AI SẼ LÀ TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ ?
Thiện Ý
Như
vậy là chỉ trong vòng một tuần nữa, sau
cuộc bầu cử chính thức vào ngày Thứ Ba 8-11-2016 tuần tới đây, người ta sẽ biết
ai sẽ là Tổng Thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Căn
cứ vào kết quả các cuộc thăm dò dư luận cách nay khoảng hai tuần thì ứng viên
Tổng Thống Hillary Clinton của đảng Dân
chủ đã dẫn trước ứng viên Donald Trump của đảng Cộng Hòa ở khoảng cách khá xa, với
tỷ lệ trung bình 50% và 38%.Thế nhưng các cuộc thăm do mới đây cho thấy khoảng cách trên ngày càng thu hẹp đáng kể, sau
khi giám đốc FBI James Comey hôm 28-10-2016, đã gửi thư tới Hạ viện thông báo
phát hiện thêm một số email có thể có hoặc có thể không có liên quan đến cuộc
điều tra của FBI về việc Hillary Clinton sử dụng một máy chủ email riêng và
sẽ cho mở lại điều tra vụ việc này.
Như
vậy là sau cuộc điều tra kéo dài cả năm về vụ việc mà cách đây 4 tháng (7-2016
), chính ông James Comey đã đưa ra kết luận Bà
Hillary Clinton "cực kỳ bất cẩn" nhưng chưa đến mức độ cần truy cứu
trách nhiệm hình sự. Nay Thông báo của giám đốc FBI được đưa ra sát ngày bầu
cử, vào thời điểm mà bà Hillary Clinton đang chiếm ưu thế trong các cuộc thăm
dò so với đối thủ Donald Trump, đang khiến phe Dân Chủ hết sức lúng túng vì ảnh
hưởng bất lợi do vụ việc này.
Vì kết quả cuộc
điều tra theo giám đốc FBI không thể có trong vài tuần, mặc dầu ứng viên Dân
chủ Hillary Clinton cực lực yêu cầu bạch hóa các tài liệu và đưa ra kết luận
càng sớm càng tốt, cần thiết là phải trước ngày bầu cử 8-11 tới đây. Vì FBI cần nhiều thời gian xem xét
loạt email mới nhất này trong cố gắng xác định xem chúng có chứa thông tin mật
hay không và nếu có thì liệu chúng có chứa bằng chứng cho thấy có nỗ lực nào để
che giấu những email này khỏi những nhà điều tra hay không.
Việc làm này đã dẫn
đến sự chỉ trích gay gắt Cục Điều tra Liên bang (FBI) vì đã xen vào cuộc vận
động tranh cử, trái với nguyên tắc của cơ quan liên bang lâu nay vẫn cố gắng
tránh can dự vào chính trị đảng phái để bảo toàn sự độc lập và thẩm quyền của
mình. Vì khi đưa ra thông báo mở cuộc điều tra sự việc vào thời điểm chỉ còn chưa
đầy hai tuần trước ngày bầu cử chính thức 8-11-2016 mà không kịp đưa ra kết
luận trước ngày này, gây bất ổn cho cuộc bầu cử và ảnh hưởng bất lợi, bất công
cho một trong hai ứng cử viên.
Ông Kenneth Gross,
hiện đang phụ trách mảng luật chính trị tại công ty luật Skadden Arps,người
từng đứng đầu bộ phận chấp pháp tại Ủy ban Bầu cử Liên bang, nói với VOA rằng
việc Giám đốc Comey khơi lại cuộc điều tra email của bà Clinton chỉ ít ngày
trước cuộc bầu cử tổng thống tạo nên một tình huống "gần như vô lương tâm.". Ông nói “Tôi không nói rằng ông ấy không nên xem xét những email bổ sung, nhưng
chắc chắn việc ông ấy đưa ra bất kỳ cách hành xử nào mà sẽ khơi ra những vấn đề
pháp lý trong khi chỉ còn 11 ngày nữa là tới cuộc bầu cử ... thì thật không thể
giải thích nổi”.
Hiện nay, hàng
chục cựu công tố viên liên bang đang chỉ trích quyết định của Comey đã đưa vấn
đề những email đó chỉ ít ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Richard
Painter, luật sư về đạo đức dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói với ký giả
Carol Off của chương trình As It Happens
rằng ông đã nộp đơn chính thức khiếu nại FBI vì ông tin rằng ông Giám đốc FBI
có thể đã vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ. Ông nói “Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn không thích đáng, và tôi nghĩ rằng [đó
là] một vi phạm Luật Hatch(1) …là nghiêm cấm một quan chức ngành hành pháp sử
dụng vị trí trong chính phủ của mình để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử….”
