Triển vọng ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ thành hay bại?
14/05/2019
Thiện Ý
I - Đi lên
xã hội chủ nghĩa bằng con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là thế nào?
1 - Trên bình diện lý luận cộng sản chủ
nghĩa
Trong bài trước chúng tôi có đề cập đến sự
thất bại của hai kế hoạch 5 năm đầu tiên sau “ngày giải phóng”
(1975-1985) thực hiện triệt để lý luận Marxist-Leninist đi
thẳng lên xã hội chủ nghĩa mà không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa.
Nhưng rồi hai kế hoạch 5 năm tiếp theo (1985-1995)
thực hiện “Đổi mới” vẫn không thành, trong khi hệ thống các
nước cộng sản quốc tế, trong đó có cả “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô”
đều sụp đổ tan tành
Trong khi Lenin thì cho rằng “Cách mạng vô
sản” cướp chính quyền có thể nổ ra ở những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản.
Nay sau khi Liên Xô và hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa quốc tế sụp đổ, tất cả đều nhanh chóng chuyển đổi ngay qua con
đường “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa” và chề độ
dân chủ pháp trị. Bốn nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại là Cu ba, Trung quốc,
Bắc Hàn và Việt Nam thì từ lâu đã chết lâm sàng (chết trên giường bệnh chờ
ngày chôn cất) về mặt bản thể và đang tìm cách tồn tại thêm thời gian
chuyển đổi theo cách thế khác nhau.
2 - Trên bình diện thực tế Việt cộng vận
dụng thế nào, hiệu quả ra sao?
Trên thực tế, Việt cộng thực hiện chính
sách “Mở cửa” là nhằm thành đạt giai đoạn “phát triển
tư bản chủ nghĩa” bằng “kinh tế thị trường”, một đặc
trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (là thật); còn “định
hướng xã hội chủ nghĩa” là mục tiêu giả (hay ngụy biện) để
che đậy thực trạng xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thất bại hoàn toàn trong quá
khứ. Thế nhưng từ hiện tại đến tương lai, những người lãnh đạo CSVN vẫn tiếp
tục lừa mị nhân dân (bản chất mà), dù thâm tâm họ cũng biết, rằng vĩnh
viễn vẫn không thể, không bao giờ hiện thực xã hội chủ nghĩa trên hành tinh này
được nữa.
Trên thực tế, sau 24 năm làm ăn theo kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa (1995-2019) Việt Nam quả thực ngày một
phát triển nhiều mặt và tạo được bộ mặt phồn vinh như hôm nay.
II - Triển
vọng tương lai “định hướng xã hội chủ nghĩa” thế nào ?
Hai câu hỏi được nhiều người đặt ra:
1 - Liệu Việt cộng có hiện thực được chủ
nghĩa xã hội tại Việt Nam
bằng con đường “kinh tế
thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” hay không?
Câu trả lời ngắn gọn có tính khẳng định là
không. Cho dù sau này có tạo ra được tiền đề kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa phát triển như luận điểm của Marxism, thì tất yếu cũng không đạt được mục
tiêu “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và rằng Kinh tế thị tường
tất yếu định hướng tư bản chủ nghĩa”.
2 - Vậy Triển vọng tương lai xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
thế nào?
Câu trả lời là chế độ mang danh “Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đã chết lâm sàng về mặt bản thể từ lâu
rồi.Nay chỉ là “ngụy cộng hòa” (chủ quyền quốc gia thuộc
về toàn dân, không phải dân chủ tập trung trong tay đảng CS) “ngụy
xã hội chủ nghĩa” (một xã hội không còn cảnh người áp bức bó lột
người, thực tế hoàn toàn trái ngược…). Thực chất cũng như thực tế chế độ
hiện nay chỉ còn là một chế độ độc tài đảng trị theo chủ nghĩa thực dụng, Nghĩa
là đảng cầm quyền độc tôn, độc quyền chính trị, dù còn mang danh “đảng
cộng sản” nhưng không còn thực hiện chủ nghĩa xã hội nữa, mà đã và
đang cai trị bằng các chủ trương chính sách thực tế nào xét ra có lợi nhất (thực
dụng) trên hết và trước hết cho một tập đoàn thống trị.
Thành ra,triển vọng xã hội chủ nghĩa trong
tương lai là không có. Cái gọi là “kinh tế thị trường” là thật
sẽ hiện thực, “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là mục tiêu
giả, làm mặt nạ che đậy ý đồ chính trị lừa mị nhân dân. Chính kinh tế thị
trường mà chúng tôi gọi là “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”
sẽ từng bước lột bỏ cái mặt nạ này theo tiến tình hình thành nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa, để cuối cùng đảng và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài
đảng trị hiện nay sẽ lộ nguyên hình và bị tiêu vong khi nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa hoàn chỉnh ở cuối quá trình phát triển; cùng lúc với sự hình
thành chế độ dân chủ pháp trị đa đảng một cách phù hợp. Đó là một tất yếu. Vì
kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa luôn song hợp với chế độ dân chủ pháp
trị, đa nguyên, đa đảng.
