Sunday, November 1, 2015

Bạn đọc làm báo Viết về và viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng



Bạn đọc làm báo

Viết về và viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam

Một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Ngày 11-10-2015 trên trang mạng Bauxite Việt Nam có đăng tải bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” của ba đảng viên Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu và Huỳnh Kim Báu. Nội dung bài viết đưa ra lý do thành lập, mục đích và phương cách hoạt động của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng (CLBLHĐ) do 3 nhân vật này lập ra.
Đọc xong “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần đưa ra một số nhận định về nội dung bài viết này.
I - Đôi điều về những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Trong ba người chúng tôi chỉ quen biết hai người là Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên quán Chợ Cầu, Hóc Môn, cựu sinh viên Y khoa Sài Gòn) và Huỳnh Kim Báu (nguyên quán Quảng Đà, cựu sinh viên Văn khoa Sài Gòn). Lê Công Giàu thì chúng tôi không quen biết, chỉ nghe tên và thấy hình ảnh qua báo chí, chưa một lần giáp mặt.
Cả ba đảng viên CSVN nói trên từng tham gia cái gọi là “Phong Trào thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ cứu nước” (Từ đây xin viết tắt là Phong Trào). Qua Phong Trào này, họ đã được “Giác ngộ lý tưởng cộng sản” và được kết nạp vào đảng CSVN trong thời kỳ còn hoạt động bí mật trước năm 1975. Sau năm 1975, cả ba nhân vật này đều được nắm các chức vụ có tiếng trong bộ máy đảng và nhà nước chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Huỳnh Tấn Mẫm từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, rồi Đại biểu Quốc hội đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Sau đó được cho đi học ở Liên Xô lấy bằng Tiến sĩ chính trị học để sau khi tốt nghiệp về dạy ở trường đảng. Huỳnh Kim Báu được đảng phân công cho giữ chức Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước, để quản lý “giới trí thức ngụy” trong thành phố Sài Gòn mới đổi tên thành HCM. Sau đó còn làm thêm chức vụ chính quyền nào nữa, chúng tôi không rõ. Có lẽ cả ba sáng lập viên CLBLHĐ này, nay đã về hưu, nhưng vẫn còn sinh hoạt đảng, vì không thấy công khai tuyên bố ra khỏi đảng như Lê Hiếu Đằng.
II - Viết cho những người sáng lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng một số nhận định 

