Thursday, December 8, 2016

ĐẢNG CSVN LÀM “QUỐC TANG”CHO FIDEL HAY “QUỐC TÁNG” TRƯỚC CHO CHÍNH MÌNH?



ĐẢNG CSVN LÀM “QUỐC TANG”CHO FIDEL HAY “QUỐC TÁNG” TRƯỚC CHO CHÍNH MÌNH?

Thiện Ý.

Tin truyền thông quốc tế cho hay, ngày 26-11-2016 nhà độc tài cộng sản Fidel Castro đã chết ở tuổi 90, sau 47 năm cầm quyền  trực tiếp (1959-2006) và 10 năm cầm quyền gián tiếp (2006-2016) sau khi truyền ngôi cho  người em ruột là Raul Castro trong chức vụ tối cao đảng (Bí thư Thứ nhất) và nhà nước cộng sản Cuba (Chủ tịch nước). Đảng và nhà cầm quyền Cuba đã  làm quốc táng cho lãnh tụ cộng sản Fidel Castro là điều tất nhiên. Thế nhưng chỉ vài ngày sau cái chết của nhà độc tài này, đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) đã  ra quyết định quốc tang vào ngày 4-12-2016, cho một lãnh tụ cộng sản nước ngoài này, đã làm nhân dân trong nước “bức xúc” và nhiều người cho rằng làm như thế là làm nhục quốc thể.Người ta tự hỏi đảng CSVN làm “quốc tang” cho Fidel Castro hay làm “Quốc tang” cho chính mình”?

Vì làm quốc tang cho Fidel Castro là bắt các cơ quan chính quyền trong nước và các cơ sở ngoại giao ở nước ngoài phải treo cờ rũ, có vải khăn tang, buộc nhân dân cả nước phải ngừng mọi hoạt động giải trí vui chơi trong ngày quốc tang, để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn một người nước ngoài vừa nằm xuống. Trong khi người nước ngoài này không có công trạng to tát gì với nhân dân và đất nước Việt Nam, ngoài một vài hành động và lời nói “dao to búa lớn” để yểm trợ cho cái gọi là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” trong quá khứ , mà thực tế cũng như thực chất chỉ là cuộc chiến tranh “Cốt nhục tương tàn, nồi da sáo thịt” do đảng CSVN thực hiện, không vì lợi ích dân tộc, chỉ có hại mà không có lợi gì cho nhân dân và đất nước Việt Nam, mà chỉ vì lợi ích cho cộng sản quốc tế như lời cố Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn từng nói “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc…”!

Như vậy quan hệ “tình cảm cách mạng” trong quá khứ sai lầm ấy, chỉ có giữa các lãnh tụ, lãnh đạo của hai đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Cuba, vốn là những công cụ một thời của hai tân đế quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, nếu muốn thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi vĩnh viễn của người đồng chí anh em cộng sản, các lãnh đạo đảng CSVN chỉ có thể làm “Đảng tang” cho Fidel Castro. Đồng thời về mặt nhà nước nhà cầm quyền CSVN chỉ cần chia buồn với đảng và chính phủ cộng sản Cuba  theo nghi thức ngoại giao thường dành cho một nguyên thủ quốc gia đã về hưu là đủ.

Trong khi đối với nhân dân Việt Nam, Fidel Castro và cả cái đảng cộng sản Cuba đã không có công trạng gì với dân tộc và đất nước Việt Nam. Trái lại, xét về hậu quả tai hại nhiều mặt cho đất nước Việt Nam, do cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam” sai lầm mà đảng CSVN gây ra, thì sự góp phần vào cuộc chiến này của cá nhân Fidel Castro và đảng cộng sản Cuba, là có tội với nhân dân Việt Nam. Thật là nghịch lý khi đảng CSVN bắt nhân dân cả nước phải để tang để tỏ lòng thương tiếc một kẻ từng tiếp tay cho những cá nhân và tập đòan đã gây tai hại cho nhân dân và cho đất nước.

Vì vậy, trước cái chết của lãnh tụ cộng sản Cuba Fidel Castro, hầu hết nhân dân Việt Nam không thể có cái nhìn và đánh giá khác hơn là một nhà độc tài CS tiêu biểu còn sót lại của thời kỳ chiến tranh ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vừa mới ra đi. Nhân dân Việt Nam dường như không thương tiếc mà chỉ thương hại cho một nhân tài của đất nước Cuba, tốt nghiệp cử nhân luât tại Đại học La Habana và từng là một luật sư, mà vì hoang tưởng, nên cả một đời lao vào một cuộc chiến đấu, cho đến khi nhắm mắt ở tuổi 90 vẫn không thành đạt được mục tiêu lý tưởng, là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa không tưởng của mình trên đất nước Cuba.
    
Trái lại, nếu Fidel Castro đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ được chế độ độc tài cá nhân tư sản Batista vào 1-1-1959, thì sau đó chính Ông nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, từ chối mọi chia sẻ quyền lực, thẳng tay đàn áp đối lập. Tháng 2-1959 Fidel nắm chức Thủ Tướng. Năm 1961 Fidel tuyên bố Cách mạng Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Năm 1965 Ông thành lập đảng Cộng sản Cuba mới, nắm chức bí thư thứ nhất kiêm Chủ tịch nước. Dưới chế độ độc tài toàn trị XHCN Cuba, Fidel và đảng CSCB  đã gây hậu quả nghiêm trọng và toàn diện cho quốc đảo khoảng 11 triệu dân, chỉ cách tiểu bang Florida bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ khoảng 150 cây số.Nhân dân Cuba đã phải sống những năm dài nghèo đói, thiếu thôn mọi mặt, bị tước đoạt các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng CS Cuba do Fidel Castro cầm đầu, nhiếu mặt còn tệ hại thua kém hơn nhiều so với chế độ độc tài Batista trước đó.

Một sự kiện thua kém tiêu biểu trong nhiều thua kém trên lãnh vực nhân quyền, là vào ngày 26-7-1953, Fidel Castro chỉ huy một đội quân tấn công trại lính Moncada ở Santiago Cuba, Ông bị bắt và bị kết án 15 năm tù. Nhưng chỉ 2 năm sau thì được ân xá. Như vậy, nếu trong khi chế độ chuyên chính vô sản do Fidel Castro thiết lập tại Cuba 51 năm qua (1965-2016), một kẻ chống chế độ đương quyền như Fidel Castro liệu có sống còn để sau đó nắm được chính quyền? Tương tự, như chế độ chuyên chính vô sản của Ông Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng CSVN áp đặt tại Việt Nam, thực tế cho thấy tệ hại hơn nhiều so với chế độ dân chủ VNCH ở Miền Nam là tất nhiên rồi, thậm chí nhiều mặt còn tồi tệ hơn cả các chế độ  quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân Pháp trước đó tại Việt Nam. Nếu chính quyền VNCH trong thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) có cách hành xử  khác hơn với những người cộng sản bị bắt cầm tù, như đảng và nhà cầm quyền CSVN đã đối xử tàn bạo với những người chống chế độ, liệu nhiều lãnh đạo và các cán binh CSVN có tồn tại để sau ngày 30-4-1975 lên nắm chính quyền các cấp không? Vì ngay cả nhiều bản án tử hình Việt cộng, chính quyền Miền Nam vẫn không thi hành để cho được sống sót đến sau ngày 30-4-1975.

Tuy nhiên, niềm an ủi cho Fidel Castro, cũng như nhiều lãnh đạo cộng sản các nước, trong đó có CSVN, là dù không thành công về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhưng bản thân đã “thành danh và thành thân”. Vì bản thân Castro đã được sống một cuộc đời “Vinh thân, phì gia” và đầy quyền uy, kể từ sau khi nắm được chính quyền, được thế giới cộng sản ca ngợi và tôn vinh là “Nhà lãnh đạo cách mạng  xã hội chủ nghĩa kiệt xuất…”,“lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc”  ở các nước thuộc địa nói chung, vùng Châu Mỹ  Latin nói riêng….

Những lãnh tụ và lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước Việt Nam dường như cũng có chung niềm an ủi và tự hào đến cuối đời như lãnh tụ Fidel Castro, vì cùng chủng loại, “Không thành công thì thành thân”.Vì vậy đảng và nhà cầm quyền CSVN đã bất chấp lòng dân, coi thường công luận, ngang nhiên tổ chức “Quốc tang” cho Fidel Castro, một lãnh tụ cộng sản nước ngoài, chẳng có công trạng nhỏ to gì với nhân dân và đất nước, ngoài cả dự liệu của luật pháp do chính họ đẻ ra, chưa có tiền lệ nào như thế cả. Phải chăng làm “Quốc tang” trái khoáy cho một lãnh tụ CS ngoại nhân này, là điềm gở báo trước cho đảng CSVN, như là làm trước một “Quốc táng” cho chính mình, sợ rằng mai này các lãnh tụ đảng và chế độ CSVN chết bất đắc kỳ tử, không còn cơ hội được nhân dân làm “Quốc tang” cho mình?

Tựu chung, đảng và nhà nước CSVN ra quyết định làm quốc tang cho Fidel Castro, một lãnh tụ CS Cuba vào ngày 4-12-2016 tới đây, đối với nhân dân Việt Nam là làm nhục quốc thể. Một lần nữa cho thấy, đảng CSVN luôn đặt lợi ích của đảng CSVN trên lợi ích nhân dân và danh dự Tổ quốc. Giờ này đã là giờ thứ 25 của chủ nghĩa cộng sản, mà sao những người lãnh đạo đảng và chế độ CSVN vẫn ngoan cố chưa nhìn ra hay nhìn ra mà không giám thừa nhận về một qúa khứ sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân cho nước,nay còn muốn lợi dụng hào quang quá khứ của một xác chết là lãnh tụ cộng sản Cuba Fidel Castro để tự sướng và tiếp tục lừa bịp thế hệ con cháu là làm sao?

Thiện Ý
Houston, ngày 1-12-2016

HIỆU QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC ĐẢNG CỬ, DÂN BẦU, CỬ TRI QUYẾT ĐỊNH TỐI HẬU TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ VỪA QUA.



