, đã chỉ còn là “đảng và chế độ đỏ vỏ CS, Xanh lòng TB”; đang chờ ngày kết thúc quá trình chuyển thể hoàn toàn qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng trong một tương lai không xa. Đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sự Việt Nam; phù hợp với chiều hướng mới không thể đảo ngược “Dân chủ tất thắng độc tài”; theo đúng quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi, chất đổi”, như chúng tôi đã lý luận, chứng minh trong các bài thuyết trình trước trên diễn đàn này.

Như vậy có thể nói, chính trị phải có đạo đức, sự vi phạm đạo đức chính trị là do các hành vi của các chính đảng và những người làm chính trị. Có khác chăng là cách xử lý các vi phạm đạo đức chính trị trong chế độ dân chủ có khác chế độ độc tài. Sự khác biệt này như chúng tôi vừa đưa ra điển hình được thể hiện qua cách xử lý của Tổng thống Obama và sự tự giác, tự xử những vi phạm đạo đức chính trị của những người được đề cử vào các chức vụ công quyền ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, những ứng cử viên được đảng chọn không tự giác từ chối sự đề cử của đảng khi tự xét thấy mình bất xứng về đạo đức đã đành, mà chính đảng CSVN còn coi nhẹ tiêu chuẩn đạo đức và tìm cách bao che những vi phạm pháp luật của các viên chức cầm quyền vì lợi ích cao nhất của đảng.

Tựu trung, trong chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam hiện nay,dù có nhiều tiến bộ về tiêu chẩn đạo đức và năng lực tuyển chọn nhân sự. Nhưng vẫn tồn tại hai thứ luật pháp, một cho nhân dân và một cho những kẻ cầm quyền với mức độ tùy theo chức quyền. Như thế, nó tiêu biểu cao cho mặt tiêu cực của chính trị, làm mất ý nghĩa cao đẹp của chính trị, khiến nhiều người lầm tưởng hai phạm trù chính trị và đạo đức không thể dung hợp. Trong khi thực chất và thực tế chính trị và đạo đức có tính chất song hợp, góp phần chủ yếu vào sự ổn định, phát triển và thăng hoa xã hội lòai người. Vì chính trị mà không có đạo đức, không chỉ phá hủy niềm tin con người mà còn phá hủy cả sự tiến bộ và nền đạo đức xã hội do những kẻ bất xứng bất tài nắm quyền cai trị đất nước.

Thiện Ý

Houston, ngày 24-8-2020

** Xin mời Bạn đọc lên YouTub, search: “Diễn đàn Thien Ý” hay lên Facebook search “Thiện Ý Nguyễn” để nghe  nhìn tác giả trình bày.

 

Saturday, August 22, 2020

'Virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu đảng viên CS ?

 

'Virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu đảng viên CS ?

 

Thiện Ý

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 20-8-2020, đưa tin theo thống tấn Reuters, chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny đang hôn mê tại một bệnh viện ở Siberia hôm 20/8 mà người phát ngôn của ông là bà Yarmysh nói bà tin là đã bị đầu độc, sau khi ông Alexei Navalny đã uống một tách trà tại một quán cà phê ở sân bay Tomsk, trước khi lên máy bay. Bà liên hệ sự tương đồng với một sự cố năm ngoái, khi ông Navalny bị dị ứng cấp tính và một bác sĩ cho rằng có thể là do bị ngộ độc một loại hóa chất không xác định.

Bà Yarmysh không cho biết người mà bà nghĩ có thể đã đầu độc ông Navalny, nhưng cho biết cảnh sát đã được gọi đến bệnh viện.

Người phát ngôn Bộ Y tế khu vực, Tatyana Shakirova, xác nhận ông Navalny đã được nhập viện ở Omsk và cho biết các bác sĩ đánh giá tình trạng của ông ta là nghiêm trọng.

Ông Navalny là một luật sư 44 tuổi và là nhà hoạt động chống tham nhũng có tiếng. Ông từng ngồi tù nhiều lần vì tổ chức các cuộc biểu tình chống Điện Kremlin và từng bị tấn công trên đường phố bởi những người ủng hộ chính phủ của Tổng thống Putin.Ông đã trợ giúp cho các cuộc điều tra về tham nhũng. Các video của ông trên mạng về chủ đề này đã thu hút hàng triệu lượt người xem.

Là người thường chỉ trích gay gắt Tổng thống Vladimir Putin, ông Navalny bắt đầu cảm thấy không khoẻ khi đáp máy bay từ Tomsk, Siberia, trở về Moscow vào sáng 19/8. Ông được cáng rời khỏi máy bay sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Omsk cũng thuộc Siberia.

Người phát ngôn bà Kira Yarmysh cho biết ông đang được chăm sóc đặc biệt và dùng máy thở phổi nhân tạo tại bệnh viện Omsk.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lời người phát ngôn Yarmysh nói. “Chúng tôi cho rằng ông Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó trộn vào trà của ông ấy. Đó là thứ duy nhất ông ấy uống vào buổi sáng. Ông Alexei giờ đã bất tỉnh”.

Các bác sĩ hiện đưa ra thông tin trái ngược nhau về tình trạng của ông Navalny, lúc mới đưa vào bệnh viện thì nói nghi là bị ngộ độc, sau lại nói khác, khiên công luật nghi ngờ có sự can thiệp của nhà cầm quyền Nga. Họ cho rằng “đã ổn định” nhưng vẫn đe dọa tính mạng và đang cố gắng cứu ông.

Nhiều người cho rằng, sự đầu độc xẩy ra lúc này có thể có liên hệ đến bối cảnh Nga sắp tổ chức bầu cử khu vực vào tháng tới, khi luật sư Navalny và các đồng minh của ông đang cố gắng tăng cường hỗ trợ cho các ứng cử viên mà họ ủng hộ.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên những người đối lập với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại nước Cộng Hòa Liên Bang Nga bị đầu độc.

Hãng tin Reuters nói Nga có “một lịch sử lâu năm” về những kẻ thù của Điện Kremlin bị đầu độc hoặc ngã bệnh sau khi có nghi ngờ bị đầu độc.Trong số người bị đầu độc, tiêu biểu có ông Alexander Litvinenko, chết ở London năm 2006 sau khi uống trà tẩm polonium-210; và ông Sergei Skripal, một cựu điệp viên hai mang bị đầu độc bằng chất độc thần kinh vào năm 2018 ở Salisbury, Anh quốc.

Tất nhiên, Điện Kremlin nhiều lần phủ nhận liên quan đến những vụ việc trên và gọi đó là những hành động khiêu khích chống lại Nga.

Nhưng việc luật sư Navalny một nhà đối lập nổi tiếng ở Nga, có thể đã bị đầu độc đã được sự quan tâm đặc biệt  của công luận Quốc tế. Một số nhà lãnh dạo các cường quốc đã lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ nhà hoạt động chính trị đối lập Nga Navalny

Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius nói ông rất lo lắng về khả năng ông Navalny có thể đã bị đầu độc và nói trên trang Twitter “Nếu được xác nhận, những người chịu trách nhiệm sẽ phải chịu hậu quả”,

Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố hôm 20/8/2020 Đức kiên quyết kêu gọi làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc chính trị gia đối lập Nga Alexei Nalvany đột ngột ngã bệnh, và bình luận rằng những thông tin có được cho tới thời điểm này là không hay.

Bà nói Đức sẽ cung cấp hỗ trợ y tế kể cả bệnh viện, nếu được yêu cầu giúp ông Navalny, người lâm bệnh hôm 20/8 và đang trong tình trạng hôn mê tại Siberia, tình nghi bị đầu độc.