Sau khi đọc nội dung bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, chúng tôi thấy cần viết cho những người sáng lập Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu một số nhận định sau đây:
1 - Chúng tôi rất thất vọng và lấy làm tiếc, là cho đến giờ này, mà các anh vẫn chưa nhìn ra được thực chất của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng vừa qua tại Việt Nam (1954-1975), vẫn không nói lên sự hối tiếc, ăn năn về một quá khứ sai lầm đã tin theo Việt Cộng gây hại cho đất nước, mà nay lại viết một cách tự hào rằng “Anh Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết của chúng tôi, những người từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng. Lê Hiếu Đằng đã hiến dâng cả cuộc đời từ lúc còn thanh niên cho đến khi nằm xuống ở tuổi 70 cho lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giành lại độc lập cho đất nước, tự do dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân…”
Chúng tôi xin nhắc các anh, thực chất của cuộc nội chiến mà mọi người Việt Nam yêu nước đã nhìn ra ngay từ đầu và cảm thấy đau xót, đó là một cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng, do Cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ phát động, tiến hành dưới chiều bài “Chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc”, thống nhất đất nước, với công cụ quân sự, chính trị là “Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Trong cuộc chiến “cốt nhục tương tàn” này, cả hai chính quyền Bắc-Nam đều bị ngoại bang sử dụng như những công cụ chiến lược một thời, đất nước trở thành bãi chiến trường tiêu thụ cho hết những vũ khí tồn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm thêm các loại vũ khí mới cho cả hai phe cộng sản quốc tế và tư bản toàn cầu; nhân dân Việt Nam hai miền đã là nạn nhân khốn khổ trong cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt”, đẫm máu này. Có khác chăng là chính quyền độc tài đảng trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở Miền Bắc lúc đó, đã là công cụ tri tình (chủ động tình nguyện làm công cụ) cho cộng sản quốc tế, cầm đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Hoa, nên đã chủ động phát động cuộc nội chiến. Còn chính quyền chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở Miền Nam chỉ là công cụ ngay tình (bị động, bị buộc làm công cụ) cho phe tư bản chủ nghĩa (hay còn gọi là Thế giới Tự do), đứng đầu là “đế quốc Mỹ” như các anh quen gọi, trong một cuộc chiến tự vệ hay ủy nhiệm của ngoại bang.
Thực chất trên, chúng tôi cho là Lê Hiếu Đằng, người bạn chiến đấu của các anh đã nhìn ra tuy có trễ, nhưng chưa muộn (trước khi nhắm mắt lìa đời) để có những nhận thức và hành động công khai chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của mình, chứ không như các anh cho rằng Lê Hiếu Đằng “Cho đến khi mắc bệnh hiểm nghèo, vào những phút cuối cùng trên giường bệnh anh vẫn son sắt một lòng vì lý tưởng cao đẹp đó (lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, vốn là lý tưởng cộng sản đưa ra để mê hoặc các anh và nhiều người)…”
2 - Phải chăng vì không hiểu thực chất của cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt” này (1954-1975) dưới sự lèo lái của ngoại bang, mà các anh không cảm thấy ân hận và đau xót trước nỗi đau chung của cả dân tộc, lại vẫn tỏ ra tự hào về quá khứ sai lầm, khi khoe mình là “những người từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng…”.Thế chế độ độc tài đảng trị ở Miền Bắc lúc đó do thực dân và đế quốc nào nuôi dưỡng, so sánh với chế độ dân chủ VNCH ở Miền Nam củng thời thì sao, chế độ nào tốt đẹp hơn đã cho các anh điều kiện thuận lợi ăn học, khôn lớn; và chế độ hậu thân của nó hiện nay (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã và đang gây họa cho dân, cho nước như thế nào, các anh có biết không?
Đúng ra lúc này, các anh phải “phản tỉnh”, cúi mặt sám hối về những sai lầm quá khứ đã lỡ tin, theo và hành động theo Đảng CSVN như những kẻ đồng lõa, gây hậu quả nghiệm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho dân, cho nước. Ít ra các anh cũng phải làm được như “Lê Hiếu Đằng là bạn chiến đấu thân thiết” của các anh trước khi nhắm mắt, dù có trễ cũng chưa muộn.
3 - Tại sao các anh đã không làm được như Lê Hiếu Đằng mà lại dám nhân danh Lê Hiếu Đằng đứng ra thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Phải chăng các anh chỉ muốn lợi dụng tên tuổi và sự can đảm của Lê Hiếu Đằng để đánh bóng tên tuổi của mình, nhưng lại không có can đảm công khai “phản tỉnh” viết lên sự hối tiếc về một quá khứ sai lầm đã theo đảng cộng sản và bằng hành động dứt khoát ly khai khỏi đảng CSVN như Lê Hiếu Đằng đã làm. Vì “tình thế cách mạng chưa chín muồi” ư? Tại sao các anh không dám góp phần tạo ra “tình thế chín muồi” như Lê Hiếu Đằng kêu gọi? Phải chăng các anh không dám có thái độ dứt khóat và hành động quyết liệt như Lê Hiếu Đằng vì sợ nguy hiểm cho bản thân, gia đình (bị bắt bớ tù đầy...) sợ mất hết đặc quyền, đặc lợi hiện có của những cán bộ về hưu?
Dường như các anh đang chọn cách ứng xử của các cán bộ đảng viên đi trước, tìm sự an toàn cho bản thân và gia đình, nên chỉ thể hiện sự “phản tỉnh nửa vời” sau khi về hưu, không còn nắm quyền lực, mới dám lên tiếng phê bình mạnh mẽ những tiêu cực, sai lầm của một số cá nhân lãnh đạo, vẫn ở mức độ phê bình nội bộ, đụng nhẹ đến chính sách sai lầm, tránh né tối đa để không bị kết tội là những phần tử đối kháng, phản đảng, phản động chống chế độ. Hay là các anh muốn noi gương người bạn chiến đấu Lê Hiếu Đằng chỉ đến phút chót nằm trên giường bệnh mới dám có nhận thức và hành động dứt khoát, quyết liệt chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn” của mình?