Tuy
vậy, theo một số các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, thì dường như thông báo bất ngờ của giám đốc FBI về vụ thư
điện tử vẫn có vẻ như chỉ gây ảnh hưởng bất lợi cho một bên, nhưng không đủ để
đảo ngược tình thế. Theo một điều tra của kênh truyền hình NBC hôm 31/10/2016
ứng viên đảng Dân Chủ vẫn giành được 47% ý định bầu, trong khi ông Donald Trump
chỉ đạt 41%. Thăm dò dư luận của Viện Politico của Mỹ thực hiện trong ngày cuối
tuần vừa công bố cho thấy, ứng viên Dân Chủ dành được 42% ý định bầu, trong khi
đối thủ Cộng Hòa đạt 39%. Thế nhưng một
thăm dò dư luận do kênh truyền hình ABC thực hiện trong một tuần từ khi có
thông báo của FBI,thì cho kết quả, Hillary Clinton chỉ vượt lên trên Donald
Trump có 1 điểm. Phe của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump vẫn đang tiếp tục tận
dụng tối đa cơ hội bằng vàng này để tấn công đối thủ ở chặng chạy nước rút của
tuần cuối cùng này.
Đứng
trước đột biến tình hình vào những ngày cuối cùng trước ngày bầu cử 8-11- 2016
tới đây, khiến người ta khó quyết đoán kết quả sau cùng ai sẽ thắng ai. Tất
nhiên, mỗi cá nhân cử tri đã có câu trả lời riêng theo khuynh hướng chính trị
của mình, rằng Hillary Clinton hay Donald Trump sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm
kỳ 1916-2020.
Nhưng
để tôn trọng tính khách quan, chúng tôi chỉ đưa ra một số quan điểm của những
cử tri có ý định bầu cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump hay có ý định bầu cho
ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton.
1.- Về năng lực làm Tổng
Thống: Những cử tri có ý định bầu
cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông là người có đủ năng lực làm Tổng Thống
Hoa Kỳ. Họ tin rằng với tài tài kinh doanh và đã thành công trong ngành kinh
doanh địa ốc để trở thành một tỷ phú, Ông Trump cũng sẽ thành công trên lãnh
vực chính trị, dù Ông chưa có kinh nghiệm về mặt này khi chưa từng giữ các chức
vụ dân cử cũng như công cử nào trong guồng máy công quyền quốc gia Tiểu bang
cũng như Liên bang Hoa Kỳ. Những cử tri ủng hộ ứng viên Donald Trump thì coi
nhẹ kinh nghiệm chính trường, làm Tổng Thống thì có ai có kinh nghiệm trước khi
làm Tổng Thống đâu. Vả lại,khiếm khuyết này sẽ được lấp đầy bởi một dàn cố vấn
thượng thặng mọi mặt và của cả đảng Công Hòa. Tổng Thống Donal Trump khô hành động một mình.
Thế
nhưng, những cử tri ủng hộ ứng viên Dân chủ Hillary Clinton thì cho rằng khả năng thành công trên thương trường của một doanh
nhân hoàn toàn khác với khả năng thành đạt trên chính trường của một chính trị
gia. Một Tổng Thống cũng rất cần kinh nghiệm trên chính trường về đối nội cũng
như đối ngoại, để có thể chọn lựa giữa các ý kiến của các Cố vấn để có quyết
định chính xác và hiệu quả thực tiễn.Đó cũng là điều thiết yếu đối với chức vị
Tổng Thống Hoa Kỳ.Bởi vì không chỉ là người đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ trong vai
trò lãnh đạo quốc gia, mà Tổng Thống Hoa Kỳ được thừa nhận mặc nhiên như là
người lãnh đạo toàn cầu do vị thế cường quốc số 1 thế giới. Họ cho rằng Ông
Trump chưa đủ khả năng và kinh nghiệm cần thiết để làm Tổng Thống Hoa kỳ. Nhưng
họ tin là bà Hillary, là một chính trị gia chuyên nghiệp, một luật sư tài năng
từng kinh qua các chức vụ dân cử (Nghị sĩ) và công cử (Ngoại trưởng) nên có
nhiều kinh nghiệm chính trường về đối
nội cũng như đối ngoại, thừa khả năng để đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ.
