Wednesday, September 28, 2016

VÌ SAO BẮC TRIỀU TIÊN VẪN TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM HẠT NHÂN, BẤT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI CỦA LIÊN HIỆP QUỐC?



VÌ SAO BẮC TRIỀU TIÊN  VẪN  TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM HẠT NHÂN, BẤT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI CỦA LIÊN HIỆP QUỐC?

Thiện Ý

Thứ sáu 9-9-2016, Bắc Triều Tiên đã cho thử nghiệp vũ khí hạt nhân lần thứ năm và được coi là lớn nhất kể từ cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006. Bình Nhưỡng nói cuộc thử nghiệm lần này là một "đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn hóa để có thể gắn trên các hỏa tiễn đạn đạo chiến lược". Cuộc thử nghiệm này diễn ra trong khi Liên Hiệp Quốc vẫn đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên và cấm quốc gia này thử nghiệm bất kỳ công nghệ hạt nhân hay hỏa tiễn nào.

Phản ứng quốc tế nói chung, Liên Hiệp Quốc và các cường quốc nói riệng, trước vụ thử nghiệm hạt nhân được coi là lớn nhất từ trước tới này được coi là rất quyết liệt. Cộng đồng quốc tế đang cân nhắc phản ứng và chế tài trừng phạt.Hoa Kỳ nói đang xem xét biện pháp trừng phạt riêng, ngoài những lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc áp đặt.Bình Nhưỡng đáp lại vào hôm Chủ Nhật 11-9-2016 bằng cách gọi các lời đe dọa về "lệnh trừng phạt là vô nghĩa... hết sức nực cười".

Trước thực tế  trên người ta tự hỏi, vì sao Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục thử nghiệp hạt nhân, với thái độ ngạo mạn đầy thách thức, dù Liên Hiệp Quốc đã  áp đặt nhiều biện pháp chế tài với mức độ và cường độ ngày một gia tăng?

Câu trả lời tổng quát theo nhận định của chúng tôi là vì các biện pháp chế tài  dù mức độ và cường độ có gia tăng, nhưng vẫn trong khuôn khổ cấm vận nhằm cắt đứt mọi nguồn cung ứng kinh tế, quân sự để chế độ Bình Nhưỡng không còn khả năng tiếp tục chương trình thử nghiệm hạt nhân và phi đạn. Thế nhưng tác dụng này đã không xẩy ra, Bình Nhưỡng vẫn ngày một hung hăng tiếp tục các cuộc thư nghiệm ngày một hiệu quả, là vì nguồn tiếp máu cho chế độ này vẫn chưa bị cắt đứt được. Vậy nguồn tiếp máu ấy từ đâu mà vẫn chưa bị cắt đứt?

Theo suy đoán của chúng tôi nguồn máu nuôi sống chế độ Bình Nhưỡng bao lâu nay, trước cũng như sau các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc chỉ có thể là Trung Quốc. Có thể là vì Bắc Kinh đã khéo che đậy khi thực hiện đối sách “Lá mặt, lá trái” nên quốc tế khó nhận ra thực chất mối quan hệ Trung- Triều trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên chăng?

Lá mặt là Trung Quốc  bề ngoài cố tạo ra cho chế độ Bắc Triều Tiên “bộ mặt độc lập tự chủ” và mối quan hệ Trung-Triều là quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền. Do đó, riêng về vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vẫn đã, đang và sẽ có thêm nhiều mâu thuẫn giả tạo trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng; và để giải quyết những mâu thuẫn này trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, Trung Quốc vẫn phải tỏ ra có nhiều khó khăn, cần nhiều nỗ lực thuyết phục, áp lực theo đường lối ngoại giao thông thường hay đặc biệt, chứ không thể ra lệnh, ép buộc đảng và nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên như một công cụ. Nhưng tất cả chỉ là những động tác giả nhằm che đậy “Lá trái”.

Lá trái là thực chất mối quan hệ Trung -Triều là quan hệ bất bình đẳng và lệ thuộc toàn diện. Từ quá khứ trong chiến tranh ý thức hệ, đến hiện tại trong chiến lược toàn cầu mới, Bình Nhưỡng  chỉ có chủ quyền trên nguyên tắc,lệ thuộc toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự quốc phòng vào chế độ Bắc Kinh trên thực tế. Chính sự lệ thuộc này  đã biến Bình Nhưỡng thành công cụ  chiến lược một thời trong vùng của Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại.
  
Hiện tại thực hiện  đối sách “Lá mặt, lá trái” trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh bề ngoài bao lâu nay luôn tỏ ra không tán đồng, đôi lúc chống đối gay gắt và tham gia có mức độ, lúc mạnh, lúc yếu,các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhương. Thế nhưng bên trong, từ lâu dường như chính Trung Quốc đã là nước duy nhất bao che, hổ trợ hay làm thay  để Triều Tiên có được và trở thành nước có vũ khí hạt nhân với hai ý đồ:

- Một là để Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân hù dọa theo kiểu “Chén sành đổi chén kiểu” để “tống tiền” Hoa Kỳ và các nước giầu có trong vùng  như Nhật Bản, Hàn Quốc hay quốc tế nói chung (nhận viện trợ để đổi lại việc ngưng các cuộc thử nghiệp hạt nhân…)

 - Hai là để Bắc Kinh có điều kiện và cơ hội được quốc tế phải cầu cạnh như một nước duy nhất ảnh hưởng được đối với Bình Nhưỡng, để có thế làm cao giá mặc cả thủ lợi, khi được yêu cầu đứng ra làm trung gian triệu tập các hội nghị đa phương với Bình Nhưỡng để tìm ra giải pháp. Ví dụ các hội nghị sáu bên gồm Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc với Bắc Triều Tiên trong quá khứ để giải quyết vấn đề thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thế nhưng sau vài lần vẫn chưa thành. Phải chăng vì vai trò trung gian vẫn còn giá trị lợi dụng đối với Trung Quốc, hay chưa đến lúc đủ lợi cho phép công cụ của mình chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan đến thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng ?
     
Tất cả những suy luận trên đây của chúng tôi đều  dựa trên quan sát diễn biến các sự kiện thực tế: rằng một chế độ độc tài toàn trị nhỏ yếu, tự cô lập trong nhiều thập niên qua (1948-2016) với thế giới bên ngoài, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đa số nhân dân sống trong cảnh lầm than, chết đói, chết lạnh thường xuyên; tương phản với đời sống sa hoa, no thừa của giai cấp thống trị thuộc đảng Lao Động Triều Tiên và những thành phần dân chúng được tuyển chọn để trang bị cho có bộ mặt cuộc sống phồn hoa để khoa trương tuyên truyền lừa bịp với thế giới bên ngoài, thì làm sao có thể tự tồn trong nhiều thập niên qua, lại có thể tự chế tạo ra được vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm trung, tâm xa, cũng như trang bị nhiều khí tài quân sự hiên đại phô trương sức mạnh quân sự, quốc phòng của Bình Nhưỡng …nếu không có vai trò chủ yếu bao che, nuôi sống vỗ béo giai cấp thống trị, hổ trợ mọi mặt chế độ này của Trung Quốc.

Một trong những biểu hiện dễ thấy gần nhất của đối sách “Lá mặt là trái” của Trung Quốc trên hồ sơ hạt nhân là phản ứng của Trung Quốc trong hai vụ thử tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên mới đây . Trong vụ thử tên lửa đạn đạo ngày 24-8 , khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi cuộc thử nghiệm mới nhất này của Bắc Triều Tiên là hành động khiêu khích “không thể tha thứ” và “rõ ràng đã thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”;  và Nam Hàn cũng như  quốc tế lên án mạnh mẽ những hành động của Bình Nhưỡng, thì Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Bắc Kinh lại tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác rộng hơn và có nỗ lực ngăn cản Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc khi 15 nước thành viên họp để bàn biện pháp trừng phạt mới tiếp theo các biện pháp trước đây.

Trong vụ thử hạt nhân ngày 9-9-2016 mới đây, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon ra một tuyên bố mạnh mẽ, “lên án” vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất của Bắc Triều Tiên. Ông Ban nói: “Hành động không thể chấp nhận này đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực và là một lời nhắc nhở hùng hồn nữa về nhu cầu cấp thiết phải tăng cường quy chế cấm thử nghiệm hạt nhân toàn cầu”. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng lên án vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và hòa bình, ổn định quốc tế”. Trong khi đó, Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối chiếu lệ một cách yếu ớt,  rằng các cuộc thử nghiệm" không có lợi cho hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên". Và rằng "Trung Quốc thúc giục Bắc Triều Tiên không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng, và quay trở lại càng sớm càng tốt với hướng đi đúng đắn về phi hạt nhân hóa". Nhưng đồng thời Bắc Kinh còn tìm cách biện hộ cho Bình Nhưỡng khi cho rằng sự leo thang các cuộc thử nghiệp tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên là do việc Nam Hàn và Hoa Kỳ triển khai hệ thống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Như vậy là thế giới đã và đang cùng lúc phải đối phó với hai hiểm họa ISIS và hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Cả hai hiểm họa này đều có chung  bản chất khủng bố để đạt các ý đồ khác nhau. Hiểm họa khủng bố ISIS thì đã xẩy ra qua các cuộc đánh bom tự sát gây thảm sát thương vong cho nhiều người. Còn hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên đang còn là mối đe dọa cho hoà bình thế giới và an ninh khu vực. Nhưng tương lai nếu không nhăn chặn kịp thời để hiểm họa biến thành tai hoa thực sự thì hậu quả còn tàn khốc hơn nhiều.

Muốn ngăn chặn kịp thời, thiết tưởng không thể dùng biện pháp mạnh như Nam Hàn vừa đưa ra, rằng từng phần của Bình Nhưỡng "sẽ bị phá hủy hoàn toàn bởi các hỏa tiễn đạn đạo và hỏa lực với sức nổ lớn". Và rằng rằng các quận, huyện được cho là những nơi ẩn lánh của lãnh đạo chế độ Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng sẽ là mục tiêu đặc biệt trong bất kỳ cuộc tấn công nào. Vì biện pháp này vừa nguy hiểm lại không hiệu quả do Trung Quốc sẽ không đứng nhìn mà sẽ can thiệp theo kiều “Chí nguyện quân” tham dự cuộc chiến 1950-1953, hậu quả thật khó lường trong điều kiện chiến tranh mới với nhiều vũ khí hiện đại.

