Bình luận:
ĐỐI THOẠI VỚI AI, ĐỐI THOẠI
CÁI GÌ VÀ ĐỐI THOẠI ĐỂ LÀM GÌ?
Thiện Ý
Tin tổng hợp giới truyền thông trong nước cho hay,ông
Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ chính trị, người đứng đầu Ban tuyên giáo trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm
triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị hôm 18-5-2017, đã lên tiếng, rằng “Chúng ta không sợ đối thoại,
không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết
cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự
tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”
Báo Pháp Luật ngày 19/05/2017 trích lời
ông Thưởng cho biết Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một
văn bản hướng dẫn về việc “tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá
nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.”
Qua những lời tuyên bố ngắn gọn trên của
người đứng đầu bộ não và cũng là lý thuyết gia hàng đầu của đảng CSVN, một đảng
đang cầm quyền độc tôn trong chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam, người ta
muốn biết cụ thể và chi tiết hơn là: Đảng CSVN sẽ đối thoại với ai, đối thoại
cái gì và đối thoại để làm gì?- Vì rằng câu trả lời tổng quát thì người ta đã
tìm thấy ngay trong những lời tuyên bố ngắn gọn của Trưởng Ban Tuyên giáo trung
ương.
1.- Đảng CSVN sẽ đối thoại với ai và đối thoại cái gì?
Ông Võ Duy Thưởng đã nói rõ, rằng đảng CSVN sẽ
“tổ
chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với
đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”. Nghĩa là chỉ đối thoại với cá nhân chứ không đối thoại với các tổ
chức chính trị hay xã hội, tôn giáo bất đồng chính kiến liên quan đến “đường
lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”.
2.- Đối thoại để làm gì?
Vẫn
theo ông Võ Văn Thưởng thì đối thoại là
để tìm ra chân lý, rằng
“Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh
luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi
cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.
Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”.
Chân lý của các học thuyết (chủ thuyết) cách mạng mà ông Thưởng nói ở đây phải
chăng trong đó có học thuyết cộng sản, cũng cần “sự cọ xát và tranh luận” hay giữa lý luận và thực tiễn? Ông nói
một cách tự tin rằng “Chúng ta không sợ
đối thoại, không sợ tranh luận…”, phải chăng đã đến lúc đảng CSVN chấp nhận
tiếng nói đối lập đưa ra những phản biện, trên bình diện lý luận, về học thuyết
cộng sản và việc hiện thực chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam (thuộc phạm trù vĩ mô của chế độ) để xác nhận chấn lý là sự hiện
thực hay không thể hiện thực?
Nếu đúng với sự suy đoán trên, một số câu
hỏi được đặt ra:
- Một là, nếu tranh luận trong các cuộc
đối thoại (đối luận), bên phản biện chứng minh được bằng thực tiễn, rằng học
thuyết cộng sản (Marxism – Leninism) chỉ là không tưởng (lý tưởng cao đẹp không thể hiện thực) và việc hiện thực xã hội Xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tuyệt đối không thể, liệu đảng cầm quyền CSVN có
dám chấp nhận chân lý này?
- Hai là, nếu chấp nhận chân lý trên bình
diện lý luận được chứng minh bằng thực tiễn, liệu đảng CSVN có dám chấp nhận từ
bỏ “học
thuyết cách mạng cộng sản” và con đường tiến lên “Xã hội xã hội chủ nghĩa”
theo đuổi hàng nửa Thế kỷ qua vẫn chưa thành, để chủ động thực hiện một tiến
trình chuyển đổi hòa bình qua con đường dân chủ hóa đất nước, tương tự như chế
độ độc tài của tập đoàn quân phiệt Miến Điện đã làm và đã thành công?
Đến đây, nếu đảng CSVN có câu trả lời theo
chiều hướng trên, phù hợp với nguyện vọng và ước muốn bao lâu nay của tuyệt đại
đa số nhân dân Việt Nam
trong cũng như ngoài nước, chúng tôi đề nghị:
1.- Đảng CSVN khởi sự đối thoại với những cá nhân bao
lâu nay “có ý kiến và quan điểm khác với
đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”. Đó là những cá nhân đang bị cầm tù hay đang bị theo dõi
trấn áp chỉ vì đã bầy tỏ bất đồng chính kiến với đảng và nhà cầm quyền một cách
ôn hòa, với thiện chí và ý hướng xây dựng đất nước sao cho ngày càng tốt đẹp.
2.- Chủ đề đối luận đầu tiên “Đâu là chế độ chính trị khả thi, thích
dụng với thực trạng Việt Nam và chiều hướng quốc tế, phù hợp với ý nguyên của
nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cao nhất, toàn diện cho đất nước và dân
tộc?”.
Sở dĩ chúng tôi đề nghị chủ đề này, vì là vấn đề căn bản hàng đầu, là
gốc của mọi vấn đề của đất nước, giải được vấn đề này là mọi ‘ ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương,
quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”sẽ không còn cần đối thoại để giải quyết nữa.