Thật vậy, Việt cộng không thể và không
bao giờ còn cơ hội xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Những người mang danh cộng sản Việt Nam trong thâm tâm cũng biết thế, nhưng vì
lợi ích của một tập đoàn thống trị, Cộng đảng Việt Nam bề ngoài vẫn xác định
tiếp tục “Đi lên chủ nghĩa xã hội” bằng con đường “Kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thế nhưng thực tiễn đã không chiều theo cách ngụy biện chủ quan
duy ý chí có tính “cưỡng từ doạt lý” của Việt cộng, chỉ có mục đích
tuyên truyền lừa bịp đảng viên và quần chúng thiếu hiểu biết, không có giá trị
hiện thực. Thực tiễn con đường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” nhất định sẽ phát triển theo quy luật khách quan đến xã hội tư
bản chủ nghĩa. Và triển vọng số phận tương lai của cái gọi là “Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việ Nam” là sự tiêu vong từng bước theo một tiến trình mà sự
kết thúc êm đẹp hay bi thảm tùy thuộc sự lựa chọn của chính những người lãnh
đạo đảng và nhà đương quyền Việt Nam hôm nay.
Theo đó, trong “Môi trường mật
ngọt kinh tế thị trường” các cán lớn, cán nhỏ đảng viên cộng sản và cả
cái chính quyền mạo danh “chuyên chính vô sản” trong chế độ
ngụy “xã hội chủ nghĩa” bao lâu nay, đã như những con ruồi sa
vào hũ mật (mật ngọt chết ruồi” theo tục ngữ Việt Nam), cũng “đã
và đang biến chất” và “sẽ biến thể hoàn toàn” ở cuối
quá trình tiêu vong.Việt cộng đã và đang bị “Môi trường mật ngọt kinh
tế thị trường”hóa thân tịnh tiến theo đúng quy luật duy vật biện chứng“Lượng
đổi, chất đổi” (lượng độc tài tiêu vong, lượng dân chủ lớn dần,
triệt tiêu độc tài ở cuối quá trình tích lũy chất dân chủ thừa đủ, hình thành
dân chủ đa nguyên,đa đảng, như nước đun sôi dến 100 độ C thì bốc hơi biến thành
thể hơi…).
Diễn biến cụ thể đó là: cán bộ đảng viên
cộng sản đã bị tư sản hóa từng bước
(trở thành tư sản hay tư bản Đỏ), nhà nước được tư bản hóa
từng phần (tiến trình giải tư công, nông, thương nghiệp quốc
doanh…), chế độ thì được dân chủ hóa tịnh tiến (dần
dần theo thời gian đã phải trả lại cho nhân dân nhiều quyền dân chủ, dân sinh,
nhân quyền ,dù còn ít nhiều hạn chế…). Dẫu sao, dường như Việt cộng cũng
biết được rằng đi theo chiều hướng này là tốt nhất,vẫn giữ được phần nào quyền
lợi cho một tập đoàn thống trị sau khi “chế độ độc tài toàn trị, độc
đảng” phải biến thể qua “dân chủ pháp trị đa đảng”.
Một chiều hướng không thể đảo ngược và Việt cộng cũng không có sự lựa
chọn con đường nào khác hơn. Do đó, cho dù “Đảng ta” miệng có
la hoảng về cái gọi là “Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù
nghịch”;dù Ông Tổng Trọng có luôn cảnh giác đảng viên về hiện tượng
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ “Đảng ta”, thì
thực tế chân vẫn phải chậy theo và bị “diễn biến ấy” lôi đi
xềnh xệch không sao cưỡng lại được.
III -
Thay lời kết
Viết đến đây chúng tôi liên tưởng nhớ lại
một hình ảnh rất cụ thể, rất sống động để mọi người thấy ngay con đường đi lên
xã hội chủ nghĩa là “đường đi không bao giờ đến”, chủ nghĩa xã
hội là hoang tưởng.Từ quá khứ đến hiện tại, tất cả chỉ là sự lừa bịp nhân dân
trắng trợn và tàn nhẫn của cộng sản quốc tế nói chung, cộng sản Việt Nam nói
riêng.
Hình ảnh này hình thành trong đầu khi
người viết nằm trong biệt giam số 6 Khu C.2 nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu ở Gia
Định, Saigon, vào khoảng cuối năm 1979 hay đầu năm 80. Vào giờ suy tư hàng đêm
trước khi đi ngủ, chợt nhớ lại hình trên báo tường thời Trung học, do một người
bạn cùng lớp vẽ hình một người cỡi trên lưng con Đại bàng, tay cầm cần câu đưa
ra phía trước để nhử cho Đại bàng cô gắng bay cao, bay nhanh để đớp được miếng
mồi. Tất nhiên, ai cũng thấy là Đại bàng dù cố gắng cách mấy cũng không bao giờ
đớp được miếng mồi ngon. Khi đó tôi liên tưởng đến lời khẳng định của Tổng Bí
thư Lê Duẫn, rằng “15 đến 20 năm nữa sẽ xây dựng thành công xã hội chủ
nghĩa”. Thê là trong đầu tôi nghĩ đến hình ảnh một chiếc xe ngựa, với
một cần câu dương cao phía trước treo bảng đề “Xã hội chủ nghĩa”.