HIỆU QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC ĐẢNG CỬ, DÂN BẦU, CỬ TRI QUYẾT ĐỊNH TỐI HẬU TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ VỪA QUA.

Thiện Ý

Nguyên tắc “đảng cử, dân bầu, cử tri quyết định tối hậu” đã được vận dụng hiệu quả vào thực tế trong các cuộc ứng cử và bầu cử tự do các chức vụ dân cử tại Hoa Kỳ, đã trở thành tập quán và truyền thống sinh hoạt dân chủ tại một quốc gia giầu mạnh và dân chủ vào bậc nhất thế giới này.

Tất nhiên nó hoàn toàn khác với nguyên tắc “Đảng cử, dân bầu” của chế độ độc đảng, độc tài toàn trị, do đảng CSVN áp đặt và thống trị bao lâu nay tại Việt Nam, một nước nghèo yếu và phản dân chủ vào bậc nhất thế giới.Sự khác biệt rõ nét,cụ thể ai cũng thấy trên hai mặt tư cách ứng cử và thể thức tranh cử và bầu cử các chức vụ dân cử các cấp tại Hoa Kỳ hoàn toàn khác với Việt Nam.

Về tư cách ứng cử các chức vụ dân cử cao nhất như Tổng Thống và các nghị sĩ dân biểu Liên bang  và Tiểu bang tại Hoa Kỳ, ngoài những ứng viên độc lập, không theo đảng phái nào có quyền tự ứng cử,nếu hội đủ các điều kiện theo luật bầu cử, bất cứ đảng viên nào của các chính đảng, đều có quyền tự do ra ứng cử trong nội bộ đảng. Nếu thấy ứng viên hội đủ một số điều kiện chủ quan (năng lực, đạo đức, uy tín…) và khách quan (được nhiều người dân tin tưởng bỏ phiếu…) thì ứng viên được ra ứng cử nhân danh là người của đảng để được dân bầu.

Trong khi tại Việt Nam, các chức vụ dân cử cao nhất như Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và mọi ứng viên dân cử các cấp đều do đảng cầm quyền duy nhất là đảng CSVN lựa chọn và chỉ định trước sẽ ra ứng cử tại các đơn vị bầu cử nào. Các ứng viên ngoài đảng CSVN tự ứng cử thì bị đảng cầm quyền tìm cách loại trừ triệt để, bằng mọi cách, người dân chỉ được chọn trong những ứng viên do đảng cử ra cho dân bầu.Nghĩa là nguyên tắc “Đảng cử, dân bầu” trong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị CS tại Việt Nam chỉ là hình thức để tuyên truyền lừa mị nhân dân và quốc tế, mà thực chất cũng như thực tế chỉ là “Đảng cử, đảng bầu”, quyết định tối hậu không phải là lá phiều của cử tri nhân dân mà là ý muốn của đảng CSVN.

Về thể thức tranh cử và bầu cử ở Hoa Kỳ thì đơn gian đối với các chức vụ dân cử cấp dưới như nghị sĩ, dân biểu Liên bang hay Tiểu bang, nhưng phức tạp và khó khăn hơn nhiều đối với các ứng viên chức vụ cao nhất của ngành hành pháp là Tổng thống Hoa Kỳ. Các ứng viên của các chính đảng trước hết phải qua một cuộc vận động tranh cử và bầu cử  sơ bộ trong nội bộ đảng để giành được đủ đa số phiếu tín nhiệm của cử tri đoàn trong đảng theo quy định(Ví dụ đảng Công hòa 1237 và đảng Dân chủ khoảng 2300). Nếu ứng viên nào đạt bằng hay trên số phiếu cử tri đoàn nội bộ, sẽ đương nhiên được để cử là ứng viên Tổng thống của đảng ra tranh cử với các ứng viên của đảng khác. Trong một cuộc tranh cử và bầu cử của cử tri toàn quốc, nếu ứng viên đảng nào đạt định mức tối thiểu 270 phiếu cử tri đoàn toàn quốc sẽ thắng cử chức vị Tổng thống Hoa Kỳ.

Thực tế gần nhất là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45, nhiệm kỳ 2016-2010 vừa qua đã diễn ra sôi nổi và đầy cam go kéo dài nhiều ngày tháng, trong cả hai cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ mỗi đảng cũng như cuộc bầu cử chính thức để được sự tín nhiệm của đa số phiếu cử tri đoàn toàn quốc, giữa hai ứng viên Cộng Hòa Donald Trump và ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton. Kết quả sau cùng ứng viên Cộng hòa Doanald Trump đã thắng ( với 276 trên 218 phiếu cử tri đoàn ở 50 Tiều Bang) trái với mọi tiên đoán của nhiều người, Vì trước đó, các cuộc thăm dò công luận cho thấy ứng viên Dân chủ Hillary Clinton đã đạt từ 80% đến 90% tín nhiệm của cử tri, nên đoán chắc sẽ thắng để trở thành nữ Tổng thống Hòa Kỳ đầu tiên.

Thế nhưng, sự thắng cử  Tổng Thống Hoa kỳ của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump mà nhiều người cho là “Ngựa về ngược” thực ra có căn cứ là do lá phiếu phiếu của đa số cử tri đã là yếu tố quyết định tối hậu đưa đến kết quả thực tế trái với ý muốn của nhiếu người và với chính nội bộ đảng Cộng hòa. Vì ngay từ giai đoạn tranh cử sơ bộ, cá tính, cung cách tranh cử và các chủ trương chính sách đối nội táo bạo đi ra ngoài truyền thống tranh cử và chủ trương chính sách bao lâu nay của đảng Cộng Hòa đã khiến nhiếu đảng viên cao cấp và có thế lực trong đảng Cộng hòa mất tin tưởng và lên tiến chống đối cách này hay cách khác.Mặc dầu kết quả tranh cử sơ bộ ưng viên thương gia thuần túy, chưa từng tham gia bất cứ chức vụ dân cử hay công cử nào là  Donald Trump đã từng bước đánh bại 16 ứng viên gạo cội là những chính trị gia chuyên nghiệp giầu kinh nghiệm chính trường trong đảng Cộng hòa, nhưng vẫn không làm người của đảng tin là Ông sẽ  đánh bại đối thủ Dân Chủ Hillary Clinton.

Như vậy có thể kết luận ngắn gọn, là mặc dầu thể thức ứng cử và bấu cử tại Hoa Kỳ là “Đảng cử, dân bầu”, nhưng trước sau gì cũng là từ lá phiếu bầu của cử tri trong nội bộ đảng (Bầu cử sơ bộ) và của cử tri nhân dân cả nước (Bầu cử chính thức).Như thế rõ ràng là tại Hoa Kỳ một cường quốc dân chủ nhất thế giới,nguyên tắc “Đảng cử, dân bầu, cử tri quyết định tối hậu” đã là một thực tế thể hiện bản chất thật của một chế độ dân chủ thật là “Quyền dân chủ” luôn được tôn trọng, bảo vệ và hành xử hiệu quả. Thực tế và thực chất này hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc và thể thức “Đảng cử, dân bầu” trong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị” do đảng CSVN áp đặt trong nhiều thập niên qua tại Việt Nam, với “Quyền làm chủ của nhân dân” bị tước đoạt qua thực chất các cuộc bầu cử bao lâu nay tại Việt Nam trước sau thì cũng chỉ là trò “Đảng cử, đảng bầu”bịp bợp đề lừa mị mà thôi.

            Thiện Ý
Houston, ngày 23-11-2016

SIÊU QUYỀN LỰC THẤT BẠI HAY CHÌ LÀ SỰ THAY NGỰA CUỐI ĐƯỜNG?



SIÊU QUYỀN LỰC THẤT BẠI HAY  CHÌ LÀ SỰ THAY NGỰA CUỐI ĐƯỜNG?

Thiện Ý

Sự đắc cử Tổng Thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ của ứng viên Cộng Hòa Doanald Trum đã trái với dự đoán và ước muốn trước bầu cử của nhiều người trong đó có một số các lãnh đạo hàng đầu các quốc gia. Những người quan tâm đến sức mạnh của một thứ “Siêu quyền lực” thường tác động có hiệu quả vào các cuộc bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ tự hỏi kết quả thực tế ngoài ý muốn của số đông này có phải là sự thất bại của “siêu quyền lực” hay chỉ là hệ quả của một quyết định “thay ngựa cuối đường” vào phút chót ?

Không ai giám trả lời quyết đoán cho câu hỏi này, mà chỉ suy đoán theo hai chiều hướng khác nhau.

I/- KẾT QUẢ BẦU CỬ LÀ MỘT SỰ THẤT BẠI CỦA  SIÊU QUYỀN
     LỰC.
     Những người cho rằng kết quả bầu cử là một thất bại của “Siêu quyền lực”. Vì qua các cuộc thăm dò trước đó nhiều người nói đến và tin tưởng đến tám chín chục phần trăm rằng ứng viên Dân chủ Hillary Clinton sẽ đánh bại ứng viên Cộng Hòa Donald Trump ở một khoảng cách khá xa để trở thành nữ Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên. Vì qua các dấu hiệu thực tế cho thấy “Siêu quyền lực” đã tác động tích cực nhiều mặt để cho ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton sẽ thắng cử và phải thắng cử.

Chẳng hạn “Siêu quyền lực”đã tài trợ dồi dào cho quỹ tranh cử, dùng truyền thông khai thác triệt để những khiếm khuyết năng lực và kinh nghiệm chính trị, những sơ hở trong lời ăn, tiếng nói bộc trực,mạnh bạo, cung cách tranh cử độc đáo nhưng có nhiều kẽ hở và những yếu điểm trong đời tư  như quan hệ với phụ nữ, hay trong sự nghiệp kinh doanh như các vụ án lừa đảo, trốn thuế hợp pháp của Ông Trump…Mục đích chung của các tác động mọi mặt này là tạo cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump một khuôn mặt méo mó,thiếu năng lực, kinh nghiệm chính trị, vô nhân cách, ăn nói bốc đồng không xứng hợp với vai trò và nhân cách của một Tổng Thống Hoa kỳ. Nhiều người đã nghĩ như vậy để tin theo kết quả các cuộc thăm dò, rằng ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton sẽ thắng.

