Vì sao Việt Quốc tiếp tục chống Cộng sau 30-4-1975?
19/02/2020
Thiện Ý
Trong ‘Thư cuối
năm gởi bạn đọc’ ngày 31-12-2019 được đăng tải trên diễn đàn này, chúng tôi đã
đưa ra ‘Đề cương viết năm 2020’ như sau:
‘Về các vấn đề
Việt Nam, chủ điểm chúng tôi sẽ viết về người Việt Quốc gia ‘45 năm chống cộng
vì tự do dân chủ cho Việt Nam, thành quả và triển vọng đến đâu rồi?’; để tiếp
nối loạt bài năm 2019 đã viết về “44 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì sự
nghiệp của Sộng sản quốc tế thành hay bại’…
Đây là bài viết
thứ nhất của loạt bài nhằm thể hiện chủ điểm này. Câu trả lời tổng quát cho
tiêu đề ‘Vì sao Việt Quốc tiếp tục chống cộng…’ là:
-Vì mục tiêu của
Việt Quốc khác ý đồ của Việt Cộng và ngoại bang muốn thành đạt qua cuộc chiến
Việt Nam.
- Vì Việt Quốc
không chấp nhận là “Bên thua cuộc” và không thừa nhận Việt Cộng là “Bên
thắng cuộc”.
- Vì mục tiêu tối
hậu của Việt Quốc chống cộng vẫn chưa đạt được.
I - Vì mục
tiêu của Việt Quốc khác ý đồ của Việt Cộng và ngoại bang
Chúng tôi đã tạm
chia cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam diễn tiến qua ba giai đoạn (như
đã trình bày khái quát trong bài trước ‘Vì sao Việt Quốc chống cộng, từ khi nào
và cho đến bao giờ?’):
1 - Tiền Chiến
Tranh Quốc - Cộng (1930-1954)
2 - Cuộc Chiến
Tranh Quốc - Cộng (1954-1975)
3 - Hậu Chiến
Tranh Quốc - Cộng (1975-kết thúc)
Trong giai
đoạn chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) mục tiêu trước mắt của Việt Quốc là
ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh do cộng sản Bắc Việt phát động, tiến hành
nhằm thôn tính Miền Nam,
cộng sản hóa cả nước. Mục đích lâu dài của Việt Quốc là để bảo
vệ Miền Nam như một không gian để có thời gian và cơ hội xây dựng thành công
chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa, với một Miền Nam phát triển toàn
diện đến phú cường và văn minh tiến bộ. Từ đó tạo tiền đề thống nhất đất nước
một cách hòa bình (thông qua các cuộc bầu cử tự do, để nhân dân hai miền
chọn một chế độ chính trị thích dụng…), với sự ưu thắng của chế độ dân chủ
pháp trị giầu mạnh ở Miền Nam trên chế độ độc tài toàn trị xã hội chủ nghĩa,
nghèo nàn và lạc hậu ở Miền Bắc (như thực tế nước Đức thống nhất với chế độ
dân chủ Tây Đức giầu mạnh ưu thắng chế độ độc tài CS Đông Đức nghèo yếu; hay
Bắc và Nam Hàn trong tương lai với chế độ dân chủ Nam Hàn phồn vinh ưu thắng
chế độ độc tài CS Bắc Hàn nghèo nàn, lạc hậu...)
Trong khi
đó ý đồ của Việt Cộng là ngụy dân tộc, phát động cuộc chiến tranh “Giải phóng Miền Nam”, thống
nhất đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam vào hệ thống các nước
cộng sản quốc tế đứng đầu là Liên Xô (với sự cạnh tranh bá chủ của Trung
Quốc). Như vậy ý đồ của Việt Cộng, trùng khớp với ý đồ của ngoại bang Liên
Xô cầm đầu cộng sản quốc tế. Trước sau gì thì Việt Cộng chỉ là công cụ tri tình
(tình nguyện, chủ động làm công cụ) của cộng sản quốc tế. Sự thật này
đã được cố lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh lúc sống nhiều lần khẳng định,
rằng ‘Cách mạng Việt Nam
là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng (vô sản) quốc tế’.