4 - Phải chăng vì sợ nguy hiểm và tạo vỏ bọc an toàn cho chính mình, nên giờ đây dù đã phản tỉnh về nhận thức (những sai lầm bản thân, sai lầm của đảng và chế độ CS) nhưng vẫn dấu mặt, không dám có hành động quyết liệt, dứt khoát công khai như Lê Hiếu Đằng (công khai nói lên nhận thức sai lầm qua khứ, ra khỏi đảng, kêu gọi mọi người chống chế độ độc tài, xây chế độ tự do dân chủ…).
Vì vậy mà giờ đây, các anh muốn noi gương Lê Hiếu Đằng, nhưng lại không vượt qua nỗi sợ hãi, nên thay vì thành lập ngay một chính đảng đối lập xây dựng với đảng CSVN, (Đảng Dân Chủ Xã Hội) như ước muốn chưa đạt của người đã khuất, các anh chỉ thành lập “Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng”, nhưng bằng mọi cách che chắn sao cho cá nhân và CLBLHĐ không bị “Đảng và Nhà Nước Ta” coi là một tổ chức “phản động” chống chế độ mà trấn áp, triệt hạ?
Chẳng thế mà các anh đã sử dụng tối đa kỹ thuật “viết và lách” trong bài “Đôi điều về câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng” được công bố như một đề cương hay tuyên bố thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Chẳng hạn khi viết về “Mục tiêu hoạt động của CLBLHĐ” các anh đã tránh né không dám đụng chạm đến đảng và chế độ độc tài toàn trị CSVN, nên đã viết một cách chung chung về đối tượng đấu tranh chỉ là để “chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ…”. Các anh viết:
“Có một Lê Hiếu Đằng tỉnh táo sáng suốt chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc để cống hiến hết sức mình mới có một Lê Hiếu Đằng can trường và dũng cảm trong cuộc đấu tranh hôm nay chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ, nhu nhược và hèn nhát trước chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, kẻ thù xâm lược đã phơi bày dã tâm của chúng, hòng tìm kiếm chỗ dựa cho cái ghế quyền lực đã lung lay…”
Và như chưa đủ độ an toàn cho cá nhân các anh, trong phần “Phương thức hoạt động của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” các anh đã dùng danh từ “định chế” thay vì “tổ chức” chính xác hơn về mặt ngữ pháp, và chỉ dám dùng danh từ tổ chức trong cụm từ ám chỉ CLBLHĐ là “tổ chức xã hội dân sự”, khi xác định CLBLHĐ “Là một định chế được hình thành bởi ý thức tự nguyện của những trí thức và công dân yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hoạt động dưới hình thức của một tổ chức xã hội dân sự…”. Xin hỏi các anh ý nghĩa của những từ ngữ “Những trí thức và công dân yêu nước” là hai hay là một thành phần? Trí thức có phải là công dân yêu nước hay ngược lại?
Đồng thời với ý nghĩa gì khi các anh viết những dòng chữ này “Mọi thành viên Câu lạc bộ đều có thể có những nhận thức và những hoạt động, lời nói không giống nhau và có thể giữ quan điểm độc lập của mình, nhưng không được nhân danh Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng để hành động và phát ngôn, đặc biệt là những hoạt động và phát ngôn mang tính quá khích, cực đoan gây nên những hệ luỵ không đáng có, đi ngược lại với mục tiêu của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng…”.
Nếu chúng tôi không lầm, ý các anh muốn như ngầm cam kết với “Đảng ta” là CLBLHĐ sẽ không có những hoạt động chống đảng và cảnh báo với các hội viên CLBLHĐ là không được có lời nói, hành động “mang tính quá khích…cực đoan” (là các hoạt động quyết liệt, công khai chống lại Đảng và nhà nước ta?) gây ra “những hệ lụy không đáng có” (là sợ bị đảng và nhà cầm quyền có cớ đàn áp, bắt bớ tù đầy, phá nát CLBLHĐ?).