Hiện tại, Liên Hợp quốc vẫn đang áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn và cấm quốc gia này thử nghiệm bất kỳ công nghệ hạt nhân hay hỏa tiễn nào. Hoa Kỳ nói đang xem xét biện pháp trừng phạt riêng, ngoài những lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc áp đặt. Thế nhưng với bất cứ biện pháp nào mà chỉ nhắm vào Bắc Triều Tiên không thôi,thiết tưởng sẽ không giải quyết hay chỉ giải quyết ngọn của vấn đề. Gốc của vấn đề là cần biết Trung Quốc muốn đạt điều gì  qua đối sách “Lá mặt lá trái” trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, thì mới giải quyết dứt điểm được vấn đề  hạt nhân Bắc Triều Tiên.

           Thiện Ý
Houston, ngày 12-9-2016




TIÊN TRÁCH ĐẢNG HẬU TRÁCH DÂN



TIÊN TRÁCH ĐẢNG HẬU TRÁCH DÂN

Thiện Ý


Theo tin giới truyền thông thì hôm 18-8-8-2016 vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm của tỉnh Yên Bái tên Đỗ Cường Minh đã tự sát sau khi xông vào phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nổ súng bắn nhiều phát giết chết cả hai lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái trước khi được đưa đến bệnh viện.

Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng khiến đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tức có mặt tại Yên Bái ngay trong ngày xảy ra vụ thảm sát. Ông nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng này. Trong khi Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, lúc vừa xẩy ra vụ việc đã vội vã cho báo giới biết cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết, nhưng nay lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án, không rõ lý do gì có sự bất nhất này.
Phản ứng của công luận quần chúng nhân dân sau vụ thảm sát này, được truyền thông nhà nước Việt Nam ghi nhận và kết án là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tại Yên Bái. Sự lên án này chắc là thể hiện quan điểm của đảng và chính quyền CSVN. Vì báo chí nhà nước không thể tự ý mà phải có sự chỉ đạo của các lãnh đạo ngành truyền thông báo chí.Điều này có nghĩa là đảng CSVN đã phiền trách dân vì có người ghi nhận  rằng có khoảng 95% dân chúng phản ánh cho thấy sự “hả hê” thay vì “đau buồn, thương tiếc” các đồng chí lãnh đạo cao cấp của “Đảng và nhà nước ta” bị  thảm sát và phải “căm ghét, lên án” kẻ sát nhân chứ.
Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, đúng ra sau vụ thảm sát nội bộ, đảng và chính quyền CSVN phải “Tiên trách đảng,hậu trách dân”; và khôn ngoan hơn là giữ im lặng, không nên để cho báo chí nhà nước hằn học kết án nhân dân là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết thảm của các quan chức lãnh đạo cấp cao như thế.
“Tiên trách đảng” là đảng CSVN hãy tự kiểm điểm, nhìn lại mình để hiểu vì sao nhân dân lại “ phản cảm” đến như thế trước cái chết thảm của hai lãnh đạo đảng và chính quyền cao nhất tại địa phương. Kiểm điểm để thấy rằng,đây là hệ quả tất nhiên của những chủ trương, chính sách cai trị của đảng CSVN được thực thi trong quá khứ đã tác hại làm mất niềm tin, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân như thế nào; để giờ đây mọi tai họa có hại cho đảng lại trở thành nỗi vui như “mở cờ trong bụng” của nhân dân. Vì đây chính là sự tích lũy những bất mãn và ngày càng làm xấu đi mối quan hệ khởi đầu vốn  có tốt đẹp của thời kỳ “Đảng ta” còn nằm gai nếm mật đấu tranh giành chính quyền, phải dựa vào sức người, sức của nhân dân. Nhưng sau khi nắm được chính quyền, “Đảng ta” đã quay lưng lại với dân, lộ nguyên hình là một tập đoàn thống trị mới, khởi đi từ sự áp đặt trên cả nước cái gọi là “Chế độ xã hội chủ nghĩa” trái với ý nguyện của nhân dân, với các cán bộ đảng viên CSVN là “giai cấp thống trị mới”nắm độc quyền cai trị sắt máu trong một chế độ độc tài toàn trị cộng sản.

Sau gần nữa thế kỷ, giai cấp thống trị mới này đã dùng bộ máy “Chuyên chính vô sản” (Quân đội, công an, Tòa án, nhà tù…) tự tung tự tác, trấn áp nhân dân để bảo vệ các ưu quyền, đặc lợi cho giai cấp cầm quyền. Hệ quả thực tế là, mọi tầng lớp nhân dân phải sống nhiều năm dưới chế độ cảnh sát trị, bị bác đoạt hầu hết các quyền tự do, dân chủ,nhân quyền căn bản, đói nghèo cơm áo, “Độc lập-Tự do- Hạnh phúc” chỉ là khẩu hiệu truyên truyền, bánh vẽ của đảng và nhà cầm quyền CSVN để lừa mị nhân dân.Mãi cho đến trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận, thiết lấp quan hệ bình thường với Việt Nam(1995-2016), đời sống nhân dân ta mới ngày một được cải thiện, một số quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền mới được đảng và nhà cầm quyền CSVN từng bước trả lại do sự đấu tranh kiên trì của nhân dân. Nhưng cũng chính nhờ Hoa Kỳ trở lại Việt Nam sau 20 năm chấm dứt cuộc nội chiến Quốc-Cộng (1975-1995) đã cứu nguy chế độ và tạo cơ hội thuận lợi cho đảng CSVN tồn tại nhờ thực hiện chính sách “Mỡ cửa”, với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, dù về tuyên truyền “Đảng ta” vẫn ngụy biện, duy ý chí phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; bất kể thực tế nền kinh tế thị trường ấy đã và đang theo định hướng tư bản chủ nghĩa.

Chính nhờ “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” này  “sinh trùng dân chủ” lớn dần và từng bước triệt tiêu “Vi trùng độc tài CS”, nhờ đó đời sống nhân dân ngày càng dễ thở hơn. Thế nhưng cũng chính trong”Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”này, các cán bộ đảng viên CS theo lý luận là vô sản,(đảng CSVN thường tự nhận là đội “Tiên phong của giai cấp vô sản” mà) thì thực tế nay được tư sản hóa và một số có chức, có quyền thế đã trở nên giấu có nhanh chóng (nhờ tham nhũng,cửa quyền, móc ngoặc, đầu tư trá hình…) trở thành các nhà tư bản (Đỏ). Từ thực tế này đã hình thành các phe nhóm lợi ích trong nội bộ đảng CSVN, dẫn đến tranh chấp nội bộ trong cơ chế đảng và bộ máy nhà nước. Lý tưởng công sản chủ nghĩa phục vụ lợi ích nhân dân và xã hội biến thành lý tưởng thực dụng phục vụ lợi ích cá nhân, cục bộ, phe nhóm. Đảng CSVN trở thành đấu trường tranh danh, đoạt lợi cho cá nhân và phe nhóm lợi ích. Chính cơ cấu tổ chức và nhân sự lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN đã đẻ ra hệ thống tham nhũng để nuôi sống chế độ độc tài đảng trị hiện nay, nên chủ trương chống và diệt tham nhũng cũng chỉ là chiêu bào lừa mị nhân dân mà thôi!

Trong khi đó,quan hệ    lúc “ ý đảng, lòng dân là một”, thì thực tế dần dần biến thành “ý đảng luôn phản lòng dân” phát triển thành “mâu thuẫn đối kháng” (một mất, một còn) giữa đảng CSVN và nhân dân. Hệ quả mâu thuẫn này có lẽ đã biến chất tình cảm nhân dân từ “tình yêu hóa ra hận thù” và là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn lâu dài dẫn đến hiện tượng phần đông nhân dân bàng quan vô cảm hay tỏ ra vui mừng “hả hê” khi thấy hai quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái bị chính một đồng chí có chức có quyền cấp dưới sát hại.

