Sự ra đời của đảng CSVN và hệ quả con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
03/02/2020
Thiện Ý
Sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và hệ quả con đường cứu nước của ông Hồ Chí Minh có mối quan hệ nhân quả như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bài viết lần lượt trình bày:
- Bối cảnh và vai trò của Hồ Chí Minh với sự ra đời của đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hệ quả con đường cứu nước của ông Hồ Chí Minh
I - Bối
cảnh và vai trò của Hồ Chí Minh với sự ra đời của đảng Cộng Sản Việt Nam
1 - Bối
cảnh ra đời của đảng CSVN
Theo tài liệu lịch
sử, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc vào những
thập niên đầu Thế Kỷ 20 đã là bối cảnh ra đời của đảng CSVN. Trước đó, cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đã khởi sự và tiếp nối kể từ sau khi thực dân
Pháp bắn phát súng đầu tiên vào cửa biển Đà Nẵng vào năm 1858 mở đầu cuộc xâm
lược và từng bước thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam.
Như chúng tôi đã
trình bày trong một bài viết trước đây trên diễn đàn này nhan đề “Bối
cảnh lịch sử đưa đến cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam”.
Theo đó, cho đến lúc đảng CSVN ra đời vào ngày 3-2-1930, đã có các cuộc chống
Pháp dưới sự lãnh đạo các sĩ phu yêu nước mang ý thức hệ quốc gia chịu ảnh
hưởng của hệ tư tưởng “Thần quyền Thiên Mệnh” Đông phương làm
nền tảng cho chế độ quân chủ chuyên chế, đã phát động và tiến hành qua các
phong trào Cân Vương, Văn Thân, Đông Du… Tiếp đến là các cuộc kháng chiến chống
Pháp dưới sự lãnh đạo của các nhà ái quốc chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng dân chủ
Phương Tây làm nến tảng cho mục tiêu giành độc lập để thiết lập chế độ dân chủ
lập hiến, tiêu biểu là sự ra đời của một chính đảng quốc gia đầu tiên “Việt
nam Quốc Dân Đảng” (1924) với lãnh tụ Nguyễn Thái Học. Cuộc
khởi nghĩa cướp chính quyền ở Yên Báy do Viện Nam Quốc Dân Đảng thực hiện thất
bại vào năm 1930, cùng năm với sự ra đời của đảng CSVN.
Thế là từ đó và
sau đó, công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp ngoài các nhà ái
quốc, các chính đảng quốc gia thành lập sau Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt,
Nhân xã Đảng… lãnh đạo kháng chiến theo ý thức hệ quốc gia truyền thống trước
đó, có thêm vai trò lãnh đạo kháng chiến chống Pháp của những người cộng sản
Việt Nam đầu tiên, đứng đầu là ông Hồ Chí Minh, một người theo chủ nghĩa yêu
nước trước khi trở thành người cộng sản Việt nam đầu tiên, đứng ra thành đảng
Cộng sản Việt Nam.
2 - Vai
trò của Ông Hồ Chí Minh với sự ra đời của đảng CSVN
Theo tài liệu lịch
sử của đảng CSV N, trước những thất bại của các cuộc kháng chiến chống Pháp
trước đó do các nhà ái quốc lãnh đạo theo hệ tư tưởng quân chủ Phương Đông hay
dân chủ tư sản Phương Tây (gọi chung là ý thức hệ quốc gia) đều thất
bại; năm 1911 Nguyễn Tất Thành, một người yêu nước, không học vị (Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí minh là một) đã xuất dương ra đi tìm đường cứu nước. Sự ra đi
này xuất phát từ nhận định cho rằng các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt
Nam, được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhưng
do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong
trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu
sắc về đường lối cứu nước. Vì vậy nhà ái quốc Nguyễn Tất Thành thấy
cần ra đi tìm đường cứu nước.