Như vậy là các anh, những người sáng lập CLBLHĐ, vẫn chưa vượt ra khỏi sự sợ hãi khi muốn đi vào một cuộc đấu tranh mới, cho cái lý tưởng của Lê Hiếu Đằng mà các anh nêu ra như lý do thành lập CLBLHĐ, nhưng lại không dám hành động quyết liệt như Lê Hiếu Đằng (ra khỏi đảng, có lời nói, hành động đấu tranh đòi dân chủ đa đảng, kêu gọi thành lập đảng đối lập Dân chủ Xã hội…). Chính sự sợ hãi khiến các anh cố làm cho “đảng ta” hiểu rằng, việc thành lập CLBLHĐ vẫn không làm mất lập trường giai cấp, vẫn chung niềm tự hào với đảng về quá khứ (sai lầm) “chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, vẫn trung thành với đảng (không ly khai), không phải để chống đảng mà chỉ “chống lại một bộ phận cầm quyền thoái hoá biến chất phản dân chủ…”, vẫn có chung niềm tự hào quá khứ oai hùng với đảng, bằng cách nêu lên thành tích “từng hoạt động bí mật trong lòng Sài Gòn, từng vào sinh ra tử, nếm trải tù đày tra tấn của một chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng…”.
Thế nhưng chính những dòng viết này đã cho thấy bản chất “anh hùng rơm” của các anh, nếu có chỉ là anh hùng với đảng CSVN, không phải là anh hùng dân tộc. Vì sao trong quá khứ các anh can đảm đến thế, mà nay lại tỏ ra sợ hãi cố gắng che đậy ý đồ thực sự của mình khi thành lập CLBLHĐ?
Vì trong quá khứ, sở dĩ các anh dám “vào sinh ra tử, nếm trải tù đày” vì biết rằng cái các anh gọi là “chế độ do thực dân và đế quốc nuôi dưỡng”, nếu hoạt động chống chế độ này, có bị bắt cầm tù, cũng được an toàn cá nhân (nên các anh mới sống sót đến hôm nay để có cơ hội nắm chính quyền, khoe khoang, tự hào?), không bị đối xử tàn tệ và dễ mất mạng như dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản mà các anh đã lầm lạc, tin theo. Phải chăng giờ đây thực tế đã cho các anh biết rõ bản chất độc ác, vô nhân của chế độ hiện tại như thế nào, nhưng chỉ có dấu hiệu “phản tỉnh nửa vời”, vì “sợ” nên còn dấu mặt, dù thâm tâm đang muốn tiêu diệt nó, nhưng lại không dám cống khai chống lại nó, vì sợ các công cụ “chuyên chính” (công an, quân đội, nhà tù, pháp trường…) của chế độ nghiền nát; các anh, sợ phải vào tù, sợ mất quyền lợi, bổng lộc và di hại cho gia đình, người thân?
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi đề nghị các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu, hãy vượt qua sự sợ hãi, để làm theo những lời trăng trối cuối đời của một người “bạn chiến đấu thân thiết”, là thay vì thành lập câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng, các anh hãy mạnh dạn làm điều mà anh Lê Hiếu Đằng trước khi chết đã kêu gọi, muốn làm nhưng không kịp, là thành lập ngay “Đảng Dân chủ Xã hội” như một chính đảng đối lập và đối trọng với đảng CSVN. Các anh hãy vận dụng mọi tư thế thuận lợi, “hào quang của quá khứ”, qui tụ những người bạn chiến đấu cũ trong phong trào còn tâm huyết và năng lực làm nòng cốt, thu hút đông đảo các thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia tạo thành một chính đảng mạnh, chuẩn bị đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử trong chế độ dân chủ đa đảng ở một tương lai không xa. Tương lai này đang ở trong tầm tay. Chúng tôi tin là đa số đảng viên đã nhìn thấy và chính những người lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN cũng đã nhìn ra (nên sẽ không còn dám trấn áp cá nhân và các tổ chức dân chủ như 10 hay 20 năm trước đây), mà sẽ biết cách chuyển đổi từ chế độ độ tài độc đảng hiện nay qua chế độ dân chủ như thế nào để “hạ cánh an toàn” cho chính đảng CSVN, không gây xáo trộn chính trị và bất ổn xã hội, nguy hại cho đất nước.
Bởi vì, đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa chính trị (dân chủ), kinh tế (thị trường tự do hóa) không thể đảo ngược. Tiến trình chuyển hóa chế độ độc tài, độc đảng qua dân chủ đa đảng ở Việt Nam theo qui luật “lượng đổi, chất đổi” đã tích lũy gần đủ “lượng dân chủ” để đổi “chất độc tài “ qua “chất dân chủ”, như nước đun sôi đến 100 độ phải bốc hơi; hay thời gian cần và đủ cho con ngài biến thái lột xác thành con bướm. Đó là qui luật khách quan mà ý chí chủ quan của con người không ai có thể cưỡng lại được.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.



Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Nhận định: KỊCH BẢN NÀO CHO TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.



Nhận định:
KỊCH BẢN NÀO CHO TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Thiện Ý

     Chiều ngày 11/10/2015, Tổng Bí Thư đảng CSVN  Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong phiên họp bế mạc Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN lần thứ 12 (TU12), Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải quyết xong và phải chờ đến TU13 hay TU14. Ông nói "Bộ Chính Trị và Tiểu ban Nhân sự...tiếp tục xem xét, rà soát...để báo cáo TU xem xét, quyết định tại các HNTU tiếp theo" (bit.ly/1FZHqQW).
      Như vậy là sau Hội Nghị Trung Ương 12 của đảng CSVN khai mạc vào ngày 5-10-2015 và kết thúc 6 ngày sau đó, vẫn chưa tìm được sự thống nhất về nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ máy đảng (Tổng Bí thư, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư) và nhà nước Việt Nam (Thủ Tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội) thường được gọi là “Bộ tứ quyền lực”, mà trong bài này chúng tôi gọi là “Tứ trụ triều đình” cuối cùng của đảng CSVN. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận từ hội nghị trung ương lần thứ 11 của Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng 5-2015, nhưng đã không đưa đến kết quả nào.
      Nay người ta nói đến và chờ đợi phải họp thêm vài Hội Nghị Trung Ương như 13 hay 14 nữa, nhanh nhất cũng phải là sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình,dự trù vào tháng 10, mới được phát ngôn viên chính phủ báo đổi lại vào tháng 11  và Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, dự trù cũng vào tháng 11 năm 2015, nếu không có gì thay đổi (Vì cho đến lúc này vẫn chưa có xác định ngày giờ cụ thể).
    Vậy kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng CSVN? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bầy:

