GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN ĐỀ JERUSALEM ?
Thiện Ý
Như mọi người đã
biết, ngày 6-12-2017 vừa qua, Tổng Thống Donald Trump đã công bố quyết định sẽ
dời tòa dại sứ Hoa Kỳ từ Tel Avis đến
Trước làn sóng
chống đối ở thế giới các nước Arab và các quan ngại giữa các đồng minh phương
Tây của Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 8/12 đã họp khẩn, theo đề nghị
của 8/15 thành viên, gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Bolivia, Uruguay, Ý, Senegal và
Ai Cập. cùng với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, coi quyết
định của Trump như “vi phạm nghị quyết 4
June 1967 của LHQ” …
Đứng trước tình
hình thực tế trên, một chuỗi câu hỏi sau đây được nhiều người đặt ra:
1.- Vì sao quyết định của Tổng Thống Trump được coi là
hợp pháp, chính đáng lại bị chống đối tràn lan, quyết liệt đến thế?
Trước hết Tống
Thống Donald Trump công bố quyết định di dời tòa Đại sứ Hoa Kỳ từ Tel - Avis về
Jerusalem là một quyết định hợp pháp thuộc thẩm quyền của Tổng Thống đứng đầu
hành pháp theo Hiên Pháp Hoa Kỳ. Vì Quốc hội Hoa Kỳ,
năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã ra nghị quyết rằng “Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Israel cần được thiết
lập tại Jerusalem chậm nhất là trước ngày 31-5-1999(the US Embassy in Israel should be established in Jerusalem no later
than May 31, 1999” (cf Dan Gainor, Fox News). Một tháng sau, Thượng viện Hoa Kỳ, đã thông qua dự luật, với số
phiếu 90-0, rằng “Jerusalem should remain the
undivided capital of Israel”. Điều này phù hợp với tuyên bố vào
năm 1980 của Quốc Hội Israel chọn
Jerusalem không chia cắt là Thủ đô của mình sau khi chiếm được trong trận chiến
chớp nhoáng 6 ngày với Jordani vào năm 1967. Thực tế này cũng phù hợp với lịch
sử từ hơn 3000 năm trước Jerusalem đã là vùng
đất của Israel
với nhiều thành quách, đến thờ do họ kiến tạo, dù bị tàn phá nhiều lần vì xung
đột, vẫn còn hiện hữu nhiều dấu tích.
Theo đó, lịch sử ghi nhận rằng, từ cổ đại với các vua David, Salomon… đến thời kỳ bị đô
hộ bởi đế quốc La Mã, đến thời Chúa Giêsu theo niềm tin tốn giáo, dân Do Thái
được coi là dân riêng của Thượng Đế, Jerusalem được coi như đất thánh, thuộc về
Israel. Đến thời Trung Cổ, khi bị quân Arab chiếm đóng, trong số có Thổ Nhĩ Kỳ
(Turkey) , đã diễn ra chiến tranh tôn giáo giữa Công giáo và Hồi giáo, trải qua
tám cuộc thập tự chinh (croisades) do các Giáo Hoàng chủ xướng, để giải phóng
thánh địa…Dân Do Thái bị tản mác khắp nơi, mất nước, nhưng đa số dân Do Thái
vẫn sống bám trên vùng đất vốn là quê hương của cha ông họ cùng nuôi chí tái
lập quốc gia….
Năm 1948, dân Do Thái đã tái lập được quốc
gia Israel trên một phần đất của Palestine, nhờ Liên Hiệp Quốc chia cho, nằm
giữa những nước Arab thù nghịch như Liban, Syria, Jordanie và Ai Cập. Nhiều thế
hệ Israel phấn đấu vươn lên để sống còn và chiến đấu với nhiều kẻ thù để hôm nay, Israel đã trở thành một cường quốc
có vũ khí nguyên tử... Năm 1967, trong cuộc chiến sáu ngày, Israel tấn công chớp nhoáng, đánh bại Jordan và các nước đồng minh Hồi giáo khác, lấy
lại những phần đất của mình tại Jerusalem.
Thế nhưng LHQ lại cho là “phần đất bị
chiếm đóng bất hợp pháp bởi Israel”,
theo phán quyết ngày 4 June 1967. Tháng 12, năm 2016, lại cũng chính LHQ ra
thêm nghị quyết rằng “Jerusalem là một thành phố bị chiếm đóng phi
pháp”. Vì thế quyết định thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Tổng
Thống Donald Trump vừa qua đã bị Liên Hiệp Quốc coi là vi phạm nghị quyết 4
June 1967 là vì vậy.
Vây thì tại sao một quyết định hợp pháp, chính đáng,
phù hợp với thực tế và lịch sử như thế lại bị chống đối quyết liệt và tràn lan?