Điều đặc biệt quan trọng là những tình huống đằng sau việc này cần phải được làm sáng tỏ nhanh chóng. Bà Merkel nói “Chúng tôi cương quyết về việc này vì cho tới nay điều chúng tôi nghe được rất không hay. Việc này cần phải làm một cách minh bạch.”

Ngày Thứ Sáu 21-8-2020, một phái đoàn bác sĩ Đức đã được phép có mặt tại bệnh viện Omsk nơi ông Navalny đang nằm trong tình trạng hôn mê. Theo  VOA dẫn tin từ Reuters, thì sau khi bệnh viện chấp thuận nạn nhân Navalny đã được Máy bay cấp cứu, do Tổ chức Cinema for Peace thu xếp, đã bay đến sân bay Tegel ở Berlin vào sáng sớm ngày thứ Bảy và được gấp rút đưa đến khu phức hợp bệnh viện Charite.

Jaka Bizilj, người sáng lập Cinema for Peace, nói với các phóng viên bên ngoài bệnh viện. “Tình trạng sức khỏe của ông ấy rất đáng lo ngại ”; và rằng “Chúng tôi nhận được thông điệp rất rõ ràng từ các bác sĩ rằng nếu máy bay không hạ cánh khẩn cấp ở Omsk, ông ấy lẽ ra đã chết,” ông Bizilj nói thêm rằng các bác sĩ và gia đình ông Navalny sẽ cung cấp thêm thông tin về tình trạng của ông.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng ngày nói Pháp sẵn sàng cung cấp mọi sự trợ giúp cần thiết, kể cả cho tị nạn chính trị, đối với ông Navalny, một tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay Washington đang xem xét tình hình liên quan đến ông Alexei Navalny.

Sự thể luật sư Alexei Navalny,một nhà hoạt động đối lập bị đầu độc tiếp theo sau nhiều vụ đầu độc trước đó tại Nga cho thấy; mặc dù nước Nga đã được dân chủ hóa 29 năm rồi (1991-2020), sau khi chế độ độc tài cộng sản Liên Xô cũ bị sụp đổ; nhưng những độc tố của “Virus cộng sản” vẫn di căn trong não trạng Putin cũng như những cựu đảng viên cộng sản nói chung.Nhất nữa virus cộng sản ấy lại nằm trong não trạng của một người từng là trùm cơ quan tình báo trung ương KGB thời cộng sản Liên Xô cũ như Tổng thống Nga Putin.

 

Những đôc tố của “virus CS” đó là: Độc tài, độc đoán, độc ác, tàn bạo và tệ sung bái cá nhân, hành động theo phương trâm “cứu cánh biện minh cho hành động”. Vì vậy người cộng sản luôn làm bất cứ điều gì dù tàn ác, bất nhân, vô đạo, vô thần… miễn đạt được mục đích. Thủ tiêu, ám sát, đầu độc để thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ đảng CSLX (cũng như các đảng CS tại các nước XHCN, trong đó đảng CSVN); hay trấn áp, tiêu diệt những người đối lập ngoài đảng bị coi là kẻ thù của chế độ. Đó là thực tế trong qúa khứ xa gần ở Liên Xô qua các cuộc thanh trừng nội bộ, tàn sát đẫm máu, và đầy ải hàng triệu người bị coi là kẻ thù của chế độ trong các trại tù cải tạo vùng Tây Bá Lợi Á lạnh giá sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng, cướp chính quyền thiết lập chế độ cộng sản Liên Xô; hay dưới thời nhà độc tài Stalin nắm quyền tối cao, thanh trừng đẫm máu giành quyền lực, chống xét lại giữa đệ tam quốc CS và đệ tứ QTCS.( đối chiếu với đảng CSVN, đảng CSTQ và các đảng cộng sản khác thời Chiến tranh Lạnh để thấy những độc tố của Virus CS tác hại thế nào trên thực tế với nhiều dân tộc, tại những nước cộng sản…)

 

Ngoài độc tố độc ác, tàn bạo của virus CS còn di căn trong não trạng Putin, thể hiện qua các hành động trấn áp, tiêu diệt đối lập theo kiểu tù đầy, khủng bố, đầu độc sát hại như vụ đầu độc những người đối lập trước đây và  mới nhất với nhà đối lập Ls Alexei Navalny, Putin còn di căn trong não trạng độc tố độc tài,độc tôn, tham quyền cố vị, muốn làm Tổng thống nhiều nhiệm kỳ, gần như suốt đời. Vì thế đã dùng mọi thủ đoạn qua mặt pháp luật, sửa đổi Hiến pháp như thực tế đã xẩy ra. Ngoài việc đánh tráo chức vụ từ Tổng thống hết hai nhiệm kỳ, lùi xuống làm Thủ tướng đưa một bộ hạ lên làm Tổng thống cách một nhiệm kỳ, sau đó tiếp tục ứng cử nắm thêm hai nhiệm kỳ Tổng thống nữa (2000 – 2020). Putin vẫn chưa hết say mê quyền lực, đầu năm nay đã phù phép cho quốc hội cùng phe đảng nắm đa số (Đảng Nước Nga Thống nhất), sửa đổi Hiến pháp để Putin tiếp tục làm Tổng thống cho đến năm 2036, gần như mãn đời.(Chúng tôi đã có bài phê phán đăng tải trên Diễn đàn này của VOA ngày15/04/2020)

 Thế mới thấy “Nói dân chủ dễ, làm dân chủ mới khó”. Thế nhưng tuy khó, song thực tế hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì thực tế đã thực hiện được ở nhiều nước trên thế giới, dù ở mức độ khác nhau. Tiêu biểu không chỉ ở những nước tiên tiến có chế độ dân chủ pháp trị như tại Hoa Kỳ và các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, như Anh, Pháp, Đức…mà đã thực hiện được ở các nước đang phát triển, trong đó có các nước từng theo chế độ độc tài cộng sản như hầu hết các nước  xã hội chủ nghĩa Đông âu đã chuyển thể qua chế độ dân chủ pháp trị vào năm cuối thập niên (1989), trước Liên Xô vài năm (1989-1991).

Quốc dân Việt Nam hy vọng trong tương lai không xa, sau khi chế độ độc tài toàn trị Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay chuyển thể qua chế độ dân chủ pháp trị, “virus cộng sản” sẽ không di căn trong não trạng các cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, một khi họ được nhân dân tín nhiệm qua lá phiếu bầu cử tự do, vào các chức vụ lãnh đạo đất nước, trong guồng máy công quyền quốc gia. Tất cả đều sẽ phải lãnh đạo theo đúng Hiến pháp và luật pháp chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam hậu cộng sản mới hình thành.

Thiện Ý

Dân Chủ nói dễ, làm khó, nhưng làm được.

 

Dân Chủ nói dễ, làm khó, nhưng làm được.

 

Thiện Ý


Một và nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước quen biết, cho hay là họ rất băn khoăn về hiện tượng trên mạng khi có những sự bất đồng chính kiến về bất cứ vấn đề gì liên quan đến Việt Nam hay Hoa Kỳ, giữa những người Việt đã và đang đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước, thường biểu lộ qua thái độ, lời nói, hành động gay gắt, đôi khi có tính căm thù, được diễn tả bằng đủ loại ngôn từ thiếu văn hóa, truy chụp cho nhau đủ mọi điều không dúng sự thật.

