HỆ QUẢ CỦA MỘT PHÁN QUYẾT
VỀ QUYỀN MIỄN TỐ TUYỆT ĐỐI CHO MỘT TỔNG
THỐNG.
Thiện Ý.
Hiện tại Tối cao pháp
viện Hoa Kỳ đang thụ lý vụ thượng tố bản án phúc thẩm đã bác khước thỉnh cầu về
quyền miễn tố tuyệt đối (absolute immunity)về các hành động vi phạm pháp luật của
một Tổng thống Hoa Kỳ hành xử trong suốt nhiệm kỳ.
Theo công luận thể hiện
qua các phương tiện truyền thông, căn cứ trên những phát biểu của các vị thẩm
phán Tối cao pháp viện Hoa Kỳ theo hai khuynh hướng bảo thủ (Cộng hòa) và khuynh hướng cấp tiến (Dân chủ) đã có những suy đoán trái chiều
về một phán quyết chung thẩm về quyền miễn tố tuyệt đối dành cho một Tổng thống
đương nhiệm hay đã về hưu.
Vậy nếu Tối cao pháp viện
Hoa Kỳ đưa ra một phán quyết cho một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm hay đã về
hưu được quyền miễn tố tuyệt đối. Nghĩa là bất cứ hành vi nào của Tổng thống
trong suốt hiệm kỳ 4 năm, dù vi phạm Hiến pháp và pháp luật, vì lợi ích quốc
gia hay không, đều được miễn tố?
Nội dung bài viết này
muốn đưa ra những hệ quả nếu có một phán quyết chấp nhận quyền miễn tố tuyệt đối
cho một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm.Nghĩa là bất cứ hành vi nào của Tổng thống
trong suốt nhiệm kỳ, dù vi luật (Hiến
pháp và các luật lệ quốc gia) đều không thể bị truy tố trước pháp luật,
ngay cả sau khi về hưu.
Theo nhận định của
chúng tôi, dưới cái nhìn của một công dân bình thường thuần túy về mặt lý tính
(khác cảm tính), một phán quyết như trên sẽ đưa đến những hệ quả pháp lý và thực
tế sau đây:
I/-
HỆ QUẢ VỀ MẶT PHÁP LÝ.
Không chỉ giới luật
gia, những người am tường luật pháp phổ thông, mà một công dân bình thưởng, có
chút hiểu biết về luật pháp, cũng thấy
rõ hệ quả về mặt pháp lý là sự vi hiến(violate
the constitution),của một phán quyết cho một Tổng thống quyền miễn tố tuyệt
đối.Vi hiến vì:
1.Hiến pháp Hoa Kỳ không có điều khoản
nào
cho phép một Tổng thống đương nhiệm được quyền miễn tố tuyệt đối về bất cứ hành
vi nào lúc đương nhiệm, dù hành vi ấy vi
phạm pháp luật ngay cả khi vì lợi ích quốc gia.
Vi
phạm nguyên tắc tối thượng, phổ quát của luật pháp, là không ai được đứng trên
luật pháp (No body has the right to stand above the
law) bao gồm Hiến pháp và các đạo luật do quốc hội làm ra phù hợp với Hiến pháp.
Và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật(Everyone
is equal before the law).Nghĩa là mọi người dân cũng như viên chức chính quyền
dân sự cũng như quân sự các cấp thuộc Liên bang cũng như Tiểu bang, đều phải
tuân thủ Hiế pháp và pháp luật; mọi vi phạm đều bị chế tài theo luật định.
2.Vi phạm nguyên tắc tam quyền phân lập
của Hiến pháp dân chủ trên nền tảng cộng hòa (chủ
quyền quốc gia thuộc về toàn dân):
(1) Lập pháp:
Quốc hội làm ra các đạo luật phù hợp với Hiến pháp.
(2) Hành pháp:
Chính phủ thực thi Hiến pháp và pháp luật do quốc hội làm ra.
(3) Tư pháp:Hệ
thống Tòa án các cấp Tiểu bang và Liên bang, cao nhất là Tối cao pháp viện các
Tiểu bang và Liên bang Hoa Kỳ, với nhiêm vụ xét xử những vi phạm Hiến pháp và
pháp luật, căn cứ trên Hiến pháp và pháp luật Tiểu bang hay Liên bang.
