Cuộc nội chiến Quốc- Cộng sẽ kết thúc khi nào và thế nào, ai thắng ai? (phần cuối)
29/04/2021
Nghĩa
trang Trường Sơn. Hình minh họa. Có hay không, sự thay thế não trạng các thế hệ con người Việt Cộng?
Thiện Ý
Trong bài viết trước chúng tôi đưa ra những nguyên nhân chủ yếu “Vì sao cuộc nội chiến Quốc-Cộng chưa chấm dứt”, mặc dầu cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc tính đến 30-4 năm nay là đã 46 năm (1975-2021).
Vậy cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam sẽ kết thúc khi nào và kết thúc thế nào, ai thắng ai? Đó là nội dung bài viết này.
I - Cuộc nội chiến Quốc-Cộng kết thúc khi nào và thế nào?
Theo lẽ thường cuộc chiến tranh nào dù kéo dài bao lâu, rồi cũng phải kết thúc cách nào đó. Cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam sở dĩ kéo dài,
không thể kết thúc nhanh hơn một cuộc chiến tranh võ trang, là vì đó là cuộc xung đột tư tưởng giữa người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt Cộng) đối kháng với người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc). Cuộc nội chiến này diễn ra không đơn thuần trên mặt trận quân sự mà còn trên các mặt trận khác như tư tưởng, chính trị và ngoại giao… Vậy cuộc nội chiến Quốc-Cộng này rồi đây sẽ kết thúc khi nào và kết thúc thế nào?
1 - Kết thúc khi nào?
Câu trả lời tổng quát, là cuộc nội chiến Quốc-Cộng sẽ chấm dứt khi Việt Nam hoàn tất tiến trình tư bản hóa và dân chủ hóa. Nghĩa là khi Việt Nam phát triển bền vững đến hội đủ các yếu tính căn bản của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và hình
thành chế độ dân chủ pháp trị như tại các nước dân chủ tư bản chủ nghĩa; song với nhiều tính chất đặc thù thích dụng với Việt Nam hơn.
2 - Kết thúc thế nào?
Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam đã khởi phát không tuyên chiến, thì rồi đây cũng sẽ kết thúc âm thầm “không
kèn không trống”; như ngọn đèn dầu mù mờ (CS) hết dầu lịm tắt, được thay thế bằng đèn điện sáng trưng (TB). Vậy kết thúc thế nào?
(1) - Kết thúc bằng “Diễn biến hòa bình” với bên Việt Cộng
Mặc dầu cướp được chính quyền cả nước, song bên Việt Cộng đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn về mục tiêu tối hậu của lý tưởng cộng sản là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam (Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản). Thực tế là, bên Việt Cộng đã và đang phải chủ động xoay trục tịnh tiến về hướng tư bản chủ nghĩa (kinh tế thị trường, chính trị dân chủ pháp trị đa nguyên, đa đảng).
Thực tế cũng như thực chất giờ đây người Việt Cộng (cán bộ đảng viên CS), đảng Việt Cộng (đảng CSVN), chế độ Việt Cộng (CHXHCNVN) đã “tự diễn, tự chuyển hóa”
thành “Đỏ vỏ (CS), Xanh lòng (TB)”, gần đến biên độ “tự chuyển thể” (độc tài toàn trị CS qua
dân chủ pháp trị TB).
Thực tế là sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30-4-1975,
bên Việt Cộng đã có cơ hội áp đặt mô hình chế độ Xã hội Chủ nghĩa trên cả nước. Thế nhưng sau 20 năm đầu (1975-1995) thực hiện triệt để mô hình xã hôi chủ nghĩa trong hòa bình, bên Việt Cộng đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn. Việt Cộng đã phải chủ động thực hiện chủ trương, chính sách “Mở cửa” xoay trục về hướng tư bản chủ nghĩa bằng con đường “kinh tế thị trường (định hướng) tư bản chủ nghĩa”. Thế nhưng vì thể diện và động cơ chính trị, bên Việt Cộng đã phải sử dụng chiêu trò của gian thương “Treo đầu dê, bán thịt chó”, với định thức “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” (là
giả). Thực tế, đây chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị để che đậy thất bại hoàn toàn và
vĩnh viễn mục tiêu xây dựng mô hình XHCN. Tất nhiên thâm tâm bên Việt Cộng cũng biết đây chỉ là chiều hướng giả tạo (định hướng XHCN), khác
với chiều hướng thật (định hướng TBCN).