Ngựa kéo xe là 10 cặp người dân tương đương với 20 năm Ông Tổng Duẩn khẳng
định, mắt ngước nhìn bảng hiệu, mồ hôi đỏ (máu) nhễ nhãi, cố chạy
nhanh theo nhịp thúc giây cương của người cầm lái là Tổng Bí Thư Lê Duẩn cầm
giây cương, bên cạnh ngồi đầy trên xe là các Ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,
Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng… với nét mặt hồ hởi, phấn khởi nhìn về phía trước.
Quý độc giả có thể
so sánh để tự kết luận.
Thiện Ý
Houston, ngày 5-5-2019.
Ghi chú: Theo Wikipedia:
(1) Đệ Tam
Quốc tế, còn gọi là Quốc tế cộng sản hay Comintern, là tổ chức của
những người cộng sản, được thành lập vào tháng 3 năm
1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và
giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương
lĩnh hoạt động của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa,
thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, Đệ Tam Quốc tế đã tiến
hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp
đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
(2) Đệ Tứ
Quốc tế còn gọi là Cộng sản Đệ
Tứ là liên minh quốc tế của những người theo Chủ nghĩa Trotsky thành lập năm 1938
tại Paris,
theo khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky
đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối "cách mạng vô
sản trong một quốc gia" của Stalin. Kể từ năm 1953,
Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.
Đệ Tứ quốc
tế CS tại Việt Nam: Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu. Trong lịch sử của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ XX,
Việt Nam
thuộc số ít các nước là nơi mà chủ nghĩa Trotsky tạo được phong trào lớn mạnh.
Các lãnh đạo và hầu hết thành viên của chủ nghĩa Trotsky tại Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu
diệt từ tháng 10 năm 1945. Được biết Ông Hồ Hữu Tường một nhân sĩ Miền Nam và
vợ từng gia nhap “Đệ tứ quốc tế cộng sản”. Khoảng năm 1980, người viết
cùng một số anh em bạn tù khác được chở từ khám Chí Hòa đến trại tù lao động
mang tên K.1-Z.30D Hàm Tân Thuận Hải,chân ướt chân ráo vừa đến nơi còn đang tụ
tập trước đầu láng dãy nhà sẽ nhốt chúng tôi, thì thấy một người tù cõng một
người tù to béo như con bò mộng trên vai. Người được cõng giơ tay vẫy qua vẫy
lại nói như hết hơi “Tường đây, Tường sắp chết rồi…”. Sau này được
biết Ông Hồ Hữu Tường bị bệnh viêm gan cổ chướng, người phình to như con bò
mộng, Hôm đó ông được đưa lên trạm xá, rồi được thả về nhà ít ngày sau thì qua
đời. Thật tôi nghiệp cho một trong những trí thức hàng đầu của Miên Nam đã
chết như thế đó.
(3) Theo lịch sử
của đảng CSVN Ông Hồ Chí Minh (còn có tên là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất
Thành và nhiều tên khác khi hoạt động) năm 1911 đã ra đi tìm đường cứu
nước qua nhiều nước tư bản cũng như thuộc địa. Tại Pháp Ông Hồ đã đọc được “Luận
cương Chính trị Tháng 4” của Lenin và hét to một mình trong phòng trọ,
rằng “Đây rồi, muốn giải phóng dân tôc, không có con đường nào khác ngoài
con đường cách mạng vô sản”(!). Thế rồi Ông Hồ gia nhập đảng Xã Hội Pháp
(1924), được huấn luyện đào tạo ở Liên Xô trở thành môn đồ của chủ nghĩa cộng
sản, gia nhập “Đê Tam quốc tế cộng sản”. Sau đó Ông Hồ nhận
chỉ thị, từ MosKva về Hong-Kong họp Đại Hội ở thành phố Cửu Long, thống nhất 3
tổ chức cộng sản trong nước thành đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).
Từ đó khởi đầu một bi kịch lịch sử với “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng
tại Việt Nam” kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt, với đỉnh cao
là cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn kéo dài 21 năm (1954-1975) để
cộng sản hóa cả nước. Điều bi thảm đáng phẫn nộ, là với cái giá núi xương sông
máu của quân dân hai miền Bắc Nam, đất nước bị bom đạn ngoại bang tàn phá tan
hoang, nhân dân hai Miền bị khổ ải trăm bề vì những năm tháng thử nghiệm mô
hình Xã hội chủ nghĩa trên cả nước thất bại. Ai chịu trách nhiệm trước lịch sử
đây? Câu trả lời có ngay trong câu hỏi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.