45
năm Việt quốc chống cộng vì tự do dân chủ cho Việt Nam đến đâu rồi?
Thiện Ý.
Trước đây trên diễn đàn
này, trong loạt bài viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ‘Bên thắng cuộc’ (Việt cộng), chúng tôi có bài viết ‘ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam đến đâu rồi?’. Để bạn đọc
tiện so sánh với nỗ lực của ‘Bên thua
cuộc’ nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu của mình, chúng tôi sẽ trình bày qua
bài viết này dưới nhan đề ‘45 năm Việt quốc chống cộng vì tự do dân
chủ cho Việt Nam đến đâu rồi?
Bài viết lần lượt trình
bày:
-
Những thành quả nhất thời có tính giai đoạn là
gì?
-
Vì sao Việt quốc vẫn chưa thành đạt mục tiêu tối
hậu là dân chủ hóa đất nước?
-
Việt quốc chống cộng như thế có chủ quan, duy ý
chí không?
I/-
Những thành quả nhất thời mang tính giai đoạn.
Theo nhận định của chúng tôi, sau 45 năm
Việt quốc chống cộng, dù chưa đạt được mục tiêu tối hậu là dân chủ hóa cho Việt
Nam, song đã tạo được những thành quả nhất thời có tính giai đoạn góp phần
thành đạt mục tiêu tối hậu sau một quá trình đấu tranh lâu dài, không thể chóng
vánh được.
1.- Thành quả đối với nội bộ Việt quốc chống
cộng.
Qua các hoạt động chống cộng, dưới mọi
hình thức, bạo động cũng như ôn hòa bất bạo động, hợp pháp, bán hợp pháp, hay
bất hợp pháp ở trong nước cũng như tại hải ngoại, trên thực địa cũng như qua
các phương tiện truyền thông đại chúng …Việt quốc đã củng cố, nuôi dưỡng được
tinh thần và ý chí chống cộng kiên định cho khối người Việt quốc chống cộng
trong và ngoài nước suốt 45 năm qua (1975-2020).Mặc
dù thực tế có suy giảm số lượng và cường độ chống cộng theo quy luật suy thoái
của thời gian (già yếu, bỏ cuộc, tiêu
vong…).
Tuy nhiên, thành phần
lãnh đạo (các thân hào nhân sĩ, tổ chức
cộng đồng Việt quốc ở hải ngoại, các chính đảng quốc gia, đoàn thể đấu tranh
chính trị,trong và ngoài nước…) cũng như quần chúng trong và ngoài nước
tham gia, yểm trợ các hình thức chống cộng (như
hội thảo, biểu tình,kháng thư tố cáo, đấu
tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền…) đã tự khẳng định, giữ vững lập trường, thể hiện, nuôi dưỡng, nâng cao
tinh thần và ý chí chống cộng kiên định, với quyết tâm chống cộng đến cùng cho
đến khi thành đạt mục tiêu tối hậu là làm tiêu vong chế độ độc tài toàn trị
cộng sản cách nào đó, để dân chủ hóa đất nước.
Đối với những người từng
là nạn nhân cộng sản, bị đối xử hay chứng kiến, hay biết được cách đối xử tàn
ác, dã man của Việt cộng qua thực tế trong quá khứ hay qua tài liệu, sách vở,
truyền thông, thì động lực chống cộng của họ thường nặng tính căm thù Việt
cộng. Vì vậy khi tham gia các hoạt động
chống cộng cũng là dịp cho họ giải tỏa,
nguôi ngoa dần nỗi căm thù VC đã chất chứa trong lòng họ.
Thế nhưng qua thực tế,
dường như chính lòng thù hận VC thường dẫn đến thái độ chống cộng cực đoan nơi một số người trong
hàng ngũ chống cộng, đôi khi dẫn đến các hành động chống cộng phản tác dụng, có
hại cho công cuộc chống cộng chung vì tự do dân chủ cho đất nước. Phản tác
dụng, vì trên thực tế, một số người chống cộng ở hải ngọai, đã không nắm vững
mục tiêu và lý tưởng chống cộng, nên đã có các hành động ‘Chống cộng chỉ vì lòng căm thù,
chống cộng cho vơi niềm uất hận’ chứ không phải ‘Chống cộng với động lực là lòng yêu nước’ của người Việt quốc gia
chân chính để tiêu diệt chế độ độc tài
toàn trị CS,thiết lập một chế độ tự do dân chủ pháp trị cho đất nước.
2.- Thành quả đối với Việt cộng.