Chúng tôi đã chia sẻ rằng, đó là hiện tượng đáng buồn, đã phá đổ mọi quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người,Nói dân chủ thì dễ, làm dân chủ mới khó. Nhận định này của chúng tôi đã có từ lâu, nhưng được quan tâm nhiều hơn sau khi bản thân được trải nghiệm và chứng kiến qua các sinh hoạt chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam, trên thực địa cũng như trên lãnh vực truyền thông sau khi ra hải ngoại (1992 -2020).

I - NÓI DÂN CHỦ THÌ DỄ

Nếu có ai hỏi “Dân chủ là gì” thì ai cũng có thể trả lời vắn tắt theo ý nghĩa của từ ngữ, rằng “Dân chủ là người dân làm chủ đất nước”. Nhưng nếu mở rộng hơn sự hiểu biết về nguồn gốc, sự thể hiện và nguyên tắc thực hành và bảo vệ dân chủ, thì câu trả lời ngắn dài tùy thuộc vào kiến thức về dân chủ của mỗi người. Vì vậy bài viết này chỉ xin trả lời khái quát theo sự hiểu biết của chúng tôi.

1.- Dân chủ theo ý nghĩa từ ngữ thông thường: là quyền làm chủ của nhân dân trong một quốc gia được qui định trong Hiến pháp, về những quyền lợi và nhiệm vụ của công dân trong tương quan với quyền và nhiệm vụ của các cơ quan công quyền quốc gia, các viên chức chính quyền dân cử cũng như công cử, được hưởng lương bổng bằng tiền thuế của nhân dân, để thay mặt dân quản trị đất nước theo đúng ý nguyện của nhân dân; vì tự do , ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vốn là những người chủ thực sự của đất nước.

Nhân dân cũng như các viên chức chính quyền các cấp, các ngành, dân cử cũng như công cử trong guồng máy công quyền quốc gia, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, đều phải thực thi theo đúng Hiến pháp và pháp luật; mọi vi phạm của người cầm quyền hay người dân đều bị chế tài theo Hiến pháp và pháp luật.

2.- Sự thể hiện quyền dân chủ

Sự thể hiện quyền dân chủ chính là sự thực thi các quyền dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Chính sự thực thi dân chủ mới cho thấy sự khác biệt giữa chế độ dân chủ pháp trị thật và dân chủ giả. Vì thực tế cho thấy, có những chế độ độc tài các kiểu, mà vẫn có Hiến pháp, luật pháp có vẻ dân chủ, nhưng khi thực thi thì hoàn toàn phản dân chủ, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, dù đã được chính Hiến pháp và luật pháp của chế độ quy định rõ ràng.

Điển hình như thực trạng tại nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay, chẳng cần nói ra thì ai cũng biết, nhất là những người dân đã và đang là nạn nhân sống dưới chế độ này trong nhiều thập niên qua. Trong chế độ “dân chủ giả hiệu” này, quyền làm chủ của nhân dân đã bị xâm phạm, tước đoạt, biến thành ân huệ của nhà cầm quyền ban cho những ai chỉ biết phục tùng nhà cầm quyền. Bất cứ người dân nào dám có lời nói, hành động đòi hỏi nhà cầm quyền thực thi, tôn trọng, bảo vệ các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền đều bị các công cụ “chuyên chính vô sản” hay “độc tài cộng sản” (công an, quân đội…) trấn áp bằng bạo lực, tòa án, nhà tù, pháp trường, dựa trên chính Hiến pháp và pháp luật của chế độ dân chủ giả hiệu này, mà thực chất là độc tài đảng trị hay toàn trị kiểu CS.

3.- Những nguyên tắc thể hiện và bảo vệ quyền dân chủ

Theo nhận định của chúng tôi, nguyên tắc thì có nhiều, chúng tôi chỉ đề cập đến ba nguyên tắc cơ bản thể hiện quyền dân chủ và bảo vệ quyền dân chủ sau đây.

   (1)-Một là nguyên tắc tam quyền phân lập đối với hệ thống tổ chức công quyền quốc gia. Theo đó cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành chính quyền các cấp được chia thành ba ngành: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đầu ngành lập pháp là Quốc hội, gồm các đại biểu do nhân dân bầu ra trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do, công bình. Nhiệm vụ của Quốc hội là làm ra các đạo luật triển khai một cách phù hợp với Hiến pháp. Hành pháp là Chính phủ mà người đứng đầu ngành là Thủ tướng (hay chức danh tương đương) do dân cử trực tiếp hay thông qua Quốc hội tấn phong tùy theo quy định của Hiến pháp. Nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp là thực thi Hiến pháp và pháp luật. Tư pháp đầu ngành là Tòa án tối cao hay Tối cao pháp viện. Nhiệm vụ giải thích và xét xử những vi phạm Hiến pháp và pháp luật của mọi công dân cũng như nhà cầm quyền. Cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp đều hoạt động độc lập nhưng không biệt lập mà có quan hệ hữu cơ, hoạt động theo phân nhiệm của Hiến pháp và pháp luật; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau mà chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Thế nhưng, nguyên tắc tam quyền phân lập này chỉ phát huy tác dụng bảo vệ các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền, khi nó được thể hiện qua việc thực thi nghiêm túc. Thực tế cho thấy nguyên tắc phân quyền này chỉ được thực thi nghiêm túc, có mức độ khác nhau trong các chế độ dân chủ pháp trị thật (Hiến pháp, luật pháp dân chủ và thực thi dân chủ).Còn trong các chế độ độc tài hay dân chủ giả hiệu (Hiến pháp, luật pháp có vẻ dân chủ, nhưng thực thi phản dân chủ), thì nguyên tắc phân quyền chỉ là bình phong che đậy, ngụy trang cho các hành động phản dân chủ. Điển hình như trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam, Hiến pháp cũng có quy định ba ngành lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án nhân dân tối cao), nhưng cả ba ngành này đều dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối của đảng CSVN, gọi là nền “Dân chủ tập trung” trong tay “Đảng CSVN” để từ đó ban phát dân chủ cho người dân nào biết phục tùng và thẳng tay trấn áp trắng trợn và tàn nhẫn những người dân nào dám đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, nhân quyền.

   (2)-Hai là nguyên tắc tôn trọng quan điểm, chính kiến bất đồng thể hiện khi sinh hoạt thực địa hay trên lãnh vực truyền thông, trong tương quan giữa cá nhân công dân với nhà cầm quyền, giữa cá nhân công dân trong sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự và trong tương quan giữa cá nhân công dân với nhau

Nguyên tắc này có vẻ đơn giản, nói thì dễ, nhưng làm mới khó. Vì nó tùy thuộc hai yếu tố khách quan và chủ quan. Khách quan là khung cảnh thể hiện quan điểm, chính kiến bất đồng, như trong một chế độ dân chủ thì dễ dàng thực hiện hơn trong một chế độ độc tài các kiểu; hay trong các đoàn thể công dân xã hội dân sự thực hiện nguyên tắc này dễ hơn trong các tổ chức nhà nước, vì cá nhân được tự do phát biểu mà không có sự chỉ đạo, đe dọa, cưỡng bách nào.

