Cấm Võ An Đôn xuất cảnh, Việt Nam tự vi phạm pháp luật của mình
30/09/2022
Luật sư Võ An Đôn (áo trắng, đeo cà vạt).
"Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó."...
Thiện Ý
Theo tin Đài RFA tiếng Việt, Ông Võ An Đôn,
một luật sư nổi tiếng từng bị rút thẻ hành nghề sau khi bảo vệ quyền lợi cho gia đình của nạn nhân chết trong đồn công an, bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vào tối 27/9 khi ông trên đường cùng gia đình xuất cảnh đi New York, Hoa Kỳ.
Theo nội dung Biên bản số 1375 của Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được lập vào lúc hơn 9 giờ tối cùng ngày, gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì “lý do an ninh” quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân.
Luật sư Đôn hôm 28/9 nói với phóng viên RFA, ông cùng gia đình
đang quay trở lại quê nhà ở Phú Yên. Ông nói qua điện thoại:
“Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang
tính áp đặt và trù dập đối với tôi. Biên bản tạm dừng xuất cảnh, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói tôi cần liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên...”
Luật sư Đôn nói không rõ lý do gì mà Công
an Phú Yên có hành xử như vậy, ngay trước mặt viên chức của Cơ quan Di cư Quốc tế (IOM). Vì về mặt pháp lý gia đình luật sư Đôn đã hoàn tất theo đúng thủ tục luật định, kể cả về mặt “an ninh quốc gia” quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nhờ đó nên mới được Bộ công an và Bộ ngoại giao Việt Nam cho phép xuất cảnh. Đồng thời Hoa Kỳ mới cho phép gia đình luật sư Đôn nhập cảnh và được cơ quan Di cư Quốc Tế (IOM) tài trợ vé máy bay. Vậy lý do ngăn cản thực tế là gì mà “Phòng
Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên...” vốn là cấp địa phương, vào phút chót lại vượt quyền trung ương ra lệnh cho
Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì “lý do an ninh”.Vì nếu vào phút trót Bộ cộng an phát hiện có “lý do an ninh” khẩn cấp cần ngăn cản luật sư Đôn và gia đình
xuất cảnh, thì Bộ công an sẽ ra lệnh trực tiếp cho Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản mới đúng thẩm quyền.
Đến đây, một số câu hỏi được đặt ra:
1. “Phòng
Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” ra lệnh ngăn cản là tự ý hay làm theo chỉ thi của thẩm quyền cấp trên là Bộ Công an?
2. Nếu tự ý ra lệnh ngăn cản, “Phòng
Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” có vượt quyền ?
3. Nếu “Phòng
Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú
Yên” làm theo chỉ thị của thẩm quyền cấp trên thì sự ngăn cản này có chính đáng và hợp pháp không?
Theo Báo Công an Nhân dân hôm 28/9 có bài viết xác
nhận về việc ông Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, quy kết ông Đôn trong
thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên "có
hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam... gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước."
Chính vì vậy, theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, vào
tháng 11/2017, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có
quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tên ông Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên.
Như vậy là qua bài báo trên cơ quan ngôn luận của Bộ cộng an Việt Nam đã cho thấy “Phòng
Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” đã ngăn
cản gia đình luật sư Đôn xuất cảnh là làm theo lệnh của Bộ công an. Nhưng nếu không lạm quyền thì sự ngăn cản này có vi phạm pháp luật của chính mình và thỏa thuận ngoại giao tư pháp với Hoa Kỳ và quốc tế (IOM).
Theo luật gia Trương Minh Tam, một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam khi còn ở trong nước; xin đi Mỹ tị nạn chính trị như trường hợp của ông Đôn, thì Công an tỉnh Phú Yên lạm quyền trong việc tạm hoãn xuất cảnh luật sư Võ An Đôn. Theo
luật gia Trương Minh Tam từ tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nói với phóng viên RFI:
“Nhà nước Việt Nam ngang nhiên vi phạm luật pháp của mình. Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên không có thẩm quyền cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn kể cả khi có lý do an ninh quốc gia.
Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó.”
Còn theo luật sư Võ An Đôn nói với Đài RFI qua điện thoại “Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi…”. Ông khẳng định, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì công
dân có quyền đi lại tự do trong nước và ra nước ngoài. Ông nói thêm: “Trước kia tôi chỉ bào chữa cho người dân thấp cổ bé họng. Tôi bị tước thẻ luật sư năm năm rồi từ năm 2017. Tôi chỉ ở nhà làm nông và không đụng chạm với ai, không vi phạm pháp luật, nên không có cơ sở nói tôi vi phạm an ninh quốc gia.".
Trên thực tế, sau khi bị nhà cầm quyền Việt Nam tước bằng hành nghề luật sư năm 2017, luật sư Đôn đã lui về quê làm nông để sinh nhai, không có hành vi phạm pháp nào. Những hành động của luật sư Đôn mà báo Công an Nhân dân ngày
28-9-2022 đưa ra như là lý cớ ngăn cản luật sư Đôn và gia đình
xuất cảnh qua Hoa Kỳ là những sự kiện quá khứ, đã không bị truy tố, có nghĩa là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu vì những hành động quá khứ ấy của luật sư Võ An Đôn để cho rằng có thể đe dọa đến anh ninh chính
trị thì tại sao khi xét duyệt hồ sơ, thương thảo với Hoa kỳ và IOM,
công an Việt Nam không nêu
ra để ngăn cản mà phải đợi đến phút chót khi
gia đình luật sư Đôn sắp lên máy bay rời Việt Nam?
Vậy lý do thực sự vì sao cộng an Việt Nam ngăn cản luật sư Võ An Đôn và gia
đình xuất cảnh qua Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn chính trị vào phút chót, câu trả lời xin dành cho cơ quan công an Việt Nam có thẩm quyền.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.