Thursday, December 26, 2024

Bạn đọc làm báo Khủng hoảng chính trị và tình trạng vô chính phủ ở Thái Lan sẽ đi về đâu?



Bạn đọc làm báo

Khủng hoảng chính trị và tình trạng vô chính phủ ở Thái Lan sẽ đi về đâu?

Nhân viên y tế xuống đường tuần hành ủng hộ người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok.
Nhân viên y tế xuống đường tuần hành ủng hộ người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ
Khủng hoảng chính trị ở vương quốc Thái Lan đã kéo dài khoảng hơn hai tháng nay với các cuộc biểu tình của quần chúng dưới sự lãnh đạo của cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban và hậu thuẫn ngầm của phe đối lập thiểu số tại Quốc hội Thái. Mục tiêu của các cuộc biểu tình rầm rộ này là nhằm lật đổ chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra thuộc đảng Vì Nước Thái (Puea Thai) chiếm đa số tại Quốc hội, bằng sức mạnh áp đảo của quần chúng, ngoài dự liệu của Hiến pháp Thái Lan.

Hiến Pháp Thái Lan năm 1932 thiết lập chế độ Quân chủ Lập hiến, nhà vua chỉ là biểu tượng và quyền lực chính trị hoàn toàn năm trong tay chính phủ.Theo Hiến pháp Thái Lan dự liệu thì sự thay đổi chính phủ phải thông qua các cuộc bầu cử các đại biểu nhân dân vào Quốc hội.Thủ lãnh phe đa số ở Quốc hội sẽ đứng ra thành lập chính phủ (Quốc hội chế hay Đại nghị chế tương tự như Vương quốc Anh).

Thế nhưng yêu sách của lãnh đạo các cuộc biểu tình Suthep Thaugsuban cho đến nay vẫn là đòi buộc nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức và giải tán nội các, trao quyền lại cho một hội đồng nhân dân gọi là Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) không qua bầu cử, để thực hiện việc giám sát những cải tổ nhằm giảm bớt sự quyền lực áp đảo về chính trị của gia đình bà. Ông Suthep cho biết các cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn tới khi bà Yingluck từ chức và một hội đồng không do bầu cử được thiết lập nhằm thế chỗ bà. Những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài hơn hai tháng qua là  nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của bà và người anh trai Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 khi ông đang công du ở nước ngoài và sau đó bị tòa án xử khiếm diện kết tội tham nhũng và hiện vẫn đang sống lưu vong ở nước ngoài. Những cuộc biểu tình này được phe đối lập  khởi động khi Quốc hội Thái với đa số thuộc đảng cầm quyền của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã thông qua một đạo luật mở đường trở về nước cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Thực ra đây không phải là lần đầu tiên mới có sự thay đổi quyền lực chính trị ngoài dự liệu của hiến pháp. Vì trong quá khứ quân đội Thái Lan từng tổ chức 18 lần đảo chính trong 81 năm tồn tại của nền dân chủ (1932-2013) của một vương quốc này trong vùng Đông Nam Á, với khoảng 70 triệu dân và nền kinh tế phát triển cao trong vùng. Tuy nhiên lần này quân đội Thái vẫn đứng trung lập, còn các lực lượng cảnh sát theo lệnh Chính phủ của Thủ Tướng Yingluck Shinawatra chỉ giữ gìn an ninh trật tự, tự chế tránh đụng độ và không sử dụng vũ lực đối với người biểu tình dù bị khiêu khích. Đồng thời Thủ tướng Yingluck Shinawatra vẫn kiên nhẫn theo đuổi việc giải quyết cuộc khủng hoảng bằng đường lối thương lượng hòa bình để chuyển quyền theo Hiến pháp. Chẳng hạn bà đã giải tán Quốc hội và ra sắc lệnh tổ chức bầu cử vào ngày 2-2-2014 tới đây. Bà Yingluck mới đây, một lần nữa khẳng định không từ chức, rằng Tôi đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng tôi có nghĩa vụ phải thực thi nhiệm vụ theo trách nhiệm của mình sau khi giải tán Quốc hội. Tôi muốn khẳng định lại rằng tôi không tham quyền cố vị nhưng tôi phải giữ ổn định chính trị. Tôi chỉ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền dân chủ.”