Nay nếu Tối cao pháp viện
Liên bang Hoa Kỳ ra một phán quyết miễn tố tuyệt đối cho một Tổng thống về mọi hành
vi vi phạm pháp luật trong thời gian đưiơng nhiệm, dù nay đã về hưu.Như thế là
vi hiến (vì Hiến pháp không quy định),
và vi phạm nguyên tắc tam quyền phân lập của Hiến pháp ( Vì Tối cao pháp viện đã tạo là luật miễn tố tuyệt đối cho một Tổng thống
đương nhiệm, ngoài dự liệu của Hiến pháp và sáng quyền lập pháp của Quốc hội…).Giả như Tổng thống đương nhiệm đã có hành động vi hiến ,vi luật vì lợi
ích quốc gia. Tổng thống vẫn phải bị khởi tố trước cơ quan tư pháp có thẩm
quyền (như một số rất ít Tổng thống Hoa Kỳ).Vì
kết tôi hay không kết tội là thẩm quyền xét xử của cơ quan tài phán tư phap
này. Nếu vì lợi ích quốc gia thực sự, Tòa án có thể xem xét kết án, giảm khinh
hay tha bổng sau khi thẩm định theo luật.
II/-
HỆ QUẢ VỀ MẶT THỰC TẾ.
Một phán quyết cho một
Tổng thống đương nhiệm được quyền miễn tố tuyệt đối sẽ dẫn đến hệ quả thực tế
sau đây:
1.-
Phá vỡ một định chế chính quyền của một chế độ dân chủ cộng hòa vốn vận hành ổn
cố, hữu hiệu trên 200 năm qua từ ngày lập quốc
(1787-2024).
Thật vậy, trải qua 44 đời
Tổng thống (1787-2017) đã lãnh đạo
hành pháp theo Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ một cách hữu hiệu.Không ai trong các
vị Tổng thống Hoa Kỳ này đòi hỏi phải cho Tổng thống quyền miễn tố tuyệt đối. Vì ở ngôi vị Tổng thống, là đệ nhất công
dân Hoa Kỳ, các vị tổng thống Hoa Kỳ đều ý thức rằng, hơn ai hết mình phải
tuân thủ pháp luật, không ai có quyền đứng trên luật pháp và mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật.
2.Tạo
tiền lệ nguy hiểm đe dọa sự tồn vững nền dân chủ Hoa Kỳ.
Vì các vị Tổng thống Hoa Kỳ sau này sẽ dễ mất tính cẩn trọng cần thiết khi hành
xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ; mà dễ có hành động chủ quan, bốc đồng, quyết đoán
theo cá tính, coi nhẹ vai trò các cố vấn bên cạnh, dẫn đến hậu quả khó lường
cho người dân và đất nước.
3.-Phá
đổ và làm băng hoại niềm tin của nhân dân Hoa Kỳ đối với một thể chế dân chủ
xây dựng trên nền tảng cộng hòa (chủ quyền quốc gia thuộc vế toàn dân), vận hành theo cơ chế
tam quyền phân lập (để thực thi và bảo
vệ các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền).
Vì rằng, một khi Tổng
thống Hoa Kỳ có quyền miễn tố tuyệt đối, sẽ hành xử ngôi vị Tổng thống như một
vị vua trong chế độ vương quyền, “luật
là ta, ta là luật”, sẽ biến chế dân chủ pháp trị cộng hòa thành chế độ độc
tài cá nhân trị. Điều mà nhiều người dân Hoa Kỳ đang quan tâm lo ngại trước một
phán quyết như vậy của Tòa án tối cao Hoa Kỳ nếu xẩy ra trên thực tế.
Tuy nhiên phần đông
nhân dân Hoa Kỳ vẫn hy vọng mối quan tâm lo lắng trên sẽ không xẩy ra. Vì số
đông người dân Hoa Kỳ, trong đó có chúng tôi, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt đã sống
trên 30 năm trên đất nước dân chủ bậc nhất này, vẫn tin rằng một chế độ cộng hòa dân chủ pháp
trị được thiết định gần 250 năm qua (1787-2024),
từng được coi là mẫu mực tương đối hoàn chỉnh cho nhiều quốc gia ước muốn nói
theo, dù kinh qua nhiều thử thách, nhưng thực tế vẫn trường tồn,vững như bàn thạch,
Thiện
Ý
Houston,
ngày 23-5-2024
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.