Thế nhưng kết quả thực tế thì ngược lại, Donal Trump đã thắng, từ ngữ bình dân gọi là “ngựa về ngược” trong cuộc chậy đua vào Tòa Bạch Cung,trái với dự liệu của “Siêu quyền lực”, dự đoán và sự tin tưởng vào sức mạnh vạn năng của “Siêu quyền lực” có tính quyết định trong việc bầu chọn Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng chiến thắng này là có căn cứ, là kết quả của tài năng vận động với những nỗ lực cá nhân và nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan thuận lợi khác cho ứng viên Cộng Hòa Donal Trump.

Chẳng hạn về tài năng vận động, ứng viên Donald Trump đã vận dụng hiệu quả kỹ thuật quảng cáo trên thương trường vào chính trường, nhờ đánh đúng tâm lý và thị hiếu của khách hàng là cử tri. Hầu hết cử tri đều mang tâm lý quá chán ngán cung cách vận động (rao bán) theo truyền thống chính trị xưa nay vẫn thế của các chính trị gia chuyên ngiệp, thư lại, về những vấn đề quốc nội và quốc tế được nhiều người dân Hoa Kỳ quan tâm (như kiểm soát nhập cư, chống khủng bố quốc tế, đối ngoại thu hẹp, ưu tiên cho quốc nội… như đáp ứng đúng tâm lý và thị hiếu khác hàng) . Nhờ đáp đúng thị hiếu và tâm lý quá chán ngán những chính trị gia chuyên nghiệp như ứng viên Hillary Clinton, muốn thay đổi nên đa số cử tri đã bỏ phiếu cho ứng viên Donald Trump, không cần biết những biện pháp táo bạo có tính cách mạng Ông đưa ra sau này có thực hiện được hay không, nhưng họ tin Ông là người trung thực, khả tín và có quyết tâm dám nghĩ, giáo làm, còn làm được hay không hạ hồi phân giải (tương tự như tâm lý của người tiêu dùng khi nghe quảng cáo về một món hàng mới,đúng thị hiếu, người tiêu dùng nghe thấy hay mua về dùng thử, còn chất lượng có đúng như lời quảng cáo hay không mua về dùng mới biết…).

Chẳng hạn về các yếu tố khách quan thuận lợi cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump thắng cử. Một là tâm lý chán nản thực tại, quyết liệt muốn thay đổi của hầu hết nhân dân Hoa Kỳ sau 8 năm cầm quyền của Tổng Thống Dân Chủ Barrack Obama.Họ muốn thay đổi theo truyền thống mỗi đảng chỉ nên cho cầm quyền tối đa 8 năm hai nhiệm kỳ, dù ứng viên Cộng Hòa cón nhiều bất hoàn, thiếu kinh nghiệm, nhưng bầu cho Ông vẫn tốt hơn bầu cho ứng viên Hillary Clinton không khả tín lắm. lại phải kéo dài thêm một chính quyền “Obama không có Obama” mà nhiều người không hài lòng. Hai là quyết định của FBI đưa ra không đầy 2 tuần trước ngày bầu cử chính thức cho mở lại cuộc điều tra về những emnail mới phát hiện liên quan đến việc Bà Hillary Clinton sử dụng một máy chủ email riêng khi còn làm Ngoại Trưởng. Mặc dầu trước ngày bầu cử chính thức vài ngày FBI đã đưa ra kết luận vẫn không thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự giống như kết luận về những email đã được điều tra trước đây. Tuy nhiên, quyết định này của FBI đã có tác động khoét sâu mối nghi ngờ về tính không trung thực của ứng viên Dân Chủ Hillary Cllinton, khiến các cử tri có ý định bầu cho Bà đã thay đổi quay qua bầu cho Donald Trump, trong bầu cử sớm hai tuần trước và trong ngày bầu cử chính thức. Vì họ tin tưởng ứng viên Donald Trump dẫn sao vẫn trung thực hơn ứng viên Hillary Clinton.

Như vậy chỉ có thể kết luận là “Siêu quyền lực” đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016-2020. Vì kết quả đã ngoài dự liệu chứng tỏ mọi tác động tích cực của “siêu quyền lực” cho sự chắc chắn đắc cử của ứng viên Hillary Clinton đã vô hiệu quả trước sức mạnh lá phiếu của đa số cử tri đã bầu chọn ứng viên Donald Trump.

II/- KẾT QUẢ BẦU CỬ CHỈ LÀ THAY NGỰA CUỐI ĐƯỜNG CỦA
    SIÊU QUYỀN LỰC”.

Suy đoán theo chiều hướng này cho rằng vào phút chót của cuộc tranh cử, dường như “Siêu quyền lực” đã nhìn thấy ý nguyện của số đông cử tri và sức mạnh của “con ngựa hoang” Donald Trump nếu thuần hóa được sau này có thể sẽ tốt hơn sức mạnh của” con ngựa nài” đã thuần thục Hillary Clinton. Do đó, vào phút chót đã chủ động tạo ra hai tác động chủ yếu có hiệu quả ngược chiều, bất lợi cho ứng viên Hillary Clinton tạo điều kiện cho Donald Trump thắng cử.

Một là quyết định của Giám đốc FBI James Corney đưa ra không đầy 2 tuần trước ngày bầu cử chính thức cho mở lại cuộc điều tra về những emnail mới phát hiện liên quan đến việc Bà Hillary Clinton sử dụng một máy chủ email riêng khi còn làm Ngoại Trưởng. Sau ngày bầu cử, trong một cuộc họp riêng với các nhà tài trợ cho quỹ tranh cử, Bà Hillary cũng đã nói đến nguyên nhân chính đưa đến thất cử cử Bà là quyết định của Giám đốc FBI James Corney.

Hai là sức hậu thuẫn ngầm của tổ chức Tam K, dù ngay từ đầu cuộc tranh cử ứng viên đã Donald Trump đã lên tiếng phủ nhận, sau khi tổ chức có tính kỳ thị của người Mỹ da trắng này công khai lên tiếng ủng hộ. Người ta cho rằng sự hậu thuẫn của Tam K. dường như có tác động của “Siêu quyền lực”.

Sở dĩ “”Siêu quyền lực” đã nhìn thấy sức mạnh của “con ngựa hoang” Donald Trump nếu thuần hóa được sau này có thể sẽ tốt hơn sức mạnh của con ngựa nài đã thuần thục Hillary Clinton, là vì thể lực yếu đuối của một nữ Tổng Thống Hoa Kỳ, một cường quốc số 1, như bà Hillary Clinton ở tuổi 69 không thể chịu đựng nổi sức năng của các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại đè lên đôi vai, dù chỉ trong một nhiệm kỳ 4 năm, bằng thể lực mạnh mẽ của một nam Tổng Thống Donald Trump, dù ở tuổi 70, được thể hiện trong quá trình tranh cử. Tất cả những khiếm khuyết về năng lực, cá tính, cách ăn nói, kinh nghiệm chính trường của Donald Trump, “Siêu quyền lực” đánh giá là hoàn toàn có thể bổ khuyết được (thuần hóa) bằng nhiều cách trong guồng máy tổ chức công quyền quốc gia có truyền thống chính trị lâu đời, mà cá nhân Tổng Thống Donald Trump dù muốn hay không cũng phải khép mình trong khuôn khổ và hành động theo chiều hướng chung là phục vụ đất nước và nhân dân mà ưu tiên vẫn phải là quyền lợi trên hết và trước hết của các nhà tư bản, vốn là động lực phát triển quốc gia.

III/- MỘT CÁI NHÌN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA “SIÊU QUYỀN LỰC” HẬU BẦU CỬ.

Dù sự suy đoán về kết quả bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ dưới tác động của “Siêu quyền lực” theo hai chiều hướng trên có khác nhau, nhưng dường như tất cả đều có cái nhìn chung về tác động của “Siêu quyền lực” hậu bầu cử. Nghĩa là mọi người cho rằng dù muốn dù không, tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn không đi ra ngoài quĩ đạo của “Siêu quyền lực”.

Trong khi hành xử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ, nhân cách, cá tính và mọi chủ trương, chính sách táo bạo, có tính cách mạng của ứng viên Donald Trunp khi tranh cử đều sẽ được điều chỉnh (thuần hóa) một cách phù hợp. Tổng Thống Donald Trump có thể thực hiện tất cả hay một phần những chủ trương, chính sách này, song làm được hay không Ông đều được miễn trừ trách nhiệm trước nhân dân nhờ cơ chế chính trị dân chủ pháp trị tam quyền phân lập ràng buộc chặt chẽ đến độ một Tổng Thống không phải muốn làm gì thì làm và làm gì cũng có hiệu quả theo ý muốn chủ quan của mình. Chung quanh Tổng Thống còn cả một dàn cố vấn, chuyên viên thượng thặng, giúp Ông có được những quyết định đúng đắn, phù hợp và có hiệu quả.

