Friday, September 9, 2011

Binh luan: Y nghia cua cac cuoc bieu tinh chong Tau cong xam luoc

Bình luận:
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẦU CỘNG XÂM LƯỢC VÀ VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC.

Thiện Ý
        
        Như quý thính giả và độc giả đã biết, cao trào biểu tình đầy khí thế chống Tầu cộng xâm lược và Việt cộng bán nước đã nổ ra và lan rông từ trong nước ra hải ngoại, khởi đi từ cuộc biểu tình của mọi tầng lớp Quốc dân Việt Nam, với giới trẻ là chủ lực, vào  ngày Chủ Nhật 5-6-2011 tại Hà Nội và Sàigòn. Cao trào này chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm thời gian, vì  trên thực tế Tầu cộng vẫn tiếp tục các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và Việt cộng vẫn tiếp tục trấn áp các cuộc biểu tình chống ngoại xâm của quốc dân Việt Nam trong nước để làm đẹp lòng quan thầy, và vẫn bưng bít sự thật về mức độ bán nước của họ.
        Điển hình mới nhất, theo các hãng thông tấn AP và AFP trích dẫn lời của một viên chức biên phòng tỉnh Quảng Ngãi và được xác nhận bởi chính ngư dân nạn nhân, thì hôm mồng 5/7 vừa qua, binh lính Tầu cộng có vũ trang đã lại chận một tàu cá Việt Nam, đánh đập một ngư dân bị thương, và đe dọa các thuyền viên khác trước khi đuổi họ ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam.
        Trong khi đó nhà cầm quyền Việt cộng  vẫn tiếp tục ngăn cản,đánh đập,đàn áp và bắt giam hàng chục người dân yêu nước biểu tình quanh Đại sứ quán Tầu Cộng ở Hà Nội, lãnh sự quán Tầu cộng ở Sài Gòn và  Đà Nẵng trong những tuần lễ gần đây và mãi cho đến hôm nay.
       
          Như vậy cao trào biểu tình của Quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước,chống Tầu cộng xâm lược và Việt cộng bán nước có mục đích, ý nghĩa và tác dụng gì?
         Tất nhiên ai cũng biết cao trào biểu tình từ trong nước ra hải ngoại của quốc dân Việt Nam không nhằm và cũng không thể có tác dụng lấy lại ngay được  những phần lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo của Việt Nam đã bị Tầu cộng cướp đoạt bằng bạo lực hay  do Việt cộng dâng hiến, đổi trác  cách này cách khác xẩy ra trong thời kỳ chiến tranh quốc- cộng trước đây cũng như sau này. Thế nhưng qua các cuộc biểu tình này, quốc dân Việt Nam chỉ nhằm mục đích đánh động công luận quốc tế và tố cáo trước Liên Hiệp Quốc và cộng đồng các quốc gia trên thế giới, sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế qua hành động xâm lăng của Tầu cộng, đã ỷ vào sức mạnh ưu thế của một nước lớn ngang nhiên xâm lấn từng bước lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam, bằng các quy định pháp lý, hành chánh đơn phương, như thiết lập các đơn vị hành chánh, vẽ lại bản đồ tự định đoạt chủ quyền của Tầu cộng, đã lấn chiếm hầu hết hải phận, hải đảo của Việt Nam trong vùng Biển Đông; Hoặc dùng bạo lực quân sự đánh chiếm các quẩn đảo Hoàng Sa, Trường Sa  của Việt Nam vào năm 1974 và 1988; thường xuyên tấn công, ngăn cản, bắt giữ, sát hại các ngư phủ Việt Nam khi họ đang đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền bao đời nay của Việt Nam; tấn cống thô bạo các tầu thăm địa chấn khai thác dầu khí trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.v.v…
        Nói cách khác, những cuộc biểu tình của quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, có ý nghĩa tương tự như những tiếng la báo động, cầu cứu của những chủ nhà hay nạn nhân khi bị giặc cướp đột nhập cướp phá, với sự tiếp tay của những tên gia nhân bất tín, bất trung. Bởi vì rõ ràng chủ nhà ở đây là quốc dân Việt Nam, những người chủ thực sự đất nước, đã và đang bị quân cướp nước là Tầu cộng xâm lấn bờ cõi, với sự tiếp tay của Việt cộng, là tập đoàn Cộng đảng Việt Nam đóng vai trò quản lý đất nước, nhưng đã bất trung, bất tín, đã cướp luôn quyền làm chủ dất nước của nhân dân, tự ý bán nước cho ngoại bang vì quyền và lợi của một tập đoàn thống trị độc quyền, độc tôn và độc tài.
      Và do đó, qua những tiếng thét phản kháng uất hận, cùng những Tuyên ngôn, Tuyên Cáo đanh thép vang lên từ các cuộc hội luận,biểu tình của Quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, còn mang ý nghĩa lên tiếng của những người chủ thực sự Đất nước, để phủ định mạnh mẽ mọi sự xâm chiếm và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các phần lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam bị Tầu cộng cướp đoạt bằng bạo lực hay bằng các văn kiện bán nước của Việt cộng; Và rằng, với tư cách cộng đồng sở hữu chủ Đất Nước, những thừa kế chính danh mọi di sản của tiền nhân, Quốc dân Việt Nam bảo lưu tố quyền bất khả thời tiêu trước các cơ quan tái phán quốc tế có thẩm quyền, để bằng mọi cách và mọi giá trong tương lai, đòi lại các phần lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam bị Tầu cộng chiếm đoạt, cho dù là 10 năm, 20 năm hay 100 năm sau này.
        Để thành đạt mục đích, ý nghĩa và tác dụng trên, cao trào biểu tình chống Tầu cộng cướp nước và Việt cộng bán nước cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Đồng thời, các nhà tổ chức biểu tình cần rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh kỹ thuật, nội dung các cuộc biểu tình sao cho đạt hiệu quả cao nhất về số lượng người tham dự cũng như chất lượng, không chỉ có tác dụng cổ vũ lẫn nhau, nâng cao lòng yêu nước và tự hào dân tộc, mà chính là  để ảnh hưởng được công luận từ nơi biểu tình , lan rộng được tác dụng trên toàn thế giới qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
       Điều quan trọng hơn  là làm sao cho  có được sự quan tâm, hổ trợ, can thiệp của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các quốc gia trong cộng đồng thế giới, bằng hình ảnh sống động và các văn kiện chuyển ngữ truyền đạt được mục đích và ý nghĩa các cuộc biểu tình lan rộng ở trong cũng như ngoài nước của quốc dân Việt Nam.
     Riêng về phần mình, ngoài các cuộc biểu tình chống Tầu cộng cướp nước, điều mà Quốc dân Việt Nam trong nước cũng như đang sống rải rác trên toàn thế giới, có thể làm ngay là cùng nhau phát động và thực hiện triệt để việc tẩy chay toàn diện hàng hoá của Tầu cộng, với khẩu hiệu: “KHÔNG MUA, KHÔNG BÁN, KHÔNG DÙNG MỌI SẢN PHẨM NHÃN HIỆU MADE IN CHINA”.
Thiện Ý
Houston, ngày 18 tháng 7 năm 2011

* ĐỀ NGHỊ: Các cơ quan truyền thông Việt Nam và các cá nhân Quốc Dân Việt Nam trong cũngnhư ngoài nước xử dụng: “Tầu cộng” thay vì “Trung cộng” và “nước Tầu” thay vì “Trung Quốc”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.