Thế nhưng người cầm đầu phe chống chính phủ thuộc đảng Dân Chủ Thái Lan vẫn cự tuyệt, từ chối thương lượng với chính phủ để có thể dời ngày bầu cử đến tháng 5-2014. Sự từ chối này có thể là vì phe đối lập e ngại rằng cuộc bầu cử này sẽ không thay đổi được gì, khi đảng Vì Nước Thái của bà Yingluck vẫn có cơ hội chiếm đa số tại Quốc hội do vẫn được đa số cử tri, nhất là cử tri các vùng nông thôn, ủng hộ do các chính sách kinh tế xã hội của đảng này có lợi cho họ và tầng lớp nhân dân nghèo nơi các thành thị (lực lượng quần chúng Áo Đỏ). Chính vì vậy mà Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cao trào biểu tình (lực lượng quần chúng Áo Vàng) đã mạnh mẽ tuyên bố từ một sân khấu lộ thiên tại quận trung tâm thương mại của Bangkok rằng sẽ “bắt giữ” thủ tướng và các bộ trưởng trong nội các của bà “từng người một”, nếu họ không từ chức trong vòng vài ngày tới.
 
Để thực hiện yêu sách tối hậu này, người lãnh đạo biểu tình đã phát động chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok do phong trào chống chính phủ tiến hành kể từ thứ Hai đầu tuần vừa qua (12/01/2014).Kế hoạch "Đóng cửa Bangkok" là một phần chiến dịch đòi chính phủ phải từ chức trước cuộc bầu cử ngày 2-2-2014. Những người biểu tình tìm cách phong tỏa các tuyến đường quan trọng và lập trại ở nhiều khu vực thuộc địa bàn thủ đô. Họ tuyên bố sẽ cắt nguồn cung điện và quyết không để cho các quan chức chính phủ làm việc. Cho đến nay, chiến dịch “đóng cửa” Bangkok của phe đối lập tại Thái Lan đã bước sang ngày thứ 5, và những vụ bạo lực xuất hiện ngày một nhiều làm người dân nước này không khỏi lo ngại rằng biểu tình kéo dài có thể dẫn đến xung đột bạo lực khiến nhiều người trở thành nạn nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và nền kinh tế quốc gia.
   
Thái Lan thực sự đang trong tình trạng vô chính phủ khi mà phe đối lập muốn dùng sức mạnh quần chúng đông đảo (mặc dù vẫn là thiếu số so với khoảng 70 triệu nhân dân Thái) để giải tán chính phủ hợp pháp ngoài dự liệu Hiến pháp. Người lãnh đạo phong trào biểu tình, Suthep Thaugsuban, đã nói với đám đông rằng  "Trong hai hoặc ba ngày tới, chúng ta phải đóng cửa chính phủ"; và rằng "Nếu không được, chúng ta sẽ bắt thủ tướng và các bộ trưởng. Chúng ta sẽ bắt đầu cắt điện nước ở nhà của họ. Tôi khuyên họ hãy sơ tán con cái của mình". Trong khi quyền lực của chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị đám đông biểu tình coi thường…

Trong khi đó, Quân Đội Thái theo lý là đưới quyền thủ tướng thì bất động và trong tương lai có lẽ chỉ tự động can thiệp khi tình thế bắt buộc để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đi vào bế tắc. Các lực lượng cảnh sát thuộc quyền điều động của chính phủ, nay dường như cũng không muốn thi hành lệnh của thủ tướng bắt giam người lãnh đạo cuộc biều tình Suthep Thaugsuban, vì cho rằng có liên quan đến hoạt động chiếm đóng các bộ của chính phủ là phạm pháp, cũng như một cáo buộc giết người có liên quan đến cuộc trấn áp quân sự đối với người biểu tình đối lập vào năm năm 2010 khi ông này còn là phó thủ tướng, khiến hàng chục người thiệt mạng.
  
Vậy tình trạng vô chính phủ hiện nay sẽ đưa cuộc khủng hỏang chính trị ở Thái Lan đi về đâu?

Theo nhận định của người viết thì cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay chỉ có thể chấm dứt trong hai chiều hướng:
  
Một là phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng theo Hiến pháp của Thủ tướng Yingluck thành công khi được quân đội hậu thuẫn. Nghĩa là lệnh bắt giam những người lãnh đạo các cuộc biểu tình vì các hoạt động chống chính phủ vượt quá quyền dân chủ, vi phạm luật pháp quốc gia được thi hành hiệu quả, với sự đồng tình của quân đội, các cuộc biểu tình tự tan rã, cuộc bầu cử Quốc hội mới ngày 2-2 tới đây sẽ diễn ra và kết thúc tốt đẹp, đảng nào chiếm đa số tại quốc hội sẽ thành lập chính phủ mới, sự ổn định chính trị được tái lập và vận hành bình thường trở lại theo Hiến pháp.
 