Sau nhiều năm bôn
ba ở các nước thuộc địa cũng như đế quốc tư bản ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ,
Nguyển Tất Thành đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở
chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919
gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Tháng
6/1919, thay mặt những người yêu
nước Việt Nam, với tên gọi mới của Ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc, khi đứng tên gửi
bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
Tháng
7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (trong Luận Cương chính trị
Tháng 4) của Lênin và từ tư tưởng đó, đã tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc Việt Nam.
Ông Hồ đã hét to một mình trong phòng trọ ở Paris Pháp Quốc, rằng “Đây
rồi, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, ngoài con
đường cách mạng vô sản…” .
Tại Đại
hội Đảng Xã hội Pháp (tháng
12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng
sản do Lênin sáng lập) (*) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản
Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Từ đây, cùng với
việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc
tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt
Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm
1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái
Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.Ông nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng
chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học
dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Trong thời gian
này, Ông Hồ cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Ông
lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng minh hội (năm 1925),
tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi
cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và
trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách
mạng Việt Nam.Đầu năm 1930 Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt cộng sản
quốc tế, chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương
Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.
Vẫn theo tài liệu
của đảng CSVN Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn)
thành Đảng Cộng sản Việt Nam(**). Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện:
Chánh cương và Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ
vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị
thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng
sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.
Sau này, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng CSVN đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng
2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
II - Hệ
quả con đường cứu nước của lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh
Con đường cứu nước
mà ông Hồ Chí Minh tìm được là “con đường cách mạng vô sản” mà đảng Cộng sản
Việt Nam
do Ông thành lập đã là công cụ để thực hiên con đường này. Chính cương và sách
lược tóm tắt được công bố trong Đại Hội thành lập đảng CSVN đã xác nhận rõ hai
giai đoạn cách mạng nhằm thành đạt hai mục tiêu:
1 - Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân để giải quyết mâu thuẫn dân tộc với thực dân pháp, giành
độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, trên thực thế, đảng CSVN đã thực hiện bằng
chiêu bài ngụy dân tộc để khai thác triệt để “Chủ nghĩa yêu nước” hầu khơi động
tinh thần chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc. Đảng CSVN đã thành công, trong
vai trò chủ đạo kháng chiến, đã đánh đưổi được thực dân Pháp sau cuộc kháng
chiến 9 năm sau cùng (1945-1954). Thế nhưng không phải giành độc lập
cho dân tộc, mà chỉ cướp được chính quyền trên một nữa nước Miền Bắc để xây
dựng xã hội chủ nghĩa, đặt mình trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa quốc
tế (Vì ông Hồ đã khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thề
tách rời của cách mạng vô sản hay cộng sản quốc tế mà?). Đồng thời “Đảng
Ta” củng cố Miền Bắc xã hội chủ nghĩa thành hậu phương lớn, vẫn dưới ngọn cờ
“ngụy dân tộc” phát động cuộc chiến tranh cộng sản hóa nửa nước Miền Nam thuộc
chính quyền chính thống quốc gia của Vua Bảo Đại, sau là Việt Nam Cộng Hòa, đưa
đất nước vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản
chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hệ quả là đưa cả nước vào một cuộc “chiến tranh
cốt nhục tương tàn”, đất nước tan hoang, vì bom đạn ngoại bang thuộc cả hai phe
cầy nát, giết hại hàng triệu dân Việt trên cả hai chiến tuyến đối đầu, nhân dân
đói khổ lầm than vì chiến tranh, gây hận thù trong lòng dân tộc, di hại nghiêm
trọng toàn diện, lâu dài cho đất nước và dân tộc… Vậy hệ quả con đường ông Hồ
đã chọn và được đảng CSVN thực hiện như thế là “ con đường cứu nước” hay là
“Con đường phá nước”?
2 - Cách mạnh xã
hội chủ nghĩa để giải phóng giai cấp thực hiện xã hội “Xã hội chủ nghĩa” và xác
định cuộc cách mạng này là một bộ phận của cách mạng vô sản tức cộng sản quốc
tế đứng đầu là Liên Xô. Thực hiện thế nào, hệ quả ra sao?