Thế nhưng, chính trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”
(*), người Việt Cộng, đảng Việt Cộng, chế độ Việt Cộng đã và đang đi
vào tiến trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể” theo quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi, chất đổi”. Nghĩa
là, khi “lượng sinh trùng dân
chủ” tăng
tiến dần, “lượng vi trùng độc tài cộng sản” tiêu vong dần, đến thời điểm lượng sinh trùng dân chủ thừa đủ (lượng đổi), chất độc tài cộng sản biến thành chất dân chủ (chất đổi). Tương tự như nước đun sôi đến 100 độ C thì bốc hơi. Tiến trình này đã và
đang diễn ra tịnh tiến từ hơn 25 năm qua, thời “Mở cửa” (1995-2021) và
đang đi đến kết thúc. Ai cũng có thể kiểm chứng qua thực tế:
- Nền kinh tế thị trường ngày một hoàn chỉnh theo hướng phát triển ổn định để ngày một hội đủ các yếu tính của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Nền dân chủ ngày một củng cố theo hướng dân chủ hóa từng bước. Theo
đó nhà cầm quyền Việt Cộng từng bước trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền. Hiện tại Việt Cộng chỉ còn giữ độc quyền cai trị với lý do cần bảo vệ ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Vì thế một số quyền dân chủ còn bị hạn chế, như quyền lập đảng, lập hội, nghiệp đoàn, quyền biểu tình, tự do tôn giáo… Do
đó, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, với sự hổ trợ của bên Việt Quốc và áp lực quốc tế, vẫn nổ ra dưới nhiều hình thức, để đòi mở rộng sự tôn trọng đầy đủ các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…
- Đời sống văn
hóa, xã hội Việt Nam
ngày một chuyển biến theo hướng đời sống văn hóa, xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì chính “môi
trường mật ngọt kinh tế thị trường” đã ảnh hưởng sâu đậm, rộng rãi đến mọi giai cấp, nhất là giai cấp tư sản và tư bản giàu có cũng như quảng đại quần chúng toàn xã hội. Sự chuyển biến này có thể nhận thấy qua nếp sống, sinh hoạt thường ngày của mọi tầng lớp người dân trên thực địa; cũng như phản ánh qua các phương tiện truyền thông báo chí,
phim ảnh… Tất cả đã cho thấy sinh hoạt văn hóa xã hội tại Việt Nam ngày nay gần giống như tại các nước dân chủ tư bản. Trong đó, ảnh hưởng sâu rộng nhất là nếp sống sinh hoạt văn hóa xã hội Hoa Kỳ và các nước dân chủ tư bản Phương Tây.
Tất cả diễn biến kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội trên tại Việt Nam, đã và đang đẩy đưa chế độ độc tài toàn trị Việt Cộng tiến dần đến biên độ kết thúc tiến trình chuyển đổi (Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa) để hình thành chế độ dân chủ pháp trị tại Việt Nam. Đó là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam; phù hợp với chiều hướng chiến lược toàn cầu mới không thể đảo ngược (Thị trường tự do hóa về kinh tế, dân chủ hóa toàn cầu về chính trị…). Chính
vì vậy mà lãnh đạo các cấp bên Việt Cộng luôn cảnh giác các cán bộ đảng viên CS về một “âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”. Thế nhưng những lời cảnh giác duy ý chí này vẫn không làm thay đổi được thực tế.
Thực tế là tại Việt Nam đang có sự thay thế não trạng các thế hệ con người Việt Cộng. Từ thế hệ già nua, bảo thủ, giáo điều, vốn kiên định XHCN, có liên
hệ ít nhiều đến cuộc chiến tranh Quốc-Cộng hôm qua (1954-1975). Nay họ đã và đang ngày một “tự diễn biến, tự chuyển hóa…” theo
thời gian. Nếu còn sống thì họ cũng đã “phản tỉnh” do thực tế khách quan, biết được đâu là con đường dẫn đến mục tiêu tốt nhất cho đất nước và tốt hơn mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa không tưởng, từng gây tai họa nhiều mặt cho nhân dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chính thế hệ con người Việt Cộng cũ này đã “tự diễn biến, tự chuyển đổi” bản thân, làm gạch nối cho các thế hệ sinh sau chiến tranh, hay ít ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Quốc-Cộng. Họ đã và đang làm nhiệm vụ “tự chuyển thể” để chấm dứt nội chiến Quốc-Cộng. Vì thế hệ sinh sau này đã được giáo dục, đào tạo từ nhiều nguồn, nhất là nguồn du học nước ngoài, hầu hết là ở các cường quốc dân chủ tư bản, đông nhất là Hoa Kỳ. Chính thế hệ này, gốc con cán bộ đảng viên CS hay dân thường, được trang bị kiến thức mở rộng, nhân bản, khai phóng, có
lập trường dân tộc, tinh thần cấp tiến đã, đang
thay thế dần thế hệ lãnh đạo già nua, bảo thủ, lỗi thời, đang ngay càng khan hiếm (đến độ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú trọng không tìm được người thay thế phải phá lệ ngồi thêm nhiệm ký III, dù đã ở độ tuổi gần đất xa trời…).
(2) - Trong khi bên Việt Quốc sau hơn 45 năm đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa Việt nam thì vẫn chưa giành lại được chính quyền và đất nước. Trong tương lai, do tương quan lực lượng không cân sức, Việt Quốc cũng khó giành lại được chính quyền và đất nước để chủ động tiếp tục hoàn thành mô hình
chế độ dân chủ pháp tri Việt Nam Cộng Hòa còn dang dở (1954-1975). Thế nhưng Việt Quốc vẫn không chấp nhận thua cuộc, tiếp tục chống cộng, vẫn kiên định cuối cùng “chính nghĩa quốc gia dân tộc, dân chủ” tất thắng “ngụy nghĩa cộng sản (ngụy dân tộc), độc tài, phản dân chủ”. Nghĩa là cuối cùng Việt Nam phải có chế độ dân chủ đích thực, chế độ độc tài Việt Cộng phải tiêu vong.