Là vì quyết định ấy đụng chạm đến một tranh chấp dã
lâu về chủ quyền Jerusalem giữa Israel và Palestin có lợi cho Israel, bất lợi cho Palestin. Vì cho đến lúc này, Israel đòi hỏi tất cả đất
Jerusalem là của Israel, và Palestine đòi cho mình phía Đông Jerusalem, để làm
thủ đô cho một nước Palestine tương lai. Nay Tổng Thống Trump công bố quyết
định như thế là toàn bộ vùng đất Jerusalem còn đang tranh chấp thuộc Israel đưa
dến sự chống đối quyết liệt, tràn lan là hậu quả tất nhiên của một quyết định dù hợp pháp, chính đáng nhưng
chưa hợp thời. Do đó người ta lo ngại có thể tức thời nổ ra bạo loạn,
tái phát chiến tranh tàn khốc, phá vỡ tiến trình hòa bình mà Hoa Kỳ đóng vai
trung gian hòa giải giữa Israel
và Palestin hơn 20 năm qua (1995-2017). Chính vì sợ hậu quả này mà
Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, và Ý dường như cũng nghĩ
Ông Trump đã có giải pháp nào đó sau
quyết định táo bạo nên ngày 8/12 kêu gọi Mỹ đưa ra đề nghị chi tiết cho tiến
trình hòa bình giữa Israel với người Palestine, dù vẫn hoài nghi khi mô tả quyết định của Tổng thống Donald Trump
công nhận Jerusalem là thủ đô của Isarel là
‘vô ích.’ Rằng kế hoạch dời đại sứ
quán từ Tel Aviv tới Jerusalem ‘không ích lợi gì xét về phương diện triển
vọng hòa bình khu vực.’ Nhưng “Chúng
tôi khuyến khích chính quyền Mỹ đưa ra các đề nghị chi tiết để dàn xếp tranh
chấp giữa Israel-Palestine.”.Trong khi
đó , đại
sứ Danny Danon của Israel tại Liên Hiệp Quốc, LHQ cũng hé mở triển vọng của một giải pháp có
thể thành đạt khi cho rằng nếu Palestine có thiện chí, hãy ngồi xuống
thảo luận với Israel, thay vì đánh phá, khủng bố, thì hòa bình sẽ đến ngay. Quả thực, Palestine sẽ không có lợi gì nếu tiếp tục xung
đột với Israel kéo dài nhiều thập niên qua vẫn không đi đến đâu, thay vì nói
chuyện với nhau để đạt đến một giải pháp ổn định lâu dài, hai bên khả dĩ chấp
nhận được.
4.-
Giải pháp đó như thế nào?
Tất nhiên người có
thẩm quyền trả lời chính xác cho câu hỏi này chỉ có thể là Tổng Thống Donald Trump
và nội các của Ông. Người viết chỉ có thể xác tín rằng trước khi đưa ra một
quyết định quan trọng có tính đột phá, đảo ngược và lường trước được phản ứng bất lợi như thế,
Tổng Thống Donold Trump chắc phải đã có một giải pháp khả thi và có thể được
đôi bên Israel và Palestine chấp nhận được để đi đến một kết quả sau cùng là:
1.- Hai nước Israel và Palestine thừa nhận sự hiện hữu
của nhau là hai quốc gia cùng tồn tại,
sống chung hòa bình, thay vì tìm cách phủ nhận, tiêu diệt nhau như bao lâu nay
đã không thể làm được.gì khác hơn là bạo lực, chiến tranh, hận thù, gây tang
thương khổ lụy cho cả hai dân tộc.
2.- Trong thương lượng hòa bình hai bên Israel và
Palestine đồng thuận phân chia, trao
đổi xác định các phần lãnh thổ cố định của nhau một cách công bình, thỏa đáng,
tương nhượng dựa trên thực tế và lịch sử của hai dân tộc. Trong đó có sự tương
nhượng chủ quyền lãnh địa Jerusalem:
hoặc là Israel phải nhượng lại một lãnh địa nào đó cho Palestine để được chấp nhận thủ đô Israel là tất cả lãnh địa Jerusalem; hoặc là đôi bên chấp nhận đất
Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia Palestine; phần đất Tây Jerusalem là thủ
đô của quốc gia Israel.
Sở dĩ chúng tôi
tin tưởng giải pháp của Tổng Thống Trump có thể thành đạt theo dự đoán trên, là
thấy có dấu hiệu lạc quan qua những chuyến đi con thoi về Israel trước khi Tổng
Thống Trump công bố quyết định táo bạo, của Jared Kushner gốc Do Thái, con rể cũng
là cố vấn hàng đầu của Tổng Thống Trump. Có thể qua những chuyến đi này đã thuyết
phục được các nhà lãnh đạo Israel
chấp nhận trước một giải pháp khả thi theo hướng lạc quan trên. Và vì vậy về
phía Hoa Kỳ, cả Tổng Thống Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson đều nói đến một
giải pháp dự trù lạc quan tin tưởng, thay thế cho tiến trình hòa bình bế tắc,
dậm chân tai chỗ từ hơn 20 năm qua.Vì giải pháp có tính đảo ngược, táo bạo. ít
ai tin tưởng nên bị lu mờ trước làn song phản đối cuồng nộ tràn lan khắp nơi,
khiến nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ Tây Phương cũng các
nước Hồi giáo vùng Trung Đông đã không quan tâm hay hoài nghi.Ngay cả giới lãnh
đạo Palestin cũng từ chối không tiếp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ để nghe Ông giải
thích.
Thành ra, tất cả
vẫn còn ở phía trước, mọi dự đoán theo chiếu hướng lạc quan trên đây thực tế có
nghiệm đúng hay không, chúng ta vẫn phải chờ xem.
Thiện Ý
Houston,
ngày 14 tháng 12 năm 2017.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.