Chẳng hạn Tổng Thống Donald Trump muốn xây một bức tường biên giới quá tốn kém, kiểm soát gắt gao và biện pháp quyết liệt đối với di dân bất hợp pháp…Quốc hội không cho phép thì không trách Ông được. Ông muốn thực hiện chính sách ngoại  giao cô lập trái với chính sách ngoại giao truyền thống mở rộng, tránh tốn kém ngân sách quốc gia nhiều mặt, cắt đứt được nhiều ngân khoản khi thi hành các hiệp ước quốc tế về an ninh quốc phòng và thương mại mậu dịch, bảo vệ được thị trường lao động và mậu dịch trong nước, nhưng Quốc hội không cho phép vì lợi bất cập hại nhiều mặt, nhất là lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản quân sự, quốc phòng vốn thâu được từ các hoạt động kinh doanh hành hóa và vũ khí đạn dược.Tổng Thống Donald Trump cũng không thể làm khác hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu Tổng Thống Donald Trump không tự điều chỉnh hay “Siêu quyền lực” không thể “thuần hóa được”, sẽ có nguy cơ dẫn đến tính mạng bị đe doa. Đơn cử trường hợp Tổng Thống J.F.Kennedy bị ám sát chết năm 1963 tại Dallas, Texas. Thủ phạm bị bắt sau đó đã bị giết ngay trong nơi giam giữ ở sở cảnh sát. Vụ án cho đến nay hình như vẫn chưa tìm ra kẻ chủ mưu đứng sau thủ phạm. Nhiều người cho rằng đó là đòn tối hậu của “Siêu quyền lực” khi không thể làm thay đổi được “Chính sách sống chung hòa bình” với Liên Xô của Tổng Thống Kennedy. Vì sống chúng hòa bình có nghĩa là không còn chậy đua vũ trang, tài giảm binh bị, là chấm dứt các cuộc chiến tranh cục bộ nơi một số quốc gia được chọn là điểm nóng  trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản và tư bản. Chính sách sống chung hòa bình được đưa ra giữa lúc các nhà tư bản quân sự quốc phòng đang thu lợi nhận rất lớn từ các hợp đồng sản xuất vũ khí chiến lược cũng như khí tài, đạn dược cung ứng cho các cuộc chiến tranh cụ bộ (trong đó có chiến tranh Việt Nam). Tổng thống Kennedy bị ám sát, ít năm sau đó em trai là Thượng nghị sĩ Robert Kenny cũng bị bắn chết tại bục tranh cử Tổng thống dương như cũng là vì muốn tiếp tục chính sách sống chung hoà bình của anh mình. Nhiều người cho rằng cả hai cái chết đều có chung thủ phạm dấu mặt là “siêu quyền lực”.

Hơn ai hết, Tổng Thống Donal Trump là một nhà tư bản lớn, trước khi đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, chắc Ông thừa khôn ngoan để hiểu rõ quy luật sân chơi chính trị tại đất nước mình. Vì vậy sau khi đắc cử người ta thấy Tổng Thống Donald Trump khởi sự có nhiều thay đổi (điều chỉnh) trong cung cách cư xử và lời ăn tiếng nói từ tốn, tương kính một cách phù hợp với phẩm chất và cương vị của một Tổng Thống Hòa Kỳ vốn có dưới mắt người dân. Một số chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại mạnh bạo, có tính cách mạng đưa ra khi tranh cử, Tổng Thống Donald Trump cũng bắt đầu thực hiện và sẽ thực hiện như đã hứa trong 100 ngày đầu“Trăng mật” vốn dành cho một tân Tổng thống sau ngày tuyên thệ vào 20-1-2017 tới đây và tiếp tục thực hiện trong suốt nhiệm kỳ 4 năm (2016-2020).

Dường như tân Tổng Thống Donald Trump đang cố gắng từng bước khép mình trong chừng mực nào đó vào khuôn khổ truyền thống chính trị Hoa Kỳ để tạo ra bộ mặt Tổng Thống quen thuộc dần dưới mắt đa số nhân dân Hoa Kỳ, hoàn toàn khác với khuôn mặt một thương gia tỷ phú trước đây thể hiện trong cuộ ctranh cử. Đồng thời Ông cũng đã và đang từng bước thực hiện những điều đã hứa với dân khi tranh cử, theo cung cách phù hợp với sự vận động của guồng máy công quyền quốc gia dân chủ pháp trị, vốn có nền tảng ổn định, bền vững và hướng phát triển có lợi nhất cho dân, cho nước, cho mọi giai tầng xã hội sống chung hài hòa.

              Thiện Ý
Houston, ngày 15-11-2016

VÌ SAO ỨNG VIÊN CỘNG HÒA DONALD TRUMP ĐÃ ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ?



VÌ SAO ỨNG VIÊN CỘNG HÒA DONALD TRUMP ĐÃ ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ?

Thiện Ý

Như vậy là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016-2020 đã diễn ra sôi nổi trong nhiều ngày tháng qua và đã kết thúc tốt đẹp, với sự thắng cử của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump trước ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton với 276 trên 218 phiếu cử tri đoàn toàn quốc. Cuộc bầu cử này đã được sự quan tâm theo dõi chăm chú của đông đảo nhân dân các giới tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nước trên thế giới.

Sự đắc cử Tổng Thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ của ứng viên Cộng Hòa Doanald Trum đã trái với dự đoán và ước muốn trước bầu cử của nhiều người trong đó có một số các lãnh đạo hàng đầu các quốc gia.Tuy nhiên theo truyền thống dân chủ Hoa Kỳ, ứng viên Dân Chủ thất cử Hllary Clinton đã mau mắn gọi điện thoại cho ứng viên Cộng Hoa Donald Trump chấp nhận kết quả bầu cử và chúc mừng người thắng cử và ngỏ ý sẵn sàng hợp tác làm lợi cho nhân dân và đất nước Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo các nước như Nga, Anh, Tây Ban Nha…cũng đã mau mắn gửi lời chúc mừng đến tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donal Trump.

Trong diễn văn đầu tiên sau khi có kết quả bầu cử chính thức, Ông Donal Trump đã cảm ơn mọi người, mọi giới đã ủng hộ cũng như không ủng hộ Ông, trong đó có ứng viên thất cử Hillary Clinton và không ngại ca ngợi những đóng góp hữu ích của Bà cho quốc gia.Đồng thời tân Tổng Thống Trump cũng kêu gọi đoàn kết trong đảng Cộng Hòa cũng như mọi giới nhân dân Hoa Kỳ mà vì cuộc tranh cử vừa qua đã có những chia rẽ. Ông cam kết sẽ là Tổng Thống của mọi người dân Hoa Kỳ, trong đó có những người không ủng hộ Ông và hứa sẽ tìm các tìm đến những người này để tạo sự thông cảm.

Nhìn lại quá trình của cuộc bầu cử dẫn đến kết quả bầu cử,câu hỏi được đặt ra là vì sao ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đã thắng cử, gây ngạc nhiên và trái với dự đoán của nhiều người thuộc nhiều giới trong và ngoài Hoa Kỳ? Theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người, ứng viên Cộng Hòa Donald Trump thắng cử là vì:

1.- Về năng lực làm Tổng Thống: Những cử tri bầu cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông là người có đủ sức khỏe và năng lực làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ tin rằng với tài kinh doanh thành đạt trong ngành kinh doanh địa ốc để trở thành một tỷ phú, Ông Trump cũng sẽ thành công trên lãnh vực chính trị, dù Ông chưa có kinh nghiệm về mặt này khi chưa từng giữ các chức vụ dân cử cũng như công cử nào trong guồng máy công quyền quốc gia Tiểu bang cũng như Liên bang Hoa Kỳ. Những cử tri ủng hộ ứng viên Donald Trump tỏ ra coi nhẹ kinh nghiệm chính trường, làm Tổng Thống thì có ai có kinh nghiệm trước khi làm Tổng Thống đâu. Vả lại,khiếm khuyết này sẽ được lấp đầy bởi một dàn cố vấn thượng thặng mọi mặt và hậu thuẫn của  cả đảng Công Hòa. Nghĩa là Tổng  Thống Donal Trump sẽ không hành động một mình, ông sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm khi thi hành chức vụ Tổng Thống Hao Kỳ. Qua cuộc tranh cử, một năng lực nổi bật là thể lực mạnh mẽ, ý chí kiên cường, có bản lãnh, giám đương đầu với nhiều cuộc tấn công từ nhiều phía, bất kể hậu quả bất lợi cho mình. Ví dụ như các cơ quan truyền thông đồng loạt khai thác các khuyết điểm để tấn công ông”\, những người và nhóm lợi ích khác nhau chống lại ông vì những chủ trương, biện pháp, những lời nói thẳng thắn đụng chạm đến danh dự và quyền lợi của họ…Nói chung là Donald Trump đã phải đương đầu với “tam tứ đầu thọ địch”, nhưng vẫn không sợ hãi thay đổi quan điểm, lập trường của mình, chấp nhận sự chống lại Ông của những người có thế lực và uy tín trong đảng Cộng Hòa của Ông. Những cử tri đã bỏ phiếu cho Donald Trump vì tin vào năng lực mạnh mẽ các mặt của Ông hơn hẳn sức khỏe và bản chất yếu đuối của một phụ nữ như ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton ở vào tuổi 69, mà sức nặng của các vấn đề quốc nội và quốc tế đè lên đôi vai của một Tổng Thống Hoa Kỳ khó có thể kham nổi, dù chỉ là một nhiệm kỳ 4 năm.

2.- Về tư cách, tác phong và đạo đức : Những cử tri đã bầu cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông là người hội đủ các tính chất này để  làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ không hoàn toàn đồng ý với cung cách xử sự, lời ăn tiếng nói xỗ xàng, bất kể hậu quả của ứng viên Donald Trump. Thế nhưng họ cho đó chỉ là cá tính bộc trực của một người ngay thẳng, nghĩ sao nói vậy, không thủ đoạn, không mị dân và không đầy tham vọng vị kỷ như ứng viên Dân chủ Hillary Clinton…Chính phẩm chất này họ tin Ông Trump một khi là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ giám nghĩ, giám làm và sẽ làm được những điều Ông đã nói thẳng, nói thật với dân. Ông không như những chính trị gia chuyên nghiệp như Bà Clinton, bao lâu nay ăn nói khôn ngoan, vòng vo, mị dân và đầy thủ đoạn, nói một đàng làm một nẻo…khiến họ đã chán ngấy từ lâu. Nghĩa là họ cho rằng Ông Trump là người có đạo đức chính trị khi ăn nói thật thà với dân, để tin rằng những điều Ông nói là sự thật, những chủ trương chính sách và biện pháp Ông đưa ra nhất định Ông sẽ thực hiện, còn thành hay bại là ngoài ý muốn của Ông, không quan trọng. Còn về đạo đức cá nhân, những cử tri đã bầu cho Trump không quan  tâm đến những lời ăn tiếng nói, hình ảnh không tốt đẹp về quan hệ tình ái với phụ nữ trong quá khứ. Họ cho đó là chuyện bình thường của con người bình thường, nhất là điều giới giầu có, lắm bạc, dư tiền thường làm. Điều quan trọng là sau khi làm Tổng Thống, Ông Trump có còn tiếp tục những quan hệ tình ái bất chính hay không, như không ít các chính khách đã làm khi còn tại chức, bị phát hiện hay chưa bị phát hiện nhờ khéo che dấu.