Chủ quan là trình độ ý thức về dân chủ và năng lực thực hiện nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của mỗi cá nhân khác nhau, nên không phải ai cũng có thể thực hiện dễ dàng nguyên tắc này. Vì vậy mới có hiện tượng nghịch lý xẩy ra trong sinh hoạt thực địa cũng như trên lãnh vực truyền thông do hành động của một số người Việt quốc gia chống cộng ở hải ngoại. Nghịch lý vì mục tiêu chống độc tài cộng sản để dân chủ hóa cho Việt Nam; nhưng thực tế lại không chấp nhận “nguyên tắc tôn trọng quan điểm, chính kiến bất đồng”. Mặc dầu những người này đã và đang sống nhiều năm trong khung cảnh các chế độ dân chủ bậc nhất như Hoa Kỳ. Những người này có thể nói hay viết rất hay về dân chủ. Thế nhưng nếu có ai bất đồng chính kiến với họ thì tìm cách triệt hạ, cô lập bằng xuyên tạc, bịa đặt, nhục mạ thậm từ bằng những ngôn từ thiếu văn hóa, đôi khi còn “chụp mũ” nhãn hiệu quen thuộc là “hòa giải, hòa hợp với Việt cộng” hay “ tay sai Việt cộng nằm vùng”…

Chúng tôi đã có nhiều bài viết phê phán về hiện tượng nghịch lý này, cho là có hại và làm chậm tiến trình dân chủ hóa cho Quê Mẹ Việt Nam. Vì nhiều người chân chính và một số tờ báo Việt ngữ đứng đắn, có uy tín ở hải ngoại, được công luận đánh giá là chống cộng có trí tuệ đã trở thành nạn nhân của “tệ trạng bôi bẩn, chụp mũ”; và chính người viết cũng từng là nạn nhân của tệ trạng này.

   (3)-Ba là nguyên tắc đa số thắng thiểu số và thiểu số phải phục tùng quan điểm đa số; nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến của mình và phải được đa số tôn trọng.

     Nguyên tắc này được thể hiện qua các sinh hoạt dân chủ tập thể trong các cơ quan công quyền cũng như các đoàn thể quần chúng xã hội dân sự. Theo đó, khi có mâu thuẫn ý kiến, quan điểm, chính kiến bất đồng, sau khi tranh luận để thuyết phục tập thể chấp nhận ý kiến hay quan điểm của mình, các bên sẽ kết thúc bằng một cuộc biểu quyết tự do, công bình, công khai hay kín. Ý kiến hay quan điểm nào được đa số chấp nhận sẽ thắng, thiểu số phải phục tùng đa số. Nhưng đa số vẫn phải tôn trọng ý kiến thiểu số và thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Châm ngôn của nguyên tắc này là “Bất đồng nhưng không bất hòa”. Thế nhưng thực tế cho thấy trong sinh hoạt tập thể của người Việt quốc gia ở hải ngoại đôi khi vẫn xẩy ra tình trạng ngược lại “bất đồng dẫn đến bất hòa” đến không còn nhìn mặt nhau, đôi khi còn căm thù nhau và tìm cách hạ nhục nhau giống như hệ quả của nguyên tắc thứ hai nêu trên.

III/- KẾT LUẬN

Nói dân chủ thì dễ, ai cũng có thể nói được. Làm dân chủ thì không dễ chút nào đối với kẻ cầm quyền và nhân dân trong các chế độ độc tài toàn trị như chế độ hiện nay tại Việt Nam đã đành.Nhưng thực hành dân chủ đối với nhà cầm quyền và dân chúng trong các chế độ dân chủ thật vào bậc nhất như Hoa Kỳ, dù dễ dàng nhưng không phải ai cũng làm được; không chỉ với người nhập cư như Việt Nam, mà ngay cả những người bản xứ cũng nói, viết về dân chủ thì hay lắm, nhưng đôi khi làm thì lại phản dân chủ.

Chúng tôi ước mong rằng những người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản, đã sống nhiều năm trong các nước dân chủ và vẫn đang tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, cần thể hiện dân chủ với nhau. Đồng thời tìm cách cô lập một số ít những kẻ mang danh người Việt quốc gia chống cộng vì lý tưởng tự do dân chủ, mà thực tế đã có hành động phản dân chủ đối với cả những người cùng chiến tuyến chống cộng, chỉ vì bất đồng chính kiến, bất đồng phương thức chống cộng. Vì hành động của những kẻ này (may là không nhiều) đã phá đổ đoàn kết nột bộ, làm mất niềm tin vào sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia (tự do, dân chủ, nhân quyền…) của đồng bào hải ngoại cũng như nhân dân trong nước. Vì bị hoài nghi rằng không biết những người Việt quốc gia chống cộng ở hải ngọai có thực sự vì lý tưởng tự do dân chủ hay chỉ muốn “lật đổ chế độ độc tài toàn trị CS” hiện nay để thay thế bằng một kiểu “chế độ độc tài không cộng sản” trong mai hậu ở Việt Nam?

Thiện Ý

Houston, ngày 22-8-2020.

 

 

NHỮNG XÁC ÉN LÀM NÊN MÙA XUÂN DÂN TỘC.

 

NHỮNG XÁC ÉN LÀM NÊN MÙA XUÂN DÂN TỘC.

Thiện Ý

Người ta thường nói “Một con én không làm nên mùa xuân”. Nhưng chúng tôi nói “Những xác én làm nên Mùa Xuân Dân Tộc”. Thế là thế nào?

Vâng, chúng tôi xin lần lượt giải bày:

-       Ý nghĩa từ ngữ.

-       Vì sao chúng tôi nói “Những xác én làm nên mùa xuân dân tộc”.

I/- Ý NGHĨA TỪ NGỮ.

1.- Ý nghĩa cụm từ “Một con én không làm nên mùa xuân” là một tục ngữ.

   - Với nghĩa đen là khi một con én bay đơn độc trên bàu trời, người ta chưa thấy mùa xuân của bốn mùa trong năm trở lại.Nhưng khi thấy từng đàn én bay lũ lượt trên bàu trời cao rộng, mới báo hiệu cho con người biết mùa xuân vui tươi đã trở lại sau một mùa đông lạnh lẽo và buồn.

   - Với nghĩa bóng, nói về sức mạnh của sự đoàn kết của nhiều người để làm được một công việc mà  một người một mình không thể làm được, nếu làm một mình sẽ không thành hay thất bại.

2.- Thế nào là Mùa xuân Dân tộc?

    Theo sự vận hành của vũ trụ vạn vật, trái đất là một hành tinh nơi con người sinh sống. Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất, bầu trời trong sáng, khí trời mát mẻ, hoa nở đẹp tươi, chim hót vang trời. Vì thế đời mỗi con người ở tuổi đẹp nhất được ví như tuổi xuân.Đối với một dân tộc, thời kỳ hưng thịnh nhất trong mỗi thời đại, dưới một chế độ chính trị nhất định, thì được gọi đó là mùa xuân dân tộc.

Trong lịch sử Việt Nam từng có những thời kỳ, ở một thời đại, dưới một chế độ chính trị, dân tộc Việt Nam được sống dưới cảnh thanh bình thịnh trị. Người dân được sống trong độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc và được ca ngợi đó là những mùa xuân dân tộc. Đó là những thời cực thịnh của các triều đại độc lập, tự chủ Đinh, Lê, Lý, Trần trong lịch sử xa xưa. Bên cạnh những thời đại được coi là Mùa Xuân Dân tộc, là những mùa đông, mùa hè và mùa thu dân tộc khắc nghiệt và buồn. Đó là những thời kỳ đen tối của lịch sử, người dân Việt Nam phải sống trong một thời đại, dưới các chế độ chính trị mất độc lập, tự chủ, bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, lao động khổ sai, cật lực mà đời sống đa số nhân dân vẫn đói khổ lầm than.Đó là những thời kỳ nhân dân Việt Nam mất Mùa Xuân dân Tộc.

Điển hình gần nhất là ngay trong thời cận đại và hiện đại, nhân dân Việt Nam đã mất Mùa Xuân Dân Tộc. Đó là thời kỳ đảng CSVN nắm quyền, xây dựng thử nghiệm mô hình xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trên nửa nước miền Bắc và phát động cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” cộng sản hóa Miền Nam (1954-1975), rồi áp đặt chế độ độc tài cộng sản trên cả nước (sau năm 1975).