Vụ thảm sát ở Yên Bái chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự đã hoặc sẽ xẩy ra trong tương lai ở mức độ khác nhau, dưới hình thức này hay hình thức khác, là hệ quả tất nhiên của thực trạng này trong nội bộ đảng và nhà cầm quyền độc tài, độc đảng CSVN hiện nay. Hiện tại cơ quan chức năng đã khởi tố mở cuộc điều tra, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân đưa đến vụ thảm sát. Nhưng theo cách lý giải trên, kết nối các sự kiện được các quan chức như bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công bố tại cuộc họp báo chiều ngày 18-8-2016, cũng như từ các nguồn tin khác, vụ việc có thể diễn biến như sau:
Vụ việc có thể đã khởi đi từ chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm (nơi ông Đỗ Cường Minh đang làm Chi Cục Trưởng ) vào chi cục phát triển lâm nghiệp (Dù Bà Trà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong cuộc họp báo khẳng định nguyên nhân vụ nổ súng không phải xuất phát từ công tác nội bộ…). Ông Minh mất chức Chi cục trưởng cùng nghĩa với mất quyền lợi bao lâu nay thủ đắc được từ vị thế Chi cục trưởn kiểm lâm, vốn là một ngành thủ lợi hàng đầu (như thuế vụ), đã dưa các quan chức lãnh đạo trở nên giầu có rất  nhanh, nhờ cấu kết với lâm tặc ăn chia lợi nhuận từ các vụ cưa xẻ lậu gỗ quý trong rừng. Mặc dầu như bà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết “tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác nhưng chưa có quyết định cụ thể và lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Đỗ Cường Minh để “làm công tác tư tưởng”. Nhưng có lẽ Ông Minh vẫn không chịu để cho một người thuộc phe cánh khác đứng đầu vị thế béo bở này. Hai vị lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền Yên Bái có thể đã làm”công tác tư tưởng” không thông, nên đã áp lực buộc Ông Minh phải chấp hành quyết định sáp nhậm Chi cục kiểm lâm vào Chi cục phát triển lâm nghiệp với một “đồng chí” khác đứng đầu (vốn đã được hậu thuẫn của Bí Thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn, kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái), nếu không những việc làm khuất tất mắc ngoặc với lâm tặc làm giầu bất chính trong qua khứ của Ông Minh sẽ bị phanh phui. Vì phẫn uất trước sự  bức bách của những lãnh đạo quyền thế hơn mình và cũng trở nên giầu có bằng con đường bất chính như mình, nay đang cùng sống trên con đường  mang danh “Con đường của những kẻ làm quan” nằm trong trung tâm thành phố Yên Bái. Có lẽ vì lo sợ nếu các hành động phạm pháp trong quá khứ được ô dù cha vợ là cựu Bí Thư Tỉnh Ủy  Yên Bái bao che, nay thất thế mà bị phanh phui thì danh vọng, của cải tiêu tan, nếu thế chống đỡ không mạnh có thể ngồi tù. Với hai bức bách trên, Chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh  đã bị đẩy vào tình trạng quẫn bách nên đã chọn cách giải quyết tối hậu là cùng chết với hai lãnh đạo cao nhất của đảng và chính quyền Yên Bái và đã thực hiện thảm sát ngay trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVIII, dự trù sẽ công bố quyết định sáp nhập cơ cấu tổ chức và người đứng đầu cơ cấu tổ chức mới, không phải là Ông Đỗ Cường Minh.
Ngay sau cuộc thảm sát, có lẽ vì không muốn “Bức giây động rừng” hậu quả không tốt cho hàng ngũ tham quan trong tỉnh và ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của đảng, nên người đứng đầu ngành công an của tỉnh đã vội tuyên bố “sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết…”. Sự tuyên bố vội vã này cũng có thể là để che dấu một sự thật khác là Đỗ Cường Minh không phải tự sát sau khi giết người thứ hai là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn , mà bị một người khác bắn chết để diệt khẩu. Như thế là mọi bí mật đều được cả ba đem xuống mồ chon. Vì nếu để Đỗ Cường Minh sống sẽ khai ra những sự thật tiêu cực liên quan đến cả một chuỗi các tham quan tại địa phương cũng như trung ương. Vì theo y chứng, Đỗ Cường Minh tự sát bằng một phát súng bắn từ sau gáy trổ ra phía trước là điều nghịc lý. Vì kẻ tự sát bằng súng thường kế súng bắn vào màng tang,vào miệng hay từ dưới cằm, chứ không kế súng vào gáy để tự sát. Nhưng sau đó, dường như không thể lấy vải thưa che mắt công luận và nhân dân, nên Giám đốc Công An tỉnh Yên Bái đã nói lại “sẽ khởi vụ án”?
Như vậy thực chất cũng như thực tế vụ thảm sát ở Yên Bái chí là sự thanh toán nội bộ giữa các cá nhân thuộc các nhóm lợi ích khác nhau trong bộ máy đảng và chính quyền địa phương. Vì thế “đảng ta” không thế trách dân là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tại Yên Bái.Có điều, có thể vì “ giận quá mất khôn” chăng, mà đảng và chính quyền đã để cho báo chí nhà nước công bố “phản cảm tiêu cực” này của nhân nhân đối với đảng. Vì làm như thế sẽ có tác dụng phản tuyên truyền, bất lợi cho đảng khi tự ghi nhận và xác định như sự thú nhận trước công luận quả thực có mối quan hệ tình cảm không tốt đẹp và ngày càng gia tăng tính chất và cường độ không tốt đẹp giũa đảng và nhà nước CSVN với nhân dân; đến độ trở thành “mâu thuẫn đối kháng”. Những quan chức đảng và chính quyền dưới mắt người dân không khác kẻ thù hay kẻ gây tai họa  và tỏ ra  “hả hê” khi thấy quan chức lãnh đạo cấp cao nào như cố bí thư Tỉnh Ủy và Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Yên Bái bị bắn chết, như loại trừ bớt được một kẻ gây tai họa cho dân, cho nước.

Chúng tôi thiết nghĩ, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cần kiểm điểm rút kinh nghiệm với Ban tuyên giáo Trung ương để sau này chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền nhà nước quản lý chặt chẽ hơn nữa hệ thống báo chí nhà nước tránh đưa ra những phê phán công luận liên quan đến người dân phản tác dụng như thế.

                      Thiện Ý
Houston, ngày 22 tháng 8 năm 2016

Thursday, September 1, 2016

THỰC CHẤT MỐI QUAN HỆ TRUMG -TRIỀU TRÊN HỒ SƠ HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN.



THỰC CHẤT MỐI QUAN HỆ TRUMG -TRIỀU TRÊN HỒ SƠ HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN.

Thiện Ý

Theo tin tổng hợp giới truyền thông quốc tế, vào sáng hôm 24-8-2016 vừa qua Bắc Triều Tiên đã phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ở gần thành phố duyên hải Sinpo và bay được khoảng 500 km trước khi rơi xuống biển trong khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Nhật Bản. Như vậy, đây là lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo lần thứ hai của Bắc Triều Tiên, kể từ đầu năm đến nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi cuộc thử nghiệm mới nhất này của Bắc Triều Tiên là hành động khiêu khích “không thể tha thứ” và “rõ ràng đã thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”. Trong khi các nhà ngoại giao từ Tokyo và Seoul lên án mạnh mẽ những hành động của Bình Nhưỡng, thì Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Bắc Kinh lại tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác rộng hơn và có nỗ lực ngăn cản Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc khi 15 nước thành viên họp để bàn biện pháp trừng phạt mới tiếp theo các biện pháp trước đây. Động thái này khác với vụ việc gần nhất là Trung Quốc đã tham gia các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn của Liên Hiệp Quốc đối với các hành động của Bình Nhưỡng liên tiếp thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư (tháng 1-2016) và tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng đem đầu đạn nguyên tử một tháng sau đó. Cung cách ứng xử không  nhất quán này khiến nhiều người tự hỏi, thực chất mối quan hệ Trung-Triều trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là gì?
Theo nhận định của chúng tôi, thực chất mối quan hệ Trung-Triều trên hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên là mối quan hệ “Lá mặt, lá trái”. Lá mặt mang tính giả tạo, lá trái mới là thực chất.
Lá mặt là Trung Quốc  bề ngoài cố tạo ra cho chế độ Bắc Triều Tiên “bộ mặt độc lập tự chủ” và mối quan hệ Trung-Triều là quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền. Do đó, riêng về vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vẫn đã, đang và sẽ có thêm nhiều mâu thuẫn giả tạo trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng; và để giải quyết những mâu thuẫn này trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, đảng và nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải tỏ ra có nhiều khó khăn, cần nhiều nỗ lực thuyết phục, áp lực theo đường lối ngoại giao thông thường hay đặc biệt, chứ không thể ra lệnh, ép buộc đảng và nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên như một công cụ. Nhưng tất cả chỉ là những động tác giả nhằm che đậy “Lá trái”.

Lá trái là thực chất mối quan hệ Trung -Triều là quan hệ bất bình đẳng và lệ thuộc toàn diện. Từ quá khứ trong chiến tranh ý thức hệ, đến hiện tại trong chiến lược toàn cầu mới, Bình Nhưỡng  chỉ có chủ quyền trên nguyên tắc,lệ thuộc toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự quốc phòng vào chế độ Bắc Kinh trên thực tế. Chính sự lệ thuộc này  đã biến Bình Nhưỡng thành công cụ  chiến lược một thời của Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại.
  
Hiện tại thực hiện  đối sách “Lá mặt, lá trái” trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh bề ngoài bao lâu nay luôn tỏ ra không tán đồng, đôi lúc chống đối gay gắt và tham gia có mức độ, lúc mạnh, lúc yếu,các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhương. Thế nhưng bên trong, từ lâu dường như chính Trung Quốc đã là nước duy nhất bao che, hổ trợ hay làm thay  để Triều Tiên có được và trở thành nước có vũ khí hạt nhân với hai ý đồ:

- Một là để Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân hù dọa theo kiểu “Chén sành đổi chén kiểu” để “tống tiền” Hoa Kỳ và các nước giầu có trong vùng  như Nhật Bản, Hàn Quốc hay quốc tế nói chung (nhận viện trợ để đổi lại việc ngưng các cuộc thử nghiệp hạt nhân…)

 - Hai là để Bắc Kinh có điều kiện và cơ hội được quốc tế phải cầu cạnh như một nước duy nhất ảnh hưởng được đối với Bình Nhưỡng, để có thế làm cao giá mặc cả thủ lợi, khi được yêu cầu đứng ra làm trung gian triệu tập các hội nghị đa phương với Bình Nhưỡng. Ví dụ các hội nghị sáu bên gồm Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc với Bắc Triều Tiên trong quá khứ để giải quyết vấn đề thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thế nhưng sau vài lần vẫn chưa thành. Phải chăng vì vai trò trung gian vẫn còn giá trị lợi dụng đối với Trung Quốc, hay chưa đến lúc đủ lợi cho phép công cụ của mình chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan đến thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng ?
     
Tất cả những suy luận trên đây của chúng tôi đều  dựa trên quan sát diễn biến các sự kiện thực tế: rằng một chế độ độc tài toàn trị nhỏ yếu, tự cô lập trong nhiều thập niên qua (1948-2016) với thế giới bên ngoài, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đa số nhân dân sống trong cảnh lầm than, chết đói, chết lạnh thường xuyên; tương phản với đời sống sa hoa, no thừa của giai cấp thống trị thuộc đảng Lao Động Triều Tiên và những thành phần dân chúng được tuyển chọn để trang bị cho có bộ mặt cuộc sống phồn hoa để khoa trương tuyên truyền lừa bịp với thế giới bên ngoài, thì làm sao có thể tự tồn trong nhiều thập niên qua, lại có thể tự chế tạo ra được vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm trung, tâm xa, cũng như trang bị nhiều khí tài quân sự hiên đại phô trương sức mạnh quân sự, quốc phòng của Bình Nhưỡng …nếu không có vai trò chủ yếu bao che, nuôi sống, hổ trợ mọi mặt chế độ này của Trung Quốc.

Tựu chung chúng tôi cho rằng, mọi biểu hiện mâu thuẫn trong quan hệ Trung- Triều nói chung, trên hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên nói riêng bao lâu nay đều mang tính giả tạo để che đây thực chất là cả đôi bên đều có chung mục đích  khai thác vấn đề vũ khí hạt nhân để thành đạt ý đồ và lợi ích riêng. Vì nếu không có sự chống lưng của Trung Quốc chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên không thể tồn tại được trong nhiều thập niên qua;và chắc chắn chế độ Bình Nhưỡng không thể tự thân nghiên cứu, điều chế, tích lũy chất liệu chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm trung và tầm xa, nếu không có sự bao che, kín đáo ngầm hổ trợ của Bắc Kinh. Sau cùng nếu không có thế dựa Trung Quốc, chế độ độc tài toàn trị Bắc Triều Tiên bị quốc tế bao vây cô lập trong nhiểu thập niên không thể tổn tại, có hành động hung hăng, bất chấp biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và ngang nhiên sống ngoài vòng luật pháp quốc tế như thế.