I/- VÌ SAO ĐẢNG CSVN VẪN CHƯA HÌNH THÀNH ĐƯỢC TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG TẠI VIỆT NAM?
     Sự thể trên đã phản ảnh tình trạng tranh dành quyền lực gay gắt trong nội bộ đảng CSVN giữa hai khuynh hướng đối ngoại chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ. Đồng thời cũng là nguyên nhân đưa đến sự ách tắc trong vấn để chọn lựa các nhân sự lãnh đạo hàng đầu trong bộ tứ quyền lực hay tứ trụ triều đình của chế độ độc tài, độc đảng hiện nay tại Việt Nam.
     Nếu chọn đồng chí Trung Quốc là chỗ dựa quyền lực, đảng CSVN phải tiếp tục chịu nhục và mang tiếng “hèn với giặc, ác với dân”; phải tiếp tục theo đuổi chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung  về đối ngoại  để vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng hiện nay về đối nội, ít ra là trong 5 năm tới kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN (2016-2021). Hệ quả là  đảng CSVN tiếp tục hưởng lợi độc quyền thống trị, không sợ Trung Quốc ra đòn trừng phạt, bóc trần những hành vi bán nước hại dân của đảng CSVN, nhưng hại là Việt Nam tiếp tục phải quỵ lụy và chấp nhận sự lấn áp từng bước, nhiều mặt của Bắc Kinh, trong đó có sự lệ thuộc chính trị, kinh tế và nghiêm trọng nhất là việc lấn chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 
     Nếu dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung về đối ngoại và về đối nội là phải chấm dứt chế độ độc tài độc đảng chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng trong vòng 5 năm tới, kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN. Hệ quả là đảng CSVN sẽ không còn tự quyết nắm quyền thống trị độc tôn sau 5 năm nữa và muốn tồn tại, tiếp tục nắm quyền trong chế độ dân chủ đa đảng phải thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do với các chính đảng khác trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật pháp dân chủ đa đảng (vì thế chúng tôi tiên đoán “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng CSVN là thế).
     Vậy sự chọn lựa này liệu có thể đưa đến sự trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung Quốc gây hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho Việt Nam, như  lo ngại làm lý cớ  cho khuynh hướng muốn chọn đồng chí Trung Quốc làm chỗ dựa quyền lực, để tiếp tục chính sách đối ngoại đi dây giữa Trung- Mỹ hay không? Câu trả lời của khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ là dù có hay không vẫn có lợi cho nhân dân, dân tộc, đất nước Việt Nam trong tương lai lâu dài.Vì một khi dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước các đòn trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung quốc và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam đương đầu và khắc phục mọi hậu quả ( chứ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh không để mặc cho Trung Quốc bắt nạt Việt Nam như trong chính sách đi dây Trung-Mỹ  như bao lâu nay). Trên thực tế, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong vùng đã và đang có những hành động cụ thể, khả tín, cương quyết chống lại các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, ra mặt công khai yểm trợ các quốc gia trong vùng đang bị Trung Quốc lấn áp, trong đó có Việt Nam (Phải chăng là phần mở đầu thực hiện những cam kết ngầm của Hoa Kỳ,sau chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, từng được coi là có khuynh hướng thân Trung Quốc, như là cảnh báo với Bắc kinh, rằng đảng CSVN sẽ chọn đồng minh Hoa Kỳ nếu đồng chí Trung Quốc tiếp tục áp chế Việt Nam ?).
      Thành ra, chính những mâu thuẫn trên đây giữa hai khuynh hướng chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ đã là nguyên  nhân chủ yếu đưa đến bế tắc trong việc chọn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước CSVN. Vì chính những khuôn mặt nắm giữ các chức vụ hàng đầu, thường gọi là bộ tứ quyền lực, như Tổng Bí Thư đảng CSVN, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội và Thủ Tướng Chính Phủ; cũng như các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và các Ủy viên Trung ương đảng CSVN, sẽ  được Đại Hội 12 của toàn  đảng CSVN  bầu chiếu lệ nay mai, theo danh sách đề cử của các Hội nghị trung ương, sẽ cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên thắng thế hay  tạm thời phải thỏa hiệp.
     Vậy  ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế?

II/- KỊCH BẢN NÀO CHO TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH CUỐI CÙNG CỦA  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?
     Theo một bài viết khả tín của ông Trung Điền,  thì trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo đảng CSVN là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,...và phe ông Trọng (thân Tầu) đang tìm cách không cho phe ông Dũng (thân Mỹ) dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ phương án này có được TU12 thảo luận hay không.
     Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, Bộ Chính Trị đã trình Ban Chấp Hành Trung Ương ba phương án:
-        Phươn án 1: nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm quan hệ đối ngoại, chọn nguời có kinh nghiệm điều hành quản lý để nắm Tổng Bí Thư. Dự kiến Tổng Bí Thư (TBT) là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng (TT) là Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nước (CTN)  là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch Quốc Hội (CTQH) là Phạm Quang Nghị.
-        Phương án 2: nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong Bộ Chính Trị (BCT) là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng . Dự kiến: TBT là Nguyễn Tấn Dũng, TT là Trần Đại Quang, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
-        Phương án 3:theo đề nghị của Tiểu Ban Nhân Sự, chủ yếu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ Chức TU Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp Hành Trung Ương (BCHTU) bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCHTU. Dự kiến: TBT là Trần Đại Quang, TT là Nguyễn Xuân Phúc, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân

     Theo nhận định của chúng tôi, ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế,sẽ có câu trả lời trong Hội Nghị BCHTU cuối cùng trước Đại Hội 12 của đảng CSVM vào tháng 1-2016, diễn ra sau chuyền đi Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình và Thổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Chúng tôi dự kiến 3 kịch bản:
 
1.-Kịch bản 1: Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, căn cứ trên những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong khi vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn bất khả tín của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, căn cứ trên những hành động thực tế ngày càng gia tăng lấn áp, xâm lược Việt Nam theo kiểu “ tằm ăn dâu”của Trung Quốc trong quá khứ.
     Trong trường hợp này, đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng lúc nắm các chức vụ Tổng Bí Thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương và Chủ tịch nước. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao đương nhiệm Phạm Bình Minh sẽ là Thủ Tướng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người cùng khuynh hướng khác, nếu NTD chia quyền ) , Chủ tịch Quốc Hội Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người cùng khuynh hướng khác) .