II/- NHỮNG XÁC ÉN LÀM NÊN MÙA XUÂN

    Như mọi người đã biết, sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, đảng CSVN cưỡng ép nhân dân xây dựng thử nghiệm mô hình xã hội chủ nghĩa theo gương cộng sản Liên Xô, nước đầu tiên thử nghiệm mô hình xã hội không tưởng này. Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà cầm quyền CSBV còn cưỡng bức nhân dân làm nghĩa vụ công cụ cho quốc tế CS, phát động cuôc chiến tranh “nồi da sáo thịt” hơn 20 năm (1954-1975), ngụy dân tộc dưới ngọ cờ “kháng chiến, chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, đã thôn tính được Miền Nam của chính quyền chính thống quốc gia và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó cưỡng bức nhân dân cả nước phải xây dựng triệt để mô hình chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Việt Nam do đảng CSVN gây ra thạm trạng trong chiến tranh và thạm trạng sau chiến tranh. Nhân dân cả nước đã bị đảng CSVN làm vật tế thần thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Từ đó và sau đó, nhân dân cả nước đã mất mùa xuân dân tộc. Những cũng kể từ đó và sau đó nhân dân cả nước qua các thế hệ nối tiếp đấu tranh đòi đảng CSVN phải trả lại các quyền tự do dân chủ, dân sinh, dân quyền, đòi quyền được sống tự do ấm no hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm, cương vị con người đã bị đảng CSVN bác đoạt, chà đạp. Các thế hệ nối tiếp đấu tranh ấy, nhiều người đã bị đàn áp, cầm tù khổ sai nhiều năm tháng.Họ chính đã là những xác én sẽ làm nên mùa xuân dân tộc trong một tương lai không xa.

Trong một cuộc hội luận trước đây trên một đài Phát thanh Việt ngữ ở Houston, người điều hợp đã nêu ra tình hình thực tế trên, với các sự kiện là nhà cầm quyền CSVN đã không ngừng tăng cường tối đa các biện pháp trấn áp  các cuộc biểu tình và bắt bớ, giam cầm, kết án nhiều năm tù các nhà đấu tranh cho dân chủ một cách ôn hòa.Người điều hợp đã nêu câu hỏi với người viết, rằng “Với kinh nghiệm của một người từng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bị bắt cầm tù trong nước, đánh giá thế nào về việc nhà cầm quyền tăng cường các biện pháp trấn áp đối với cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quần chúng và tinh thần của các nhà đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước?”.

Sau đây là câu trả lời của chúng tôi: Các biện pháp trấn áp bằng các công cụ bạo lực để bảo vệ chế độ như quân đội, công an,luật pháp, Tòa án, nhà tù, pháp trường… trong một chế độ độc tài toàn trị như chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (ngụy cộng hòa, ngụy dân chủ…) hiện nay:

1.- Đối với cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quần chúng nhân dân, thì mọi biện pháp trấn áp dù tinh vi, tàn bạo đến đâu, cũng chỉ có hiệu quả nhất thời.

Tỷ như việc tăng cường các công cụ đàn áp bằng bạo lực bao lâu nay của nhà cầm quyền CSVN, thực tế chỉ đạt hiệu quả nhất thời, có thể làm cho các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân tạm thời không nổ ra, để tránh tổn thất, bảo toàn lực lương đấu tranh. Nhưng không thể tiêu diệt được các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra trong tương lai, khi cần và có thời cơ, với cường độ mạnh hơn, phạm vi mở rộng hơn. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình là mâu thuẫn đối kháng (một mất, một còn) ngày càng sâu sắc giữa nhân dân (đòi quyền làm chủ và các quyền tự do, nhân quyền) với nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS (bác đoạt quyền làm chủ, các quyền tự do, nhân quyền) vẫn chưa giải quyết. Nghĩa là ngày nào còn tồn tại trên đất nước ta một chế độ độc tài đảng trị CS, “thiết lập bằng bạo lực (cướp chính quyền),áp đặt và duy trì bằng bạo lực (bằng các công cụ độc tài ngụy giai cấp vô sản, trấn áp nhân dân), thì nhân dân bị tước đoạt quyền làm chủ, bị áp bức, bóc lột sẽ tiếp tục vùng lên đấu tranh cho tới khi nào giành lại tất cả các quyền của mình.

2.- Đối với tinh thần của các nhà đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước, từ kinh nghiệm bản thân cũng như của những nhà đấu tranh cho những lý tưởng cao cả trên khắp thế giới, từ cổ chí kim, chúng tôi cho rằng mọi biện pháp trấn áp của nhà cầm quyền dù tàn bạo (xỉ nhục, khủng bố, tra tấn…) và nghiệt ngã đến đâu (hành hạ, bỏ đói khát, để chết vì bệnh tật trong nhà tù…)cũng không thể hủy diệt được tinh thần và các hoạt động đấu tranh kiên cường của họ và không giảm số lượng những người kế tục.

Bởi vì, một khi dấn thân vào con đường đấu tranh vì nhân dân, vì đất nước và dân tộc, hầu hết các nhà đấu tranh cho dân chủ hôm nay, đều có ít nhiều bản lãnh, vượt qua sự sợ hãi , chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ cá nhân, hạnh phúc gia đình.

Chính vì vậy và nhờ vậy, khi phải đương đầu với cường quyền, tương quan lực lượng không cân sức; dẫu ở thế yếu và dù biết rằng con đường đấu tranh còn dài, mục tiêu tối hậu có khi cả đời mình chưa đạt được, như “một con én không làm nổi mùa xuân”, có thể bị cường quyền đàn áp, sát hại như “một xác én”. Thế nhưng họ vẫn kiên trì, tình nguyện làm “một xác én”, với niềm tin mãnh liệt là đã góp phần cùng “những xác én khác làm nên Mùa Xuân Dân Tộc”.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc,chống xâm lược Phương Bắc kéo dài hàng ngàn năm và chống xâm lược Phương Tay kéo dài gần 100 năm, đã chứng mình rằng, nếu không có sự tình nguyện dấn thân hy sinh làm “những xác én” của các anh hùng hào kiệt và nhân dân, thì làm sao đánh duổi được cường quyền xâm lược,đem lại “Mùa xuân cho Dân tộc”…Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân Miền Nam, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực từng khẳng định đại ý “Bao giờ quân xâm lược Pháp nhổ hết cỏ Nước Nam, thì mới hết người dân Nam chống Pháp”. Trước khi cùng 12 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bước lên máy chém của thực dân Pháp, anh hùng Nguyễn Thái Học cũng từng kêu gọi mọi người “chấp nhận cái chết cho Tổ Quốc quyết sinh”.

Ngay nay cũng vậy, nếu ai cũng nghĩ rằng “Con én không làm nổi mùa xuân” khi đứng trước cường quyền độc tài toàn trị cộng sản, không dám dấn thân đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tình nguyện hy sinh và chấp nhận làm “những xác én” lót đường cho các thế hệ mai sau tiếp nối để tạo dựng “mùa xuân cho dân tộc”.