Thật vậy, sau khi để mất chính quyền và đất nước vào ngày 30-4-1975, bên Việt Quốc trong cũng như ngoài nước tiếp tục chống cộng giai đoạn ba cũng là giai
đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến Quốc-Cộng (1975-
nay). Mặc dầu tương quan lực lượng không cân sức, ưu thế luôn nghiêng về bên Việt Cộng, thế nhưng bên Việt Quốc vẫn kiên trì chống Cộng đến cùng để giành lại chính quyền và cả đất nước; ngõ hầu tiếp tục chủ động hoàn thành mô hình chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa còn dang dở. Vì Việt Quốc tin tưởng mãnh liệt rằng, chân lý tất thắng, chính nghĩa “quốc gia dân tộc, dân chủ…” tất thắng ngụy nghĩa “cộng sản (ngụy dân tộc), độc tài, phản dân chủ”. Niềm tin tất thắng này của bên Việt Quốc, đã và đang được thực tế ngày một khẳng định sẽ thành sự thật.
Thực tế là, bên Việt Quốc kiên trì đấu tranh chống bên Việt Cộng hơn 45 qua, dù chưa giành lại được chính quyền và đất nước, để tiếp tục chủ động thực hiện mục tiêu tối hậu lý tưởng đấu tranh của mình là dân chủ hóa đất nước. Thế nhưng, với niềm tin mãnh liệt vào sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia, cuộc đấu tranh kiên trì đi đúng chiều hướng của chiến lược toàn cầu mới (Thị trường tự do về kinh tế, dân chủ hóa toàn cầu về chính trị); trên thực tế, bên Việt Quốc rồi đây sớm muộn cũng sẽ thành đạt mục tiêu cuối cùng là dân chủ hóa đất nước. Sự thành đạt này sẽ đến và sắp đến ở cuối quá trình tiêu
vong của con người Việt Cộng, đảng Việt Cộng và chế độ Việt Cộng. Và như thế, cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, vốn khởi sự không tuyên chiến, rồi đây cũng sẽ kết thúc âm thầm, hòa bình,
không, hoặc ít, đổ máu. Một sự kết thúc bằng sự hòa nhập những tư tưởng và hành động tiến bộ của hai bên Việt Cộng và Việt Quốc. Có thể diễn tả qua câu ca dao
tân cổ giao hòa, rằng:
·
“Nước sông (Việt Quốc dân chủ) hòa lẫn nước ngòi (Việt Cộng độc tài); nội chiến Quốc-Cộng đến thời tiêu vong”.
·
Nước ngòi (Việt Cộng độc tài) hòa lẫn nước sông (Việt Quốc dân chủ),nội chiến Quốc-Cộng tiêu vong mấy hồi.
III -
Ai thắng ai?
Tiếp theo những lý giải về cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam sẽ kết thúc khi nào và kết thúc thế nào, câu hỏi tiếp theo là: ai thắng ai?- Câu trả lời ngắn gọn như lời kết chung, rằng hai bên nội chiến Việt Cộng và Việt Quốc không bên nào thắng. Nếu có thắng thì chỉ có các bên ngoại chiến (Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung cộng…) đã thắng. Vì họ đã thành đạt được các mục tiêu chiến lược vì lợi ích quốc gia của họ, thông qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng Việt Nam. Còn hai
bên nội chiến Việt Cộng và Việt Quốc, nếu có thắng, thì:
-Bên
Việt Cộng đã chỉ thắng trong mục tiêu cướp chính quyền (chỉ là phương tiện); song đã thua bại hoàn toàn và vĩnh viễn trong mục tiêu xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa (mới là cùng đích)); vốn là mục tiêu tối hậu giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.
-Bên Việt Quốc đã thua vì đã để mất chính quyền, đất nước, mà
vẫn chưa giành lại được để chủ động tiếp tục thực hiện mô hình chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vốn là mục tiêu tối hậu của lý tưởng chủ nghĩa quốc gia. Nhưng cuối cùng Việt Quốc đã thắng khi mục tiêu tối hậu này hình thành tại Việt Nam. Đúng như tiêu đề một bài viết trước đây của chúng tôi về ý nghĩa lịch sử về ngày 30-4-1975 được đăng tải trên diễn đàn này của VOA, rằng “30-4-1975,
Quốc gia
thua để thắng; Cộng sản thắng để thua”.
Thiện Ý
Houston, Tháng 4 năm 2021.
(*)-“Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” là
thuật ngữ chúng tôi dùng theo ý tục ngữ Việt Nam “Mật ngọt chết ruồi”. Vì CS có thể không chết trong “môi trường mật đắng” (là bạo lực chiến tranh, vì CS là vua bao lực); song CS dễ chết trong “Môi
trường mật ngọt kinh tế thị trường”:… như thực tế tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.