             Thiện Ý
Houston, ngày 25-8-2016


TIÊN TRÁCH ĐẢNG HẬU TRÁCH DÂN



TIÊN TRÁCH ĐẢNG HẬU TRÁCH DÂN

Thiện Ý


Theo tin giới truyền thông thì hôm 18-8-8-2016 vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm của tỉnh Yên Bái tên Đỗ Cường Minh đã tự sát sau khi xông vào phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nổ súng bắn nhiều phát giết chết cả hai lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái trước khi được đưa đến bệnh viện.

Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng khiến đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tức có mặt tại Yên Bái ngay trong ngày xảy ra vụ thảm sát. Ông nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng này. Trong khi Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, lúc vừa xẩy ra vụ việc đã vội vã cho báo giới biết cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết, nhưng nay lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án, không rõ lý do gì có sự bất nhất này.
Phản ứng của công luận quần chúng nhân dân sau vụ thảm sát này, được truyền thông nhà nước Việt Nam ghi nhận và kết án là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tại Yên Bái. Sự lên án này chắc là thể hiện quan điểm của đảng và chính quyền CSVN. Vì báo chí nhà nước không thể tự ý mà phải có sự chỉ đạo của các lãnh đạo ngành truyền thông báo chí.Điều này có nghĩa là đảng CSVN đã phiền trách dân vì có người ghi nhận  rằng có khoảng 95% dân chúng phản ánh cho thấy sự “hả hê” thay vì “đau buồn, thương tiếc” các đồng chí lãnh đạo cao cấp của “Đảng và nhà nước ta” bị  thảm sát và phải “căm ghét, lên án” kẻ sát nhân chứ.
Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, đúng ra sau vụ thảm sát nội bộ, đảng và chính quyền CSVN phải “Tiên trách đảng,hậu trách dân”; và khôn ngoan hơn là giữ im lặng, không nên để cho báo chí nhà nước hằn học kết án nhân dân là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết thảm của các quan chức lãnh đạo cấp cao như thế.
“Tiên trách đảng” là đảng CSVN hãy tự kiểm điểm, nhìn lại mình để hiểu vì sao nhân dân lại “ phản cảm” đến như thế trước cái chết thảm của hai lãnh đạo đảng và chính quyền cao nhất tại địa phương. Kiểm điểm để thấy rằng,đây là hệ quả tất nhiên của những chủ trương, chính sách cai trị của đảng CSVN được thực thi trong quá khứ đã tác hại làm mất niềm tin, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân như thế nào; để giờ đây mọi tai họa có hại cho đảng lại trở thành nỗi vui như “mở cờ trong bụng” của nhân dân. Vì đây chính là sự tích lũy những bất mãn và ngày càng làm xấu đi mối quan hệ khởi đầu vốn  có tốt đẹp của thời kỳ “Đảng ta” còn nằm gai nếm mật đấu tranh giành chính quyền, phải dựa vào sức người, sức của nhân dân. Nhưng sau khi nắm được chính quyền, “Đảng ta” đã quay lưng lại với dân, lộ nguyên hình là một tập đoàn thống trị mới, khởi đi từ sự áp đặt trên cả nước cái gọi là “Chế độ xã hội chủ nghĩa” trái với ý nguyện của nhân dân, với các cán bộ đảng viên CSVN là “giai cấp thống trị mới”nắm độc quyền cai trị sắt máu trong một chế độ độc tài toàn trị cộng sản.

Sau gần nữa thế kỷ, giai cấp thống trị mới này đã dùng bộ máy “Chuyên chính vô sản” (Quân đội, công an, Tòa án, nhà tù…) tự tung tự tác, trấn áp nhân dân để bảo vệ các ưu quyền, đặc lợi cho giai cấp cầm quyền. Hệ quả thực tế là, mọi tầng lớp nhân dân phải sống nhiều năm dưới chế độ cảnh sát trị, bị bác đoạt hầu hết các quyền tự do, dân chủ,nhân quyền căn bản, đói nghèo cơm áo, “Độc lập-Tự do- Hạnh phúc” chỉ là khẩu hiệu truyên truyền, bánh vẽ của đảng và nhà cầm quyền CSVN để lừa mị nhân dân.Mãi cho đến trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận, thiết lấp quan hệ bình thường với Việt Nam(1995-2016), đời sống nhân dân ta mới ngày một được cải thiện, một số quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền mới được đảng và nhà cầm quyền CSVN từng bước trả lại do sự đấu tranh kiên trì của nhân dân. Nhưng cũng chính nhờ Hoa Kỳ trở lại Việt Nam sau 20 năm chấm dứt cuộc nội chiến Quốc-Cộng (1975-1995) đã cứu nguy chế độ và tạo cơ hội thuận lợi cho đảng CSVN tồn tại nhờ thực hiện chính sách “Mỡ cửa”, với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, dù về tuyên truyền “Đảng ta” vẫn ngụy biện, duy ý chí phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; bất kể thực tế nền kinh tế thị trường ấy đã và đang theo định hướng tư bản chủ nghĩa.

Chính nhờ “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” này  “sinh trùng dân chủ” lớn dần và từng bước triệt tiêu “Vi trùng độc tài CS”, nhờ đó đời sống nhân dân ngày càng dễ thở hơn. Thế nhưng cũng chính trong”Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”này, các cán bộ đảng viên CS theo lý luận là vô sản,(đảng CSVN thường tự nhận là đội “Tiên phong của giai cấp vô sản” mà) thì thực tế nay được tư sản hóa và một số có chức, có quyền thế đã trở nên giấu có nhanh chóng (nhờ tham nhũng,cửa quyền, móc ngoặc, đầu tư trá hình…) trở thành các nhà tư bản (Đỏ). Từ thực tế này đã hình thành các phe nhóm lợi ích trong nội bộ đảng CSVN, dẫn đến tranh chấp nội bộ trong cơ chế đảng và bộ máy nhà nước. Lý tưởng công sản chủ nghĩa phục vụ lợi ích nhân dân và xã hội biến thành lý tưởng thực dụng phục vụ lợi ích cá nhân, cục bộ, phe nhóm. Đảng CSVN trở thành đấu trường tranh danh, đoạt lợi cho cá nhân và phe nhóm lợi ích. Chính cơ cấu tổ chức và nhân sự lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN đã đẻ ra hệ thống tham nhũng để nuôi sống chế độ độc tài đảng trị hiện nay, nên chủ trương chống và diệt tham nhũng cũng chỉ là chiêu bào lừa mị nhân dân mà thôi!

Trong khi đó,quan hệ    lúc “ ý đảng, lòng dân là một”, thì thực tế dần dần biến thành “ý đảng luôn phản lòng dân” phát triển thành “mâu thuẫn đối kháng” (một mất, một còn) giữa đảng CSVN và nhân dân. Hệ quả mâu thuẫn này có lẽ đã biến chất tình cảm nhân dân từ “tình yêu hóa ra hận thù” và là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn lâu dài dẫn đến hiện tượng phần đông nhân dân bàng quan vô cảm hay tỏ ra vui mừng “hả hê” khi thấy hai quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái bị chính một đồng chí có chức có quyền cấp dưới sát hại.

Vụ thảm sát ở Yên Bái chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự đã hoặc sẽ xẩy ra trong tương lai ở mức độ khác nhau, dưới hình thức này hay hình thức khác, là hệ quả tất nhiên của thực trạng này trong nội bộ đảng và nhà cầm quyền độc tài, độc đảng CSVN hiện nay. Hiện tại cơ quan chức năng đã khởi tố mở cuộc điều tra, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân đưa đến vụ thảm sát. Nhưng theo cách lý giải trên, kết nối các sự kiện được các quan chức như bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công bố tại cuộc họp báo chiều ngày 18-8-2016, cũng như từ các nguồn tin khác, vụ việc có thể diễn biến như sau:
Vụ việc có thể đã khởi đi từ chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm (nơi ông Đỗ Cường Minh đang làm Chi Cục Trưởng ) vào chi cục phát triển lâm nghiệp (Dù Bà Trà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong cuộc họp báo khẳng định nguyên nhân vụ nổ súng không phải xuất phát từ công tác nội bộ…). Ông Minh mất chức Chi cục trưởng cùng nghĩa với mất quyền lợi bao lâu nay thủ đắc được từ vị thế Chi cục trưởn kiểm lâm, vốn là một ngành thủ lợi hàng đầu (như thuế vụ), đã dưa các quan chức lãnh đạo trở nên giầu có rất  nhanh, nhờ cấu kết với lâm tặc ăn chia lợi nhuận từ các vụ cưa xẻ lậu gỗ quý trong rừng. Mặc dầu như bà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết “tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác nhưng chưa có quyết định cụ thể và lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Đỗ Cường Minh để “làm công tác tư tưởng”. Nhưng có lẽ Ông Minh vẫn không chịu để cho một người thuộc phe cánh khác đứng đầu vị thế béo bở này. Hai vị lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền Yên Bái có thể đã làm”công tác tư tưởng” không thông, nên đã áp lực buộc Ông Minh phải chấp hành quyết định sáp nhậm Chi cục kiểm lâm vào Chi cục phát triển lâm nghiệp với một “đồng chí” khác đứng đầu (vốn đã được hậu thuẫn của Bí Thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn, kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái), nếu không những việc làm khuất tất mắc ngoặc với lâm tặc làm giầu bất chính trong qua khứ của Ông Minh sẽ bị phanh phui. Vì phẫn uất trước sự  bức bách của những lãnh đạo quyền thế hơn mình và cũng trở nên giầu có bằng con đường bất chính như mình, nay đang cùng sống trên con đường  mang danh “Con đường của những kẻ làm quan” nằm trong trung tâm thành phố Yên Bái. Có lẽ vì lo sợ nếu các hành động phạm pháp trong quá khứ được ô dù cha vợ là cựu Bí Thư Tỉnh Ủy  Yên Bái bao che, nay thất thế mà bị phanh phui thì danh vọng, của cải tiêu tan, nếu thế chống đỡ không mạnh có thể ngồi tù. Với hai bức bách trên, Chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh  đã bị đẩy vào tình trạng quẫn bách nên đã chọn cách giải quyết tối hậu là cùng chết với hai lãnh đạo cao nhất của đảng và chính quyền Yên Bái và đã thực hiện thảm sát ngay trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVIII, dự trù sẽ công bố quyết định sáp nhập cơ cấu tổ chức và người đứng đầu cơ cấu tổ chức mới, không phải là Ông Đỗ Cường Minh.
Ngay sau cuộc thảm sát, có lẽ vì không muốn “Bức giây động rừng” hậu quả không tốt cho hàng ngũ tham quan trong tỉnh và ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của đảng, nên người đứng đầu ngành công an của tỉnh đã vội tuyên bố “sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết…”. Sự tuyên bố vội vã này cũng có thể là để che dấu một sự thật khác là Đỗ Cường Minh không phải tự sát sau khi giết người thứ hai là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn , mà bị một người khác bắn chết để diệt khẩu. Như thế là mọi bí mật đều được cả ba đem xuống mồ chon. Vì nếu để Đỗ Cường Minh sống sẽ khai ra những sự thật tiêu cực liên quan đến cả một chuỗi các tham quan tại địa phương cũng như trung ương. Vì theo y chứng, Đỗ Cường Minh tự sát bằng một phát súng bắn từ sau gáy trổ ra phía trước là điều nghịc lý. Vì kẻ tự sát bằng súng thường kế súng bắn vào màng tang,vào miệng hay từ dưới cằm, chứ không kế súng vào gáy để tự sát. Nhưng sau đó, dường như không thể lấy vải thưa che mắt công luận và nhân dân, nên Giám đốc Công An tỉnh Yên Bái đã nói lại “sẽ khởi vụ án”?
Như vậy thực chất cũng như thực tế vụ thảm sát ở Yên Bái chí là sự thanh toán nội bộ giữa các cá nhân thuộc các nhóm lợi ích khác nhau trong bộ máy đảng và chính quyền địa phương. Vì thế “đảng ta” không thế trách dân là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền tại Yên Bái.Có điều, có thể vì “ giận quá mất khôn” chăng, mà đảng và chính quyền đã để cho báo chí nhà nước công bố “phản cảm tiêu cực” này của nhân nhân đối với đảng. Vì làm như thế sẽ có tác dụng phản tuyên truyền, bất lợi cho đảng khi tự ghi nhận và xác định như sự thú nhận trước công luận quả thực có mối quan hệ tình cảm không tốt đẹp và ngày càng gia tăng tính chất và cường độ không tốt đẹp giũa đảng và nhà nước CSVN với nhân dân; đến độ trở thành “mâu thuẫn đối kháng”. Những quan chức đảng và chính quyền dưới mắt người dân không khác kẻ thù hay kẻ gây tai họa  và tỏ ra  “hả hê” khi thấy quan chức lãnh đạo cấp cao nào như cố bí thư Tỉnh Ủy và Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Yên Bái bị bắn chết, như loại trừ bớt được một kẻ gây tai họa cho dân, cho nước.