3.- Về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại: Những cử tri ủng hộ ứng viên Donald Trump tin rằng Ông Trump khi làm Tổng Thống sẽ thực hiện được các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại táo bạo, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, không bị coi thường như Ông nói. Trái với chủ trương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại dè dặt, cẩn trọng theo truyền thống lối mòn của các chính trị gia chuyên nghiệp như bà Hillary Clinton. Họ cho rằng rồi đây nếu Hillary Clinton làm Tổng Thống sẽ chỉ lại tiếp tục các chủ trương chính sách sai lầm của chính quyền Dân chủ Obama. Họ cho rằng chỉ có Trump mới làm thay đổi được bộ mặt nước Mỹ, làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại để được nể vì, với các chủ trương  chính sách đáp ứng đúng ý muốn thầm kín bao lâu nay của số đông người Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ứng viên Donald Trump đưa ra chủ trương chính sách và các biện pháp thực hiện 3 vấn đề hàng đầu của quốc gia được nhiều cử tri quan tâm.

Một là ngăn chặn, kiểm soát triệt để vấn đề di dân nhập cư bằng những biện pháp mạnh, cụ thể là xây một bức tường ở biên giới ( kiểu “Vạn lý trường thành của Trung Quốc”) để ngăn chặn và sẽ không nương tay trong việc trục xuất những di dân đã nhập cư trái phép bị coi là gánh nặng xã hội, giáo dục, y tế của quốc gia. Hai là việc ngăn chặn các hoạt dộng khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qeada, ISIS. ứng viên thương gia Donald Trump đã giám công khai đưa ra biện pháp kiểm soát gắt gao những tín đồ Hồi Giáo nhập cư Hoa Kỳ vì an ninh, an toàn cho dân chúng Hoa Kỳ . Ba là chính sách đối ngoại ưu tiên cho đối nội, tập trung tài chánh lo cho quốc kế dân sinh trong nước, để các nước ngoài chủ động tự lo liệu mọi mặt với sự trợ giúp trong chừng mực nào đó hữu ích cho Hoa Kỳ. Các cử tri ủng hộ Donald Trump vì thấy có lợi thiết thực cho mình. Họ cảm thấy vô lý khi  chính phủ đem tiền thuế của nhân dân đi rải khắp thế giới, đem công ăn việc làm và cả xương máu binh sĩ Hoa Kỳ ra trợ giúp ở nước ngoài, làm cảnh sát quốc tế, trong khi trong nước vẫn còn nhiều người thất nghiệp, đời sống khó khăn, thiều thốn, sống vô gia cư. Tất nhiên mọi chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại táo bạo, có tính cách mạng của Ông Trump, sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ cơ chế chính trị dân chủ tam quyền phân lập, để có hiệu quả thực tế mà không đi quá đà, có hại cho dân, choi nước.

4.- Về những điều kiện khách quan thuận lợi đã giúp thêm cơ hội cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đắc cử phải kể đến quyết định của giám đốc FBI James Comey đưa ra chỉ  hai tuần trước ngày bầu cử chính thức,  cho mở lại cuộc điều tra sau khi phát hiện thêm một số email có thể có hoặc có thể không có liên quan đến cuộc điều tra của FBI về việc Hillary Clinton sử dụng một máy chủ email riêng. Mặc dầu trước ngày bầu cử chính thức vài ngày FBI đã đưa ra kết luận vẫn không thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự giống như kết luận về những email đã được điều tra trước đây. Tuy nhiên, quyết định này của FBI đã có tác động khoét sâu mối nghi ngờ về tính không trung thực của ứng viên Dân Chủ Hillary Cllinton, khiến các cử tri có ý định bầu cho Bà đã thay đổi quay qua bầu cho Donald Trump, trong bầu cử sớm hai tuần trước và trong ngày bầu cử chính thức. Vì họ tin tưởng ứng viên Donald Trump trung thực hơn. Đồng thời, do chủ quan, ứng viên Hillary Clinton đã bỏ ngỏ không đến vận động vào những ngày cuối nơi một số tiểu bang xưa nay được coi là đất của đảng Dân Chủ, đã là cơ hội thuận lợi cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đến xin phiếu cử tri và Ông đả thành công như Ông nói sau khi đắc cử.

Một điều kiện khách quan thuận lợi khác là tâm lý quần chúng muốn thay đổi theo truyền thống mỗi đảng phái chỉ cầm quyền tối đa 8 năm, hai nhiệm kỳ. Giờ đây là thời kỳ nắm quyền của đảng Cộng Hòa sau khi Tổng thống Dân Chủ Barrack Obama đã nắm quyền 8 năm. Ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton dù tài giỏi đến đâu, lại có dấu hiệu sẽ tiếp tục một số chủ trương, chính sách cai trị căn bản của vị tiền nhiệm cùng đảng, trong khi có nhiều người bất mãn với chính quyền Obama, lại thấy  vợ chống Tổng Thống Obam sát cánh tích cực vận động cho Hillary Clinton…tất cả đã đẩy một số cử tri không nhỏ dồn phiếu cho Donald Trump, giúp thêm phiếu cho Ông thắng cử.

Nhìn chung,trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin do hầu hết nhân dân Hoa Kỳ đang chán ngán mất niềm niềm tin  về cung cách và đường hướng cai trị của các chính trị gia chuyên nghiệp, ứng viên Cộng Hòa Donald Trump thắng cử  nhờ đã lấy được niềm tin của nhân dân và dựa vào ý muốn của số đông nhân dân, nên đã được đa số cử tri bỏ phiếu bầu cho. Niềm tin này có được do năng lực, bản lãnh đương đầu với mọi khó khăn thử thách, thể hiện qua cung cách, hành động, lời nói trong quá trình tranh cử, đã có sức lôi cuốn và đã thuyết phục được đa số cử tri dồn phiếu cho Ông.

Vì họ tin rằng Ông là người chính trực, nói là làm và sẽ làm được những chủ trương, chính sách, biện pháp táo bạo, có tính cách mạng, khác hẳn truyền thống bao lâu nay của các chính trị gia trong cũng như ngoài đảng Cộng Hòa, để giải quyết các vấn nạn hàng đầu của quốc gia được hầu hết nhân dân Hoa Kỳ quan tâm. Họ tin tưởng rằng một khi làm Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hoàn toàn có khả năng làm thay đổi được bộ mặt nước Mỹ, làm cho Hoa Kỳ vĩ đại hơn như lời Ông nói.

Giờ đây, những cử tri đặt niềm tin đã bầu hay hoài nghi không bầu cho tân Tổng Thống Donal Trump bắt đầu chờ xem. trong 100 ngày đầu “trăng mật” vốn dành cho một Tổng Thống Hoa Kỳ mới đắc cử sẽ làm được gì, hiệu quả ra sao để chứng thật những gì Ông đã nói với dân khi tranh cử.

           Thiên Ý
Houston, ngày 9-11-2016

TÁC ĐỘNG CỦA SIÊU QUYỀN LỰC VÀO CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG TẠI HOA KỲ.



TÁC ĐỘNG CỦA SIÊU QUYỀN LỰC VÀO CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG TẠI HOA KỲ.

Thiện Ý
Như vậy là chỉ trong 24 đồng hồ nữa là ngày  bầu cử chính thức Tổng thống Hoa kỳ nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ diễn ra. Bản tin của đài VOA tựa đề “FBI: Không có vi phạm hình sự trong vụ email của bà Clinton . Theo đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm 6/11 tuyên bố không phát hiện bằng chứng về vi phạm hình sự trong các email mới phát hiện của ứng viên tổng thống Hillary Clinton.
Trong bức thư gửi tới các thành viên Quốc hội, được Reuters trích dẫn, Giám đốc FBI James Comey nói rằng cơ quan do ông phụ trách đã kết thúc việc xem xét các email mới và không thấy bằng chứng nào để thay đổi quan điểm trước đó. Bức thư viết gửi cho Quốc hội Mỹ có đoạn: “Dựa trên việc xem xét của chúng tôi, chúng tôi không thay đổi kết luận đã đưa ra hồi tháng Bảy liên quan tới Ngoại trưởng Clinton”.
Sau khi đọc bản tin trên, chúng tôi tự hỏi phải chăng mọi diễn biến của cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay đã có tác động của điều mà nhiều người hay nói đến là “Siêu quyền lực” (Supper Power) ? Vậy “siêu quyền lực” là gì, đã chọn ai làm Tổng Thống thứ 45 của Hoa kỳ và đã tác động như thế nào để người được chọn sẽ đắc cử?
I/- SIÊU QUYỀN LỰC LÀ GÌ?
     Vì là một thứ quyền lực nên người ta không nhìn thấy cụ thể, rõ ràng mà chỉ cảm thấy sự hiện hữu và tác động của nó qua các hiện tượng thực tế. Bởi nó không phát sinh từ một tổ chức mang tính cơ cấu mà hoạt động thường diễn ra qua các hội nghị toàn cầu hàng năm, quy tụ các nhà tư bản hàng đầu của thế giới, đa số là các nhà  tư bản Hoa kỳ. Nội dung các hội nghị thường niên này là duyệt xét lại thành quả và hậu quả hoạt động kinh tế toàn cầu một năm qua, để định hướng phát triển kinh tế toàn cầu cho năm tới, sao cho bảo đảm được sự tăng tiến bền vững lợi nhuận  từ các cuộc đầu tư kinh doanh của các nhà tư bản hàng đầu Hoa kỳ và thế giới.
Ngoài ra, Hội nghị toàn cầu của các nhà tư bản hàng đầu này này, còn thảo luận và đưa ra quyết định yểm trợ ai sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ, vốn là cường quốc kinh tế số 1 thường đóng vai trò chủ đạo hay mũi nhọn phát triển nền kinh tế toàn cầu.
Theo cựu Thẩm phán VNCH Lữ Giang Nguyễn Cần, người khá am tương về các sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ, trong một bài viết nhàn đề Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ (Bilderberg Group)tác giả viết:
 “Trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21.11.1933, Tổng Thống Franklin Roosevelt đã viết: “Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson.“
     Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói: “Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”

Vậy tổ chức siêu quyền lực BILDERBERS GROUP LÀ TỔ CHỨC NÀO? Tác giả Lữ Giang cho biết “Chỉ cần vào Google đánh chữ Bilderberg Group là thấy hàng trăm bài và tin tức nói về tổ chức Bilderberg Group”.