Chẳng cần viết ra
thì những người Việt Nam
từng sống và là nạn nhân trong cuộc chiến tranh “Nồi da sáo thịt” nay còn sống
đều đã biết. Sau khi cướp được chính quyền quốc gia ở nửa nước Miền Nam, thực hiện
chủ nghĩa xã hội trên cả nước đã gây khốn khổ, kinh hoàng một thời cho nhân dân
thế nào rồi (1975-1995)… Nhất là 10 năm đầu (1975-1986) thực hiện
triệt để các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội, độc tài toàn trị về chính trị,
quốc hữu hóa mọi phương tiện sản xuất, kinh doanh, tập thể hóa mọi lực lương
lao động trên mọi lãnh vực công, nông, thương nghiệp, dịch vụ…Hậu quả là mọi
quyền dân chủ dân sinh, nhân quyền bị bóp nghẹt, kinh tế bị đình đốn, dẫn đến
thảm trạng nhân dân cả nước không đủ lương thực, thực phẩm với chế độ tem phiếu
(trừ giai cấp cán bộ đảng viên có chức, có quyền có tiêu chuẩn
riêng…). Tất cả đã phải sống trong cảnh thiếu thốn, đói khổ lầm than,; cả
nước phải ăn độn ngô, khoai, sắn và cả bobo, một thực phẩm vốn dành cho súc vật
được Liên Xô viện trợ lúc đó để cứu nguy. Đảng CSVN vội thi hành “Chính sách
đổi mới” (1985-1995) theo gương Liên Xô. Thế nhưng “Đổi mới” cũng
không cứu vãn được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dẫn đến sự sụp đổ hoàn
toàn chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-Viết” vào năm 1991 sau hơn 70 năm xây
dựng; còn “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” thì tồn tại thêm thời gian đến
hôm nay nhờ kịp thời theo gương Trung Quốc “Mèo trắng (tư bản) hay mèo
đen (Cộng sản) không quan trọng, miễn là mèo ấy bắt được chuột”. Cộng
đảng Việt Nam bắt đầu thực hiện “Chính sách mở cửa” làm ăn với các nước “Tư bản
không rãy chết” trong đó mở đầu với cựu thù “Đế quốc Mỹ” bãi bỏ cấm vận, thiết
hệ quan hệ ngoại giao và trở thành “Đối tác” thay vì “Đối phương” với Việt Nam.
Từ đó và nhờ đó
Việt Nam đã phát triển toàn diện (1) về kinh tế nhờ “con đường kinh tế thị
trường, định hướng tư bản chủ nghĩa” (chứ không phải định hướng xã hội
chủ nghĩa như “Đảng Ta” tuyên truyền lừa mị để che đậy sự thất bại hoàn toàn và
vĩnh viễn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội) mà trình đô phát triển ngày
một nâng cao, đời sống nhân dân ngày một cải thiện để sau 25 năm (1995-2020)
Việt Nam đã có bộ mặt phồn vinh như hôm nay. (2) về chính trị, Đảng và nhà nước
CSVN trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường” (thuật ngữ người viết
thường dùng) các diễn biến sau đây tịnh tiễn xẩy ra: một là các cán bộ
đảng viên cộng sản đã và đang được tư sản hóa từng bước để trở thành các nhà tư
sản hay “tư bản đỏ”; Hai là nhà nước Việt Nam đã và đang được tư bản
hóa bằng chính sách “giải tư” từng bước làm tiêu vong cơ cấu kinh tế quốc doanh
xã hội chủ nghĩa còn sót lại, tiến đến cơ cấu kính tế thị trường tư bản chủ
nghĩa ngày một hoàn chỉnh, với các quyền sở hữu tư nhân về vốn, công cụ, phương
tiện sản xuất…Ba là dân chủ hóa từng bước, nhờ đó người dân ngày một được nhà
cầm quyền trả lại các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền, tuy còn nhiều hạn
chế…Cả ba tiến trình này ai cũng có thể kiểm chứng được qua thực tế diễn ra 25
năm qua (1995-2020).