Hai là phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng theo Hiến pháp của Thủ tướng Yingluck thất bại, khi không được quân đội hậu thuẫn. Trong chiều hướng này Quân đội Thái Lan theo tiền lệ, lại một lần nữa phải can thiệp để tái ổn định tình hình. Nếu điều này xảy ra, thì trong 81 năm qua, với 18 lần làm đảo chánh, lần thứ 19 này có lẽ là lần đầu tiên Quân đội Thái Lan phải làm một cuộc đảo chánh bất đắc dĩ”, chẳng đặng đừng  phải can thiệp khi tình thế bắt buộc để chấm dứt cuộc khủng hoàng chính trị kéo dài hơn hai tháng quá đã đi vào bế tắc, hầu sớm chấm dứt tác hại nhiều mặt cho nhân dân và đất nước Thái Lan của mình.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.   

Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
Ý kiến
     
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
27.01.2014 06:42
Khủng hoảng chính trị ở Thái lan có liên quan đến vấn đề dân chủ. Ý thức dân chủ là "thiểu số phục tùng đa số" nhưng ở Thái thì không có ý thức đó. Nhìn tấm hình ở trên có thể thấy là người biểu tình khá "vui vẻ". Nói trắng ra, họ đi biểu tình không phải để đòi hỏi quyền lợi mà là để "nhận tiền thuê đi biểu tình".

Suy diễn. 1 nhóm lợi ích nào đấy ủng hộ 1 đảng nào đấy. Đảng nào đấy có 1 vị đảng viên đang làm chức "nghị sỹ phe đối lập". Chính sách của thủ tướng đương nhiệm làm thiệt hại lợi ích của nhóm lợi ích ấy. Tất yếu là, nghị sỹ phe đối lập lên tiếng đòi thủ tướng từ chức, còn nhóm lợi ích ấy thì "khuyến khích" người làm công của họ đi biểu tình (mà vẫn được hưởng lương bình thường) để gây áp lực xã hội.

Cái này gọi là "dân chủ đa đảng nguyên thủy". Ở các nước Anh, Pháp, Mỹ vẫn xảy ra tình trạng tương tự nhưng tinh vi hơn gọi là "dân chủ đa đảng hiện đại". Theo đó, nhóm lợi ích cắt giảm lương và chỗ làm rồi giải thích là họ bị thiệt hại vì đạo luật xyz gì đó do đảng đối lập cầm quyền ban hành. Người lao động cứ thế chờ đến ngày bầu cử mà "hạ cái đảng ấy xuống". Đó là lý do giải thích vì sao chính phủ Mỹ (bất kể do đảng nào cầm quyền) cực kỳ quan tâm đến chỉ số % số chỗ làm tăng lên hay giảm đi.

Mỗi 1 cái đạo luật được quốc hội phê chuẩn luôn làm lợi cho người này và làm thiệt hại người khác. Vấn đề là người được lợi chiếm đa số hay thiểu số. Nếu thiểu số được lợi mà đảng cầm quyền vẫn không "đổ" thì tình trạng dân chủ của nước đó chính là .....(!)

Kẻ nắm quyền lực chính trị (và kinh tế) ở Thái trước thế kỷ 21 là các tướng lĩnh quân đội. Mỗi đảng của Thái do 1 ông tướng làm hậu thuẫn. Không thỏa thuận được với nhau bằng nghị trường thì đảo chính quân sự, đơn giản thế thôi. Đầu thế kỷ 21, Thái lan đột nhiên xuất hiện 1 đảng mới không có quân đội làm hậu thuẫn và đảng này liên tiếp đắc cử trong 2 cuộc bầu cử. Nhiệm kỳ trước, ông thủ tướng "dân sự" này bị quân đội đảo chính. Nhiệm kỳ này, con gái của ông ta, bà đương kim thủ tướng đang bị (quân đội) "đe dọa" truất phế thậm chí còn đe dọa trấn áp con cái của các quan chức phe cầm quyền. Dân chủ đến thế là cùng, y hệt giọng điệu của các chú VNCH lưu vong.