II/- VẬY AI ĐÃ ĐƯỢC SIÊU QUYỀN LỰC CHỌN LÀ TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HOA KỲ?

 Vẫn theo bài viết của Lữ Giang thí “Website chính thức của nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg Group tiết lộ rằng từ 11 đến 14.6.2015, 140 đại diện cao cấp của nhóm thuộc 22 quốc gia đã họp tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo quốc, để bàn về những vấn đề của thế giới trong năm 2016, trong đó có những vấn đề chính sau đây: Các vấn đề kinh tế hiện tại, chiến lược Châu Âu, toàn cầu hóa, Hy lạp, Iran, Trung Đông, NATO, Nga, khủng bố, Anh quốc, Hoa Kỳ, bầu cử Hoa Kỳ.
     Trong bản tin ngày 8.6.2015 của InfoWars có đầu đề “Bilderberg Backs Hillary For 2016 Presidency” (Bilderberg ủng hộ Hillary ứng cử Tổng Thống năm 2016), ký giả Steve Watson cho biết tại cuộc họp nói trên, có bà Jim Messina thuộc nhóm Messina Group, cố vấn của bà Hillary Clinton tham dự. Bà cũng là người đã đứng đầu trong cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Obama 2012. Vào năm 2008, Bilderberg Group cũng đã từng bí mật gặp ông Obama và bà Hillary Clinton tại Bắc Virginia và đã chọn ông Obama làm tổng thống Hoa Kỳ.
     Bản tin nói rằng bà Hillary Clinton phát xuất từ giới ưu tú của Bilderberg, còn ông Clinton đã từng tham dự hội nghị Bilderberg tại Đức năm 1991 trước khi làm Tổng Thống Mỹ, và ông ta đã trở lại tham gia hội nghị này năm 1999 tại Sintra, Bồ Đào Nha. Còn bà Clinton được nói đã tham dự hội nghị Bilderberg vào năm 2006 tại Ottawa, Canada.
     Như vậy cả ông lẫn bà Clinton đều là thành viên ưu tú của tổ chức Siêu Quyền Lực Bilderberg Group.” (hết trích)
III/- SIÊU QUYỀN LỰC BILDERBERG GROUP ĐÃ TÁC ĐỘNG VÀO CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM 2016 NHƯ THẾ NÀO?
     Những người quan tâm theo chiếu hướng này cho rằng hầu hết các cuộc bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ xưa nay đều có tác động của một thứ quyền lực vô hình hay siêu quyền lực. Mặc dầu theo Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ, Tổng Thống là người đứng đầu hành pháp , do dân bầu ra trong các cuộc ứng cử và bầu cử tự do và thực tế cũng đúng là như thế. Thế nhưng kết quả thường là được léo lái theo đúng ý muốn của các tập đoàn tư bản có thế lực liên kết nhau tác động theo chiều hướng có lợi cho ứng viên nào mà họ biết chắc sẽ thực hiện được các chủ trương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại bảo đảm cho việc tìm kiếm lợi nhuận trong các ngành nghề kinh doanh của họ.
     Sự tuyển chọn này khác với các chế độ độc tài, tiêu biểu như chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam. Sự khác biệt ở chỗ, nhà cầm quyền CSVN thường công khai chọn người của đảng cầm quyền độc tôn vào các chức vụ dân cử, rồi đưa ra cho dân bầu dưới hình thức “đảng cử, dân bầu mà thực chất là “Đảng cử, đảng bầu” người vào các cơ quan dân cử các cấp, kể cả những chức vụ hàng đầu như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ Tướng Chính phủ…Chúng tôi thường dùng cụm từ “Chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” để diễn tả tổng quát tính chất dân chủ giả hiệu này nhằm tạo ra một “chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng CSVN
     Trong khi tại Hoa Kỳ và các chế độ tự do, các nhà tư bản có thế lực chỉ ngầm hổ trợ và tác động gián tiếp nhiều mặt trong vòng hợp pháp, để tạo ra những người lãnh đạo chính quyền mà họ biết chắc có lợi cho công việc làm ăn của mình. Hai mặt chủ yếu mà siêu quyền lực thường tác động là hổ trợ tài chánh và dùng thủ thuật chính trị để giúp các ứng viên của mình thắng cử, thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử sơ bộ của hai đảng lớn Cộng Hòa và Dân Chủ để chọn ứng viên Tổng Thống ra tranh cử trong cuộc bầu cử chính thức toàn quốc. Tiến trình này mới đúng là “Đảng cử, dân bầu” tự do thực sự, để tạo ra “một chính quyền của dân, do dân và vì dân tư bản” là một thực tế.
     Căn cứ trên những suy luận trên, cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay, qua các diễn biến thực tế từ giai đoạn bầu cử sơ bộ có tính nội bộ hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân Chủ, đến giai đoạn bầu cử chính thức của cử tri toàn quốc, dường như  tổ chức siêu quyền lực Bilderberg Group đã có tác động theo chiều hướng có  lợi cho ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton. Tác động thế nào?
1.-Trong giai đoạn bầu cử  sơ bộ, đối với ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton, “Siêu quyền lực” không cần có tác động gì để hổ trợ cho ứng viên của mình, dường như đã để cho  ứng viên Hillary Clinton thi thố tài năng với các ứng viên khác trong đảng như một thử thách đầu tiên năng lực của một Tổng Thống của người mà họ đã chọn yểm trợ.  Có chăng là sự yểm trợ tài chánh có  chừng mực nào đó cho ưng viên của họ là Hillary Clinton. Kết quả là Hillary Clinton đã thắng các đối thủ khác trong đảng để trở thành ứng viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ

Trong khi đối vói ứng viên Cộng Hòa Donald Trump, “Siêu quyền lực” dường như cảm thấy không cần có tác động gì thêm mà để tình hình tự diễn biến theo chiều hướng có lợi cho ứng viên tuyển chọn của mình là đủ. Tình hình tự diễn biến là ứng viên Cộng Hòa Donal Trump từng bước đánh bại 16, ứng viên bằng sự vận dụng hiệu quả kỹ thuật quảng cáo thương trường vào chính trường.Đồng thời với cá tính,cung cách và lời ăn tiếng nói khi tranh cử độc đáo, khác biệt với các chính trị gia chuyên nghiệp bao  lâu này, ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đã thành công trong việc lôi kéo số đông cử tri ủng hô  vì tin rằng Ông là người trung thực hơn các chính trị gia chuyến nghiệp, giám nói, giám làm và có khả năng làm thay đổi bộ mặt nước Mỹ.
     Đa số cử tri cộng hòa ửng hộ Donald Trump tin rằng các biện pháp mạnh bạo liên quan đến những vấn nạn hàng đầu của đất nước được hầu hết nhân dân Hoa Kỳ quan tâm. Chẳng hạn về vấn đề nhập cư liên quan đến các biến pháp chống và tiêu diệt khủng bố, ứng viên Donald Trump đã  đưa ra chủ trương, chính sách và các biện pháp mạnh bạo khác hơn chính quyền Dân Chủ Barrack Obama thực hiên bao lâu nay không hiệu quả đối với các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qaeda, ISIS. Ông Trump cũng đã không ngần ngại nói rõ quan điểm về các vấn đề này , chấp nhận đụng chạm với các nhóm lợi ích thiểu số, cục bộ khác nhau trong xã hội, bất lợi cho Ông, nhưng lại phù hợp với quan điểm và  ước muốn chung của đa số dân chúng Hoa Kỳ.Do đó Donald Trump đã trở thành ứng viên Tổng thống chính thức của đảng Cộng Hòa sau khi đánh bại 16 ứng viên được coi là ưu tú nhất của đảng này.

2.- Trong giai đoạn tranh cử và bầu cử  chính thức toàn quốc, siêu quyền lực bắt đầu có những tác động yểm trợ cho ứng viên Dân Chủ Hillary thắng cử, sau khi đã như chỉ đứng nhìn ứng viên Cộng Hòa Donald Trump tả xung hữu đột  lần lượt loại trừ 16 ứng viên khác, mà bất cứ ứng viên nào trong số này đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử cũng sẽ đánh bại ứng viên Dân Chủ. Vì điều kiện khách quan thuận lợi rõ nhất là theo chu kỳ truyền thống, dân chúng thường bầu cho một đảng nắm quyền tối đa 8 năm hai nhiệm kỳ 4 năm.Thêm vào đó, chính quyền của Tổng Thống Dân Chủ Obama đã thực hiện một số chính sách đối nội cũng như đối ngoại làm nhiều dân Hoa Kỳ bất mãn…

