45 năm Việt cộng xây dựng xã hội chủ nghĩa, được gì?
30/04/2019
Sau ngày “ Giải phóng Miền Nam” ít lâu, Việt cộng đã tổ chức một cuộc mít-tinh qui mô lớn ăn mừng chiến thắng. Một lễ đài lộ thiên được dựng lên trước cổng Dinh Độc Lập Sài Gòn (sau 30-4-1975 đổi là Dinh Thống Nhất, TP. HCM ),
Vậy thì, giờ đây sau 45 năm “giải
phóng Miền Nam, thồng nhất
đất nước” đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Việt cộng) đã
xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp của cộng sản quốc tế đến đâu rồi, hiệu
quả thế nào?
Nội dung bài viết này lần lượt trình bày:
I - Việt
cộng xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp cộng sản quốc tế thế nào, hiệu quả
ra sao?
* Giai đoạn I: (1975-1985)
thường được gọi là “thời bao cấp”
Theo gương Liê-Xô, Việt cộng tiến hành
công cuộc “Đi lên chủ nghĩa xã hội mà không thông qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” tại Việt Nam
không như Karl Marx lý luận về chủ nghĩa cộng sản là phải thông qua giai đoạn
phát triển tư bản. Nghị quyết Đại Hội IV của Cộng đảng Việt Nam đã đưa “Đường
lối chung của Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả
nước” như một định thức chỉ đạo: “Nắm vững chuyên chính vô
sản,phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời
ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật,
cách mạng tư tương và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then
chốt…”). Việt cộng đã thực hiện định thức này ra sao? hiệu quả thế sao?
1 - Thực hiện “Nắm vững chuyên chính vô
sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”
- Tiến
hành ra sao?
- Hiệu quả
ra sao?
Nhìn chung, với việc thực hiện triệt để
chính sách hai mặt trên, Việt cộng đã “nắm vững được chuyên chính vô sản”;
nghĩa là đã dùng bạo lực qua các công cụ của nền chuyên chính vô sản trấn áp
thành công (chứ không tiêu diệt được) sức phản kháng và đưa được mọi
tầng lớp nhân dân vào khuôn phép kỷ luật nhà binh.
Thật vậy, trong 5 năm đầu sau khi chiếm
được Miền Nam
(1975-1980), Việt cộng đã thực hiện triệt để những chủ trương, chính
sách và các biện pháp căn bản trên đây. Việt cộng đã thành công trong việc “truy
quét phản động”, ổn định và giữ vững được tình
hình an ninh chính trị. Vì thực tế cao trào chống cộng của các cá nhân hay tổ
chức ngày một lắng xuống. Nhờ đó, sau 5 năm kế tiếp (1980-1985), Việt
cộng từng bước củng cố cơ cấu đảng và chính quyền các cấp, các ngành để tiến
hành mạnh bạo các chủ trương, chính sách và biện pháp “Đi
lên Xã hội xã hội chủ nghĩa” trên cả nước, dưới bảng hiệu
chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
2 - Tiến
hành đồng thời ba cuộc cách mạng như thế nào, hiệu quả ra sao?
* (1) Mục
tiêu cách mạng quan hệ sản xuất phải thành đạt là gì?
Là thực hiện các chủ trương, chính sách và
biện pháp nhằm phá nát, tiêu diệt triệt để quan hệ sản xuất cũ, mà lý luận CS
cho là mang tính áp bức, bóc lột (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mang
tính tư hữu), để thiết lập từng bước, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng
quan hệ sản xuất mới không mang tính áp bức bóc lột (quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa mang tính công hữu).
(2) – Thực
hiện thế nào?
* Thực
hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh: Vào giữa năm 1976, một loạt chủ trương, chính sách
nhằm xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế tư bản tư doanh và cá thể đã
được Việt cộng ban hành và đi vào thực hiện có tính thăm dò thử nghiệm.Mặc dầu
chỉ thực hiện trên qui mô nhỏ, song cũng đã gây chấn động lớn về kinh tế, xã
hội và là nỗi kinh hoàng cho các đối tượng bị kiểm kê tài sản, nhất là những
gia đình bị qui kết thành phần tư sản mại bản (vì trong quá khứ có liên hệ
làm ăn với tư bản nước ngoài) hay tư sản dân tộc. Họ không những bị kiểm
kê tịch thu hết tài sản, có khi còn bị tù đầy hay cưỡng bức rời thành phố đi
lập nghiệp vùng kinh tế mới.Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư sản Đợi I.