Chúng tôi thiết nghĩ, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cần kiểm điểm rút kinh nghiệm với Ban tuyên giáo Trung ương để sau này chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền nhà nước quản lý chặt chẽ hơn nữa hệ thống báo chí nhà nước tránh đưa ra những phê phán công luận liên quan đến người dân phản tác dụng như thế.

                      Thiện Ý
Houston, ngày 22 tháng 8 năm 2016

ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP VÀ SỰ LỰA CHỌN KHÓ KHĂN CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA .



ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP VÀ SỰ LỰA CHỌN KHÓ KHĂN CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA .

Thiện Ý

Với sự vận dụng kỹ thuật quảng cáo trên thị trường vào chính trường có hiệu quả, thương gia Donald Trump đã nhận được đủ số phiếu tối thiểu 1237 phiếu dại biều cử tri theo qui định của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ. Vì vậy, tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa  diễn ra tại Cleveland, Ohio từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 7 năm 2016 vừa qua, tỷ phú địa ốc  Donald  Trump  đã được đề cử là ứng viên chính thức của đảng ra tranh chức Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, cùng với Thống đốc bang Indiana Mike Pence được Ông Trump chọn làm ứng viên Phó Tổng Thống trong liên danh.

Mặc dầu trước đó, trong nội bộ đảng Cộng Hòa phần đông các đảng viên cao cấp, có ảnh hưởng đã tỏ ra lo ngại, chống đối và tìm cách ngăn cản bước tiến của ứng viên Donal Trump, nhưng trong Đại Hội đảng Cộng Hòa vừa qua, hầu hết dường như chẳng đặng đừng đã phải công khai lên tiếng ủng hộ  để giữ sự đoàn kết nội bộ đảng, hầu đủ sức đương đầu với ứng viên Tổng Thống Dân Chủ Hillary Clinton  và Thượng nghị sĩ bang Virginia Tim Kaine ứng viên Phó Tổng Thống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người giữ im lặng hay lên tiếng từ chối ủng hộ, tiêu biều như Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz, ứng viên sau cùng  thứ 16 bị Donald Trump đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Những người tỏ ra miễn cưỡng ủng hộ ứng viên Donald Trump có lẽ đã cố  suy nghĩ rằng, việc vận dụng kỹ thuật quảng cáo thương trường vào chính trường, cùng với cung cách, lời ăn tiếng nói mạnh bạo trong cuộc tranh cử sơ bộ, chỉ là thủ thuật giai đoạn nhằm đánh bại các đối thủ trong nội bộ đảng Cộng Hòa để được để cử làm ứng viên Tổng Thống chính thức của đảng. Sau đó họ hy vọng đi vào cuộc tranh cử chính thức toàn quốc, với tác động của vai trò các cố vấn riêng, cùng với áp lực trong nội bộ đảng,Ông Donald Trump sẽ phải điều chỉnh, thay đổi chiến thuật, chiến lược tranh cử và thận trọng hơn trong cung cách và lời ăn tiếng nói khi tranh cử, sao cho xứng hợp với phẩm chất, vai trò của một Tổng Thống dưới mắt nhân dân Hoa Kỳ và mong muốn của đảng Cộng Hòa.

Thế những chẳng bao lâu sau, mới mở đầu các hoạt động tranh cử, ứng viên Domal Trump  vẫn tỏ ra tự tin quá đáng, ăn nói bộc trực, phản ứng nhanh theo cá tính nóng nẩy,bất kể hậu quả chính trị cho cá nhân và cho đảng, với cung cách và ngôn từ mang tính đả kích, xúc phạm, gây bất mãn cho nhiều người trong ngoài đảng Cộng Hòa, trong nước và quốc tế. Hệ quả điển hình mới đây là vụ đôi co lời qua tiếng lại giữa ứng viên Donald Trump với một cặp vợ chồng cử tri Hồi Giáo    luật sư và Bà Khizi Khan, có con là Đại úy quân đội Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến Iraq vào năm 2004.

Theo tường thuật của giới truyền thông quốc tế, Ông Khizr Khan đã đọc một bài diễn văn đầy xúc động tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ diễn ra ở Philadelphia ngày 28/7/2016. Nội dung diễn văn đã lên án lời kêu gọi của ông Trump, đòi cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ.Các bản tin khác nói rằng các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump tỏ ra bất bình về một loạt hành động vụng về và các vụ tranh cãi do ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng Hoà gây ra, trong đó có cuộc khẩu chiến kéo dài giữa ông Trump với ông Khizr Khan; cũng như những bình luận của ông Trump trong một cuộc phỏng vấn sau đó của tờ The Washington Post. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Trump tuyên bố sẽ không hậu thuẫn hai nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hoà, là Chủ tịch Quốc hội Paul Ryan của bang Wisconsin và Thượng nghị sĩ John McCain, đại diện bang Arizona, trong các cuộc vận động của các nhà lập pháp này để được tái cử. Trước đó, cả ông Ryan lẫn ông McCain đều hậu thuẫn ông Trump, nhưng nay đã công khai chỉ trích ông về những lời công kích của ông Trump đối với ông bà Khan. Sự thể này kéo theo một số đảng viên Cộng Hòa cao cấp có ảnh hưởng khác công khai lên tiếng rút lại sự hậu thuẫn, thậm chí có người nói sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Tổng thống Dân chủ Hillary Clinton với ứng viên phó Tổng Thống Tim Kaine Thượng nghị sĩ bang Virginia, và mới đây  còn có một số đảng viên cao cấp khác yêu cầu Chủ tịch đảng Cộng Hòa rút lại sự yểm trợ vận động và tài chánh đối với ứng cử viên Donald Trump.

Ngoài cung cách và lời ăn tiếng nói bất lợi khi tranh cử của ứng viên Donald Trump, đảng Cộng Hòa còn lo ngại về năng lực của một tổng thống được thể hiện khi tranh cử cho thấy  sư yếu kém về kinh nghiệm và sự hiểu biết về các vấn đề quốc tế của ứng viên này. Chẳng hạn về đối ngoại bao lâu nay của các chính phủ Hoa Kỳ, dù do Dân Chủ hay Cộng Hòa nắm quyền đều nhất quán chủ trương chính sách đối ngoại mở rộng ra thế giới bên ngoài, vì quyền lợi quốc gia, để tạo dựng và củng cố vai trò cường quốc lãnh đạo hàng đầu thế giới.Theo đó Hoa Kỳ đã trợ giúp các nước  có nhu cầu về an ninh quốc phòng, dân chủ hóa chế độ chính trị, bảo vệ nhân quyền, phát triển  kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, xã hội…Trên thực tế, để thực hiện chủ trương chính sách này, hàng năm Hoa Kỳ đã phải xử dụng một ngân sách rất lớn viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại cho các chính phủ tự làm, các tổ chức quốc tế có tiêu chí trên có phương tiện hoạt động. Hoa Kỳ còn trực tiếp tham gia các liên minh quân sự, thiệt lập các căn cứ quân sự tại các nước ngoài theo các hiệp ước an ninh quốc phòng song phương hay đa phương; hay tham gia hoặc hổ trợ các tổ chức phát triển kinh tế quốc tế hay khu vực… Nay ứng viên Donald Trump đưa ra chủ trương chính sách đối ngoại có tính cô lập, ưu tiên cho đối nội để tập trung tài chánh lo cho nhân dân và  nước Mỹ. Điển hình phát biểu về liên minh Châu Á của ông Trump Trong một cuộc phỏng vấn với báo The New York Times gây nhiều lo ngại. ông Donald Trump nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc "không bảo đảm chúng ta sẽ có hòa bình" trên bán đảo Triều Tiên, và ông hỏi "chúng ta được lợi gì từ chuyện này?" bằng việc duy trì binh sĩ, máy bay, tàu chiến và những căn cứ ở Nhật Bản. Ai cũng biết là Mỹ có liên minh lâu đời với cả Nhật Bản và Hàn Quốc để cung cấp cho họ sự phòng vệ nếu họ bị tấn công, và một yếu tố then chốt của chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là chiến lược "xoay trục" sang Châu Á, điều mà ông Trump dường như muốn đảo ngược, trong khi chính sách này dường như đã được đảng Cộng Hòa hậu thuẫn.
Đứng trước thực tế trên, người ta tự hỏi, liệu đảng Cộng Hòa có mất cơ hội khách quan thuận lợi để giành chiến thắng sau cùng trong ngày bầu cử Tổng Thống chính thức vào ngày mùng 8 tháng 11 sắp tới đây hay không?Cợ hội khách quan thuận lợi đó là dân chúng Hoa Kỳ thường chỉ để cho một đảng nắm quyền tối đa là 8 năm hai nhiệm kỳ, tối thiểu 4 năm một nhiệm kỳ đối với một số Tổng Thống đã phạm những sai lầm nghiêm trọng hay bị bị nhân dân coi là thiếu năng lực lãnh đạo quốc gia. Ví dụ Tổng Thống Cộng Hòa Bush Cha (George H. Bush) hay Tổng Thống Dân Chủ Jimy Carter.