III - Thay
lời kết
Vậy thì, đến dây
có thể khẳng đinh qua hệ quả thực tiễn, con đường mà lãnh tụ Cộng đảng Hồ Chí
Minh chọn vào năm 1920, rồi đứng ra thành lập đảng CSVN năm 1930 như công cụ
thực hiện 90 năm qua (1930-2020) có đúng như sự vui mừng sau khi đọc
được “Luận cương chính trị Tháng 4” (****) của lãnh tụ Cộng đảng Bolsevik Nga
Vladimir Lenin không, rằng “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác, ngoài con đường cách mạng vô sản (hay cộng sản cũng thế)”?
Hay thực tế phải
nói là, vì ông Hồ đã chọn lầm “con đường cách mạng vô sản” nên đã là “con đường
phá nước”. Vì con đường ấy đã không giải phóng được dân tộc mà đã xích hóa dân
tộc vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ
nghĩa đứng đầu là “Tân đế quốc Đỏ Liên Xô” (với sự cạnh tranh của đế tân
quốc đỏ Trung Quốc) và tư bản chủ nghĩa đứng đầu là “Tân đế quốc Trắng Hoa
Kỳ”. Vì nếu Ông Hồ không chọn lựa con đường này và không thành lập đảng CSVN,
thì chắc chắng tình hình Việt Nam
sẽ biến chuyển theo một chiều hướng khác tốt đẹp hơn cho đất nước.
Một cách cụ thể là
Việt Nam đã có độc lập rất sớm (Khi Nhật trao trả độc lập cho Vua Bảo Đại
với chính phủ Trần Trọng Kim vào tháng 3-1945) và nhân dân Việt Nam đã
không phải hy sinh quá nhiều xương máu trong 9 năm kháng chiến chống Pháp sau
cùng (1945-1954).Vì nhiều nước thuộc địa trong vùng cũng như trên thế
giới đều lần lượt được độc lập sau Thế Chiến II không cần kháng chiến(Do chủ nghĩa
thực dân cũ bước vào thời kỳ suy tàn). Sau đó, cũng đã không xẩy ra cuộc chiến
tranh Quốc-Cộng “cốt nhục tương tàn” khốc liệt kéo dài 21 năm sau Hiệp định
Genève chia đôi đất nước (7-1954) do đảng CSVN phát động, tiến hành, đã làm tan
hoang đất nước, giết hại nhiều sinh linh dân Việt.Và sau cùng nhân dân Việt Nam
đã không phải trải qua thời kỳ khổ nạn hơn 20 năm làm vật tế thần cho công cuộc
thử nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa không tưởng trên cả nước, vốn là “con
đường cứu nước” mà lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh đã chọn. Thế nhưng thực tế đã
trở thành “con đường phá nước” gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại
lâu dài cho đất nước và dân tộc thế nào, chẳng cần kể ra, thì chắc quốc dân
Việt Nam ai cũng biết, nhất là những ai từng là nạn nhân của “con đường phá
nước” này.
Thiện Ý
Houston, ngày 30-2-2020
(*) Đệ Tam
Quốc tế, còn gọi là Quốc
tế cộng sản hay Comintern, là tổ chức của những người
cộng
sản, được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva và giải tán
năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động
của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư
bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên
chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, Đệ Tam Quốc tế đã tiến
hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp
đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít.
Đệ Tứ Quốc
tế còn gọi là Cộng sản Đệ Tứ là
liên minh quốc tế của những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh
hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky đưa ra
từ sau khi Lenin
qua đời (1924) để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc
gia" của Stalin.
Kể từ năm 1953, Đệ
Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.