Phải đợi cho đến sau Đại Hội IV (1976)
của Cộng Đảng Việt Nam, chủ trương “Cải tạo” trên mới được chế độ thực
hiện triệt để trên quy mô rộng lớn với cường độ mạnh mẽ thể hiện quyết tâm thực
hiện khẩu hiệu tuyên truyền “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”. Người ta gọi đây là thời kỳ đánh tư
sản Đợi II. Lúc này, đích thân ông Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã
lãnh đạo “đánh tư sản” ở Miền Nam trong chức vụ Phó Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng kiêm “Trưởng Ban Cải Tạo Trung Ương”.
Chung quy, đánh tư sản hay cải tạo tư sản
là chế độ Việt cộng muốn nắm độc quyền kinh tế (khống chế lực lượng lao
động,định đoạt phương thức sản xuất và chiếm dụng độc quyền nguyên vật liệu
phương tiện sản xuất). Nghĩa là một kiểu nhà nước tư bản độc quyền,biến
lực lượng sản xuất (mọi tầng lớp nhân dân) thành công cụ lạo động thực
hiện các hoạt động kinh tế (sản xuất công,nông, thương nghiệp, kinh doanh,
phân phối, tiêu thụ, dịch vụ…) dưới sự chỉ huy của chính quyền theo chính
sách kinh tế hoạch định cứng rắn của nhà nước.
Hiệu quả ra sao?- Theo nhận định của chúng tôi, công cuộc cải tạo này
đã thất bại hoàn toàn vì nó đã đụng chạm vào một trong những yếu tình thuộc về
bản chất và cũng là quyền cơ bản của con người: Quyền tư hữu.
Vì nó đã tước đoạt trắng trợn thành quả lao động , công lao mồ hôi nước mắt của
cả một đời người hay bao đời truyền lại. Những nạn nhân đã uất ức vì bị cưỡng
đoạt trắng tay, mất hết tài sản, gia đình ly tán, lại phải vào tù. Nhiều người
quá uất ức đã nhẩy lầu tự vẫn, dùng độc dược quyên sinh hay tìm cái chết oan
nghiệt qua sợi giây thong lọng tự treo cổ mình.
* Thực
hiện chủ trương chính sách cải tạo nông nghiệp thì sao?
Hiệu quả ra sao? Trong thời khoảng này (1975-1985) công cuộc
cải tạo nông nghiệp ở nông thôn cũng đi đến thất bại như công cuộc cải tạo
công, thương nghiệp tư bản tư doanh ở các thành thị Miền Nam.Các hình thức lao
động sản xuất tập thể, dù do các tập thể tự quản (Tổ, Đội lao động, Hợp tác
xã nông ngghiep…) hay do nhà nước quản lý (nông trường quốc doanh…) đều
không đem lại hiệu quả kinh tế.
Tựu chung, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ
nghĩa trên lãnh vực nông nghiệp cũng như công, thương nghiệp, chỉ mới manh nha song đã thể hiện đầy đủ tính áp
bức, bóc lột còn tàn tệ hơn quan hệ sản xuất cũ tư bản chủ nghĩa mà Việt cộng
muốn xóa bỏ. Một sự bóc lột độc quyền nhà nước trên nguyên tắc, trên thực tế
một cách cụ thể là sự bóc lột độc quyền của một giai cấp mới, “Giai cấp cán
bộ, đảng viên cộng sản” có chức, có quyền trong cơ cấu
đảng, chính quyền và cơ cấu kinh tế.Chính những thất bại thảm hại trong việc
thực hiện chủ trương cải tạo công, thương, nông nghiệp, lưu thông phân phối
hàng hóa và dịch vụ tư bản tư doanh, Việt cộng đã phải tìm cách cứu nguy bằng
chính sách “Đổi mới” theo gương Liên Xô trước đây.