Theo đó, đảng Cộng Hòa đang có cơ hội rất thuân lợi ít nhất trên 50% để đưa được một Tổng Thống Cộng Hòa vào Tòa Bạch Ốc thay thế Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama sắp mãn nhiệm sau 8 năm vào cuối năm nay.Để không mất cơ hội thuận lợi này, dường như đảng Cộng Hòa đang trải qua một sự chọn lựa cực kỳ khó khăn:

1.- Đảng Cộng Hòa tiếp tục yểm trợ ứng viên Donald Trump nếu có được những bảo đảm khả tín về những cam kết của Ông Trump sẽ điều chính, thay đổi kịp thời theo đòi hỏi của đảng để tạo ra một nhân cách có phẩm chất xứng hợp với chức vị Tổng Thống của một cường quốc đóng vai trò lãnh đạo thế giới, dưới mắt nhân dân Hoa Kỳ và quốc tế. Tuy nhiên mới đây ứng cử viên Donal Trump đã công khai từ chối thay đổi vì “trump là Trump”, thay đổi khác đi là không trung thực, là lừa dối…

2.-Đảng Cộng Hòa  áp lực được ứng viên Donald Trump tự nguyện, tự giác, vì lợi ích của đảng, nhường cho một ứng viên sáng giá hơn đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống.Tỷ như dân biểu Cộng Hòa Paul Ryan đang là  Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm đang được nhiều người nói đến.

3.- Đảng Cộng Hòa sẽ buông suôi để cho ứng viên Donal Trump muốn làm gì thì làm theo ý ông ta, cử tri đảng viên Cộng Hòa muốn bầu cho ai thì bầu, chấp nhận để cho ứng viên Tổng Thống  Dân Chủ Hillary Clinton vào Tòa Bạch Ốc, để  đảng Dân Chủ có cơ hội nắm quyền hành pháp thêm ít ra là một nhiệm kỳ  4 năm nữa.

Mọi sự lựa chọn vẫn đang ở phía trước, đảng Cộng Hòa sẽ có sự lựa chọn nào, chúng ta cần chờ xem.
                  
                    Thiện Ý
Houston, ngày 14 tháng 8 năm 2016

VÌ SAO ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG ĐẢNG CỘNG HÒA DONAL TRUMP ĐÃ THẮNG TRONG BẦU CỬ SƠ BỘ ?



VÌ SAO ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG ĐẢNG  CỘNG HÒA DONAL TRUMP ĐÃ THẮNG TRONG BẦU CỬ SƠ BỘ ?

Thiện Ý

Đại Hội Đảng Cộng Hòa  diễn ra tại Cleveland, Ohio từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 7 năm 2016 vừa qua, đã đề cử  tỷ phú địa ốc  Donald  Trump là ứng viên của đảng ra tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ cùng với Thống đốc bang Indiana Mike Pence được Ông Trump chọn làm ứng viên Phó Tổng Thống trong liên danh.

Người ta được biết, ứng viên Donald Trump là một thương gia chưa từng đảm nhận  một chức vụ công cử hay dân cử nào, trước khi được đề cử là ứng viên chính thức của đảng ra tranh cử Tổng Thống. Trong cuộc bầu cử nội bộ đảng, thương gia Donald Trump đã lần lượt đánh bại 16 ứng viên vốn là những chính trị gia chuyên nghiệp có tiếng, từng là nghị sĩ, dân biều hay thống đốc các tiều bang.Nhiều người ngạc nhiên tự hỏi vì sao ứng viên Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump đã thắng 16 ứng viên trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua.

Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người quan tâm, thương gia Donald Trump thắng được lần lượt 16 chính trị gia chuyên nghiệp là vì: Thương gia Donal Trump, ngoài tài năng thành đạt trên lãnh vực địa ốc, đã vận dụng kỹ thuật quảng cáo trên thương trường vào chính trường một cách hiệu quả.
   
 Theo đó ứng viên Donald Trump coi cử tri như khách hàng, chỉ cần đánh đúng tâm lý “chính hiếu” là những vấn đề chính trị đã và đang được cử tri quan tâm từ lâu, thôi thúc muốn được giải quyết; tương tự như “thị hiếu” của khách hàng, là những sản phẩm đang thu hút khách hàng. Các thương gia nói chung, chỉ cần quảng cáo cho hay làm sao cho có thật nhiều khách hàng tin theo và  đua nhau mua càng đông càng thu lợi nhuận nhiều; còn giá trị và phẩm chất món hàng có đúng như quảng cáo hay không hạ hồi phân giải…

Thực tế, ứng viên Donald Trump đã thành công khi nêu lên những vấn đề “bức súc” được cử tri Hoa Kỳ quan tâm từ lâu, rồi bằng cách ăn nói mạnh miệng, đưa ra cách giải quyết táo bạo mà các chính trị gia khôn ngoan bao lâu nay thường dè dặt không ai giám làm như vậy.Thế nhưng cũng phải nói cho công bằng và đầy đủ hơn,trước hết ứng viên Donald Trump dưới mắt quần chúng là một thương gia có tài, nhiều kinh nghiệm làm ăn thành đạt trên lãnh vực địa ốc, tạo được uy tín nên đã thu hút được khách hàng, đã thành công và trở nên giầu có. Từ những yếu tính này, ứng viên Donald Trump đã khôn khéo vận dụng hiệu quả kỹ thuật quảng cáo trên thương trường vào chính trường.Nghĩa là, đa số cử tri Cộng Hòa đã bầu cho ứng viên Donald Trump vì tin rằng, bằng kinh nghiệm giải quyết thành công các vấn nạn trên thương trường, ứng viên Donal Trump mới có lòng tự tin mãnh liệt như thế và chắc sẽ có cách giải quyết được các vấn nạn trên chính trường theo cách riêng, khác với các chính trị gia chuyên nghiệp bao lâu nay quan niệm và hành động dè dặt. Chính sự tự tin mãnh liệt cùng cá tính bộc trực, ứng viên Donald Trump mới giám mạnh miệng ăn nói và cung cách ứng xử đôi lức tự cao khác thường, so với các chính trị gia chuyên nghiệp.Chính sự khác biệt này ứng viên thương gia Donald Trump đã dành được sự tin tưởng qua lá phiếu tín nhiệm của đa số đại biểu cử tri Cộng Hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ, để trong Đại Hội toàn đảng Cộng Hòa được đề cử là ứng viên chính thức của đảng ra tranh cử chức vụ Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 4 năm (2017-20210). Sau đây là một số căn cứ cho lập luận này.

Một là dân chúng Hoa Kỳ từ lâu rất quan tâm mong muốn chính quyền có biện pháp ngăn chặn người di dân nhập cư bất hợp pháp gia tăng trong đó phần đông là di dân Mexico và việc trục xuất những người này khỏi Hoa Kỳ. Trong khi bao lâu nay các chính quyền thuộc đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đều đã có những biện pháp nhưng chỉ có hiệu quả giới hạn, bị coi là không triệt để. Nay ứng viên thương gia Donal Trump đã mạnh miệng đưa ra biện pháp triệt để cụ thể là xây một bức tường ở biên giới ( kiểu “Vạn lỳ trường thành của Trung Quốc”) để ngăn chặn và sẽ không nương tay trong việc trục xuất những di dân đã nhập cư trái phép bị coi là gánh nặng xã hội, giáo dục, y tế của quốc gia… Cử tri đảng Cộng Hòa  đa số đã tin bỏ phiểu cho Donald Trump vì đã đáp ứng đúng tâm lý quần chúng về mặt cảm tính. Trong hiện tại, một cách chủ quan họ tin vào thực tâm giám nghĩ giám làm và có thể làm được của ứng viên này; còn trong tương lai, khi làm Tổng Thống, họ cũng tin Donald Trump chắc chắn sẽ làm, nếu không làm được là ngoài ý muốn của Trump; tỷ như bị Quốc Hội ngăn cản không cung cấp ngân sách, dù Tổng Thống Donald Trump lúc đó đã cố gắng hết sức, kể cả việc giám bỏ thêm tiền túi ra để xây dựng bức tường biên giới mà ông đưa ra khi tranh cử…

Thế nhưng, đối với thiểu số cử tri đảng Cộng Hòa không bầu cho Donald Trump thì cho cung cách xử sự và lời ăn tiếng nói của ứng viên này bình dân và xỗ sàng quá, không xứng hợp với vai trò và khuôn mặt của một Tổng Thống Hoa Kỳ vốn phải có dưới mắt người dân Hoa Kỳ bao lâu nay.Đồng thời, họ chủ quan cho rằng biện pháp Donald Trump đưa ra là bất khả thi,  có thể gây hậu quả tai hại nhiều mặt đối ngoại cũng như đối nội,trong đó có mặt thị trường lao động bắp thịt mà chỉ có những di dân nhập cư đa số là người Mexico mới đáp ứng được…

Hai là việc ngăn chặn các hoạt dộng khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qeada, ISIS.. cũng là một vấn đề quan tâm và ước muốn hàng đầu của nhân dân Hoa Kỳ.Chính phủ Hoa Kỳ từ thời Tổng Thống Goerge W. Bush của đảng Cộng Hòa đến Tổng Thống Barack Obama của đảng Dân Chủ đều đã không ngừng gia tăng nỗ lực và thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn các hoạt động khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế, vốn được coi là của các phần tử Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng không chính quyền hay một chính trị gia khôn ngoan nào giám công khai đồng hóa các tổ chức khủng bố với  các tín đồ Hồi Giáo để đưa ra các biện pháp có tính kỳ thị, phân biệt đối xử với các tín đồ Hồi Giáo.Nay ứng viên thương gia Donald Trump đã giám công khai đưa ra biện pháp kiểm soát gắt gao, ngăn chặn những tín đồ Hồi Giáo nhập cư Hoa Kỳ. Cử tri đảng Cộng Hòa nghe qua đa số đã bỏ phiểu cho Donald Trump vì đã đáp ứng đúng tâm lý quần chúng về mặt cảm tính từ lâu muốn ngăn chặn, tiêu diệt khủng bố bằng mọi cách và mọi giá, nên tin biện pháp của Trump sẽ có hiệu quả tích cực, bất kể thực tế vấn đề tiêu diệt khủng bố không đơn giản, không phải cách nào hay giá nào cũng có thể làm được để có hiệu quả.