Tổng bí thư Cộng đảng Việt nam Lê Duẩn sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc,
bị Trung Quốc o ép làm khó, đòi nợ khẩn cấp vì ngả theo Liên Xô, đã tức dận ‘nói
toạc móng heo’ rằng ‘Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho
Trung Quốc..’(!).
Thế nhưng
về phía Việt Quốc mục đích hoàn toàn khác với ý đồ tham chiến của ngoại bang, cụ thể là Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Như chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài viết trước đây trên diễn đàn này. Để
bảo vệ Miền Nam
phần đất còn lại của Tổ Quốc Việt nam không bị nhuộm đỏ, Việt Quốc đã buộc lòng
thực hiện một cuộc chiến tranh tự vệ. Việt Quốc không ai nghĩ ‘chống cộng
là chống cho Hoa Kỳ’ mà cho chính mình, để bảo vệ giang san đất nước và
dân tộc mình trước hiểm họa cộng sản. Chẳng qua vì cuộc chiến tranh này diễn ra
trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa. Việt Cộng được Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa chi
viện toàn diện, thì Việt Quốc chẳng đặng đừng phải nhận viện trợ vũ khí, lương
thực của Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Có điều Việt Quốc đã bị Hoa Kỳ biến
thành công cụ chống cộng, nên đã là ‘công cụ ngay tình’ (bị
buộc làm công cụ), khác Việt Cộng là ‘công cụ tri tình’ (tình
nguyện làm công cụ cho CS quốc tế) để cuối cùng Việt Quốc ‘bị buộc
làm bên thua cuộc’ khi có nhu cầu thay đổi chiến lược toàn cầu mới hậu
‘chiến tranh lạnh’.
Hệ quả này, một
phần là do hàng ngũ lãnh đạo chính quyền và quân đội VNCH đã không đủ tài trí
giữ vững độc lập chủ quyền, để Hoa Kỳ can thiệp quá sâu rộng vào công việc nội
bộ VNCH. Hành động can thiệp thô bạo nhất là đã đưa quân tham chiến trực tiếp “Mỹ
hóa chiến tranh”, làm mất chính nghĩa dân tộc của Việt Quốc. Nhờ
đó,Việt Cộng ‘ngụy dân tộc’ có căn cứ thực tế giật mất chính
nghĩa chống cộng của Việt Quốc.Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu
đã giúp Việt Cộng cưỡng tử Việt Quốc vào ngày 30-4-1975, trước sự phủi tay
không thương tiếc của Hoa Kỳ (vì những lợi ích chiến lược đã đạt được qua
cuộc chiến và vì nhu cầu đi vào chiến lược toàn cầu mới…) và sự làm ngơ
của những cam kết quốc tế (khi Việt Cộng vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris
về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam ngày 27-1-1973).
Sự thể này cho
thấy, dù cuộc chiến tranh quốc-cộng diễn ra trong khung cảnh cuộc chiến tranh ý
thức hệ toàn cầu, giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nhưng không là
một, mà khác nhau về lợi ích và mục tiêu tối hậu. Và vì vậy Việt Quốc tiếp tục
chống công, dù cuộc chiến Việt nam đã kết thúc 45 năm qua. Vì sao?
II - Vì
sao?
Câu trả lời tổng
quát, là vì Việt Quốc không chấp nhận là ‘Bên thua cuộc’ và
cũng không thừa nhận Việt Cộng là “bên thắng cuộc”, nên mới
tiếp tục chống cộng cho đến ngày thành đạt mục tiêu tối hậu của Việt Quốc là
dân chủ hóa Việt Nam, tạo tiền đề phát triển toàn diện đất nước đến phú cường
và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại.