Thật vậy, Liên Xô,
sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng (1917), cũng quyết tâm đưa cả nước “Đi
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa phát triển”,
bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thất bại(1917-1922), Lenin và Cộng đảng
Bolsevick Nga đã đưa ra “Chính sách Kinh tế Mới” để sửa sai.
Chính sách này đã giúp Liên Xô vượt qua khó khăn ban đầu và tồn tại thoi thóp
thêm nhiều thập niên sau đó, cho đến năm 1985 khi Mikhail Gorbachev lên nắm
quyền Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô đã cùng các đồng chí cấp tiến trong Cộng
đảng Liên Xô phải thực hiện cải cách để cứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa Liên
Xô sau 68 năm xây dựng (1917-1985). Thế nhưng, họ đã không thành công trong ý
đồ cải cách để vẫn duy trì được chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.Vì chỉ sau
một năm đưa ra được những nhận định thức thời (Trong Hội Nghị Toàn Liên
Bang Xô-Viết lần Thứ 19 ngày 28-6-1988) và chưa đầy bốn năm (1988-1991)
thực hiện chương trình “Cải tổ” (Glasnost) và “Cởi
mở” (Perestroika), Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Xô-Viết đã sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991. Nay một lần nữa Việt cộng lại bắt
chước Liên-Xô, thực hiện chủ trương, chính sách “Đổi Mới” cũng
để để cứu nguy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thất bại sau hai kế hoạch
ngũ niên (1976-1985).Thực hiện “Đổi mới” thế nào, hiệu quả ra sao?
*.- Các mạng tư
tưởng và văn hóa?
*.- Các mạng khoa
học kỹ thuật (là then chốt)
* Giai
đoạn II: Thực hiện chính sách “Đổi Mới” (1985-1995)
(1) Nguyên
nhân và mục tiêu của “Đổi mới”
Trước những thất bại thực tế khi thực hiện
định thức xây dựng xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong thời khoảng 1975-1985,
nghị quyết Đại Hội VI của Cộng Đảng Việt Nam năm 1986, đã đưa ra chủ trương,
chính sách “Đổi Mới” về kinh tế để sửa sai.(nhưng không
đổi mới chính trị)
Đại Hội VI của Cộng đảng Việt Nam năm 1986
đã nhận định lạnh lùng có tính “huề cả làng” về cái gọi là
“những sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” là do “những
biểu hiện nóng vội, muốn xóa bỏ ngay những thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa”, do cái gọi là “bệnh chủ quan duy ý chí”.
Rồi thừa nhận “cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn
tồn tại một thời gian tương đối dài” trong suốt “Thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội”.
(2) Tiến
hành “Đổi mới” thế nào?
Thất bại nên phải “Đổi
mới” về phương cách nhưng vẫn giữ vững mục tiêu “Đi lên chủ
nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
Thực hiện “Đổi
mới” qua hai kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986-1990) và thứ
năm(1991-1995), trên lãnh vực công, thương nghiệp, Việt cộng cho các hình
thức sản xuất kinh doanh, phân phối, dịch vụ tư nhân cá thể hay tập thể (công
ty, tổ hợp, cá nhân..), bên cạnh hệ thống công tư hợp doanh và quốc doanh
đóng vai trò chủ đạo.
Trên lãnh vực nông nghiệp cũng thế, Việt
cộng chấp nhận giao lại một phần ruộng đất cho nông dân canh tác trực canh cá
thể hay tập thể, khoán sản phẩm hay nộp thuế nông nghiệp, tồn tại song song với
các công, nông trường quốc doanh. Tuy nhiên Việt cộng chỉ cấp quyền xử dụng đất
cho người nông dân, quyền sở hữu đất đai thì vẫn giữ thuộc “quyền sở
hữu toàn dân” (tức thuộc nhà nước,tức thuộc đảng Cộng sản Việt
Nam, vì “Đảng ta”cũng là “nhà nước ta”, “ nhà nước ta và Đảng ta”tuy hai là
một, trong chế độ độc tài đảng trị Việt cộng).