Nay, siêu quyền lực phải tác động, vì nếu không thì ứng viên Cộng Hòa Donald Trump cũng sẽ đánh bại ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử toàn quốc. Tác động như thế nào?
    Theo nhận định của chúng tôi, trước hết siêu quyền lực ngoài việc gia tăng tài trợ tối đa (gấp nhiều lần hơn ứng viên Cộng Hòa Donald Trump) đã khai thác triệt để những sơ hở trong lời ăn, tiếng nói mạnh bạo, cung cách tranh cử độc đáo nhưng có nhiều kẽ hở của Ông Trump. Chẳng hạn, mở đầu tranh cử, những lời qua tiếng lại của ứng viên Trump  với cha của một Đại úy tín đố Hồi giáo hy sinh tại chiến trường hải ngoại, đã bị đối thủ khai thác triệt để đưa đến hậu quả là nhiều người lên tiếng chống lại Trump. Sau đó, những lời nói và hình ảnh quan hệ với phụ nữa từ năm 2005 được tung ra để đánh vào nhân cách bê bối của Trump, khiến nhiều người công khai lên tiến chê trách và thôi ủng hộ Trump, trong đó có nhiều lãnh tụ hàng đầu đảng Cộng Hòa. Truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình bắt đầu hùa nhau đẩy cao những sơ hở trong lời ăn tiếng nói bộc trực, nóng nẩy và nhân cách bị coi là bất xứng của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump, giúp cho ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton tạo được cách biết khá xa trong các cuộc thăm dò (khoảng 50% và 38%). Điều này đã kích động mạnh cá tính nóng nẩy của Donal Trump và Ông đã không ngần ngại kết án giới truyên thông bất công, thiên vị đến độ đã có những lời tuyên bố nếu thất cử Ông sẽ không cấp nhận kết quả bầu cử mà sẽ  khiếu nại về bất công, gian lân bầu cử…Ưng viên Trump như vậy là có quà nhiều kẻ thù, hàng đầu và ảnh hưởng xấu nhất cho Ông là giới truyền thông. Thái độ bất cần khiền những người trung kiên ủng hộ Ông càng tin tưởng và yêu mến Ông hơn.
      Thế rồi, sau hai tuần bầu cử sớm, đột nhiên FBI tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra khi phát hiện thêm nguồn email có thể liên quan đến việc sử dụng trái pháp máy chủ computer của ứng viên Hillary Clinton khi làm Ngoại trưởng. Tuyên bố này có tác dụng tức thì, sự tín nghiệm của cử tri gia tăng đối với Donald Trump, dẫn đến thu ngắn cách biệt trong các cuộc thăm dò tối thiểu chỉ còn 1 hay 2 điểm. Nhưng có lẽ động thái này chỉ cốt làm hạ nhiệt những người nồng nhiệt ủng hộ ứng viên Trump vốn có nghi ngờ FBI bao che cho Hillary Clinton, bất công với Danald Trump. Vì theo đánh giá của nhiều nhà quan sát,thì cuộc điều tra này, tuy có gây “lung túng” cho phe Clinton song khó có thể đảo ngược tình hình. Vì sau hai tuần bầu cử sớm, bầu không khí bất lợi cho Trump đã  giúp Clinton kiếm được số phiếu đủ thắng thế.
     Thế rồi hai ngày trước ngày bầu cử chính thức, FBI công bố Không có vi phạm hình sự trong vụ email của bà Clinton”, Giám đốc FBI James Comey nói rằng “Dựa trên việc xem xét của chúng tôi, chúng tôi không thay đổi kết luận đã đưa ra hồi tháng Bảy liên quan tới Ngoại trưởng Clinton”.

     Thế là thế nào? Phải chăng đây là tác động sau củng của ‘Siêu Quyền Lực Bilderberg Group”?.Câu trả lời xin dành cho quý độc giả và kết quả sau cùng của cuộc bầu cử Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ  vào ngày 8-11-2016 tới đây.

Thiện Ý
Houston, ngày 7-11-2016







AI SẼ LÀ TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ ?



AI SẼ LÀ  TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ ?

Thiện Ý

Như vậy là chỉ trong vòng một tuần  nữa, sau cuộc bầu cử chính thức vào ngày Thứ Ba 8-11-2016 tuần tới đây, người ta sẽ biết ai sẽ là Tổng Thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Căn cứ vào kết quả các cuộc thăm dò dư luận cách nay khoảng hai tuần thì ứng viên Tổng Thống  Hillary Clinton của đảng Dân chủ đã dẫn trước ứng viên Donald Trump của đảng Cộng Hòa ở khoảng cách khá xa, với tỷ lệ trung bình 50% và 38%.Thế nhưng các cuộc thăm do mới đây cho thấy  khoảng cách trên ngày càng thu hẹp đáng kể, sau khi giám đốc FBI James Comey hôm 28-10-2016, đã gửi thư tới Hạ viện thông báo phát hiện thêm một số email có thể có hoặc có thể không có liên quan đến cuộc điều tra của FBI về việc Hillary Clinton sử dụng một máy chủ email riêng  và sẽ cho mở lại điều tra vụ việc này.

Như vậy là sau cuộc điều tra kéo dài cả năm về vụ việc mà cách đây 4 tháng (7-2016 ), chính ông James Comey đã đưa ra kết luận Bà Hillary Clinton "cực kỳ bất cẩn" nhưng chưa đến mức độ cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Nay Thông báo của giám đốc FBI được đưa ra sát ngày bầu cử, vào thời điểm mà bà Hillary Clinton đang chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò so với đối thủ Donald Trump, đang khiến phe Dân Chủ hết sức lúng túng vì ảnh hưởng bất lợi do vụ việc này.
Vì kết quả cuộc điều tra theo giám đốc FBI không thể có trong vài tuần, mặc dầu ứng viên Dân chủ Hillary Clinton cực lực yêu cầu bạch hóa các tài liệu và đưa ra kết luận càng sớm càng tốt, cần thiết là phải trước ngày bầu cử 8-11 tới đây. Vì FBI cần nhiều thời gian xem xét loạt email mới nhất này trong cố gắng xác định xem chúng có chứa thông tin mật hay không và nếu có thì liệu chúng có chứa bằng chứng cho thấy có nỗ lực nào để che giấu những email này khỏi những nhà điều tra hay không.
Việc làm này đã dẫn đến sự chỉ trích gay gắt Cục Điều tra Liên bang (FBI) vì đã xen vào cuộc vận động tranh cử, trái với nguyên tắc của cơ quan liên bang lâu nay vẫn cố gắng tránh can dự vào chính trị đảng phái để bảo toàn sự độc lập và thẩm quyền của mình. Vì khi đưa ra thông báo mở cuộc điều tra sự việc vào thời điểm chỉ còn chưa đầy hai tuần trước ngày bầu cử chính thức 8-11-2016 mà không kịp đưa ra kết luận trước ngày này, gây bất ổn cho cuộc bầu cử và ảnh hưởng bất lợi, bất công cho một trong hai ứng cử viên.
Ông Kenneth Gross, hiện đang phụ trách mảng luật chính trị tại công ty luật Skadden Arps,người từng đứng đầu bộ phận chấp pháp tại Ủy ban Bầu cử Liên bang, nói với VOA rằng việc Giám đốc Comey khơi lại cuộc điều tra email của bà Clinton chỉ ít ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tạo nên một tình huống "gần như vô lương tâm.". Ông nói “Tôi không nói rằng ông ấy không nên xem xét những email bổ sung, nhưng chắc chắn việc ông ấy đưa ra bất kỳ cách hành xử nào mà sẽ khơi ra những vấn đề pháp lý trong khi chỉ còn 11 ngày nữa là tới cuộc bầu cử ... thì thật không thể giải thích nổi”.
Hiện nay, hàng chục cựu công tố viên liên bang đang chỉ trích quyết định của Comey đã đưa vấn đề những email đó chỉ ít ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Richard Painter, luật sư về đạo đức dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói với ký giả Carol Off  của chương trình As It Happens rằng ông đã nộp đơn chính thức khiếu nại FBI vì ông tin rằng ông Giám đốc FBI có thể đã vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ. Ông nói “Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn không thích đáng, và tôi nghĩ rằng [đó là] một vi phạm Luật Hatch(1) …là nghiêm cấm một quan chức ngành hành pháp sử dụng vị trí trong chính phủ của mình để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử….”

Tuy vậy, theo một số các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, thì dường như  thông báo bất ngờ của giám đốc FBI về vụ thư điện tử vẫn có vẻ như chỉ gây ảnh hưởng bất lợi cho một bên, nhưng không đủ để đảo ngược tình thế. Theo một điều tra của kênh truyền hình NBC hôm 31/10/2016 ứng viên đảng Dân Chủ vẫn giành được 47% ý định bầu, trong khi ông Donald Trump chỉ đạt 41%. Thăm dò dư luận của Viện Politico của Mỹ thực hiện trong ngày cuối tuần vừa công bố cho thấy, ứng viên Dân Chủ dành được 42% ý định bầu, trong khi đối thủ Cộng Hòa đạt 39%. Thế nhưng một thăm dò dư luận do kênh truyền hình ABC thực hiện trong một tuần từ khi có thông báo của FBI,thì cho kết quả, Hillary Clinton chỉ vượt lên trên Donald Trump có 1 điểm. Phe của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump vẫn đang tiếp tục tận dụng tối đa cơ hội bằng vàng này để tấn công đối thủ ở chặng chạy nước rút của tuần cuối cùng này.

Đứng trước đột biến tình hình vào những ngày cuối cùng trước ngày bầu cử 8-11- 2016 tới đây, khiến người ta khó quyết đoán kết quả sau cùng ai sẽ thắng ai. Tất nhiên, mỗi cá nhân cử tri đã có câu trả lời riêng theo khuynh hướng chính trị của mình, rằng Hillary Clinton hay Donald Trump sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1916-2020.

Nhưng để tôn trọng tính khách quan, chúng tôi chỉ đưa ra một số quan điểm của những cử tri có ý định bầu cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump hay có ý định bầu cho ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton.

1.- Về năng lực làm Tổng Thống: Những cử tri có ý định bầu cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông là người có đủ năng lực làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ tin rằng với tài tài kinh doanh và đã thành công trong ngành kinh doanh địa ốc để trở thành một tỷ phú, Ông Trump cũng sẽ thành công trên lãnh vực chính trị, dù Ông chưa có kinh nghiệm về mặt này khi chưa từng giữ các chức vụ dân cử cũng như công cử nào trong guồng máy công quyền quốc gia Tiểu bang cũng như Liên bang Hoa Kỳ. Những cử tri ủng hộ ứng viên Donald Trump thì coi nhẹ kinh nghiệm chính trường, làm Tổng Thống thì có ai có kinh nghiệm trước khi làm Tổng Thống đâu. Vả lại,khiếm khuyết này sẽ được lấp đầy bởi một dàn cố vấn thượng thặng mọi mặt và của cả đảng Công Hòa. Tổng  Thống Donal Trump khô hành động một mình.