Qua các hoạt động chống cộng dưới mọi hình
thức của Việt quốc 45 năm qua đều có hiệu quả bóc trần mọi điều sai trái mà
Việt cộng nuốn che giấu, để phải lộ nguyên hình trước nhân dân trong nước và
cộng đồng thế giới, là một chế độ độc tài toàn trị, phản dân chủ, dã man, kém
văn minh, luôn chà đạp và tước đoạt các quyền dân chủ, dân sinh, vi phạm nhân
quyền, vi phạm luật pháp quốc tế, cấu kết với ngoại bang buôn dân bán nước,
phản lại quyền lợi Đất nước, Dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam (Tất cả cho và vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…)
Chính những hoạt động
chống cộng có hiệu quả này đã gây khó khăn không ít cho Việt Cộng trên trường
quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín, các quyền lợi song phương cũng như đa phương của
Việt Nam.
Thế nhưng điều hệ trọng hơn, là chính từ và do các hình thức chống cộng có hiệu
quả trên, đã tạo áp lực đem lại thành quả thực tế ai cũng thấy và kiểm chứng
được.
Thực tế là, đảng và nhà
cầm quyền Việt cộng đã phải thay đổi đường lối, chính sách cai trị và từng bước
lùi dần về phía dân chủ.Thực tế là sau 10 năm cai trị sắt máu để cưỡng ép toàn
dân triệt để thực hiện thử nghiệm mô hình chủ nghĩa xã hội thất bại thảm hại (1975-1985); tiếp đến 10 năm thực hiện
chính sách ‘Đổi mới’ (1985-1995) vẫn không cứu vãn được, Việt
cộng đã phải vội thực hiện chính sách ‘Mở
cửa’ làm ăn với các nước tư bản chủ nghĩa (không rãy chết như lý luận cộng sản khẳng định); đứng đầu là cường
quốc Hoa Kỳ, theo con đường kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nhưng để che
đậy sự thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại
Việt Nam,
Việt cộng đã ngụy trang là con đường
“kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa’. Tuy nhiên, sự ngụy
trang này chỉ có ý nghĩa tuyên truyền lừa mị để giữ sĩ diện, không làm ai tin
được. Vì cả trên bình diện lý cũng như
thực tế, sau 25 thực hiện chính sách ‘Mở
cửa’, Việt Nam đã và đang đi theo con đường ‘kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa’; với thuộc tính tất
yếu là chế độ chính trị tự do dân chủ, đa nguyên, đa đảng đã hình thành từng
bước và sẽ kết thúc sau một quá trình
chuyển đổi tịnh tiến. Thực tế đã có những dấu hiệu các yếu tính của nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa đang ngày một hoàn chỉnh; là đảng và nhà cầm quyền
Việt cộng đã và đang phải lùi dần về phía dân chủ, đã phải trả lại nhiều quyền
dân chủ, dân sinh, nhân quyền cho người dân so với các thời kỳ trước ‘Mở cửa’(dù còn nhiều hạn chế…)
Tất cả các thành quả
tổng quát trên, phải chăng đã là hiệu quả 45 năm Việt quốc đã chống cộng vì tự
do dân chủ cho đất nước? Nếu như Việt quốc không tiếp tục chống cộng sau ngày
30-4-1975, liệu Việt cộng (một mình một
chợ) có chịu ‘tự diễn biến, tự
chuyển hóa’ nhiều mặt; có tự nguyện tự giác trả lại nhiều quyền dân chủ,
nhân sinh, nhân quyền cho nhân dân như hôm nay, so với trên 25 năm trước đây?
Câu trả lời có ngay trong câu hỏi và mọi người có thể kiểm chứng qua diễn biến
thực tế đã qua và sắp tới.
3.-
Thành quả trên trường quốc tế.
Các hoạt động chống cộng dưới mọi hình thức
của Việt quốc 45 năm qua đều có hiệu quả thúc đẩy công luận nhân dân, các chính
phủ quốc gia dân chủ, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế,
các cơ quan tài phán quốc tế quan tâm hỗ trợ Việt quốc, gia tăng áp lực và đôi
khi có hành động can thiệp lên nhà cầm quyền Việt cộng theo chiều hướng có lợi
cho mục tiêu tối hậu của công cuộc chống cộng của Việt quốc (dân chủ hóa đất nước). Từ đó và nhờ đó Việt
quốc đã tạo được sức mạnh tổng hợp của các lực đẩy, lực xoay cùng chiều về
hướng dân chủ (nội lực Việt quốc và ngoại
lực quốc tế) để thành đạt mục tiêu tối hậu của mình.