Chiến thuật của “Đổi mới” là tạm thời Việt
cộng “lùi một bước” (chấp nhận sự tồn tại của các
thành phần kinh tế tư nhân cá thể phi xã hội chủ nghĩa trên lãnh công, nông,
thương nghiệp và dịch vụ…) để sửa chữa sai lầm, rồi tiến hai bước theo
hướng “ đi lên kinh tế xã hội chủ nghĩa” (với ý định dùng
thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai chủ đạo ngày một lớn mạnh sẽ tiêu diệt,
thay thế dần dần các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể, để sau
cùng thiết lập được quan hệ sản xuất công, nông, thương nghiệp xã hội chủ
nghĩa…như tài liệu của Việt cộng dẫn chứng ở trên).
(3) Hiệu
quả ra sao?
Trên thực tế, sau hai kế hoạch 5 năm
“Đổi mới”(1986- 1995), mục tiêu sau cùng trên đã không đạt
được vì các thành phần kinh tế tư nhân cá thể cũng như tập thể phi xã hội chủ
nghĩa ngày một phát triển lớn mạnh, trong khi hệ thống kinh tế quốc doanh đóng
vai chủ đạo thì ngày càng suy yếu, không chỉ là nguy cơ mà là một thực tế:các
thành phần kinh tế tư nhân cá thể tư bản chủ nghĩa đã từng bước tiêu diệt các
thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể xã hội chủ nghĩa. Nhiều đơn vị
kinh tế sản xuất kinh doanh công thương, nông nghiệp quốc doanh làm ăn hạch
toán lỗ lã đã phải giải thể.
Như vậy là chính
sách “Đổi mới” kinh tế sau 10 nằm đã không sửa sai, không cải
tạo được các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Hệ quả tất nhiên là đã
không thiết lập được quan hệ sản xuất, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Và như thế “Đổi
mới” đã thất bại hoàn toàn vì các mục tiêu của cuộc cách mạng quan hệ
sản xuất là một trong 3 cuộc cách mạng của định thức đưa cả nước “Tiến
nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đã không thành
đạt.Nghĩa là thất bại hoàn toàn, nhưng Việt cộng vẫn không chịu thừa nhận, tiếp
tục thực hiện “Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” bằng
chính sách “Mở cửa” giao tiếp với bên ngoài qua con đường “kinh
tế thị trường, dịnh hướng xã hội chủ nghĩa”
* Giai
đoạn III: Thực hiện chính sách “Mở cửa” (Từ 1996 đến nay)
(1) -
Nguyên nhân và mục tiêu “Mở cửa”
Thất bại trong chủ trương, chính sách“Cải
tạo và xây dựng cơ sở ban đầu của xã hội chủ nghĩa” và “Đổi
mới” cũng không cứu vãn được, Đại Hội VIII Cộng Đảng
Việt Nam (1996) đã đưa ra nghị quyết thực hiện chính sách “Mở
cửa” vẫn trong chủ trương, chính sách “Đổi mới kinh tế”,
“không đổi mới chính trị”.
(2)- Thực
hiện thế nào?
Sở dĩ Việt cộng thực hiện được chủ
trương, chính sách “Mở cửa” này khá thuận lợi là nhờ nước cựu
thù “Đế Quốc Mỹ” thay đổi chính sách,
(3) - Hiệu
quả ra sao?Chính nhờ “Đế
quốc Mỹ” cựu thù quay lại, từ “Đối phương” trong quá
khứ chiến tranh thành “Đối tác” làm ăn trong hòa bình hiện tại
và tương lai, trên căn bản hai bên cùng có lợi, đã giúp vực dậy công cuộc“Đổi
mới” của Việt Cộng để có những bước phát triển “nhẩy vọt”,
không phải “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”
bằng con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”mà
đã và đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa tư bản” .III
- Kết luận: Thực tế trên ai cũng kiểm chứng và như thế mọi người có
thể khẳng định không sợ sai lầm rằng : Không phải 44 năm, mà chỉ 15 đến 20 năm
sau kết thúc chiến tranh, Việt cộng đã xây dựng xã hội chủ nghĩa thất bại hoàn
toàn, cùng lúc với sự tiêu vong sự nghiệp công sản quốc tế. Vậy triển vọng
tương lai xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam sẽ đi về đâu? Chúng tôi trình
bày trong một bài viết tiếp theo.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.