2.- Về tư cách, tác phong
và đạo đức : Những cử tri có ý định bầu cho ứng viên Donald Trump cho rằng Ông
là người hội đủ các tính chất này để làm
Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ không hoàn toàn
đồng ý với cung cách xử sự, lời ăn tiếng nói xỗ xàng, bất kể hậu quả của ứng
viên Donald Trump, nhưng cho đó chỉ là cá tính bộc trực của một người ngay
thẳng, nghĩ sao nói vậy, không thủ đoạn, không mị dân và không đầy tham vọng
như ứng viên Dân chủ Hillary Clinton…Với phẩm chất này họ tin Ông Trump một khi
là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ giám nghĩ, giám làm và sẽ làm được những điều Ông đã
nói thẳng, nói thật với dân, không như những chính trị gia chuyên nghiệp như Bà
Clinton, bao lâu nay ăn nói khôn ngoan, vòng vo, mị dân và đầy thủ đoạn, nói
một đàng làm một nẻo…khiến họ đã chán ngấy từ lâu. Nghĩa là Ông Trump là người
có đạo đức chính trị khi ăn nói thật thà với dân, để tin rằng những điều Ông
nói là sự thật, những chủ trương chính sách và biện pháp Ông đưa ra nhất định
Ông sẽ thực hiện, còn thành hay bại là ngoài ý muốn của Ông, không quan trọng.
Còn về đạo đức cá nhân, những cử tri sẽ bầu cho Trump không quan tâm đến những lời ăn tiếng nói, hình ảnh
không tốt đẹp về quan hệ tình ái với phụ nữ trong quá khứ, Họ cho đó là chuyện
bình thường của giới giầu có, lắm bạc, dư tiền. Điều quan trọng là sau khi làm
Tổng Thống, Ông Trump có những quan hệ tình ái bất chính hay không, như không
ít các chính khách đã làm khi còn tại chức, bị phát hiện tiêu biểu như cựu TT. Clinton
hay chưa bị phát hiện nhờ khéo che dấu.
Thế nhưng, đối với những cử tri không bầu cho Donald Trump thì cho cung cách xử sự và lời ăn tiếng nói của ứng
viên này bình dân và xỗ sàng, nóng nẩy quá, không có đạo đức cá nhân trong quan
hệ với phụ nữ,không xứng hợp với vai trò, đức tính trầm tĩnh và khuôn mặt đứng
đắn của một Tổng Thống Hoa Kỳ vốn phải có dưới mắt người dân Hoa Kỳ bao lâu
nay.Ai làm chính trị cũng phải có tham vọng, làm chính trị thì cũng cần có thủ
đoạn để thành đạt các mục đích ích quốc lợi dân, thật thà quá sẽ thất bại, cái
gì cần nói thật thì nói thật không thể
nói thật tất cả cho mọi người dân biết. Những cử tri có ý định bầu cho ứng
viên Hillary Clinton coi Bà có tư cách,
tác phong và đạo đức cá nhân để làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong quá khứ Bà Clinton
có thể có những vi phạm về đạo đức chính trị không thể tránh khỏi để thành đạt
tham vọng của mình, nhưng họ không coi đó là bất xứng đến độ không thể làm Tổng
Thống Hoa Kỳ.
3.- Về chủ trương, chính
sách đối nội, đối ngoại: Những cử tri
ủng hộ ứng viên Donald Trump tin rằng Ông Trump khi làm Tổng Thống sẽ thực hiện
được các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại táo bạo, làm cho nước
Mỹ vĩ đại trở lại, không bị coi thường như Ông nói. Trái với chủ trương, chính
sách đối nội cũng như đối ngoại dẻ dặt, cẩn trọng truyền thống của các chính
trị gia chuyên nghiệp như bà Hillary Clinton. Họ cho rằng rồi đây Hillary
Clinton khi làm Tổng Thống sẽ tiếp tục các chủ trương chính sách sai lầm của chính
quyền Dân chủ Obama. Họ cho rằng chỉ có Trump mới làm thay đổi được bộ mặt nước
Mỹ, làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại để được nể vì, với các chủ trương chính sách đáp ứng đúng ý muốn thầm kín bao
lâu nay của số đông người Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ứng viên Donald Trump đưa ra chủ
trương chính sách và các biện pháp thực hiện 3 vấn đề hàng đầu của quốc gia
được nhiều cử tri quan tâm.