Nhiều người VN chắc hẳn là mơ ước cái nền dân chủ đa đảng nguyên thủy này ? Yên tâm, sẽ có. Nếu ví đảng CS VN như lực lượng quân đội ở Thái, đứng phía sau lũng đoạn chính trị, thì điều kiện ở VN chưa "chín mùi". Chừng nào mà tầng lớp "tư bản đỏ" ở VN chiếm 99% tài lực quốc gia, chừng đó VN sẽ có nền dân chủ đa đảng giống như Thái lan, Campuchia, Indonesia, Philippines, Myanma và VN sẽ có vô số quyền dân chủ, trong đó có cả quyền "thiểu số chống đối và đe dọa đa số". Vì sao nói chắc chắn như thế ? Rất đơn giản. 1 đảng không thể nào thỏa mãn lợi ích của toàn bộ các chú "tư bản đỏ" cùng 1 lúc được vì đạo luật (chính sách nhà nước) luôn luôn và bao giờ cũng làm lợi cho kẻ này và thiệt hại kẻ khác. Tất yếu sẽ hình thành nhiều đảng đại diện cho nhiều nhóm "tư bản đỏ" khác nhau.

Quá trình chiếm hữu 99% tài lực quốc gia này gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Khi quá trình này kết thúc, VN sẽ có dân chủ đa đảng (sướng nhé) và 99% người VN sẽ trở thành "phe áo đỏ" với chính phủ do họ bầu ra có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào bằng những cách thức "phi dân chủ" mà ta đang thấy ở Thái lan.

bởi: Thu Nguyen từ: VA , USA
27.01.2014 04:46
Nếu bà Thủ tướng Thái lan bi, quân đội lật đổ thì rõ ràng quân đội Thaí là một đám quân phiệt trá hình qua 19 lần làm đảo chính để triệt tiêu thể chế dân chủ, tiến đến thể chế CÔN ĐỒ CHỦ .
Thể chế dân chủ Thái lan đã và đang tạo nên một sỉ nhục to lớn cho hơn 90% các Quốc gia theo thể chế dân chủ trên toàn thế giới qua các hình thức: Tổng thống chế, Đại nghị chế hay Quân chủ lập hiến...
Bà Thủ tướng Thái lan do dân gián tiếp bầu lên như là Thủ tướng Anh, Thủ tướng Úc, Thủ tướng Canada...tương đương là một Tổng thống do dân trực tiếp bầu lên trong chế độ Tổng thống chế; ấy vậy ma`tên côn đồ Suthep cùng đồng bọn đòi bắt nhốt hết từ bộ trưởng đến cả Thủ tướng do dân bầu lên hoàn toàn hợp pháp và hợp hiến .
Bà Thủ tướng Thái đã nhượng bộ đến cùng cực, chỉ còn giữ vai trò Thủ tướng tạm thời để điều hành chánh phủ, tổ chức bầu cử lại, vậy mà vẫn bị bọn côn đồ từ chối vì biết chắc sẽ không thắng cử . Bọn nầy không có tư cách gi ngoài tư cách côn đồ, tiếc thay các Quốc gia dân chủ trên thế giới chỉ ỡm ờ cho có lệ
Phải chăng thể chế dân chủ trên toàn thế giới đang bị lung lay, không đủ chính nghĩa để lên tiếng làm áp lực đòi hỏi quân đội Thái lan phải có trách nhiệm thực thi quyền dân chủ của toàn dân Thái . Một việc làm chính đáng như vậy mà không hó hé thì kêu gọi nhân quyền với dân chủ, người dân nào dám đấu tranh ??? Tạo điều kiện cho độc tài Cộng sản đưa ra làm ví dụ điển hình .

bởi: lão khờ từ: cờhoa
26.01.2014 19:59
Chính phủ Thái nên hành xử đúng theo những gì hiến pháp qui định
để tái lập và duy trì an ninh trật tự thủ đô Bangkok.Mọi việc không
thông qua bầu cử như hiến pháp qui định là phạm pháp.Mọi họat
động gây rối an ninh trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến đời sống dân chúng phải lập tức chấm dứt và ngăn chận và trừng phạt theo đúng hiến pháp và luật pháp .