1 - Việt
quốc không chấp nhận sự thua cuộc vì:
- Trái với
luận lý thông thường, phe chính nghĩa Việt Quốc (Chính nghĩa Quốc
gia: Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chính thống, hợp pháp, chính đáng, chính
danh, dân chủ…Tất cả vì nhân dân, dân tộc, vì tổ quốc Việt Nam) đúng
ra phải tất thắng phe ngụy nghĩa Việt Cộng (ngụy danh Dân Chủ Cộng
Hòa, không chính thống, không hợp pháp, không chính đáng,ngụy dân tộc, phản dân
chủ, độc tài đảng trị…Tất cả vì cộng sảnquốc tế, vì Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa Liên Xô…).
- Trái với
thực tế khi so sánh tương quan lực lượng quân sự, kinh tế Việt Quốc ở Miền Nam mạnh hơn nhiều so với cộng sản
Bắc Việt. Nhân dân Miền Nam được sống trong chế độ dân chủ
pháp trị, so với nhân dân Miền Bắc phải sống trong chế độ độc tài đảng trị.
Đồng thời Việt Quốc lại là phe chính nghĩa, nên không thể thua cuộc và phải là
phe thắng cuộc mới đúng. Đúng như sự ngạc nhiên của cố Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
John Mc Cain khi đến thăm Hà Nội sau chiến tranh đã kinh ngạc tuyên bố đại ý,
không thể tin được một sự phi lý, bất công khi “phe ngụy nghĩa”
nghèo nàn lạc hậu ở Miền Bắc lại thắng “phe chính nghĩa” giầu
mạnh văn minh ở Miền Nam...Nhiều người dân Miền Bắc, trong đó có nhà văn Miền
Bắc Phạn Thu Hương, cũng mang tâm trạng này khi lần đầu vào thăm họ hàng ở Miền
Nam sau ‘Ngày giải phóng” 30-4-1975.
2 - Việt
quốc không thừa nhận “Bên thắng cuộc” Việt cộng vì:
(1) Về giá trị pháp lý của Hiệp định Paris về
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam ngày 27-1-1973 vẫn còn hiệu lực thi hành đối với các bên ký kết với
sự bảo đảm quốc tế.
Thật vậy, trong 9
chương, 23 điều của bản Hiệp Ðịnh Paris, đã ghi nơi khoản (b) điều 9 Chương IV,
về ‘Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam’ như
sau:
“b) Nhân dân
Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của Miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự
tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.”
Khoản (a) điều 11
thì ghi “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương
trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn
tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc gồm ba
thành phần ngang nhau...”.
Vẫn chưa hết những
điều mật ngọt, đây là điều 15 của chương V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ
ràng: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng
phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam
Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào... Thời gian thống nhất
sẽ do Miền Bắc và Miền Nam
thoả thuận...”.
(2) - Giá
trị thực thi đã bị cộng sản Bắc Việt vi phạm trắng trợn
Bởi vì, mọi bảo
đảm, giám sát, biện pháp chế tài quốc tế, ghi trong bản Hiệp Định này đã không
được thực thi: “Việc thống nhất nước Việt Nam” đã không “được thực
hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa
Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam”, mà đã bị CSBV cưỡng chiếm bằng bạo lực
quân sự. Thế nhưng mọi biện pháp chế tài kẻ vi phạm vẫn không được thực hiện,
trước sự vi phạm của cả hai mà là một: CSBV và công cụ xâm lược là Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.
(3) - Và vì
vậy, Việt quốc chỉ coi chiến thắng của đối phương Việt cộng là ‘Chiến
thắng giả tạo’(Chiến thắng biểu kiến), chiến thắng giai đoạn,
chưa phải là chiến thắng cuối cùng. Một chiến thắng do các thế lực khuynh đảo
quốc tế sắp đặt và sự thua cuộc của mình chỉ là vì bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi,
tạo thời cơ thuận lợi cho đối phương, Việt Cộng gài thế cờ bí cưỡng tử chính
quyền và quân đội chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
- Đồng thời, cũng
vì các nhà lãnh đạo chính trị cũng như quân sự của Việt quốc đã hạn chế về năng
lực lãnh đạo, chỉ huy, quá lệ thuộc sách lược chống cộng của Hoa Kỳ (đúng
ra là không tạo ra được sách lược chống cộng riêng), nên mất chủ quyền;
không chủ động và sự yếu kém trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược
chống cộng toàn diện để thắng Việt cộng. Và vì tính nhân đạo hữu thần, Việt
quốc đã không thể và không dám thực hiện những chủ trương, chính sách, biện
pháp tiêu diệt đối phương triệt để, tàn bạo, vô nhân đạo như Việt cộng đã làm
trong cuộc chiến Quốc-Cộng” (1954-1975) và sau cuộc chiến.