Viết đến đây chúng tôi liên tưởng đến bài hát “Đảng đã cho ta mùa Xuân” có nội dung và mục đích tuyên truyền ca ngợi công lao của đảng cộng sản Việt Nam. Bài hát thể hiện hai nghịch lý: Một là tác giả bài Viết là Phạm Tuyên, con của Thượng thư Phạm Quỳnh, đã bị Việt Minh cộng sản

Cha là Phạm Quỳnh bị giết vì bị kết tội “Việt gian phản động ” sau khi Việt cộng cướp được chính quyền trong biến cố Tháng 8 năm 1945. Vậy mà con Phạm Tuyên đã tình nguyện hay bị miễn cưỡng phải viết (để tồn tại) một bài viết ca ngợi chính kẻ đã giết cha mình. Hai là tên và nội dung bài viết hoàn toàn trái với sự thật: Thực tế, đảng cộng sản Việt Nam đã không cho “Ta” (là quần chúng nhân dân Việt Nam?) “Mùa Xuân”, mà “Đảngđã chỉ cho “Ta” (nhân dân ta, đất nước ta) những “Mùa Đông băng giá, nghiệt ngã và buồn thảm !”.

Vậy thì, trong hiện trạng Việt Nam cũng đang cần “nhiều xác én” đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, để làm tiêu vong từng bước chế độ độc tài toàn trị “Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa”, tạo dựng “mùa Xuân cho Dân Tộc” là một đất nước phải có “chế độ dân chủ pháp trị” đích thực, làm tiền đề đoàn kết toàn lực quốc gia, tập trung cao độ mọi tiềm năng nhân dân trong nước và người Việt hải ngoại để xạy dựng và phát triển toàn diện đất nước đến phú cường và văn minh tiến bộ. Từ đó và nhờ đó mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam sẽ được sống trong “Độc lập-Tự Do-Hạnh phúc” thực sự; chứ không còn là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị của đảng Cộng sản Việt Nam  như bấy lâu nay. Phải không ạ, thưa quý độc giả thân mến!

 

Saturday, August 8, 2020

Phản biện một bài viết trên báo Nhân Dân ngày 28-7-2020.

 

Phản biện một bài viết trên báo Nhân Dân ngày 28-7-2020.

 

Thiện Ý.

 

Nội dung bài viết chúng tôi lần lượt trình bày:

I/-Những sự kiện từ một bài báo.

     Báo điện tử Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), số ra ngày 28-7-2020,trong bài viết nhan đề ‘VOA, RFA vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam”. Tác giả bài viết là Vũ Hợp Lân.Xin trích nguyên văn một đoạn mà chúng tôi thấy cần phản biện và minh xác đôi điều như sau:

‘Với VOA, có lẽ ngoài bài viết “Nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên tại Việt Nam: chặng đường 25 năm rất ấn tượng” đăng ngày 15-7-2020 thể hiện khá khách quan, thì còn lại để kỷ niệm là khá nhiều bài viết xuyên tạc nhằm vẽ nên bức tranh u ám về Việt Nam. Ngày 14-7-2020, bằng việc đăng tải bài “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao” của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston (Hiu-xtơn - Mỹ), những người có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”...’

 

II/- Những sự kiện cần phản biện và minh xác.

    

1.- Cách dùng từ ngữ vô văn hóa, vô luân, coi thường người đọc, xúc phạm đến nhân phẩm của một người có nhân cách rõ ràng.

 

Tất cả được thể hiện trong đoạn văn trích dẫn dưới đây. Tác giả Vũ Hợp Lân viết:

 

Ngày 14-7-2020, bằng việc đăng tải bài “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao” của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston (Hiu-xtơn - Mỹ). những người có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”…’

 

Chúng tôi phản biện điều mà Vũ Hợp Lân dùng những từ ngữ sách mé, vô văn hóa, vô luân khi viết‘của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston… và ‘như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo”…’.

 

Từ ngữ vô văn hóa vì tác giả đã sử dụng những từ ngữ đường phố có tính miệt thị xúc phạm nhân cách cá nhân chúng tôi và xúc phạm, coi thường người đọc. Vô luân vì tác giả Vũ Hợp Lân chắc chắn ở lớp tuổi con cháu, biết mà làm bộ không biết gì về chúng tôi, để miệt thị như một kẻ ‘vô danh tiểu tốt’ không đáng quan tâm, xúc phạm đến một người đáng tuổi cha ông của mình và xúc phạm đến cả người đọc khi viết ‘“mượn mồm bạn đọc làm báo…”.

 

Sự xúc phạm này có thể giải thích được như là hậu quả của chủ trương, chính sách tuyên truyền giáo dục nhân dân thời chiến tranh, để tạo lòng căm thù địch cao độ (Mỹ-ngụy…) và lòng biết ơn sâu sắc, đời đời của nhân dân ta (với Liên Xô, Trung Quốc vĩ đại…).Vì thế các ngôn từ vô luân, vô đạo mới xuất hiện trên cửa miệng người dân Miền Bắc ‘ thằng Diệm, thằng Thiệu-Kỳ-Khiêm…’ để gọi những lãnh đạo hàng đầu chính quyền VNCH ở Miền Nam, đáng tuổi cha, chú; trái với luân thường đạo lý cổ truyền bao đời Việt Nam như thế. Còn đối với ngoại nhân phe địch thì miệt thị gọi ‘thằng Mỹ’, phe ta thì tôn kính, tung hô đến tận trời xanh,  gọi ‘ông Liên Xô vĩ đại, ông Trung Quốc vĩ đại, nhân dân ta đời đơi nhớ ơn…’

 

Thế nhưng điều đáng nói ở đây là cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giữa hai bên Việt Quốc và Việt Cộng, lồng trong khung cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ CSCN và TBCN toàn cầu. Cuộc chiến Việt Nam thì đã kết thúc 45 năm rồi (1975-2020); và chiến tranh ý thức hệ toàn cầu thì chấm dứt 29 năm rồi sau khi Liên Xô sụp đổ (1991-2020). Vậy tại sao ‘đảng ta’, vẫn tiếp tục để cho đội quân ‘dư luận viên’ đông đảo sử dụng hàng ngày trên mạng internet những ngôn từ vô văn hóa, vô luân, vô đạo để kích động căm thù, tấn công những cá nhân và đoàn thể đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam? Điều đáng trách là trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ‘đảng và nhà nước ta’ sao lại để cho những ngôn từ vô văn hóa, vô luân, xúc phạm đến một cá nhân có nhân cách, lý lịch rõ ràng như chúng tôi ở tuổi 75 và xúc phạm đến tập thể người đọc như vậy? Mặc dầu tác giả chắc chắn phải biết rõ tác giả Thiện Ý  không phải là ‘của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston…’

 

Vì rằng, theo chỗ chúng tôi biết, bất cứ bài viết nào, nhất nữa lại là một bài chính luận phê phán hai cơ quan truyền thông quốc tế tiếng Việt VOA, RFA trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ, đều phải nắm rõ các sự kiện liên quan đến chủ đề. Do đó, dù Vũ Hợp Lân, tác giả bài viết là thành viên ban biên tập hay cộng tác viên của báo Nhân Dân, đều viết theo yêu cầu và sự chỉ đạo của cấp trên, nếu cần tài liệu sẽ được cung cấp. Thành ra, tác giả Vũ Hợp Lân khi viết bài phê phán chắc chắn phải biết rất rõ về Thiện Ý. Chẳng qua tác giả viết “Nhìn lại 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao” của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston…” theo suy đoán của chúng tôi có thể có ý đồ miệt thị, tầm thường hóa tác giả Thiện Ý như một kẻ ‘vô danh tiểu tốt’ để giảm giá trị khả tín của bài viết trước người đọc?