bởi: TRẦN CÔNG LÝ từ: SG-VN
26.01.2014 15:48
Sự kiện nầy, sẽ không bao giờ xảy ra tại VN. Vì sao?
Xin thưa: bản chất người Thái từ chính quyền và đảng phái vẫn là hiền hậu. Đảng Cộng VN hoàn toàn khác.
Đảng CS VN sẽ không bao giờ nhát tay súng với cái gọi là "những kẻ lợi dụng dân chủ gây mất ổn định trật tự, phá hoại an ninh quốc gia", nhất là "chống đảng CS toàn trị đương nhiên là phải chết" theo Bộ luật hình sự của Nhà nước CSVN.
Một đêm tối trời, từ 1 giờ khuya đến 3 giờ 30 sáng, côn an, cảnh sát cơ động, quân đội nhân dân, trang bị tận răng, có xe tăng yểm trợ với súng máy hãm thanh và hằng loạt xe vòi rồng ((để rửa sạch các vết máu) với xe thùng cũa Sở vệ sinh (để chở xác người) sẽ xơi tái hết đám biểu tình. Các đầu sỏ đối lập sẽ vĩnh viễn biến mất trong một đêm.
Không một phóng viên báo chí nào bén mảng tới khu cấm địa. Không một tin tức nào được báo chí đăng tải!!!
Phóng viên nhà báo ngoại quốc thì đừng hòng!!! Cùng lúc, an ninh mật vụ, buổi chiều trước đó đã đón lõng tại khu ở của các lãnh đạo biểu tình và cho lên xe, tới một nơi bí mật, gia đình không được biết. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Một chiến dịch "xóa sạch, hốt ổ đám biểu tình" có sự phối hợp tuyệt vời của bộ máy Đảng - Chính quyền-Côn an - Quân đội. Thế là xong!!!??? Đây gọi là dân chủ tập trung XHCN.
Một kịch bản tái hiện Thiên An Môn kiểu Tàu tại Việt Nam và thế là "Mission accomplied". Thế giới có biết thì việc đã trót lọt.
Pháp quyền và dân chủ XNCN tại VN dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng là thế đó. Gấp hàng triệu lần chế độ tư bản - theo lời PCT Nước Nguyễn Thị Doan.
Có đâu mà ngo ngoe gây rối như tại Thái Lan.

bởi: Tran binh
26.01.2014 04:25
Căn nguyên sâu xa là sự xung đột giữa vua thai lan và gia đình thatsin, vì vậy 1 trong hai bên bi tiêu diệt thì xung đột mới kết thúc. Phe áo vàng có thể làm gì nếu không có sự hậu thẫn của vua.

bởi: Vô danh từ: USA
25.01.2014 07:43
cách ổn định duy nhất cho người dân phải có một chế độ độc đảng còn cứ gân chủ kiểu này ổn định xã hội chỉ đi trong mơ,thực chất chỉ là tranh giành quyền lực giữa các phe phái chẳng phải vì đất nước vì người dân gì đâu.chính phủ thái nên học kinh nghiệm của việt nam.

bởi: Nam từ: USA
23.01.2014 20:45
Dân tộc Thái đã hiểu được mưu đồ của gia đình Yingluck Shinawatra nên họ đứng lên lật đổ chế độ mị dân này,mặc dù bề ngoài,đa số cho là không tôn trọng hiến pháp Thái.Gia đình Shinawatra đã dùng tiền dụ dân nghèo để có sự ủng hộ,như bọn csvn dụ dân miền quê để nắm chánh quyền,sau đó bắt dân quê VN làm nô lệ như đã chứng minh hằng ngày trên đất nước VN.Dân Thái họ anh hùng hơn,khôn hơn không để cho gia đình Shinawatra cầm quyền và đến khi cầm được quân đội thì lúc đó quá trể để lật đổ gia đình này.Đó là lý do,quân đội Thái vẫn chưa động tịnh vì họ chỉ chờ bà Thủ Tướng ra lịnh đàn áp dân Thái là họ vào cuộc lât đổ gia đinh Shinawatra.Nếu quân đội Thái thấy những người biểu tình sai là họ đã dẹp từ lâu.Quân đội Thái cũng thấy đường lối của gia đình Shiwanatra thân Tàu sẽ là mối nguy hiễm cho đất nước Thái sau này như tình hình ở VN hoàn toàn lệ thuộc vào tàu cộng,không bao giờ ngóc đầu lên nổi và kế tiếp là mất nước nay mai.