Tất nhiên hiệu quả ít
nhiều còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chính phủ các quốc gia, các tổ chức
quốc tế có ảnh hưởng với Việt cộng, để có cách hành xử, biện pháp hiệu quả hay không. Cách hành xử hay các biện pháp chế
tài thường được các chính phủ rút ra dựa trên sự tính toán lợi ích thiệt hơn
trên các mặt trong mối quan hệ với Việt cộng. Thành ra, Việt quốc cũng đã phải
lưu ý đến thực chất này để chủ động tính toán, trong các hoạt động chống cộng
khi muốn tìm hiệu quả từ áp lực quốc tế.
II/-
Vì sao Việt quốc sau 45 năm chống cộng vẫn chữa thành đạt mục tiêu tối hậu là
dân chủ hóa đất nước?
Câu trả lời ngắn gọn có tính đương nhiên,
là Việt quốc không thể thành đạt mục tiêu chống cộng tối hậu ‘dân chủ hóa Việt Nam’ sau 45 năm và có
thể còn phải kéo dài thêm nữa vì: (1)tương quan lực lượng không cân sức, ưu thế
tuyệt đối luôn nghiêng về phía Việt cộng, (2) vì sự thành đạt mục tiêu tối hậu
của Việt quốc chủ yếu không dựa vào sức mạnh tự thân vì không chủ trương lật đổ
Việt cộng bằng bạo lực để thay thế,(3) mà nương theo chủ trương, tiến trình và
tốc độ thực hiện chiến lược toàn cầu mới hậu
‘Chiến tranh Lạnh’ (Cold War) của Hoa Kỳ nói riêng, các cường quốc cực
nói chung.
(1)-
Xét theo tương qua lực lượng với Việt cộng, 45 năm qua các hoạt động chống
cộng của Việt quốc đã không làm thay đổi được cán cân lực lượng vốn ưu thế
tuyệt đối nghiêng về phía Việt cộng.
Bởi vì,
Việt cộng với tư thế một quốc gia, có lãnh thổ, chính quyền, quân đội, có uy
thế quốc tế, đương nhiên có ưu thế tuyệt đối nhiều mặt, về đối nội cũng như đối
ngoại.
Trong
khi Việt quốc chỉ là tập hợp một khối người Việt có chung ý chí và quyết tâm
chống cộng, thiểu số, ô hợp, không kết hợp được thành một tổ chức hệ thống, quy
củ, có lãnh đạo, kỷ luật, khả dĩ đối trọng được với vai trò lãnh đạo của Cộng
đảng Việt Nam. Lại nữa, đã không hình thành được một sách lượng chống công
chung, các lực lượng chống cộng phân tán, chống cộng theo kiểu đánh võ tự do,
dễ gây bất đồng,mâu thuẫn nội bộ, chống phá lẫn nhau đôi khi còn mạnh hơn chống
cộng….
Tựu
chung tương quan lực lượng giữa Việt quốc và Việt cộng là không cân sức, ưu thế
tuyệt đối luôn nghiêng về phía Việt cộng.
(2)
Xét theo tương quan với quốc tế, 45 năm qua các hoạt động chống cộng của
Việt quốc chủ yếu trên hai mặt trận chính trị và ngoại giao, đấu tranh bằng vũ
khí nhân quyền. Vì chủ trương dùng bạo lực quân sự lật đổ chế độ cộng sản là
bất khả thi do tương quan lực lượng không cân sức và cũng do không phù hợp với
chiều hướng chiến lược toàn cầu mới hậu Chiến Tranh Lạnh.
Theo
nhận định của chúng tôi, chiến lược toàn cầu mới là sự chuyển đổi từ một thế
giới lưỡng cực đối đầu của chiến lược
quốc tế cũ ( chiến tranh ý thức hệ toàn
cầu giữa cộng sản và tư bản) để khai thác lợi ích thông qua bất ổn, nội
loạn, chiến tranh; chuyển qua một thế giới đa cực ở thế hợp tác, đối phương
thành đối tác, để khai thác lợi ích bằng cạnh tranh hòa bình, các bên đều có lợi.Nội
dung chiến lươc toàn cầu mới là hình thành hai nhân tố (1) thị trường tự do hóa toàn cầu về kinh tế, (2) dân chủ hóa chế độ
độc tài các kiểu về chính trị. Việt Nam là một trong bốn nước còn duy trì
chế độ độc tài đảng trị kiểu cộng sản, sau khi Liên Xô và toàn hệ thống các
nước cộng sản Đông Âu sụp đổ,
(1989-1991) kết thúc chiến lược toàn cầu cũ (Chiến
tranh ý thức hệ hay Chiến tranh lạnh toàn cầu). Để đưa Việt Nam (cũng như các nước cộng sản còn tồn tại hậu
‘Chiến tranh lạnh’) vào quỹ đạo thế
chiến lược toàn cầu mới, dường như các cường quốc cực nói chung, cực cường Hoa
Kỳ nói riêng không chủ trương, không yểm trợ cho các hoạt động ‘chống cộng’
bằng bạo lực lật đổ thay thế chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam; mà
chỉ muốn dùng ‘môi trường mật ngọt kinh
tế thị trường’ (thay vì ‘môi trường
mật đắng chiến tranh’ như trước đây) để chuyển đổi hòa bình và êm dịu qua
chế độ dân chủ pháp trị. Tiến trình dân chủ hóa này cần nhiều thời gian theo
quy luật biện chứng ‘lượng đổi, chất đổi”. Nghĩa là cần có tiến trình thời làm
tiêu vong vi trùng cộng sản, để sinh trung dân chủ tăng tiến cho đến khi số
lượng thừa đủ thay thế chế độ độc tài toàn trị CS, hình thành chế độ dân chủ
pháp trị, như nước sôi đến 100 độ C thì bốc hơi. Vì vậy công cuộc chống cộng
của Việt quốc chủ yếu phải nương theo
tiến trình tịnh tiến này để thành đạt mục tiêu tối hậu ‘Dân chủ hóa Việt Nam,
không thể chóng vánh hay làm khác được.