Do đó, Việt Quốc
vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục chống cộng giai đoạn ba, mặc dầu trong điều kiện
đấu tranh không cân sức so với đối phương Việt Cộng, không thuận lợi và gặp
nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan. Nhưng Việt Quốc vẫn chống cộng vì
tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa quốc gia, theo luận lý thông thường
“chân lý tất thắng phi lý”, “Chính nghĩa tất thắng ngụy nghĩa”,
“nhân nghĩa tất thắng hung tàn”…Thực tế quả đúng là như vậy.
3 - Vì mục
tiêu sau cùng của Việt Quốc vẫn chưa thành đạt
Mục tiêu sau cùng
củaViệt quốc, không phải là tiêu diệt đến người cộng sản Việt Nam cuối cùng, mà
chỉ làm “phản tỉnh” và loại trừ cơ hội cho người cộng sản không thể
độc chiếm quyền lực, thực hiện một chế độ độc tài toàn trị cộng sản, gây hậu
quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho Đất nước và dân tộc . Để sau
đó, thay thế bằng một chế độ dân chủ đích thực, chứ không phải là chế độ độc
tài không cộng sản hay bất cứ một chế độ dân chủ giả hiệu nào.
Nghĩa là Việt Quốc
sẽ tiếp tục chống cộng cho đến khi nào thành đạt mục tiêu tối hậu này: Tiêu
diệt chủ nghĩa cộng sản, dân chủ hóa đất nước, thì cuộc nội chiến ý thức hệ
Quốc - Cộng tại Việt Nam
đương nhiên chấm dứt.
III - Kết
luận
Câu hỏi được đặt
ra là, Việt quốc tiếp tục chống cộng sau ngày 30-4-1975 kết thúc chiến tranh
Quốc - Cộng (1975-2020), có chủ quan, duy ý chí, phiêu lưu, thiếu thực
tế không?
Qua ý chí
và hành động thực tế chống cộng 45 năm qua, dường như Việt quốc đã có câu trả
lời ngắn gọn, rằng sự lựa chọn
tiếp tục chống cộng, với niềm tin tất thắng của chính nghĩa quốc gia là không
chủ quan, không duy ý chí, không phiêu lưu, mà có căn cứ thực tiễn, phù hợp với
chiều hướng mới không thể đảo ngược của thế chiến lược toàn cầu mới hậu ‘Chiến
tranh Lạnh’(Thị trường tự do hóa toàn cầu và dân chủ hóa chế độ
độc tài các kiểu…), Đồng thời cũng đáp ứng đúng ý nguyện của toàn thể quốc
dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Việc chống cộng chỉ có lợi chứ không có
hại gì cho tiền đồ dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Vì đã tạo
được sức mạnh tổng hợp của các lực đẩy, lực xoay cùng chiều đẩy đưa chế độ độc
tài toàn trị CSVN về phía dân chủ, với hiệu quả thấy được, ai cũng có thể kiểm
chứng được qua thực tế ngày nay so với 25 năm trước đây sau khi đảng CSVN thất
bại hoàn toàn và vĩnh viễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải xoay trục
qua con đường “kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa”, dù vẫn
phải đeo mặt nạ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để không mất mặt với
nhân dân. Phải không ạ?
Bài tới chúng tôi
sẽ trình bày “45 năm Việt Quốc chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước
như thế nào, thành quả ra sao?”
Thiện Ý
Houston, ngày 17-2-2020
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.