Nhận định:
VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM, BIỆN PHÁP KHÁC
GIẢI PHÁP
Theo
tin tổng hợp giới truyền thông trong ngoài Việt Nam, khoảng 6000 người dân thuộc xã Đồng tâm, Huyên Mỹ Đức thuộc ngoại thành Hà Nội, đã xây chiến lũy chống lại và bắt giữ khoảng một
trung đội cảnh sát cơ động đến cưỡng chế giải tỏa dất đai của họ, để cho tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) sử dụng làm ăn kinh tế.
Sau
gần một tuần những nhân viên công lực thi hành lệnh cưỡng chế mới được nhân dân thả ra, khi Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND thành phố Hà nội là Nguyễn Đức Chung, ngày 22-4-2017 đích thân đến Xã Đồng tâm điều đình và ký vào giấy cam kết gồm hai điểm chính: (1) Trong 45 ngày sẽ xem xét và giải quyết việc sử dụng đất đai cho quân đội, an ninh quốc phòng theo đúng pháp luật; (2) và không truy tố, bắt bớ giam cầm bất cứ ai tham gia vào sự vụ Đồng Tâm, người dân trong xã cũng như ngoài xã Đồng Tâm.
Nhiều người cho rằng cách giải quyết vụ việc ở xã Đồng Tâm của nhà cầm quyền CSVN như thế là khôn ngoan “vô tiền” (chưa hề có từ trước)
nhưng chưa phải là “khoáng
hậu” (sau này chắc sẽ còn phải giải quyết khôn ngoan hơn). Nghĩa là từ nay đảng và nhà cầm quyền CSVN, nếu có từng mang tiếng “hèn
với giặc” thì đừng “ác với dân”
nữa, mà hãy tỏ ra “hiếu với dân”
đi. Nghĩa là
từ nay đảng và nhà cầm quyền CSVN không nên và không thể dùng bạo lực chuyên chính cộng sản (quân đội, công an, nhà tù, pháp trường…) để giải quyết mâu thuẫn với nhân dân như trước đây được nữa. Vì qua những năm dài bị cái gọi là “nền chuyên chính vô sản” (hay nền độc tài toàn trị CS cũng thế) kềm kẹp, trấn áp, nhân dân từng bước vùng lên đã đẩy được chế độ độc tài toàn trị cộng sản lùi dần về phía dân chủ; lượng độc tài như ngày càng tiêu vong, lượng dân chủ ngày càng tích lũy đến một lúc nào đó sẽ thừa
đủ làm tiêu vong chế độ độc tài toàn trị theo quy luật duy vật biện chứng “lượng đổi, chất đổi”(như nước đun sôi đến 100 độ thì bốc hơi),
mà người cộng sản vốn thuộc nằm lòng. Đây là xu thế thời đại và cũng là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và
lịch sử Việt Nam.
Chính
vì thế chúng tôi cho rằng cách giải quyết vụ việc “người nông dân nổi dậy”
ở xã Đồng Tâm chỉ là biện pháp đối phó tạm thời của đảng và nhà cầm quyền CSVN để thoát hiểm, chưa phải là giải pháp cho vấn đề gốc. Vì đã từ lâu cho
đến nay, ngoài vụ Đồng Tâm, hiện cũng đang nổi lên ở Bắc Ninh, Phú Quốc cũng như nhiều nơi khác, đều liên quan đến vấn đề đất đai. Gốc của vấn đề là quyền sở hữu đất đai.
Trong
các chế độ tôn trọng quyền tư hữu của người dân như quân chủ, dân chủ,
độc tài các kiểu, trừ kiểu độc tài cộng sản, thì quyền sở hữu đất đai thuộc cá nhân hay pháp nhân (tư sản),
bên cạnh dất đai thuôc quyền sở hữu nhà nước (công
sản). Trong các nước dân chủ hoàn toàn hay bán dân chủ (như quân chủ lập hiến…),
quyền sở hữu đất
đai bao gồm quyền định đoạt (thừa kế,sang nhượng, mua bán, đổi chác) và quyền sử dụng đất đai (ứng dụng thu lợi như xây nhà ở, cho mướn, trồng tỉa..)