Ba là chính sách đối ngoại bao lâu nay của các chính phủ Hoa Kỳ, dù do Dân Chủ hay Cộng Hòa nắm quyền đều nhất quán chủ trương chính sách đối ngoại mở rộng ra thế giới bên ngoài, vì quyền lợi quốc gia, để tạo dựng và củng cố vai trò cường quốc lãnh đạo hàng đầu thế giới.

Theo đó Hoa Kỳ đã trợ giúp các nước  có nhu cầu về an ninh quốc phòng, dân chủ hóa chế độ chính trị, bảo vệ nhân quyền, phát triển  kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, xã hội…Trên thực tế, để thực hiện chủ trương chính sách đối ngoại này, hàng năm Hoa Kỳ đã phải sử dụng một ngân khoản rất lớn viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại cho các chính phủ tự làm,cho các tổ chức quốc tế có tiêu chí trên có phương tiện hoạt động. Hoa Kỳ còn trực tiếp tham gia các liên minh quân sự, thiệt lập các căn cứ quân sự tại các nước ngoài theo các hiệp ước an ninh quốc phòng song phương hay đa phương; hay tham gia hoặc hổ trợ các tổ chức phát triển kinh tế quốc tế hay khu vực…

Nay ứng viên Donald Trump đưa ra chủ trương chính sách ưu tiên cho đối nội để tập trung tài chánh lo cho quốc kế dân sinh trong nước, để các nước chủ động tự lo liệu mọi mặt với sự trợ giúp trong chừng mực nào đó hữu ích cho Hoa Kỳ. Các cử tri nghe qua thấy có lợi cho mình, cảm thấy vô lý khi  chính phủ đem tiền thuế của nhân dân đi rải khắp thế giới, đem công ăn việc làm và cả xương máu ra trợ giúp ở nước ngoài, trong khi trong nước vẫn còn nhiều người thất nghiệp, đời sống khó khăn, thiều thốn, sống vô gia cư…Thế là cử tri lập tức bỏ phiếu cho Ông Trump mà không cần biết rằng chủ trương, chính sách ngoại giao mở rộng bao lâu nay của Hoa Kỳ đã đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt cho quốc gia như thế nào, góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và duy trì hòa bình thế giới ra sao, để nhân dân Hoa Kỳ có thể tự hào chính đáng là một cường quốc số 1 đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Vả lại, việc thiết lập các căn cứ quân sự và đưa quân đội ra nước ngoài theo các hiệp ước song phương hay đa phường Hoa Kỳ luôn có sự chia xẻ kinh phí của các nước được thụ hưởng lợi ích, chứ không phải gánh chịu một mình.

Tựu chung, ứng viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump đã thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua là nhờ đã tạo được niềm tin và sự tín nhiệm xuất phát từ sự thành công cá nhân trên thương trường trong quá khứ, cộng với cung cách ứng xử đầy cá tính đặc thù của một người có tài năng thể hiện qua lời ăn tiếng nói đầy tự tin, bộc trực, nghĩ sao nói vậy nên được cử tri coi là một người trung thực và bình dân. Nhưng đồng thời, sự chọn lựa này của đa số cử tri Cộng Hòa cũng cho thấy một thành phần không nhỏ cử tri Hoa Kỳ nay dường như đã chán ngán cung cách vận động tranh cử  với lời ăn tiếng nói bác học,vòng vo, bóng bẩy, nước đôi của các  ứng viên chính trị gia chuyên nghiệp như bao lâu nay.
          
              Thiện Ý
Houston, ngày 24-8-2016

ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG ĐẢNG CỘNG HÒA DONAL TRUMP ĐÃ THẮNG TRONG BẦU CỬ SƠ BỘ, CÒN BẦU CỬ TOÀN QUỐC VÀO NGÀY 8-11-2016 THÌ SAO?



ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG ĐẢNG  CỘNG HÒA DONAL TRUMP ĐÃ THẮNG TRONG BẦU CỬ SƠ BỘ, CÒN BẦU CỬ  TOÀN QUỐC VÀO  NGÀY 8-11-2016 THÌ SAO?

Thiện Ý

Đại Hội Đảng Cộng Hòa  diễn ra tại Cleveland, Ohio từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 7 năm 2016 vừa qua  đã chính thức đề cử  tỷ phú địa ốc  Donald  Trump là ứng viên của đảng ra tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử chính thức vào ngày 8-11 tới đây. Thống đốc Indiana Mike Pence được Ông Trump chọn làm ứng viên Phó Tổng Thống trong liên danh.

Dường như đây là lần đầu tiên, một thương gia chưa từng đảm nhiệm một chức vụ công cử hay dân cử nào, trong cuộc bầu cử nội bộ đảng, đã đánh bại 16 ứng viên vốn là những chính trị gia chuyên nghiệp có tiếng, từng là nghị sĩ, dân biều hay thống đốc các tiều bang, để được đề cử là ứng viên chính thức của đảng tranh cử Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2017- 2021.

Nhiều người ngạc nhiên tự hỏi vì sao ứng viên Tổng Thống Cộng Hòa Donald Trump đã thắng 16 ứng viên trong cuộc bầu cử sơ bộ, thế còn trong cuộc bầu cử chính thức toàn quốc vào ngày 8-11 tới thì sao?

VÌ SAO DONALD TRUMP ĐÃ THẮNG TRONG BẦU CỬ SƠ BỘ?

Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người quan tâm, sở sĩ thương gia Donald Trump thắng được lần lượt 16 ứng viên trong bầu cử sơ bộ (trong nội bộ đảng Cộng Hòa) là vì: Thương gia Donal Trump đã sử dụng kỹ thuật quảng cáo trên thương trường vào chính trường một cách hiệu quả.
    
Theo đó ứng viên Donald Trump coi cử tri như khách hàng, chỉ cần đánh đúng tâm lý “chính hiếu” là những vấn đề chính trị đã được cử tri quan tâm từ lâu, thôi thúc muốn được giải quyết; tương tự như “thị hiếu” của khách hàng, là những sản phẩm đang thu hút khách hàng. Nếu thương gia chỉ cần quảng cáo cho hay làm sao cho có thật nhiều khách hàng tin theo và đua nhau mua càng đông càng thu lợi nhuận nhiều; còn sau khi mùa về dùng giá trị và phẩm chất món hàng có đúng như quảng cáo hay không hạ hồi phân giải.Các khách hàng, nếu thấy chất lượng không đúng như quảng cáo thường bỏ qua, ít ai trả lại, không mua hàng đó nữa,rút kinh nghiệm thận trọng hơn với những quảng cáo thương mại sau đó…Tất nhiên, hậu quả của quảng cáo chính trị không đúng sự thật có khác, nguy hại và nghiêm trọng hơn nhiều.

Thực tế, ứng viên Donald Trump đã thành công khi nêu lên những vấn đề “bức súc” được cử tri Hoa Kỳ quan tâm từ lâu, rồi bằng cách ăn nói mạnh miệng, với những ngôn từ “dao to búa lớn” đưa ra cách giải quyết táo bạo mà các chính trị gia khôn ngoan bao lâu nay thường dè dặt không ai giám làm như vậy. Sau đây là một số sự kiện điển hình:

Một là dân chúng Hoa Kỳ từ lâu rất quan tâm mong muốn chính quyền có biện pháp ngăn chặn người di dân nhập cư bất hợp pháp gia tăng trong đó phần đông là di dân Mexico và việc trục xuất những người này khỏi Hoa Kỳ. Trong khi bao lâu nay các chính quyền thuộc đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đều đã có những biện pháp nhưng chỉ có hiệu quả giới hạn, bị coi là không triệt để. Nay ứng viên thương gia Donal Trump đã mạnh miệng đưa ra biện pháp triệt để là xây một bức tường ở biên giới ( kiểu “Vạn lỳ trường thành của Trung Quốc”) để ngăn chặn và sẽ không nương tay trong việc trục xuất những di dân đã nhập cư trái phép bị coi là gánh nặng xã hội, giáo dục, y tế của quốc gia. Cử tri đảng Cộng Hòa nghe qua đa số đã bỏ phiểu cho Donald Trump vì đã đáp ứng đúng tâm lý quần chúng về mặt cảm tính, mà nếu bình tâm suy xét lại theo lý tính, khách quan, biện pháp Donald Trump đưa ra là bất khả thi,  có thể gây hậu quả tai hại nhiều mặt đối ngoại cũng như đối nội,trong đó có mặt thị trường lao động bắp thịt mà chỉ có những di dân nhập cư đa số là người Mexico mới đáp ứng được.

Hai là việc ngăn chặn các hoạt dộng khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qeada, ISIS.. cũng là một vấn đề quan tâm và ước muốn hàng đầu của nhân dân Hoa Kỳ.Chính phủ Hoa Kỳ từ thời Tổng Thống Goerge W. Bush của đảng Cộng Hòa đến Tổng Thống Barack Obama của đảng Dân Chủ đều đã không ngừng gia tăng nỗ lực và thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn các hoạt động khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế, vốn được coi là của các phần tử Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng không chính quyền hay một chính trị gia khôn ngoạn nào giám đồng hóa các tổ chức khủng bố với  các tín đồ Hồi Giáo để đưa ra các biện pháp có tính kỳ thị, phân biệt đối xử với các tín đồ Hồi Giáo.Nay ứng viên thương gia Donald Trump đã giám công khai đưa ra biện pháp kiểm soát gắt gao, ngăn chặn những tín đồ Hồi Giáo nhập cư Hoa Kỳ. Cử tri đảng Cộng Hòa nghe qua đa số đã bỏ phiểu cho Donald Trump vì đã đáp ứng đúng tâm lý quần chúng về mặt cảm tính từ lâu muốn ngăn chặn, tiêu diệt khủng bố bằng mọi cách và mọi giá, mà quên rằng thực tế vấn đề tiêu diệt khủng bố không đơn giản, không phải cách nào hay giá nào cũng có thể làm được để có hiệu quả.