(*)Đệ Nhất
Quốc tế tên đầy đủ là Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế, tiếng Anh The International
Workingmen's Association (IWA, 1864–1876), là tổ chức tranh đấu đầu
tiên của các nhóm xã hội quốc tế, được thành lập ở Luân
Đôn vào ngày 28 tháng 9 năm 1864, mục đích là để
đoàn kết các nhóm xã hội khuynh tả, cộng sản, các nhóm vô chính phủ và các tổ
chức công đoàn. Năm 1876,
tại Philadelphia,
Hoa Kỳ,
Đệ Nhất Quốc tế tuyên bố giải tán vì sự đối nghịch giữa khuynh hướng Marxism và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ mà
lãnh tụ là Bakunin
Đệ Nhị
Quốc Tế còn gọi là Quốc tế thứ
hai là liên minh quốc tế, với sự kết hợp của các đảng xã hội chủ nghĩa và một
số tổ chức công đoàn trên thế giới - chủ yếu là tại châu Âu, được thành lập
ngày 14 tháng 07 năm 1889 ở Paris, được phục
hưng lại vào các năm 1923
và 1951.. Năm 1895.
Frederich Engels qua đời. Phong trào công nhân bị tổn thất nặng. Các phần tử cơ
hội chủ nghĩa, đại diện là Eduard Bernstein, dần dần chiếm ưu thế trong Đệ Nhị
Quốc tế. Tuy rằng vẫn có nhiều thành viên tiếp tục đi theo con đường của
Engels, do không được tiến hành triệt để nên không thu được kết quả.
Do không thống nhất về chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ.
Do không thống nhất về chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ.
(**) Theo lịch sử
đảng CSVN thì lúc đầu lấy tên Đảng Cộng Sản Việt Nam một thời gian ngắn thì đổi
tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương để đóng vai trò lãnh đạo kháng chiến trên cả 3
nước Đông Dương thuộc Pháp là Việt-Miên-Lào. Sau lấy lại tên đảng CSVN cho đến
thời kỳ kháng chiến 9 năm thì muốn dấu mặt, đã tuyên bố giải tán đảng CSVN, lập
Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, như mặt nạ của đảng
CSVN để chủ đạo kháng chiến dưới ngọn cở “Giải phóng dân tộc”. Sự dấu mặt này
là do tình hình lúc đó thế giới coi cộng sản là một hiểm họa cần ngăn chặn tiêu
diệt, hình thành cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa các nước tư bản đứng
đầu là Hoa Kỳ và các nước cộng sản đứng đầu là Liên Xô, một chiến lược quốc tế
mới hình thành sau Thế Chiến II (1939-1945).Đối với nhân dân trong
nước chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và là nỗi kinh hoàng vì được nghe nói cộng
sản là “chủ nghĩa Tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình và vô
tống giáo), rất tàn ác, nên sợ và tìm cách xa lánh cộng sản. Năm 1952 đổi
tên thành Đảng Lao Động Việt Nam và dùng tên này trong suốt thời kỳ chiến tranh
Quốc-Cộng (1954-1975) để tiếp tục “ngụy dân tộc” tiến
hành “Chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất
đất nước”. Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam
(30-4-1975), mới lấy lại tên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đưa cả
nước “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc…đến sự sụp đổ hoàn toàn”
sau 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa không tưởng thất bại hoàn toàn (1975-
1995).
(***) Luận cương
chính trị tháng Tư tên nguyên thủy là “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản
trong cuộc cách mạng hiện nay’, là một văn kiện có tính cương lĩnh do V. I. Lenin soạn thảo và trình bày vào Ngày 16
tháng 4 năm 1917, Lenin đã đến Petrograd
trình bày trước Trung ương Đảng Bolshevik một bản báo cáo. Bản luận cương được
xuất bản trên báo Sự thật (Pravda) số 26 ngày 7 tháng 4 năm 1917 .
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.