 

Vì vậy xin minh xác rằng, tôi là Thiện Ý tác giả bài viết, không phải ‘của người lấy tên là Thiện Ý nào đó ở Houston’ mà là bút hiệu của Nguyễn Văn Thắng đã lấy từ Việt Nam (luật gia Thiện Ý, phụ trách mục ‘Giải đáp pháp luật’ trên tuần báo Công giáo & Dân Tộc, tác giả bài viết duy nhất trên báo Saigon giải phóng ‘Vai trò của luật sư trong nền dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa’. Vì sau bài viết Tòa soạn tự chọn này, chúng tội không viết thêm bài nào nữa, dù có lời mời cộng tác…), là một quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt Namkhác công dân nước CHXHCNVN), có danh phận rõ ràng, từng được minh danh trên ‘Diễn đàn Bạn đọc làm báo’ của đài  Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)chương trình Việt Ngữ.

 

Mặc dầu tác giả Vũ Hợp Lân đã biết rất rõ lý lịch Thiện Ý là ai, qua nhiều bài viết trên Diễn đàn Bạn đọc VOA, có những bài nói rõ thân phận mình như “Vì sao tôi từ chối vào đảng cộng sản Việt Nam” (2017) hay mới đây “Nhân lễ của Cha, tự hào về Cha, ngưỡng phục về Mẹ” (5-2020)…Ngoài ra đã được VOA thỉnh thoảng ghi  dưới mỗi bài cho đăng tải “Thiện Ý, nguyên là luật sư tại Saigon trước năm 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt Nam tại Houston, Texas”. Ghi chú này chỉ không nhắc lại những năm sau này, vì chúng tôi đã gửi bài cho VOA đăng tải liên tục duốt 7 năm qua  (2013-2020).Những bài viết theo cảm hứng, nhận thức suy tư cá nhân, không phải theo yêu cầu cùa VOA, khác viết bài theo ‘đơn đặt hàng’ trong truyền thông CHXHCNVN.

 

(2)- Chúng tôi phản biện rằng …những người có trách nhiệm ở VOA(không hề) muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo” để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại” như Tác giả Vũ Hợp Lân viết.

 

   (1)-Trái lại chính ‘bạn đọc làm báo’, trong đó có cá nhân chúng tôi đã “mượn diễn đàn bạn đọc làm báo của VOA”, để nói lên những sự thật mà đảng và nhà cầm quyền CSVN muốn che dấu; phê phán những chủ trương chính sách sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho dân tộc, đất nước; đòi chấm dứt các hành động đàn áp tước đoạt các quyền dân chủ dân sinh nhân quyền; đòi chấm dứt độc quyền chính trị của đảng CSVN và chuyễn đổi chế độ độc tài độc đảng, toàn trị qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.v.v…Nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu “dân chủ hóa đất nước”, để mọi tầng lớp nhân dân (chứ không riêng giai cấp cầm quyền và các giai cấp có ưu thế trong xã hội…) đều được sống trong “Độc lập- Tự do-hạnh phúc” thật sự; chứ không chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị nhân dân như bao lâu nay của đảng và nhà cầm quyền CSVN.

 

Và vì vậy, tất cả những bài viết của chúng tôi được VOA cho đăng tải đều muốn góp phần “nâng cao (chứ không hạ thấp) vị thế của Việt Nam ngang tầm cao thời đại

 

   (2)-Còn khi chúng tôi viết và nói đi nói lại nhiều lần, rằng “rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”, thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn tại Việt Nam là nói đúng sự thật.

 

Chúng tôi đã chứng minh điều này bằng lý luận và thực tế, mà hầu hết quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng thấy rõ sự thật này. Ngay cả những đảng viên cộng sản “phản tỉnh công khai” cũng đã nói lên sự thật này.Những người cộng sản “phản tỉnh dấu mặt” cũng đã thấy rõ sự thật này, song vì cuộc sống bản thân và gia đình nên phải ‘ngậm miệng ăn tiền’, không dám nói ra sự thật mà thôi.

 

Thành ra, trên lãnh vực truyền thông một chiều bưng bít sự thật của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam, hoàn toàn khác biệt với hoạt động truyền thông tự do, đa chiều trong các chế độ dân chủ pháp trị như Hoa Kỳ.

 

Các chương trình Việt ngữ của các đài VOA và RFA, dù trực thuộc chính phủ hoa Kỳ, nhưng hoạt động theo nguyên tắc sinh hoạt truyền thông tự do, đa chiều, khách quan,trung thực, phục vụ công luận, quần chúng và quyền lợi quốc gia chứ không phục vụ quyền lợi cá nhân những người cầm quyền. Vì thế các đài VOA và RFA đã đăng tải nhiều bài khách quan, trung thực, đôi khi bất lợi cho giới cầm quyền. Chỉ có những bài bình luận chính thức, mới cần nói rõ “phản ánh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ…”. Tất nhiên các bài viết trong mục “Bạn đọc làm báo” đã thành nguyên tắc, thỉnh thoảng mới được nhắc lại ở cuối bài, đại ý rằng “Nội dung bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài VOA hay chính phủ Hoa Kỳ”.

 

Thành ra, chúng tôi không ngạc nhiên khi báo Nhân dân khen một bài viết của một tác giả nào đó ‘đăng ngày 15-7-2020 thể hiện khá khách quan’. Điều này có nghĩa là những nhận thức quan điểm của bất cứ bài viết nào  phù hợp với nhận thức quan điểm  và có lợi cho ‘đảng và nhà nước ta’, thì được coi là khách quan? Bởi vì điều này phù hợp với chủ trương chính sách tuyên truyền lừa mị một chiều bao lâu nay của ‘đảng và nhà nước ta’; như con ngựa kéo xe bị bịt hai bên mắt, để nó chỉ biết chậy thẳng theo sự giật giây lèo lái của người điều khiển là ‘đảng ta’ để đi đến đích mà ‘đảng ta muốn’dù không thể làm được (như xây dựng XHCN không tưởng mà nhân dân vẫn bắt buộc phải làm).

 

Viết đến đây làm tôi nhớ lại một ý tưởng nảy ra trong đầu cách nay khá lâu khi chúng tôi bị nhốt tại biệt giam số 6 khu C.2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu thành phố HCM (khoảng 1978-1979). Vào giờ suy tư hàng đêm, khi nghĩ về xã hội chủ nghĩa (trong chủ đề “Cộng sản luận” mà chúng tôi có ý định sẽ viết trong tương khi ra tù) tự nhiên tôi nhớ đến hình vẽ trên ‘Báo tường’ (hay bích báo) của Hoàng Châu người bạn cùng lớp thời Trung Học ở Banmêthuột.

 

Hình vẽ một người cưỡi trên lưng một con đại bàng, tay cầm một cần câu treo ở đầu một miếng mồi để nhử đại bang bay tới, bay cao, bay nhanh. Chẳng cần nói thì ai cũng biết, con đại bang dù cố gắng bay nhanh cách mấy cũng chẳng bao giờ đớp được miếng mồi. Tôi liên tưởng và mường tượng ra trong đầu hình ảnh một cỗ xe ngựa có 20 người dân (thay ngựa kéo xe) quấn áo rách nát, mồ hôi nhễ nhãi, nhỏ giọt màu đỏ như máu, mà mặt vẫn tươi cười hớn hở, mắt “sáng ngời niềm tin” nhìn lên một bảng hiệu nền đỏ chữ vàng ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được gắn ở đầu một cần câu do Lê Duẩn Tổng bí thư cộng đảng Việt Nam lúc bấy giờ giương cao phía trước; bên cạnh là các lãnh đạo hàng đầu ‘đảng và nhà nước ta’ phương phi béo tốt, khỏe mạnh, như Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyễn Giáp…Tất cả đều vừa uống rượu Volka của Nga, ăn đồ Tầu,cười nói oang oang, hồ hởi phấn khởi…Đến đây thì ai cũng có thể kết luận rằng: 20 người dân kéo  cỗ xe tượng trưng cho 20 năm mà Tổng bí thư Lê Duẩn sau ngày ‘đại thắng mùa xuân’ (30-4-1975) đã dõng dạc tuyên bố tại khán đài lộ thiên trước Dinh độc lâp Saigon (nay là Hột Trường Thống nhất) trong một cuộc biểu tình ăn mừng chiến thắng (người viết có mặt), đại ý rằng ‘Đảng ta, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đã đánh đuổi phát-xít Nhận, thực dân Pháp và đánh thắng đế quốc Mỹ , thì đảng ta nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta trong vòng từ 15 năm đến 20 năm nữa”.