2.- Kịch bản 2: Khi khuynh hướng chọn đồng minh hoa kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Tầu cũng đồng ý chọn đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn  tin vào những lời hứa hẹn mật ngọt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh mất mặt, nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để ngụy trang cho một chính sách đối ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất.
     Trong trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Tầu có thể thỏa hiệp chọn một trong hai Phương án đầu của 3 Phương án trình bầy trong bài viết của tác giả Việt Dũng ở trên về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.

 3.- Kịch bản 3:Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyêt đối hay tương đối, do trong cả hai khuynh hướng vẫn có nhiều người nghi ngại không tin  vào những tái cam kết và hứa hẹn thêm qua hai nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Hoa Kỳ khi đến Việt Nam, để được đa số tuyệt đối trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN (Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, các Uy vien TU), thì  phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên mới khả thi, như  tác giả Trung Điền đề cập trong bài viết của mình như đã nêu trên.

III/- KẾT LUẬN.
     Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước độc tài độc đảng hiện nay tại Việt Nam sẽ thể hiện  chiều hướng chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau Đại Hội Toàn Đảng CSVN lần thứ 12 dự trù vào tháng Giêng 2016 tới đây.
     Nếu căn cứ vào những chuyển tình hình thực tế Việt Nam tương quan với những biến chuyển tình hình quốc tế cũng như khu vực, đa phương cũng như song phương tác động vào nội bộ đảng CSVN, có ảnh hưởng quyết định đối với chiều hướng tương lai Việt Nam, thì cho đến lúc này chúng tôi dự kiến ba điều:
     - Một là khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ đang thắng thế nhờ được sự hậu thuẫn của tuyệt đại đa số đảng viên các cấp của đảng CSVN và  hầu như toàn dân Việt Nam đều hướng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Khuynh hướng  thân Tầu đành phải chấp nhận đồng tình đi theo khuynh hướng chọn đồng minh Mỹ và chỉ đòi hỏi chia ghế chia phần thế nào, với một đối sách ra sao để  tránh được những thiệt hại quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đòn trừng phạt của Trung quốc đối với Việt Nam.
     - Hai là, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến  vào giai đoạn cuối cùng tiến trình dân chủ Hóa Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 20 năm qua (1995-2015). Vì vậy chúng tôi đã tiên đoán bộ tứ quyền lực lần này là “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng đảng CSVN là vậy.
     - Ba là gần như chắc chắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm sẽ là Tổng Bí Thư đảng CSVN. Nhân sự trong các cơ quan đầu não đảng và nhà nước được sắp xếp theo thế cài răng lược, nhưng đa số chiếm ứu thế vẫn là các nhân vật thuộc phe thân Mỹ. Nguyễn Tấn Dũng có thể là một Mikhail Gorbachev của Việt Nam và Đại Hội Toàn Đảng CSVN lần thứ 12 sẽ là Đại Hội cuối cùng với  tư thế nắm quyền  độc tôn trong chế độ độ tài, độc đảng, dù vẫn tồn tại trong chế độ dân chủ , đa đảng trong tương lai tại Việt Nam (Tương tự như Đại Hội Toàn Liên Bang Xô-Viết lần thứ 19 năm 1988 của Đảng Cộng Sản Liên Xô, là Đại Hội cuối cùng để 3 năm sau đó (1988-1991) chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng như hiện nay)./.

Thiện Ý
Houston, ngày 18 tháng 10 năm 2015

*Xin lưu ý: Có thể vào: VOAtiengviet.com để đọc thêm ý kiến phản hồi của độc giả.