3.- Phương cách
đối luận:
- Các nhà lý luận của đảng CSVN, bằng lý
luận và thực tiễn, hãy chứng minh rằng, mặc dù Liên Xô và hầu hết các nước đi
theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng chế độ độc tài toàn trị (hay chuyên chính vô sản), độc đảng cộng
sản, đã thất bại hoàn toàn,phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa
đảng; song đảng CSVN cầm quyền bao lâu nay vẫn có khả năng xây dựng thành công
chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
- Các cá nhân “có ý kiến và quan điểm khác…”, bằng
lý luận và thực tiễn phản bác rằng, đảng CSVN đã có cơ hội xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhiều thập niên qua vẫn chưa thành công và chắc chắn sẽ không bao giờ
còn có thể xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Sau đó, các cá nhân này đưa ra một mô hình chế độ
chính trị và chứng minh tính khả thi, phù hợp với thực trạng đất nước và chiều
hướng quốc tế, đáp ứng đúng ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích cao nhất và
toàn diện cho đất nước và dân tộc.
4.-Tổ chức và cách thức đối luận: Trong khi chờ đợi những quy định về tổ chức và cách thức đối luận của đảng CSVN, chúng tôi đề
nghị Ban Tuyên giáo Trung ương cần chủ động đứng ra tổ chức các cuộc tranh luận
công khai, được các cơ quan truyền thông Việt Nam trong và ngoài nước cũng như
quốc tế (như báo chí, truyền thanh,
truyền hình…) tường trình trực tiếp đến toàn thể quốc dân Việt Nam.
5.- Kết quả đối luận, để cho nhân dân quyết định thông qua các cuộc thăm dò
khách quan, hay một cuộc trưng cầu dân ý xem đa số nhân dân xác định chân lý thuộc về ai . Đảng cầm
quyền CSVN sẽ tự giác, chủ động thực hiện theo chân lý này.
Nhớ lại đã hơn một
lần chúng tôi đề nghị đảng CSVN tổ chức đối luận công khai giữa đảng CSVN với
các chính đảng quốc gia về cùng chủ đề nêu trên, chỉ khác với chủ trương đối
thoại bây giờ của đảng CSVN, là chỉ đối thoại với những cá nhân‘ có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”.
Đề nghị lần đầu vào năm 2013, khi Quốc hội
Việt Nam sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng, trái với
mong đợi của đa số người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Nhân dịp này,
chúng tôi với tư cách một người Việt Nam có viết một Thư Ngỏ gửi qua địa chỉ
email và địa chỉ văn phòng trung ương đảng CSVN cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị
đảng Cộng Sản Việt Nam, đề nghị đối thoại công khai với các chính đảng quốc gia
đã được thành lập và hoạt động từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua cuộc chiến
tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam, cho đến nay vẫn còn hoạt động như: Việt Nam Quốc
dân Đảng, Đảng Đại Việt, Dân chủ Xã hội Đảng…Đồng thời, cũng gửi đến địa chỉ
văn phòng Quốc hội ở Hà nội đề nghị một cuộc đối luận công khai giữa cá nhân
chúng tôi và đại biểu quốc hội Phan Trung Lý , Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
quốc hội về cùng chủ đề nói trên.
Kế đến, sau Đại hội XII của đảng CSVN, một
lần nữa nhân dân Việt Nam lại thất vọng khi đảng cầm quyền vẫn duy trì quyền
thống trị trong chế độ độc tài toàn trị với quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chúng tôi có nhắc lại đề nghị này qua bài viết “Đề nghị đảng CSV N đối thoại
với các chính đảng quốc gia”, đã được đài VOA cho chuyển tải (01/03/2016).
Nay đảng CSVN đã tự nguyện tự giác đưa ra
chủ trương đối thoại, dù với những cá nhân bất đồng chính kiến, chúng tôi cho
là có dấu hiệu tốt cho tương lai đất nước và cho chính đảng CSVN. Chúng tôi và
có lẽ đa số nhân dân Việt Nam đều hy vọng những cuộc đối thoại giữa đảng CSVN
và những cá nhân‘ có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”sẽ mở đầu cho giai
đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đã khởi sự hơn hai mươi năm
qua (1995-2017). Vì trong tiến trình này, chúng tôi cho rằng lượng dân chủ đã
tích lũy và thay thế lượng độc tài gần thừa đủ để đất nước ta có cơ may chuyển
hóa theo đúng quy luật duy vật biện chứng “lượng
đổi, chất đổi” như nước sôi đến 100 độ thì bốc hơi biến thành thể khí.Sự
chuyển biến này, như chúng tôi đã nhận định trong nhiều bài viết từ 25 năm qua,
là do thực tế khách quan đẩy đưa, đảng cầm quyền CSVN hoàn toàn bị động, nhưng
thực tế chỉ có đảng CSVN mới có vị thế chủ động kết thúc quá trình chuyển đổi
từ chế độ độc tài toàn trị qua chế độ dân chủ pháp trị một cách hòa bình và ổn
định.
Hy vọng và
ước mong đảng CSV N hãy mạnh dạn, chủ động tiến bước theo chiều hướng trên, vừa
có lợi cho dân cho nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN.
Thiện Ý
Houston, ngày 23-5-2017
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.