 Thế nhưng, những cử tri ủng hộ ứng viên Dân chủ Hillary Clinton thì cho rằng khả năng thành công trên thương trường của một doanh nhân hoàn toàn khác với khả năng thành đạt trên chính trường của một chính trị gia. Một Tổng Thống cũng rất cần kinh nghiệm trên chính trường về đối nội cũng như đối ngoại, để có thể chọn lựa giữa các ý kiến của các Cố vấn để có quyết định chính xác và hiệu quả thực tiễn.Đó cũng là điều thiết yếu đối với chức vị Tổng Thống Hoa Kỳ.Bởi vì không chỉ là người đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo quốc gia, mà Tổng Thống Hoa Kỳ được thừa nhận mặc nhiên như là người lãnh đạo toàn cầu do vị thế cường quốc số 1 thế giới. Họ cho rằng Ông Trump chưa đủ khả năng và kinh nghiệm cần thiết để làm Tổng Thống Hoa kỳ. Nhưng họ tin là bà Hillary, là một chính trị gia chuyên nghiệp, một luật sư tài năng từng kinh qua các chức vụ dân cử (Nghị sĩ) và công cử (Ngoại trưởng) nên có nhiều  kinh nghiệm chính trường về đối nội cũng như đối ngoại, thừa khả năng để đảm nhiệm chức vụ  Tổng Thống Hoa Kỳ.

2.- Về tư cách, tác phong và đạo đức : Những cử tri có ý định bầu cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông là người hội đủ các tính chất này để  làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ không hoàn toàn đồng ý với cung cách xử sự, lời ăn tiếng nói xỗ xàng, bất kể hậu quả của ứng viên Donald Trump, nhưng cho đó chỉ là cá tính bộc trực của một người ngay thẳng, nghĩ sao nói vậy, không thủ đoạn, không mị dân và không đầy tham vọng như ứng viên Dân chủ Hillary Clinton…Với phẩm chất này họ tin Ông Trump một khi là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ giám nghĩ, giám làm và sẽ làm được những điều Ông đã nói thẳng, nói thật với dân, không như những chính trị gia chuyên nghiệp như Bà Clinton, bao lâu nay ăn nói khôn ngoan, vòng vo, mị dân và đầy thủ đoạn, nói một đàng làm một nẻo…khiến họ đã chán ngấy từ lâu. Nghĩa là Ông Trump là người có đạo đức chính trị khi ăn nói thật thà với dân, để tin rằng những điều Ông nói là sự thật, những chủ trương chính sách và biện pháp Ông đưa ra nhất định Ông sẽ thực hiện, còn thành hay bại là ngoài ý muốn của Ông, không quan trọng. Còn về đạo đức cá nhân, những cử tri sẽ bầu cho Trump không quan  tâm đến những lời ăn tiếng nói, hình ảnh không tốt đẹp về quan hệ tình ái với phụ nữ trong quá khứ, Họ cho đó là chuyện bình thường của giới giầu có, lắm bạc, dư tiền. Điều quan trọng là sau khi làm Tổng Thống, Ông Trump có những quan hệ tình ái bất chính hay không, như không ít các chính khách đã làm khi còn tại chức, bị phát hiện tiêu biểu như  cựu TT. Clinton hay chưa bị phát hiện nhờ khéo che dấu.

Thế nhưng, đối với những cử tri  không bầu cho Donald Trump thì cho cung cách xử sự và lời ăn tiếng nói của ứng viên này bình dân và xỗ sàng, nóng nẩy quá, không có đạo đức cá nhân trong quan hệ với phụ nữ,không xứng hợp với vai trò, đức tính trầm tĩnh và khuôn mặt đứng đắn của một Tổng Thống Hoa Kỳ vốn phải có dưới mắt người dân Hoa Kỳ bao lâu nay.Ai làm chính trị cũng phải có tham vọng, làm chính trị thì cũng cần có thủ đoạn để thành đạt các mục đích ích quốc lợi dân, thật thà quá sẽ thất bại, cái gì cần nói thật thì nói  thật không thể nói thật tất cả cho mọi người dân biết. Những cử tri có ý định bầu cho ứng viên  Hillary Clinton coi Bà có tư cách, tác phong và đạo đức cá nhân để làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong quá khứ Bà Clinton có thể có những vi phạm về đạo đức chính trị không thể tránh khỏi để thành đạt tham vọng của mình, nhưng họ không coi đó là bất xứng đến độ không thể làm Tổng Thống Hoa Kỳ.

3.- Về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại: Những cử tri ủng hộ ứng viên Donald Trump tin rằng Ông Trump khi làm Tổng Thống sẽ thực hiện được các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại táo bạo, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, không bị coi thường như Ông nói. Trái với chủ trương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại dẻ dặt, cẩn trọng truyền thống của các chính trị gia chuyên nghiệp như bà Hillary Clinton. Họ cho rằng rồi đây Hillary Clinton khi làm Tổng Thống sẽ tiếp tục các chủ trương chính sách sai lầm của chính quyền Dân chủ Obama. Họ cho rằng chỉ có Trump mới làm thay đổi được bộ mặt nước Mỹ, làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại để được nể vì, với các chủ trương  chính sách đáp ứng đúng ý muốn thầm kín bao lâu nay của số đông người Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ứng viên Donald Trump đưa ra chủ trương chính sách và các biện pháp thực hiện 3 vấn đề hàng đầu của quốc gia được nhiều cử tri quan tâm.

Một là ngăn chặn, kiểm soát triệt để vấn đề di dân nhập cư bằng những biện pháp mạnh, cụ thể là xây một bức tường ở biên giới ( kiểu “Vạn lỳ trường thành của Trung Quốc”) để ngăn chặn và sẽ không nương tay trong việc trục xuất những di dân đã nhập cư trái phép bị coi là gánh nặng xã hội, giáo dục, y tế của quốc gia. Hai là việc ngăn chặn các hoạt dộng khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qeada, ISIS. ứng viên thương gia Donald Trump đã giám công khai đưa ra biện pháp kiểm soát gắt gao những tín đồ Hồi Giáo nhập cư Hoa Kỳ vì an ninh, an toàn cho dân chúng Hoa Kỳ . Ba là chính sách đối ngoại ưu tiên cho đối nội, tập trung tài chánh lo cho quốc kế dân sinh trong nước, để các nước ngoài chủ động tự lo liệu mọi mặt với sự trợ giúp trong chừng mực nào đó hữu ích cho Hoa Kỳ. Các cử tri ủng hộ Donald Trump vì thấy có lợi thiết thực cho mình. Họ cảm thấy vô lý khi  chính phủ đem tiền thuế của nhân dân đi rải khắp thế giới, đem công ăn việc làm và cả xương máu binh sĩ Hoa Kỳ ra trợ giúp ở nước ngoài, làm cảnh sát quốc tế, trong khi trong nước vẫn còn nhiều người thất nghiệp, đời sống khó khăn, thiều thốn, sống vô gia cư. Tất nhiên mọi chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại táo bạo, có tính cách mạng của Ông Trump, sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ cơ chế chính trị dân chủ tam quyền phân lập, để có hiệu quả thực tế mà không đi quá đà.

Thế nhưng những người chống Ông Trump thì cho chủ trương, chính sách và các biện pháp này không hữu hiệu mà có hậu quả tai hại nhiều mặt. Những chủ trương và biện pháp kiểm soát di dân nhập cư  của Trump chỉ có tác dụng quảng cáo mị dân nhất thời mà bất khả thi,  có thể gây hậu quả tai hại nhiều mặt đối ngoại cũng như đối nội,trong đó có mặt thị trường lao động bắp thịt mà chỉ có những di dân nhập cư đa số là người Mexico mới đáp ứng được…

Về chống khủng bố, Ông Trump vì thiếu kinh nghiệm đã không biết đến việc chính phủ Hoa Kỳ từ thời Tổng Thống Goerge W. Bush của đảng Cộng Hòa đến Tổng Thống Barack Obama của đảng Dân Chủ đều đã không ngừng gia tăng nỗ lực và thực hiện mọi biện pháp quyết liệt, khả thi nhằm ngăn chặn các hoạt động khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế, vốn được coi là của các phần tử Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng không đơn giản như Ông Trump nghĩ,  và không chính quyền hay một chính trị gia khôn ngoan nào giám công khai đồng hóa các tổ chức khủng bố với  các tín đồ Hồi Giáo để đưa ra các biện pháp có tính kỳ thị, phân biệt đối xử với các tín đồ.

Những cử tri có ý bầu cho Bà Hillary Clinton cho rằng khi làm Tổng Thống Bà sẽ có nhiều sáng kiến khi tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách ngoại giao mở rộng bao lâu nay của Hoa Kỳ nói chung, chính quyền Dân chủ Obama nói riêng. Nghĩa là với tài năng và óc sáng tạo, Bà Clinton sẽ không rặp khuôn theo chính quyền tiền nhiệm, mà thực hiện các chủ trường chính sách mới phù hợp có lợi cho dân, cho nước một cách hữu hiệu.Họ tin là Bà Hillary Clinton có khả năng và kinh nghiêm hơn Donald Trump trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách đối nội cũng như đối ngoại, góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và duy trì hòa bình thế giới, để nhân dân Hoa Kỳ có thể tự hào chính đáng là một cường quốc số 1 đóng vai trò lãnh đạo thế giới như bao lâu nay. Vả lại, việc thiết lập các căn cứ quân sự và đưa quân đội ra nước ngoài theo các hiệp ước song phương hay đa phường Hoa Kỳ luôn có sự chia xẻ kinh phí của các nước được thụ hưởng lợi ích, chứ không phải gánh chịu một mình như Ông Trump lầm tưởng dẫn đến chủ trương, chính sách đối ngoại cực đoan, dân Hoa Kỳ vào thế tự cô lập. Nhất là cá tính nóng nẩy của Ông Trump khi làm Tổng Thống có thể dễ đưa Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột quốc tế, thậm chí một cuộc chiến tranh nguyên tử…

Như vậy là sau nhiều ngày tháng tranh cử cam go và  tốn kéo bạc triệu của cả hai ứng viên Cộng Hòa Donald Trump và ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton, giờ đây, mỗi người có thể tự dự đoán để xem vào ngày bầu cử chính thức Thứ Ba 8-11-2016 tuần tới dây, ai sẽ là Tổng Thốn Thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Tổng Thống Donald Trump hay nữ Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên Hillary Clinton.

            Thiện Ý
Houston, ngày 3-11-2016