Ba là chính sách đối ngoại bao lâu nay của các chính phủ Hoa Kỳ, dù do Dân Chủ hay Cộng Hòa nắm quyền đều nhất quán chủ trương chính sách đối ngoại mở rộng ra thế giới bên ngoài, vì quyền lợi quốc gia, để tạo dựng và củng cố vai trò cường quốc lãnh đạo hàng đầu thế giới.Theo đó Hoa Kỳ đã trợ giúp các nước  có nhu cầu về an ninh quốc phòng, dân chủ hóa chế độ chính trị, bảo vệ nhân quyền, phát triển  kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, xã hội…Trên thực tế, để thực hiện chủ trương chính sách này, hàng năm Hoa Kỳ đã phải xử dụng một ngân sách rất lớn viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại cho các chính phủ tự làm, các tổ chức quốc tế có tiêu chí trên có phương tiện hoạt động. Hoa Kỳ còn trực tiếp tham gia các liên minh quân sự, thiệt lập các căn cứ quân sự tại các nước ngoài theo các hiệp ước an ninh quốc phòng song phương hay đa phương; hay tham gia hoặc hổ trợ các tổ chức phát triển kinh tế quốc tế hay khu vực…

Nay ứng viên Donald Trump đưa ra chủ trương chính sách ưu tiên cho đối nội để tập trung tài chánh ưu tiên lo cho nhân dân trong nước. Các cử tri nghe qua thấy có lợi cho mình, cảm thấy vô lý khi  chính phủ đem tiền thuế của nhân dân đi rải khắp thế giới, đem công ăn việc làm ra nước ngoài, trong khi trong nước vẫn còn nhiều người thất nghiệp, nhiều ngươi sống khó khăn, thiều thốn, sống vô gia cư…Thế là cử tri lập tức bỏ phiếu cho Ông Trump mà không biết rằng chủ trương, chính sách ngoại giao mở rộng bao lâu nay đã đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt cho quốc gia như thế nào, góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và duy trì hòa bình thế giới ra sao, để nhân dân Hoa Kỳ có thể tự hào chính đáng là một cường quốc số 1 đóng vai trò lãnh đạo thế giới.

 THẾ CÒN TRONG CUỘC BẦU CỬ CHÍNH THỨC 8-11 TỚI ĐÂY THÌ SAO?

Với thủ thuật dùng kỹ thuật quảng cáo trên thị trường vận dụng vào chính trường có hiệu quả, thương gia Donald Trump đã nhận được đủ số phiếu dại biều cử tri theo qui định của đảng Cộng Hòa tối thiểu 1237, ông đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa đề cử là ứng viên Tổng Thống chính thức của đảng.

Mặc dầu trước đó, trong nội bộ đảng Cộng Hòa phần đông các đảng viên cao cấp, có ảnh hưởng đã tỏ ra lo ngại, chống đối và tìm cách ngăn cản bước tiến của ứng viên Donal Trump, nhưng trong Đại Hội đảng Cộng Hòa vừa qua, hầu hết dường như chẳng đặng đừng đã phải công khai lên tiếng ủng hộ  để giữ sự đoàn kết nội bộ đảng; hầu đủ sức đương đầu với ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton  trừ một số ít giữ im lặng hay lên tiếng từ chối ủng hộ không rõ rệt, tiêu biều như Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz, ứng viên sau cùng  thứ 16 bị Donald Trump đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Những người miễn cưỡng ủng hộ ứng viên Donald Trump có lẽ đã cố lý giải rằng, việc vận dụng kỹ thuật quảng cáo trương trường vào chính trường là thủ thuật giai đoạn, chỉ nhằm đánh bại các đối thủ trong nội bộ đảng Công Hòa để được để cử làm ứng viên Tổng Thống chính thức của đảng. Sau đó hy vọng đi vào cuộc tranh cử chính thức toàn quốc, với tác động của vai trò các cố vấn riêng cùng với áp lực trong nội bộ đảng,Ông Donald Trump sẽ phải điều chỉnh, thay đổi chiến thuật, chiến lược tranh cử và thận trọng hơn trong cung cách và lời ăn tiếng nói khi tranh cử, sao cho xứng hợp với phẩm chất vài trò của một Tổng Thống theo đòi hỏi của nhân dân Hoa Kỳ và mong muốn của đảng Cộng Hòa.

Thế những chẳng bao lâu sau, mới mở đầu các hoạt động tranh cử, ứng viên Domal Trump vẫn chứng nào tật nấy, tỏ ra tự cao tự đại, ăn nói hùng hổ, hồ đồ, bộc trực, phản ứng nhanh theo cá tính và cảm tính,bất kể hậu quả chính trị cho cá nhân và cho đảng, mang tính xúc phạm gây bất mãn cho nhiều người trong ngoài đảng, trong nước và quốc tế.

Tính chất bị chỉ chích và hệ quả điển hình mới đây là vụ đôi co lời qua tiếng lại giữa ứng viên Donald Trump với một cặp vợ chồng cử tri Hồi Giáo (Ông Bà Khizi Khan), có con là Đại úy quân đội Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến ở Iraq vào năm 2004.

Theo tường thuật của Đài VOA, Ông Khizr Khan đã đọc một bài diễn văn đầy xúc động tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ diễn ra ở Philadelphia ngày 28/7/2016. NỘi dung diễn văn đã lên án lời kêu gọi của ông Trump, đòi cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ, trong khi vợ ông lặng lẽ đứng bên ông, và sau đó hai vợ chồng tiếp tục chỉ trích ông Trump trong nhiều cuộc phỏng vấn khác.

Các bản tin khác nói rằng các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump tỏ ra bất bình về một loạt hành động vụng về và các vụ tranh cãi do ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng Hoà gây ra, trong đó có cuộc khẩu chiến kéo dài giữa ông Trump với ông Khizr Khan; cũng như những bình luận của ông Trump trong một cuộc phỏng vấn sau đó của tờ The Washington Post. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Trump tuyên bố sẽ không hậu thuẫn hai nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hoà, là Chủ tịch Quốc hội Paul Ryan của bang Wisconsin và Thượng nghị sĩ John McCain, đại diện bang Arizona, trong các cuộc vận động của các nhà lập pháp này để được tái cử. Trước đó, cả ông Ryan lẫn ông McCain đều hậu thuẫn ông Trump, nhưng nay đã công khai chỉ trích ông về những lời công kích của ông Trump đối với ông bà Khan. Sự thể này kéo theo một số đảng viên Cộng Hòa cao cấp có ảnh hưởng khác công khai lên tiếng sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Tổng thống Dân chủ Hillary Clinton với ứng viên phó Tổng Thống Tim Kaine Thượng nghị sĩ bang Virginia.

Sau các vụ việc này, nhiều cử tri cũng có chung nhận định với Tổng Thống đương nhiệm Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ, rằng ứng viên Donald Trump không đủ phẩm chất và năng lực của một Tổng tư lệnh quân đội trong vai trò Tổng Thống Hoa Kỳ. Tổng Thống Pháp thì phát biểu cảm tưởng buốn nôn khi nghe những lời tuyên bố của ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ Donal Trump…

Đến đây thiết tưởng độc giả có thể tự trả lời cho tiêu đề: Thế còn trong cuộc bầu cử chính thức 8-11 tới đây thì sao?

III/- LIỆU ĐẢNG CỘNG HÒA CÓ MẤT CƠ HỘI KHÁCH QUAN THUẬN LỢI?

Cợ hội khách quan thuận lợi đó là dân chúng Hoa Kỳ thường chỉ để cho một đảng nắm quyền tối đa là 8 năm hai nhiệm kỳ, tối thiểu 4 năm một nhiệm kỳ đối với một số Tổng Thống đã phạm những sai lầm nghiêm trọng hay bị bị nhân dân coi là thiếu năng lực lãnh đạo quốc gia. Ví dụ Tổng Thống Cộng Hòa Bush Cha (George H. Bush) hay Tổng Thống Dân Chủ Jimy Carter.

Theo đó, đảng Cộng Hòa đang có cơ hội rất thuân lợi để đưa được một Tổng Thống Cộng Hòa vào Tòa Bạch Ốc thay thế Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama sắp mãn nhiệm sau 8 năm vào cuối năm nay. Đảng Cộng Hòa chỉ cần đưa ra được một ứng viên Tổng Thống có phẩm chất , năng lực và uy tín, không cần xuất sắc, trên trung bình nhưng tỏ ra xứng hợp với vai trò Tổng Thống Hoa Kỳ, với một chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại có đôi nét khác biệt, khả thi so với đảng Dân Chủ, đáp ứng được tâm lý quần  chúng muốn thay đổi, thì hầu như chắc chắn ứng viên Tổng Thống Cộng Hòa này sẽ thắng cử.

Để không mất cơ hội thuận lợi này, dường như đảng Cộng Hòa đang trải qua một sự chọn lựa cực kỳ khó khăn:

1.- Đảng Cộng Hòa tiếp tục yểm trợ ứng viên Donald Trump nếu có được những bảo đảm khả tín về những cam kết của Ông Trump sẽ điều chính, thay đổi kịp thờitheo đòi hỏi của đảng để tạo ra một nhân cách có phẩm chất xứng hợp với chức vị Tổng Thống của một cường quốc đóng vai trò lãnh đạo thế giới, dưới mắt nhân dân Hoa Kỳ và quốc tế.

2.-Đảng Cộng Hòa  áp lực được ứng viên Donald Trump tự nguyện, tự giác, vì lợi ích của đảng, nhường cho một ứng viên sáng giá hơn đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống.Tỷ như dân biểu Cộng Hòa Paul Ryan đang là  Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm được nhiều người nói đến.

3.- Đảng Cộng Hòa sẽ buông suôi để cho ứng viên Donal Trump muốn làm gì thì làm theo ý ông ta, cử tri đảng viên Cộng Hòa muốn bầu cho ai thì bầu, chấp nhận để cho ứng viên Tổng Thống  Dân Chủ Hillary Clinton vào Tòa Bạch Ốc, để  đảng Dân Chủ có cơ hội nắm quyền hành pháp thêm ít ra là một nhiệm kỳ  4 năm nữa.

Mọi sự lựa chọn đang ở phía trước, đảng Cộng Hòa sẽ có sự lựa chọn nào, chúng ta cần chờ xem.

                    Thiện Ý
Houston, ngày 5 tháng 8 năm 2016