bởi: Văn tiến Đạt từ: VN
23.01.2014 13:54
Dân chủ mà thiểu số không phục tùng đa số,thì mất ổn định.,Đa sốmà thiếu công bằng ( gian lận,quyền lực),cũng mất ổn định .
Thật khó khăn để thực hiện dân chủ tại các nước vẫn còn kém mở mang ( dân trí )

bởi: vo danh
22.01.2014 17:54
Su kien Thai lan xay ra la mot bai hoc cho VN trong tuong lai neu co da dang, dau phai da dang la tuyet doi dung, no co nhung cai rac roi be tac, nguoi dan da co y lam sai hien phap , ke thu lanh xui duc nguoi dan be cong hien phap ma chinh phu khong co bien phap manh me.

bởi: Phu Nguyen từ: FL
22.01.2014 07:47
Quân đội Hoàng Gia Thái dường như có vấn đề chia rẽ nội bộ?
Quân đội đã đảo chánh chính phủ 18 lần trong khoảng thời gian 80 năm. Lần đảo chánh cuối lật đổ chính phủ Thaskin, anh của TT Yingluck, xảy ra vào năm 2006. Tư lệnh quân đội, một vị tướng bộ binh đã cố gắng giữ trung lập nhưng khẳng định một cuộc đảo chánh nữa cũng có thể xảy ra, và kêu gọi kềm chế bạo động của các đảng phái.

Theo tin tức và những hình ảnh biểu tình trong hai tháng qua, quyền xử lý TT tạm thời, bà Yingluck đã dùng bộ tư lệnh Không Quân Thái để hội họp và làm việc trong khi phe biểu tình chiếm đóng dinh TT. Bà Yingluck cũng được chụp hình chung với các tướng lảnh Không Quân. Lệnh tình trạng báo động khu vực Bankok đã bắt đầu có hiệu lực, nhưng quân đội không được dùng để giữ an ninh như thường lệ và lệnh giới nghiêm chưa dám quyết định. Lực lượng cảnh sát sẽ được dùng để hậu thuẫn chính phủ. Phe áo đỏ đảng Pheu Thai tuyên bố sẽ chiến đấu nếu quân đội đảo chánh.

Tin mới nhất, một thủ lãnh áo đỏ phe ủng hộ chính phủ, ông Kwanchai Praipana bị bắn trọng thương phải nhập viện hôm qua.

bởi: cam ranh từ: sai gon
22.01.2014 00:19
Nhân quyền và tự do ngôn luận là như thế này ư?
Trả lời
bởi: Thiếu Jia
26.01.2014 18:56
Nhân quyền và tự do ngôn luận mới...xiu xìu thế này. Chứ mà giải phóng dân tộc lên tầng cao XHCN giàu đẹp thì cứ gọi là trời long đất lở, "xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời" mấy chục năm, chết mấy triệu người cũng chẳng ngại. Dù ai treo giải bèo "16 tốt, 4 vàng" cũng vẫn làm.
Trả lời
bởi: Vaméri từ: US
26.01.2014 18:13
Người Cộng Sản rặc không hề tin tưởng vào đời sống dân chủ tự do, với họ chỉ có độc tài độc đảng mới đúng, mới tốt.
Ngược lại, người dân chủ tự do không thể tin tưởng và không hề thích thú lý thuyết Cộng Sản, không chấp nhận lối sống công an trị của Cộng Sản.
Tại vậy mà vịnh Cam Ranh chỉ có thể giao cho Nga chứ không thể giao cho Mỹ. Chỉ có Nga nhận Cam Ranh chứ Mỹ không nhận Cam Ranh vì Mỹ không thể sống chung với Cộng Sản, nơi nhân quyền và tự do ngôn luận bị Cộng Sản tước đoạt.
Trả lời
bởi: Vô danh từ: bangkok
26.01.2014 04:40
sao bà thủ tướng kô đến việt nam mà học chính trị

bởi: Hoàng Kiến Đức từ: Bình dương
21.01.2014 17:56
không nơi nào như Thái kẻ làm loạn thì không ai làm gì ,kẻ thiểu số thì muốn vi phạm hiến pháp vẫn ngạo mạn,tội cho người dân nghèo chỉ biết nhìn mà không nói gì , người dân nghèo nên làm cách mạng xóa chế độ và bắt thằng Suthep đưa thủ tướng lên làm tổng thống

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.