 

Thực tế quả thực ông Lê Duẩn đã tiên liệu đúng về thời gian tối đa 20 năm xây dựng XHCN. Thế nhưng sai về kết quả công cuộc xây dựng thử nghiệm mô hình XHCN sau 20 năm (1975-1995) đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn; vào đúng lúc Liên Xô tổ quốc XHCN và toàn hệ thống các nước XHCN Đông Âu sụp đổ (1989-1991) phải chuyển đổi ngay qua chế độ dân chủ, kinh tế thị trường tư do tư bản chủ nghĩa. Lập tức, ‘Đảng ta’ vội xin cầu hòa với Trung Quốc (tổ quốc XHCN thứ hai) qua Hội nghị Thành Đô năm 1990,nối lại quan hệ ngoại giao vốn bị cắt đứt 10 năm sau khi Trung Quốc ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ vào đầu năm 1979; và gài thế cho CSVN ngã sấp mặt và sa lầy 10 năm tại Kampuchia (1979-1990). Sau đó, theo gương Trung Quốc thực hiện ‘chế độ XHCN cải tiến’ bằng con đường mà lãnh tụ cộng đảng Trung Quốc Đặng Tiểu bình gọi bóng gió “mèo trắng (tư bản) hay mèo đen ( XHCN) không quan trọng, miễn là mèo đó bắt được chuột”. Việt cộng thì gọi là chính sách ‘Mở cửa’ làm ăn theo ‘kinh tế thị trường, định hướng XHCN’ (ngụy biện để che đậy thất bại vĩnh viễn XHCN), với các nước ‘tư bản chủ nghĩa không rãy chết’(như lý luận Marxist- Leninnists) ; đứng đầu là ‘đế quốc Mỹ, tên đế quốc xừng xỏ hung hãn nhất của thời đại’, như đảng ta từng ‘phán’.

 

Thực tế sau đó đã  được Mỹ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, kéo theo nhiều nước tư bản lớn nhỏ đầu từ vào Việt Nam. Từ đó và nhờ đó, với vai trò chủ đạo giúp đỡ của Hoa Kỳ,  sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, Việt Nam đã phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế để có bộ mặt phôn vinh như hôm nay…

 

Thế nhưng, Đảng CSVN và chế độ CHXHCNVN đã bị tiêu vong từng bước về bản thể, trong ‘môi trường mật ngọt kinh tế thị trường’ sau một quá trình diễn biến hòa bình ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể’, từng được Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở cán bộ đảng viên nhiều lần cần đề cao cảnh giác trước cái gọi là ‘âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”.

 

Tuy nhiên, thực tế diễn biến hòa bình vẫn xẩy ra và tăng tốc theo ‘độ ngọt của kinh tế thị trường’, không cưỡng lại được; để rồi sau một qua trình thời gian thích hợp, theo quy luật duy vật biện chứng ‘lượng đổi (CS tiêu vong), chất đổi (hình thành chất dân chủ) như nước sôi đến 100 độ C thì bốc hơi.Diễn biến này phù hợp với đối sách hậu chiến của Hoa Kỳ với Việt Nam. Vì thế bài viết của Vũ Hợp Lân đã lên án, trách cứ sai rằng VOA và RFA đã đi ngược với đối sách của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam. Ông Lân viết:

Vào thời điểm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020), nhiều chương trình, hoạt động thiết thực đã được tổ chức trang trọng tại hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các bộ, ngành liên quan đã trao đổi thư, điện mừng, tổ chức gặp mặt kỷ niệm…. Tuy nhiên, ngược lại chiều hướng tích cực đó, VOA, RFA lại đưa ra thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, xúc phạm Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là việc làm hết sức khó hiểu, cần phải lên án, vì VOA, RFA đã ngang nhiên đi ngược quan điểm, cam kết của lãnh đạo, chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam…’

Thế nhưng, đúng như chúng tôi đã lý luận và chứng minh nhiều lần bằng thực tiễn, được trình bày trên diễn đàn này của VOA cũng như ‘Diễn đàn Thiện ý’ và facebook cá nhân ‘Thiện Ý Nguyễn’, được nhiều ngươi công nhận.Rằng đối sách hậu chiến của Hoa Kỳ với Việt Nam là nhằm giúp đưa Việt Nam hội nhập ‘hệ thống kinh tế thế giới mới’ hay nền ‘Trật tự kinh tế quốc tế mới’ hoặc ‘chiến lược toàn cầu mới mới’ hậu Chiến tranh Lạnh (Với hai nôi dung chính: Thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế, dân chủ hóa toàn cầu các chế độ độc tài về chính trị…). Đồng thời muốn dùng môi trường ‘mật ngọt kinh tế thị trường’ (mật ngọt chết ruồi theo ý nghĩa tục ngữ VN) để cải tạo chế độ CSVN thành công cụ chiến lược mới trong vùng, để gián chỉ tham vọng bành trướng bá quyền Trung Quốc.

 

Ngày 23-7-2020 vừa qua, tại thư viện mang tên cố Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, trong bài phát biểu quan trọng  của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pmopeo, nói về đối sách quyết liệt mới đây của Hoa Kỳ với Trung Quốc, ông nói: Hoa Kỳ không còn có thể bỏ qua những khác biệt chính trị và ý thức hệ cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…’ .

 

Nhưng Việt Nam khác Trung Quốc, vì chế độ chính trị Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Thực tế giờ đây sau 25 thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam đi vào con đường “Mở cửa”;  quả thực đảng CSVN giờ đây chỉ còn là ‘đảng đỏ vỏ (CS) và xanh lòng (TB)’; và chế độ CHXHCNVN thực chất nay chỉ còn là “chế độ đỏ vỏ (CS) xanh lòng (TB)”. Hay nói theo ngôn ngữ y khoa ‘chế độ CHXHCNVN’ nay đã ‘chết lâm sàng’ (chết trên giường bệnh), chỉ còn chờ ngày mai táng khi tiến trình dân chủ hóa Việt Nam kết thúc trong một tương lai không xa.

 

Chúng tôi nói và viết thế có đúng không, thưa tác giả Vũ Hợp Lân và báo Nhân Dân? Ông Lân đã sai rồi khi viết ‘những người có trách nhiệm ở VOA như muốn “mượn mồm bạn đọc làm báo”(miệt thị chúng tôi?) để xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”.

 

Thế nhưng bài viết của chúng tôi có khách quan, có ‘xuyên tạc, hạ thấp vị thế của Việt Nam, nói rằng chủ nghĩa xã hội đã “thất bại”…’ hay không, thì chỉ có các bạn đọc chân chính, không phải là dư luận viên (ăn cơm chúa (đảng) múa tối ngày) mới có nhận thức, đánh khách quan được.Phải không ạ?

 

Thiện Ý

Houston, ngày 7-8-2020