Tựu
chung có thể tạm trả lời cho câu hỏi: Vì
sao Việt quốc sau 45 năm chống cộng vẫn chữa và có thể kéo dài thêm một thời
gian nữa mới thành đạt mục tiêu tối hậu là dân chủ hóa đất nước, là vì hai lý
do chủ yếu vừa trình bày trên.
III/- Việt quốc chống cộng như thế có chủ
quan, duy ý chí không?
Trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, thay
cho lời kết, theo nhận định của chúng tôi: Việt quốc theo đuổi công cuộc chống
cộng vì tự do dân chủ cho đất nước 45 năm qua (1975-2020) là không chủ quan, duy ý chí mà dựa vào diễn biến thực
tế khách quan trong nước cũng như quốc tế.
Bởi vì
sau khi cuộc chiến tranh Quốc- Cộng chấm dứt vào ngày 30-4-1975 một cách không
bình thường, phi lý, bất công, Việt quốc đều biết rõ tương quan lực lượng với
Việt cộng là không cân sức, ưu thế tuyệt đối nghiêng về phía Việt cộng (khác tương quan trước trong chiến tranh).
Thế nhưng Việt quốc vẫn tiếp tục công cưộc chống cộng trong điều kiện thất thế
với muôn vàn khó khăn thử thách, chủ quan cũng như khách quan, là vì ‘niềm tin chính nghĩa quốc gia, dân tộc,
dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản ngụy dân tộc, phản dân chủ’; tin vào lẽ
thường chân lý tất thắng phi lý.Tương tự như niềm tin chân lý tất thắng của
chính nghĩa chống ngoại xâm thời kháng chiến chống Pháp của nhiều thế hệ dân
Việt kiên trì đấu tranh hơn 80 năm sau mới giành được độc lập. Thế thì, các anh
hùng hào kiệt và quần chúng nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ có chủ quan, duy
ý chí trước tương quan lực lượng không cân sức với giặc Pháp không?
Vậy thì
cộng cuộc chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước ngày nay như là ‘chống giặc nội xâm’ cũng thế. Thời gian
dài ngắn không phải là vấn đề.Vì chính nghĩa này đáp ứng đúng ý nguyện của
tuyệt đại đa số quốc dân Việt Nam, bảo vệ được quyền lợi tối thượng của dân tộc
và Tổ quốc Việt Nam.Chính nghĩa này cũng phù hợp với chiếu hướng phát triển tất
yếu khách quan của thực tiễn và lịch sử Việt Nam.Đồng thời sự tất thắng này còn
là vì sự phù hợp với tính khách quan của tiến trình thực hiện chiến lược toàn
cầu mới hậu chiến lược toàn cầu cũ (Chiến
tranh ý thức hệ tòan cầu giữa cộng sản và tư bản hay Chiến tranh Lạnh theo cách
gọi của phương Tây).Một tiến trình không thể đảo ngược, sớm muộn cũng trở
thành hiện thực:Việt Nam nhất định sẽ hình thành chế độ tự do dân chủ có mức độ
tương đối ở cuối quá trình chuyển đổi hòa bình (diễn biến hòa bình:tự diễn biến, tự chuyển hóa, tự chuyển thể qua chế
độ dân chủ)trong một tương lai không
xa. Tương lai ấy thế nào, chúng tôi sẽ trình bày trong bài sau “Triển vọng tương lai dân chủ hóa Việt Nam’.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.