Một là ngăn chặn, kiểm
soát triệt để vấn đề di dân nhập cư
bằng những biện pháp mạnh, cụ thể là xây một bức tường ở biên giới ( kiểu “Vạn
lỳ trường thành của Trung Quốc”) để ngăn chặn và sẽ không nương tay trong việc
trục xuất những di dân đã nhập cư trái phép bị coi là gánh nặng xã hội, giáo
dục, y tế của quốc gia. Hai là việc ngăn chặn các hoạt dộng khủng bố và tiêu diệt
các tổ chức khủng bố quốc tế như Al Qeada, ISIS. ứng viên thương gia
Donald Trump đã giám công khai đưa ra biện pháp kiểm soát gắt gao những tín đồ
Hồi Giáo nhập cư Hoa Kỳ vì an ninh, an toàn cho dân chúng Hoa Kỳ . Ba là chính
sách đối ngoại ưu tiên cho đối nội, tập trung tài chánh lo cho quốc kế dân sinh
trong nước, để các nước ngoài chủ động tự lo liệu mọi mặt với sự trợ
giúp trong chừng mực nào đó hữu ích cho Hoa Kỳ. Các cử tri ủng hộ Donald Trump
vì thấy có lợi thiết thực cho mình. Họ cảm thấy vô lý khi chính phủ đem tiền thuế của nhân dân đi rải
khắp thế giới, đem công ăn việc làm và cả xương máu binh sĩ Hoa Kỳ ra trợ giúp
ở nước ngoài, làm cảnh sát quốc tế, trong khi trong nước vẫn còn nhiều người
thất nghiệp, đời sống khó khăn, thiều thốn, sống vô gia cư. Tất nhiên mọi chủ
trương, chính sách đối nội, đối ngoại táo bạo, có tính cách mạng của Ông Trump,
sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ cơ chế chính trị dân chủ tam quyền phân lập,
để có hiệu quả thực tế mà không đi quá đà.
Thế nhưng những người chống Ông Trump thì
cho chủ trương, chính sách và các biện pháp này không hữu hiệu mà có hậu quả tai
hại nhiều mặt. Những chủ trương và
biện pháp kiểm soát di dân nhập cư của
Trump chỉ có tác dụng quảng cáo mị dân nhất thời mà bất khả thi, có thể gây hậu quả tai hại nhiều mặt đối
ngoại cũng như đối nội,trong đó có mặt thị trường lao động bắp thịt mà chỉ có
những di dân nhập cư đa số là người Mexico mới đáp ứng được…
Về chống khủng bố, Ông Trump vì
thiếu kinh nghiệm đã không biết đến việc chính phủ Hoa Kỳ từ thời Tổng Thống
Goerge W. Bush của đảng Cộng Hòa đến Tổng Thống Barack Obama của đảng Dân Chủ
đều đã không ngừng gia tăng nỗ lực và thực hiện mọi biện pháp quyết liệt, khả
thi nhằm ngăn chặn các hoạt động khủng bố và tiêu diệt các tổ chức khủng bố
quốc tế, vốn được coi là của các phần tử Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng không đơn
giản như Ông Trump nghĩ, và không chính
quyền hay một chính trị gia khôn ngoan nào giám công khai đồng hóa các tổ chức
khủng bố với các tín đồ Hồi Giáo để đưa
ra các biện pháp có tính kỳ thị, phân biệt đối xử với các tín đồ.
Những cử tri có ý bầu cho Bà Hillary
Clinton cho rằng khi làm Tổng Thống Bà
sẽ có nhiều sáng kiến khi tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách ngoại giao
mở rộng bao lâu nay của Hoa Kỳ nói chung, chính quyền Dân chủ Obama nói riêng.
Nghĩa là với tài năng và óc sáng tạo, Bà Clinton sẽ không rặp khuôn theo chính
quyền tiền nhiệm, mà thực hiện các chủ trường chính sách mới phù hợp có lợi cho
dân, cho nước một cách hữu hiệu.Họ tin là Bà Hillary Clinton có khả năng và
kinh nghiêm hơn Donald Trump trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách
đối nội cũng như đối ngoại, góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và duy trì
hòa bình thế giới, để nhân dân Hoa Kỳ có thể tự hào chính đáng là một cường
quốc số 1 đóng vai trò lãnh đạo thế giới như bao lâu nay. Vả lại, việc thiết
lập các căn cứ quân sự và đưa quân đội ra nước ngoài theo các hiệp ước song
phương hay đa phường Hoa Kỳ luôn có sự chia xẻ kinh phí của các nước được thụ
hưởng lợi ích, chứ không phải gánh chịu một mình như Ông Trump lầm tưởng dẫn
đến chủ trương, chính sách đối ngoại cực đoan, dân Hoa Kỳ vào thế tự cô lập.
Nhất là cá tính nóng nẩy của Ông Trump khi làm Tổng Thống có thể dễ đưa Hoa Kỳ
vào các cuộc xung đột quốc tế, thậm chí một cuộc chiến tranh nguyên tử…
Như
vậy là sau nhiều ngày tháng tranh cử cam go và
tốn kéo bạc triệu của cả hai ứng viên Cộng Hòa Donald Trump và ứng viên
Dân Chủ Hillary Clinton, giờ đây, mỗi người có thể tự dự đoán để xem vào ngày
bầu cử chính thức Thứ Ba 8-11-2016 tuần tới dây, ai sẽ là Tổng Thốn Thứ 45 của
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Tổng Thống Donald Trump hay nữ Tổng Thống Hoa Kỳ đầu
tiên Hillary Clinton.
Thiện Ý
Houston, ngày 3-11-2016
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.