được xác lập trong Hiến pháp và được hệ thống pháp luật bảo vệ, buộc nhà cầm quyền phải tôn trọng. Mỗi khi nhà cầm quyền cần đất đai thuộc quyền sở hữu cá nhân hay pháp nhân (các giáo hội, hiệp hội…),
muốn trưng dụng vì lý do công ích, đều phải thực hiện
điều đình theo pháp luật, với sự đền bù xứng đáng, nên thường được người dân chấp nhận dễ dàng, ít khi phải thi hành biện pháp cưỡng hành và cũng ít khi người bị cưỡng hành dám chống lại hay bắt giam người thi hành công vụ như vụ việc mới xẩy ra ở Đồng Tâm.
Vì đó là chế độ dân chủ pháp trị.
Thế nhưng, trong chế độ độc tài kiểu cộng sản thì có khác. Trong chế độ độc tài toàn trị CS , quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước, được ngụy trang là quyền sở hữu toàn dân, mà thực chất cũng như thực tế là thuộc quyền sở hữu độc quyền của một tập đoàn thống trị là đảng CSVN. Trong khi người dân, được chế độ xưng tụng là “người chủ đất nước”
thì chỉ có quyền sử dụng đất đai mà thôi. Vì vậy việc thu hồi đất đai do người dân đang sử dụng là quyền tuyệt đối của “Đảng
và nhà nước ta”. Cá nhân hay tập thể nào dám chống lại là vi phạm luật pháp của đảng và nhà nước hay nghị luật (nghị quyết của đảng CSVN được thể chế hóa thành pháp luật) đều sẽ bị trấn áp, trừng phạt như bấy lâu nay tại Việt Nam.
Do đó, việc nhân dân xã
Đồng Tâm kháng cự, bắt giữ một trung đội cảnh sát cơ động trong chế độ độc tài toàn trị CSVN, dù người đứng đầu chính quyền địa phương là Chủ tịch UBND Hà Nội là Nguyễn Đức Chung (có
quyền uy như một lãnh chúa thời phong kiến) có hay không cam kết, cũng không
có cơ sở pháp lý (vì không có luật pháp, chỉ có nghị luật của đảng cầm quyền độc tôn)
để khởi tố nhân dân xã Đồng Tâm về bất cứ tội danh nào. Bởi vì, họ chỉ hành xử năng quyền của những người chủ đất nước chống lại một chính quyền từ lâu đã cướp quyền
làm chủ đất nước của họ, trong đó có quyền sở hữu đất đai của người dân.
Vì vậy, cách thức mà nhà cầm quyền CSVN giải quyết việc nhân dân xã Đồng Tâm
có hành động tập thể cưỡng lại và bắt giam những người thi hành lệnh cưỡng chế đất đại chỉ là
biện pháp của nhà cầm quyền CSVN đối phó với tình hình để thoát hiểm, chứ không là giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề quyền sở hữu đất đai. Muốn giải quyết tận gốc, đảng và nhà cầm quyền CSVN không có con đường nào khác hơn là phải chuyển đổi chế độ độc tài toàn trị áp đặt lên nhân dân
hàng nửa thế kỷ, qua chế độ dân chủ pháp trị tôn trọng quyền tư hữu trong đó có quyền sở hữu cá nhân cũng như tập thể (pháp
nhân) về đất đai.
Thiết tưởng, ngày nào đảng CSVN còn ngoan cố tìm mọi cách duy trì chế độ độc tài toàn trị cộng sản, thì ngày đó còn phải đối phó với nhiều vụ Đồng Tâm, với mức độ, cường độ hiểm nguy không chỉ đến thế, mà sẽ gia tăng, lan rộng trên cả nước, sớm muộn cũng dẫn đến điều mà cố lãnh tụ cộng sản quốc tế Vladimir Lenin gọi là “Tình thế cách mạng chín muồi”.
Hậu quả thế nào, hơn ai hết Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng và ba bốn triệu đảng viên lớn bé của đảng CSVN đều có thể đoán trước. Tất cả nên tìm cách hạ cánh an toàn trước khi quá muộn, “mất cả chì lẫn chài”
đấy “các đồng chí ạ”!
Thiện Ý
Houston, ngày 25-4-2017
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.